- 1Nghị định 12-CP năm 1996 về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu, tổ chức bộ máy của Tổng cục Bưu điện
- 2Nghị định 109/1997/NĐ-CP về Bưu chính và Viễn thông
- 3Pháp lệnh Chất lượng hàng hóa năm 1999
- 4Quyết định 285/2000/QĐ-TCBĐ về "Quy định chứng nhận hợp chuẩn vật tư, thiết bị bưu chính viễn thông" do Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện ban hành
- 5Quyết định 27/2001/QĐ-TCBĐ về xây dựng, ban hành và công bố tiêu chuẩn trong ngành bưu điện do Tổng cục trưởng Tổng Cục Bưu Điện ban hành
TỔNG CỤC BƯU ĐIỆN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 478/2001/QĐ-TCBĐ | Hà Nội, ngày 15 tháng 6 năm 2001 |
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC BƯU ĐIỆN
Căn cứ Pháp lệnh chất lượng hàng hoá ngày 04/01/2000;
Căn cứ Nghị định số 12/CP ngày 11/03/1996 của Chính Phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Tổng cục Bưu điện;
Căn cứ Nghị định số 109/1997/NĐ-CP ngày 12/11/1997 của Chính Phủ về Bưu chính và Viễn thông;
Căn cứ Quyết định số 285/2000/QĐ-TCBĐ ngày 29/03/2000 của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện về việc ban hành “Quy định chứng nhận hợp chuẩn vật tư, thiết bị bưu chính viễn thông”;
Căn cứ Quyết định số 27/2001/QĐ-TCBĐ ngày 09/01/2001 của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện về việc ban hành “Quy định xây dựng, ban hành và công bố tiêu chuẩn trong ngành Bưu điện”;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này “Chỉ tiêu kỹ thuật áp dụng cho chứng nhận hợp chuẩn thiết bị thu phát sóng vô tuyến điện”.
Điều 2. Các chỉ tiêu kỹ thuật nêu ở Điều 1 được ban hành kèm theo bản dịch tiếng Anh tương đương không chính thức. Trong trường hợp có tranh chấp về cách hiểu, bản tiếng Việt được áp dụng.
Điều 3. Các chỉ tiêu kỹ thuật nêu ở Điều 1 được áp dụng cho nghiệp vụ chứng nhận hợp chuẩn.
Điều 4. Quyết định này thay thế Quyết định số 337/ 2000/QĐ-TCBĐ ngày 18/4/2000 và có hiệu lực kể từ ngày ký
Điều 5: Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng các Cục trực thuộc Tổng cục Bưu điện, Giám đốc Trung tâm Quản lý chất lượng Bưu điện chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
| KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC BƯU ĐIỆN |
ÁP DỤNG CHO CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN THIẾT BỊ THU PHÁT SÓNG VÔ TUYẾN ĐIỆN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 478/2001/QĐ-TCBĐ ngày 15 tháng 6 năm 2001 của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện)
Các thiết bị thu phát sóng vô tuyến điện thuộc Danh mục vật tư, thiết bị bưu chính - viễn thông bắt buộc chứng nhận hợp chuẩn phải thoả mãn các điều kiện kỹ thuật tối thiểu sau đây:
1. Các máy phát vô tuyến điện phải đảm bảo dung sai tần số cho phép nêu trong Phụ lục 1.
2. Các máy phát vô tuyến điện phải đảm bảo mức công suất phát xạ giả tối đa cho phép nêu trong Phụ lục 2.
DUNG SAI TẦN SỐ CÁC MÁY PHÁT VÔ TUYẾN ĐIỆN
1- Dung sai tần số được biểu thị bằng phần triệu (10-6) trừ khi có chú thích thêm.
2- Khái niệm công suất sử dụng trong bảng là công suất bao đỉnh đối với những máy phát đơn biên và là công suất trung bình đối với tất cả những máy phát khác trừ khi có chú thích thêm.
3. Trong các trường hợp đặc biệt, mức dung sai tần số các máy phát vô tuyến điện tuân thủ các khuyến nghị mới nhất của ITU.
Băng tần số (Không tính tần số giới hạn dưới chỉ tính tần số giới hạn trên) và loại đài | Dung sai tần số |
Băng: Từ 9 KHz đến 535 KHz |
|
1- Các đài cố định: |
|
- Từ 9 KHz đến 50 KHz | 100 |
- Từ 50 KHz đến 535 KHz | 50 |
2- Các đài mặt đất |
|
a) Các đài duyên hải | 1001) 2) |
- Công suất nhỏ hơn hoặc bằng 200 W |
|
- Công suất trên 200 W |
|
b) Các đài hàng không | 100 |
3- Các đài lưu động |
|
a) Các đài tàu | 2003)4) |
b) Các máy phát dự phòng trên tàu | 5005) |
c) Các đài cứu sinh | 500 |
d) Các đài máy bay | 100 |
4- Các đài vô tuyến xác định toạ độ | 100 |
5- Các đài truyền thông quảng bá | 10 Hz |
Băng: 535 KHz đến 1606,5 KHz |
|
Các đài truyền thông quảng bá | 10 Hz6) |
Băng : 1606,6 KHz đến 4000 KHz |
|
1- Các đài cố định : |
|
- Công suất nhỏ hơn hoặc bằng 200 W | 1007)8) |
- Công suất trên 200W | 507)8) |
2- Các đài mặt đất |
|
- Công suất nhỏ hơn hoặc bằng 200 W | 1001)2) 7) 9) 10) |
- Công suất trên 200 W | 501) 2) 7) 9) 10) |
3- Các đài lưu động |
|
a/ Các đài tàu | 40 Hz3) 4 ) 12) |
b/ Các đài cứu sinh | 100 |
c/ Fa vô tuyến khẩn báo vị trí khẩn cấp | 100 |
d/ Các đài máy bay | 10010) |
e/ Các đài lưu động mặt đất | 5013) |
4. Các đài vô tuyến xác định |
|
- Công suất nhỏ hơn hoặc bằng 200 W | 2014) |
- Công suất trên 200 W | 1014) |
5- Các đài truyền thông quảng bá | 10 Hz15) |
Băng tần 4 MHz đến 29.7 MHz |
|
1- Các đài cố định |
|
- Công suất nhỏ hơn hoặc bằng 500 W |
|
- Công suất lớn hơn 500 W |
|
a/ Phát xạ đơn biên và biên tần độc lập |
|
- Công suất nhỏ hơn hoặc bằng 500 W | 50 Hz |
- Công suất lớn hơn 500 W | 20 Hz |
b/ Phát xạ loại F1B | 10 Hz |
c/ Phát xạ các loại khác |
|
- Công suất nhỏ hơn hoặc bằng 500 W | 20 |
- Công suất lớn hơn 500 W | 10 |
2- Các đài mặt đất |
|
a/ Các đài duyên hải | 20 Hz1) 2) 16) |
- Công suất 500 W hoặc nhỏ hơn |
|
- Công suất trên 500 W và nhỏ hơn hoặc bằng 5 KW |
|
- Công suất trên 5 KW |
|
b/ Các đài hàng không |
|
- Công suất 500 W hoặc nhỏ hơn | 10010) |
- Công suất lớn hơn 500 W | 5010) |
c/ Các trạm gốc |
|
- Công suất nhỏ hơn hoặc bằng 500 W |
|
- Công suất lớn hơn 500 W |
|
3- Các đài lưu động |
|
a. Các đài tàu : |
|
1/ Phát xạ loại A1A | 10 |
2/ Các phát xạ khác ngoài loại A1A | 50 Hz3) 4) 19) |
b. Các đài cứu sinh | 50 |
c. Các đài máy bay | 100 10) |
d. Các đài lưu động mặt đất | 40 20) |
4. Các đài truyền thông quảng bá | 10 Hz 15) 21) |
5. Các đài không gian | 20 |
6. Các trạm mặt đất | 20 |
Băng : 29.7 MHz đến 100 MHz Băng : 100 MHz đến 470 MHz |
|
1. Các đài cố định : |
|
- Công suất nhỏ hơn hoặc bằng 200 W |
|
- Công suất lớn hơn 200 W |
|
- Công suất nhỏ hơn hoặc bằng 50 W | 30 |
- Công suất lớn hơn 50 W | 20 |
2- Các đài mặt đất | 20 |
- Công suất nhỏ hơn hoặc bằng 15 W |
|
- Công suất trên 15 W |
|
3- Các đài lưu động |
|
- Công suất nhỏ hơn hoặc bằng 5 W | 20 22) |
- Công suất trên 5 W |
|
4- Các đài vô tuyến xác định | 50 33) |
5- Các đài truyền thông quảng bá (không kể truyền hình) |
|
- Công suất nhỏ hơn hoặc bằng 50 W |
|
- Công suất trên 50 W | 2000 Hz 23) |
6- Các đài truyền thông quảng bá (vô tuyến truyền hình tiếng và hình) | 500 Hz 24) 25) |
- Công suất nhỏ hơn hoặc bằng 100 W |
|
- Công suất trên 100 W |
|
7. Các đài không gian | 20 |
8. Các trạm mặt đất | 20 |
Băng: 100 MHz đến 470 MHz |
|
1. Các đài cố định: |
|
- Công suất 50 W hoặc nhỏ hơn | 20 26) |
- Công suất trên 50 W | 10 |
2. Các đài mặt đất |
|
a. Các đài duyên hải | 10 |
b. Các đài hàng không | 2028) |
c. Các đài gốc |
|
- Công suất nhỏ hơn hoặc bằng 5 W |
|
- Công suất trên 5 W |
|
- Trong băng 100-235 MHz | 15 29) |
- Trong băng 235-401 MHz | 7 29) |
- Trong băng 401- 470 MHz | 5 29) |
3. Các đài lưu động: |
|
a. Các đài tàu và các đài cứu nạn |
|
- Trong băng 156- 174 MHz | 10 |
- Ngoài băng 156-174 MHz | 50 31) |
b. Các đài máy bay | 30 28) |
c. Các đài lưu động mặt đất |
|
- Công suất 5 W hoặc nhỏ hơn |
|
- Công suất trên 5 W |
|
- Trong băng 100-235 MHz | 15 29) |
- Trong băng 235-401 MHz | 7 29) 32) |
- Trong băng 401-470 MHz | 5 29) 32) |
4. Các đài vô tuyến xác định | 30 33) |
5. Các đài truyền thông quảng bá (Không kể vô tuyến truyền hình) | 2000 Hz 23) |
6. Các đài truyền thông quảng bá (Vô tuyến truyền hình, tiếng và hình) | 500 Hz 24) 25) |
- Công suất nhỏ hơn hoặc bằng 100 W |
|
- Công suất trên 100 W |
|
7. Các đài trung gian | 20 |
8. Các trạm mặt đất | 20 |
Băng 470 MHz đến 2450 MHz |
|
1. Các đài cố định |
|
- Công suất nhỏ hơn hoặc bằng 100 W | 100 |
- Công suất trên 100 W | 50 |
2. Các đài mặt đất | 20 36) |
3. Các đài lưu động | 20 36) |
4. Các đài vô tuyến xác định | 500 33) |
5. Các đài truyền thông quảng bá (Không kể vô tuyến truyền hình) |
100 |
6. Các đài truyền thông quảng bá (vô tuyến truyền hình) trong bằng tần từ 470 MHz đến 960 MHz |
500 Hz 24) 25) |
- Công suất 100 W hoặc nhỏ hơn |
|
- Công suất lớn hơn 100 W |
|
7. Các đài không gian | 20 |
8. Các trạm mặt đất | 20 |
Băng tần 2450 MHz đến 10500 MHz |
|
1. Các đài cố định: |
|
- Công suất nhỏ hơn hoặc bằng 100 W | 200 |
- Công suất lớn hơn 100 W | 50 |
2. Các đài mặt đất | 100 |
3. Các đài lưu động | 100 |
4. Các đài vô tuyến xác định | 1250 33) |
5. Các đài không gian | 50 |
6. Các trạm mặt đất | 50 |
Băng tần 10.5 GHz đến 40 GHz |
|
1. Các đài cố định | 300 |
2. Các đài vô tuyến xác định | 5000 33) |
3. Các đài truyền thông quảng bá | 100 |
4. Các đài không gian | 100 |
5. Các trạm mặt đất | 100 |
Chú thích trong bảng dung sai tần số:
1. Đối với các máy phát của đài duyên hải dùng cho điện báo in thẳng hoặc truyền số liệu, dung sai là:
- 5 Hz đối với điện báo pha băng hẹp (di fa)
- 10 Hz đối với điện báo di tần
2. Đối với các đài phát của đài duyên hải dùng cho gọi chọn số, dung sai là 10 Hz.
3. Với những máy phát của đài tàu dùng cho điện báo in thẳng hoặc truyền số liệu, dung sai là:
- 5 Hz đối với điện báo điều pha băng hẹp.
- 10 Hz đối với điều báo di tần
4. Với máy phát đài tàu sử dụng để gọi chọn số, dung sai là 10 Hz.
5. Nếu máy phát khẩn cấp được dùng như là máy phát dự bị dùng thay cho máy phát chính, thì dung sai áp dụng như đối với các máy phát đài tàu.
6. Không chú thích.
7. Với những máy phát vô tuyến điện thoại đơn biên khi dùng cho đài duyên hải thì sai số là:
- Trong các băng 1606,5 - 4000 KHz và 4-29,7 MHz với các công suất bao đỉnh 200W hoặc nhỏ hơn, 500W hoặc nhỏ hơn, đều là 50 Hz.
- Trong các băng 1606,5 - 4000 KHz và 4-29,7 MHz với các công suất bao đỉnh trên 200 W và trên 500 W đều là 20 Hz.
8. Với các máy phát vô tuyến điện báo có manip di tần, dung sai là 10Hz.
9. Với các máy phát vô tuyến điện thoại đơn biên của đài duyên hải thì dung sai là 20 Hz.
10. Với các máy phát đơn biên khai thác trong các băng 1606,5 - 400 KHz và 4 -29,7 MHz được phân bố riêng cho nghiệp vụ lưu động hàng không (R) dung sai trên tần số mang (chuẩn) là:
a. 10 Hz với tất cả các đài hàng không
b. 20 Hz với tất cả các đài máy bay khai thác trên nghiệp vụ quốc tế
c. 50 Hz với tất cả các đài máy bay khai thác riêng trên nghiệp vụ trong nước
11. Với các máy phát vô tuyến điện thoại đơn biên đài tàu, thì dung sai là:
a. Trong băng tần 1606,5 – 4000 KHz: 50 Hz
b. Trong băng 4000-23000 KHz: 50 Hz
12. Với phát xạ A1A thì dung sai là 50x10-6 .
13. Với những máy phát dùng cho vô tuyến điện thoại đơn biên hoặc cho vô tuyến điện báo di tần thì dung sai đó là 40 Hz.
14. Với các máy phát pha vô tuyến trong băng 1606,5 - 1800 KHz thì dung sai là 50x10-6 .
15. Với máy phát A3E có công suất nhỏ hơn hoặc bằng 10 KW, dung sai là 20x10-6 , 15x10-6 và 10x10-6 trong các băng 1606,5- 4000 KHz và 4-5,95 MHz và 5,95- 29,7 MHz.
16. Với phát xạ A1A thì sai số là 10x10-6.
17. Trong các băng tần số công tác ở chế độ Mooc A1A, thì dung sai tần số là 200x10-6 có thể áp dụng cho các máy phát kích thích miền là các phát xạ nằm trong băng tần đó.
18. Trong các băng tần gọi Mooc A1A nhưng dung sai được kiến nghị là 40x10-6 trong các băng tần giữa 4 MHz và 23 MHz và 30x 10-6 trong các băng tần 25 MHz.
19. Với các máy phát đài tàu trong băng tần 26175-27500 KHz, trên các xuồng nhỏ, với công suất không quá 5 W khai thác trong hoặc gần vùng nước quanh bờ và phát A3E, F3E hoặc G3E thì sai số tần số là 40x10-6.
20. Với các máy phát vô tuyến điện thoại đơn biên thì dung sai tần số là 50 Hz, không kể các máy phát khai thác trong băng 26175-27500 KHz, và không vượt quá công suất báo định 15 W, trong trường hợp này thì áp dụng dung sai cơ bản là 40x10-6.
21. Tránh sự chênh lệch tần số sóng mang ở mức vài Hertz vì nó gây nên sự suy thoái như là fađinh có chu kỳ. Điều đó có thể tránh được nếu như dung sai tần số là 0,1 Hz, sai số này cũng phù hợp với những máy phát xạ đơn biên.
22. Với những thiết bị gọn nhẹ xách tay có công suất trung bình máy phát không vượt quá 5 W, thì sai số là 40x10-6.
23. Với những máy phát có công suất trung bình 50W hoặc nhỏ hơn làm việc trên các tần số dưới 108 MHz thì dung sai là 3 000Hz.
24. Trong trường hợp các đài truyền hình có công suất:
- 50 W (công suất bao hình ảnh) hoặc nhỏ hơn trong băng 29,7-100 MHz
- 100 W (công suất bao hình ảnh) hoặc nhỏ hơn trong băng 100-960 MHz và thu tín hiệu vào từ các đài truyền hình khác hoặc phục vụ đều các hướng cho một khu vực công cộng nhỏ, vì lý do khai thác có thể không đảm bảo được dung sai này. Với những đài đó thì dung sai là 2000 Hz.
Với các đài có công suất 1W (công suất báo định hình) thì sai số có thể được nới rộng tới :
- 5 KHz trong băng 100-470 KHz
- 10 KHz trong băng 470-960 KHz
25. Với những máy phát của hệ thống M (NTSC) thì dung sai là 1000 Hz. Tuy nhiên với những máy phát công suất cho dùng cho hệ thống này thì áp dụng chú thích 24.
26. Trong hệ thống vô tuyến chuyển tiếp nhiều bước nhảy áp dụng cách đổi tần số trực tiếp thì dung sai là 30x10-6.
27. Với những máy phát đài duyên hải và đài tàu trong băng 156-174 MHz áp dụng dung sai là 10x10-6.
28. Với độ rộng kênh 50 KHz thì dung sai là 50x10-6.
29. Những dung sai này áp dụng cho độ rộng kênh bằng hoặc nhỏ hơn 20 KHz.
30. Những dung sai này không áp dụng cho những đài cứu nạn khai thác trên tần số 243 MHz.
31. Với những máy phát dung cho các đài thông tin trên boong thì áp dụng dung sai 5x10-6.
32. Với thiết bị gọn nhẹ xách tay có công suất phát xạ trung bình không vượt quá 5W thì dung sai là 15x10-6
33. Tại những nơi mà tần số riêng không ấn định cho những đài radar độ rộng băng tần bị chiếm bởi các đài do phải duy trì toàn bộ trong băng tần phân bố cho nghiệp vụ đó và không áp dụng dung sai đã cho.
34. Với những máy phát sử dụng ghép kênh theo thời gian thì dung sai 300 có thể tăng lên đến 500.
35. Dung sai này chỉ áp dụng cho những phát xạ mà băng tần cần thiết cho những phát xạ đó không vượt quá 3 000KHz, với những phát xạ có độ rộng băng tần lớn hơn thì sai số 300.
36. Khi áp dụng dung sai này nên tham khảo các khuyến nghị mới nhất có liên quan của ITU-R.
MỨC CÔNG SUẤT PHÁT XẠ GIẢ TỐI ĐA CHO PHÉP
1. Mức công suất phát xạ giả tối đa cho phép quy định trong bảng I áp dụng cho các máy phát lắp đặt trước hoặc vào ngày 1/1/2003.
2. Mức công suất phát xạ giả tối đa cho phép quy định trong bảng II áp dụng cho các máy phát lắp đặt sau ngày 1/1/2003.
3. Các mức này không áp dụng cho các phao vô tuyến chỉ dẫn vị trí (EPIRB), các máy phát định vị khẩn cấp, các máy phát khẩn cấp của tàu, các máy phát trên xuồng cứu sinh, các máy phát cứu nạn hay các máy phát hàng hải khi sử dụng trong tình trạng khẩn cấp.
Bảng 1: Giá trị suy hao và mức công suất trung bình tuyệt đối dùng để tính mức công suất phát xạ giả cực đại cho phép đối với thiết bị vô tuyến
Băng tần số (tính tần số hạn dưới, không tính tần số hạn trên) | Đối với mọi thành phần phát xạ giả, mức suy hao (giữa công suất trung bình trong độ rộng băng cần thiết so với công suất trung bình của thành phần phát xạ giả) phải có giá trị ít nhất bằng với giá trị ghi dưới đây và mức công suất trung bình tuyệt đối không được vượt quá giá trị ghi dưới đây (Xem chú thích 1) |
9kHz đến 30 MHz | 40 dB 50 mW (Xem chú thích 2, 3 và 4) |
30MHz đến 235 MHz - Công suất trung bình lớn hơn 25W - Công suất trung bình nhỏ hơn hoặc bằng 25W |
60dB 1 mW 40dB 25 mW |
235 MHz đến 960 MHz - Công suất trung bình lớn hơn 25W - - Công suất trung bình nhỏ hơn hoặc bằng 25W |
60dB 20 mW 40dB 25 mW |
960 MHz đến 17,7 GHz - Công suất trung bình lớn hơn 10W
- Công suất trung bình nhỏ hơn hoặc bằng 10W |
50dB 100 mW (Xem chú thích 5 và 6) 100 mW (Xem chú thích 5 và 6) |
Lớn hơn 17,7 GHz | chưa quy định |
Chú thích:
1, Khi đánh giá sự phù hợp với các điều quy định trong bảng trên, cần đảm bảo rằng độ rộng băng tần của thiết bị đo đủ rộng để nhận tất cả các thành phần quan trọng của phát xạ giả đang kiểm tra.
2, Đối với các máy phát di động hoạt động dưới 30 MHz, bất kỳ thành phần phát xạ giả nào đều phải suy giảm ít nhất 40 dB mà không vượt quá giá trị 200 mW.
3, Đối với các máy phát có công suất trung bình lớn hơn 50 kW mà có thể hoạt động trên hai hay nhiều tần số trong một dải lớn hơn hoặc bằng một quãng tám (octave), không bắt buộc áp dụng mức 50 mW nhưng bắt buộc áp dụng mức suy giảm là 60 dB.
4, Đối với thiết bị xách tay có công suất trung bình nhỏ hơn 5 W, mức suy giảm phải là 30 dB.
5, Các mức này không áp dụng cho các hệ thống sử dụng các kỹ thuật điều chế số, nhưng có thể sử dụng như một chỉ dẫn. Các giá trị cho các hệ thống này có thể được cung cấp bởi các khuyến nghị ITU-R tương ứng, khi sẵn sàng (xem khuyến nghị 66).
6, Các mức này không áp dụng cho các trạm cung cấp dịch vụ không gian, nhưng các mức phát xạ giả của chúng có thể phải giảm tới các giá trị thấp nhất. Các giá trị cho các hệ thống này có thể được cung cấp bởi các khuyến nghị ITU-R tương ứng, khi sẵn sàng (xem khuyến nghị 66).
Bảng II: Giá trị suy hao và mức công suất trung bình tuyệt đối dùng để tính mức công suất phát xạ giả cực đại cho phép đối với thiết bị vô tuyến
Loại dịch vụ hoặc thiết bị 15 | Suy hao (dB) dưới công suất cung cấp cho anten |
Tất cả các dịch vụ, trừ các dịch vụ dưới đây | 43 + 10 log (P), hoặc 70 dBc nếu công thức trên cho giá trị lớn hơn 70 dBc |
Các dịch vụ không gian (các trạm mặt đất) 10,14 | 43 + 10 log (P), hoặc 60 dBc nếu công thức trên cho giá trị lớn hơn 60 dBc |
Các dịch vụ không gian (các trạm không gian) 10,14 | 43 + 10 log (P), hoặc 60 dBc nếu công thức trên cho giá trị lớn hơn 60 dBc |
Vô tuyến xác định | 43 + 10 log (PEP), hoặc 60 dBc nếu công thức trên cho giá trị lớn hơn 60 dBc |
Truyền hình quảng bá 11 | 46 + 10 log (P), hoặc 60dBc nếu công thức trên cho giá trị lớn hơn 60 dBc và không được vượt mức công suất tuyệt đối 1 mW đối với các trạm VHF hoặc 12 mW đối với các trạm UHF. Tuy nhiên, có thể yêu cầu suy hao lớn nhất trong từng trường hợp cụ thể. |
Phát thanh FM | 46 + 10 log (P), hoặc 70 dBc nếu công thức trên cho giá trị lớn hơn 70 dBc không nên vượt quá mức công suất trung bình tuyệt đối hoặc 1 mW |
Phát thanh ở băng MF/HF | 50 dBc; không nên vượt quá mức công suất trung bình tuyệt đối hoặc 50 mW |
SSB từ các trạm di động 12 | 43 dB thấp hơn PEP |
Vô tuyến nghiệp dư hoạt động ở băng tần dưới 30 MHz (bao gồm cả SSB) 12 | 43 + 10 log (PEP), hoặc 50 dB nếu công thức trên cho giá trị lớn hơn 50 dB |
Các dịch vụ ở băng tần dưới 30 MHz, trừ các dịch vụ không gian, vô tuyến xác định, phát thanh, dịch vụ sử dụng điều chế SSB từ các trạm di động và vô tuyến nghiệp dư 12 | 43 + 10 log (X), hoặc 60 dBc nếu công thức trên cho giá trị lớn hơn 60 dBc ở đây X = PEP đối với điều chế SSB và X = P đối với điều chế khác |
Thiết bị vô tuyến công suất thấp 13 | 56 + 10 log (P), hoặc 40 dBc nếu công thức trên cho giá trị lớn hơn 40 dBc |
Phao vô tuyến chỉ thị vị trí khẩn cấp Máy phát định vị khẩn cấp Phao định vị cá nhân Bộ phát đáp an toàn và cứu nạn Các máy phát thuyền cứu sinh, xuồng cứu sinh và máy phát khẩn cấp trên tàu Máy phát hàng hải, hàng không và mặt đất sử dụng trong trường hợp khẩn cấp | Không giới hạn |
Chú thích:
P: công suất trung bình tính bằng W cấp vào đường truyền dẫn tới anten, phù hợp với điều S1.158 của Thể lệ thông tin vô tuyến. Khi sử dụng truyền dẫn burst, công suất trung bình P và công suất trung bình của bất kỳ phát xạ giả được đo bằng cách lấy trung bình trong thời gian tồn tại burst.
PEP: công suất bao đỉnh tính bằng W cấp vào đường truyền dẫn tới anten, phù hợp với điều S1.157 của Thể lệ thông tin vô tuyến.
dBc: mức decibel tương đối so với công suất sóng mang chưa điều chế của bức xạ. Trong trường hợp không có sóng mang, ví dụ trong một số phương thức điều chế số không thể đo được sóng mang, mức tham chiếu tương đương của dBc là mức decibel tương đối so với công suất trung bình P.
10 giới hạn phát xạ giả đối với tất cả dịch vụ không gian có độ rộng băng tần tham chiếu là 4 kHz.
11 đối với dịch vụ truyền dẫn tín hiệu truyền hình, mức công suất trung bình được định nghĩa với một điều chế tín hiệu video. Tín hiệu video phải được chọn sao cho mức công suất trung bình cực đại (ví dụ ở mức để trắng tín hiệu video cho hệ thống truyền hình điều chế âm) được cấp đến đường truyền dẫn anten.
12 tất cả các kiểu bức xạ sử dụng điều chế SSB thuộc loại “SSB”.
13 các thiết bị vô tuyến công suất thấp có công suất ra cực đại nhỏ hơn 100 mW và dự kiến dùng cho các mục đích điều khiển và thông tin phạm vi hẹp thì không cần cấp phép từng chiếc.
14 các giá trị này là “các mục tiêu thiết kế”. Chỉ dẫn này không được áp dụng sau WRC-99.
15 Trong trường hợp điều chế số (bao gồm cả phát thanh số), các hệ thống băng rộng, điều chế xung và các bộ phát công suất cao băng hẹp cho tất cả các loại dịch vụ, có thể khó đạt giá trị giới hạn tại điểm gần ± 250 % của độ rộng băng tần cần thiết.
- 1Nghị định 12-CP năm 1996 về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu, tổ chức bộ máy của Tổng cục Bưu điện
- 2Nghị định 109/1997/NĐ-CP về Bưu chính và Viễn thông
- 3Pháp lệnh Chất lượng hàng hóa năm 1999
- 4Quyết định 285/2000/QĐ-TCBĐ về "Quy định chứng nhận hợp chuẩn vật tư, thiết bị bưu chính viễn thông" do Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện ban hành
- 5Quyết định 27/2001/QĐ-TCBĐ về xây dựng, ban hành và công bố tiêu chuẩn trong ngành bưu điện do Tổng cục trưởng Tổng Cục Bưu Điện ban hành
- 6Quyết định 1989/QĐ-TĐC năm 2019 về hướng dẫn chứng nhận thiết bị điện và điện tử phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 4:2009/BKHCN và Sửa đổi 1:2016 QCVN 4:2009/BKHCN do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ban hành
- 7Tiêu chuẩn ngành TCN 68-233:2005 về thiết bị trạm gốc thông tin di động CDMA 2000 1X – yêu cầu kỹ thuật do Bộ Bưu chính Viễn thông ban hành
- 8Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 47:2011/BTTTT về phổ tần số và bức xạ vô tuyến điện áp dụng cho các thiết bị thu phát vô tuyến điện do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 9Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 13:2010/BTTTT về máy di động CDMA 2000-1x băng tần 800 MHz do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 10Tiêu chuẩn ngành TCN 68-222:2004 về máy di động CDMA - Yêu cầu kỹ thuật do Bộ Bưu chính Viễn thông ban hành
Quyết định 478/2001/QĐ-TCBĐ ban hành Chỉ tiêu kỹ thuật áp dụng cho chứng nhận hợp chuẩn thiết bị thu phát sóng vô tuyến điện do Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện ban hành
- Số hiệu: 478/2001/QĐ-TCBĐ
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 15/06/2001
- Nơi ban hành: Tổng cục Bưu điện
- Người ký: Trần Đức Lai
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/06/2001
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực