- 1Nghị định 28/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ
- 2Quyết định 2204/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2011-2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Thông tư 03/2011/TT-BKHCN về hướng dẫn tuyển chọn và quản lý dự án thuộc Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2011-2015 do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
BỘ KHOA HỌC VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 474/QĐ-BKHCN | Hà Nội, ngày 23 tháng 3 năm 2012 |
BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Căn cứ Nghị định 28/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Quyết định số 2204/QĐ-TTg ngày 06/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2011-2015;
Căn cứ Thông tư số 03/TT-BKHCN ngày 20/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn tuyển chọn và quản lý dự án thuộc Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2011-2015;
Căn cứ đề xuất của các đơn vị về hỗ trợ thực hiện dự án thuộc Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ trong 2 năm 2013-2014;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Danh mục các dự án thuộc Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ để tuyển chọn cho thực hiện trong 2 năm 2013-2014 (Danh mục kèm theo).
Điều 2. Trưởng ban Chỉ đạo, Trưởng ban Thư ký, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, Chánh Văn phòng Chương trình, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | KT.BỘ TRƯỞNG |
THUỘC CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN TÀI SẢN TRÍ TUỆ ĐỂ TUYỂN CHỌN CHO THỰC HIỆN TRONG 2 NĂM 2013-2014
(Kèm theo Quyết định số 474/QĐ-BKHCN ngày 23/3/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
A. Loại Dự án Trung ương quản lý
TT | Tên Dự án | Mã hiệu | Mục tiêu/yêu cầu | Tóm tắt nội dung | Sản phẩm dự kiến |
1 | Áp dụng giải pháp hữu ích “Phương pháp chiết lá và cây dâu tằm bằng etanol” theo Văn bằng bảo hộ số 887, cấp ngày 06/4/2011 | CT68/TW1 /03-04 | - Thúc đẩy, nâng cao tỷ lệ áp dụng sáng chế vào thực tiễn đời sống, sản xuất, kinh doanh; - Tạo ra mô hình mẫu về áp dụng sáng chế vào thực tiễn nhằm góp phần giải quyết vấn đề cấp thiết của xã hội, góp phần phát triển kinh tế và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam. | - Triển khai ứng dụng công nghệ thuộc sáng chế của Việt Nam đang được bảo hộ vào thực tiễn; - Triển khai biện pháp theo dõi, đánh giá để hoàn thiện công nghệ; - Tổng kết, hoàn thiện công nghệ và đề xuất phương án nhân rộng. | - Công nghệ được triển khai và sản phẩm được sản xuất, chế tạo (nếu sáng chế là sản phẩm, một phần sản phẩm) hoặc vấn đề cụ thể được giải quyết, xử lý (nếu sáng chế là quy trình) cũng như các tài liệu hướng dẫn vận hành kỹ thuật (nếu cần); - Tài liệu giới thiệu và hướng dẫn triển khai sáng chế vào thực tiễn; - Báo cáo kết quả triển khai và hoàn thiện sản phẩm, công nghệ theo sáng chế. |
2 | Áp dụng giải pháp hữu ích để sản xuất thức ăn sinh học phục vụ việc chăn nuôi lợn theo Văn bằng bảo hộ số 919, cấp ngày 07/10/2011 | CT68/TW2 /03-04 | |||
3 | Áp dụng giải pháp hữu ích về hố ga nhựa chống triều cường xâm nhập ngược qua đường nước thải và thu hồi chất thải từ nguồn theo Văn bằng bảo hộ số 662, cấp ngày 06/3/2007 | CT68/TW3 /03-04 | |||
4 | Xây dựng chỉ dẫn địa lý cho 03 sản phẩm sau đây: - “Đồng Giao” dùng cho sản phẩm dứa của nông trường Đồng Giao, thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình; - “Cà Mau” dùng cho sản phẩm tôm sú của tỉnh Cà Mau; - “Thái Bình” dùng cho sản phẩm ngao của tỉnh Thái Bình. | CT68/TW4 /03-04 | - Sử dụng công cụ sở hữu trí tuệ phục vụ phát triển kinh tế, xã hội; - Góp phần duy trì danh tiếng sản phẩm và nâng cao đời sống người dân vùng sản xuất, kinh doanh sản phẩm. | - Xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ việc đăng ký chỉ dẫn địa lý tương ứng với sản phẩm theo yêu cầu; - Làm thủ tục đăng ký chỉ dẫn địa lý; - Xây dựng các điều kiện, công cụ phục vụ công tác quản lý chỉ dẫn địa lý. | - Báo cáo đưa ra được đầy đủ cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ cho việc xây dựng Hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý và làm cơ sở cho việc quản lý chỉ dẫn địa lý; - Chỉ dẫn địa lý được đăng bạ; - Đưa ra mô hình thực tiễn về xây dựng chỉ dẫn địa lý cho loại sản phẩm tương ứng để có thể nhân rộng. |
5 | Quản lý và phát triển 03 chỉ dẫn địa lý sau đây: - “Ninh Thuận” dùng cho sản phẩm nho của tỉnh Ninh Thuận; - “Quảng Trị” dùng cho sản phẩm tiêu của tỉnh Quảng Trị; - “Huế” dùng cho sản phẩm nón lá của tỉnh Thừa Thiên - Huế. | CT68/TW5 /03-04 | - Đảm bảo quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý hợp pháp cho các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện sử dụng chỉ dẫn địa lý; - Duy trì danh tiếng, uy tín của sản phẩm theo chất lượng và nguồn gốc địa lý đúng như đã được đăng ký; - Góp phần nâng cao đời sống người dân vùng sản xuất, kinh doanh sản phẩm. | - Đề xuất nội dung và tổ chức thức hiện cơ chế quản lý và kiểm soát việc sử dụng chỉ dẫn địa lý; - Đề xuất và tổ chức thực hiện các biện pháp nâng cao giá trị sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý. | - Hệ thống các văn bản, hệ thống quản lý nội bộ và bên ngoài được xây dựng hoặc hoàn thiện; - Chỉ dẫn địa lý được quản lý thử nghiệm trên thực tế; - Mô hình quản lý thử nghiệm được hoàn thiện, có thể triển khai nhân rộng. |
6 | Ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học phục vụ việc quản lý và nâng cao chất lượng cho 04 sản phẩm sau đây: - Vải thiều mang chỉ dẫn địa lý “Lục Ngạn” của tỉnh Bắc Giang; - Gạo tám xoan mang chỉ dẫn địa lý “Hải Hậu” của tỉnh Nam Định; - Chè mang chỉ dẫn địa lý “Tân Cương” của tỉnh Thái Nguyên; - Chè shan tuyết mang chỉ dẫn địa lý “Mộc Châu” của tỉnh Sơn La. | CT68/TW6 /03-04 | - Thúc đẩy, nâng cao tỷ lệ áp dụng các kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn đời sống, sản xuất, kinh doanh; - Góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm được bảo hộ sở hữu trí tuệ. | - Triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học phục vụ việc quản lý là nâng cao giá trị sản phẩm; - Triển khai biện pháp theo dõi, đánh giá chất lượng sản phẩm từ việc áp dụng các kết quả nghiên cứu khoa học; - Tổng kết và đề xuất phương án nhân rộng. | - Chất lượng sản phẩm được nâng cao (số liệu cụ thể) hoặc vấn đề cụ thể trong công tác quản lý chất lượng sản phẩm được giải quyết, xử lý; - Các tài liệu hướng dẫn vận hành kỹ thuật (nếu có); - Tài liệu giới thiệu và hướng dẫn triển khai kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn; - Báo cáo kết quả triển khai và đề xuất phương án nhân rộng kết quả.
|
Xây dựng, vận hành “Tổ chức quản lý và hoạt động sở hữu trí tuệ” | |||||
7 | Xây dựng, vận hành “Tổ chức quản lý và hoạt động sở hữu trí tuệ” trong trường đại học, cao đẳng kỹ thuật, bao gồm: - Đại học Cần Thơ; - Đại học Quốc gia Hà Nội; - Đại học Công nghiệp Hà Nội; - Đại học Bách khoa TP.Hồ Chí Minh; - Đại học Huế; - Cao đẳng Sư phạm kỹ thuật tỉnh Nam Định. | CT68/TW7 /03-04 | Nâng cao hiệu quả hoạt động sở hữu trí tuệ trong trường đại học nhằm khuyến khích sáng tạo, bảo hộ và khai thác hiệu quả kết quả nghiên cứu, sáng tạo của trường đại học, co đẳng kỹ thuật | - Xây dựng và vận hành thực tiễn tổ chức hoạt động sở hữu trí tuệ tại đơn vị; - Tổng kết, đánh giá và đưa ra giải pháp hoàn thiện, củng cố tổ chức đã xây dựng. | - Tổ chức hoạt động sở hữu trí tuệ được xây dựng và vận hành trên thực tế; - Báo cáo kết quả xây dựng và vận hành tổ chức hoạt động sở hữu trí tuệ trong đơn vị và phương án hoàn thiện, cũng cố tổ chức đã xây dựng. |
8 | Tăng cường năng lực khai thác thông tin sở hữu trí tuệ phục vụ công tác nghiên cứu, triển khai của các trường đại học, viện nghiên cứu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. | CT68/TW8 /03-04 | Góp phần tăng cường hiệu quả các hoạt động nghiên cứu, triển khai, sản xuất và kinh doanh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thông qua việc sử dụng thông tin sở hữu trí tuệ | - Xây dựng phương án và triển khai các hoạt động nhằm nâng cao năng lực khai thác thông tin sở hữu trí tuệ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; - Áp dụng thí điểm việc sử dụng thông tin sở hữu trí tuệ phục vụ hoạt động nghiên cứu, triển khai của một số trường đại học, viện nghiên cứu và doanh nghiệp tiêu biểu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; - Đánh giá và đề xuất phương án nhân rộng mô hình khai thác thông tin sở hữu trí tuệ phục vụ các hoạt động nghiên cứu, triển khai, sản xuất và kinh doanh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. | - Báo cáo đề xuất phương án và kết quả triển khai hoạt động nâng cao năng lực khai thác thông tin sở hữu trí tuệ; - Báo cáo kết quả triển khai thí điểm khai thác thông tin sở hữu trí tuệ; - Báo cáo tổng kết dự án và đề xuất phương án nhân rộng mô hình. |
9 | Tăng cường năng lực hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng | CT68/TW9 /03-04 | Góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động thực thi trên địa bàn thành phố Đà Nẵng | - Đánh giá năng lực của các cơ quan thực thi và mức độ tuân thủ pháp luật về sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; - Đề xuất và triển khai các biện pháp nhằm nâng cao năng lực thực thi quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn; - Tổ chức xử lý thí điểm một số vụ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn; - Báo cáo tổng kết và đề xuất phương án nhân rộng mô hình. | - Báo cáo kết quả khảo sát, đánh giá năng lực của các cơ quan thực thi và mức độ tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; - Báo cáo đề xuất các biện pháp nâng cao năng lực thực thi trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và kết quả triển khai các giải pháp nâng cao năng lực thực thi quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; - Báo cáo xử lý thí điểm các vụ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; - Báo cáo tổng kết dự án và đề xuất phương án nhân rộng mô hình. |
10 | Đánh giá thực trạng, xây dựng và triển khai quy chế quản lý sở hữu trí tuệ cho các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh | CT68/TW10 /03-04 | Sử dụng công cụ sở hữu trí tuệ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp | - Khảo sát, đánh giá thực trạng và nhu cầu triển khai công tác quản lý sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp trên địa bàn; - Đề xuất quy chế quản lý sở hữu trí tuệ cho từng nhóm doanh nghiệp; - Triển khai thí điểm thực hiện quy chế quản lý sở hữu trí tuệ theo từng nhóm doanh nghiệp; - Đánh giá, tổng kết mô hình và đề xuất phương án nhân rộng. | - Báo cáo đánh giá thực trạng và nhu cầu triển khai công tác quản lý hoạt động sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh; - Mẫu Quy chế quản lý sở hữu trí tuệ cho từng nhóm doanh nghiệp; - Báo cáo kết quả triển khai thí điểm quy chế quản lý sở hữu trí tuệ (cho từng nhóm doanh nghiệp); - Báo cáo tổng kết mô hình, tổng kết dự án và đề xuất phương án nhân rộng. |
B. Dự án Trung ương ủy quyền cho địa phương quản lý
TT | Tên Dự án | Mã hiệu | Tóm tắt mục tiêu/yêu cầu | Tóm tắt nội dung | Sản phẩm dự kiến |
1 | Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận đối với 11 sản phẩm, dịch vụ của 10 tỉnh sau đây: - “Gạo tài nguyên sữa Vĩnh Lợi” dùng cho sản phẩm gạo tài nguyên sữa của huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu; - “Xoài cát chu Cao Lãnh” dùng cho sản phẩm xoài cát chu của huyện Cao lãnh, tỉnh Đồng Tháp; - “Mận Bắc Hà” dùng cho sản phẩm mận của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai; - “Đồ gỗ La Xuyên” dùng cho các sản phẩm từ gỗ của xã Yên Ninh, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định; - “Rượu Kim Sơn” dùng cho sản phẩm rượu của huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình; - “Đào phai Tam Điệp” dùng cho sản phẩm hoa đào phai của thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình; - “Mật ong Minh Hóa” dùng cho sản phẩm mật ong của huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình; - Nước khoáng Quang Hanh của thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh; - “Miến Việt Cường” dùng cho sản phẩm miến của xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên; - “Rượu thóc Lâm Bình” dùng cho sản phẩm rượu của tỉnh Tuyên Quang; - “Văn hóa kinh doanh và logo” dùng cho dịch vụ chứng nhận hoạt động kinh doanh tại các siêu thị, chợ và trung tâm thương mại của tỉnh Trà Vinh. | CT68/ĐF1 /03-04 | - Sử dụng công cụ sở hữu trí tuệ phục vụ phát triển kinh tế, xã hội; - Góp phần nâng cao giá trị sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận. | - Đề xuất nội dung, quy trình, biện pháp xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận; - Tổ chức thực hiện các biện pháp xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận trên thực tế. | - Nhãn hiệu chứng nhận được bảo hộ; - Quy trình, biện pháp quản lý nhãn hiệu chứng nhận được vận hành trên thực tế; - Mô hình mẫu về xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận cho các sản phẩm cùng loại để có thể nhân rộng. |
2 | Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể của đối với 22 sản phẩm của 20 tỉnh: - “Cá khô lốc Chợ Mới” dùng cho sản phẩm cá khô của huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang; - “Gạo thơm Yên Dũng” dùng cho sản phẩm gạo thơm của huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang; - Miến dong Nguyên Bình dùng cho sản phẩm miến dong của huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng; - “Bánh khô mè Cẩm Lệ” dùng cho sản phẩm bánh khô mè của quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng; - “Cà phê Mường Ẳng” dùng cho sản phẩm cà phê của huyện Mường Ẳng, tỉnh Điên Biên; - “Trống Đọi Tam” dùng cho sản phẩm trống của làng trống Đọi Tam, xã Đội Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam; - “Mật ong Vũ Quang” dùng cho sản phẩm mật ong của huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh; - “Rượu cần Hoà Bình” dùng cho sản phẩm rượu cần của tỉnh Hòa Bình; - “Quất cảnh Văn Giang” dùng cho sản phẩm quất cảnh của huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, - “Rượu Mẫu Sơn” dùng cho sản phẩm rượu của tỉnh Lạng Sơn; - “Chè Nghệ An” dùng cho sản phẩm chè của tỉnh Nghệ An; - “Cói Mỹ nghệ Kim Sơn” dùng cho sản phẩm mỹ nghề từ cói của huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình; - “Tương Đục Mỹ - Cao Xá” dùng cho sản phẩm tương của huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ; - “Rượu Quán Đế” dùng cho sản phẩm rượu của thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên; - “Mật ong Sơn La” dùng cho sản phẩm mật ong của tỉnh Sơn La. - “Quế Trà Bồng” dùng cho sản phẩm quế của huyện Trà Bồng và huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi; - “Nước mắm Ba Làng-Hải Thanh” dùng cho sản phẩm nước mắm của xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá; - “Gạo thơm Thái Bình” dùng cho sản phẩm gạo thơm của tỉnh Thái Bình; - “Bánh tráng Trảng Bàng” dùng cho sản phẩm bánh tráng của huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh; - “Cá duội Cô Tô” dùng cho sản phẩm cá duội của huyện Cô Tô, “Cua biển Quảng Yên” dùng cho sản phẩm cua biển của huyện Quảng Yên và “thanh long Ba Chẽ” dùng cho sản phẩm thanh long của huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh. | CT68/ĐF2 /03-04 | - Sử dụng công cụ sở hữu trí tuệ phục vụ phát triển kinh tế, xã hội; - Góp phần nâng cao giá trị sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể. | - Đề xuất quy trình, biện pháp xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể; - Tổ chức thực hiện theo mô hình đề xuất. | - Nhãn hiệu được bảo hộ và quản lý trên thực tế; - Đưa ra mô hình mẫu về xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệp tập thể để có thể nhân rộng. |
Dự án tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ trên đài truyền hình địa phương | |||||
3 | Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ trên đài truyền hình của 24 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sau đây: An Giang, Bình Định, Cà Mau, Cao Bằng, Điện Biên, Hoà Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Lào Cai, Lạng Sơn, Nam Định, Nghệ An, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Quảng Trị, Tây Ninh, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Thừa Thiên - Huế, Tuyên Quang và Trà Vinh. | CT68/ĐF3 /03-04 | - Khai thác kết quả/sản phẩm của dự án “Chương trình Chắp cánh thương hiệu”; - Nâng cao nhận thức cho các tổ chức, cá nhân trong địa bàn tỉnh về sở hữu trí tuệ. | Biên tập, thiết kế và phát sóng các Chương trình tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ để phát sóng trên các Đài Truyền hình của địa phương, trong đó có sử dụng kết quả, sản phẩm của dự án “Chương trình Chắp cánh thương hiệu”. | - Kịch bản và hệ thống ngân hàng các câu hỏi, tình huống và dữ liệu các Chương trình; - Các Chương trình được phát sóng trên Truyền hình; - Bộ đĩa DVD, VCD, DVCam, file điện tử .. các Chương trình được phát sóng. |
- 1Quyết định 1600/QĐ-BKHCN phê duyệt Danh mục các dự án thuộc Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp để tuyển chọn thực hiện trong 2 năm 2006-2007 do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Quyết định 1348/QĐ-BKHCN năm 2011 về phê duyệt Danh mục dự án thuộc Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ để tuyển chọn thực hiện trong 2 năm 2012-2013 do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Quyết định 1062/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Thông tư 17/2017/TT-BKHCN quy định về quản lý Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 5Thông tư 14/2019/TT-BTC quy định về quản lý tài chính thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 6Công văn 2612/BKHCN-SHTT năm 2021 hướng dẫn triển khai Quyết định 2205/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 1Quyết định 1600/QĐ-BKHCN phê duyệt Danh mục các dự án thuộc Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp để tuyển chọn thực hiện trong 2 năm 2006-2007 do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Nghị định 28/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ
- 3Quyết định 2204/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2011-2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Thông tư 03/2011/TT-BKHCN về hướng dẫn tuyển chọn và quản lý dự án thuộc Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2011-2015 do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 5Quyết định 1348/QĐ-BKHCN năm 2011 về phê duyệt Danh mục dự án thuộc Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ để tuyển chọn thực hiện trong 2 năm 2012-2013 do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 6Quyết định 1062/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Thông tư 17/2017/TT-BKHCN quy định về quản lý Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 8Thông tư 14/2019/TT-BTC quy định về quản lý tài chính thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 9Công văn 2612/BKHCN-SHTT năm 2021 hướng dẫn triển khai Quyết định 2205/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
Quyết định 474/QĐ-BKHCN năm 2012 phê duyệt Danh mục dự án thuộc Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ để tuyển chọn cho thực hiện trong 2 năm 2013-2014 do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- Số hiệu: 474/QĐ-BKHCN
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 23/03/2012
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
- Người ký: Trần Văn Tùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/03/2012
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực