Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 481/QĐ-BNN-TCCB | Hà Nội, ngày 07 tháng 04 năm 2014 |
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26/11/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;
Căn cứ Thông tư số 31/2010/TT- BLĐTBXH ngày 08/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp;
Xét Tờ trình của Chủ tịch các Hội đồng nghiệm thu chương trình, giáo trình sơ cấp nghề (thành lập theo Quyết định số 1374/QĐ-BNN-TCCB ngày 17/6/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) về việc phê duyệt chương trình, giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp cho 31 nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt chương trình, giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp đối với các nghề lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn phục vụ Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” đối với các nghề có tên dưới đây:
1. Nghề: Trồng măng tây, cà rốt, cải củ (Phụ lục 1);
2. Nghề: Trồng xoài, ổi, chôm chôm (Phụ lục 2);
3. Nghề: Trồng mai vàng, mai chiếu thủy (Phụ lục 3);
4. Nghề: Trồng dứa (khóm, thơm) (Phụ lục 4);
5. Nghề: Trồng dưa hấu, dưa bở (Phụ lục 5);
6. Nghề: Trồng rau công nghệ cao (Phụ lục 6);
7. Nghề: Trồng đào, quất cảnh (Phụ lục 7);
8. Nghề: Trồng hoa huệ, lay ơn, đồng tiền, hồng môn (Phụ lục 8);
9. Nghề: Trồng đào, lê, mận (Phụ lục 9);
10. Nghề; Trồng cây bơ (Phụ lục 10);
11. Nghề: Nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ (Phụ lục 11);
12. Nghề: Nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả (Phụ lục 12);
13. Nghề: Nuôi hươu, nai (Phụ lục 13);
14. Nghề: Nuôi chim cút, chim bồ câu thương phẩm (Phụ lục 14);
15. Nghề: Nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè (Phụ lục 15);
16. Nghề: Chăn nuôi cừu (Phụ lục 16);
17. Nghề: Trồng ba kích, sa nhân (Phụ lục 17);
18. Nghề: Trồng xạ đen, giảo cổ lam, diệp hạ châu (Phụ lục 18);
19. Nghề: Trồng cây lấy nhựa: sơn ta, thông, trôm (Phụ lục 19);
20. Nghề: Trồng cây bời lời (Phụ lục 20);
21. Nghề: Nuôi cá lồng bè nước ngọt (cá chép, cá trắm cỏ) (Phụ lục 21);
22. Nghề: Nuôi cá lăng, cá chiên (Phụ lục 22);
23. Nghề: Nuôi cá diêu hồng, cá rô phi (Phụ lục 23);
24. Nghề: Nuôi cá chim vây vàng trong ao (Phụ lục 24);
25. Nghề: Sản xuất giống và nuôi hàu Thái Bình Dương (Phụ lục 25);
26. Nghề: Sản xuất giống cua xanh (Phụ lục 26);
27. Nghề: Đánh bắt hải sản bằng lưới vây (Phụ lục 27);
28. Nghề: Thủy thủ tàu cá (Phụ lục 28);
29. Nghề: Chế biến nhuyễn thể chân đầu đông lạnh (Phụ lục 29);
30. Nghề: Chế biến mắm nêm, mắm ruốc, mắm tôm chua (Phụ lục 30);
31. Nghề: Quản lý trang trại (Phụ lục 31).
Điều 2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến nghị áp dụng các chương trình, giáo trình dạy nghề có tên tại
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Hiệu trưởng các trường thuộc Bộ, Thủ trưởng các cơ sở dạy nghề có đăng ký dạy nghề trình độ sơ cấp các nghề quy định tại Điều 1 và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TUQ. BỘ TRƯỞNG |
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ: TRỒNG MĂNG TÂY, CÀ RỐT, CẢI CỦ
(Kèm theo Quyết định số 481/QĐ-BNN-TCCB ngày 07 tháng 04 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Tên nghề: Trồng măng tây, cà rốt, cải củ
Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, đủ sức khỏe, có trình độ từ tiểu học trở lên và có nhu cầu học nghề “Trồng măng tây, cà rốt, cải củ”.
Số lượng mô đun đào tạo: 05
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề
I. MỤC TIÊU MÔ ĐUN
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp
- Kiến thức
+ Nêu được các đặc điểm cơ bản về sinh trưởng phát triển và yêu cầu về điều kiện trồng trọt của cây măng tây, cà rốt, cải củ,
+ Trình bày được quy trình làm đất và các tiêu chuẩn cần đạt được trong việc vệ sinh đồng ruộng; xử lý đất; lên luống; trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sản phẩm măng tây, cà rốt, cải củ.
+ Mô tả được các đặc điểm cơ bản về sâu, bệnh hại chủ yếu hại măng tây, cà rốt, cải củ; vận dụng được trong việc phòng trừ.
- Kỹ năng
+ Thực hiện được việc khảo sát đánh giá, chọn đất, vệ sinh đồng ruộng xử lý đất, xử lý mầm mống sâu bệnh hại trong đất đối với đất trồng măng tây, cà rốt, cải củ;
+ Thực hiện thành thạo các khâu kỹ thuật chuẩn bị đất, ươm giống; trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch đối với măng tây, cà rốt, cải củ.
+ Nhận biết được các loại sâu bệnh hại chính hại măng tây, cà rốt, cải củ và thực hiện được các biện pháp phòng trừ.
- Thái độ
+ Có ý thức bảo vệ tài nguyên đất và môi trường sinh thái.
+ Tuân thủ nghiêm quy trình sản xuất, các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với người sử dụng sản phẩm măng tây, cà rốt, cải củ.
2. Cơ hội việc làm
Sau khi hoàn thành khóa học trình độ sơ cấp nghề “Trồng măng tây, cà rốt, cải củ” người học có khả năng tự tổ chức sản xuất, nhân giống hoặc trồng măng tây, cà rốt, cải củ tại hộ hoặc trang trại của gia đình; người học cũng có thể làm việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh có liên quan đến lĩnh vực của nghề.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian đào tạo: 03 tháng
- Thời gian học tập: 12 tuần
- Thời gian thực học: 440 giờ
- Thời gian ôn, kiểm tra hết mô đun và kiểm tra kết thúc khóa học 40 giờ (trong đó thời gian ôn và kiểm tra kết thúc khóa học 20 giờ).
2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian học tập: 480 giờ.
- Thời gian thực học các mô đun đào tạo nghề: 440 giờ, trong đó:
+ Thời gian học lý thuyết: 100 giờ
+ Thời gian học thực hành: 340 giờ
III. DANH MỤC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN HỌC TẬP
Mã Mô đun | Tên mô đun | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | |||
MĐ 01 | Lập kế hoạch và chuẩn bị đất trước khi trồng | 90 | 20 | 62 | 8 |
MĐ 02 | Trồng và chăm sóc măng tây | 120 | 28 | 84 | 8 |
MĐ 03 | Trồng và chăm sóc cà rốt, cải củ | 116 | 28 | 80 | 8 |
MĐ 04 | Phòng trừ dịch hại | 80 | 12 | 60 | 8 |
MĐ 05 | Thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm | 54 | 12 | 34 | 8 |
Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học | 20 |
|
| 20 | |
Tổng cộng | 480 | 100 | 320 | 60 |
* Ghi chú: Tổng số thời gian kiểm tra (60 giờ) bao gồm: Số giờ kiểm tra định kỳ trong từng mô đun (20 giờ - được tính vào thời gian học thực hành); số giờ kiểm tra hết các mô đun (20 giờ) và số giờ ôn, kiểm tra kết thúc khóa học (20 giờ).
IV. CHƯƠNG TRÌNH VÀ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO
Nội dung chi tiết chương trình và giáo trình mô đun xem tại trang web http://www.omard.gov.vn: Mục: Chương trình và giáo trình đào tạo nghề trình độ sơ cấp
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
1. Hướng dẫn thực hiện các mô đun đào tạo nghề
Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề “Trồng măng tây, cà rốt, cải củ” được dùng dạy nghề cho lao động nông thôn và các đối tượng khác có nhu cầu học tập. Khi học viên học đủ các mô đun trong chương trình này và đạt kết quả trung bình trở lên tại kỳ kiểm tra kết thúc khóa học sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề.
Theo yêu cầu của người học, có thể dạy độc lập một hoặc một số mô đun cho các học viên và cấp giấy chứng nhận học nghề là đã hoàn thành các mô đun đó.
Chương trình nghề Trồng măng tây, cà rốt, cải củ gồm 05 mô đun sau:
Mô đun 01: “Lập kế hoạch và chuẩn bị đất trước khi trồng” có thời gian đào tạo 90 giờ, trong đó có 20 giờ lý thuyết, 62 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Lập kế hoạch sản xuất; khảo sát lựa chọn đất trồng và chuẩn bị đất trước khi trồng măng tây, cà rốt, cải củ.
Mô đun 02: “Trồng và chăm sóc măng tây” có thời gian đào tạo 120 giờ, trong đó có 28 giờ lý thuyết, 84 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Ươm giống măng tây; trồng và chăm sóc măng tây.
Mô đun 03; “Trồng và chăm sóc cà rốt, củ cải” có thời gian đào tạo 116 giờ, trong đó có 28 giờ lý thuyết, 80 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Chuẩn bị giống cà rốt, cải củ; gieo trồng và chăm sóc cà rốt, cải củ.
Mô đun 04: “Phòng trừ dịch hại” có thời gian đào tạo 80 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 60 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Điều tra xác định, nhận biết sâu bệnh hại; đặc điểm phát sinh phát triển của sâu bệnh hại và cách phòng trừ các đối tượng sâu bệnh hại chính hại măng tây, cà rốt, cải củ.
Mô đun 05: “Thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm” có thời gian đào tạo 54 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 34 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Thu hoạch, sơ chế, bảo quản tạm thời măng tây, cà rốt, cải củ; tiêu thụ sản phẩm măng tây, cà rốt, củ cải và phương pháp tính toán một số chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả sản xuất măng tây, cà rốt, cải củ.
Đánh giá kết quả học tập của người học trong toàn khóa học bao gồm: kiểm tra định kỳ trong quá trình học tập, kiểm tra hết mô đun và kiểm tra kết thúc khóa học thực hiện theo “Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy” ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH , ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học
Việc đánh giá hoàn thành khóa học đối với học viên được thực hiện thông qua kiểm tra kết thúc khóa học. Nội dung, hình thức và thời lượng kiểm tra thực hiện như sau:
TT | Nội dung kiểm tra | Hình thức kiểm tra | Thời gian kiểm tra |
Kiến thức kỹ năng nghề | |||
1 2 | Kiến thức nghề Kỹ năng nghề | Vấn đáp, hoặc trắc nghiệm Bài thực hành kỹ năng nghề | Không quá 60 phút Không quá 12 giờ |
3. Các chú ý khác
Nên tổ chức lớp học tại địa phương, cơ sở sản xuất vào thời điểm bắt đầu vụ trồng hoặc thời điểm tiến hành các công việc chăm sóc măng tây, cà rốt, cải củ.
Chương trình được xây dựng trong thời gian 3 tháng, nhưng khi áp dụng trong thực tế, thời gian học tập nên bố trí trùng với chu kỳ sản xuất của cây măng tây, cà rốt, cải củ để rèn kỹ năng nghề cho học viên qua thực tế sản xuất. Có thể mời các chuyên gia hoặc người có tay nghề cao tham gia giảng dạy, hướng dẫn người học.
Trong quá trình thực hiện chương trình nên bố trí cho học viên tham quan các cơ sở sản xuất măng tây, cà rốt, cải củ thương phẩm có uy tín hoặc đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thành công.
Có thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa và hoạt động văn hóa, thể thao khác khi có đủ điều kiện.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ: TRỒNG XOÀI, ỔI, CHÔM CHÔM
(Kèm theo Quyết định số 481/QĐ-BNN-TCCB ngày 07 tháng 04 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn)
Tên nghề: Trồng xoài, ổi, chôm chôm
Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, đủ sức khỏe, trình độ học vấn từ tiểu học trở lên và có nhu cầu học nghề “Trồng xoài, ổi, chôm chôm”.
Số lượng mô đun đào tạo: 06
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp
- Kiến thức
+ Liệt kê được các bước trong kế hoạch để trồng xoài, ổi, chôm chôm;
+ Mô tả được cách vệ sinh vườn trồng, làm đất; nhân cây giống; trồng, chăm sóc, phòng trừ dịch hại; thu hoạch và tiêu thụ xoài, ổi, chôm chôm.
+ Nêu được quy trình về trồng xoài, ổi, chôm chôm theo tiêu chuẩn VietGAP.
- Kỹ năng
+ Lập được kế hoạch trồng xoài, ổi, chôm chôm;
+ Thực hiện được các công việc trong nghề trồng xoài, ổi, chôm chôm như: Vệ sinh, làm đất, nhân cây giống; trồng, chăm sóc và phòng trừ dịch hại cho xoài, ổi, chôm chôm theo tiêu chuẩn VietGAP để đạt năng suất và hiệu quả cao;
+ Thu hoạch và bảo quản xoài, ổi, chôm chôm đúng yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo chất lượng sản phẩm.
+ Tính toán được lợi nhuận trong sản xuất xoài, ổi, chôm chôm.
- Thái độ
+ Yêu nghề, trung thực, có ý thức tuân thủ quy trình kỹ thuật trong khi thực hiện các công việc trồng xoài, ổi, chôm chôm, nhằm đảm bảo năng suất, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên, nhiên vật liệu, an toàn lao động.
+ Có trách nhiệm đối với sản phẩm làm ra và bảo vệ môi trường sinh thái, an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ theo hướng nông nghiệp bền vững.
2. Cơ hội việc làm
Người học sau khi hoàn thành khóa học nghề trình độ sơ cấp nghề “Trồng xoài, ổi, chôm chôm” có thể làm việc được ở các hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình, các chương trình, dự án có liên quan đến lĩnh vực trồng và kinh doanh xoài, ổi, chôm chôm.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian đào tạo: 03 tháng
- Thời gian học tập: 12 tuần
- Thời gian thực học: 440 giờ
- Thời gian kiểm tra hết mô đun và ôn, kiểm tra kết thúc khóa học: 40 giờ (trong đó ôn và kiểm tra kết thúc khóa học: 16 giờ).
2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian học tập: 480 giờ
- Thời gian thực học các mô đun đào tạo nghề: 440 giờ, trong đó:
+ Thời gian học lý thuyết: 84 giờ
+ Thời gian học thực hành: 356 giờ
III. DANH MỤC CÁC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN HỌC TẬP
Mã MĐ | Tên mô đun | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | |||
MĐ 01 | Chuẩn bị trước khi trồng | 64 | 16 | 40 | 8 |
MĐ 02 | Trồng và chăm sóc xoài | 104 | 20 | 72 | 12 |
MĐ 03 | Trồng và chăm sóc ổi | 96 | 16 | 72 | 8 |
MĐ 04 | Trồng và chăm sóc chôm chôm | 96 | 16 | 72 | 8 |
MĐ 05 | Thu hoạch và bảo quản | 52 | 8 | 36 | 8 |
MĐ 06 | Tiêu thụ sản phẩm | 52 | 8 | 36 | 8 |
Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học | 16 |
|
| 16 | |
Tổng cộng | 480 | 84 | 328 | 68 |
* Ghi chú: Tổng số thời gian kiểm tra (68 giờ) bao gồm: Số giờ kiểm tra định kỳ trong từng mô đun (28 giờ - được tính vào thời gian học thực hành); số giờ kiểm tra hết các mô đun (24 giờ) và số giờ ôn, kiểm tra kết thúc khóa học (16 giờ).
IV. CHƯƠNG TRÌNH VÀ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO
Nội dung chi tiết chương trình và giáo trình mô đun xem tại trang web http://www.omard.gov.vn; Mục: Chương trình và giáo trình đào tạo nghề trình độ sơ cấp
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
1. Hướng dẫn thực hiện các mô đun đào tạo nghề
Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề “Trồng xoài, ổi, chôm chôm” dùng dạy nghề cho lao động nông thôn có nhu cầu học nghề. Khi người học học đủ các mô đun trong chương trình, tham dự và đạt kết quả trung bình trở lên tại kỳ kiểm tra kết thúc khóa học sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề.
Theo yêu cầu của người học, người sử dụng lao động, cơ sở dạy nghề có thể chọn dạy độc lập từng mô đun như mô đun “Trồng và chăm sóc xoài”; mô đun “Trồng và chăm sóc ổi”; mô đun “Trồng và chăm sóc chôm chôm” hoặc dạy kết hợp một số mô đun với nhau và cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành các mô đun đã học cho người học.
- Chương trình dạy nghề “Trồng xoài, ổi, chôm chôm” bao gồm 6 mô đun với các nội dung như sau:
Mô đun 01: “Chuẩn bị trước khi trồng” có thời gian học tập là 64 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 40 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Lập kế hoạch trồng xoài, ổi, chôm chôm; chuẩn bị cây giống, vật tư, dụng cụ, trang thiết bị, nhân công; chuẩn bị đất để trồng xoài, ổi, chôm chôm.
Mô đun 02: “Trồng và chăm sóc xoài” có thời gian học tập là 104 giờ, trong đó có 20 giờ lý thuyết, 72 giờ thực hành và 12 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Xác định thời vụ trồng; trồng mới xoài; điều tiết nước; làm cỏ bón phân; tỉa cành tạo tán; xử lý ra hoa; phòng trừ dịch hại chính trên cây xoài.
Mô đun 03: “Trồng và chăm sóc ổi” có thời gian học tập là 96 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 72 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra, Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Xác định thời vụ trồng; trồng mới ổi; điều tiết nước; làm cỏ bón phân; tỉa cành tạo tán; phòng trừ dịch hại chính trên cây ổi.
Mô đun 04: “Trồng và chăm sóc chôm chôm” có thời gian học tập là 96 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 72 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Xác định thời vụ trồng; trồng mới chôm chôm; điều tiết nước; làm cỏ bón phân; tỉa cành, tạo tán; xử lý ra hoa; phòng trừ dịch hại chính trên cây chôm chôm.
Mô đun 05: “Thu hoạch và bảo quản” có thời gian học tập là 52 giờ, trong đó có 8 giờ lý thuyết, 36 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Xác định thời điểm thu hoạch; chuẩn bị trước thu hoạch; thu hoạch quả; bảo quản quả sau thu hoạch xoài, ổi, chôm chôm.
Mô đun 06: “Tiêu thụ sản phẩm” có thời gian học tập là 52 giờ, trong đó có 8 giờ lý thuyết, 36 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Lựa chọn hình thức tiêu thụ; lựa chọn nơi tiêu thụ; thực hiện bán sản phẩm; tính hiệu quả kinh tế trong trồng xoài, ổi, chôm chôm.
Đánh giá kết quả học tập của người học trong toàn khóa học bao gồm: Kiểm tra định kỳ trong từng mô đun, kiểm tra hết mô đun và kiểm tra kết thúc khóa học, được thực hiện theo “Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy ”, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH , ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học
Việc đánh giá hoàn thành khóa học đối với học viên được thực hiện thông qua kiểm tra kết thúc khóa học. Nội dung, hình thức và thời lượng kiểm tra thực hiện như sau:
TT | Nội dung kiểm tra | Hình thức kiểm tra | Thời gian kiểm tra |
| Kiến thức kỹ năng nghề | ||
1 2 | Kiến thức nghề Kỹ năng nghề | Vấn đáp, hoặc trắc nghiệm Bài thực hành kỹ năng nghề | Không quá 60 phút Không quá 12 giờ
|
3. Các chú ý khác
Nên tổ chức lớp học ngay tại địa phương, cơ sở trồng xoài, ổi, chôm chôm vào thời điểm mùa vụ trồng chính trong năm. Chương trình xây dựng cho khóa dạy nghề trong thời gian 3 tháng, nhưng trong thực tế, có thể bố trí học tập thành từng giai đoạn trùng với chu kỳ sản xuất của cây trồng. Trong quá trình dạy nghề, có thể tổ chức mời các chuyên gia, người có tay nghề cao tham gia giảng dạy, hướng dẫn, đánh giá người học.
Nên bố trí cho học viên đi thăm quan các cơ sở sản xuất có uy tín, áp dụng thành công tiến bộ khoa học kỹ thuật, tạo điều kiện cho học viên được học tập mô hình thực tiễn và thấy được hiệu quả thiết thực của nghề;
Có thể tổ chức lồng ghép với chương trình dạy nghề các hoạt động ngoại khóa liên quan đến chuyên môn và các hoạt động văn hóa, thể thao phù hợp với điều kiện của lớp học, hoạt động của cơ sở sản xuất và phong tục tập quán của địa phương.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ TRỒNG MAI VÀNG, MAI CHIẾU THỦY
(Kèm theo Quyết định số 481/QĐ-BNN-TCCB ngày 07 tháng 04 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn)
Tên nghề: Trồng mai vàng, mai chiếu thủy
Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có đủ sức khỏe và có nhu cầu học nghề trồng mai vàng, mai chiếu thủy.
Số lượng mô đun đào tạo: 06
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp
- Kiến thức
+ Mô tả được đặc điểm sinh học, yêu cầu sinh thái, ý nghĩa và giá trị nghệ thuật của cây mai vàng và cây mai chiếu thủy;
+ Nêu được cách xác định nhu cầu thị trường về trồng và tiêu thụ mai vàng, mai chiếu thủy;
+ Trình bày được cách vệ sinh vườn trồng, làm đất để giao, ươm cây giống; nhân cây giống; trồng, chăm sóc, phòng trừ dịch hại; tạo hình, tạo dáng, trưng bày và tiêu thụ mai vàng, mai chiếu thủy.
- Kỹ năng
+ Lập được kế hoạch trồng mai vàng, mai chiếu thủy;
+ Thực hiện được các công việc: vệ sinh, làm đất; nhân cây giống; trồng, chăm sóc, phòng trừ dịch hại, tạo hình, tạo dáng mai vàng, mai chiếu thủy.
+ Bứng, bó bầu, sang chậu; trưng bày, vận chuyển và tiêu thụ mai vàng, mai chiếu thủy.
- Thái độ
Yêu nghề, tỷ mỉ, chịu khó, có tính kỷ luật cao trong thực hiện các công việc trồng mai vàng, mai chiếu thủy; có trách nhiệm đối với sản phẩm làm ra và có ý thức bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ nền nông nghiệp bền vững.
2. Cơ hội việc làm
Sau khi hoàn thành khóa học, người học có khả năng tự tổ chức trồng, tiêu thụ mai vàng, mai chiếu thủy ở quy mô hộ gia đình, trang trại, hợp tác xã. Người học cũng có thể làm việc tại các cơ sở sản xuất, các chương trình và dự án liên quan đến lĩnh vực sản xuất, kinh doanh mai vàng, mai chiếu thủy.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian đào tạo: 3 tháng
- Thời gian học tập: 12 tuần
- Thời gian thực học tối thiểu: 440 giờ
- Thời gian kiểm tra hết mô đun và ôn, thi kết thúc khóa học: 40 giờ (trong đó kiểm tra kết thúc khóa học: 16 giờ)
2. Phân bổ thời gian học tập tối thiểu
- Thời gian học tập: 480 giờ
- Thời gian thực học các mô đun đào tạo nghề: 440 giờ
+ Thời gian học lý thuyết: 76 giờ;
+ Thời gian học thực hành: 364 giờ
III. DANH MỤC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN HỌC TẬP
Mã MĐ | Tên mô đun | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | |||
MĐ 01 | Chuẩn bị trước khi trồng | 72 | 12 | 52 | 8 |
MĐ 02 | Trồng và chăm sóc mai vàng | 100 | 16 | 74 | 10 |
MĐ 03 | Trồng và chăm sóc mai chiếu thủy | 72 | 12 | 52 | 8 |
MĐ 04 | Tạo hình cơ bản cho cây mai vàng, mai chiếu thủy | 100 | 16 | 74 | 10 |
MĐ 05 | Phòng, trừ dịch hại cho mai vàng, mai chiếu thủy. | 80 | 12 | 60 | 8 |
MĐ 06 | Tiêu thụ mai vàng, mai chiếu thủy | 40 | 8 | 28 | 4 |
Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học | 16 |
|
| 16 | |
Tổng cộng | 480 | 74 | 340 | 64 |
* Ghi chú: Tổng số giờ kiểm tra 64 giờ gồm: số giờ kiểm tra định kỳ trong từng mô đun (24 giờ - được tính vào giờ thực hành); số giờ kiểm tra hết mô đun (24 giờ) ôn và kiểm tra kết thúc khóa học (16 giờ).
IV. CHƯƠNG TRÌNH VÀ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO
Nội dung chi tiết chương trình và giáo trình mô đun xem tại trang web: http://www.omard.gov.vn; Mục: Chương trình và giáo trình đào tạo nghề trình độ sơ cấp
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
1. Hướng dẫn thực hiện các mô đun đào tạo nghề
Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề “Trồng mai vàng, mai chiếu thủy” được dùng dạy nghề cho lao động nông thôn. Người học học đủ các mô đun, tham dự và đạt kết quả trung bình trở lên tại kỳ kiểm tra kết thúc khóa học sẽ được cơ sở dạy nghề cấp chứng chỉ sơ cấp nghề.
Theo yêu cầu của người học, cơ sở dạy nghề có thể chọn dạy độc lập một hoặc một số mô đun và cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành các mô đun đó.
Chương trình dạy nghề “Trồng mai vàng, mai chiếu thủy” gồm 06 mô đun với các nội dung sau:
- Mô đun 01: “Chuẩn bị trước khi trồng” có thời gian học là 72 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 52 giờ thực hành và 08 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Khảo sát nhu cầu trồng và tiêu thụ mai vàng, mai chiếu thủy; chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật tư, mô, hố; chuẩn bị đất và giá thể để trồng mai vàng, mai chiếu thủy.
- Mô đun 02: “Trồng và chăm sóc mai vàng” có thời gian đào tạo là 100 giờ trong đó có 16 giờ lý thuyết, 74 giờ thực hành và 10 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: chọn giống trồng; chuẩn bị vườn ươm; nhân giống; trồng và chăm sóc cây mai vàng.
- Mô đun 03: “Trồng và chăm sóc mai chiếu thủy” có thời gian đào tạo là 72 giờ trong đó có 10 giờ lý thuyết, 54 giờ thực hành và 08 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: chọn giống trồng; chuẩn bị vườn ươm; nhân giống; trồng và chăm sóc cây mai chiếu thủy.
- Mô đun 04: “Tạo hình cơ bản cho cây mai vàng, mai chiếu thủy” có thời gian đào tạo là 100 giờ trong đó có 16 giờ lý thuyết, 74 giờ thực hành và 10 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: chuẩn bị dụng cụ vật liệu; tạo hình và chăm sóc sau khi tạo hình.
- Mô đun 05: “Phòng, trừ dịch hại cho mai vàng, mai chiếu thủy” có thời gian đào tạo là 80 giờ trong đó có 12 giờ lý thuyết, 60 giờ thực hành và 08 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: phòng trừ cỏ dại, sâu hại, bệnh hại và các đối tượng dịch hại khác hại cây mai vàng, mai chiếu thủy.
- Mô đun 06: “Tiêu thụ mai vàng, mai chiếu thủy” có thời gian đào tạo là 40 giờ trong đó có 08 giờ lý thuyết, 28 giờ thực hành và 04 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: tìm hiểu thị trường; vận chuyển; trưng bày; quảng bá và bán sản phẩm; tính toán thu, chi, thu nhập.
Đánh giá kết quả học tập của người học trong toàn khóa học bao gồm: kiểm tra định kỳ trong quá trình học tập, kiểm tra hết mô đun và kiểm tra kết thúc khóa học thực hiện theo “Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy ” ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH , ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học
TT | Nội dung kiểm tra | Hình thức kiểm tra | Thời gian kiểm tra |
1 | Lý thuyết nghề | Vấn đáp/trắc nghiệm | Không quá 60 phút |
2 | Thực hành nghề | Bài thực hành kỹ năng nghề | Không quá 12 giờ |
3. Các chú ý khác
Để thực hiện tốt chương trình, cơ sở dạy nghề cần tổ chức lớp học tại các cơ sở trồng mai vàng, mai chiếu thủy để thuận lợi cho việc dạy nghề theo phương pháp tích hợp, bố trí các nội dung thực hành phù hợp nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề cho học viên. Cơ sở dạy nghề có thể mời các chuyên gia hoặc người có tay nghề cao cùng tham gia giảng dạy và hướng dẫn người học;
Chương trình xây dựng cho khóa học trong thời gian 3 tháng, trong thực tế, có thể tổ chức cho người học học thành từng giai đoạn phù hợp với chu kỳ trồng, chăm sóc mai vàng, mai chiếu thủy như: làm đất, nhân giống, trồng, chăm sóc, phòng trị bệnh, hại, thu hoạch, bảo quản, tiêu thụ ... để rèn luyện kiến thức, kỹ năng nghề cho học viên qua thực tiễn sản xuất.
Trong quá trình thực hiện chương trình nên bố trí cho học viên đi thăm quan các cơ sở trồng và tiêu thụ sản phẩm mai vàng, mai chiếu thủy có uy tín hay đã áp dụng thành công tiến bộ khoa học kỹ thuật để người học có thể học hỏi và thấy được hiệu quả thiết thực của nghề;
Có thể tổ chức lồng ghép với chương trình dạy nghề các hoạt động ngoại khóa và hoạt động văn hóa, thể thao khác khi có đủ điều kiện./.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ: TRỒNG DỨA (KHÓM, THƠM)
(Kèm theo Quyết định số 481/QĐ-BNN-TCCB ngày 07 tháng 04 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn)
Tên nghề: Trồng dứa (khóm, thơm)
Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, đủ sức khoẻ, trình độ học vấn từ tiểu học trở lên.
Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 06
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp
- Kiến thức
+ Trình bày được đặc điểm và yêu cầu ngoại cảnh của cây dứa;
+ Trình bày được kỹ thuật nhân giống dứa;
+ Liệt kê được các nhiệm vụ chính của quá trình trồng dứa;
+ Nêu được tiêu chuẩn quả dứa khi thu hoạch, các bước công việc trong quá trình thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm nhằm đạt hiệu quả cao;
+ Có hiểu biết về trồng dứa theo tiêu chuẩn nông nghiệp sạch.
- Kỹ năng
+ Thực hiện được các bước chuẩn bị đất và giống cây để trồng;
+ Thực hiện thành thạo việc nhân giống dứa đạt kết quả cao;
+ Thực hiện thành thạo các công việc trong quy trình trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại cho dứa;
+ Thu hoạch dứa đúng thời điểm, đảm bảo chất lượng và tiêu thụ được sản phẩm đạt hiệu quả cao.
- Thái độ
+ Trung thực, có ý thức tuân thủ quy trình kỹ thuật trong thực hiện các công việc trồng dứa;
+ Có trách nhiệm đối với sản phẩm làm ra đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường sinh thái.
2. Cơ hội việc làm
Sau khi hoàn thành khóa học, người học có khả năng tự tổ chức trồng, tiêu thụ dứa tại hộ gia đình, trang trại hoặc làm việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh có liên quan đến lĩnh vực trồng, tiêu thụ dứa.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian đào tạo: 3 tháng
- Thời gian học tập: 12 tuần
- Thời gian thực học: 440 giờ
- Thời gian kiểm tra hết mô đun và ôn, kiểm tra kết thúc khóa học: 40 giờ (trong đó ôn và kiểm tra kết thúc khóa học: 16 giờ)
2. Phân bổ thời gian học tập tối thiểu
- Thời gian học tập: 480 giờ
- Thời gian thực học các mô đun đào tạo nghề: 440 giờ, trong đó:
+ Thời gian học lý thuyết: 70 giờ;
+ Thời gian học thực hành: 370 giờ
III. DANH MỤC CÁC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN HỌC TẬP
Mã MĐ | Tên mô đun | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra* | |||
MĐ 01 | Chuẩn bị trước khi trồng | 80 | 16 | 56 | 8 |
MĐ 02 | Sản xuất cây dứa giống | 72 | 14 | 50 | 8 |
MĐ 03 | Trồng cây dứa | 72 | 08 | 56 | 8 |
MĐ 04 | Chăm sóc dứa | 92 | 14 | 68 | 10 |
MĐ 05 | Phòng trừ sâu bệnh hại dứa | 88 | 10 | 68 | 10 |
MĐ 06 | Thu hoạch và tiêu thụ dứa | 60 | 08 | 44 | 8 |
Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học | 16 |
|
| 16 | |
Tổng cộng | 480 | 70 | 342 | 68 |
* Ghi chú: Tổng số thời gian kiểm tra (68 giờ) bao gồm: số giờ kiểm tra định kỳ trong từng mô đun (28 giờ - được tính vào thời gian học thực hành); số giờ kiểm tra hết các mô đun (24 giờ) và số giờ ôn, kiểm tra kết thúc khóa học (16 giờ).
IV. CHƯƠNG TRÌNH VÀ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO
Nội dung chi tiết chương trình và giáo trình mô đun xem tại trang web: http://www.omard.gov.vn; Mục: Chương trình và giáo trình đào tạo nghề trình độ sơ cấp.
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
1. Hướng dẫn thực hiện các mô đun đào tạo nghề
Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề “Trồng dứa” dùng dạy nghề cho lao động nông thôn có nhu cầu học nghề. Khi người học học đủ các mô đun trong chương trình, tham dự và đạt kết quả trung bình trở lên tại kỳ kiểm tra kết thúc khóa học sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề.
Theo yêu cầu của người học hoặc của người sử dụng lao động, cơ sở dạy nghề có thể chọn dạy độc lập từng mô đun; hoặc dạy kết hợp một số mô đun với nhau. Sau khi kết thúc khóa học, cơ sở dạy nghề cấp cho người học: Giấy chứng nhận học nghề (đã hoàn thành các mô đun đã học).
Chương trình dạy nghề “Trồng dứa” gồm 6 mô đun với các nội dung như sau:
- Mô đun 01: “Chuẩn bị trước khi trồng” có thời gian học tập là 80 giờ, trong đó 16 giờ lý thuyết, 56 giờ thực hành và 08 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Lập kế hoạch trồng dứa, chuẩn bị đất, giống và các loại dụng cụ, vật tư, nhân công để phục vụ cho việc trồng dứa.
- Mô đun 02: “Sản xuất cây dứa giống” có thời gian học tập là 72 giờ, trong đó 14 giờ lý thuyết, 50 giờ thực hành và 08 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Xây dựng vườn ươm; nhân giống và chăm sóc cây con trong vườn ươm.
- Mô đun 03: “Trồng cây dứa” có thời gian học tập là 72 giờ, trong đó 08 giờ lý thuyết, 56 giờ thực hành và 08 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Chuẩn bị cây con để trồng; trồng cây con; trồng dặm và trồng xen.
- Mô đun 04: “Chăm sóc dứa” có thời gian học tập là 92 giờ, trong đó 14 giờ lý thuyết, 68 giờ thực hành và 10 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Tưới, tiêu nước; bón phân; cắt lá, tỉa chồi và xử lý ra hoa.
- Mô đun 05: “Phòng trừ sâu bệnh hại dứa” có thời gian học tập là 88 giờ, trong đó 10 giờ lý thuyết, 68 giờ thực hành và 10 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Phòng trừ sâu hại, bệnh hại, chuột, kiến..; biện pháp phòng trừ tổng hợp và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây dứa.
- Mô đun 06: “Thu hoạch và tiêu thụ dứa” có thời gian học tập là 60 giờ, trong đó 08 giờ lý thuyết, 44 giờ thực hành và 08 giờ kiểm tra Sau khi học xong mô đun, người học có kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề để thực hiện được các công việc: Xác định thời điểm thu hoạch, chuẩn bị thu hoạch, thu hoạch, phân loại, bảo quản và tiêu thụ.
Đánh giá kết quả học tập của người học trong toàn khóa học gồm kiểm tra định kỳ trong quá trình học tập, kiểm tra hết mô đun và kiểm tra kết thúc khóa học được thực hiện theo “Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy” ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH , ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học
TT | Nội dung kiểm tra | Hình thức kiểm tra | Thời gian kiểm tra |
Kiến thức, kỹ năng nghề | |||
1 | Lý thuyết nghề | Vấn đáp/Trắc nghiệm | Không quá 60 phút |
2 | Kỹ năng nghề | Bài thực hành kỹ năng nghề | Không quá 8 giờ |
3. Các chú ý khác
- Để thực hiện tốt chương trình, cơ sở dạy nghề cần tổ chức lớp học tại các cơ sở trồng dứa để thuận lợi cho việc dạy nghề theo phương pháp tích hợp, bố trí các nội dung thực hành phù hợp nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề cho học viên. Cơ sở dạy nghề có thể mời các chuyên gia hoặc người có tay nghề cao cùng tham gia giảng dạy và hướng dẫn người học;
- Chương trình xây dựng cho khóa học trong thời gian 3 tháng, trong thực tế, có thể tổ chức cho học viên học thành từng giai đoạn phù hợp với chu kỳ trồng, chăm sóc dứa như: làm đất, nhân giống, trồng, chăm sóc, phòng trị bệnh, hại, thu hoạch, bảo quản, tiêu thụ dứa... để rèn luyện kiến thức, kỹ năng nghề cho học viên qua thực tiễn sản xuất.
- Trong quá trình thực hiện chương trình nên bố trí cho học viên đi thăm quan các cơ sở trồng và sản xuất sản phẩm dứa có uy tín hay đã áp dụng thành công tiến bộ khoa học kỹ thuật để học viên có thể học hỏi và thấy được hiệu quả thiết thực của nghề;
- Có thể tổ chức lồng ghép với chương trình dạy nghề các hoạt động ngoại khóa và hoạt động văn hóa, thể thao khác khi có đủ điều kiện./.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ: TRỒNG DƯA HẤU, DƯA BỞ
(Kèm theo Quyết định số 481/QĐ-BNN-TCCB ngày 07 tháng 04 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn)
Tên nghề: Trồng dưa hấu, dưa bở
Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, đủ sức khỏe, trình độ học vấn từ tiểu học trở lên và có nhu cầu học nghề “Trồng dưa hấu, dưa bở”.
Số lượng mô đun đào tạo: 05
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp
- Kiến thức
+ Nêu được cách vệ sinh đồng ruộng và chuẩn bị đất trước khi trồng dưa.
+ Trình bày được kỹ thuật ươm hạt, trồng cây, chăm sóc, phòng trừ dịch hại và thu hoạch dưa.
+ Có hiểu biết về trồng dưa theo tiêu chuẩn VietGAP.
- Kỹ năng
+ Thực hiện hay quản lý được các công việc vệ sinh đồng ruộng và chuẩn bị đất trước khi trồng dưa.
+ Ươm hạt giống, trồng cây ươm ra ruộng, chăm sóc, phòng trừ dịch hại và thu hoạch dưa đúng kỹ thuật.
- Thái độ
+ Có ý thức tuân thủ quy trình kỹ thuật trong quá trình trồng dưa.
+ Có trách nhiệm với sản phẩm làm ra và bảo vệ môi trường sinh thái.
2. Cơ hội việc làm
Sau khi hoàn thành khóa học trình độ sơ cấp nghề “Trồng dưa hấu, dưa bở”, người học có khả năng tự tổ chức trồng dưa tại hộ gia đình hoặc trang trại nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống; người học cũng có thể làm việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh có liên quan đến lĩnh vực nghề “Trồng dưa hấu, dưa bở”.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian đào tạo: 03 tháng
- Thời gian học tập: 12 tuần
- Thời gian thực học: 440 giờ
- Thời gian kiểm tra hết mô đun và ôn, kiểm tra kết thúc khóa học: 40 giờ (trong đó ôn và kiểm tra kết thúc khóa học: 20 giờ).
2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian học tập: 480 giờ
- Thời gian thực học các mô đun đào tạo nghề: 440 giờ, trong đó:
+ Thời gian học lý thuyết: 74 giờ
+ Thời gian học thực hành: 366 giờ
III. DANH MỤC CÁC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN HỌC TẬP
Mã MĐ | Tên mô đun đào tạo nghề | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra * | |||
MĐ 01 | Chuẩn bị trước khi trồng | 96 | 16 | 72 | 8 |
MĐ 02 | Ươm hạt và trồng cây | 76 | 12 | 56 | 8 |
MĐ 03 | Chăm sóc | 140 | 20 | 112 | 8 |
MĐ 04 | Phòng, trừ dịch hại | 92 | 18 | 68 | 6 |
MĐ 05 | Thu hoạch và tiêu thụ | 56 | 8 | 42 | 6 |
Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học | 20 |
|
| 20 | |
Tổng cộng | 480 | 74 | 350 | 56 |
*Ghi chú: Tổng thời gian kiểm tra 56 giờ bao gồm: Số giờ kiểm tra định kỳ trong từng mô đun (16 giờ - tính vào giờ thực hành; số giờ kiểm tra hết các mô đun (20 giờ) và số giờ ôn, kiểm tra kết thúc khóa học (20 giờ).
IV. CHƯƠNG TRÌNH VÀ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO
Nội dung chi tiết chương trình và giáo trình mô đun xem tại trang web http://www.omard.gov.vn; Mục: Chương trình và giáo trình đào tạo nghề trình độ sơ cấp
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
1. Hướng dẫn thực hiện các mô đun đào tạo nghề
Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề “Trồng dưa hấu, dưa bở” dùng dạy nghề cho lao động nông thôn có nhu cầu học nghề. Khi người học học đủ các mô đun trong chương trình và đạt kết quả trung bình trở lên tại kỳ kiểm tra kết thúc khóa học sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề.
Theo yêu cầu của người học, người sử dụng lao động, cơ sở dạy nghề có thể chọn dạy độc lập từng mô đun như mô đun 02: “Ươm hạt và trồng cây”; mô đun 03: “Chăm sóc” và cấp giấy chứng nhận cho người học đã hoàn thành các mô đun đó.
Chương trình có 05 mô đun với các nội dung như sau:
- Mô đun 01: “Chuẩn bị trước khi trồng” có thời gian đào tạo là 96 giờ, trong đó 16 giờ lý thuyết, 72 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức, kỹ năng nghề để thực hiện được các công việc chuẩn bị trước trồng: Vệ sinh đất trồng; làm đất; lên luống; xử lý và bón lót cho đất..để trồng dưa đạt chất lượng và hiệu quả.
- Mô đun 02: “Ươm hạt và trồng cây” có thời gian đào tạo là 76 giờ, trong đó 12 giờ lý thuyết, 56 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: Chọn giống; chuẩn bị hạt giống; ươm cây giống và trồng cây dưa hấu, dưa bở.
- Mô đun 03: “Chăm sóc” có thời gian đào tạo là 140 giờ, trong đó 20 giờ lý thuyết, 112 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: Tưới, tiêu nước; bón phân; bấm ngọn; để nhánh; cố định dây; tỉa hoa; thụ phấn bổ sung; tỉa định quả và tạo hình cho quả.
- Mô đun 04: “Phòng, trừ dịch hại” có thời gian đào tạo là 92 giờ, trong đó 18 giờ lý thuyết, 68 giờ thực hành và 6 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: Phòng trừ cỏ dại, sâu hại, bệnh hại cho ruộng dưa; áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến để sản xuất dưa đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.
- Mô đun 05: “Thu hoạch và tiêu thụ” có thời gian đào tạo là 56 giờ, trong đó 8 giờ lý thuyết, 42 giờ thực hành và 6 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: Chuẩn bị thu hoạch; thu hoạch; sơ bảo quản, tiêu thụ và tính hiệu quả trồng dưa.
Đánh giá kết quả học tập của người học trong toàn khóa học bao gồm: Kiểm tra định kỳ trong từng mô đun, kiểm tra hết mô đun và kiểm tra kết thúc khóa học, được thực hiện theo “Quy chế thi kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy”, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH , ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học
Việc đánh giá hoàn thành khóa học đối với học viên được thực hiện thông qua kiểm tra kết thúc khóa học. Nội dung, hình thức và thời lượng kiểm tra thực hiện như sau:
TT | Nội dung kiểm tra | Hình thức kiểm tra | Thời gian kiểm tra |
| Kiến thức, kỹ năng nghề |
|
|
1 | Kiến thức nghề | Trắc nghiệm hoặc vấn đáp | Không quá 60 phút |
2 | Kỹ năng nghề | Bài thực hành kỹ năng nghề | Không quá 12 giờ |
3. Các chú ý khác
Nên tổ chức lớp học tại địa phương vào thời điểm trồng, chăm sóc, thu hoạch dưa hấu, dưa bở.
Chương trình xây dựng cho khóa dạy nghề trong thời gian 3 tháng, nhưng trong thực tế, có thể bố trí thời gian học tập thành từng giai đoạn trùng với các thời điểm như: Trồng, chăm sóc, thu hoạch dưa hấu, dưa bở để rèn kỹ năng nghề cho học viên qua thực tiễn sản xuất.
Trong quá trình dạy nghề, có thể tổ chức mời các chuyên gia, người có tay nghề cao tham gia giảng dạy, hướng dẫn, đánh giá người học; có thể kết hợp việc dạy nghề và đánh giá kết quả của người học với việc tổ chức cho người học trực tiếp tham gia sản xuất ra sản phẩm.
Bố trí cho học viên đi thăm quan các cơ sở trồng dưa hấu, dưa bở có uy tín hoặc đã áp dụng thành công tiến bộ khoa học kỹ thuật, tạo điều kiện cho học viên được học tập mô hình thực tiễn và thấy được hiệu quả thiết thực của nghề;
Có thể tổ chức lồng ghép với chương trình dạy nghề các hoạt động ngoại khóa liên quan đến chuyên môn và các hoạt động văn hóa, thể thao phù hợp với điều kiện của lớp học, hoạt động của cơ sở sản xuất và phong tục tập quán của, địa phương.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ: TRỒNG RAU CÔNG NGHỆ CAO
(Kèm theo Quyết định số 481/QĐ-BNN-TCCB ngày 07 tháng 04 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn)
Tên nghề: Trồng rau công nghệ cao
Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có sức khoẻ, có trình độ tiểu học trở lên và có nhu cầu học nghề “Trồng rau công nghệ cao”.
Số lượng mô đun đào tạo: 05
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề.
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1. Kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp
- Kiến thức
+ Nêu được kiến thức cơ bản về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất rau: ứng dụng sản xuất rau trong nhà có mái che, giá thể, ghép cây.
+ Liệt kê được các nhiệm vụ chính trong quá trình sản xuất rau như: chuẩn bị sản xuất; sản xuất cây giống; trồng rau trong môi trường đất; môi trường không dùng đất; thu hoạch, sơ chế, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm rau.
+ Mô tả được các công việc chủ yếu trong quy trình sản xuất rau công nghệ cao như: Chuẩn bị trồng; sản xuất cây giống; điều khiển phân bón, nước; phòng trừ sâu bệnh nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Kỹ năng
+ Sử dụng được các loại giống cây rau, dung dịch dinh dưỡng và sử dụng các loại hình trồng rau công nghệ cao;
+ Thực hiện được các thao tác lắp ráp hệ thống sản xuất rau công nghệ cao; sản xuất cây giống; xử lý đất, giá thể; bổ sung dinh dưỡng, nước, quản lý dịch hại; thu hoạch và bảo quản sản phẩm cây rau đảm bảo hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường.
+ Tổ chức quản lý sản xuất rau công nghệ cao có hiệu quả, đúng tiêu chuẩn.
- Thái độ
+ Nghiêm túc, sáng tạo, chịu khó học hỏi.
+ Đảm bảo an toàn, tổ chức nơi làm việc linh hoạt.
+ Có ý thức trong việc bảo vệ môi trường, sức khỏe cộng đồng.
2. Cơ hội việc làm
Sau khi hoàn thành khóa học trình độ sơ cấp nghề “Trồng rau công nghệ cao” người học có thể làm việc tại trang trại, hộ gia đình và các cơ sở sản xuất rau, công nghệ cao.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian khóa học: 3 tháng
- Tổng thời gian học tập: 12 tuần
- Thời gian thực học tối thiểu: 440 giờ
- Thời gian kiểm tra kết thúc mô đun và ôn, kiểm tra kết thúc khóa học: 40 giờ (trong đó ôn và kiểm tra kết thúc khóa học: 16 giờ)
2. Phân bổ thời gian học tập tối thiểu
- Thời gian học tập: 480 giờ.
- Thời gian thực học các mô đun đào tạo nghề: 440 giờ.
+ Thời gian học lý thuyết: 88 giờ.
+ Thời gian học thực hành: 352 giờ.
III. DANH MỤC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN HỌCTẬP
Mã MĐ | Tên mô đun | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra * | |||
MĐ 01 | Chuẩn bị trước gieo trồng | 80 | 16 | 56 | 8 |
MĐ 02 | Sản xuất cây giống | 64 | 14 | 44 | 6 |
MĐ 03 | Trồng và chăm sóc rau trong môi trường đất | 96 | 16 | 68 | 12 |
MĐ 04 | Trồng và chăm sóc rau không dùng đất | 128 | 26 | 86 | 16 |
MĐ 05 | Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm rau | 96 | 16 | 70 | 10 |
Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học | 16 |
|
| 16 | |
Tổng số | 480 | 88 | 324 | 68 |
* Ghi chú: Tổng số thời gian kiểm tra (68 giờ) bao gồm: số giờ kiểm tra định kỳ trong từng mô đun (28 giờ - được tính vào thời gian học thực hành); số giờ kiểm tra hết các mô đun (24 giờ) và số giờ ôn, kiểm tra kết thúc khóa học (16 giờ).
IV. CHƯƠNG TRÌNH VÀ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO
Nội dung chi tiết chương trình và giáo trình mô đun xem tại trang web http://www.omard gov.vn; Mục: Chương trình và giáo trình đào tạo nghề trình độ sơ cấp
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
1. Hướng dẫn thực hiện các mô đun đào tạo nghề
Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề “Trồng rau công nghệ cao” được dùng dạy nghề cho lao động nông thôn có nhu cầu học nghề. Khi học viên học đủ các mô đun trong chương trình này và đạt kết quả trung bình trở lên tại kỳ kiểm tra kết thúc khóa học sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề.
Theo yêu cầu của người học, có thể dạy độc lập mô đun 02 “Sản xuất cây giống”; mô đun 03 “Trồng và chăm sóc rau trong môi trường đất”; mô đun 04 “Trồng và chăm sóc rau trong môi trường không dùng đất” hoặc một số mô đun cho các học viên và cấp giấy chứng nhận học nghề là đã hoàn thành các mô đun đó.
Chương trình gồm 5 mô đun với các nội dung như sau:
- Mô đun 01: “Chuẩn bị trước gieo trồng” có thời gian đào tạo là 80 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 56 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Chọn đất; lập kế hoạch sản xuất; chuẩn bị đất, giá thể, dung dịch dinh dưỡng.
- Mô đun 02: “Sản xuất cây giống” có thời gian đào tạo là 64 giờ, trong đó có 14 giờ lý thuyết, 44 giờ thực hành và 6 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Chọn các loại hạt giống; gieo hạt; chăm sóc cây giống,
- Mô đun 03: “Trồng và chăm sóc rau trong môi trường đất” có thời gian đào tạo là 96 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 68 giờ thực hành và 12 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: trồng cây rau; tưới nước; bón thúc; che phủ đất; bấm ngọn, tỉa cành; phá váng; làm giàn quản lý sâu, bệnh hại và các dịch hại khác.
- Mô đun 04: “Trồng và chăm sóc rau không dùng đất” có thời gian đào tạo là 128 giờ, trong đó có 26 giờ lý thuyết, 86 giờ thực hành và 16 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Xử lý đất, giá thể; chuyển cây vào chậu; chăm sóc cây; bổ sung dinh dưỡng cho hệ thống.
- Mô đun 05: “Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm rau” có thời gian đào tạo là 96 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 70 giờ thực hành và 10 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Xác định thời điểm thu hoạch; thu hoạch sản phẩm; sơ loại, bảo quản sản phẩm; đăng ký chất lượng sản phẩm; thực hiện được quảng bá, bán sản phẩm và tính toán được hiệu quả kinh tế.
Đánh giá kết quả học tập của người học trong toàn khóa học bao gồm: kiểm tra trong quá trình học tập và kiểm tra kết thúc khóa học thực hiện theo “Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy ”, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH , ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học
Việc đánh giá hoàn thành khóa học đối với học viên được thực hiện thông qua kiểm tra kết thúc khóa học, Nội dung, hình thức và thời lượng kiểm tra thực hiện như sau:
TT | Mô đun kiểm tra | Hình thức kiểm tra | Thời gian kiểm tra | |
Kiến thức, kỹ năng nghề |
| |||
1 | Lý thuyết nghề | Vấn đáp, trắc nghiệm | Không quá 60 phút | |
2 | Thực hành nghề | Bài thực hành kỹ năng nghề | Không quá 12 giờ | |
|
|
|
|
|
3. Các chú ý khác
- Chương trình dạy nghề ‘Trồng rau công nghệ cao” có thể tổ chức giảng dạy tại các địa phương hoặc các cơ sở dạy nghề.
- Để thực hiện, chương trình, cơ sở đào tạo cần tổ chức lớp học cùng thời gian với thời vụ gieo ươm, chăm sóc để thuận lợi cho việc bố trí các nội dung thực hành nhằm rèn luyện kỹ năng.
- Khi tổ chức giảng dạy, các cơ sở đào tạo cần mời các chuyên gia giỏi nghề cùng tham gia giảng dạy để chia sẻ kinh nghiệm với người học./.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ TRỒNG ĐÀO, QUẤT CẢNH
(Kèm theo Quyết định số 481/QĐ-BNN-TCCB ngày 07 tháng 04 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Tên nghề: Trồng đào, quất cảnh
Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, đủ sức khỏe, có trình độ từ tiểu học trở lên và có nhu cầu học nghề “Trồng đào, quất cảnh”.
Số lượng mô đun đào tạo: 05
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp
- Kiến thức
+ Mô tả được các bước làm đất, đào hố, bón phân, làm hệ thống tưới, tiêu nước phù hợp cho từng loại cây đào, quất cảnh.
+ Xác định được kiến thức cơ bản về chuẩn bị giống, lựa chọn đất và chất điều hòa sinh trưởng đáp ứng yêu cầu sinh trưởng, phát triển của cây đào, quất cảnh.
+ Liệt kê được các phương pháp trồng và chăm sóc cây đào, quất cảnh.
+ Nêu được quy trình, kỹ thuật điều tiết quá trình ra hoa, tạo quả cho cây đào và cây quất cảnh.
+ Nêu được ý nghĩa của các dáng, tạo thế cho cây đào, quất cảnh.
+ Trình bày được kỹ thuật thu hái và bảo quản sản phẩm.
+ Trình bày được cách sử dụng và bảo trì trang thiết bị sử dụng trong nghề trồng đào, quất cảnh.
- Kỹ năng
+ Lựa chọn được đất trồng phù hợp với từng loại cây đào, quất cảnh;
+ Thực hiện làm đất, bón phân, tưới nước, điều tiết sinh trưởng đúng yêu cầu kỹ thuật và phù hợp với từng loại cây;
+ Lựa chọn được giống đào, quất cảnh phù hợp với điều kiện của cơ sở và nhu cầu thị trường;
+ Làm được hệ thống tưới tiêu phù hợp với yêu cầu của cây;
+ Biết cách sử dụng các chất điều tiết sinh trưởng đáp ứng yêu cầu sinh trưởng của từng giống cây đào, quất;
+ Thực hiện được việc uốn tỉa, tạo dáng, thế cho cây đào quất cảnh đúng yêu cầu kỹ thuật;
+ Sử dụng được các trang thiết bị dụng cụ để trồng và chăm sóc cây đào, quất cảnh đúng yêu cầu kỹ thuật.
+ Tổ chức được khâu bán hàng mang lại lợi ích kinh tế cho gia đình và xã hội.
- Thái độ
+ Trung thực, có ý thức tuân thủ quy trình kỹ thuật trong khi thực hiện các công việc của nghề.
+ Có trách nhiệm đối với sản phẩm làm ra, bảo vệ môi trường sinh thái và bảo vệ nền nông nghiệp bền vững.
2. Cơ hội việc làm
Sau khi hoàn thành khóa học trình độ sơ cấp nghề trồng đào, quất cảnh, người học có khả năng tự tổ chức sản xuất cây đào, quất cảnh tại hộ hoặc trang trại gia đình; người học cũng có thể làm việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh có liên quan đến lĩnh vực hoa cây cảnh.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu
- Thời, gian khóa học: 03 tháng.
- Thời gian học tập: 12 tuần.
- Thời gian thực học: 440 giờ
- Thời gian kiểm tra hết mô đun, ôn và kiểm tra kết thúc khóa học: 40 giờ (Trong đó ôn và kiểm tra kết thúc khóa học là 16 giờ).
2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian học tập: 480 giờ
- Thời gian thực học các mô đun đào tạo nghề: 440 giờ
+ Thời gian học lý thuyết: 78 giờ.
+ Thời gian học thực hành: 362 giờ.
III. DANH MỤC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN HỌC TẬP
Mã MĐ | Tên mô đun | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra* | |||
MĐ 01 | Chuẩn bị điều kiện, trước khi trồng | 94 | 16 | 70 | 8 |
MĐ 02 | Kỹ thuật nhân giống | 90 | 16 | 66 | 8 |
MĐ 03 | Trồng và chăm sóc cây quất cảnh | 94 | 20 | 66 | 8 |
MĐ 04 | Trồng và chăm sóc cây đào cảnh | 96 | 10 | 78 | 8 |
MĐ 05 | Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm | 90 | 16 | 66 | 8 |
Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học | 16 |
|
| 16 | |
Tổng cộng | 480 | 78 | 346 | 56 |
* Ghi chú: Tổng số giờ kiểm tra (56 giờ) bao gồm: số giờ kiểm tra định kỳ trong từng mô đun (16 giờ - được tính vào giờ thực hành; số giờ kiểm tra hết mô đun (24 giờ) và số giờ ôn và kiểm tra kết thúc khóa học (16 giờ).
IV. CHƯƠNG TRÌNH VÀ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO
Nội dung chi tiết chương trình và giáo trình mô đun xem tại trang web: http://www.omard.gov.vn; Mục: Chương trình và giáo trình đào tạo nghề trình độ sơ cấp
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
1. Hướng dẫn thực hiện các mô đun đào tạo nghề
Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề “Trồng đào, quất cảnh” được dùng dạy nghề cho lao động nông thôn có nhu cầu học nghề. Khi học viên học đủ các mô đun trong chương trình này và đạt kết quả trung bình trở lên tại kỳ kiểm tra kết thúc khóa học sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề.
Theo yêu cầu của người học, có thể dạy độc lập một hoặc một số mô đun như mô đun 02 đến mô đun 04 và cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành các mô đun đã học cho người học .
Chương trình nghề “ Trồng đào, quất cảnh” bao gồm 05 mô đun với các nội dung như sau:
- Mô đun 01: “Chuẩn bị điều kiện trước khi trồng” có thời gian học tập là 94 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 70 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Chuẩn bị dụng cụ làm đất, dụng cụ trong nhân giống; chuẩn bị nguồn nước, phân bón, hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật.
- Mô đun 02: “Kỹ thuật nhân giống”có thời gian đào tạo là 90 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 66 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc trong kỹ thuật nhân giống như gieo hạt; chiết, ghép cây giống đào, quất cảnh đạt chất lượng và hiệu quả cao.
- Mô đun 03: “Trồng và chăm sóc cây quất cảnh” có thời gian đào tạo là 94 giờ, trong đó có 20 giờ lý thuyết, 66 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Chuẩn bị cây giống; tưới nước; bón phân; chăm sóc, điều tiết quá trình ra hoa, tạo quả; cắt tỉa uốn nắn tạo dáng, thế cho cây quất cảnh đạt chất lượng và hiệu quả cao.
- Mô đun 04: “Trồng và chăm sóc cây đào cảnh” có thời gian đào tạo là 96 giờ, trong đó có 10 giờ lý thuyết, 78 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Chuẩn bị cây giống; tưới nước; bón phân; chăm sóc, điều tiết quá trình ra hoa, tạo dáng, thế cho cây đào cảnh đạt chất lượng và hiệu quả cao.
- Mô đun 05: Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm” có thời gian đào tạo là 90 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 66 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra.
Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: thu hái, sơ chế; quảng bá, bán sản phẩm và tính toán được hiệu quả kinh tế.
Đánh giá kết quả học tập của người học trong toàn khóa học bao gồm: kiểm tra định kỳ trong quá trình học tập, kiểm tra hết mô đun và kiểm tra kết thúc khóa học thực hiện theo “Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy ”, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH , ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học
TT | Môn kiểm tra | Hình thức kiểm tra | Thời gian kiểm tra | |
Kiến thức, kỹ năng nghề |
| |||
1 | Lý thuyết nghề | Vấn đáp, trắc nghiệm | Không quá 60 phút | |
2 | Thực hành nghề | Bài thực hành kỹ năng nghề | Không quá 12 giờ | |
|
|
|
|
|
3. Các chú ý khác
Nên tổ chức lớp học tại địa phương, cơ sở sản xuất vào thời điểm thích hợp, chương trình xây dựng trong thời gian 3 tháng nhưng trong thực tế thời gian học tập nên bố trí trùng với chu kỳ sản xuất của cây trồng để rèn kỹ năng nghề cho học viên qua sản xuất thực tế. Có thể mời các chuyên gia hoặc người có tay nghề cao tham gia giảng dạy, hướng dẫn người học.
Trong quá trình thực hiện chương trình nên bố trí cho học viên đi thăm quan các cơ sở sản xuất cây đào, quất cảnh có uy tín hay đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thành công;
Có thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa và hoạt động văn hóa, thể thao khác khi có đủ điều kiện.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ: TRỒNG HOA HUỆ, LAY ƠN, ĐỒNG TIỀN, HỒNG MÔN
(Kèm theo quyết định số 481/QĐ-BNN-TCCB ngày 07 tháng 04 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Tên nghề: Trồng hoa huệ, lay ơn, đồng tiền, hồng môn
Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, đủ sức khoẻ, có trình độ học vấn từ tiểu học trở lên và có nhu cầu học nghề “Trồng hoa huệ, lay ơn, đồng tiền, hồng môn”.
Số lượng mô đun đào tạo: 05
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp
- Kiến thức
+ Nêu được đặc điểm chính của các giống hoa và yêu cầu điều kiện ngoại cảnh khi trồng hoa huệ, lay ơn, đồng tiền, hồng môn;
+ Liệt kê đúng những công việc cần thiết trong quá trình chuẩn bị các điều kiện để tiến hành sản xuất hoa;
+ Trình bày được các công việc trong khâu chuẩn bị giống, trồng và chăm sóc từng loại hoa theo quy trình và điều kiện cụ thể;
+ Nhận biết được sâu bệnh hại từng loại cây hoa;
+ Nêu được tiêu chuẩn hoa bán ra thị trường và trình tự các công việc để tiêu thụ hoa đạt hiệu quả.
- Kỹ năng
+ Thực hiện được những công việc trong quá trình chuẩn bị các điều kiện để trồng hoa huệ, lay ơn, đồng tiền và hồng môn;
+ Thực hiện được các khâu: chuẩn bị giống, trồng và chăm sóc từng loại hoa theo quy trình và các điều kiện cụ thể;
+ Thực hiện được các biện pháp phòng trừ sâu bệnh trên từng loại hoa;
+ Thực hiện được các công việc thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ hoa đạt chất lượng, hiệu quả;
- Thái độ
+ Trung thực, có ý thức tuân thủ quy trình kỹ thuật trong khi thực hiện các công việc trồng các loại hoa đồng tiền, hồng môn, hoa huệ, lay ơn;
+ Có trách nhiệm đối với sản phẩm làm ra.
+ Có ý thức bảo quản vật tư thiết bị và bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ nền nông nghiệp bền vững;
+ Có tinh thần làm việc nhóm, phối hợp trong công việc;
+ Chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm mình đã tích lũy được với cộng đồng.
2. Cơ hội việc làm
Sau khi tốt nghiệp khóa học người học có khả năng tự tổ chức sản xuất hoa đồng tiền, hồng môn, hoa huệ, lay ơn quy mô hộ gia đình hoặc trang trại nhỏ. Người học cũng có thể làm việc tại các cơ sở sản xuất, các chương trình và dự án liên quan đến lĩnh vực sản xuất, kinh doanh hoa.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian khóa học: 3 tháng.
- Thời gian học tập: 12 tuần,
- Thời gian thực học: 440 giờ
- Thời gian kiểm tra hết mô đun và ôn, kiểm tra kết thúc khóa học: 40 giờ (Trong đó ôn và kiểm tra kết thúc khóa học là 16 giờ)
2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian học tập: 480 giờ.
- Thời gian thực học các mô đun đào tạo nghề; 440 giờ, trong đó:
+ Thời gian học lý thuyết: 78 giờ;
+ Thời gian học thực hành: 362 giờ.
III. DANH MỤC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN
Mã MĐ | Tên mô đun | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng Số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | |||
MĐ 01 | Chuẩn bị trồng hoa huệ, lay ơn, đồng tiền, hồng môn | 76 | 14 | 54 | 8 |
MĐ 02 | Trồng và chăm sóc hoa huệ, lay ơn | 140 | 20 | 106 | 14 |
MĐ 03 | Trồng và chăm sóc hoa đồng tiền | 100 | 16 | 74 | 10 |
MĐ 04 | Trồng và chăm sóc hoa hồng môn | 96 | 16 | 70 | 10 |
MĐ 05 | Thu hoạch và bảo quản và tiêu thụ hoa | 52 | 12 | 32 | 8 |
Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học | 16 |
|
| 16 | |
Tổng cộng | 480 | 78 | 336 | 66 |
*Ghi chú: Tổng số giờ kiểm tra (66 giờ) bao gồm: số giờ kiểm tra định kỳ trong từng mô đun (26 giờ - được tính vào thời gian học thực hành); số giờ kiểm tra hết các mô đun (24 giờ) và số giờ ôn, kiểm tra kết thúc khóa học (16 giờ).
IV. CHƯƠNG TRÌNH VÀ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO
Nội dung chi tiết chương trình và giáo trình mô đun xem tại trang web: http://www.omard.gov.vn; Mục: Chương trình và giáo trình đào tạo nghề trình độ sơ cấp
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
1. Hướng dẫn thực hiện các mô đun đào tạo nghề
Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề “Trồng hoa huệ, lay ơn, đồng tiền, hồng môn”được dùng dạy nghề cho lao động nông thôn có nhu cầu học nghề. Khi người học học đủ các mô đun trong chương trình, tham dự và đạt kết quả trung bình trở lên tại kỳ kiểm tra kết thúc khóa học sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề.
Theo yêu cầu của người học có thể dạy toàn bộ hoặc một số mô đun cho học viên và cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành các mô đun đó cho người học.
Chương trình nghề “Trồng hoa huệ, lay ơn, đồng tiền, hồng môn” bao gồm 05 mô đun với các nội dung như sau:
Mô đun 01: “Chuẩn bị trồng hoa huệ, lay ơn, đồng tiền, hồng môn”có thời gian học tập là 76 giờ, trong đó có 14 giờ lý thuyết, 54 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Nhận diện các giống hoa; chuẩn bị đất trồng; chuẩn bị cơ sở vật chất để sản xuất hoa.
Mô đun 02: “Trồng và chăm sóc hoa huệ, lay ơn”có thời gian đào tạo là 140 giờ, trong đó có 20 giờ lý thuyết, 106 giờ thực hành và 14 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Trồng và chăm sóc hoa huệ; trồng và chăm sóc hoa lay ơn; các biện pháp phòng trừ dịch hại trên hoa huệ, lay ơn; thu hoạch và bảo quản củ giống.
Mô đun 03: “Trồng và chăm sóc hoa đồng tiền”có thời gian đào tạo là 100 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 74 giờ thực hành và 10 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Nhân giống hoa đồng tiền; trồng và chăm sóc hoa đồng tiền; các biện pháp phòng trừ dịch hại hoa đồng tiền.
Mô đun 04: ‘Trồng và chăm sóc hoa hồng môn”có thời gian đào tạo là 96 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 70 giờ thực hành và 10 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Nhân giống hoa hồng môn; trồng và chăm sóc hoa hồng môn; các biện pháp phòng trừ dịch hại hoa hồng môn.
Mô đun 05: “Thu hoạch và bảo quản hoa”có thời gian đào tạo là 52 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 32 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Thu hoạch hoa, bảo quản hoa; đóng gói hoa; tiêu thụ sản phẩm hoa.
Đánh giá kết quả học tập của người học trong toàn khóa học bao gồm: kiểm tra định kỳ trong quá trình học tập, kiểm tra hết mô đun và kiểm tra kết thúc khóa học thực hiện theo “Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy ”, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH , ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học
TT | Nội dung kiểm tra | Hình thức kiểm tra | Thời gian kiểm tra |
| Kiến thức, kỹ năng nghề | ||
1 | Lý thuyết nghề | Vấn đáp/Trắc nghiệm | Không quá 60 phút |
2 | Thực hành nghề | Bài thực hành kỹ năng nghề | Không quá 12 giờ |
3. Các chú ý khác
Chương trình dạy nghề “Trồng hoa huệ, lay ơn, đồng tiền, hồng môn” nên tổ chức giảng dạy tại các địa phương hoặc các cơ sở trồng hoa tập trung.
Để thực hiện tốt chương trình, cơ sở đào tạo cần tổ chức lớp học cùng thời gian với thời vụ trồng, chăm sóc, tiêu thụ hoa để thuận lợi cho việc bố trí các nội dung thực hành nhằm rèn luyện kỹ năng. Khi tổ chức giảng dạy, các cơ sở đào tạo cần mời các chuyên gia giỏi nghề cùng tham gia giảng dạy để chia sẻ kinh nghiệm với người học.
Có thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa và hoạt động văn hóa, thể thao khác khi có đủ điều kiện.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ: TRỒNG ĐÀO, LÊ, MẬN
(Kèm theo Quyết định số 481/QĐ-BNN-TCCB ngày 07 tháng 04 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn)
Tên nghề: Trồng đào, lê, mận
Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có sức khỏe, có trình độ từ tiểu học trở lên và có nhu cầu học nghề “Trồng đào, lê, mận”.
Số lượng mô đun đào tạo: 05
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp
- Kiến thức
+ Trình bày được các yêu cầu cơ bản về lập kế hoạch trồng đào, lê, mận.
+ Mô tả được các đặc điểm sinh trưởng, điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hái, sơ chế và bảo quản sản phẩm quả đào, lê, mận.
+ Phân biệt được đặc điểm một số loại sâu, bệnh hại chủ yếu trên cây đào, lê, mận.
+ Liệt kê được các loại chi phí và hiệu quả sản xuất.
- Kỹ năng
+ Thu thập được thông tin cần thiết để lập kế hoạch sản xuất đào, lê, mận đảm bảo tính khả thi, đáp ứng nhu cầu của thị trường.
+ Lựa chọn và nhân giống được cây giống đủ tiêu chuẩn đáp ứng kế hoạch sản xuất.
+ Thực hiện được các công việc: chuẩn bị đất, trồng cây, chăm sóc, bảo vệ thu hoạch, sơ chế và bảo quản sản phẩm quả đảm bảo đứng yêu cầu kỹ thuật;
+ Xác định được một số loại sâu, bệnh hại cây, hại quả và thực hiện được các biện pháp phòng, trừ sâu bệnh hại đảm bảo an toàn, hiệu quả.
+ Lựa chọn được phương thức và nơi tiêu thụ sản phẩm phù hợp; tính toán được doanh thu và lợi nhuận của sản xuất.
- Thái độ
+ Tuân thủ quy trình kỹ thuật trong thực hiện công việc, tiết kiệm vật tư, nguyên liệu, dụng cụ, trang thiết bị sản xuất.
+ Có trách nhiệm đối với chất lượng sản phẩm và đảm bảo an toàn cho lao động; có ý thức bảo vệ môi trường và phát triển sản xuất bền vững.
2. Cơ hội làm việc
Sau khi hoàn thành khóa học trình độ sơ cấp nghề Trồng đào, lê, mận, người học có khả năng tự tổ chức sản xuất tại hộ hoặc trang trại gia đình; người học cũng có thể làm việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh có liên quan đến lĩnh vực của nghề “Trồng đào, lê, mận”.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU
1. Thời gian khóa học và thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian đào tạo: 3 tháng
- Thời gian học tập: 12 tuần
- Thời gian thực học tối thiểu: 440 giờ
- Thời gian kiểm tra hết mô đun và ôn, kiểm tra kết thúc khóa học: 40 giờ (trong đó ôn, kiểm tra kết thúc khóa học: 16 giờ)
2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian học tập: 480 giờ
- Thời gian thực học các mô đun đào tạo nghề: 440 giờ, trong đó:
+ Thời gian học lý thuyết: 96 giờ
+ Thời gian học thực hành: 344 giờ
III. DANH MỤC CÁC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN HỌC TẬP
Mã MĐ | Tên mô đun | Thời gian (giờ) | |||
Tổng Số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra * | |||
MĐ 01 | Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ SP | 80 | 24 | 46 | 10 |
MĐ 02 | Nhân giống đào, lê, mận | 108 | 24 | 72 | 12 |
MĐ 03 | Trồng cây đào | 92 | 16 | 66 | 10 |
MĐ 04 | Trồng cây lê | 92 | 16 | 66 | 10 |
MĐ 05 | Trồng cây mận | 92 | 16 | 66 | 10 |
Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học | 16 |
|
| 16 | |
Tổng cộng | 480 | 96 | 316 | 68 |
* Ghi chú: Tổng số giờ kiểm tra (68 giờ) bao gồm: số giờ kiểm tra định kỳ trong từng mô đun (28 giờ - được tính vào giờ thực hành), số giờ kiểm tra hết mô đun (24 giờ) và số giờ ôn, kiểm tra kết thúc khóa học (16 giờ).
IV. CHƯƠNG TRÌNH VÀ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO
Nội dung chi tiết chương trình và giáo trình mô đun xem tại trang web http://www.omard.gov.vn; Mục: Chương trình và giáo trình đào tạo nghề trình độ sơ cấp.
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
1. Hướng dẫn thực hiện các mô đun đào tạo nghề
Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề “Trồng đào, lê, mận” được dùng dạy nghề cho người lao động có nhu cầu học tập. Khi học viên học đủ các mô đun trong chương trình và đạt kết quả trung bình trở lên tại kỳ kiểm tra kết thúc khóa học sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề.
Theo yêu cầu của người học có thể dạy độc lập từng mô đun hoặc một số mô đun như: Chuẩn bị giống; Trồng cây đào; Trồng cây lê; Trồng cây mận và cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành các mô đun đã học cho người học.
Chương trình nghề “Trồng đào, lê, mận” bao gồm 05 mô đun với các nội dung như sau:
- Mô đun 01: “Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm” có tổng số thời gian đào tạo là 80 giờ, trong đó có 24 giờ lý thuyết, 46 giờ thực hành và 10 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Thu thập thông tin, xác định nhu cầu thị trường, lập kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tính giá thành sản phẩm và xác định hiệu quả của sản xuất.
- Mô đun 02: “Nhân giống đào, lê, mận” có tổng số thời gian đào tạo là 108 giờ, trong đó có 24 giờ lý thuyết, 72 giờ thực hành và 12 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Nhân giống đào, lê, mận bằng một số phương pháp phổ biến hiện nay.
- Mô đun 03: “Trồng cây đào” có tổng số thời gian đào tạo là 92 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 66 giờ thực hành và 10 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Trồng, chăm sóc; thu hoạch, sơ chế và bảo quản sản phẩm đào quả đảm bảo năng suất và chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường.
- Mô đun 04: “Trồng cây lê ” có tổng số thời gian đào tạo là 92 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 66 giờ thực hành và 10 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Trồng, chăm sóc; thu hoạch, sơ chế và bảo quản sản phẩm lê quả đảm bảo năng suất và chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường.
- Mô đun 05: “Trồng cây mận” có tổng số thời gian đào tạo là 92 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 66 giờ thực hành và 10 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế và bảo quản sản phẩm mận quả đảm bảo năng suất và chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Đánh giá kết quả học tập của người học trong toàn khóa học bao gồm: Kiểm tra định kỳ trong quá trình học tập, kiểm tra kết thúc mô đun và kiểm tra kết thúc khóa học được thực hiện theo “Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy”, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 24/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học
TT | Nội dung kiểm tra | Hình thức kiểm tra | Thời gian kiểm tra | |
| Kiến thức, kỹ năng nghề | |||
1 | Kiến thức nghề | Trắc nghiệm hoặc vấn đáp | Không quá 60 phút | |
2 | Thực hành nghề | Bài thực hành kỹ năng nghề | Không quá 12 giờ | |
|
|
|
|
|
3. Các chú ý khác
Nên tổ chức lớp học tại địa phương, cơ sở sản xuất vào thời điểm phù hợp với mùa vụ sản xuất cây giống, trồng và chăm sóc cho 03 loại cây: đào, lê, mận. Chương trình xây dựng trong thời gian 3 tháng nhưng trong thực tế thời gian học tập nên bố trí trùng với chu kỳ sản xuất của cây trồng để rèn kỹ năng nghề cho học viên qua thực tế sản xuất. Có thể mời các chuyên gia hoặc người có tay nghề cao tham gia giảng dạy, hướng dẫn người học.
Trong quá trình thực hiện chương trình nên bố trí cho học viên đi tham quan các cơ sở sản xuất, trồng đào, lê và mận có uy tín hay đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thành công.
Có thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa và hoạt động văn hóa, thể thao khác khi có đủ điều kiện.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ: TRỒNG CÂY BƠ
(Kèm theo Quyết định số 481/QĐ-BNN-TCCB ngày 07 tháng 04 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn)
Tên nghề: Trong cây bơ
Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề
Đối tượng đào tạo: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, đủ sức khoẻ, có trình độ từ tiểu học trở lên và có nhu cầu học nghề “Trồng cây bơ”.
Số lượng mô đun đào tạo: 05
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp
- Kiến thức
+ Nêu được các kế hoạch trồng bơ;
+ Liệt kê được các công việc xây dựng vườn ươm, chuẩn bị cây thực sinh, xây dựng vườn nhân chồi, ghép cây,... để sản xuất bơ giống đạt tiêu chuẩn tốt;
+ Trình bày được kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bơ để đạt năng suất cao;
+ Nêu được kỹ thuật thu hái, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm nhằm đạt hiệu quả kinh tế.
- Kỹ năng
+ Thực hiện được các công việc chuẩn bị đất, cây giống và phân bón lót để trồng bơ.
+ Thực hiện các công việc trồng và chăm sóc bơ đúng kỹ thuật.
+ Thu hái và bảo quản bơ đúng kỹ thuật để đảm bảo chất lượng khi tiêu thụ.
- Thái độ
+ Trung thực, có ý thức tuân thủ quy trình kỹ thuật trong khi thực hiện các công việc sản xuất giống, trồng, chăm sóc, thu hái, tiêu thụ sản phẩm bơ.
+ Có trách nhiệm đối với sản phẩm làm ra và có ý thức bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ nền nông nghiệp bền vững.
2. Cơ hội việc làm
Sau khóa học, người lao động có thể tự sản xuất bơ ở qui mô hộ gia đình, trang trại hoặc làm việc tại các cơ sở sản xuất kinh doanh trồng bơ. Ngoài ra, người học còn có thể tham gia vào các chương trình dự án có liên quan đến nghề “Trồng cây bơ”.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian đào tạo: 03 tháng
- Thời gian học tập: 12 tuần
- Thời gian thực học tối thiểu: 440 giờ.
- Thời gian kiểm tra hết mô đun, kiểm tra kết thúc khóa học: 40 giờ (kiểm tra hết mô đun 20 giờ, ôn và kiểm tra kết thúc khóa học 20 giờ).
2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:
- Thời gian học tập: 480 giờ
- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 440 giờ, trong đó:
+ Thời gian học lý thuyết: 88 giờ.
+ Thời gian học thực hành: 352 giờ.
III. DANH MỤC CÁC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN
Mã MĐ | Tên mô đun | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | |||
MĐ 01 | Xây dựng kế hoạch trồng cây bơ | 64 | 16 | 40 | 8 |
MĐ 02 | Sản xuất cây bơ giống | 116 | 16 | 88 | 12 |
MĐ 03 | Chuẩn bị trồng và trồng mới | 80 | 16 | 56 | 8 |
MĐ 04 | Chăm sóc cây bơ | 132 | 24 | 92 | 16 |
MĐ 05 | Thu hái, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm | 68 | 16 | 44 | 8 |
Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học | 20 |
|
| 20 | |
Tổng cộng | 480 | 88 | 320 | 72 |
* Ghi chú: Tổng số thời gian kiểm tra (72 giờ) bao gồm: Số giờ kiểm tra định kỳ trong từng mô đun (32 giờ - được tính vào thời gian học thực hành); số giờ kiểm tra hết các mô đun (20 giờ) và số giờ ôn, kiểm tra kết thúc khóa học (20 giờ).
IV. CHƯƠNG TRÌNH VÀ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO
Nội dung chi tiết chương trình và giáo trình mô đun xem tại trang web: http://www.omard.gov.vn; Mục: Chương trình và giáo trình đào tạo nghề trình độ sơ cấp
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
1. Hướng dẫn thực hiện các mô đun đào tạo nghề
Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề “Trồng cây bơ” được dùng dạy nghề cho lao động nông thôn có nhu cầu học nghề. Khi học viên học đủ các mô đun trong chương trình này và kết quả đạt trung bình trở lên tại kỳ kiểm tra kết thúc khóa học sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề.
Theo yêu cầu của người học, có thể dạy độc lập các mô đun như: Mô đun 02:“Sản xuất cây bơ giống”; Mô đun 03: “Chuẩn bị trồng và trồng mới”; Mô đun 05: “Thu hái, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm” hoặc kết hợp một số mô đun cho các học viên và cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành các mô đun đó.
Chương trình dạy nghề “Trồng cây bơ” có 05 mô đun với các nội dung như sau:
- Mô đun 01: “Xây dựng kế hoạch trồng cây bơ” có thời gian học tập là 64 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 40 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Tìm hiểu chung về cây bơ; các chế độ canh tác cây bơ; lập kế hoạch trồng cây bơ; dự trù kinh phí đầu tư và dự báo sản lượng bơ; đưa ra quyết định trồng Bơ.
- Mô đun 02: “Sản xuất cây bơ giống” có thời gian học tập là 116 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 88 giờ thực hành và 12 giờ kiểm tra; Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Chọn giống và hạt giống; xây dựng vườn ươm cây giống; chuẩn bị thực sinh; xây dựng vườn nhân chồi; ghép cây, chăm sóc cây sau ghép và xuất vườn nhằm sản xuất bơ giống đạt tiêu chuẩn đem trồng và hiệu quả kinh tế.
- Mô đun 03: “Chuẩn bị trồng và trồng mới” có thời gian học tập là 80 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 56 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Chọn đất, làm đất; thiết kế vườn trồng và đào hố; chuẩn bị phân bón lót; bón lót; trồng mới và trồng xen nhằm trồng bơ đạt năng suất.
- Mô đun 04: “Chăm sóc cây bơ” có thời gian học tập là 132 giờ, trong đó có 24 giờ lý thuyết, 92 giờ thực hành và 16 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Trồng dặm; làm cỏ, xới đất và vun gốc, tủ gốc; tưới nước và tiêu nước; bón phân, tỉa cành tạo tán; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; phòng trừ sâu hại và bệnh hại vườn bơ nhằm đạt năng suất và hiệu quả cao khi trồng bơ.
- Mô đun 05: “Thu hái, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm” có thời gian học tập là 68 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 44 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Xác định thời điểm thu hoạch quả bơ, thu hái; phân loại và bảo quản; tiêu thụ sản phẩm nhằm đảm bảo chất lượng quả và an toàn cho người sử dụng.
2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học
Việc đánh giá hoàn thành khóa học đối với học viên được thực hiện thông qua kiểm tra kết thúc khóa học. Nội dung, hình thức và thời lượng kiểm tra thực hiện như sau:
TT | Nội dung kiểm tra | Hình thức kiểm tra | Thời gian kiểm tra |
Kiến thức, kỹ năng nghề | |||
1 | Lý thuyết nghề | Vấn đáp/Trắc nghiệm | Không quá 60 phút |
2 | Thực hành nghề | Bài thực hành kỹ năng nghề | Không quá 12 giờ |
3. Các chú ý khác
- Chương trình dạy nghề “Trồng cây bơ” nên thể tổ chức giảng dạy tại các địa phương hoặc các cơ sở dạy nghề.
- Để thực hiện tốt chương trình, cơ sở đào tạo cần tổ chức lớp học cùng thời điểm với thời vụ sản xuất giống, trồng, chăm sóc và thu hái với thực tế để thuận lợi cho việc bố trí các nội dung thực hành nhằm rèn luyện kỹ năng nghề cho học viên qua sản xuất thực tế.
- Khi tổ chức giảng dạy, các cơ sở đào tạo cần mời các chuyên gia giỏi nghề cùng tham gia giảng dạy để chia sẻ kinh nghiệm với người học.
- Trong quá trình thực hiện chương trình, nên bố trí cho học viên đi tham quan các cơ sở trồng bơ có uy tín hay đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thành công.
- Có thể tổ chức lồng ghép các hoạt động ngoại khóa có liên quan đến chuyên môn và các hoạt động văn hóa, thể thao khác khi có đủ điều kiện.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ NUÔI NHÍM, CẦY HƯƠNG, CHIM TRĨ
(Kèm theo Quyết định số 481/QĐ-BNN-TCCB ngày 07 tháng 04 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn)
Tên nghề: Nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ
Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có đủ sức khoẻ, có trình độ học vấn từ tiểu học trở lên, có nhu cầu học nghề “Nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ”.
Số lượng mô đun đào tạo: 05
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
- Kiến thức
+ Trình bày được phương pháp lập kế hoạch chăn nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ; các quy trình kỹ thuật sản xuất con giống và các tiêu chuẩn kỹ thuật khi lựa chọn con giống.
+ Nêu được quy trình xây dựng chuồng trại chăn nuôi phù hợp với quy mô sản xuất và điều kiện kinh tế của gia đình, trang trại.
+ Trình bày được kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng nhím, cầy hương, chim trĩ.
+ Giải thích được cơ sở của các biện pháp tác động để điều khiển nhím, cầy hương, chim trĩ sinh sản theo ý muốn nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao.
+ Nhận biết được một số bệnh trong chăn nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ.
+ Trình bày được các biện pháp phòng và trị bệnh trong chăn nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ.
- Kỹ năng
+ Chuẩn bị được đầy đủ các công việc cần thiết trước khi nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ.
+ Xây dựng được chuồng trại chăn nuôi phù hợp với quy mô sản xuất và điều kiện kinh tế của gia đình, trang trại.
+ Sản xuất được con giống nhím, cầy hương, chim trĩ đảm bảo chất lượng tốt trong chăn nuôi.
+ Thực hiện được các công việc chăm sóc và nuôi dưỡng nhím, cầy hương, chim trĩ theo đúng quy trình kỹ thuật để đạt năng suất và hiệu quả cao.
+ Xử lý được các vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất con giống, quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc nhím, cầy hương, chim trĩ.
+ Xây dựng và thực hiện được kế hoạch tiêu thụ sản phẩm nhím, cầy hương, chim trĩ làm ra đạt hiệu quả sản xuất và kinh tế cao nhất.
- Thái độ
+ Hình thành ý thức bảo vệ môi trường, sản xuất theo hướng bền vững.
+ Có ý thức bảo quản vật tư, thiết bị, dụng cụ trong sản xuất, có trách nhiệm đối với sản phẩm do mình làm ra và đảm bảo an toàn cho người sử dụng sản phẩm.
+ Tuyên truyền kiến thức rộng rãi tới người dân cùng tham gia nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ.
- Hình thành ý thức yêu ngành yêu nghề, có thái độ nhận thức đúng đắn trong công việc chăn nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ.
2. Cơ hội việc làm
Sau khi hoàn thành khóa học, học viên có khả năng tự tổ chức nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ ở quy mô hộ gia đình hoặc trang trại nhỏ. Học viên cũng có thể làm việc tại các trang trại, cơ sở sản xuất, các chương trình và dự án liên quan đến lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nhím, cầy hương, chim trĩ.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian đào tạo: 3 tháng.
- Thời gian học tập: 12 tuần.
- Thời gian thực học: 440 giờ
- Thời gian kiểm tra hết mô đun và ôn, kiểm tra kết thúc khóa học: 40 giờ (trong đó ôn thi và kiểm tra kết thúc khóa học là 20 giờ).
2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian học tập: 480 giờ.
- Thời gian thực học các mô đun đào tạo nghề: 440 giờ, trong đó:
+ Thời gian học lý thuyết: 90 giờ;
+ Thời gian học thực hành: 350 giờ
III. DANH MỤC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN
Mã MĐ | Tên mô đun | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra* | |||
MĐ 01 | Lập kế hoạch chăn nuôi | 50 | 10 | 32 | 8 |
MĐ 02 | Nuôi nhím | 120 | 24 | 84 | 12 |
MĐ 03 | Nuôi cầy hương | 120 | 24 | 84 | 12 |
MĐ 04 | Nuôi chim trĩ | 120 | 24 | 84 | 12 |
MĐ 05 | Tiêu thụ sản phẩm | 50 | 8 | 36 | 6 |
Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học | 20 |
|
| 20 | |
Tổng cộng | 480 | 90 | 320 | 70 |
* Ghi chú: Tổng số giờ kiểm tra (70 giờ) bao gồm: số giờ kiểm tra định kỳ trong từng mô đun (30 giờ - tính vào giờ thực hành); số giờ kiểm tra hết các mô đun (20 giờ) và số giờ ôn, kiểm tra kết thúc khóa học (20 giờ).
IV. CHƯƠNG TRÌNH VÀ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO
Nội dung chi tiết chương trình và giáo trình mô đun xem tại trang web http://www.omard.gov.vn; Mục: Chương trình và giáo trình đào tạo nghề trình độ sơ cấp
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
1. Hướng dẫn thực hiện các mô đun đào tạo nghề
Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề “Nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ” được dùng dạy nghề cho lao động nông thôn có nhu cầu học nghề. Khi người học học đủ các mô đun trong chương trình, tham dự và đạt kết quả trung bình trở lên tại kỳ kiểm tra kết thúc khóa học sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề,
Theo yêu cầu của người học, có thể dạy độc lập mô đun 02 “Nuôi nhím”, mô đun 03 “Nuôi cầy hương” và mô đun 04 “Nuôi chim trĩ” cho các học viên và cấp giấy chứng nhận học nghề là đã hoàn thành các mô đun đó.
Chương trình nghề “Nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ” bao gồm 05 mô đun như sau:
- Mô đun 01: “Lập kế hoạch chăn nuôi” có thời gian đào tạo là 60 giờ, trong đó có 10 giờ lý thuyết, 46 giờ thực hành và 04 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề để thực hiện các công việc: Xây dựng kế hoạch nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ.
- Mô đun 02: “Nuôi nhím” có thời gian đào tạo là 120 giờ, trong đó có 24 giờ lý thuyết, 92 giờ thực hành và 04 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề để thực hiện các công việc: Xây dựng chuồng nuôi nhím; lựa chọn con giống; xác định, khẩu phần ăn và cho nhím ăn; chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho nhím.
- Mô đun 03: “Nuôi cầy hương” có thời gian đào tạo là 120 giờ, trong đó có 24 giờ lý thuyết, 92 giờ thực hành và 04 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề để thực hiện các công việc: Xây dựng chuồng nuôi cầy hương; lựa chọn con giống; xác định khẩu phần ăn và cho cầy hương ăn; chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho cầy hương.
- Mô đun 04: “Nuôi chim trĩ” có thời gian đào tạo là 120 giờ, trong đó có 24 giờ lý thuyết, 92 giờ thực hành và 04 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề để thực hiện các công việc: Xây dựng chuồng nuôi chim trĩ; lựa chọn con giống; xác định khẩu phần ăn và cho chim trĩ ăn; chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho chim trĩ.
- Mô đun 05: “Tiêu thụ sản phẩm” có thời gian đào tạo là 40 giờ, trong đó có 8 giờ lý thuyết, 28 giờ thực hành và 4 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho ngươi học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề để thực hiện các công việc: Xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm nhím, cầy hương, chim trĩ.
Đánh giá kết quả học tập của người học trong toàn khóa học bao gồm: kiểm tra định kỳ trong quá trình học tập, kiểm tra hết mô đun và kiểm tra kết thúc khóa học thực hiện theo “Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy”, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 24/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.
2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học
Việc đánh giá hoàn thành khóa học đối với học viên được thực hiện thông qua kiểm tra kết thúc khóa học. Nội dung, hình thức và thời lượng kiểm tra thực hiện như sau:
TT | Nội dung kiểm tra | Hình thức kiểm tra | Thời gian kiểm tra | |
Kiến thức, kỹ năng nghề |
| |||
1 | Lý thuyết nghề | Vấn đáp/Trắc nghiệm | Không quá 60 phút | |
2 | Thực hành nghề | Bài thực hành kỹ năng nghề | Không quá 12 giờ | |
|
|
|
|
|
3. Các chú ý khác
- Để thực hiện tốt chương trình, cơ sở đào tạo cần tổ chức lớp học tại các địa phương hoặc các cơ sở nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ tập trung để thuận lợi cho việc bố trí các nội dung thực hành nhằm rèn luyện kỹ năng. Khi tổ chức giảng dạy, các cơ sở đào có thể mời các chuyên gia hoặc người có tay nghề cao tham gia giảng dạy, hướng dẫn người học.
- Trong quá trình thực hiện chương trình nên bố trí cho học viên đi thăm quan các cơ sở nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ có uy tín hay đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thành công, tạo điều kiện cho học viên được học tập mô hình thực tiễn và thấy được hiệu quả thiết thực của nghề.
- Có thể tổ chức lồng ghép với chương trình dạy nghề các hoạt động ngoại khóa liên quan đến chuyên môn và các hoạt động văn hóa, thể thao phù hợp với điều kiện của lớp học, hoạt động của cơ sở sản xuất và phong tục tập quán của địa phương.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ: NUÔI LỢN RỪNG, LỢN NUÔI THẢ
(Kèm theo Quyết định số 481/QĐ-BNN-TCCB ngày 07 tháng 04 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Tên nghề: Nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả
Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, đủ sức khoẻ, có trình độ từ tiểu học trở lên, có nhu cầu học nghề “Nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả”.
Số lượng mô đun đào tạo: 05
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp
- Kiến thức
+ Nhận biết được đặc điểm lợn rừng, lợn nuôi thả và công tác chuẩn bị chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, thức ăn, nước uống, con giống để nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả.
+ Mô tả được kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng trị bệnh cho lợn rừng, lợn nuôi thả nhằm đạt hiệu quả kinh tế.
- Kỹ năng
+ Chọn được giống lợn để nuôi, xây dựng được chuồng trại, lựa chọn được loại thức ăn thích hợp và hiệu quả.
+ Thực hiện được quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc đúng yêu cầu kỹ thuật.
+ Phòng và trị một số bệnh thông thường cho lợn.
- Thái độ
+ Có ý thức bảo vệ môi trường, phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững.
+ Có ý thức bảo quản vật tư, thiết bị, dụng cụ trong chăn nuôi.
+ Có trách nhiệm đối với quá trình chăn nuôi và sản phẩm chăn nuôi do mình làm ra; đảm bảo an toàn cho người sử dụng sản phẩm.
2. Cơ hội việc làm
Người tốt nghiệp có khả năng làm việc trực tiếp tại các trang trại chăn nuôi hoặc có thể tự tổ chức chăn nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả với quy mô hộ gia đình.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian khóa học: 03 tháng
- Thời gian học tập: 12 tuần
- Thời gian thực học: 440 giờ
- Thời gian kiểm tra hết mô đun và ôn, kiểm tra kết thúc khóa học: 40 giờ (Trong đó ôn thi và kiểm tra kết thúc khóa học là 16 giờ)
2. Phân bổ thời gian học tập tối thiểu
- Thời gian học tập: 480 giờ.
- Thời gian thực học các mô đun đào tạo nghề: 440 giờ, trong đó:
+ Thời gian học lý thuyết: 116 giờ;
+ Thời gian học thực hành: 324 giờ.
III. DANH MỤC CÁC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN HỌC TẬP
Mã MĐ | Tên mô đun | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra * | |||
MĐ 01 | Chuẩn bị điều kiện nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả | 110 | 28 | 70 | 12 |
MĐ 02 | Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn rừng | 102 | 24 | 70 | 8 |
MĐ 03 | Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nuôi thả | 102 | 24 | 70 | 8 |
MĐ 04 | Phòng và trị bệnh cho lợn rừng, lợn nuôi thả | 90 | 24 | 58 | 8 |
MĐ 05 | Tiêu thụ sản phẩm | 60 | 16 | 36 | 8 |
Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học | 16 |
|
| 16 | |
Tổng cộng | 480 | 116 | 304 | 60 |
* Ghi chú: Tổng số thời gian kiểm tra (60 giờ) bao gồm: số giờ kiểm tra định kỳ trong từng mô đun (20 giờ - được tính vào thời gian học thực hành); số giờ kiểm tra hết các mô đun (24 giờ) và số giờ ôn, kiểm tra kết thúc khóa học (16 giờ).
IV. CHƯƠNG TRÌNH VÀ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO
Nội dung chi tiết chương trình và giáo trình mô đun xem tại trang web: http://www.omard.gov.vn; Mục: Chương trình và giáo trình đào tạo nghề trình độ sơ cấp
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
1. Hướng dẫn thực hiện các mô đun đào tạo nghề
Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả được dùng dạy nghề cho lao động nông thôn có nhu cầu học nghề. Khi học viên học đủ các mô đun trong chương trình này và đạt kết quả trung bình trở lên tại kỳ kiểm tra kết thúc khóa học sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề.
Theo yêu cầu của người học, có thể dạy độc lập một hoặc một số mô đun cho các học viên và cấp giấy chứng nhận học nghề là đã hoàn thành các mô đun đó.
Chương trình dạy nghề nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả bao gồm 05 mô đun với các nội dung như sau:
- Mô đun 01: “Chuẩn bị điều kiện nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả” có thời gian đào tạo là 110 giờ, trong đó có 28 giờ lý thuyết, 70 giờ thực hành và 12 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: nắm được đặc điểm một số giống lợn rừng, lợn nuôi thả; cách ghép đôi, lai tạo nhằm tạo ra các con lai; bố trí khu chăn nuôi; lựa chọn nguyên liệu; cách chế biến, bảo quản và sử dụng thức ăn cho lợn rừng, lợn nuôi thả.
- Mô đun 02: “Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn rừng” có thời gian học tập là 102 giờ, trong đó có 24 giờ lý thuyết, 70 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: chọn giống; nuôi dưỡng, chăm sóc lợn rừng.
- Mô đun 03: “Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nuôi thả” có thời gian học tập là 102 giờ, trong đó có 24 giờ lý thuyết, 70 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: chọn giống; nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nuôi thả.
- Mô đun 04: “Phòng và trị bệnh cho lợn rừng, lợn nuôi thả” có thời gian học tập là 90 giờ, trong đó có 24 giờ lý thuyết, 58 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: phòng và điều trị các bệnh thường gặp trên lợn rừng, lợn nuôi thả.
- Mô đun 05 “Tiêu thụ sản phẩm” có thời gian học tập là 60 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 36 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: định hướng được phương thức tiêu thụ sản phẩm; ước tính được hiệu quả trong chăn nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả.
Đánh giá kết quả học tập của người học trong toàn khóa học bao gồm: kiểm tra định kỳ trong từng mô đun, kiểm tra hết mô đun và kiểm tra kết thúc khóa học, được thực hiện theo “Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy”, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học
Việc đánh giá hoàn thành khóa học đối với học viên được thực hiện thông qua kiểm tra kết thúc khóa học. Nội dung, hình thức và thời lượng kiểm tra thực hiện như sau:
TT | Môn kiểm tra | Hình thức kiểm tra | Thời gian kiểm tra | |
Kiến thức, kỹ năng nghề |
| |||
1 | Lý thuyết nghề | Vấn đáp, trắc nghiệm | Không quá 60 phút | |
2 | Thực hành nghề | Bài thực hành kỹ năng nghề | Không quá 12 giờ | |
|
|
|
|
|
3. Các chú ý khác
Số học viên nên bố trí khoảng 30 người/lớp (có thể thay đổi cho phù hợp tình hình thực tế).
Trong quá trình thực hiện, để đạt hiệu quả cao trong đào tạo và phù hợp với thực tế, các cơ sở dạy nghề và giáo viên nên bố trí cho người học đi thăm quan tại các hộ, trang trại chăn nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả trong vùng để học viên được tiếp xúc với thực tế, học hỏi sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
Có thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa và hoạt động văn hóa, thể thao khác khi có đủ điều kiện.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ: NUÔI HƯƠU, NAI
(Kèm theo Quyết định số 481/QĐ-BNN-TCCB ngày 07 tháng 04 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Tên nghề: Nuôi hươu, nai
Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, đủ sức khỏe, có trình độ từ tiểu học trở lên và có nhu cầu học nghề “Nuôi hươu, nai”.
Số lượng mô đun đào tạo: 06
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp
- Kiến thức
+ Liệt kê được các công việc cần làm trong chuẩn bị điều kiện nuôi; chuẩn bị giống và chuẩn bị thức ăn cho hươu, nai.
+Mô tả được các công việc cần làm trong nuôi dưỡng và chăm sóc hươu, nai.
+ Trình bày được các công việc cần làm trong thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm.
- Kỹ năng
+ Thực hiện được các công việc chuẩn bị điều kiện nuôi, chuẩn bị giống và thức ăn cho hươu, nai theo đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo chất lượng.
+ Làm được các công việc nuôi dưỡng và chăm sóc hươu, nai theo đúng quy trình kỹ thuật.
+ Thực hiện được các công việc thu hoạch, bảo quản theo quy trình kỹ thuật và tiêu thụ được sản phẩm.
- Thái độ
+ Trung thực, khách quan, cẩn thận.
+ Tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật nuôi hươu, nai.
+ Có ý thức bảo vệ môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm.
2. Cơ hội việc làm
Sau khi hoàn thành khóa học, người học có khả năng tự tổ chức nuôi hươu, nai ở quy mô hộ gia đình, nhóm hộ gia đình, trang trại, hoặc làm việc trực tiếp tại hợp tác xã và các cơ sở chăn nuôi khác.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian đào tạo: 3 tháng
- Thời gian học tập: 12 tuần
- Thời gian thực học: 440 giờ
- Thời gian kiểm tra hết mô đun, ôn và kiểm tra kết thúc khóa học: 40 giờ (trong đó ôn và kiểm tra kết thúc khóa học: 16 giờ).
2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian học tập: 480 giờ.
- Thời gian thực học các mô đun đào tạo nghề: 440 giờ, trong đó:
+ Thời gian học lý thuyết: 80 giờ.
+ Thời gian học thực hành: 360 giờ.
III. DANH MỤC CÁC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN HỌC TẬP
Mã MĐ | Tên mô đun | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra* | |||
MĐ 01 | Chuẩn bị điều kiện nuôi hươu, nai | 72 | 12 | 52 | 8 |
MĐ 02 | Chuẩn bị giống hươu, nai | 68 | 12 | 48 | 8 |
MĐ 03 | Chuẩn bị thức ăn cho hươu, nai | 64 | 12 | 44 | 8 |
MĐ 04 | Nuôi dưỡng hươu, nai | 72 | 12 | 52 | 8 |
MĐ 05 | Chăm sóc hươu, nai | 96 | 16 | 72 | 8 |
MĐ 06 | Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm | 92 | 16 | 68 | 8 |
Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học | 16 |
|
| 16 | |
Tổng cộng | 480 | 80 | 336 | 64 |
* Ghi chú: Tổng số thời gian kiểm tra (64 giờ) bao gồm: Số giờ kiểm tra định kỳ trong từng mô đun (24 giờ - được tính vào thời gian học thực hành); số giờ kiểm tra hết các mô đun (24 giờ) và số giờ ôn, kiểm tra kết thúc khóa học (16 giờ).
IV. CHƯƠNG TRÌNH VÀ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO
Nội dung chi tiết chương trình và giáo trình mô đun xem tại trang web: http://www.omard.gov.vn; Mục: Chương trình và giáo trình đào tạo nghề trình độ sơ cấp
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
1. Hướng dẫn thực hiện các mô đun đào tạo nghề
Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề nuôi hươu, nai dùng dạy nghề cho lao động nông thôn có nhu cầu học nghề. Khi người học học đủ các mô đun trong chương trình, tham dự và đạt kết quả trung bình trở lên tại kỳ kiểm tra kết thúc khóa học sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề.
Theo yêu cầu của người học, người sử dụng lao động, cơ sở dạy nghề có thể chọn dạy độc lập từng mô đun hoặc dạy kết hợp một số mô đun với nhau như mô đun “Chuẩn bị thức ăn cho hươu, nai” với mô đun “Nuôi dưỡng hươu, nai”. Sau khi kết thúc khóa học, cơ sở dạy nghề cấp giấy chứng nhận, học nghề là đã hoàn thành các mô đun đó.
- Chương trình dạy nghề “Nuôi hươu, nai” bao gồm 6 mô đun với các nội dung sau:
Mô đun 01: “Chuẩn bị điều kiện nuôi hươu, nai” có thời gian học tập là 72 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 52 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: chọn phương thức nuôi; lập kế hoạch nuôi; chọn địa điểm chuồng nuôi; chuẩn bị chuồng nuôi và dụng cụ nuôi hươu, nai.
Mô đun 02: “Chuẩn bị giống hươu, nai” có thời gian học tập là 68 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 48 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Chọn giống để nuôi; chọn lọc giống; nhân giống, theo dõi và quản lý giống.
Mô đun 03: “Chuẩn bị thức ăn cho hươu, nai” có thời gian học tập là 64 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 44 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Phân loại thức ăn; chọn các loại thức ăn; chế biến thức ăn; phối trộn và bảo quản thức ăn.
Mô đun 04: “Nuôi dưỡng hươu, nai” có thời gian học tập là 72 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 52 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Nuôi dưỡng hươu, nai đực giống và lấy nhung; nuôi dưỡng hươu, nai cái sinh sản; nuôi dưỡng hươu, nai con và lấy thịt.
Mô đun 05: “Chăm sóc hươu, nai” có thời gian học tập là 96 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 72 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Vệ sinh chuồng trại, vận động, tắm chải, phân đàn, ghép đàn; phòng bệnh và trị bệnh cho hươu, nai.
Mô đun 06: “Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm” có thời gian học tập là 92 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 68 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện, được các công việc: Chọn thời điểm, thời vụ thu hoạch; thu hoạch, phân loại, sơ chế, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm.
- Đánh giá kết quả học tập của người học trong toàn khóa học bao gồm: kiểm tra định kỳ trong từng mô đun, kiểm tra hết mô đun và kiểm tra kết thúc khóa học, được thực hiện theo “Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy” ban hành, kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học
Việc đánh giá hoàn thành khóa học đối với học viên được thực hiện thông qua kiểm tra kết thúc khóa học. Nội dung, hình thức và thời lượng thực hiện theo hướng dẫn sau:
TT | Nội dung kiểm tra | Hình thức kiểm tra | Thời gian kiểm tra |
Kiến thức, kỹ năng nghề | |||
1 | Kiến thức nghề | Vấn đáp hoặc trắc nghiệm | Không quá 60 phút |
2 | Thực hành nghề | Bài thực hành kỹ năng nghề | Không quá 8 giờ |
3. Các chú ý khác
Nên tổ chức lớp học ngay tại địa phương, cơ sở sản xuất vào thời điểm nông nhàn và có đủ cơ sở vật chất cần thiết. Chương trình xây dựng cho khóa dạy nghề trong thời gian 3 tháng, nhưng trong thực tế, có thể bố trí học tập thành từng giai đoạn trùng với chu kỳ sản xuất của hươu nai, để rèn kỹ năng nghề cho học viên qua thực tiễn sản xuất. Trong quá trình dạy nghề, có thể tổ chức mời các chuyên gia, người có tay nghề cao tham gia giảng dạy, hướng dẫn, đánh giá người học; có thể kết hợp việc dạy nghề và đánh giá kết quả của người học với việc tổ chức cho người học trực tiếp tham gia sản xuất ra sản phẩm.
Cố gắng bố trí cho học viên đi thăm quan các cơ sở nuôi hươu, nai có uy tín, áp dụng thành công tiến bộ khoa học kỹ thuật, tạo điều kiện cho học viên được học tập mô hình thực tiễn và thấy được hiệu quả thiết thực của nghề.
Có thể tổ chức lồng ghép với chương trình dạy nghề các hoạt động ngoại khóa liên quan đến chuyên môn và các hoạt động văn hóa, thể thao phù hợp với điều kiện của lớp học, hoạt động của cơ sở sản xuất và phong tục tập quán của địa phương.
CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ: NUÔI CHIM CÚT, CHIM BỒ CÂU THƯƠNG PHẨM
(Kèm theo Quyết định số 481/QĐ-BNN-TCCB ngày 07 tháng 04 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Tên nghề: Nuôi chim cút, chim bồ câu thương phẩm
Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, đủ sức khoẻ, có trình độ học vấn từ tiểu học trở lên và có nhu cầu học nghề “Nuôi chim cút, chim bồ câu thương phẩm”
Số lượng mô đun đào tạo: 06
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1. Kiến thức, kỹ năng nghề và thái độ nghề nghiệp
- Kiến thức
+ Trình bày được nội dung cơ bản về nhận biết đặc điểm sinh học chim cút, chuẩn bị chuồng trại, dụng cụ, trang thiết bị chăn nuôi, chuẩn bị thức ăn, nước uống, con giống, nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng, trị bệnh cho chim cút.
+ Mô tả được các công việc về nhận biết đặc điểm sinh học chim bồ câu, chuẩn bị chuồng trại, dụng cụ, trang thiết bị chăn nuôi, chuẩn bị thức ăn, nước uống, con giống, nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng, trị bệnh cho chim bồ câu.
+ Trình bày được nội dung cơ bản về thu hoạch sản phẩm, giới thiệu sản phẩm, chuẩn bị địa điểm bán sản phẩm, thực hiện bán sản phẩm và tính hiệu quả kinh tế trong nuôi chim cút, chim bồ câu thương phẩm.
- Kỹ năng
+ Tổ chức được chăn nuôi chim cút con, chim cút thịt và chim cút sinh sản đúng kỹ thuật, an toàn dịch bệnh và hiệu quả.
+ Tổ chức được chăn nuôi chim bồ câu thịt và chim bồ câu sinh sản đúng kỹ thuật, an toàn dịch bệnh và hiệu quả.
+ Tổ chức được bán sản phẩm chăn nuôi chim cút, chim bồ câu phù hợp với quy mô sản xuất, hiệu quả.
- Thái độ
+ Chấp hành chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực chăn nuôi nói chung và nuôi chim cút, chim bồ câu thương phẩm nói riêng.
+ Có ý thức bảo vệ môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm.
2. Cơ hội việc làm
Chương trình dạy nghề phục vụ đối tượng học là lao động nông thôn, nên người học sau khi học xong khóa học, trước hết phải làm việc tốt tại địa phương, trên trang trại, đất đai của mình nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho gia đình, đồng thời có thể làm việc tại trại chăn nuôi tư nhân hoặc cơ sở chăn nuôi, giữ giống chim cút, chim bồ câu.
I. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian đào tạo: 03 tháng.
- Thời gian học tập: 12 tuần.
- Thời gian thực học: 480 giờ.
- Thời gian kiểm tra hết mô đun và ôn, kiểm tra kết thúc khóa học: 40 giờ (Trong đó ôn và kiểm tra kết thúc khóa học: 16 giờ).
2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian học tập: 480 giờ
- Thời gian thực học các mô đun đào tạo nghề: 440 giờ, trong đó:
+ Thời gian học lý thuyết: 84 giờ,
+ Thời gian học thực hành: 356 giờ.
III. DANH MỤC CÁC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN HỌC TẬP
Mã mô đun | Tên mô đun | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra* | |||
MĐ 01 | Nuôi chim cút con | 76 | 12 | 56 | 8 |
MĐ 02 | Nuôi chim cút thịt | 76 | 12 | 56 | 8 |
MĐ 03 | Nuôi chim cút sinh sản | 80 | 16 | 56 | 8 |
MĐ 04 | Nuôi chim bồ câu thịt | 80 | 16 | 56 | 8 |
MĐ 05 | Nuôi chim bồ câu sinh sản | 80 | 16 | 56 | 8 |
MĐ 06 | Bán sản phẩm chim cút, chim bồ câu | 72 | 12 | 52 | 8 |
Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học | 16 |
|
| 16 | |
Tổng cộng: | 480 | 84 | 332 | 64 |
* Ghi chú: Tổng số thời gian kiểm tra (64 giờ) bao gồm: Số giờ kiểm tra định kỳ trong từng mô đun (24 giờ - được tính vào thời gian học thực hành); số giờ kiểm tra hết các mô đun (24 giờ) và số giờ ôn, kiểm tra kết thúc khóa học (16 giờ).
IV. CHƯƠNG TRÌNH VÀ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO
Nội dung chi tiết chương trình và giáo trình mô đun xem tại trang web: http://www.omard.gov.vn; Mục: Chương trình và giáo trình đào tạo nghề trình độ sơ cấp.
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
1. Hướng dẫn thực hiện các mô đun đào tạo nghề
Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề “Nuôi chim cút, chim bồ câu thương phẩm” dùng để dạy nghề cho lao động nông thôn có nhu cầu học nghề. Khi người học học đủ các mô đun trong chương trình, tham dự và đạt kết quả trung bình trở lên tại kỳ kiểm tra kết thúc khóa học sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề.
- Theo yêu cầu của người học, người sử dụng lao động,.. .cơ sở dạy nghề có thể dạy độc lập từng mô đun hoặc dạy kết hợp một số mô đun với nhau như mô đun: “Nuôi chim cút con” với mô đun: “Nuôi chim cút thịt” và mô đun: “Bán sản phẩm chim cút, chim bồ câu thương phẩm”, Sau khi kết thúc khóa học, học viên được cấp giấy chứng nhận học nghề là đã hoàn thành các mô đun đó.
- Chương trình dạy nghề bao gồm 6 mô đun như sau:
Mô đun 01 “Nuôi chim cút con” có thời gian học tập là 76 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 56 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề để thực hiện được các công việc: nhận biết đặc điểm sinh học chim cút, chuẩn bị chuồng trại, dụng cụ, trang thiết bị chăn nuôi, chuẩn bị thức ăn, nước uống, con giống, nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng, trị bệnh cho chim cút con.
Mô đun 02 “Nuôi chim cút thịt” có thời gian học tập là 76 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 56 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề để thực hiện được các công việc: Chuẩn bị chuồng trại, dụng cụ, trang thiết bị chăn nuôi, chuẩn bị thức ăn, nước uống, con giống, nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng, trị bệnh cho chim cút thịt.
Mô đun 03 “Nuôi chim cút sinh sản” có thời gian học tập là 80 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 56 giờ thực hành, 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề để thực hiện được các công việc: Chuẩn bị chuồng trại, dụng cụ, trang thiết bị chăn nuôi, chuẩn bị thức ăn, nước uống, con giống, nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng, trị bệnh cho chim cút sinh sản.
Mô đun 04 “Nuôi chim bồ câu thịt” có thời gian học tập là 80 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 56 giờ thực hành, 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề để thực hiện được các công việc: Chuẩn bị chuồng trại, dụng cụ, trang thiết bị chăn nuôi, chuẩn bị thức ăn, nước uống, con giống, nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng, trị bệnh cho chim bồ câu thịt.
Mô đun 05 “Nuôi chim bồ câu sinh sản” có thời gian học tập là 80 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 56 giờ thực hành, 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề để thực hiện được các công việc: Chuẩn bị chuồng trại, dụng cụ, trang thiết bị chăn nuôi, chuẩn bị thức ăn, nước uống, con giống, nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng, trị bệnh cho chim bồ câu sinh sản.
Mô đun 06 “Bán sản phẩm chim cút, chim bồ câu” có thời gian học tập là 72 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 52 giờ thực hành, 8 giờ kiểm tra, Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề để thực hiện được các công việc: Thu sản phẩm, giới thiệu sản phẩm, chuẩn bị địa điểm bán sản phẩm, bán sản phẩm và tính toán hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi chim cút, chim bồ câu thương phẩm.
- Đánh giá kết quả học tập của người học trong toàn khóa học bao gồm: kiểm tra định kỳ trong từng mô đun, kiểm tra hết mô đun và kiểm tra kết thúc khóa học, được thực hiện theo “Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy”, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học
Việc đánh giá hoàn thành khóa học đối với học viên được thực hiện thông qua kiểm tra kết thúc khoa học, Nội dung, hình thức và thời lượng thực hiện theo hướng dẫn sau:
TT | Nội dung kiểm tra | Hình thức kiểm tra | Thời gian kiểm tra |
Kiến thức, kỹ năng nghề | |||
1 2 | Kiến thức nghề Kỹ năng nghề | Trắc nghiệm hoặc vấn đáp Bài thực hành kỹ năng nghề | Không quá 60 phút Không quá 8 giờ |
3. Các chú ý khác
- Nên tổ chức lớp học ngay tại địa phương, cơ sở sản xuất Chương trình xây dựng cho khóa dạy nghề trong thời gian 3 tháng, nhưng trong thực tế, có thể bố trí học tập thành từng giai đoạn trùng với chu kỳ sản xuất chăn nuôi chim cút, chim bồ câu thương phẩm để rèn kỹ năng nghề cho học viên qua thực tiễn sản xuất. Trong quá trình dạy nghề, có thể tổ chức mời các chuyên gia, người có tay nghề cao tham gia giảng dạy, hướng dẫn, đánh giá người học; có thể kết hợp việc dạy nghề và đánh giá kết quả của người học với việc tổ chức cho người học trực tiếp tham gia sản xuất ra sản phẩm.
- Bố trí cho học viên đi thăm quan các cơ sở chăn nuôi chim cút, chim bồ câu có uy tín, áp dụng thành công tiến bộ khoa học kỹ thuật, tạo điều kiện cho học viên được học tập mô hình thực tiễn và thấy được hiệu quả thiết thực của nghề; Có thể tổ chức lồng ghép với chương trình dạy nghề các hoạt động ngoại khóa liên quan đến chuyên môn và các hoạt động văn hóa, thể thao phù hợp với điều kiện của lớp học, hoạt động của cơ sở sản xuất và phong tục tập quán của địa phương.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ: NUÔI RẮN, KỲ ĐÀ, TẮC KÈ
(Kèm theo Quyết định số 481/QĐ-BNN-TCCB ngày 07 tháng 04 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Tên nghề: Nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè
Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, đủ sức khỏe, có trình độ học vấn tiểu học trở lên
Số lượng mô đun đào tạo: 07
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp
- Kiến thức
Mô tả được những nội dung cơ bản của các công việc phải thực hiện trong nghề “Nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè” như: chuẩn bị chuồng trại, chọn giống, chuẩn bị thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng, phòng trị bệnh và bán sản phẩm.
- Kỹ năng
+ Thực hiện thuần thục các công việc: Chuẩn bị chuồng trại, chuẩn bị dụng cụ chăn nuôi theo đúng yêu cầu kỹ thuật;
+ Xác định và lựa chọn được con giống tốt để nuôi;
+ Chọn được thức ăn và chăm sóc, nuôi dưỡng đúng kỹ thuật;
+ Phát hiện và phòng trị bệnh kịp thời.
- Thái độ
+ Chấp hành chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực chăn nuôi nói chung và nuôi bò sát nói riêng;
+ Cần cù, cẩn thận, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc và sẵn sàng giúp đỡ và chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp;
+ Có ý thức bảo vệ môi trường; giữ gìn vệ sinh, an toàn thực phẩm và an toàn lao động.
2. Cơ hội việc làm
Sau khóa học, người học có thể tự tổ chức nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè ở quy mô hộ gia đình, trang trại, hợp tác xã hoặc làm việc tại các cơ sở chăn nuôi tập trung.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian đào tạo: 03 tháng
- Thời gian học tập: 12 tuần
- Thời gian thực học tối thiểu: 440 giờ
- Thời gian kiểm tra hết mô đun và ôn, kiểm tra kết thúc khóa học: 40 giờ (trong đó ôn, kiểm tra kết thúc khóa học: 16 giờ)
2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian học tập: 480 giờ
- Thời gian thực học các mô đun đào tạo nghề: 440 giờ, trong đó:
+ Thời gian học lý thuyết: 92 giờ
+ Thời gian học thực hành: 348 giờ.
III. DANH MỤC CÁC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN HỌC TẬP
Mã MĐ | Tên mô đun | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra* | |||
MĐ 01 | Nuôi rắn thịt | 84 | 16 | 60 | 8 |
MĐ 02 | Nuôi rắn sinh sản | 92 | 16 | 68 | 8 |
MĐ 03 | Nuôi kỳ đà thịt | 72 | 12 | 52 | 8 |
MĐ 04 | Nuôi kỳ đà sinh sản | 64 | 12 | 44 | 8 |
MĐ 05 | Nuôi tắc kè thương phẩm | 64 | 12 | 44 | 8 |
MĐ 06 | Nuôi tắc kè sinh sản | 44 | 12 | 24 | 8 |
MĐ 07 | Bán sản phẩm | 44 | 12 | 24 | 8 |
Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học | 16 |
|
| 16 | |
Tổng cộng | 480 | 92 | 316 | 72 |
* Ghi chú: Tổng số thời gian kiểm tra (72 giờ) bao gồm: số giờ kiểm tra định kỳ trong từng mô đun (32 giờ - được tính vào thời gian học thực hành); số giờ kiểm tra hết các mô đun (24 giờ) và số giờ ôn, kiểm tra kết thúc khóa học (16 giờ).
IV. CHƯƠNG TRÌNH VÀ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO
Nội dung chi tiết chương trình và giáo trình mô đun xem tại trang web http://www.omard.gov.vn; Mục: Chương trình và giáo trình đào tạo nghề trình độ sơ cấp
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
1. Hướng dẫn thực hiện các mô đun đào tạo nghề
Chương trình dạy nghề “Nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè” trình độ sơ cấp được dùng dạy nghề cho nông dân hoặc những người có nhu cầu học nghề. Khi học viên học đủ các mô đun trong chương trình này và đạt kết quả trung bình trở lên tại kỳ kiểm tra kết thúc khóa học sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề.
Theo yêu cầu của người học hoặc người sử dụng lao động, cơ sở dạy nghề có thể chọn dạy độc lập từng mô đun hoặc dạy kết hợp một số mô đun liên quan với nhau (ví dụ: kết hợp MĐ 01 với MĐ 02 và MĐ 07; kết hợp MĐ 03 với MĐ 04 và MĐ 07,...). Sau khi kết thúc khóa học, cơ sở dạy nghề cấp cho học viên giấy chứng nhận học nghề đã hoàn thành các mô đun đó.
Chương trình dạy nghề “Nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè” có 07 mô đun:
- Mô đun 01: “Nuôi rắn thịt” có tổng thời gian là 84 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 60 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Chuẩn bị chuồng trại; chọn con giống; chế biến thức ăn; chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho rắn thịt.
- Mô đun 02: “Nuôi rắn sinh sản” có tổng thời gian là 92 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 68 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Chuẩn bị chuồng trại; chọn con giống; chế biến thức ăn; chăm sóc nuôi dưỡng; cách ấp trứng và phòng trị bệnh cho rắn sinh sản .
- Mô đun 03: “Nuôi kỳ đà thịt” có tổng thời gian là 72 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 52 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Chuẩn bị chuồng trại; chọn con giống; chế biến thức ăn; chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho kỳ đà thịt.
- Mô đun 04: “Nuôi kỳ đà sinh sản” có tổng thời gian là 64 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 44 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Chuẩn bị chuồng trại; chọn con giống; chế biến thức ăn; chăm sóc nuôi dưỡng, cách ấp trứng và phòng trị bệnh cho kỳ đà sinh sản.
- Mô đun 05: “Nuôi tắc kè thương phẩm” có tổng thời gian là 64 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 44 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Chuẩn bị chuồng trại; chọn con giống; chế biến thức ăn; chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho tắc kè thương phẩm.
- Mô đun 06: “Nuôi tắc kè sinh sản” có tổng thời gian là 44 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 24 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Chuẩn bị chuồng trại; chọn con giống; chế biến thức ăn; chăm sóc nuôi dưỡng; cách ấp trứng và phòng trị bệnh cho tắc kè sinh sản .
- Mô đun 07: “Bán sản phẩm” có tổng thời gian là 44 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 24 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Nhận biết thời điểm thu hoạch; giới thiệu sản phẩm; tính lợi nhuận trong chăn nuôi.
Đánh giá kết quả học tập của người học trong toàn khóa học bao gồm: kiểm tra định kỳ trong từng mô đun, kiểm tra hết mô đun và kiểm tra kết thúc khóa học, được thực hiện theo “Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy”, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học
Việc đánh giá hoàn thành khóa học đối với học viên được thực hiện thông qua kiểm tra kết thúc khóa học. Nội dung, hình thức và thời lượng kiểm tra thực hiện như sau:
TT | Nội dung kiểm tra | Hình thức kiểm tra | Thời gian kiểm tra |
| Kiến thức kỹ năng nghề |
| |
1 | Kiến thức nghề | Vấn đáp, hoặc trắc nghiệm | Không quá 60 phút |
2 | Kỹ năng nghề | Bài thực hành kỹ năng nghề | Không quá 8 giờ |
3. Các chú ý khác
- Để thực hiện chương trình có hiệu quả, cơ sở dạy nghề cần tổ chức lớp học tại các địa phương hoặc các cơ sở nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè tập trung để thuận lợi cho việc tổ chức dạy nghề theo phương pháp tích hợp. Bố trí các nội dung thực hành phù hợp nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề cho học viên. Khi tổ chức giảng dạy, các cơ sở dạy nghề có thể mời các chuyên gia hoặc người có tay nghề cao cùng tham gia giảng dạy và hướng dẫn người học.
- Chương trình xây dựng cho khóa học trong thời gian 3 tháng, trong thực tế, có thể tổ chức cho học viên học thành từng giai đoạn phù hợp với chu kỳ nuôi như: chuẩn bị chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, lựa chọn con giống, chọn thức ăn, chăm sóc, nuôi dưỡng, phát hiện và phòng trị bệnh ... để rèn luyện kiến thức, kỹ năng nghề cho học viên qua thực tiễn sản xuất.
- Trong quá trình thực hiện chương trình nên bố trí cho học viên đi thăm quan các cơ sở nuôi có uy tín hay đã áp dụng thành công tiến bộ khoa học kỹ thuật để học viên có thể học hỏi và thấy được hiệu quả thiết thực của nghề;
- Có thể tổ chức lồng ghép với chương trình dạy nghề các hoạt động ngoại khóa và hoạt động văn hóa, thể thao khác cho học viên khi có đủ điều kiện./.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ: CHĂN NUÔI CỪU
(Kèm theo Quyết định số 481/QĐ-BNN-TCCB ngày 07 tháng 04 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Tên nghề: Chăn nuôi cừu
Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, đủ sức khỏe, có trình độ tiểu học trở lên và có nhu cầu học nghề chăn nuôi cừu.
Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 06
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề
II. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp
- Kiến thức
+ Nêu được trình tự thực hiện, nội dung các công việc chính phải làm trong nghề chăn nuôi cừu: chuẩn bị điều kiện nuôi; chuẩn bị con giống; chuẩn bị thức ăn nước uống; nuôi dưỡng, chăm sóc;
+ Mô tả được triệu chứng, cách phòng và trị một số bệnh thông thường cho cừu;
+ Trình bày được các bước công việc cần làm khi tiêu thụ sản phẩm; cách tính thu, chi, lỗ, lãi trong chăn nuôi cừu.
+ Có hiểu biết về chăn nuôi cừu theo tiêu chuẩn nông nghiệp sạch.
- Kỹ năng
+ Chuẩn bị được các điều kiện để chăn nuôi cừu: khảo sát điều kiện chăn nuôi cừu; chuẩn bị được chuồng trại, trang thiết bị dụng cụ, con giống, thức ăn đúng tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng;
+ Thực hiện được nuôi dưỡng và chăm sóc cừu đúng quy trình kỹ thuật;
+ Thực hiện được phòng và trị các bệnh thường xảy ra trên cừu;
+ Tổ chức tiêu thụ sản phẩm cừu đạt kết quả, hiệu quả.
- Thái độ
+ Tận tụy, yêu nghề, có đạo đức nghề nghiệp
+ Có ý thức bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh an toàn thực phẩm trong chăn nuôi cừu.
2. Cơ hội việc làm
Sau khi hoàn thành khóa học, người học có khả năng tự tổ chức nuôi cừu ở quy mô hộ gia đình, nhóm hộ gia đình, trang trại hoặc làm việc tại hợp tác xã và các cơ sở chăn nuôi cừu.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian đào tạo: 3 tháng
- Thời gian học tập: 12 tuần
- Thời gian thực học tối thiểu: 440 giờ
- Thời gian kiểm tra hết mô đun, ôn và kiểm tra kết thúc khóa học: 40 giờ (trong đó ôn và kiểm tra kết thúc khóa học: 16 giờ).
2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian học tập: 480 giờ.
- Thời gian thực học các mô đun đào tạo nghề: 440 giờ, trong đó:
+ Thời gian học lý thuyết: 84 giờ.
+ Thời gian học thực hành: 356 giờ.
III. DANH MỤC CÁC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN HỌC TẬP
Mã MĐ | Tên mô đun | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra* | |||
MĐ 01 | Chuẩn bị điều kiện nuôi | 68 | 10 | 50 | 8 |
MĐ 02 | Chuẩn bị con giống | 68 | 10 | 50 | 8 |
MĐ 03 | Chuẩn bị thức ăn nước uống | 72 | 12 | 52 | 8 |
MĐ 04 | Nuôi dưỡng chăm sóc | 134 | 24 | 96 | 14 |
MĐ 05 | Phòng và trị bệnh | 92 | 20 | 62 | 10 |
MĐ 06 | Tiêu thụ sản phẩm | 30 | 8 | 18 | 4 |
Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học | 16 |
|
| 16 | |
Tổng cộng | 480 | 84 | 328 | 68 |
* Ghi chú: Tổng số giờ kiểm tra 68 giờ gồm: số giờ kiểm tra định kỳ trong từng mô đun (28 giờ - được tính vào giờ thực hành), số giờ kiểm tra hết mô đun (24 giờ), số giờ ôn và kiểm tra kết thúc khóa học (16 giờ).
IV. CHƯƠNG TRÌNH VÀ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO
Nội dung chi tiết chương trình và giáo trình mô đun xem tại trang web: http://www.omard.gov.vn ; Mục: Chương trình và giáo trình đào tạo nghề trình độ sơ cấp.
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
1. Hướng dẫn thực hiện các mô đun đào tạo nghề
Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề “Chăn nuôi cừu” được dùng để dạy nghề cho lao động nông thôn có nhu cầu học nghề. Khi người học học đủ các mô đun trong chương trình, tham dự và đạt kết quả trung bình trở lên tại kỳ kiểm tra kết thúc khóa học sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề.
Theo yêu cầu của người học, có thể dạy độc lập một hoặc một số mô đun liên quan cho người học và cấp giấy chứng nhận học nghề là đã hoàn thành các mô đun đó.
Chương trình nghề chăn nuôi cừu bao gồm 06 mô đun với các nội dung như sau:
- Mô đun 1: “Chuẩn bị điều kiện nuôi” với tổng số 68 giờ, trong đó 10 giờ lý thuyết, 50 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Khảo sát điều kiện nuôi; lập kế hoạch chăn nuôi; làm chuồng nuôi; chuẩn bị trang thiết bị chăn nuôi, thú y.
- Mô đun 2: “Chuẩn bị con giống” với tổng số giờ là 68 giờ, trong đó có 10 giờ lý thuyết, 50 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Tìm hiểu đặc điểm sinh học của cừu; xác định các giống cừu nuôi; chọn giống cừu; nhân giống cừu; quản lý giống cừu.
- Mô đun 3: “Chuẩn bị thức ăn nước uống” với tổng số giờ là 72 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 52 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Xác định các loại thức ăn; chế biến thức ăn; dự trữ và bảo quản thức ăn; chuẩn bị nước uống.
- Mô đun 4: “Nuôi dưỡng chăm sóc” với tổng số giờ là 134 giờ, trong đó có 24 giờ lý thuyết, 96 giờ thực hành và 14 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Nuôi dưỡng chăm sóc cừu đực giống; nuôi dưỡng chăm sóc cừu đực và cái hậu bị; nuôi dưỡng chăm sóc cừu mang thai; nuôi dưỡng chăm sóc cừu đẻ và nuôi con; nuôi dưỡng chăm sóc cừu thịt.
- Mô đun 5: “Phòng và trị bệnh” tổng số giờ là 92 giờ, trong đó có 20 giờ lý thuyết, 62 giờ thực hành và 10 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Phòng và trị các bệnh thông thường cho cừu như: xử lý vết thương; chướng hơi dạ cỏ; sán lá gan; ký sinh trùng đường máu; ghẻ ...
- Mô đun 6: “Tiêu thụ sản phẩm” với tổng số giờ là 30 giờ, trong đó có 8 giờ lý thuyết, 18 giờ thực hành và 4 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm; giới thiệu sản phẩm; chuẩn bị địa điểm bán sản phẩm; thực hiện bán sản phẩm; tính hiệu quả kinh tế.
Đánh giá kết quả học tập của người học trong toàn khóa học bao gồm: Kiểm tra định kỳ trong quá trình học tập, kiểm tra hết mô đun và kiểm tra kết thúc khóa học thực hiện theo “Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy”, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH , ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học
Việc đánh giá hoàn thành khóa học đối với học viên được thực hiện thông qua kiểm tra kết thúc khóa học. Nội dung, hình thức và thời lượng kiểm tra thực hiện như sau:
TT | Mô đun kiểm tra | Hình thức kiểm tra | Thời gian kiểm tra |
| Kiến thức, kỹ năng nghề |
| |
1 | Lý thuyết nghề | Vấn đáp hoặc trắc nghiệm | Không quá 60 phút |
2 | Thực hành nghề | Bài thực hành kỹ năng nghề | Không quá 8 giờ |
3. Các chú ý khác
- Để thực hiện tốt chương trình, cơ sở dạy nghề cần tổ chức lớp học ngay tại các cơ sở nuôi cừu để thuận lợi cho việc dạy nghề theo phương pháp tích hợp; bố trí các nội dung thực hành phù hợp nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề cho học viên; cơ sở dạy nghề có thể mời các chuyên gia hoặc người có tay nghề cao cùng tham gia giảng dạy và hướng dẫn người học;
- Chương trình xây dựng cho khóa học trong thời gian 3 tháng. Trong thực tế, có thể tổ chức cho học viên học thành từng giai đoạn phù hợp với chu kỳ chăn nuôi cừu như: chuẩn bị các điều kiện để nuôi, chọn con giống, chế biến thức ăn, nuôi dưỡng chăm sóc, phòng và trị bệnh, tiêu thụ sản phẩm để rèn luyện kiến thức, kỹ năng nghề cho học viên qua thực tiễn sản xuất.
- Trong quá trình thực hiện chương trình nên bố trí cho học viên đi thăm quan các cơ sở chăn nuôi cừu có uy tín hay đã áp dụng thành công tiến bộ khoa học kỹ thuật để học viên có cơ hội học hỏi và thấy được hiệu quả thiết thực của nghề;
- Có thể tổ chức lồng ghép với chương trình dạy nghề các hoạt động ngoại khóa và hoạt động văn hóa, thể thao phù hợp khi có đủ điều kiện./.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ: TRỒNG BA KÍCH, SA NHÂN
(Kèm theo Quyết định số 481/QĐ-BNN-TCCB ngày 07 tháng 04 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn)
Tên nghề: Trồng ba kích, sa nhân
Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có đủ sức khoẻ, có trình độ học vấn từ tiểu học trở lên.
Số lượng mô đun đào tạo: 04
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp:
- Kiến thức
+ Nhắc lại được yêu cầu về điều kiện sinh thái và các điều kiện cần thiết để gây trồng cây ba kích, sa nhân;
+ Mô tả được các bước chính trong quy trình sản xuất cây giống và gây trồng cây ba kích, sa nhân để đạt năng suất và hiệu quả cao;
+ Mô tả được cách thức thu hoạch, bảo quản và trình tự các hoạt động để tiêu thụ sản phẩm ba kích, sa nhân đạt hiệu quả cao.
- Kỹ năng
+ Xây dựng và thực hiện được kế hoạch tiêu thụ sản phẩm ba kích, sa nhân làm ra đạt hiệu quả sản xuất và kinh tế cao;
+ Chuẩn bị được đầy đủ dụng cụ, trang thiết bị cần thiết để thực hiện nhân giống, trồng và chăm sóc ba kích, sa nhân;
+ Sản xuất được cây giống ba kích, sa nhân đảm bảo chất lượng tốt;
+ Thực hiện được công việc trồng, chăm sóc, thu hoạch ba kích, sa nhân theo đúng quy trình kỹ thuật để đạt được năng suất và hiệu quả cao;
- Thái độ
+ Hình thành ý thức bảo vệ môi trường, phát triển sản xuất theo hướng bền vững;
+ Có ý thức bảo quản vật tư, thiết bị, dụng cụ trong sản xuất, có trách nhiệm đối với sản phẩm do mình làm ra và đảm bảo an toàn cho người sử dụng sản phẩm;
+ Có ý thức chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm tới người hành nghề trồng ba kích, sa nhân.
2. Cơ hội việc làm
Sau khi hoàn thành khóa học, người học có khả năng tự tổ chức trồng ba kích, sa nhân ở quy mô hộ gia đình hoặc trang trại nhỏ. Người học cũng có thể làm việc tại các cơ sở sản xuất, các chương trình và dự án liên quan đến lĩnh vực sản xuất, kinh doanh ba kích, sa nhân.
III. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian đào tạo: 3 tháng
- Thời gian học tập: 12 tuần
- Thời gian thực học: 440 giờ
- Thời gian kiểm tra hết môđun và ôn, kiểm tra kết thúc khóa học: 40 giờ (Trong đó ôn và kiểm tra kết thúc khóa học là 20 giờ)
2. Phân bổ thời gian học thực học tối thiểu
- Thời gian học tập: 480 giờ.
- Thời gian thực học các mô đun đào tạo nghề: 440 giờ, trong đó:
+ Thời gian học lý thuyết: 72 giờ;
+ Thời gian học thực hành: 368 giờ.
IV. DANH MỤC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN
Mã MĐ | Tên mô đun | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra* | |||
MĐ 01 | Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm | 72 | 12 | 50 | 10 |
MĐ 02 | Sản xuất cây giống ba kích, sa nhân | 132 | 20 | 102 | 10 |
MĐ 03 | Trồng và thu hoạch ba kích | 130 | 20 | 96 | 14 |
MĐ 04 | Trồng và thu hoạch sa nhân | 126 | 20 | 92 | 14 |
Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học | 20 |
|
| 20 | |
Tổng cộng | 480 | 72 | 340 | 68 |
* Ghi chú: Tổng số giờ kiểm tra (68 giờ) bao gồm: số giờ kiểm tra định kỳ trong từng mô đun (28 giờ - tính vào giờ thực hành); số giờ kiểm tra hết các mô đun (20 giờ) và số giờ ôn, kiểm tra kết thúc khóa học (20 giờ).
IV. CHƯƠNG TRÌNH VÀ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO
Nội dung chi tiết chương trình và giáo trình mô đun xem tại trang web: http://www.omard.gov.vn ; Mục: Chương trình và giáo trình đào tạo nghề trình độ sơ cấp.
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
1. Hướng dẫn thực hiện các mô đun đào tạo nghề
Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề “Trồng ba kích, sa nhân” được dùng dạy nghề cho lao động nông thôn. Khi người học học đủ các mô đun trong chương trình, tham dự và đạt kết quả trung bình trở lên tại kỳ kiểm tra kết thúc khóa học sẽ được cơ sở dạy nghề cấp chứng chỉ sơ cấp nghề.
Tùy theo yêu cầu của người học, cơ sở dạy nghề có thể rà soát, điều chỉnh chương trình dạy nghề để dạy độc lập từng mô đun, hoặc dạy kết hợp một số mô đun có liên quan. Kết thúc khóa học, cơ sở dạy nghề cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành các mô đun đã học cho người học.
Chương trình dạy nghề “Trồng ba kích, sa nhân” bao gồm 04 mô đun với các nội dung như sau:
- Mô đun 01: “Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm” có thời gian đào tạo là 72 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 50 giờ thực hành và 10 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng để thực hiện các công việc: Lựa chọn vùng trồng; xây dựng kế hoạch sản xuất và tiêu thụ ba kích, sa nhân.
- Mô đun 02: “Sản xuất cây giống ba kích, sa nhân” có thời gian đào tạo là 132 giờ, trong đó có 20 giờ lý thuyết, 102 giờ thực hành và 10 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Lựa chọn giống; làm vườn ươm và sản xuất cây giống ba kích, sa nhân.
- Mô đun 03: “Trồng và thu hoạch ba kích” có thời gian đào tạo là 130 giờ, trong đó có 20 giờ lý thuyết, 96 giờ thực hành và 14 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Chuẩn bị điều kiện trước trồng; trồng, chăm sóc và thu hoạch ba kích; bảo tồn nguồn gen cây thuốc và làm phong phú tính đa dạng hệ sinh thái.
- Mô đun 04: “Trồng và thu hoạch sa nhân” có thời gian đào tạo là 126 giờ, trong đó có 20 giờ lý thuyết, 92 giờ thực hành và 14 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Chuẩn bị điều kiện trước trồng; trồng, chăm sóc và thu hoạch sa nhân; bảo tồn nguồn gen cây thuốc và làm phong phú tính đa dạng hệ sinh thái.
Đánh giá kết quả học tập của người học trong toàn khóa học bao gồm: kiểm tra định kỳ trong quá trình học tập, kiểm tra hết mô đun và kiểm tra kết thúc khóa học thực hiện theo “Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy”, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH , ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học
Việc đánh giá hoàn thành khóa học đối với học viên được thực hiện thông qua kiểm tra kết thúc khóa học. Nội dung, hình thức và thời lượng kiểm tra thực hiện như sau:
TT | Nội dung kiểm tra | Hình thức kiểm tra | Thời gian kiểm tra |
Kiến thức, kỹ năng nghề | |||
1 | Lý thuyết nghề | Vấn đáp/Trắc nghiệm | Không quá 60 phút |
2 | Thực hành nghề | Bài thực hành kỹ năng nghề | Không quá 12 giờ |
3. Các chú ý khác
- Để thực hiện tốt chương trình, cơ sở dạy nghề cần tổ chức lớp học tại các cơ sở trồng ba kích, sa nhân để thuận lợi cho việc dạy nghề theo phương pháp tích hợp, bố trí các nội dung thực hành phù hợp nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề cho học viên. Cơ sở dạy nghề có thể mời các chuyên gia hoặc người có tay nghề cao cùng tham gia giảng dạy và hướng dẫn người học;
- Chương trình, xây dựng cho khóa học trong thời gian 3 tháng, trong thực tế, có thể tổ chức cho học viên học thành từng giai đoạn phù hợp với chu kỳ trồng, chăm sóc ba kích, sa nhân như: làm đất, nhân giống, trồng, chăm sóc, phòng trị bệnh, hại, thu hoạch, bảo quản, tiêu thụ ba kích, sa nhân để rèn luyện kiến thức, kỹ năng nghề cho học viên qua thực tiễn sản xuất.
- Trong quá trình thực hiện chương trình nên bố trí cho học viên đi thăm quan các cơ sở trồng và sản xuất sản phẩm ba kích, sa nhân có uy tín hay đã áp dụng thành công tiến bộ khoa học kỹ thuật để học viên có thể học hỏi và thấy được hiệu quả thiết thực của nghề;
- Có thể tổ chức lồng ghép với chương trình dạy nghề các hoạt động ngoại khóa và hoạt động văn hóa, thể thao khác khi có đủ điều kiện./.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ: TRỒNG XẠ ĐEN, GIẢO CỔ LAM, DIỆP HẠ CHÂU
(Kèm theo Quyết định số 481/QĐ-BNN-TCCB ngày 07 tháng 04 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Tên nghề: Trồng xạ đen, giảo cổ lam, diệp hạ châu
Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, đủ sức khỏe, có trình độ từ tiểu học trở lên và có nhu cầu học nghề “Trồng xạ đen, giảo cổ lam, diệp hạ châu”.
Số lượng mô đun đào tạo: 04
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp
- Kiến thức
+ Nêu được các yêu cầu cơ bản về lập kế hoạch trồng xạ đen, giảo cổ lam, diệp hạ châu;
+ Mô tả được các đặc điểm thực vật học, điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế và bảo quản sản phẩm xạ đen, giảo cổ lam, diệp hạ châu;
+ Nêu được đặc điểm một số loại sâu, bệnh hại chủ yếu trên cây xạ đen, giảo cổ lam, diệp hạ châu;
+ Liệt kê được các loại chi phí và tính toán được hiệu quả sản xuất;
- Kỹ năng
+ Thu thập được thông tin cần thiết để lập kế hoạch sản xuất xạ đen, giảo cổ lam, diệp hạ châu đảm bảo tính khả thi, đáp ứng nhu cầu của thị trường;
+ Lựa chọn và nhân giống được cây giống đủ tiêu chuẩn đáp ứng kế hoạch sản xuất;
+ Thực hiện được các công việc: chuẩn bị đất, trồng cây, chăm sóc, bảo vệ thu hoạch sơ chế và bảo quản sản phẩm đúng yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo chất lượng dược liệu;
+ Phân biệt được một số loại sâu, bệnh hại và thực hiện được các biện pháp phòng, trừ sâu bệnh hại đảm bảo an toàn, hiệu quả;
+ Lựa chọn được phương thức và nơi tiêu thụ sản phẩm phù hợp; tính toán được doanh thu và lợi nhuận của sản xuất;
- Thái độ
+ Có trách nhiệm đối với chất lượng sản phẩm và đảm bảo an toàn cho người; có ý thức bảo vệ môi trường và phát triển sản xuất bền vững.
+ Sử dụng tiết kiệm vật tư và có ý thức giữ gìn dụng cụ, trang thiết bị sản xuất.
2. Cơ hội làm việc
Sau khi hoàn thành khóa học trình độ sơ cấp nghề “Trồng xạ đen, giảo cổ lam, diệp hạ châu”, người học có khả năng tự tổ chức sản xuất tại hộ hoặc trang trại gia đình; người học cũng có thể làm việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh có liên quan đến lĩnh vực của nghề “Trồng xạ đen, giảo cổ lam, diệp hạ châu”.
II. THỜI GIAN KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU
1. Thời gian khóa học và thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian đào tạo: 3 tháng
- Thời gian học tập: 12 tuần
- Thời gian thực học: 440 giờ
- Thời gian kiểm tra hết mô đun và ôn, kiểm tra kết thúc khóa học: 40 giờ (trong đó ôn, kiểm tra kết thúc khóa học: 16 giờ)
2. Phân bổ thời gian học tập
- Thời gian học tập: 480 giờ
- Thời gian thực học các mô đun đào tạo nghề: 440 giờ
+ Thời gian học lý thuyết: 114 giờ
+ Thời gian học thực hành: 326 giờ
III. DANH MỤC CÁC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN HỌC TẬP
Mã MĐ | Tên mô đun | Thời gian (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra * | |||
MĐ 01 | Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm | 84 | 30 | 44 | 10 |
MĐ 02 | Trồng cây xạ đen | 136 | 32 | 94 | 10 |
MĐ 03 | Trồng cây giảo cổ lam | 136 | 32 | 94 | 10 |
MĐ 04 | Trồng cây diệp hạ châu | 108 | 20 | 78 | 10 |
Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học | 16 |
|
| 16 | |
Tổng cộng | 480 | 114 | 310 | 56 |
* Ghi chú: Tổng số giờ kiểm tra (56 giờ), bao gồm số giờ kiểm tra định kỳ trong các mô đun (16 giờ - được tính vào giờ thực hành); số giờ kiểm tra hết mô đun (24 giờ) và số giờ ôn, kiểm tra kết thúc khóa học (16 giờ).
IV. CHƯƠNG TRÌNH VÀ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO
Nội dung chi tiết chương trình và giáo trình mô đun xem tại trang web: http://www.omard.gov.vn; Mục: Chương trình và giáo trình đào tạo nghề trình độ sơ cấp.
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
1. Hướng dẫn thực hiện các mô đun đào tạo nghề
Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề “Trồng xạ đen, giảo cổ lam, diệp hạ châu” được dùng dạy nghề cho lao động nông thôn có nhu cầu học tập. Khi học viên học đủ các mô đun trong chương trình và đạt kết quả trung bình trở lên tại kỳ kiểm tra kết thúc khóa học sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề.
Theo yêu cầu của người học, có thể dạy độc lập một hoặc một số mô đun cho các học viên và cấp giấy chứng nhận học nghề là đã hoàn thành các mô đun đó.
Chương trình nghề “Trồng xạ đen, giảo cổ lam, diệp hạ châu” bao gồm 04 mô đun với các nội dung sau:
- Mô đun 01: “Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm” có tổng số thời gian đào tạo là 84 giờ, trong đó có 30 giờ lý thuyết, 44 giờ thực hành và 10 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Thu thập thông tin; xác định nhu cầu thị trường; lập kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; tính giá thành sản phẩm và xác định hiệu quả của sản xuất.
- Mô đun 02: “Trồng cây xạ đen” có tổng số thời gian đào tạo là 136 giờ, trong đó có 32 giờ lý thuyết, 94 giờ thực hành và 10 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Nhân giống; trồng; chăm sóc, thu hoạch, sơ chế và bảo quản sản phẩm cây xạ đen đảm bảo năng suất và chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường.
- Mô đun 03: “Trồng cây giảo cổ lam” có tổng số thời gian đào tạo là 136 giờ, trong đó có 32 giờ lý thuyết, 94 giờ thực hành và 10 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Nhân giống; trồng; chăm sóc, thu hoạch; sơ chế và bảo quản sản phẩm cây giảo cổ lam đảm bảo năng suất và chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường.
- Mô đun 04: “Trồng cây diệp hạ châu ” có tổng số thời gian đào tạo là 108 giờ, trong đó có 20 giờ lý thuyết, 78 giờ thực hành và 10 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Nhân giống; trồng, chăm sóc, thu hoạch; sơ chế và bảo quản sản phẩm cây diệp hạ châu đảm bảo năng suất và chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Đánh giá kết quả học tập của người học trong toàn khóa học bao gồm: Kiểm tra định kỳ trong quá trình học tập, kiểm tra kết thúc mô đun và kiểm tra kết thúc khóa học được thực hiện theo “Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy”, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH , ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học
Việc đánh giá hoàn thành khóa học đối với học viên được thực hiện thông qua kiểm tra kết thúc khóa học. Nội dung, hình thức và thời lượng thực hiện theo hướng dẫn sau:
TT | Nội dung kiểm tra | Hình thức kiểm tra | Thời gian kiểm tra | |
Kiến thức, kỹ năng nghề |
| |||
1 | Kiến thức nghề | Trắc nghiệm hoặc vấn đáp | Không quá 60 phút | |
2 | Kỹ năng nghề | Bài thực hành kỹ năng nghề | Không quá 12 giờ | |
|
|
|
|
|
3. Các chú ý khác
Nên tổ chức lớp học tại địa phương, cơ sở sản xuất vào thời điểm phù hợp với mùa vụ sản xuất cây giống, trồng và chăm sóc cho 03 loại cây xạ đen, giảo cổ lam, diệp hạ châu.
Chương trình xây dựng trong thời gian 3 tháng nhưng trong thực tế, thời gian học tập nên bố trí trùng với chu kỳ sản xuất của cây trồng để rèn kỹ năng nghề cho học viên qua sản xuất thực tế. Có thể mời các chuyên gia hoặc người có tay nghề cao tham gia giảng dạy, hướng dẫn người học.
Trong quá trình thực hiện chương trình nên bố trí cho học viên đi thăm quan các cơ sở sản xuất, trồng xạ đen, giảo cổ lam, diệp hạ châu có uy tín hay đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thành công;
Có thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa và hoạt động văn hóa, thể thao khác khi có đủ điều kiện.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ: TRỒNG CÂY LẤY NHỰA: SƠN TA, THÔNG, TRÔM
(Kèm theo Quyết định số 481/QĐ-BNN-TCCB ngày 07 tháng 04 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Tên nghề: Trồng cây lấy nhựa: sơn ta, thông, trôm
Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề
Đối tượng đào tạo: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, đủ sức khoẻ, có trình độ tiểu học trở lên và có nhu cầu học nghề.
Số lượng mô đun đào tạo: 04
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp
- Kiến thức
+ Trình bày được các phương pháp lập kế hoạch sản xuất, hạch toán sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
+ Trình bày được điều kiện gây trồng sơn ta, thông, trôm.
+ Trình bày được quy trình sản xuất giống sơn ta, thông, trôm.
+ Trình bày được nội dung các khâu kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo vệ, khai thác, sơ chế và bảo quản nhựa sơn ta, thông, trôm.
- Kỹ năng
+ Xác định được đầy đủ các hoạt động và tính toán được chi phí sản xuất.
+ Xác định được đầy đủ các hoạt động tiêu thụ sản phẩm.
+ Sản xuất được giống: sơn ta, thông, trôm đảm bảo chất lượng.
+ Chuẩn bị được đất trồng; thực hiện được công việc trồng và chăm sóc, bảo vệ, khai thác, sơ chế và bảo quản nhựa cây: sơn ta, thông, trôm đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
- Thái độ
+ Hình thành ý thức bảo vệ môi trường, phát triển sản xuất theo hướng bền vững.
+ Có ý thức bảo quản vật tư, thiết bị, dụng trong sản xuất, có trách nhiệm đối với quá trình sản xuất và sản phẩm do mình làm ra, an toàn cho người sử dụng sản phẩm.
2. Cơ hội việc làm
Người học sau khi hoàn thành khóa học có khả năng tự tổ chức sản xuất tại hộ hoặc trang trại. Ngoài ra, người học có thể làm việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh có liên quan đến lĩnh vực của nghề.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian đào tạo: 03 tháng
- Thời gian học tập: 12 tuần
- Thời gian thực học: 440 giờ
- Thời gian kiểm tra hết mô đun và ôn, kiểm tra kết thúc khóa học: 40 giờ (trong đó ôn và kiểm tra kết thúc khóa học: 20 giờ).
2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian học tập: 480 giờ.
- Thời gian thực học các mô đun đào tạo nghề: 440 giờ, trong đó
+ Thời gian học lý thuyết: 106 giờ
+ Thời gian học thực hành: 334 giờ.
III. DANH MỤC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN HỌC TẬP
Mã MĐ | Tên mô đun | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra* | |||
MĐ 01 | Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm | 60 | 16 | 40 | 04 |
MĐ 02 | Trồng cây sơn ta | 132 | 30 | 86 | 16 |
MĐ 03 | Trồng cây thông | 136 | 30 | 90 | 16 |
MĐ 04 | Trồng cây trôm | 132 | 30 | 86 | 16 |
| Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học | 20 |
|
| 20 |
Tổng cộng | 480 | 106 | 302 | 72 |
* Ghi chú: Tổng số giờ kiểm tra (72 giờ) bao gồm: Số giờ kiểm tra định kỳ trong từng mô đun (32 giờ - được tính vào thời gian học thực hành); số giờ kiểm tra hết các mô đun (20 giờ) và số giờ ôn, kiểm tra kết thúc khóa học (20 giờ).
IV. CHƯƠNG TRÌNH VÀ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO
Nội dung chi tiết chương trình và giáo trình mô đun xem tại trang web http://www.omard.gov.vn; Mục: Chương trình và giáo trình đào tạo nghề trình độ sơ cấp.
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
1. Hướng dẫn thực hiện các mô đun đào tạo nghề
Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề “Trồng cây lấy nhựa: sơn ta, thông, trôm” được dùng dạy nghề cho lao động nông thôn có nhu cầu học nghề. Khi học đủ các mô đun trong chương trình tham dự và đạt kết quả trung bình trở lên tại thời kỳ kiểm tra kết thúc khóa học sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề.
Theo yêu cầu của người học, người sử dụng lao động, cơ sở dạy nghề có thể dạy độc lập từng mô đun (như mô đun 02, mô đun 03, mô đun 04) hoặc nhóm mô đun (mô đun 01 với mô đun 02; mô đun 01 với mô đun 03...). Sau khi kết thúc khóa học, cơ sở dạy nghề cấp cho người học giấy chứng nhận đã hoàn thành các mô đun đó.
Chương trình dạy nghề: “Trồng cây lấy nhựa sơn ta, thông, trôm” gồm 04 mô đun với các mục tiêu như sau:
- Mô đun 01: “Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm” có thời gian đào tạo 60 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 40 giờ thực hành, 04 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề để thực hiện các công việc: Tìm hiểu về sản phẩm và khả năng sản xuất của hộ, xác định các hoạt động sản xuất, dự tính kinh phí cho các hoạt động, lập kế hoạch sản xuất, tìm hiểu thị trường, quảng cáo giới thiệu sản phẩm, bán sản phẩm và tính hiệu quả kinh tế.
- Mô đun 02: “Trồng cây sơn ta” có thời gian đào tạo 132 giờ, trong đó có 30 giờ lý thuyết, 86 giờ thực hành, 16 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề để thực hiện các công việc: Tìm hiểu điều kiện gây trồng sơn ta, sản xuất giống, trồng, chăm sóc, bảo vệ, khai thác và sơ chế nhựa sơn ta.
- Mô đun 03: “Trồng cây thông” có thời gian đào tạo 136 giờ, trong đó có 30 giờ lý thuyết, 90 giờ thực hành, 16 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề để thực hiện các công việc: Tìm hiểu điều kiện gây trồng thông, sản xuất giống, trồng, chăm sóc, bảo vệ khai thác và sơ chế nhựa thông.
- Mô đun 04: “Trồng cây trôm” có thời gian đào tạo 132 giờ, trong đó có 30 giờ lý thuyết, 86 giờ thực hành, 16 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề để thực hiện các công việc: Tìm hiểu điều kiện gây trồng trôm, sản xuất giống; trồng, chăm sóc, bảo vệ khai thác và sơ chế nhựa trôm.
Đánh giá kết quả học tập của người học trong toàn khóa học bao gồm: Kiểm tra định kỳ trong từng mô đun, kiểm tra hết mô đun và kiểm tra kết thúc khóa học, được thực hiện theo “Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy”, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 24/7/2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.
2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học
Việc đánh giá hoàn thành khóa học đối với học viên được thực hiện thông qua kiểm tra kết thúc khóa học. Nội dung, hình thức và thời lượng kiểm tra thực hiện như sau
TT | Nội dung kiểm tra | Hình thức kiểm tra | Thời gian kiểm tra | |
Kiến thức kỹ năng nghề |
| |||
1 | Kiến thức nghề | Trắc nghiệm hoặc vấn đáp | Không quá 60 phút | |
2 | Kỹ năng nghề | Bài thực hành kỹ năng nghề | Không quá 12 giờ | |
|
|
|
|
|
3. Các chú ý khác
Khi tổ chức giảng dạy chương trình dạy nghề “Trồng cây lấy nhựa: sơn ta, thông, trôm” nên tổ chức ngay tại địa phương, phù hợp mùa vụ. Chương trình xây dựng cho khóa dạy nghề trong thời gian 03 tháng, nhưng trong thực tế, có thể bố trí học tập thành từng giai đoạn trùng với chu kỳ sản xuất của từng loại cây (sơn ta, thông, trôm), qua đó rèn kỹ năng nghề cho học viên qua thực tiễn sản xuất.
Trong quá trình dạy nghề, các cơ sở đào tạo cần mời thêm các chuyên gia, người sản xuất có tay nghề cao tham gia giảng dạy, hướng dẫn, đánh giá người học. Có thể kết hợp việc dạy nghề và đánh giá kết quả của người học với việc tổ chức cho người học trực tiếp tham gia sản xuất ra sản phẩm.
Bố trí cho học viên đi tham quan các cơ sở sản xuất sơn ta, thông, trôm có uy tín, áp dụng thành công tiến bộ khoa học kỹ thuật, tạo điều kiện cho học viên được học tập mô hình thực tiễn và thấy được hiệu quả của nghề.
Nên bố trí lồng ghép với chương trình dạy nghề các hoạt động ngoại khóa liên quan đến chuyên môn và các hoạt động văn hóa, thể thao phù hợp với điều kiện của lớp học, hoạt động của cơ sở sản xuất và phong tục tập quán của địa phương.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ: TRỒNG CÂY BỜI LỜI
(Kèm theo Quyết định số 481/QĐ-BNN-TCCB ngày 07 tháng 04 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn)
Tên nghề: Trồng cây bời lời
Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có đủ sức khỏe, trình độ học vấn từ tiểu học trở lên và có nhu cầu học nghề “Trồng cây bời lời”.
Số lượng mô đun đào tạo: 06
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp
- Kiến thức
+ Nêu được các công việc trong xây dựng kế hoạch trồng cây bời lời.
+ Mô tả được các bước chính trong quy trình sản xuất cây giống bời lời.
+ Liệt kê được các công việc chủ yếu trong quy trình trồng, chăm sóc và quản lý bảo vệ vườn bời lời.
+ Trình bày được cách tiến hành các hoạt động khai thác, sơ chế, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm bời lời hiệu quả.
- Kỹ năng
+ Lập kế hoạch trồng cây bời lời phù hợp với điều kiện cụ thể của gia đình/cơ sở sản xuất.
+ Sản xuất được cây giống bời lời đạt yêu cầu về chất lượng, đúng thời vụ, đạt hiệu quả cao.
+ Trồng, chăm sóc và quản lý bảo vệ vườn bời lời đúng quy trình.
+ Khai thác, sơ chế, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm bời lời đúng kỹ thuật, hiệu quả kinh tế cao.
- Thái độ
- Trung thực, có ý thức tuân thủ quy trình kỹ thuật trong khi thực hiện các công việc sản xuất cây giống, trồng, chăm sóc, quản lý bảo vệ, khai thác, sơ chế và bảo quản sản phẩm.
- Có trách nhiệm đối với sản phẩm làm ra và có ý thức bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ nền nông nghiệp bền vững.
2. Cơ hội việc làm
Sau khóa học, người lao động có thể tự tổ chức xây dựng được vườn ươm sản xuất cây giống đủ tiêu chuẩn để cung cấp cho thị trường và phục vụ cho nhu cầu của gia đình hoặc sản xuất ra các sản phẩm bời lời ở quy mô hộ gia đình hoặc trang trại đạt năng suất, chất lượng, đảm bảo hiệu quả kinh tế. Ngoài ra, người học còn có thể tham gia vào các chương trình dự án có liên quan đến bời lời.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian đào tạo: 03 tháng
- Thời gian học tập: 12 tuần
- Thời gian thực học tối thiểu: 440 giờ
- Thời gian kiểm tra hết mô đun, kiểm tra kết thúc khóa học: 40 giờ (trong đó ôn và kiểm tra kết thúc khóa học 16 giờ)
2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian học tập: 480 giờ
- Thời gian học các mô đun đào tạo nghề: 440 giờ, trong đó:
+ Thời gian học lý thuyết: 108 giờ
+ Thời gian học thực hành: 332 giờ
III. DANH MỤC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN HỌC TẬP
Mã MĐ | Tên mô đun | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra* | |||
MĐ 01 | Xây dựng kế hoạch trồng cây bời lời | 60 | 16 | 36 | 8 |
MĐ 02 | Sản xuất cây giống bời lời | 100 | 24 | 68 | 8 |
MĐ 03 | Trồng cây bời lời | 92 | 20 | 64 | 8 |
MĐ 04 | Chăm sóc và quản lý bảo vệ | 100 | 24 | 68 | 8 |
MĐ 05 | Khai thác, sơ chế và bảo quản sản phẩm | 52 | 12 | 32 | 8 |
MĐ 06 | Tiêu thụ sản phẩm | 60 | 12 | 40 | 8 |
Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học | 16 |
|
| 16 | |
Tổng cộng | 480 | 108 | 308 | 64 |
* Ghi chú: Tổng số giờ kiểm tra (64 giờ) bao gồm: số giờ kiểm tra định kỳ trong từng mô đun (24 giờ - tính vào giờ thực hành); số giờ kiểm tra hết các mô đun (24 giờ) và số giờ ôn, kiểm tra kết thúc khóa học (16 giờ).
IV. CHƯƠNG TRÌNH VÀ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO
Nội dung chi tiết chương trình và giáo trình mô đun xem tại trang web http://www.omard.gov.vn; Mục: Chương trình và giáo trình đào tạo nghề trình độ sơ cấp
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
1. Hướng dẫn thực hiện các mô đun đào tạo nghề
Chương trình dạy nghề “Trồng cây bời lời” trình độ sơ cấp nhằm dạy nghề sản xuất cây giống cho các đối tượng là người lao động kể cả người làm công tác quản lý, kỹ thuật có nhu cầu hành nghề. Khi học viên học đủ thời gian và nội dung theo quy định trong chương trình này và kết quả đạt trung bình trở lên sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề.
Theo nhu cầu của người học có thể dạy độc lập hoặc dạy một số mô đun nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng cần thiết cho học viên và cấp giấy chứng nhận học nghề đã hoàn thành các mô đun đó.
Chương trình dạy nghề “Trồng cây bời lời” có 06 mô đun, như sau:
- Mô đun 01: “Xây dựng kế hoạch trồng cây bời lời” có thời gian học tập là 60 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 36 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề để thực hiện các công việc; Giới thiệu về cây bời lời, tìm hiểu các phương thức trồng bời lời, lập dự toán, dự tính được hiệu quả kinh tế và xây dựng được kế hoạch tiến độ sản xuất để có kế hoạch trồng cây bời lời phù hợp với điều kiện của gia đình nông hộ/cơ sở sản xuất và có tính khả thi cao.
- Mô đun 02: “Sản xuất cây giống bời lời” có thời gian học tập là 100 giờ, trong đó có 24 giờ lý thuyết, 68 giờ thực hành và 08 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề để thực hiện các công việc: Xây dựng vườn ươm cây giống, làm đất, đóng bầu, thu hái, xử lý quả giống và bảo quản hạt giống, gieo hạt, cấy cây vào bầu, chăm sóc cây giống và chọn cây xuất vườn để sản xuất được cây giống bời lời đạt chất lượng và hiệu quả cao.
- Mô đun 03: “Trồng cây bời lời” có thời gian học tập là 92 giờ, trong đó có 20 giờ lý thuyết, 64 giờ thực hành và 08 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề để thực hiện các công việc: Chọn đất, làm đất, xác định mật độ, đào hố, chuẩn bị phân và bón lót, trồng cây nhằm trồng mới đảm bảo kỹ thuật, chất lượng, tỉ lệ sống cao.
- Mô đun 04: “Chăm sóc và quản lý bảo vệ” có thời gian học tập là 100 giờ, trong đó có 24 giờ lý thuyết, 68 giờ thực hành và 08 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề để thực hiện các công việc: Trồng dặm; làm cỏ, xới đất và vun gốc, tủ gốc giữ ẩm; bón phân; phòng chống cháy, phòng trừ sâu bệnh hại; chăm sóc vườn cây tái sinh nhằm giúp vườn bời lời sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất, sản lượng cao.
- Mô đun 05: “Khai thác, sơ chế và bảo quản sản phẩm” có thời gian học tập là 52 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 32 giờ thực hành và 08 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề để thực hiện các công việc: Khai thác, sơ chế và bảo quản sản phẩm nhằm đảm bảo an toàn và chất lượng sản phẩm.
- Mô đun 06: “Tiêu thụ sản phẩm” có thời gian học tập là 60 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 40 giờ thực hành và 08 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề để thực hiện các công việc: Khảo sát thị trường và tiếp thị sản phẩm; ký hợp đồng mua bán sản phẩm, thanh lý hợp đồng và lấy ý kiến phản hồi nhằm tiêu thụ sản phẩm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
Đánh giá kết quả học tập của người học trong toàn khóa học bao gồm: kiểm tra trong quá trình học tập và kiểm tra kết thúc khóa học thực hiện theo “Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy ”, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH , ngày 24/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.
2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học
Số TT | Nội dung kiểm tra | Hình thức kiểm tra | Thời gian kiểm tra | |
Kiến thức, kỹ năng nghề |
| |||
1 | Kiến thức nghề | Trắc nghiệm hoặc vấn đáp | Không quá 60 phút | |
2 | Kỹ năng nghề | Bài thực hành kỹ năng nghề | Không quá 12 giờ | |
|
|
|
|
|
3. Các chú ý khác
Chương trình dạy nghề “Trồng cây bời lời” nên tổ chức giảng dạy tại các địa phương hoặc các cơ sở dạy nghề.
Để thực hiện tốt chương trình, cơ sở đào tạo cần tổ chức lớp học cùng thời gian với thời vụ gieo ươm, chăm sóc để thuận lợi cho việc bố trí các nội dung thực hành nhằm rèn luyện kỹ năng. Khi tổ chức giảng dạy, các cơ sở đào tạo cần mời các chuyên gia giỏi nghề cùng tham gia để chia sẻ kinh nghiệm với người học.
Trong quá trình thực hiện chương trình nên bố trí cho học viên đi thăm quan các cơ sở sản xuất cây giống và các mô hình trồng bời lời có uy tín đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thành công;
Có thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa và hoạt động văn hóa, thể thao khác khi có đủ điều kiện.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ: NUÔI CÁ LỒNG BÈ NƯỚC NGỌT (CÁ CHÉP, CÁ TRẮM CỎ)
(Kèm theo Quyết định số 481/QĐ-BNN-TCCB ngày 07 tháng 04 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Tên nghề: Nuôi cá lồng bè nước ngọt (cá chép, cá trắm cỏ)
Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, đủ sức khỏe, có trình độ từ tiểu học trở lên và có nhu cầu học nghề “Nuôi cá lồng bè nước ngọt (cá chép, cá trắm cỏ)”.
Số lượng mô đun đào tạo: 06
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp
- Kiến thức
Trình bày được các công việc trong quy trình nuôi cá lồng bè nước ngọt với hai đối tượng nuôi là cá chép, trắm cỏ từ khâu chuẩn bị lồng nuôi cá; chọn, thả cá giống; chăm sóc, quản lý môi trường, lồng nuôi; phòng, trị bệnh cho cá nuôi đến thu hoạch và tiêu thụ cá thương phẩm.
- Kỹ năng
+ Thực hiện được công việc chuẩn bị lồng nuôi cá;
+ Chọn và thả được cá giống đúng yêu cầu kỹ thuật;
+ Chăm sóc cá, quản lý được môi trường và lồng nuôi;
+ Phòng, trị và xử lý được một số bệnh thông thường trên cá nuôi;
+ Thu hoạch đúng thời điểm, đảm bảo chất lượng và tiêu thụ cá đạt hiệu quả cao.
- Thái độ
+ Có trách nhiệm thực hiện nuôi cá vùng quy hoạch và tuân thủ quy trình kỹ thuật;
+ Có trách nhiệm đối với sản phẩm làm ra, đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái;
+ Đảm bảo an toàn lao động.
2. Cơ hội việc làm
Sau khi hoàn thành khóa học trình độ sơ cấp nghề “Nuôi cá lồng bè nước ngọt (cá chép, cá trắm cỏ)”, người học có khả năng tự tổ chức sản xuất ở quy mô hộ gia đình hoặc nhóm hộ gia đình; người học cũng có thể làm việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh có liên quan đến nghề nuôi cá lồng bè nước ngọt.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian đào tạo: 3 tháng
- Thời gian học tập: 12 tuần
- Thời gian thực học: 440 giờ
- Thời gian kiểm tra hết mô đun và ôn, kiểm tra kết thúc khóa học: 40 giờ (trong đó ôn và kiểm tra kết thúc khóa học: 16 giờ)
2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian học tập: 480
- Thời gian thực học các mô đun đào tạo nghề: 440 giờ, trong đó:
+ Thời gian học lý thuyết: 80 giờ
+ Thời gian học thực hành: 360 giờ
III. DANH MỤC CÁC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN ĐÀO TẠO
Mã mô đun | Tên mô đun | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra* | |||
MĐ 01 | Chuẩn bị lồng bè nuôi cá | 88 | 16 | 64 | 8 |
MĐ 02 | Chọn và thả cá giống | 72 | 12 | 52 | 8 |
MĐ 03 | Chăm sóc cá nuôi | 80 | 12 | 60 | 8 |
MĐ 04 | Quản lý môi trường và lồng bè nuôi cá | 60 | 12 | 40 | 8 |
MĐ 05 | Phòng, trị bệnh cá nuôi | 88 | 16 | 64 | 8 |
MĐ 06 | Thu hoạch và tiêu thụ cá | 76 | 12 | 56 | 8 |
Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học | 16 |
|
| 16 | |
Tổng cộng | 480 | 80 | 336 | 64 |
* Ghi chú: Tổng số thời gian kiểm tra (64 giờ) bao gồm: Số giờ kiểm tra định kỳ trong từng mô đun (24 giờ - được tính vào thời gian học thực hành); số giờ kiểm tra hết các mô đun (24 giờ) và số giờ ôn, kiểm tra kết thúc khóa học (16 giờ).
III. DANH MỤC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN HỌC TẬP
Nội dung chi tiết chương trình và giáo trình mô đun xem tại trang web: http://www.omard.gov.vn; Mục: Chương trình và giáo trình đào tạo nghề trình độ sơ cấp.
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
1. Hướng dẫn thực hiện các mô đun đào tạo nghề
Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp “Nuôi cá lồng bè nước ngọt (cá chép, cá trắm cỏ)” được dùng dạy nghề cho lao động nông thôn có nhu cầu học nghề. Khi học viên học đủ các mô đun trong chương trình này và đạt kết quả trung bình trở lên tại kỳ kiểm tra kết thúc khóa học sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề.
Theo yêu cầu của người học, có thể dạy độc lập một hoặc một số mô đun cho các học viên và cấp giấy chứng nhận học nghề là đã hoàn thành các mô đun đó.
Chương trình dạy nghề “Nuôi cá lồng bè nước ngọt (cá chép, cá trắm cỏ)” gồm 06 mô đun với các nội dung sau:
- Mô đun 01: “Chuẩn bị lồng bè nuôi cá” có thời gian học tập là 88 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 64 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Lập kế hoạch sản xuất; thực hiện an toàn lao động; chọn địa điểm đặt lồng bè, làm lồng bè nuôi mới, di chuyển, cố định lồng bè và vệ sinh lồng bè nuôi cũ.
- Mô đun 02: “Chọn và thả cá giống” có thời gian học tập là 72 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 52 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Chọn giống; vận chuyển và thả giống cá chép, trắm cỏ.
- Mô đun 03: “Chăm sóc cá nuôi” có thời gian học tập là 80 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 60 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: chăm sóc cá nuôi lồng bè theo hướng thực hành nuôi tốt, kiểm tra cá, chuẩn bị thức ăn và cho cá ăn.
- Mô đun 04: “Quản lý môi trường và lồng bè nuôi cá” có thời gian học tập là 60 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 40 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Quản lý môi trường và cá nuôi theo hướng thực hành nuôi tốt; kiểm tra và xử lý một số yếu tố môi trường nước; kiểm tra lồng bè nuôi cá và xử lý sự cố đảm bảo an toàn và hiệu quả cao.
- Mô đun 05: “Phòng, trị bệnh, cá nuôi” có thời gian học tập là 88 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 64 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: tìm hiểu các loại thuốc sử dụng trong nuôi cá, phòng bệnh cho cá, theo dõi và phát hiện bệnh, trị bệnh do kí sinh trùng, trị bệnh do vi khuẩn, trị bệnh do nấm và xử lý bệnh do vi rút đảm bảo an toàn và hiệu quả cao.
- Mô đun 06: “Thu hoạch và tiêu thụ cá” có thời gian học tập là 76 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 56 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Xác định thời điểm thu hoạch; thu hoạch và xử lý cá sau thu hoạch; vận chuyển cá thương phẩm và tính hiệu quả nuôi cá đảm bảo chất lượng, hiệu quả cao.
Đánh giá kết quả học tập của người học trong toàn khóa học bao gồm: kiểm tra định kỳ trong quá trình học tập, kiểm tra hết mô đun và kiểm tra kết thúc khóa học thực hiện theo “Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy ”, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH , ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học
Việc đánh giá hoàn thành khóa học đối với học viên được thực hiện thông qua kiểm tra kết thúc khóa học. Nội dung, hình thức và thời lượng thực hiện như sau:
TT | Nội dung kiểm tra | Hình thức kiểm tra | Thời gian kiểm tra | |
Kiến thức, kỹ năng nghề |
| |||
1 | Kiến thức nghề | Trắc nghiệm hoặc vấn đáp | Không quá 60 phút | |
2 | Kỹ năng nghề | Bài thực hành kỹ năng nghề | Không quá 12 giờ | |
|
|
|
|
|
3. Các chú ý khác
Nên tổ chức lớp học tại địa phương, cơ sở sản xuất. Chương trình xây dựng trong thời gian 3 tháng nhưng trong thực tế thời gian học tập nên bố trí phù hợp với chu kỳ nuôi cá chép, trắm cỏ trong lồng để rèn kỹ năng nghề cho học viên qua sản xuất thực tế. Có thể mời các chuyên gia hoặc người có tay nghề cao tham gia giảng dạy, hướng dẫn, đánh giá người học; có thể kết hợp việc dạy nghề và đánh giá kết quả của người học với việc tổ chức cho người học trực tiếp tham gia nuôi cá chép, trắm cỏ trong lồng cho đến khi thu hoạch.
Trong quá trình thực hiện chương trình, nên bố trí cho học viên đi tham quan các cơ sở nuôi lồng cá chép, trắm cỏ có uy tín hay đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thành công;
Có thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa và hoạt động văn hóa, thể thao khác khi có đủ điều kiện.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ: NUÔI CÁ LĂNG, CÁ CHIÊN
(Kèm theo Quyết định số 481/QĐ-BNN-TCCB ngày 07tháng 04 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Tên nghề: Nuôi cá lăng, cá chiên
Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, đủ sức khoẻ, có trình độ từ tiểu học trở lên có nhu cầu học nghề “Nuôi cá lăng, cá chiên”.
Số lượng mô đun đào tạo: 05
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp
- Kiến thức
+ Liệt kê được các nhiệm vụ chính trong quá trình sản xuất cá lăng, cá chiên thương phẩm.
+ Mô tả được các công việc chủ yếu trong quy trình nuôi cá lăng, cá chiên thương phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bao gồm: xây dựng và chuẩn bị ao, bè nuôi cá; chọn, thả cá giống; chăm sóc, quản lý cá trong ao và trong bè; phòng, trị một số bệnh thường gặp ở cá lăng, cá chiên.
+ Nêu được tiêu chuẩn sản phẩm khi thu hoạch và các bước công việc trong quá trình thu hoạch và tiêu thụ cá lăng, cá chiên thương phẩm nhằm đạt hiệu quả cao.
- Kỹ năng
+ Lập sơ đồ và theo dõi được việc xây dựng ao, bè nuôi đúng yêu cầu kỹ thuật;
+ Chuẩn bị được ao, bè nuôi đúng yêu cầu kỹ thuật;
+ Chọn được cá giống khỏe mạnh và thả giống đúng yêu cầu kỹ thuật;
+ Thực hiện được biện pháp kỹ thuật chăm sóc cá, quản lý môi trường ao nuôi cá lăng, cá chiên;
+ Phòng và trị được một số bệnh thường gặp ở cá lăng, cá chiên;
+ Thu hoạch sản phẩm đúng thời điểm, đảm bảo chất lượng và tiêu thụ sản phẩm đạt hiệu quả cao.
- Thái độ
+ Trung thực, có ý thức tuân thủ quy trình kỹ thuật trong khi thực hiện các công việc của nghề.
+ Có trách nhiệm đối với sản phẩm làm ra, đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh thực phẩm; bảo vệ môi trường sinh thái.
2. Cơ hội việc làm
Sau khi hoàn thành khóa học trình độ sơ cấp nghề “Nuôi cá lăng, cá chiên” người học có khả năng tự tổ chức sản xuất tại hộ hoặc trang trại gia đình; người học cũng có thể làm việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh có liên quan đến lĩnh vực của nghề “Nuôi cá lăng, cá chiên”.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học
- Thời gian khóa học: 3 tháng
- Thời gian học tập: 12 tuần
- Thời gian thực học: 440 giờ
- Thời gian kiểm tra hết mô đun và ôn, kiểm tra kết thúc khóa học: 40 giờ (trong đó kiểm tra kết thúc khóa học: 16 giờ)
2. Phân bổ thời gian thực học
- Thời gian học tập: 480
- Thời gian học các mô đun đào tạo nghề: 440 giờ
+ Thời gian học lý thuyết: 100 giờ;
+ Thời gian học thực hành: 340 giờ
III. DANH MỤC CÁC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN
Mã MĐ | Tên mô đun | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra* | |||
MĐ 01 | Xây dựng ao nuôi, bè nuôi cá lăng, cá chiên | 92 | 20 | 64 | 8 |
MĐ 02 | Chuẩn bị ao nuôi, bè nuôi và thả giống cá lăng, cá chiên | 92 | 20 | 64 | 8 |
MĐ 03 | Quản lý ao nuôi, bè nuôi cá lăng, cá chiên | 96 | 20 | 66 | 10 |
MĐ 04 | Phòng, trị bệnh cá lăng, cá chiên | 92 | 20 | 64 | 8 |
MĐ 05 | Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ cá lăng, cá chiên thương phẩm | 92 | 20 | 64 | 8 |
Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học | 16 |
|
| 16 | |
Tổng cộng | 480 | 100 | 322 | 58 |
* Ghi chú: Tổng số thời gian kiểm tra (58 giờ) bao gồm: Số giờ kiểm tra định kỳ trong từng mô đun (18 giờ - được tình vào thời gian học thực hành); số giờ kiểm tra hết các mô đun (24 giờ) và số giờ ôn, kiểm tra kết thúc khóa học (16 giờ).
IV. CHƯƠNG TRÌNH VÀ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO
Nội dung chi tiết chương trình và giáo trình mô đun xem tại trang web: http://www.omard.gov.vn; Mục: Chương trình và giáo trình đào tạo nghề trình độ sơ cấp
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
1. Hướng dẫn thực hiện các mô đun đào tạo nghề
Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề “Nuôi cá lăng, cá chiên” được dùng dạy nghề cho lao động nông thôn có nhu cầu học nghề. Khi học viên học đủ các mô đun trong chương trình này và đạt kết quả trung bình trở lên tại kỳ kiểm tra kết thúc khóa học sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề.
Theo yêu cầu của học viên, có thể dạy độc lập một mô đun hoặc một số mô đun cho các học viên và cấp giấy chứng nhận học nghề là đã hoàn thành các mô đun đó.
Chương trình dạy nghề “Nuôi cá lăng, cá chiên” gồm 05 mô đun với các nội dung sau:
- Mô đun 01: “Xây dựng ao nuôi, bè nuôi cá lăng, cá chiên” có thời gian học tập là 92 giờ, trong đó 20 giờ lý thuyết, 64 giờ thực hành, 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: khảo sát, chọn địa điểm đào ao, bè nuôi; xây dựng ao nuôi, thiết kế và lắp đặt bè nuôi cá; chuẩn bị nước nuôi cá lăng, cá chiên đạt chất lượng và hiệu quả cao.
- Mô đun 02: “Chuẩn bị ao nuôi, bè nuôi và thả giống cá lăng, cá chiên” có thời gian học tập là 92 giờ, trong đó 20 giờ lý thuyết, 64 giờ thực hành, 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Chuẩn bị ao nuôi, bè nuôi; chọn giống, thuần giống, vận chuyển giống và trình tự các bước thả giống cá lăng, cá chiên.
- Mô đun 03: “Quản lý ao nuôi, bè nuôi cá lăng, cá chiên ” có thời gian học tập là 96 giờ, trong đó 20 giờ lý thuyết, 66 giờ thực hành, 10 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Kiểm tra cá; tính lượng thức ăn và cho cá ăn hàng ngày; đo và xử lý được các yếu tố môi trường bất lợi cho cá; kiểm tra và xử lý nước thải.
- Mô đun 04: “Phòng, trị bệnh cá lăng, cá chiên” có thời gian học tập là 92 giờ, trong đó 20 giờ lý thuyết, 64 giờ thực hành, 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Sử dụng thuốc trong nuôi cá; cách phòng bệnh cho cá, phương pháp xác định bệnh; thực hiện được các bước công việc phòng bệnh, chẩn đoán bệnh và trị một số bệnh cho cá đúng yêu cầu kỹ thuật, an toàn.
- Mô đun 05: “Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ cá lăng, cá chiên thương phẩm” có thời gian học tập là 92 giờ, trong đó 20 giờ lý thuyết, 64 giờ thực hành, 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Xác định thời điểm thu hoạch; thu hoạch cá trong ao, bè có hiệu quả; theo dõi vận chuyển cá đảm bảo chất lượng; đánh giá kết quả nuôi.
Đánh giá kết quả học tập của học viên trong toàn khóa học bao gồm: kiểm tra trong quá trình học tập và kiểm tra kết thúc mô đun, kết thúc khóa học, phải tuân thủ theo “Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy ”, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH , ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học
Việc đánh giá hoàn thành khóa học đối với học viên được thực hiện thông qua kiểm tra kết thúc khóa học. Nội dung, hình thức và thời lượng kiểm tra thực hiện như sau:
TT | Nội dung kiểm tra | Hình thức kiểm tra | Thời gian kiểm tra | |
Kiến thức, kỹ năng nghề |
| |||
1 | Kiến thức nghề | Vấn đáp hoặc trắc nghiệm | Không quá 60 phút | |
2 | Thực hành nghề | Bài thực hành kỹ năng nghề | Không quá 8 giờ | |
|
|
|
|
|
3. Các chú ý khác
Để giảng dạy chương trình này, các giáo viên cần có kỹ năng thực hành tốt, kết hợp các phương pháp thuyết trình, thảo luận, trình diễn trực quan và hoạt động thực hành trên hiện trường của học viên. Khi giảng dạy lý thuyết giáo viên cần kết hợp băng đĩa, hình ảnh trực quan để minh họa cho bài học. Đối với giảng dạy thực hành, giáo viên cần hướng dẫn rõ ràng, cụ thể, chuẩn xác để học viên làm theo, đồng thời chú trọng phân tích những lỗi thường gặp trong sản xuất và biện pháp xử lý, phòng ngừa.
- Để thực hiện chương trình, cơ sở đào tạo cần có trại nuôi cá lăng, cá chiên thực hành hoặc liên kết với các cơ sở nuôi tại địa phương hoặc các đơn vị sản xuất khác.
- Trong quá trình giảng dạy, ngoài giáo trình chính giáo viên cần tham khảo thêm các tài liệu liên quan đến kỹ thuật nuôi cá lăng, cá chiên, phòng trị bệnh cá tại các cơ sở nuôi nhằm liên hệ với thực tiễn sản xuất.
- Khi tổ chức giảng dạy, các cơ sở đào tạo cần mời các chuyên gia cùng tham gia giảng dạy để chia sẻ kinh nghiệm với học viên, đồng thời tổ chức cho học viên đi tham quan tại các cơ sở nuôi cá lăng, cá chiên thành đạt để làm quen và thấy được hiệu quả thiết thực mang lại của nghề “Nuôi cá lăng, cá chiên”./.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ: NUÔI CÁ DIÊU HỒNG, CÁ RÔ PHI
(Kèm theo Quyết định số 481/QĐ-BNN-TCCB ngày 07 tháng 04 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn)
Tên nghề: Nuôi cá diêu hồng, cá rô phi.
Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề.
Đối tượng tuyển sinh: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, đủ sức khoẻ, có trình độ từ tiểu học trở lên, có nhu cầu học nghề “Nuôi cá diêu hồng, cá rô phi”.
Số lượng mô đun đào tạo: 06
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề.
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp
- Kiến thức
+ Nêu được các yêu cầu về xây dựng, chuẩn bị ao, lồng, bè nuôi cá;
+ Mô tả được đặc điểm cá giống khỏe mạnh và cách thả cá giống;
+ Trình bày được kỹ thuật chăm sóc quản lý ao, lồng, bè nuôi cá; phòng trị bệnh cá; thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm.
- Kỹ năng
+ Chọn địa điểm, xây dựng, chuẩn bị ao, lồng, bè nuôi đúng kỹ thuật;
+ Chọn được cá giống khỏe mạnh và thả cá giống đúng kỹ thuật;
+ Chăm sóc cá và quản lý tốt ao, lồng, bè nuôi;
+ Thực hiện được việc phòng trị các bệnh thường gặp;
+ Thu hoạch, vận chuyển, tiêu thụ cá đảm bảo chất lượng, an toàn, hiệu quả.
- Thái độ
Tuân thủ quy định vùng nuôi; tuân thủ quy trình kỹ thuật, đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn lao động; bảo vệ môi trường và phát triển sản xuất theo hướng bền vững.
2. Cơ hội việc làm
Sau khi hoàn thành khóa học sơ cấp nghề “Nuôi cá diêu hồng, cá rô phi”, người học có thể tổ chức nuôi, kinh doanh cá ở quy mô hộ gia đình, nhóm hộ gia đình, trang trại hoặc làm việc tại các cơ sở nuôi cá diêu hồng, cá rô phi quy mô trung bình.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian đào tạo: 3 tháng
- Thời gian học tập: 12 tuần
- Thời gian thực học tối thiểu: 440 giờ
- Thời gian kiểm tra hết mô đun và ôn, kiểm tra kết thúc khóa học: 40 giờ (trong đó ôn và kiểm tra kết thúc khóa học: 16 giờ).
2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:
- Thời gian học tập: 480 giờ.
- Thời gian thực học các mô đun đào tạo nghề: 440 giờ, trong đó:
+ Thời gian học lý thuyết: 76 giờ
+ Thời gian học thực hành: 364 giờ.
III. DANH MỤC CÁC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN HỌC TẬP
Mã MĐ | Tên mô đun | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra* | |||
MĐ 01 | Chuẩn bị ao nuôi | 72 | 10 | 54 | 8 |
MĐ 02 | Chuẩn bị lồng, bè | 80 | 14 | 58 | 8 |
MĐ 03 | Chọn và thả giống | 60 | 10 | 42 | 8 |
MĐ 04 | Chăm sóc và quản lý | 100 | 16 | 72 | 12 |
MĐ 05 | Phòng trị bệnh | 92 | 16 | 64 | 12 |
MĐ 06 | Thu hoạch và tiêu thụ | 60 | 10 | 42 | 8 |
Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học | 16 |
|
| 16 | |
Tổng cộng | 480 | 76 | 332 | 72 |
* Ghi chú: Tổng số thời gian kiểm tra 72 giờ bao gồm: Số giờ kiểm tra định kỳ trong các mô đun (32 giờ - được tính vào thời gian học thực hành); số giờ kiểm tra hết các mô đun (24 giờ) và số giờ ôn, kiểm tra kết thúc khóa học (16 giờ).
IV. CHƯƠNG TRÌNH VÀ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO
Nội dung chi tiết chương trình và giáo trình mô đun xem tại trang web: http://www.omard.gov.vn; Mục: Chương trình và giáo trình đào tạo nghề trình độ sơ cấp.
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
1. Hướng dẫn thực hiện các mô đun đào tạo nghề
Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề “Nuồi cá diêu hồng, cá rô phi” dùng dạy nghề cho lao động nông thôn có nhu cầu học nghề. Khi người học học đủ các mô đun trong chương trình, tham dự và đạt kết quả từ trung bình trở lên tại kỳ kiểm tra kết thúc khóa học sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề.
Theo yêu cầu của người học hoặc của người sử dụng lao động, cơ sở dạy nghề có thể chọn dạy độc lập từng mô đun hoặc nhóm các mô đun phù hợp. Sau khi kết thúc khóa học, cơ sở dạy nghề cấp cho người học giấy chứng nhận đã hoàn thành các mô đun đã học.
Chương trình dạy nghề “Nuôi cá diêu hồng, cá rô phi” gồm 06 mô đun với các nội dung sau:
- Mô đun 01: “Chuẩn bị ao nuôi” có thời gian học tập là 72 giờ, trong đó có 10 giờ lý thuyết, 54 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Chọn địa điểm, xây dựng ao; cải tạo ao nuôi; chuẩn bị nước nuôi cá đúng quy trình kỹ thuật.
- Mô đun 02: “Chuẩn bị lồng, bè” có thời gian học tập là 80 giờ, trong đó có 14 giờ lý thuyết, 58 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Chọn địa điểm đặt lồng, bè; chuẩn bị vật liệu; lắp ráp lồng, bè; di chuyển và cố định lồng, bè an toàn.
- Mô đun 03: “Chọn và thả cá giống” có thời gian học tập là 60 giờ, trong đó có 10 giờ lý thuyết, 42 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Xác định thời vụ thả cá giống; chọn cá giống, vận chuyển và thả cá giống đúng kỹ thuật.
- Mô đun 04: “Chăm sóc và quản lý” có thời gian học tập là 100 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 72 giờ thực hành và 12 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Kiểm tra cá; cho cá ăn; kiểm tra môi trường; quản lý ao, lồng, bè nuôi theo VietGap.
- Mô đun 05: “Phòng trị bệnh” có thời gian học tập là 92 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 64 giờ thực hành và 12 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Phòng bệnh cho cá; phát hiện, chẩn đoán và trị bệnh kịp thời, đúng yêu cầu kỹ thuật, an toàn.
- Mô đun 06: “Thu hoạch và tiêu thụ” có thời gian học tập là 60 giờ, trong đó có 10 giờ lý thuyết, 42 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc; Xác định thời điểm thu hoạch; thu hoạch,vận chuyển và tiêu thụ cá sau thu hoạch đảm bảo chất lượng an toàn và hiệu quả; đánh giá được kết quả vụ nuôi.
Đánh giá kết quả học tập của người học trong toàn khóa học bao gồm: kiểm tra định kỳ trong từng mô đun, kiểm tra hết mô đun và kiểm tra kết thúc khóa học, được thực hiện theo “Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy”, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học
TT | Nội dung kiểm tra | Hình thức kiểm tra | Thời gian kiểm tra |
Kiến thức kỹ năng nghề |
|
| |
1 | Kiến thức nghề | Trắc nghiệm hoặc vấn đáp | Không quá 60 phút |
2 | Kỹ năng nghề | Bài thực hành kỹ năng nghề | Không quá 12 giờ |
3. Các chú ý khác
- Để thực hiện chương trình dạy nghề có hiệu quả, cơ sở dạy nghề tổ chức lớp học tại các địa phương nơi có các cơ sở nuôi cá diêu hồng, cá rô phi tập trung để thuận lợi cho việc tổ chức dạy nghề theo phương pháp tích hợp; bố trí các nội dung thực hành phù hợp nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề cho học viên; khi tổ chức dạy nghề, có thể mời các chuyên gia hoặc người có tay nghề cao cùng tham gia giảng dạy và hướng dẫn người học;
- Chương trình được xây dựng cho khóa học trong thời gian 3 tháng, trong thực tế, có thể tổ chức cho học viên học thành từng giai đoạn phù hợp với chu kỳ nuôi cá như: chuẩn bị ao, lồng bè, chọn cá giống, chọn thức ăn, chăm sóc, nuôi dưỡng, phát hiện và phòng trị bệnh, thu hoạch, tiêu thụ ... để rèn luyện kiến thức, kỹ năng nghề cho học viên qua thực tiễn sản xuất.
- Trong quá trình thực hiện chương trình nên bố trí cho học viên đi thăm quan các cơ sở nuôi có uy tín hay đã áp dụng thành công tiến bộ khoa học kỹ thuật để học viên học hỏi và thấy được hiệu quả thiết thực của nghề;
- Có thể tổ chức lồng ghép với chương trình dạy nghề các hoạt động ngoại khóa và hoạt động văn hóa, thể thao khác cho học viên khi có đủ điều kiện./.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ: NUÔI CÁ CHIM VÂY VÀNG TRONG AO
(Kèm theo Quyết định số 481/QĐ-BNN-TCCB ngày 07 tháng 04 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn)
Tên nghề: Nuôi cá chim vây vàng trong ao
Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, đủ sức khỏe, có trình độ từ tiểu học trở lên và có nhu cầu học nghề nuôi cá chim vây vàng trong ao.
Số lượng mô đun đào tạo: 06
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp
- Kiến thức
+ Hiểu được một số đặc điểm dinh dưỡng, sinh trưởng, sinh sản của cá chim vây vàng.
+ Mô tả được hệ thống nuôi.
+ Trình bày được các bước chuẩn bị ao nuôi.
+ Nêu được yêu cầu lựa chọn, vận chuyển và thả giống.
+ Nêu được yêu cầu về thức ăn, kỹ thuật cho cá ăn.
+ Biết được các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến đời sống của cá chim vây vàng.
+ Trình bày được cách đo và xử lý một số yếu tố môi trường: Độ mặn, hàm lượng oxy hòa tan, nhiệt độ, độ pH, hàm lượng amoniac, hàm lượng hydrosunfua.
+ Nêu được biện pháp phòng bệnh tổng hợp; chẩn đoán và trị bệnh do ký sinh trùng, nấm, vi khuẩn và xử lý bệnh do môi trường, dinh dưỡng gây ra cho cá chim vây vàng.
+ Trình bày được kỹ thuật thu hoạch, bảo quản, vận chuyển và tính hiệu quả kinh tế.
- Kỹ năng
+ Lập được kế hoạch cho vụ nuôi.
+ Giám sát xây dựng và chuẩn bị được ao nuôi cá.
+ Lựa chọn, vận chuyển và thả được cá giống.
+ Lựa chọn được thức ăn và cho cá ăn đúng kỹ thuật.
+ Đo và xử lý được một số yếu tố môi trường: Độ mặn, oxy hòa tan, nhiệt độ, độ pH, amoniac, hydrosunfua.
+ Thực hiện được các biện pháp phòng bệnh tổng hợp, chẩn đoán và xử lý một số bệnh thường gặp trên cá chim vây vàng.
+ Thu hoạch, bảo quản, tiêu thụ và tính hiệu quả vụ nuôi.
- Thái độ
+ Tuân thủ quy trình kỹ thuật nuôi cá chim vây vàng và nuôi trong vùng qui hoạch.
+ Có trách nhiệm với sản phẩm làm ra, đảm bảo an toàn thực phẩm.
+ Có ý thức bảo vệ môi trường.
+ Đảm bảo an toàn lao động.
2. Cơ hội việc làm
Sau khi hoàn thành khóa học trình độ sơ cấp nghề nuôi cá nuôi cá chim vây vàng trong ao nước lợ, người học có khả năng tự tổ chức sản xuất cá chim vây vàng tại hộ hoặc trang trại gia đình; người học cũng có thể làm việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh có liên quan đến nghề nuôi cá chim vây vàng.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian đào tạo: 3 tháng
- Thời gian học tập: 12 tuần
- Thời gian thực học: 440 giờ
- Thời gian kiểm tra hết mô đun và ôn, kiểm tra kết thúc khóa học: 40 giờ (trong đó ôn và kiểm tra kết thúc khóa học: 16 giờ)
2. Phân bổ thời gian học tập tối thiểu
- Thời gian học tập: 480 giờ
- Thời gian thực học các mô đun đào tạo nghề: 440 giờ
+ Thời gian học lý thuyết: 82 giờ
+ Thời gian học thực hành: 358 giờ.
III. DANH MỤC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN HỌC TẬP
Mã MĐ | Tên mô đun | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra* | |||
MĐ 01 | Xây dựng hệ thống nuôi cá | 88 | 20 | 60 | 8 |
MĐ 02 | Chuẩn bị ao nuôi cá | 72 | 12 | 52 | 8 |
MĐ 03 | Chọn và thả cá giống | 72 | 8 | 56 | 8 |
MĐ 04 | Chăm sóc cá và quản lý ao nuôi | 84 | 16 | 60 | 8 |
MĐ 05 | Phòng và trị bệnh cá | 72 | 10 | 54 | 8 |
MĐ 06 | Thu hoạch và bảo quản và tiêu thụ cá chim vây vàng | 76 | 16 | 52 | 8 |
Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học | 16 |
|
| 16 | |
Tổng cộng | 480 | 82 | 334 | 64 |
*Ghi chú: Tổng số giờ kiểm tra (64 giờ), bao gồm cả số giờ kiểm tra định kỳ trong từng mô đun (24 giờ - được tính vào giờ thực hành), số giờ kiểm tra hết mô đun (24 giờ) và số giờ ôn, kiểm tra kết thúc khóa học (16 giờ).
IV. CHƯƠNG TRÌNH VÀ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO
Nội dung chi tiết chương trình và giáo trình mô đun xem tại trang web http://www.omard.gov.vn; Mục: Chương trình và giáo trình đào tạo nghề trình độ sơ cấp.
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
1. Hướng dẫn thực hiện các mô đun đào tạo nghề
Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề “Nuôi cá chim vây vàng trong ao” được dùng dạy nghề cho lao động nông thôn có nhu cầu học nghề. Khi người học, học đủ các mô đun trong chương trình, tham dự và đạt kết quả trung bình trở lên tại kỳ kiểm tra kết thúc khóa học sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề.
Theo yêu cầu của người học, có thể dạy độc lập một hoặc một số mô đun và cấp giấy chứng nhận học nghề đã hoàn thành các mô đun đã học cho người học.
Chương trình nghề “Nuôi cá chim vây vàng trong ao” bao gồm 06 mô đun với các nội dung như sau:
- Mô đun 01: “Xây dựng hệ thống nuôi cá” có thời gian học tập là 88 giờ, trong đó có 20 giờ lý thuyết, 60 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Lập kế hoạch sản xuất, xác định vị trí xây và giám sát thi công xây dựng hệ thống nuôi cá.
- Mô đun 02: “Chuẩn bị ao nuôi cá” có thời gian học tập là 72 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 52 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Làm cạn nước ao; tu sửa bờ và cống; xử lý đáy ao; kiểm tra chất lượng nước và cấp nước; kiểm tra môi trường ao nuôi trước khi thả giống đạt chất lượng và hiệu quả cao.
- Mô đun 03: “Chọn và thả cá giống” có thời gian học tập là 72 giờ, trong đó có 8 giờ lý thuyết, 56 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Xác định mùa vụ thả giống, chọn cá chim vây vàng giống; vận chuyển cá giống; thả giống; kiểm tra cá sau khi thả giống đạt chất lượng và hiệu quả cao.
- Mô đun 04: “Chăm sóc cá và quản lý ao nuôi” có thời gian học tập là 84 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 60 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra, Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề để thực hiện các công việc: Chuẩn bị thức ăn; cho cá ăn; quản lý môi trường ao nuôi và an toàn ao nuôi; kiểm tra cá định kỳ đạt chất lượng và hiệu quả cao.
- Mô đun 05: “Phòng và trị bệnh cá” có thời gian học tập là 72 giờ, trong đó có 10 giờ lý thuyết, 54 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề để thực hiện các công việc: Phòng bệnh tổng hợp cho cá, xử lý bệnh do môi trường; chẩn đoán và trị được bệnh do ký sinh trùng, vi khuẩn và nấm gây ra.
- Mô đun 06: “Thu hoạch và bảo quản và tiêu thụ cá chim vây vàng” có thời gian học tập là 76 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 52 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề để thực hiện các công việc: Xác định thời điểm thu hoạch; thu hoạch cá; lưu giữ cá sống, cấp đông cá, vận chuyển cá, tiêu thụ và hạch toán hiệu quả vụ nuôi cá.
Đánh giá kết quả học tập của người học trong toàn khóa học bao gồm: Kiểm tra định kỳ trong quá trình học tập, kiểm tra hết mô đun và kiểm tra kết thúc khóa học thực hiện theo “Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy”, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH , ngày 24/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội.
2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học
Việc đánh giá hoàn thành khóa học đối với học viên thực hiện thông qua kiểm tra kết thúc khóa học. Nội dung, hình thức và thời lượng kiểm tra thực hiện như sau:
TT | Nội dung kiểm tra | Hình thức kiểm tra | Thời gian kiểm tra | ||
Kiến thức, kỹ năng nghề |
|
| |||
1 | Lý thuyết nghề | Vấn đáp/Trắc nghiệm | Không quá 60 phút | ||
2 | Kỹ năng nghề | Bài thực hành kỹ năng nghề | Không quá 8 giờ | ||
|
|
|
|
|
|
3. Các chú ý khác
Nên tổ chức lớp học tại địa phương, cơ sở sản xuất vào thời điểm nuôi cá chim vây vàng thương phẩm, chương trình xây dựng trong thời gian 3 tháng nhưng trong thực tế thời gian học tập nên bố trí trùng với chu kỳ sản xuất của cá chim vây vàng để rèn kỹ năng nghề cho học viên qua sản xuất thực tế. Có thể mời các chuyên gia hoặc người có tay nghề cao tham gia giảng dạy, hướng dẫn người học.
Trong quá trình thực hiện chương trình nên bố trí cho học viên đi thăm quan các cơ sở sản xuất cá chim vây vàng thương phẩm có uy tín hay đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thành công;
Có thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa và hoạt động văn hóa, thể thao khác khi có đủ điều kiện.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ: SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI HÀU THÁI BÌNH DƯƠNG
(Kèm theo Quyết định số 481/QĐ-BNN-TCCB ngày 07 tháng 04 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn)
Tên nghề: Sản xuất giống và nuôi hàu Thái Bình Dương
Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, đủ sức khỏe, có trình độ từ tiểu học trở lên và có nhu cầu học nghề “Sản xuất giống và nuôi hàu Thái Bình Dương”.
Số lượng mô đun đào tạo: 06
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp
- Kiến thức
+ Mô tả được các công việc trong quy trình Sản xuất giống và nuôi hàu Thái Bình Dương: xây dựng trại sản xuất giống; cho đẻ, ấp trứng; ương ấu trùng và hàu giống; chuẩn bị bè và nuôi hàu thương phẩm;
+ Nêu được tiêu chuẩn hàu khi thu hoạch, các bước công việc trong quá trình thu hoạch và tiêu thụ hàu thương phẩm.
- Kỹ năng
+ Thực hiện được các bước chọn vị trí xây dựng trại sản xuất hàu giống, lựa chọn được qui mô sản xuất giống, giám sát xây dựng trại và giám sát, lắp đặt hệ thống điện, sục khí, cấp thoát nước;
+ Chọn được hàu bố mẹ đạt tiêu chuẩn và thực hiện được cho đẻ, ấp trứng ương ấu trùng và hàu giống;
+ Chọn được vị trí đặt bè, lắp ráp được bè nuôi hàu, đặt và cố định bè, chuẩn bị bè nuôi hàu thương phẩm;
+ Thực hiện được các công việc nuôi hàu thương phẩm, thu hoạch hàu đúng thời điểm, đảm bảo chất lượng và tiêu thụ sản phẩm.
- Thái độ
+ Tuân thủ quy trình kỹ thuật;
+ Có trách nhiệm đối với sản phẩm làm ra, đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái;
+ Đảm bảo an toàn lao động.
2. Cơ hội việc làm
Sau khi hoàn thành khóa học trình độ sơ cấp nghề “Sản xuất giống và nuôi hàu Thái Bình Dương”, người học có khả năng tự tổ chức sản xuất ở quy mô hộ gia đình hoặc nhóm hộ gia đình; người học cũng có thể làm việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh có liên quan đến nghề.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học
- Thời gian đào tạo: 3 tháng
- Thời gian học tập: 12 tuần
- Thời gian thực học: 440 giờ
- Thời gian kiểm tra hết mô đun và ôn, kiểm tra kết thúc khóa học: 40 giờ (trong đó ôn và kiểm tra kết thúc khóa học: 16 giờ)
2. Phân bổ thời gian thực học
- Thời gian học tập: 480
- Thời gian thực học các mô đun đào tạo nghề: 440 giờ, trong đó:
+ Thời gian học lý thuyết: 80 giờ
+ Thời gian học thực hành: 360 giờ
III. DANH MỤC CÁC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN ĐÀO TẠO
Mã MĐ | Tên mô đun | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | |||
MĐ 01 | Xây dựng trại sản xuất giống | 76 | 12 | 56 | 8 |
MĐ 02 | Chuẩn bị bè nuôi hàu | 72 | 10 | 54 | 8 |
MĐ 03 | Cho đẻ và ấp trứng | 76 | 12 | 56 | 8 |
MĐ 04 | Ương ấu trùng và hàu giống | 96 | 18 | 70 | 8 |
MĐ 05 | Nuôi hàu thương phẩm | 80 | 16 | 56 | 8 |
MĐ 06 | Thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm | 64 | 12 | 44 | 8 |
Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học | 16 |
|
| 16 | |
Tổng cộng | 480 | 80 | 336 | 64 |
*Ghi chú: Tổng thời gian kiểm tra 64 giờ bao gồm: Số giờ kiểm tra định kỳ trong từng mô đun (24 – giờ được tính vào giờ thực hành); số giờ kiểm tra hết các mô đun (24 giờ) và số giờ ôn, kiểm tra kết thúc khóa học (16 giờ).
IV. CHƯƠNG TRÌNH VÀ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO
Nội dung chi tiết chương trình và giáo trình mô đun xem tại trang web http://www.omard.gov.vn; Mục: Chương trình và giáo trình đào tạo nghề trình độ sơ cấp.
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
1. Hướng dẫn thực hiện các mô đun đào tạo nghề
Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp “Sản xuất giống và nuôi hàu Thái Bình Dương ” được dùng dạy nghề cho lao động nông thôn có nhu cầu học nghề. Khi học viên học đủ các mô đun trong chương trình tham dự và đạt kết quả trung bình trở lên tại kỳ kiểm tra kết thúc khóa học sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề.
Theo yêu cầu của người học, có thể dạy độc lập một hoặc một số mô đun cho học viên và cấp giấy chứng nhận học nghề đã hoàn thành các mô đun đó cho người học.
Chương trình nghề “ Sản xuất giống và nuôi hàu Thái Bình Dương ” gồm 06 mô đun với các nội dung như sau:
- Mô đun 01: “Xây dựng trại sản xuất giống ” có thời gian học tập là 76 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 56 giờ thực hành, 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Chọn vị trí xây dựng trại sản xuất hàu giống, lựa chọn qui mô sản xuất giống, giám sát xây dựng trại sản xuất giống và giám sát lắp đặt hệ thống điện, sục khí, cấp thoát nước.
- Mô đun 02: “Chuẩn bị bè nuôi hàu” có thời gian học tập là 72 giờ, trong đó có 10 giờ lý thuyết, 54 giờ thực hành, 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Chọn vị trí đặt bè, lắp ráp bè nuôi hàu, đặt và cố định bè, chuẩn bị bè an toàn đạt chất lượng.
- Mô đun 03 : “Cho đẻ và ấp trứng” có thời gian học tập là 76 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 56 giờ thực hành, 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Chuẩn bị nước sản xuất, chọn hàu bố mẹ thành thục, gieo tinh nhân tạo và ấp trứng.
- Mô đun 04: “Ương ấu trùng và hàu giống” có thời gian học tập là 96 giờ, trong đó có 18 giờ lý thuyết, 70 giờ thực hành, 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Nuôi tảo làm thức ăn cho ấu trùng; ương ấu trùng cấp 1, ương ấu trùng cấp 2; thu hoạch và vận chuyển hàu giống.
- Mô đun 05: “Nuôi hàu thương phẩm” có thời gian học tập là 80 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 56 giờ thực hành, 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Xác định mùa vụ thả và chọn hàu giống; thả hàu giống, chăm sóc hàu và quản lý bè nuôi.
- Mô đun 06: “Thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm” có thời gian học tập là 64 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 44 giờ thực hành, 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: chuẩn bị nơi tiêu thụ, thu hoạch hàu, vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm, đánh giá kết quả sản xuất.
Đánh giá kết quả học tập của người học trong toàn khóa học bao gồm: kiểm tra định kỳ trong quá trình học tập, kiểm tra hết mô đun và kiểm tra kết thúc khóa học thực hiện theo “Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy”, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH , ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học
Đánh giá hoàn thành khóa học đối với học viên được thực hiện thông qua kiểm tra kết thúc khóa học với nội dung, hình thức và thời lượng theo hướng dẫn sau:
TT | Nội dung kiểm tra | Hình thức kiểm tra | Thời gian kiểm tra | ||
Kiến thức, kỹ năng nghề |
|
| |||
1 | Kiến thức nghề | Vấn đáp hoặc trắc nghiệm | Không quá 60 phút | ||
2 | Kỹ năng nghề | Bài thực hành kỹ năng nghề | Không quá 12 giờ | ||
|
|
|
|
|
|
3. Các chú ý khác
Nên tổ chức lớp học tại địa phương, cơ sở sản xuất. Chương trình xây dựng trong thời gian 3 tháng nhưng trong thực tế thời gian học tập nên bố trí trùng với chu kỳ sản xuất giống và nuôi hàu Thái Bình Dương để rèn kỹ năng nghề cho học viên qua sản xuất thực tế.
Có thể mời các chuyên gia hoặc người có tay nghề cao tham gia giảng dạy, hướng dẫn người học; có thể kết hợp việc dạy nghề và đánh giá kết quả của người học với việc tổ chức cho người học trực tiếp tham gia sản xuất giống và nuôi hàu Thái Bình Dương.
Trong quá trình thực hiện chương trình nên bố trí cho học viên đi tham quan các cơ sở sản xuất giống và nuôi hàu Thái Bình Dương có uy tín hay đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thành công.
Có thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa và hoạt động văn hóa, thể thao khác khi có đủ điều kiện.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ: SẢN XUẤT GIỐNG CUA XANH
(Kèm theo Quyết định số 481/QĐ-BNN-TCCB ngày 07 tháng 04 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Tên nghề: Sản xuất giống cua xanh
Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, đủ sức khỏe, trình độ học vấn từ tiểu học trở lên, có nhu cầu học nghề “Sản xuất giống cua xanh”.
Số lượng mô đun đào tạo: 07
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp
- Kiến thức
+ Nêu được các công việc chuẩn bị sản xuất cua xanh giống;
+ Trình bày được qui trình nuôi cua mẹ cho đẻ (nuôi vỗ) và cua mẹ ôm trứng; ương ấu trùng và cua giống;
+ Nêu được biện pháp phòng trị một số bệnh thường gặp ở ấu trùng cua;
+ Trình bày được việc thu hoạch, vận chuyển và tiêu thụ cua giống.
- Kỹ năng
+ Thực hiện được việc chuẩn bị cho sản xuất giống: xây dựng trại giống, lắp đặt trang thiết bị, xử lý nước;
+ Nuôi và chuẩn bị được thức ăn cho ấu trùng, cua giống;
+ Tuyển chọn, vận chuyển và nuôi được cua mẹ cho đẻ (nuôi vỗ) và cua mẹ ôm trứng;
+ Thu và ương ấu trùng, cua giống đúng kỹ thuật;
+ Phòng, chẩn đoán và trị được một số bệnh thường gặp ở ấu trùng cua;
+ Thực hiện được việc thu hoạch, vận chuyển cua giống đúng kỹ thuật.
- Thái độ
+ Tuân thủ các quy định về sản xuất giống thủy sản; quy định bảo vệ môi trường, phát triển sản xuất theo hướng bền vững;
+ Tuân thủ quy trình kỹ thuật trong khi thực hiện các công việc của nghề.
+ Có ý thức đảm bảo an toàn trong lao động.
2. Cơ hội việc làm
Sau khi hoàn thành khóa học, người học có khả năng tự tổ chức sản xuất tại trang trại gia đình hoặc làm việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh có liên quan đến lĩnh vực của nghề “Sản xuất giống cua xanh”.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian đào tạo: 3 tháng
- Thời gian học tập: 12 tuần
- Thời gian thực học tối thiểu: 440 giờ.
- Thời gian ôn, kiểm tra hết mô đun và kết thúc khóa học: 40 giờ (trong đó ôn và kiểm tra kết thúc khóa học: 16 giờ)
2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian học tập: 480 giờ
- Thời gian thực học các mô đun đào tạo nghề: 440 giờ
+ Thời gian học lý thuyết: 96 giờ
+ Thời gian học thực hành: 344 giờ
III. DANH MỤC CÁC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN HỌC TẬP
Mã MĐ | Tên mô đun | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra* | |||
MĐ 01 | Xây dựng trại sản xuất giống cua | 80 | 16 | 56 | 8 |
MĐ 02 | Chuẩn bị sản xuất giống cua | 68 | 16 | 44 | 8 |
MĐ 03 | Nuôi cua mẹ | 72 | 16 | 48 | 8 |
MĐ 04 | Ương ấu trùng cua | 60 | 14 | 38 | 8 |
MĐ 05 | Ương cua giống | 68 | 14 | 46 | 8 |
MĐ 06 | Phòng trị bệnh cua | 60 | 12 | 40 | 8 |
MĐ 07 | Thu hoạch và tiêu thụ cua giống | 56 | 8 | 40 | 8 |
Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học | 16 |
|
| 16 | |
| Tổng cộng | 480 | 96 | 312 | 72 |
* Ghi chú: Tổng số thời gian kiểm tra bao gồm: Số giờ kiểm tra định kỳ trong từng mô đun (32 giờ - được tính vào thời gian học thực hành); số giờ kiểm tra hết mô đun (24 giờ) và số giờ ôn, kiểm tra kết thúc khóa học (16 giờ).
IV. CHƯƠNG TRÌNH VÀ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO
Nội dung chi tiết chương trình và giáo trình mô đun xem tại trang web: http://www.omard.gov.vn ; Mục: Chương trình và giáo trình đào tạo nghề trình độ sơ cấp
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
1. Hướng dẫn thực hiện các mô đun đào tạo nghề
Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề “Sản xuất giống cua xanh” dùng dạy nghề cho lao động nông thôn có nhu cầu học nghề. Khi người học học đủ các mô đun trong chương trình này, tham dự và đạt kết quả trung bình trở lên tại kỳ kiểm tra kết thúc khóa học sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề.
Theo yêu cầu của người học, người sử dụng lao động, cơ sở dạy nghề có thể dạy độc lập một hoặc một số mô đun (như mô đun 1, 2, 5, 7). Sau khi kết thúc khóa học, cơ sở dạy nghề cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành các mô đun đã học cho người học.
Chương trình dạy nghề “Sản xuất giống cua xanh” bao gồm 07 mô đun với các nội dung như sau:
- Mô đun 01: “Xây dựng trại sản xuất giống cua” có thời gian học tập là 80 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 56 giờ thực hành, 08 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Chọn địa điểm; xây dựng bể; lắp đặt hệ thống cấp thoát nước, xử lý nước thải, hệ thống sục khí, hệ thống điện đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Mô đun 02: “Chuẩn bị sản xuất giống cua” có thời gian học tập là 68 giờ, trong đó có 16 giờ Lý thuyết, 44 giờ thực hành, 08 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Chuẩn bị bể ương, nuôi; xử lý sát trùng và điều chỉnh độ mặn của nước; nuôi cấy tảo và luân trùng đúng qui trình kỹ thuật.
- Mô đun 03: “Nuôi cua mẹ” có thời gian học tập 72 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 48 giờ thực hành, 08 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Chọn, vận chuyển cua mẹ; nuôi cua mẹ trong bể, lồng; chăm sóc cua ôm trứng và cho nở ấu trùng đúng qui trình kỹ thuật.
- Mô đun 04: “Ương ấu trùng cua” có thời gian học tập 60 giờ, trong đó có 14 giờ lý thuyết, 38 giờ thực hành, 08 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Ấp và làm giàu Artemia; chăm sóc, quản lý ấu trùng Zoea và ấu trùng Megalop đúng qui trình kỹ thuật.
- Mô đun 05: “Ương cua giống” có thời gian học tập 68 giờ, trong đó có 14 giờ lý thuyết, 46 giờ thực hành, 08 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Chuẩn bị ao, bể ương cua; thả và chăm sóc cua giống và quản lý môi trường ao, bể ương đúng qui trình kỹ thuật.
- Mô đun 06: “Phòng trị bệnh cua” có thời gian học tập 60 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 40 giờ thực hành, 08 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Phòng bệnh; phát hiện, trị một số bệnh thường gặp do vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng hay do môi trường ở ấu trùng cua.
- Mô đun 07: “Thu hoạch và tiêu thụ cua giống” có thời gian học tập 56 giờ, trong đó có 8 giờ lý thuyết, 40 giờ thực hành, 08 giờ kiểm tra Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Khảo sát thị trường và ký hợp đồng tiêu thụ cua giống; kiểm tra, kiểm dịch chất lượng cua giống; thu, vận chuyển cua giống; quản lý hồ sơ sản xuất và tính hiệu quả sản xuất.
- Đánh giá kết quả học tập của người học trong toàn khóa học bao gồm: kiểm tra định kỳ trong từng mô đun, kiểm tra hết mô đun và kiểm tra kết thúc khóa học, được thực hiện theo “Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy” ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH , ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học
TT | Nội dung kiểm tra | Hình thức kiểm tra | Thời gian kiểm tra |
Kiến thức, kỹ năng nghề | |||
1 | Kiến thức nghề | Vấn đáp hoặc trắc nghiệm | Không quá 60 phút |
2 | Thực hành nghề | Bài thực hành kỹ năng nghề | Không quá 12 giờ |
3. Các chú ý khác
- Nên tổ chức lớp học tại cơ sở đào tạo có đủ điều kiện, địa phương có mô hình sản xuất, trang thiết bị hay cơ sở sản xuất vào thời điểm sản xuất giống cua. Chương trình xây dựng cho khóa dạy nghề trong thời gian 3 tháng, nhưng trong thực tế, có thể bố trí trùng với chu kỳ sản xuất giống để rèn kỹ năng nghề cho người học qua thực tiễn sản xuất. Trong quá trình dạy nghề, có thể mời các chuyên gia hoặc người có tay nghề cao tham gia giảng dạy, hướng dẫn, đánh giá người học; có thể kết hợp việc dạy nghề và đánh giá kết quả của người học với việc tổ chức cho người học trực tiếp tham gia sản xuất ra sản phẩm.
- Trong quá trình thực hiện chương trình, nên bố trí cho người học đi thăm quan các cơ sở sản xuất giống cua xanh có uy tín, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thành công, tạo điều kiện cho người học được học tập mô hình thực tiễn và thấy được hiệu quả thiết thực của nghề.
- Có thể tổ chức lồng ghép với chương trình dạy nghề các hoạt động ngoại khóa liên quan đến chuyên môn và các hoạt động văn hóa, thể thao phù hợp với điều kiện của lớp học, hoạt động của cơ sở sản xuất và phong tục, tập quán của địa phương.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ: ĐÁNH BẮT HẢI SẢN BẰNG LƯỚI VÂY
(Kèm theo Quyết định số 481/QĐ-BNN-TCCB ngà 07 tháng 04 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn)
Tên nghề: Đánh bắt hải sản bằng lưới vây
Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, đủ sức khoẻ, có trình độ học vấn từ tiểu học trở lên và có nhu cầu học nghề “Đánh bắt hải sản bằng lưới vây”.
Số lượng mô đun đào tạo: 06
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp
- Kiến thức
+ Mô tả được quy trình chuẩn bị chuyến biển;
+ Mô tả được phương pháp phát hiện và tập trung đàn cá bằng các phương pháp thủ công;
+ Liệt kê được cáo công việc của thủy thủ trong quy trình đánh bắt hải sản bằng lưới vây;
+ Liệt kê được các công việc của thủy thủ trong quy trình bảo quản hải sản trên tàu;
+ Mô tả được cấu tạo, các thông số kỹ thuật của bản vẽ lưới vây;
+ Liệt kê được các công việc của thủy thủ trong quy trình sửa chữa, bảo quản lưới vây;
+ Mô tả được các công tác an toàn trên tàu cá.
- Kỹ năng
+ Thực hiện được những công tác chuẩn bị của lưới vây;
+ Thực hiện được phương pháp phát hiện và tập trung đàn cá;
+ Thực hiện được quy trình đánh bắt hải sản bằng lưới vây;
+ Tiến hành bảo quản hải sản theo đúng quy trình;
+ Đọc được bản vẽ kỹ thuật của lưới vây;
+ Thực hiện được quy trình sửa chữa, bảo quản lưới vây;
+ Thực hiện được các công tác an toàn trên tàu cá.
- Thái độ
+ Tuân thủ quy trình đánh bắt hải sản bằng lưới vây;
+ Tuân thủ quy trình sửa chữa, bảo quản lưới vây;
+ Tuân thủ các quy tắc an toàn lao động và vệ sinh trên tàu cá;
+ Chấp hành mệnh lệnh của Thuyền trưởng;
+ Có ý thức bảo vệ môi trường và chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc;
+ Có tinh thần yêu nghề, cầu tiến vì sự phát triển của nghề trong tương lai.
2. Cơ hội việc làm
Sau khi tốt nghiệp khóa học, người học làm thủy thủ trên các tàu đánh bắt hải sản bằng lưới vây của các doanh nghiệp, các tập đoàn đánh cá, các hợp tác xã nghề cá, các hộ gia đình làm nghề cá có nghề khai thác hải sản bằng lưới vây.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian đào tạo: 03 tháng
- Thời gian học tập: 12 tuần
- Thời gian thực học: 440 giờ
- Thời gian kiểm tra kết thúc mô đun và ôn, kiểm tra kết thúc khóa học; 40 giờ (trong đó ôn và kiểm tra kết thúc khóa học là 16 giờ)
2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian học tập: 480 giờ
- Thời gian thực học các mô đun đào tạo nghề: 440 giờ
+ Thời gian học lý thuyết: 80 giờ
+ Thời gian học thực hành: 360 giờ
III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN HỌC TẬP
Mã MĐ | Tên mô đun | Thời gian đào tạo ( giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra * | |||
MĐ 01 | Chuẩn bị chuyến biển | 60 | 12 | 40 | 8 |
MĐ 02 | Phát hiện và tập trung đàn cá bằng phương pháp thủ công | 60 | 12 | 40 | 8 |
MĐ 03 | Thực hiện quy trình đánh bắt hải sản bằng lưới vây | 104 | 20 | 72 | 12 |
MĐ 04 | Bảo quản sản phẩm hải sản | 80 | 12 | 60 | 8 |
MĐ 05 | Sửa chữa và bảo quản lưới | 80 | 12 | 60 | 8 |
MĐ 06 | Thực hành an toàn lao động trên tàu cá | 80 | 12 | 60 | 8 |
Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học | 16 |
|
| 16 | |
Tổng cộng | 480 | 80 | 332 | 68 |
* Ghi chú: Tổng số thời gian kiểm tra (68 giờ) bao gồm: Số giờ kiểm tra định kỳ trong từng mô đun (28 giờ - được tính vào thời gian học thực hành); số giờ kiểm tra hết các mô đun (24 giờ) và số giờ ôn, kiểm tra kết thúc khóa học (16 giờ).
IV. CHƯƠNG TRÌNH VÀ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO
Nội dung chi tiết chương trình và giáo trình mô đun xem tại trang web: http://www.omard.gov.vn; Mục: Chương trình và giáo trình đào tạo nghề trình độ sơ cấp.
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
1. Hướng dẫn thực hiện các mô đun đào tạo nghề
Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề “Đánh bắt hải sản bằng lưới vây” dùng dạy nghề cho lao động nông thôn có nhu cầu học nghề. Khi học viên học đủ các mô đun trong chương trình này và đạt kết quả trung bình trở lên tại kỳ kiểm tra kết thúc khóa học sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề.
Theo yêu cầu của người học, người sử dụng lao động, cơ sở dạy nghề có thể dạy độc lập một hoặc một số mô đun cho các học viên và cấp giấy chứng nhận học nghề là đã hoàn thành các mô đun đó.
Chương trình nghề “Đánh bắt hải sản bằng lưới vây” gồm 06 mô đun với các nội dung sau:
- Mô đun 01: “Chuẩn bị chuyến biển” có thời gian học tập là 60 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 40 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Chuẩn bị lưới vây, kiểm tra các máy khai thác, chuẩn bị vật tư bảo quản cá, chuẩn bị các dụng cụ, thiết bị tập trung cá.
- Mô đun 02: “Phát hiện và tập trung đàn cá bằng phương pháp thủ công” có thời gian học tập là 60 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 40 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Chuẩn bị, tập trung cá bằng ánh sáng, tập trung cá bằng chà; phát hiện cá bằng quan sát, phát hiện cá bằng thả câu; xử lý sự cố trong quá trình phát sáng tập trung.
- Mô đun 03: “Thực hiện quy trình đánh bắt hải sản bằng lưới vây” có thời gian học tập là 104 giờ, trong đó có 20 giờ lý thuyết, 72 giờ thực hành và 12 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Chuẩn bị, thả lưới; thu dây giềng rút; thu lưới; lấy cá; các công việc sau mẻ lưới.
- Mô đun 04: “Bảo quản sản phẩm hải sản” có thời gian học là 80 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 60 giờ thực hành, và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Chuẩn bị trước khi bảo quản; xếp hải sản vào khay; làm sạch hải sản; bảo quản hải sản bằng đá xay; kiểm tra, theo dõi sản phẩm trong quá trình bảo quản, vận chuyển hải sản lên cảng.
- Mô đun 05: “Sửa chữa và bảo quản lưới” có thời gian học là 80 giờ, trong đó 12 giờ lý thuyết, 60 giờ thực hành, 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Chuẩn bị, sửa chữa áo lưới; sửa chữa dây giềng; sửa chữa, thay thế phao chì; sửa chữa thay thế vòng khuyên; nghiệm thu sau sửa chữa; bảo quản lưới.
- Mô đun 06: “Thực hành an toàn lao động trên tàu cá” có thời gian học là 80 giờ trong đó 12 giờ lý thuyết, 60 giờ thực hành, 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: An toàn lao động khi làm việc trên boong tàu; an toàn trong công tác phòng, chống cháy trên tàu cá; an toàn trong công tác cứu sinh, cứu thủng, cứu cạn; an toàn trong khai thác thủy sản bằng lưới vây.
Đánh giá kết quả học tập của người học trong toàn khóa học bao gồm: kiểm tra định kỳ trong từng mô đun, kiểm tra hết mô đun và kiểm tra kết thúc khóa học, được thực hiện theo “Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy”, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học
Việc đánh giá hoàn thành khóa học đối với học viên được thực hiện thông qua kiểm tra kết thúc khóa học. Nội dung, hình thức và thời lượng thực hiện theo hướng dẫn sau:
TT | Nội dung kiểm tra | Hình thức kiểm tra | Thời gian kiểm tra |
Kiến thức, kỹ năng nghề |
|
| |
1 | Kiến thức nghề | Trắc nghiệm hoặc vấn đáp | Không quá 60 phút |
2 | Kỹ năng nghề | Bài thực hành kỹ năng nghề | Không quá 12 giờ |
3. Các chú ý khác
Nên tổ chức lớp học ngay tại địa phương, cơ sở sản xuất vào thời điểm thích hợp, chương trình xây dựng trong thời gian 3 tháng nhưng trong thực tế thời gian học tập nên bố trí phù hợp với điều kiện của người học. Trong quá trình dạy nghề có thể tổ chức mời các chuyên gia, người có tay nghề cao tham gia giảng dạy, hướng dẫn, đánh giá người học.
Trong quá trình thực hiện chương trình nên bố trí cho người học đi thăm quan các cơ sở đánh bắt hải sản bằng lưới vây có uy tín, áp dụng thành công tiến bộ khoa học kỹ thuật, tạo điều kiện cho học viên được học tập mô hình thực tiễn và thấy được hiệu quả thiết thực của nghề.
Có thể tổ chức lồng ghép với chương trình dạy nghề các hoạt động ngoại khóa liên quan đến chuyên môn và các hoạt động văn hóa, thể thao phù hợp với điều kiện của lớp học, hoạt động của cơ sở sản xuất và phong tục tập quán của địa phương.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ: THỦY THỦ TÀU CÁ
(Kèm theo Quyết định số 481/QĐ-BNN-TCCB ngày 07 tháng 04 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn)
Tên nghề: Thủy thủ tàu cá
Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, đủ sức khỏe, có trình độ từ tiểu học trở lên và có nhu cầu học nghề Thủy thủ tàu cá.
Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 01 môn học và 06 mô đun.
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp
- Kiến thức
+ Biết các kiến thức cơ bản và các quy định có liên quan đến việc hàng hải và khai thác thủy sản.
+ Liệt kê được các nhiệm vụ của nghề thủy thủ tàu cá.
+ Liệt kê được các công việc của từng nhiệm vụ.
+ Trình bày được quy trình, của từng công việc và yêu cầu kỹ thuật của từng bước.
- Kỹ năng
+ Thực hiện được các công việc trong quá trình bảo quản thân tàu và sử dụng thành thạo các thiết bị boong;
+ Sử dụng thành thạo dây và dụng cụ liên kết dây;
+ Thực hiện được các công việc lắp ráp, sửa chữa ngư cụ;
+ Thực hiện được các công việc lái tàu và trực ca;
+ Thực hiện được các công việc bảo quản thủy sản;
+ Thực hiện được các công tác an toàn lao động trên biển.
- Thái độ
+ Tuân thủ mệnh lệnh của người phụ trách, có tinh thần vượt khó trong khi thực hiện nhiệm vụ.
+ Trung thực, có ý thức tuân thủ quy trình kỹ thuật trong khi thực hiện các công việc của nghề.
+ Có trách nhiệm đối với sản phẩm khai thác, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
+ Có ý thức chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường biển; bảo vệ nguồn lợi thủy sản; bảo vệ an ninh quốc gia.
+ Có ý thức chấp hành các quy định về an toàn trên biển.
2. Cơ hội việc làm
Sau khi hoàn thành khóa học trình độ sơ cấp nghề “Thủy thủ tàu cá”, người học có khả năng làm thủy thủ trên các tàu khai thác thủy sản, các tàu dịch vụ nghề cá hoặc các tàu công vụ nghề cá.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU
1. Thời gian của khóa học và thời, gian thực học tối thiểu
- Thời gian đào tạo: 3 tháng
- Thời gian học tập: 12 tuần
- Thời gian thực học : 440 giờ
- Thời gian kiểm tra hết mô đun và ôn, kiểm tra kết thúc khóa học: 40 giờ (trong đó ôn và kiểm tra kết thúc khóa học 16 giờ)
2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian học tập: 480 giờ
- Thời gian thực học các mô đun đào tạo nghề: 440 giờ, trong đó:
+ Thời gian học lý thuyết: 90 giờ
+ Thời gian học thực hành: 350 giờ
III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO; THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN HỌC TẬP
Mã MĐ/MH | Tên môn học, mô đun | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra (*) | |||
MH01 | Kiến thức cơ bản của thủy thủ tàu cá | 44 | 30 | 10 | 4 |
MĐ01 | Bảo quản thân tàu và sử dụng thiết bị boong | 72 | 10 | 54 | 8 |
MĐ02 | Sử dụng dây và dụng cụ liên kết đây | 72 | 10 | 54 | 8 |
MĐ03 | Lắp ráp và sửa chữa ngư cụ | 72 | 10 | 54 | 8 |
MĐ04 | Lái tàu và trực ca | 60 | 10 | 44 | 6 |
MĐ05 | Bảo quản thủy sản | 72 | 10 | 54 | 8 |
MĐ06 | Thực hành an toàn | 72 | 10 | 54 | 8 |
Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học | 16 |
|
| 16 | |
Tổng cộng | 480 | 90 | 324 | 66 |
* Ghi chú: Tổng số giờ kiểm tra (66 giờ) bao gồm: số giờ kiểm tra định kỳ trong từng môn học, mô đun (26 giờ - tính vào giờ thực hành); số giờ kiểm tra hết các môn học, mô đun (24 giờ) và giờ ôn, kiểm, tra kết thúc khóa học (16 giờ).
IV. CHƯƠNG TRÌNH VÀ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO
Nội dung chi tiết chương trình và giáo trình mô đun xem tại trang web: http://www.omard.gov.vn; Mục: Chương trình và giáo trình đào tạo nghề trình độ sơ cấp
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
1. Hướng dẫn thực hiện các môn học/mô đun đào tạo nghề
Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề “Thủy thủ tàu cá” được dùng dạy nghề cho lao động nông thôn có nhu cầu học nghề. Khi người học học đủ các môn học, mô đun trong chương trình, tham dự và đạt kết quả trung bình trở lên tại kỳ kiểm tra kết thúc khóa học sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề.
Theo yêu cầu của người học, người sử dụng lao động, cơ sở dạy nghề có thể chọn dạy độc lập tùng mô đun như: Mô đun 01: “Bảo quản thân tàu và sử dụng thiết bị boong”; mô đun 05: “Bảo quản thủy sản” hoặc dạy kết hợp một số mô đun với nhau như: mô đun 02: “Sử dụng dây và dụng cụ liên kết dây” với mô đun 03: “Lắp ráp và sửa chữa ngư cụ”. Sau khi kết thúc khóa học, cơ sở dạy nghề cấp cho người học giấy chứng nhận đã hoàn thành các mô đun đã học.
Chương trình nghề “Thủy thủ tàu cá” gồm 01 môn học và 06 mô đun với các nội dung sau:
- Môn học 01: “Kiến thức cơ bản của thủy thủ tàu cá” có thời gian học tập là 44 giờ, trong đó có 30 giờ lý thuyết, 10 giờ thực hành và 4 giờ kiểm tra. Môn học này trang bị cho người học các kiến thức pháp lý có liên quan đến việc hàng hải và khai thác thủy sản.
- Mô đun 01: “Bảo quản thân tàu và sử dụng thiết bị boong” có thời gian học tập là 72 giờ, trong đó có 10 giờ lý thuyết, 54 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra hết mô đun. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Làm vệ sinh tàu; làm sạch bề mặt trước khi sơn; sơn tàu; sử dụng tời, sử dụng cẩu, sử dụng neo.
- Mô đun 02: “Sử dụng dây và dụng cụ liên kết dây” có thời gian học tập là 72 giờ, trong đó có 10 giờ lý thuyết, 54 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Chầu dây thừng; chầu dây cáp; thắt nút dây; sử dụng dụng cụ liên kết dây; buộc và mở dây buộc tàu; bảo quản dây và dụng cụ liên kết dây.
- Mô đun 03: “Lắp ráp và sửa chữa ngư cụ” có thời gian học tập là 72 giờ, trong đó có 10 giờ lý thuyết, 54 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Chuẩn bị lắp ráp và sửa chữa ngư cụ; đan lưới; cắt lưới; ráp áo lưới; ráp áo lưới vào dây giềng; ráp phao, chì vào giềng; vá lưới; bảo quản ngư cụ.
- Mô đun 04: “Lái tàu và trực ca” có thời gian học tập là 60 giờ, trong đó có 10 giờ lý thuyết, 44 giờ thực hành và 6 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Chuẩn bị lái tàu; lái tàu căn bản; lái tàu hành trình; thực hiện luật tránh va; trực ca khi neo tàu; trực ca bờ.
- Mô đun 05: “Bảo quản thủy sản” có thời gian học tập là 72 giờ, trong đó có 10 giờ lý thuyết, 54 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Bảo quản nước đá; chuẩn bị dụng cụ, vật tư bảo quản; xử lý thủy sản trước khi bảo quản; bảo quản cá, tôm, mực, cua, ghẹ;
- Mô đun 06: “Thực hành an toàn” có thời gian học tập là 72 giờ, trong đó có 10 giờ lý thuyết, 54 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Thực hành cứu người rơi xuống biển; thực hành cứu sinh; thực hành phòng và chữa cháy; thực hành cứu thủng; thực hành cấp cứu, phát tín hiệu cấp cứu; Thực hành an toàn lao động.
Đánh giá kết quả học tập của người học trong toàn khóa học bao gồm: kiểm tra định kỳ trong từng môn học, mô đun, kiểm tra hết môn học, mô đun và kiểm tra kết thúc khóa học thực hiện theo “Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy”, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH , ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học
Việc đánh giá hoàn thành khóa học đối với học viên được thực hiện thông qua kiểm tra kết thúc khóa học. Nội dung, hình thức và thời lượng kiểm tra thực hiện như sau:
TT | Nội dung kiểm tra | Hình thức kiểm tra | Thời gian kiểm tra |
Kiến thức, kỹ năng nghề | |||
1 2 | Kiến thức nghề Kỹ năng nghề | Trắc nghiệm hoặc vấn đáp Bài thực hành kỹ năng nghề | Không quá 60 phút Không quá 12 giờ |
3. Các chú ý khác
Nên tổ chức lớp học tại địa phương, cơ sở sản xuất vào thời điểm không trùng mùa cá. Chương trình xây dựng trong thời gian 3 tháng nhưng trong thực tế thời gian học tập nên bố trí thành từng giai đoạn trùng với chu kỳ hoạt động của chuyến biển để rèn kỹ năng nghề cho học viên qua sản xuất thực tế. Có thể mời các chuyên gia hoặc người có tay nghề cao tham gia giảng dạy, hướng dẫn người học.
Trong quá trình thực hiện chương trình nên bố trí cho học viên đi tham quan các cơ sở sản xuất, các đội tàu hành nghề khai thác thủy sản có uy tín hay đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thành công.
Cần tổ chức lớp học linh hoạt, phù hợp với điều kiện sản xuất của từng địa phương, tạo điều kiện thuận lợi để bà con ngư dân có thể theo học.
Có thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa và hoạt động văn hóa, thể thao khác khi có đủ điều kiện.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ: CHẾ BIẾN NHUYỄN THỂ CHÂN ĐẦU ĐÔNG LẠNH
(Kèm theo Quyết định số 481/QĐ-BNN-TCCB ngày 07 tháng 04 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Tên nghề: Chế biến nhuyễn thể chân đầu đông lạnh
Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, sức khỏe đạt yêu cầu, có trình độ từ tiểu học trở lên và có nhu cầu học nghề “Chế biến nhuyễn thể chân đầu đông lạnh”.
Số lượng mô đun đào tạo: 06
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp
- Kiến thức
+ Nêu được đặc điểm, tiêu chuẩn của các loại sản phẩm nhuyễn thể chân đầu đông lạnh và tiêu chuẩn của nguyên liệu dùng trong chế biến các sản phẩm nhuyễn thể chân đầu đông lạnh.
+ Mô tả được sơ đồ quy trình công nghệ và các bước tiến hành công việc theo đúng yêu cầu kỹ thuật trong quá trình chế biến nhuyễn thể chân đầu đông lạnh.
+ Nêu được các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm và các biện pháp đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm, an toàn lao động trong chế biến và bảo quản sản phẩm nhuyễn, thể chân đầu đông lạnh.
+ Liệt kê được nguyên vật liệu, dụng cụ, máy và thiết bị cần thiết trong từng nhiệm vụ của quá trình chế biến nhuyễn thể chân đầu đông lạnh.
- Kỹ năng
+ Thực hiện đúng quy trình vệ sinh, cá nhân, vệ sinh và khử trùng dụng cụ, máy và thiết bị, nhà xưởng theo SSOP.
+ Chuẩn bị đúng chủng loại, đủ số lượng và đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm, an toàn lao động khi sử dụng nguyên vật liệu, dụng cụ, máy và thiết bị trong quá trình chế biến nhuyễn thể chân đầu đông lạnh.
+ Phân loại, lựa chọn và bảo quản được nguyên liệu phù hợp cho từng loại sản phẩm cần chế biến tại nơi tiếp nhận nguyên liệu.
+ Chế biến được sản phẩm nhuyễn thể chân đầu nguyên con, cắt miếng, cắt khoanh, fillet, sashimi và sản phẩm chả mực đảm bảo yêu cầu về vệ sinh, an toàn thực phẩm và an toàn lao động.
+ Cấp đông, bao gói và bảo quản được sản phẩm nhuyễn thể chân đầu đông lạnh theo đúng yêu cầu kỹ thuật.
+ Phát hiện, hạn chế và khắc phục kịp thời các lỗi thường gặp trong quá trình thực hiện công việc.
- Thái độ
+ Trung thực, tuân thủ đúng các quy định an toàn vệ sinh thực phẩm và an toàn lao động.
+ Có ý thức tiết kiệm, có tinh thần trách nhiệm, hợp tác tốt với đồng nghiệp, tác phong làm việc công nghiệp.
2. Cơ hội việc làm
Sau khóa học, người học có thể làm việc tại các cơ sở thu mua, cơ sở chế biến nhuyễn thể chân đầu đông lạnh hoặc làm một số công đoạn trong nhà máy chế biến thủy sản.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian đào tạo: 03 tháng
- Thời gian học tập: 12 tuần
- Thời gian thực học tối thiểu: 440 giờ
- Thời gian kiểm tra hết mô đun, ôn và kiểm tra kết thúc khóa học: 40 giờ (trong đó ôn và kiểm tra kết thúc khóa học: 16 giờ)
2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian học tập: 480 giờ
- Thời gian thực học các mô đun đào tạo nghề: 440 giờ, trong đó:
+ Thời gian học lý thuyết: 88 giờ
+ Thời gian học thực hành: 352 giờ.
III. DANH MỤC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN HỌC TẬP
Mã MĐ | Tên mô đun | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra * | |||
MĐ 01 | Tiếp nhận nguyên liệu nhuyễn thể chân đầu | 60 | 12 | 40 | 8 |
MĐ 02 | Chế biến nhuyễn thể chân đầu nguyên con, cắt miếng, cắt khoanh | 76 | 12 | 56 | 8 |
MĐ 03 | Chế biến nhuyễn thể chân đầu fillet | 72 | 12 | 52 | 8 |
MĐ 04 | Chế biến Sashimi từ nhuyễn thể chân đầu | 84 | 16 | 60 | 8 |
MĐ 05 | Chế biến chả mực | 64 | 12 | 44 | 8 |
MĐ 06 | Cấp đông, bao gói, bảo quản sản nhuyễn thể chân đầu đông lạnh | 108 | 24 | 76 | 8 |
| Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học | 16 | 0 |
| 16 |
| Tổng cộng | 480 | 88 | 328 | 64 |
*Ghi chú: Tổng số thời gian kiểm tra (64 giờ) bao gồm số giờ kiểm tra định kỳ trong từng mô đun (24 giờ - được tính vào giờ thực hành); số giờ kiểm tra hết các mô đun (24 giờ) và số giờ ôn kiểm tra kết thúc khóa học (16 giờ).
IV. CHƯƠNG TRÌNH VÀ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO
Nội dung chi tiết chương trình và giáo trình mô đun xem tại trang web http://www.omard.gov.vn; Mục: Chuơng trình và giáo trình đào tạo nghề trình độ sơ cấp
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
1. Hướng dẫn thực hiện các mô đun đào tạo nghề
Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề “Chế biến nhuyễn thể chân đầu đông lạnh” được dùng dạy nghề cho lao động nông thôn có nhu cầu học nghề. Khi người học học đủ các mô đun trong chương trình, tham dự và đạt kết quả trung bình trở lên tại kỳ kiểm tra kết thúc khóa học sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề.
Theo yêu cầu của người học, có thể dạy độc lập từng mô đun hoặc dạy kết hợp các mô đun (mô đun 01, mô đun 06) với một trong số các mô đun còn lại (mô đun 02, mô đun 03, mô đun 04, mô đun 05) và cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành các mô đun đó cho người học.
Chương trình dạy nghề chế biến nhuyễn thể chân đầu đông lạnh gồm 06 mô đun, với các nội dung sau:
- Mô đun 01: “Tiếp nhận nguyên liệu nhuyễn thể chân đầu” có thời gian học tập là 60 giờ trong đó, có 12 giờ lý thuyết, 40 giờ thực hành, 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Chuẩn bị điều kiện tiếp nhận nguyên liệu; kiểm tra chất lượng nguyên liệu; phân loại, phân cỡ sơ bộ; bảo quản nguyên liệu; vệ sinh khu vực tiếp nhận nguyên liệu.
- Mô đun 02: “Chế biến nhuyễn thể chân đầu nguyên con, cắt miếng, cắt khoanh” có thời gian học tập là 76 giờ trong đó, có 12 giờ lý thuyết, 56 giờ thực hành, 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Chuẩn bị chế biến mực, bạch tuộc nguyên con, cắt miếng, cắt khoanh; chế biến mực, bạch tuộc nguyên con, cắt miếng, cắt khoanh đảm bảo an toàn thực phẩm và an toàn vệ sinh lao động.
- Mô đun 03: “Chế biến nhuyễn thể chân đầu fillet” có thời gian học tập là 72 giờ trong đó có 12 giờ lý thuyết, 52 giờ thực hành, 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Vệ sinh trong chế biến nhuyễn thể chân đầu fillet; chuẩn bị nhà xưởng, thiết bị và dụng cụ chế biến nhuyễn thể chân đầu fillet; xử lý nhuyễn thể chân đầu fillet; rửa nhuyễn thể chân đầu fillet; quay muối nhuyễn thể chân đầu fillet; phân cỡ, hạng nhuyễn thể chân đầu fillet; cân, xếp khuôn nhuyễn thể đầu fillet.
- Mô đun 04: “Chế biến Sashimi từ nhuyễn thể chân đầu” có thời gian học tập là 84 giờ trong đó, có 16 giờ lý thuyết, 60 giờ thực hành, 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Vệ sinh trong chế biến sashimi; chế biến sashimi nguyên con Sugata; chế biến sashimi fillet mảnh Sushidane; chế biến sashimi bạch tuộc; chế biến sashimi đầu mực Geso.
- Mô đun 05: “Chế biến chả mực” có thời gian học tập là 64 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 44 giờ thực hành, 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Chuẩn bị điều kiện chế biến chả mực; xử lý nguyên liệu; xay, giã, phối trộn; cân, xếp khay; định hình và rán chả.
- Mô đun 06: “Cấp đông, bao gói bảo quản sản phẩm nhuyễn thể chân đầu” có thời gian học tập là 108 giờ trong đó có 24 giờ lý thuyết, 76 giờ thực hành, 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Vệ sinh trong quá trình cấp đông, bao gói, bảo quản nhuyễn thể chân đầu đông lạnh; chuẩn bị điều kiện cấp đông, bao gói, bảo quản; cấp đông, tách khuôn, mạ băng; bao gói, rà kim loại; đóng thùng; xếp sản phẩm vào kho; theo dõi và xử lý trong quá trình bảo quản; xuất sản phẩm.
2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học
Việc đánh giá hoàn thành khóa học đối với học viên được thực hiện thông qua kiểm tra kết thúc khóa học. Nội dung, hình thức và thời lượng kiểm tra thực hiện như sau:
Số TT | Nội dung kiểm tra | Hình thức kiểm tra | Thời gian kiểm tra |
Kiến thức, kỹ năng nghề | |||
1 | Kiến thức nghề | Vấn đáp hoặc trắc nghiệm | Không quá 60 phút |
2 | Kỹ năng nghề | Bài thực hành kỹ năng nghề | Không quá 12 giờ |
3. Các chú ý khác
- Chương trình dạy nghề “Chế biến nhuyễn thể chân đầu đông lạnh ” có thể tổ chức giảng dạy tại các địa phương có chế biến nhuyễn thể chân đầu hoặc tại các cơ sở dạy nghề.
- Khi tổ chức dạy nghề, các cơ sở đào tạo cần mời thêm các chuyên gia, người sản xuất có kinh nghiệm tham gia giảng dạy, hướng dẫn để chia sẻ kinh nghiệm với người học, đồng thời tổ chức cho người học đi tham quan tại các cơ sở chế biến nhuyễn thể chân đầu để học hỏi và thấy được hiệu quả thiết thực của nghề này.
- Nên bố trí thời gian ngoại khóa để thực hiện các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ: CHẾ BIẾN MẮM NÊM, MẮM RUỐC, MẮM TÔM CHUA
(Kèm theo Quyết định số 481/QĐ-BNN-TCCB ngày 07 tháng 04 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn)
Tên nghề: Chế biến mắm nêm, mắm ruốc, mắm tôm chua
Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, đủ sức khỏe, có trình độ từ tiểu học trở lên và có nhu cầu học nghề “Chế biến mắm nêm, mắm ruốc, mắm tôm chua”.
Số lượng mô đun đào tạo: 04
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp
- Kiến thức
+ Nêu được các tiêu chuẩn của các loại sản phẩm mắm nêm, mắm ruốc, mắm tôm chua, tiêu chuẩn của nguyên liệu dùng trong chế biến; các yêu cầu và cách bố trí đối với khu vực chế biến và thiết bị, dụng cụ trong nhà xưởng;
+ Mô tả được sơ đồ quy trình công nghệ; các bước tiến hành trong từng công đoạn chế biến, bảo quản và kiểm tra chất lượng mắm nêm, mắm ruốc, mắm tôm chua;
+ Nêu được các nguyên nhân gây hư hỏng và cách ngăn ngừa, xử lý các dạng hư hỏng của mắm nêm, mắm ruốc, mắm tôm chua trong chế biến và bảo quản;
+ Liệt kê được các mối nguy và các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm trong chế biến và bảo quản sản phẩm mắm nêm, mắm ruốc, mắm tôm chua;
+ Mô tả được các bước tiến hành khảo sát thị trường, giới thiệu sản phẩm, ước tính giá thành sản phẩm, mua bán và giao nhận sản phẩm khi tổ chức tiêu thụ sản phẩm mắm nêm, mắm ruốc, mắm tôm chua.
- Kỹ năng
+ Chuẩn bị được nhà xưởng; lựa chọn, vệ sinh, bố trí thiết bị, dụng cụ trong nhà xưởng chế biến mắm nêm, mắm ruốc, mắm tôm chua theo đúng yêu cầu, đảm bảo an toàn;
+ Chuẩn bị được nguyên liệu cá, ruốc, tôm, nguyên liệu phụ đúng tiêu chuẩn kỹ thuật; chuẩn bị bao bì đóng gói, nhãn sản phẩm mắm nêm, mắm ruốc, mắm tôm chua đúng quy cách;
+ Chế biến được các sản phẩm mắm nêm, mắm ruốc, mắm tôm chua đạt yêu cầu chất lượng, hiệu quả kinh tế và an toàn thực phẩm;
+ Kiểm tra, đánh giá được một số tiêu chuẩn cảm quan sản phẩm mắm nêm, mắm ruốc, mắm tôm chua;
+ Nhận biết được các hiện tượng hư hỏng và thực hiện được các biện pháp ngăn ngừa, xử lý được mắm nêm, mắm ruốc, mắm tôm chua hư hỏng trong chế biến và bảo quản;
+ Xây dựng và thực hiện được kế hoạch tiêu thụ các sản phẩm mắm nêm, mắm ruốc, mắm tôm chua.
- Thái độ
+ Trung thực, tuân thủ các quy định an toàn thực phẩm, an toàn lao động; có ý thức bảo vệ quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng; có ý thức bảo vệ môi trường;
+ Có tinh thần trách nhiệm cao, không ngại khó khăn, sẵn sàng giúp đỡ và chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp.
2. Cơ hội việc làm
Sau khi hoàn thành khóa học trình độ sơ cấp nghề, người học có khả năng tự tổ chức sản xuất mắm nêm, mắm ruốc, mắm tôm chua tại hộ hoặc trang trại gia đình, trong điều kiện thủ công hoặc bán cơ giới; người học cũng có thể làm việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm mắm nêm, mắm ruốc, mắm tôm chua.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian đào tạo: 03 tháng
- Thời gian học tập: 12 tuần
- Thời gian thực học: 440 giờ
- Thời gian kiểm tra hết mô đun, ôn và kiểm tra kết thúc khóa học: 40 giờ (trong đó ôn và kiểm tra kết thúc khóa học: 24 giờ).
2. Phân bổ thời gian học tập tối thiểu
- Thời gian học tập: 480 giờ
- Thời gian thực học các mô đun đào tạo nghề: 440 giờ
+ Thời gian học lý thuyết: 88 giờ
+ Thời gian học thực hành: 352 giờ
III. DANH MỤC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN HỌC TẬP
Mã MĐ | Tên mô đun đào tạo nghề | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra* | |||
MĐ 01 | Chế biến mắm nêm | 136 | 24 | 100 | 12 |
MĐ 02 | Chế biến mắm ruốc | 128 | 24 | 92 | 12 |
MĐ 03 | Chế biến mắm tôm chua | 132 | 24 | 96 | 12 |
MĐ 04 | Tiêu thụ sản phẩm | 60 | 16 | 36 | 8 |
Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học | 24 |
|
| 24 | |
Tổng cộng | 480 | 88 | 324 | 68 |
*Ghi chú: Tổng thời gian kiểm tra (68 giờ) bao gồm: số giờ kiểm tra định kỳ trong từng mô đun (28 giờ, được tính vào giờ thực hành); số giờ kiểm tra hết các mô đun (16 giờ) và số giờ ôn, kiểm tra kết thúc khóa học (24 giờ).
IV. CHƯƠNG TRÌNH VÀ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO
Nội dung chi tiết chương trình và giáo trình mô đun xem tại trang web http://www.omard.gov.vn; Mục: Chương trình và giáo trình đào tạo nghề trình độ sơ cấp
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
1. Hướng dẫn thực hiện các mô đun đào tạo nghề
Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề “Chế biến mắm nêm, mắm ruốc, mắm tôm chua” dùng dạy nghề cho lao động nông thôn có nhu cầu học nghề. Khi người học học đủ các mô đun trong chương trình, tham dự và đạt kết quả trung bình trở lên tại kỳ kiểm tra kết thúc khóa học sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề.
Theo yêu cầu của người học, có thể dạy độc lập một hoặc một số mô đun như mô đun “Chế biến mắm nêm”; “Chế biến mắm ruốc”; “Chế biến mắm tôm chua” kết hợp với mô đun “Tiêu thụ sản phẩm” và cấp giấy chứng nhận học nghề đã hoàn thành các mô đun đã học cho người học.
Chương trình nghề “Chế biến mắm nêm, mắm ruốc, mắm tôm chua” bao gồm 4 mô đun với các mục tiêu như sau:
- Mô đun 01: “Chế biến mắm nêm” có thời gian học tập là 136 giờ, trong đó có 24 giờ lý thuyết, 100 giờ thực hành và 12 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: chuẩn bị nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ, bao bì chế biến mắm nêm; chuẩn bị nguyên liệu chế biến mắm nêm; chế biến mắm nêm nguyên chất; chế biến mắm nêm pha chế; kiểm tra chất lượng và bao gói sản phẩm mắm nêm; bảo quản mắm nêm và ngăn ngừa, xử lý mắm nêm hư hỏng trong chế biến và bảo quản. Ngoài ra, mô đun cũng trang bị các kiến thức về an toàn thực phẩm nhằm đào tạo người học chế biến ra các sản phẩm mắm nêm vừa đạt chất lượng vừa đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.
- Mô đun 02: “Chế biến mắm ruốc” có thời gian học tập là 128 giờ, trong đó có 24 giờ lý thuyết, 92 giờ thực hành và 12 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: chuẩn bị nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ, bao bì chế biến mắm ruốc; chuẩn bị nguyên liệu chế biến mắm ruốc; chế biến mắm ruốc nguyên chất; chế biến mắm ruốc pha chế; kiểm tra chất lượng và bao gói sản phẩm mắm ruốc; bảo quản mắm ruốc và ngăn ngừa, xử lý mắm mốc hư hỏng trong chế biến và bảo quản. Ngoài ra, mô đun cũng trang bị các kiến thức về an toàn thực phẩm nhằm đào tạo người học chế biến ra các sản phẩm mắm ruốc vừa đạt chất lượng vừa đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.
- Mô đun 03: “Chế biến mắm tôm chua” có thời gian học tập là 132 giờ, trong đó có 24 giờ lý thuyết, 96 giờ thực hành và 12 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: chuẩn bị nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ, bao bì chế biến mắm tôm chua; chuẩn bị nguyên liệu chế biến mắm tôm chua; chế biến mắm tôm chua nguyên chất; chế biến mắm tôm chua pha chế; kiểm tra chất lượng và bao gói sản phẩm mắm tôm chua; bảo quản mắm tôm chua và ngăn ngừa, xử lý mắm tôm chua hư hỏng trong chế biến và bảo quản. Ngoài ra, mô đun cũng trang bị các kiến thức về an toàn thực phẩm nhằm đào tạo người học chế biến ra các sản phẩm mắm tôm chua vừa đạt chất lượng vừa đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.
- Mô đun 04; “Tiêu thụ sản phẩm” có thời gian học tập là 60 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 36 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: khảo sát thị trường; xác định giá thành sản phẩm; tổ chức bán hàng, chăm sóc khách hàng và thu thập ý kiến khách hàng để đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm.
Đánh giá kết quả học tập của người học trong toàn khóa học bao gồm: kiểm tra định kỳ trong từng mô đun, kiểm tra hết mô đun và kiểm tra kết thúc khóa học, được thực hiện theo “Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy” ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học
Việc đánh giá hoàn thành khóa học đối với học viên được thực hiện thông qua kiểm tra kết thúc khóa học. Nội dung, hình thức và thời lượng thực hiện theo hướng dẫn sau:
TT | Nội dung kiểm tra | Hình thức kiểm tra | Thời gian kiểm tra | ||
Kiến thức, kỹ năng nghề |
|
| |||
1 | Kiến thức nghề | Vấn đáp, trắc nghiệm | Không quá 60 phút | ||
2 | Kỹ năng nghề | Bài thực hành kỹ năng nghề | Không quá 8 giờ | ||
|
|
|
|
|
|
3. Các chú ý khác
Nên tổ chức lớp học tại địa phương, cơ sở sản xuất vào thời điểm có nguồn nguyên liệu thủy sản dồi dào, chương trình xây dựng trong thời gian 3 tháng nhưng trong thực tế thời gian học tập nên bố trí trùng với chu kỳ sản xuất của quá trình chế biến từng loại mắm nêm, mắm ruốc, mắm tôm chua, để rèn kỹ năng nghề cho học viên qua sản xuất thực tiễn sản xuất. Trong quá trình dạy nghề, có thể mời các chuyên gia, người có tay nghề cao tham gia giảng dạy, hướng dẫn, đánh giá người học; có thể kết hợp việc dạy nghề và đánh giá kết quả của người học với việc tổ chức cho người học trực tiếp tham gia sản xuất ra sản phẩm.
Trong quá trình thực hiện nên bố trí cho học viên đi thăm quan các cơ sở chế biến mắm nêm, mắm ruốc, mắm tôm chua có uy tín hay đã áp dụng thành công tiến bộ khoa học kỹ thuật, tạo điều kiện cho học viên được học tập mô hình thực tiễn và thấy được hiệu quả thiết thực của nghề;
Có thể tổ chức lồng ghép với chương trình dạy nghề các hoạt động ngoại khóa liên quan đến chuyên môn và các hoạt động văn hóa, thể thao phù hợp với điều kiện của lớp học, hoạt động của cơ sở sản xuất và phong tục tập quán của địa phương.
CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ: QUẢN LÝ TRANG TRẠI
(Kèm theo Quyết định số 481/QĐ-BNN-TCCB ngày 07 tháng 04 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Tên nghề: Quản lý trang trại
Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, đủ sức khỏe, có trình độ từ trung học cơ sở trở lên và có nhu cầu học nghề “Quản lý trang trại”.
Số lượng mô đun đào tạo: 06
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp
- Kiến thức
+ Nêu được nội dung của việc xác định nhu cầu của thị trường và lựa chọn sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của thị trường;
+ Trình bày được nội dung của kế hoạch sản xuất kinh doanh; các công việc cần thực hiện để tổ chức sản xuất trong hoạt động của trang trại;
+ Mô tả được các yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thu hoạch, sơ chế và bảo quản một số loại nông sản phổ biến;
+ Liệt kê được các bước công việc cần làm để tiêu thụ sản phẩm; các bước của quy trình tổ chức bán sản phẩm;
+ Giải thích được các nội dung của khoản mục chi phí, doanh thu; tìm các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của trang trại.
- Kỹ năng
+ Lựa chọn được sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện của trang trại;
+ Lập được bản kế hoạch sản xuất kinh doanh của trang trại;
+ Áp dụng được quy trình sản xuất, xây dựng được định mức kỹ thuật cho hoạt động sản xuất cụ thể;
+ Chuẩn bị nhà xưởng, chuồng trại, mặt bằng sản xuất, máy móc, vật tư sản xuất, vốn và lao động đúng yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo thực hiện được kế hoạch sản xuất kinh doanh;
+ Thực hiện được các công việc thu hoạch, sơ chế, bảo quản nông sản và sản phẩm vật nuôi đạt yêu cầu kỹ thuật;
+ Xây dựng được phương án tiêu thụ nhằm định hướng, lập kế hoạch, xác định các cách thức để tiêu thụ được sản phẩm;
+ Tính toán được chi phí, doanh thu và lợi nhuận liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại.
- Thái độ
+ Nhận thức đúng đắn, nghiêm túc về nghề nghiệp;
+ Lịch sự khi giao tiếp với khách hàng;
+ Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ trong công việc;
+ Yêu nghề, có ý thức quan tâm đến cộng đồng, có tinh thần trách nhiệm, không ngại khó khăn;
+ Luôn có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu của công việc;
+ Luôn có ý thức chấp hành tốt các quy định của nhà nước và địa phương về thuế, quy định về hoạt động kinh doanh, sử dụng đất đai, tài nguyên và quản lý lao động;
+ Có trách nhiệm đối với sản phẩm làm ra, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái và bảo vệ nền nông nghiệp bền vững.
2. Cơ hội việc làm
Sau khi hoàn thành khóa học trình độ sơ cấp nghề “Quản lý trang trại” người học có khả năng tự tổ chức sản xuất kinh doanh, triển khai các hoạt động chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản phù hợp với thời tiết, điều kiện thổ nhưỡng, nguồn lực của trang trại, hoặc là người quản lý trang trại ở qui mô vừa và nhỏ.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian đào tạo: 03 tháng
- Thời gian học tập: 12 tuần
- Thời gian thực học: 440 giờ
- Thời gian kiểm tra hết mô đun và ôn, kiểm tra kết thúc khóa học: 40 giờ (trong đó ôn và kiểm tra kết thúc khóa học: 16 giờ).
2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian học tập: 480 giờ.
- Thời gian thực học các mô đun đào tạo nghề: 440 giờ, trong đó:
+ Thời gian học lý thuyết: 108 giờ.
+ Thời gian học thực hành: 332 giờ.
III. DANH MỤC CÁC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN HỌC TẬP
Mã MĐ | Tên mô đun | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra * | |||
MĐ 01 | Định hướng sản xuất | 84 | 20 | 56 | 8 |
MĐ 02 | Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh | 84 | 20 | 56 | 8 |
MĐ 03 | Tổ chức sản xuất | 80 | 20 | 52 | 8 |
MĐ 04 | Tổ chức thu hoạch và bảo quản sản phẩm | 100 | 20 | 72 | 8 |
MĐ 05 | Tổ chức tiêu thụ sản phẩm | 68 | 16 | 44 | 8 |
MĐ 06 | Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh | 48 | 12 | 28 | 8 |
Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học | 16 | 0 | 0 | 16 | |
Tổng cộng | 480 | 108 | 308 | 64 |
* Ghi chú: Tổng số thời gian kiểm tra (64 giờ) bao gồm: Số giờ kiểm tra định kỳ trong từng mô đun (24 giờ - được tính vào thời gian học thực hành); số giờ kiểm tra hết các mô đun (24 giờ) và số giờ ôn, kiểm tra kết thúc khóa học (16 giờ).
IV. CHƯƠNG TRÌNH VÀ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO
Nội dung chi tiết chương trình và giáo trình mô đun xem tại trang web: http://www.omard.gov.vn; Mục: Chương trình và giáo trình đào tạo nghề trình độ sơ cấp
V. HƯỚNG DẴN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
1. Hướng dẫn thực hiện các mô đun đào tạo nghề
Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề “Quản lý trang trại” được dùng dạy nghề cho lao động nông thôn có nhu cầu học nghề. Khi người học học đủ các mô đun trong chương trình, tham dự và đạt kết quả trung bình trở lên tại kỳ kiểm tra kết thúc khóa học sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề.
Theo yêu cầu của người học, người sử dụng lao động, cơ sở dạy nghề có thể chọn dạy độc lập một hoặc một số mô đun và cấp giấy chứng nhận học nghề đã hoàn thành các mô đun đó cho các học viên.
Chương trình dạy nghề “Quản lý trang trại” bao gồm 6 mô đun sau:
- Mô đun 01: “Định hướng sản xuất” có thời gian học tập là 84 giờ, trong đó có 20 giờ lý thuyết, 56 giờ thực hành và 08 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Xác định nhu cầu thị trường; xây dựng các phương án sản xuất; phân tích khả năng đáp ứng và lựa chọn phương án sản xuất phù hợp; quy hoạch sản xuất cho trang trại.
- Mô đun 02: “Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh” có thời gian học tập là 84 giờ, trong đó có 20 giờ lý thuyết, 56 giờ thực hành và 08 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Lập kế hoạch sản xuất; lập kế hoạch lao động; lập kế hoạch tiêu thụ; lập kế hoạch tài chính; dự kiến hiệu quả kinh tế và hoàn thiện bản kế hoạch đạt yêu cầu và có tính khả thi.
- Mô đun 03: “Tổ chức sản xuất” có thời gian học tập là 80 giờ, trong đó có 20 giờ lý thuyết, 52 giờ thực hành và 08 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Xây dựng quy trình sản xuất; xây dựng định mức kỹ thuật; chuẩn bị các điều kiện cần thiết phục vụ sản xuất; tổ chức sản xuất theo kế hoạch; quản lý rủi ro trong hoạt động sản xuất của trang trại để sản xuất ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Mô đun 04: “Tổ chức thu hoạch và bảo quản sản phẩm” có thời gian học tập là 100 giờ, trong đó có 20 giờ lý thuyết, 72 giờ thực hành và 08 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Xác định thời điểm thu hoạch; xây dựng phương án thu hoạch và bảo quản sản phẩm; chuẩn bị nhân lực, địa điểm, phương tiện thu hoạch và nhà kho; tổ chức thu hoạch nông sản và sản phẩm vật nuôi; tổ chức sơ chế nông sản và sản phẩm vật nuôi; tổ chức bảo quản nông sản và sản phẩm vật nuôi nhằm đảm bảo chất lượng và làm tăng giá trị sản phẩm.
- Mô đun 05: “Tổ chức tiêu thụ sản phẩm” có thời gian học tập là 68 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 44 giờ thực hành và 08 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Tìm hiểu thông tin thị trường tiêu thụ; xây dựng phương án tiêu thụ; quảng bá giới thiệu sản phẩm; tổ chức bán sản phẩm.
- Mô đun 06: “Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh” có thời gian học tập là 48 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 28 giờ thực hành và 08 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Tính toán chi phí và giá thành sản phẩm; tính toán doanh thu và lợi nhuận; đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh; đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của trang trại.
Đánh giá kết quả học tập của người học trong toàn khóa học bao gồm: kiểm tra định kỳ trong quá trình học tập, kiểm tra hết mô đun và kiểm tra kết thúc khóa học thực hiện theo “Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy”, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH , ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học
Việc đánh giá hoàn thành khóa học đối với học viên được thực hiện thông qua kiểm tra kết thúc khóa học. Nội dung, hình thức và thời lượng thực hiện theo hướng dẫn sau:
TT | Nội dung kiểm tra | Hình thức kiểm tra | Thời gian kiểm tra |
Kiến thức, kỹ năng nghề | |||
1 | Kiến thức nghề | Trắc nghiệm hoặc vấn đáp | Không quá 60 phút |
2 | Kỹ năng nghề | Bài thực hành kỹ năng nghề | Không quá 8 giờ |
3. Các chú ý khác
Nên tổ chức lớp học tại địa phương, cơ sở sản xuất vào thời điểm bắt đầu chu kỳ sản xuất. Chương trình xây dựng trong thời gian 3 tháng, nhưng trong thực tế thời gian học tập nên bố trí trùng với chu kỳ sản xuất của cây trồng, vật nuôi để rèn kỹ năng nghề cho học viên qua sản xuất thực tế. Có thể mời các chuyên gia hoặc người có tay nghề cao tham gia giảng dạy, hướng dẫn người học.
Trong quá trình thực hiện chương trình nên bố trí cho học viên đi thăm quan các trang trại hoạt động hiệu quả có uy tín hay đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thành công;
Có thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa và hoạt động văn hóa, thể thao khác khi có đủ điều kiện.
- 1Công văn 4064/BNN-TCCB hướng dẫn định dạng chương trình, giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Công văn 5253/BNN-TCCB hoàn thiện chương trình chi tiết và giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Thông tư 29/2013/TT-BLĐTBXH quy định về xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ trung cấp, cao đẳng cho các nghề trọng điểm cấp độ quốc gia do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 4Thông tư 40/2015/TT-BLĐTBXH Quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ và chế độ làm việc của nhà giáo dạy trình độ sơ cấp do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 5Quyết định 46/2015/QĐ-TTg quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Công văn 985/TCDN-GV năm 2016 hướng dẫn đánh giá, xếp loại nhà giáo dạy trình độ sơ cấp theo chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ do Tổng cục Dạy nghề ban hành
- 1Quyết định 14/2007/QĐ-BLĐTBXH ban hành quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Quyết định 1956/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Thông tư 31/2010/TT-BLĐTBXH hướng dẫn xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 4Công văn 4064/BNN-TCCB hướng dẫn định dạng chương trình, giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Công văn 5253/BNN-TCCB hoàn thiện chương trình chi tiết và giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Thông tư 29/2013/TT-BLĐTBXH quy định về xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ trung cấp, cao đẳng cho các nghề trọng điểm cấp độ quốc gia do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 7Nghị định 199/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 8Thông tư 40/2015/TT-BLĐTBXH Quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ và chế độ làm việc của nhà giáo dạy trình độ sơ cấp do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 9Quyết định 46/2015/QĐ-TTg quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Công văn 985/TCDN-GV năm 2016 hướng dẫn đánh giá, xếp loại nhà giáo dạy trình độ sơ cấp theo chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ do Tổng cục Dạy nghề ban hành
Quyết định 481/QĐ-BNN-TCCB năm 2014 phê duyệt chương trình, giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề phục vụ đào tạo nghề cho lao động nông thôn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 481/QĐ-BNN-TCCB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 07/04/2014
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Nguyễn Minh Nhạn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra