- 1Quyết định 88/2008/QĐ-UBND về việc thu phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn thông thường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Thông tư 12/2011/TT-BTNMT Quy định về quản lý chất thải nguy hại do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 3Thông tư 47/2012/TT-BGDĐT về Quy chế công nhận trường trung học cơ sở, phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4Quyết định 6015/QĐ-UBND năm 2012 duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng huyện Nhà Bè đến năm 2020 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 5Thông tư 36/2015/TT-BTNMT về quản lý chất thải nguy hại do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 6Thông tư 09/2016/TT-BTC Quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 7Thông tư 08/2016/TT-BTC quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 8Thông tư 108/2016/TT-BTC sửa đổi Thông tư 08/2016/TT-BTC Quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 9Thông tư 72/2017/TT-BTC quy định về quản lý, sử dụng khoản thu từ hoạt động quản lý dự án của chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 10Thông tư 349/2016/TT-BTC quy định về thanh toán, quyết toán nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020
- 11Quyết định 6182/QĐ-UBND năm 2016 Bộ tiêu chí về nông thôn mới theo đặc thù vùng nông thôn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020
- 1Luật Xây dựng 2014
- 2Luật Đầu tư công 2014
- 3Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Nghị định 77/2015/NĐ-CP về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm
- 6Nghị quyết 100/2015/QH13 phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 do Quốc hội ban hành
- 7Nghị định 136/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công
- 8Quyết định 558/QĐ-TTg năm 2016 về Tiêu chí huyện nông thôn mới và Quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 1600/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Nghị định 42/2017/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng
- 11Quyết định 41/2016/QĐ-TTg Quy chế quản lý, điều hành thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12Thông tư 35/2016/TT-BNNPTNT hướng dẫn thực hiện tiêu chí huyện đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 13Quyết định 676/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn cấp huyện giai đoạn 2017-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 14Quyết định 18/2018/QĐ-UBND quy định về quản lý thực hiện chương trình, dự án sử dụng vốn đầu tư công của Thành phố Hồ Chí Minh
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4723/QĐ-UBND | Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 10 năm 2018 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2010 - 2020;
Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về kế hoạch đầu tư trung hạn và hàng năm;
Căn cứ Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công;
Căn cứ Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 41/2016/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế quản lý, điều hành thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành tiêu chí huyện nông thôn mới và Quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới;
Căn cứ Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 676/QĐ-TTg ngày 18 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn cấp huyện giai đoạn 2017-2020;
Căn cứ Thông tư số 35/2016/TT-BNNPTNT ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện tiêu chí huyện đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 18/2018/QĐ-UBND ngày 25 tháng 5 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành quy định về quản lý thực hiện chương trình, dự án sử dụng vốn đầu tư công của Thành phố Hồ Chí Minh;
Xét đề xuất của Liên Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Sở Kế hoạch và Đầu tư - Sở Tài chính tại Tờ trình số 2428/TTr-NNPTNT-KHĐT-TC ngày 05 tháng 9 năm 2018 về việc phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn huyện Nhà Bè giai đoạn 2016 - 2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn huyện Nhà Bè giai đoạn 2016 - 2020 (theo nội dung đề án đính kèm).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có phát sinh thay đổi về cơ chế, chính sách đầu tư huyện nông thôn mới, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố phối hợp với Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới huyện huyện Nhà Bè nghiên cứu, đề xuất kịp thời điều chỉnh, bổ sung.
Điều 3. Đối với việc đầu tư danh mục các hạng mục, công trình cơ sở hạ tầng đề xuất đầu tư thuộc đề án xây dựng nông thôn mới trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn huyện Nhà Bè giai đoạn 2016 - 2020:
2. Giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè tổ chức triển khai thực hiện các dự án theo quy định của Luật Đầu tư công.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Giám đốc Kho bạc nhà nước thành phố và các Sở - ngành có liên quan, Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố, Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Nhà Bè có trách nhiệm thi hành quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁC TIÊU CHÍ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NHÀ BÈ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4723/QĐ-UBND ngày 23 tháng 10 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố)
THỰC TRẠNG NÔNG THÔN MỚI HUYỆN NHÀ BÈ
1.1. Vị trí địa lý: Huyện Nhà Bè nằm về phía Đông Nam của thành phố, cách trung tâm thành phố 12-15 km; là cửa ngõ phía nam hướng ra biển và đi các tỉnh miền tây và cũng là trục phát triển không gian chính của thành phố về hướng biển. Với hệ thống sông ngòi thuận lợi cho việc mở rộng mạng lưới giao thông đường thủy đi khắp nơi, có điều kiện xây dựng các cảng đủ sức tiếp nhận các tàu có tải trọng lớn, huyện có điều kiện rất lớn để phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai. Huyện có vị trí địa lý như sau:
Phía Bắc giáp với Quận 7
Phía Nam giáp với huyện Cần Giuộc - tỉnh Long An
Phía Đông giáp với huyện Cần Giờ và huyện Nhơn Trạch - Tỉnh Đồng Nai.
Phía Tây giáp với huyện Bình Chánh, huyện Cần Giuộc - tỉnh Long An
Huyện Nhà Bè có tổng diện tích tự nhiên là 10.042,70ha (đất nông nghiệp 4.570,95ha, đất phi nông nghiệp 5.471,75ha), chiếm 4,8% tổng diện tích tự nhiên của Thành phố, được chia thành 06 xã và 01 thị trấn gồm: xã Phước Kiển, Phước Lộc, Phú Xuân, Nhơn Đức, Hiệp Phước, Long Thới và Thị trấn Nhà Bè. Trung tâm hành chính Huyện được đặt tại xã Phú Xuân.
- Về dân số: Dân số toàn huyện là 156.377 người, trong đó thường trú 97.399 người và tạm trú 58.978 người. Nam: 76.191 người chiếm 48,7%, nữ 80.186 người chiếm 51,3%, tỷ lệ tăng tự nhiên bình quân hàng năm giai đoạn 2010 - 2015 khoảng 10%/năm, mật độ dân số 1.347 người/km2.
- Về lao động: Số người trong độ tuổi lao động là 95.360 người: lực lượng lao động đang làm làm việc trong nền kinh tế là 64.255 người (chiếm tỷ lệ 67,381% số người trong độ tuổi lao động) trong đó lao động có việc làm thường xuyên là 62.196 người, chiếm tỷ lệ 96,79%; Số lao động đang làm việc đã qua đào tạo là 50.457 người chiếm tỷ lệ 81,12%, tăng 25,64% so với năm 2010. Số lao động có việc làm mới hàng năm trong các ngành công nghiệp, thương mại - dịch vụ từ 2.500 - 3.000 người. Toàn huyện có 97,51% lao động trong lĩnh vực công nghiệp - dịch vụ và các ngành nghề khác, 2,49% lao động trong lĩnh vực nông nghiệp. Chất lượng lao động nhìn chung còn thấp.
II. HIỆN TRẠNG CÁC TIÊU CHÍ HUYỆN NÔNG THÔN MỚI
1. Đối với các xã xây dựng nông thôn mới
Đánh giá theo Bộ Tiêu chí về nông thôn mới theo đặc thù vùng nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn 2016 - 2020 được ban hành kèm theo Quyết định số 6182/QĐ-UBND ngày 24 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố. Đến nay, chưa có xã đạt chuẩn nông thôn mới. Cụ thể: các xã đạt bình quân 09/19 tiêu chí/xã, trong đó, cao nhất xã Hiệp Phước 11 tiêu chí.
2. Về 09 tiêu chí huyện nông thôn mới:
2.1. Quy hoạch (Tiêu chí số 01)
- Về hiện trạng: Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung huyện Nhà Bè được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 6015/QĐ-UBND ngày 26 tháng 11 năm 2012, huyện Nhà Bè có tổng diện tích 10.055,57ha, dân số 500.000 người, cơ cấu kinh tế chủ yếu là công nghiệp - cảng, thương mại và dịch vụ..., với thế mạnh công nghiệp quy mô lớn gắn liền với hệ thống cảng biển. Huyện đã hoàn thành việc công bố Đề án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng huyện Nhà Bè đến năm 2020 và cơ bản đã phủ kín quy hoạch phân khu xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000.
- Về quy hoạch xây dựng vùng huyện: huyện chưa có quy hoạch vùng huyện theo yêu cầu theo Thông tư số 35/2016/TT-BNNPTNT ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2.2. Giao thông (tiêu chí số 02)
2.2.1. Đường bộ
a) Có 100% km đường Huyện do Huyện quản lý đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm và kết nối tới trung tâm hành chính các xã trên địa bàn; Tỷ lệ mặt đường Huyện được nhựa hóa hoặc bê tông hóa xi măng đạt 100%:
- Trên địa bàn huyện Nhà Bè có 01 tuyến đường Long Thới - Nhơn Đức là đường Huyện do Huyện quản lý có chiều dài 3.960 m, mặt đường rộng 7m, xây dựng năm 2000. Hiện nay, đường Long Thới - Nhơn Đức chưa mở rộng lộ giới đúng theo quy hoạch, chưa có hệ thống hạ tầng kỹ thuật đảm bảo, cao độ xây dựng chưa đạt chuẩn.
- Các tuyến đường Huyện do thành phố quản lý (như đường Nguyễn Bình, đường Nhơn Đức - Phước Lộc, đường Đào Sư Tích) và các tuyến đường khác trên địa bàn (như Huỳnh Tấn Phát, Lê Văn Lương, Phạm Hữu Lầu) chưa đảm bảo lộ giới theo quy hoạch, chưa được kết nối đồng bộ, hệ thống hạ tầng kỹ thuật xuống cấp cần đầu tư, nâng cấp.
b) Cấp kỹ thuật đường Huyện đạt tiêu chuẩn theo TCVN 4054:2005; cấp đường Huyện phù hợp với quy hoạch được duyệt:
Cấp kỹ thuật đường Huyện chưa đạt tiêu chuẩn theo TCVN 4054:2005; cấp đường Huyện chưa phù hợp với quy hoạch được duyệt.
c) Hệ thống cầu, cống trên các tuyến đường Huyện được xây dựng kiên cố, phù hợp với quy hoạch:
Hệ thống cầu, cống trên tuyến đường Huyện do Huyện quản lý (đường Long Thới - Nhơn Đức) được xây dựng nhưng chưa phù hợp với cấp đường quy hoạch. Hiện nay, 04 cây cầu trên đường Lê Văn Lương (đường đô thị do Khu Quản lý Giao thông đô thị số 04 quản lý) là cầu sắt mặc dù đã có dự án đầu tư nhưng chưa triển khai xây dựng.
d) Có 100% km đường do Huyện quản lý được bảo trì hàng năm: các công trình đường do Huyện quản lý được bảo trì hàng năm.
2.2.2 Đường thủy: toàn huyện có 47 tuyến thủy nội địa, 01 bến phà được cấp phép và đảm bảo điều kiện an toàn phục vụ vận chuyển hành khách, hàng hóa.
2.2.3 Vận tải: toàn huyện có dự án xây dựng điểm đầu mối trung chuyển hành khách xe buýt tại xã Phú Xuân đã được Sở Giao thông Vận tải phê duyệt tại Quyết định số 1661/QĐ-SGTVT ngày 09 tháng 4 năm 2018 về việc phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
2.3. Thủy lợi (tiêu chí 03)
2.3.1. Hệ thống thủy lợi liên xã:
Huyện Nhà Bè không có các công trình thủy lợi nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp, chủ yếu phục vụ nhu cầu dân sinh. Các công trình thủy lợi trong Đề án xây dựng nông thôn mới các xã được phê duyệt và đã được thực hiện ở giai đoạn 2010 - 2015 trên địa bàn huyện hầu hết là những dự án nạo vét các tuyến sông, kênh, rạch để khơi thông dòng chảy, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và phục vụ cho việc tiêu thoát nước cục bộ. Hệ thống sông, kênh, rạch liên xã (bao gồm các tuyến có liên quan trực tiếp với nhau về khai thác và bảo vệ từ 02 xã trở lên) không có.
2.3.2. Về tổ chức quản lý khai thác hệ thống thủy lợi liên xã hoạt động hiệu quả, bền vững: không có.
2.4. Điện (tiêu chí 04)
Các công trình hệ thống điện trung thế liên xã được đầu tư trên địa bàn huyện theo quy hoạch, đảm bảo cấp điện an toàn đạt tiêu chuẩn và đảm bảo nhu cầu sử dụng điện đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Các công trình hệ thống điện trung thế liên xã đầu tư trên địa bàn huyện theo quy hoạch, đảm bảo cấp điện an toàn đạt tiêu chuẩn và đảm bảo nhu cầu sử dụng điện đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện theo hướng dẫn thực hiện của Bộ Công thương.
2.5. Y tế - Văn hóa - Giáo dục (tiêu chí 05)
2.5.1. Y tế: bệnh viện huyện Nhà Bè đã được xếp hạng là bệnh viện hạng 3 theo Quyết định số 5571/QĐ-UBND ngày 12 tháng 11 năm 2014 của Ủy ban nhân dân thành phố, phấn đấu đến năm 2020 đạt hạng 2.
2.5.2. Văn hóa
Trung tâm văn hóa Huyện được đưa vào hoạt động năm 2011 đến nay, với tổng diện tích khuôn viên 10.000m2. Thường xuyên tổ chức các sự kiện thực hiện nhiệm vụ chính trị nhân các ngày lễ, kỷ niệm trong năm do Huyện tổ chức và các hoạt động phong trào, hội thi, hội diễn, tuyên truyền giáo dục, tập huấn rèn luyện kỹ năng cho các Câu lạc bộ, đội nhóm và mọi tầng lớp nhân dân. Thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng và tổ chức giao lưu giữa các câu lạc bộ đội nhóm trong và ngoài Huyện, tham gia biểu diễn phục vụ cho các xã, thị trấn nhân các ngày lễ, các hoạt động phong trào, các hội thi, hội diễn do huyện và thành phố tổ chức. Tổ chức hoạt động của thư viện trong thời gian gần đây có nhiều chuyển biến tích cực, thường xuyên mở cửa phục vụ bạn đọc đến đọc và mượn về. Định kỳ có tổ chức các hoạt động về sách như: giới thiệu sách mới, thuyết trình sách, kể chuyện sách, luân chuyển sách, bổ sung sách mới...
Trung tâm Thể dục thể thao Huyện được xây dựng trụ sở tạm để hoạt động năm 2010 cho đến nay. Tuy còn nhiều khó khăn nhưng trong thời gian qua, Trung tâm thể dục thể thao Huyện đã có nhiều nỗ lực xây dựng và phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng, thể thao học đường, các phong trào thể dục thể thao trong các cơ quan, đơn vị, quan tâm thể thao năng khiếu...góp phần nâng cao sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn Huyện và đóng góp nhiều vận động viên đạt thành tích cao cho thành phố.
Huyện có 03 Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã, liên xã. Các trung tâm văn hóa - thể thao xã, liên xã đều trực thuộc Trung tâm Văn hóa Huyện, cơ bản phối hợp khá tốt trong việc tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao tại địa phương. Tuy nhiên, các trang thiết bị của trung tâm văn hóa phục vụ các hoạt động văn hóa chưa được đầu tư để đảm bảo cho các hoạt động văn hóa của địa phương.
2.5.3. Giáo dục
Trên địa bàn huyện Nhà Bè có 03 trường Trung học phổ thông nhưng chưa đạt chuẩn quốc gia theo Thông tư số 47/2012/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 12 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2.6. Sản xuất (tiêu chí 06)
2.6.1 Hình thành vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện và có mô hình liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và thực hiện tiêu thụ ít nhất 10% sản lượng đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện theo quy hoạch.
Quy hoạch chung huyện Nhà Bè theo hướng quy hoạch đô thị nên không xác định vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung. Tuy nhiên, trong quá trình đô thị hóa đến năm 2020 có xác định quỹ đất dự trữ phát triển 279,58 ha tại các xã Long Thới, Nhơn Đức, Phước Lộc có thể vận dụng để tổ chức sản xuất theo hướng nông nghiệp đô thị.
Riêng xã Hiệp Phước được thành phố quy hoạch là Khu Đô thị - Công nghiệp Cảng, nhưng trên thực tế tình hình sản xuất nông nghiệp, nhất là ngành nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Nhìn chung, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện có nhiều mô hình đang hoạt động như: nuôi tôm, trồng nấm, hoa lan, dưa lưới... tuy có hiệu quả nhưng vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, không tập trung và chưa đạt chuẩn VietGAP nên huyện gặp rất nhiều khó khăn trong việc xây dựng các mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị, tổ chức liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ các sản phẩm.
2.6.2 Phát triển dịch vụ thương mại (chỉ tiêu theo Quyết định 676/QĐ-TTg)
Hiện nay toàn huyện có 100% xã có chợ nông thôn và thường xuyên cải tạo, sửa chữa, nâng cấp. Trong giai đoạn 2016 - 2020, từng bước xã hội hóa việc cung cấp các dịch vụ công cho sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn;
Tại các điểm trung tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất trên địa bàn huyện hình thành mạng lưới chợ trung tâm huyện, một số loại hình tổ chức phân phối như siêu thị, trung tâm thương mại quy mô nhỏ và vừa (chủ yếu là hạng III), cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng tiện lợi. Phát triển các loại hình tổ chức thương mại đặc thù tại các vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung hoặc vùng ven đô. Hình thành các trung tâm đấu giá và sở giao dịch hàng nông sản.
2.7. Môi trường (tiêu chí 07)
2.7.1 Hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện đạt chuẩn.
a) Có đề án hoặc kế hoạch hoặc phương án quản lý chất thải rắn trên địa bàn Huyện được phê duyệt và triển khai thực hiện:
- Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè đã hoàn thành Đề án quản lý rác thải trên địa bàn huyện giai đoạn 2018-2020, tầm nhìn 2025 và được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 1181/QĐ-UBND ngày 22 tháng 5 năm 2018.
Về công tác thu gom rác sinh hoạt tại các hộ dân: đạt tỉ lệ 98,5% (28.013/28.056 hộ); số hộ chưa thu gom 493 hộ, tỷ lệ 1,5%. Toàn bộ lượng rác thải sinh hoạt được vận chuyển, xử lý tại bãi rác Đa Phước, huyện Bình Chánh.
Hiện nay, huyện có 21 tổ lấy rác dân lập hoạt động dưới sự quản lý của Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn. Tuy nhiên, đa số các phương tiện thu gom không đúng quy chuẩn, không đảm bảo vệ sinh môi trường. Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích huyện Nhà Bè có 06 xe ép rác với tổng công suất vận chuyển 40 tấn/6 xe và hơn 160 xe đẩy tay loại 660l để phục vụ cho việc thu gom rác đường phố, rác dân lập và vận chuyển rác sinh hoạt đến nơi xử lý. Ngoài ra, công ty còn bố trí 01 xe máy và 01 thùng chuyên dụng để thu gom rác y tế từ các trạm y tế, phòng khám tư nhân và nhà thuốc.
Ủy ban nhân dân huyện cũng đã chỉ đạo cho Ủy ban nhân dân các xã thường xuyên vận động người dân bỏ rác đúng nơi quy định, thường xuyên tổ chức các hoạt động thu gom rác tại các điểm tồn đọng.
Đối với việc hướng dẫn xử lý chất thải rắn sinh hoạt của huyện đối với các hộ không thể giao chất thải rắn do đường giao thông chưa thuận lợi: Huyện phối hợp với Chi cục Bảo vệ môi trường thành phố tổ chức tập huấn, phát tài liệu hướng dẫn cho số hộ dân này tự xử lý rác tại nhà theo đúng quy định.
Đối với việc đầu tư nhà vệ sinh công cộng và thùng rác công cộng: Hiện nay trên địa bàn Huyện có 01 nhà vệ sinh công cộng đang hoạt động tại bến phà Bình Khánh. Ngoài ra, Huyện cũng vận động các cửa hàng kinh doanh xăng dầu, quán kinh doanh thức uống bố trí nhà vệ sinh công cộng. Đối với thùng rác công cộng, trong năm 2017, Ủy ban nhân dân huyện cũng đã bố trí 60 thùng rác loại 120L và 36 thùng loại 660L cho các xã thị trấn bố trí phục vụ nhu cầu cho người dân đồng thời có lộ trình bố trí mới theo chỉ đạo của thành phố.
Đối với việc tổ chức thực hiện thu phí theo Quyết định 88/2008/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố: Ủy ban nhân dân các xã tổ chức thu phí theo quy định. Tuy nhiên tỷ lệ thu phí đạt cơ bản, chưa đạt tỷ lệ 100%.
Về công tác thu gom chất thải y tế do Công ty TNHH MTV Dịch vụ Công ích huyện Nhà Bè tổ chức thu gom của 70 cơ sở hành nghề y tế tư nhân, nhà thuốc, phòng khám đa khoa, trạm y tế. Chất thải nguy hại tại các cơ sở sản xuất kinh doanh được thu gom, quản lý, lưu chứa theo đúng Thông tư 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 trước đây và Thông tư 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại.
b) Khu xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện phải có đầy đủ hồ sơ thủ tục về môi trường theo quy định:
Hiện nay, trên địa bàn huyện Nhà Bè không có Khu xử lý chất thải rắn. Toàn bộ chất thải sinh hoạt phát sinh được thu gom và chuyển đến Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước, huyện Bình Chánh.
Về công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại: Theo thống kê, trên địa bàn Huyện có khoảng 52 cơ sở vừa và nhỏ có phát sinh chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại trong quá trình sản xuất (ngoài Khu công nghiệp Hiệp Phước). Công tác thu gom chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại chưa đạt tỷ lệ 100%. Việc thu gom các loại chất thải nêu trên có thực hiện nhưng chỉ mang tính phong trào, chưa triển khai được hệ thống thu gom thường xuyên như đã thu gom chất thải sinh hoạt.
2.7.2 Cơ sở sản xuất, chế biến, dịch vụ (công nghiệp, làng nghề, chăn nuôi, chế biến lương thực - thực phẩm) thực hiện đúng các quy định về bảo vệ môi trường:
Huyện cũng đã phối hợp giám sát và quản lý chặt chẽ tình hình bảo vệ môi trường của 170 công ty, cơ sở sản xuất kinh doanh quy mô hộ gia đình, phòng khám đa khoa, tổng kho xăng dầu, cửa hàng kinh doanh xăng dầu, cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng... có phát sinh chất thải, nước thải sản xuất. Hiện nay, tất cả các đơn vị đã thực hiện cam kết, đề án bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường. Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường đạt trên 90%.
Đối với Khu công nghiệp Hiệp Phước: hiện nay, Khu công nghiệp Hiệp Phước có hơn 100 công ty đang hoạt động. Các công ty này cơ bản đều tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường.
Trên địa bàn huyện có 148 hộ chăn nuôi gia súc. Chất thải, nước thải được xử lý qua hầm biogas 146/148 hộ, đạt tỷ lệ 98,65%. Đối với các hộ còn lại do chăn nuôi nhỏ lẻ nên chưa có điều kiện làm hầm biogas.
Nước thải tại các hộ dân được xử lý qua hầm tự hoại thoát ra hệ thống cống thoát nước chung hoặc thải ra kênh rạch. Nước thải tại các cơ sở sản xuất kinh doanh: đối với các cơ sở có phát sinh nước thải trong quá trình sản xuất đều phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải theo quy định.
2.8. An ninh, trật tự xã hội (tiêu chí 08)
2.8.1 Hàng năm, Huyện ủy có nghị quyết, Ủy ban nhân dân huyện có kế hoạch về công tác an ninh trật tự; chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc.
Hàng năm, Huyện ủy có Nghị quyết, Ủy ban nhân dân huyện có kế hoạch về phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có nội dung công tác an ninh, trật tự; chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
2.8.2 Huyện không để xảy ra tình trạng khiếu kiện đông người kéo dài; khiếu kiện vượt cấp trái pháp luật.
2.8.3 Không có tụ điểm phức tạp về trật tự xã hội; các loại tội phạm, tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật khác được kiềm chế, giảm liên tục so với các năm liền kề trước.
- Trong năm 2017, tình hình an ninh chính trị tiếp tục được giữ vững, ổn định; thực hiện tốt công tác bảo vệ an toàn các mục tiêu trọng điểm, nhất là trong dịp lễ, tết; tăng cường công tác đảm bảo trật tự an toàn xã hội, nhất là đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm; không xảy ra tình trạng khiếu kiện đông người; không có tụ điểm phức tạp về trật tự xã hội.
Tội phạm hình sự được kéo giảm. Xảy ra 58 vụ (giảm 9 vụ so với cùng kỳ năm 2015), đã khám phá 45 vụ, đạt tỷ lệ 77,58%, bắt 38 đối tượng. Trong đó, án rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng là 01 vụ, giảm 4 vụ so với cùng kỳ năm 2015.
Trật tự an toàn giao thông: ghi nhận trên địa bàn Huyện đã xảy ra 15 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên (giảm 03 vụ so với cùng kỳ năm 2015), làm chết 14 người, bị thương 02 người.
Trên địa bàn huyện có 24 vị trí đã được lắp đặt camera an ninh.
2.8.4 Lực lượng vũ trang huyện (Công an, Bộ đội địa phương; dân quân tự vệ) hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự tại địa phương.
2.9. Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới (tiêu chí 09)
2.9.1. Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện thường xuyên được kiện toàn, tổ chức và hoạt động đúng quy định:
- Có quyết định thành lập, kiện toàn tổ chức Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện: Huyện đã ban hành Quyết định số 1058-QĐ/HU ngày 17 tháng 3 năm 2017 của Ban Thường vụ Huyện ủy về kiện toàn ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Nhà Bè.
- Có quy chế hoạt động và phân công trách nhiệm cụ thể đối với các thành viên của Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới Huyện: Huyện đã ban hành Công văn số 392-CV/HU ngày 05 tháng 6 năm 2017 về việc phân công thành viên Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới.
- Chỉ đạo, quản lý, điều hành, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện các nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới: Huyện thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, tổ chức sơ kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
- Chỉ đạo việc ban hành cơ chế hỗ trợ thúc đẩy các xã xây dựng nông thôn mới và chỉ đạo thực hiện các tiêu chí huyện nông thôn mới trên địa bàn phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương: Huyện chỉ đạo các cơ quan chuyên môn Huyện tập trung hỗ trợ, hướng dẫn Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới các xã thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới và khẩn trương thực hiện các tiêu chí Huyện nông thôn mới.
- Chỉ đạo không để xảy ra tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản và không huy động quá khả năng đóng góp tự nguyện của dân trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện: Huyện không để xảy ra tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản và không huy động quá khả năng đóng góp tự nguyện của dân trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.
- Chỉ đạo các xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới và thực hiện tốt kế hoạch nâng cao các tiêu chí nông thôn mới: 06/06 xã đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020. Hiện nay, các xã đang xây dựng và triển khai, tổ chức thực hiện Kế hoạch xây dựng nông thôn mới năm 2018.
2.9.2 Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cấp Huyện được tổ chức và hoạt động đúng quy định:
- Có ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của Văn phòng Điều phối nông thôn mới huyện: Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành 01 văn bản (Quyết định số 239/QĐ-UBND ngày 01 tháng 02 năm 2018).
- Có quy chế hoạt động và phân công trách nhiệm cụ thể đối với các thành viên của Văn phòng Điều phối nông thôn mới huyện: huyện chưa ban hành Quyết định về quy chế hoạt động và phân công cụ thể đối với các thành viên của Văn phòng Điều phối nông thôn mới huyện nhưng trong Quyết định thành lập Văn phòng Điều phối nông thôn mới đều có phân công cụ thể nhiệm vụ các thành viên.
- Đảm bảo thực hiện đúng, đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và biên chế của Văn phòng Điều phối nông thôn mới huyện: Văn phòng Điều phối nông thôn mới huyện gồm 21 thành viên: 01 chuyên trách và 20 thành viên kiêm nhiệm (01 Chánh văn phòng, 01 Phó Chánh Văn phòng và 18 thành viên của các phòng ban Huyện); họp giao ban định kỳ hàng quý.
Phần II.
Xây dựng định hướng và đề xuất các giải pháp xây dựng nông thôn mới gắn với đô thị hóa giai đoạn 2017 - 2020 phù hợp với quá trình cơ cấu lại nền kinh tế huyện; xây dựng nông thôn theo các tiêu chí huyện nông thôn mới phù hợp với đặc điểm vùng nông thôn phía nam Thành phố Hồ Chí Minh; định hướng quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng, môi trường và các dịch vụ xã hội, phù hợp với định hướng đô thị hóa, nhằm từng bước chuẩn bị cho việc hình thành đô thị trên địa bàn huyện, tránh lãng phí nguồn lực đầu tư.
- Phấn đấu đến năm 2020, triển khai hoàn thành Đề án nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên địa bàn các xã và có 06/06 xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới theo Bộ tiêu chí đặc thù vùng nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020, cụ thể:
- Năm 2018, phấn đấu số tiêu chí đạt bình quân là 16 tiêu chí/xã. Huyện đạt 05/09 tiêu chí huyện nông thôn mới (Tiêu chí 3 - Thủy lợi, tiêu chí 4 - Điện, tiêu chí 8 - An ninh, trật tự xã hội, tiêu chí 9 - Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới, tiêu chí 1 - Quy hoạch).
- Năm 2019, phấn đấu có 03/06 xã gồm Long Thới, Hiệp Phước, Phú Xuân được Ủy ban nhân dân thành phố công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020. Huyện đạt 06/09 tiêu chí huyện nông thôn mới, đạt thêm tiêu chí 6 - Sản xuất.
- Năm 2020, phấn đấu 03/06 xã còn lại gồm Phước Kiển, Phước Lộc, Nhơn Đức được Ủy ban nhân dân thành phố công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020. Huyện Nhà Bè đạt 09/09 tiêu chí và được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Nhà Bè đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2016 - 2020.
II. NỘI DUNG VÀ NHIỆM VỤ CỤ THỂ
a) Mục tiêu: phấn đấu đến năm 2020 được thành phố công nhận 06/06 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Cụ thể:
- Năm 2018, phấn đấu số tiêu chí đạt bình quân/xã là 16 tiêu chí/xã.
- Năm 2019, phấn đấu có 03/06 xã gồm Long Thới, Hiệp Phước, Phú Xuân được Thành phố công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020.
- Năm 2020, phấn đấu 03/06 xã còn lại gồm Phước Kiển, Phước Lộc, Nhơn Đức được Thành phố công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020.
b) Nội dung thực hiện:
- Tập trung triển khai các hoạt động tuyên truyền, quán triệt chủ trương của Trung ương, thành phố và quyết định đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt đến đảng viên, cán bộ công chức, toàn thể nhân dân trên địa bàn xã.
- Trên cơ sở Đề án đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt, các xã xây dựng kế hoạch tổng thể thực hiện đề án giai đoạn 2016 - 2020.
2. Về thực hiện 09 tiêu chí Huyện nông thôn mới:
2.1. Quy hoạch (tiêu chí 01)
a) Mục tiêu:
- Đạt yêu cầu Tiêu chí số 01 theo Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 35/2016/TT-BNNPTNT ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vào cuối năm 2018
b) Nội dung thực hiện:
- Lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch vùng huyện và ban hành quy định về quản lý xây dựng theo quy hoạch. Tổ chức rà soát, điều chỉnh bổ sung các quy hoạch sản xuất trong đồ án quy hoạch xã nông thôn mới gắn với tái cơ cấu nông nghiệp của Huyện, Thành phố; đảm bảo chất lượng, phù hợp với tự nhiên, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng của địa phương; quy hoạch sản xuất phù hợp với yêu cầu tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp - dịch vụ - tiểu thủ công nghệ trên địa bàn huyện.
- Công bố, công khai, triển khai thực hiện và tăng cường quản lý quy hoạch đã được phê duyệt theo quy định pháp luật để người dân tham gia giám sát việc thực hiện quy hoạch và triển khai các dự án đầu tư.
- Chỉnh trang đô thị, cải thiện cảnh quan môi trường nông thôn; quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có trên địa bàn xã.
c) Phân công thực hiện: Giao Sở Quy hoạch-Kiến trúc chủ trì, phối hợp với các Sở - ngành có liên quan hướng dẫn Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Nhà Bè thực hiện.
2.2. Giao thông (tiêu chí 02)
a) Mục tiêu:
- Đạt yêu cầu Tiêu chí số 2 theo Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 35/2016/TT-BNNPTNT ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong năm 2020.
b) Nội dung thực hiện:
- Đường Lê Văn Lương: đầu tư nâng cấp mặt đường, chống ngập và sửa chữa theo hiện trạng tuyến đường trên bằng nguồn vốn ngân sách. Thời gian thực hiện trong giai đoạn 2017-2020. Sau khi có chủ trương đầu tư, Ủy ban nhân dân Huyện sẽ thực hiện lập Báo cáo đề xuất chủ trương theo quy định của Luật Đầu tư công (phụ lục 4)
- Nâng cấp, mở rộng đường Long Thới - Nhơn Đức (đường Huyện do Huyện quản lý). Đã có chủ trương đầu tư.
- Đường Nhơn Đức - Phước Lộc (đường Huyện do Thành phố quản lý): xây dựng hệ thống thoát nước, nâng cấp mặt đường BTNN rộng 8 m + 2x6m (lề). Đã có chủ trương đầu tư.
- Đường Huỳnh Tấn Phát (đường Huyện do Thành phố quản lý): mặt đường BTNN, lắp đặt hệ thống thoát nước. Đã có chủ trương đầu tư.
- Đầu tư, xây dựng mới các trục đường theo hướng Đông - Tây đảm bảo theo quy hoạch và kết nối hạ tầng giao thông đồng bộ. Ngoài ra, đối với các tuyến đường huyện do thành phố quản lý (Khu Quản lý Giao thông đô thị thuộc Sở Giao thông Vận tải) kiến nghị Ủy ban nhân dân thành phố tiếp tục đầu tư, bao gồm:
+ Đường Kho B nối dài (đoạn từ đường 15B đến đường Nguyễn Hữu Thọ)
+ Đường Kho C nối dài (đoạn từ đường Huỳnh Tấn Phát đến đường Nguyễn Bình):
+ Đường Vĩnh Phước - Cây Khô (đoạn từ đường Nguyễn Hữu Thọ đến đường Lê Văn Lương).
+ Xây dựng Cầu trên đường Kho B nối dài (cầu Rạch Đôi).
- Hằng năm xây dựng kế hoạch duy tu, sửa chữa cho 100% các tuyến đường đảm bảo cấp kỹ thuật đường huyện đạt tiêu chuẩn theo TCVN 4054:2005; cấp đường huyện phù hợp với quy hoạch được duyệt.
- Đầu tư, xây dựng mới 04 cây cầu sắt trên đường Lê Văn Lương (tuyến đường do Khu Quản lý Giao thông Đô thị số 4 làm Chủ Đầu tư) và Cầu trên đường Kho B nối dài (cầu Rạch Đôi): Xây dựng cầu BTCT gồm 02 đơn nguyên, mỗi đơn nguyên dài 290m (tạm tính), rộng 15m dài 200m.
c) Phân công thực hiện:
Giao Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các Sở - ngành có liên quan hướng dẫn Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Nhà Bè triển khai thực hiện.
2.3. Thủy lợi (tiêu chí 03)
a) Mục tiêu:
- Giữ vững và nâng chất Tiêu chí số 2 theo Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 35/2016/TT-BNNPTNT ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
b) Nội dung thực hiện:
- Rà soát, bổ sung, điều chỉnh và phối hợp thực hiện quy hoạch thoát nước mặt hệ thống kênh rạch trên địa bàn đã được Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè phê duyệt.
- Quản lý khai thác, phát huy hiệu quả sử dụng các công trình hiện hữu. Đầu tư, nâng cấp, duy tu, sửa chữa hoặc đầu tư xây dựng mới để hoàn thiện hệ thống công trình thủy lợi của các xã đáp ứng nhu cầu dân sinh. Kiến nghị thành phố xây dựng kè chống sạt lở, chống ngập úng Mương Chuối (02 đoạn): tổng chiều dài 4.200 m, kết cấu: kè trên nền cọc Bê tông cốt thép với tổng kinh phí 772.800 triệu đồng.
- Thường xuyên vận động người dân, cộng đồng, doanh nghiệp tham gia nạo vét, vớt cỏ rác, lục bình, khai thông dòng chảy, cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường đối với các tuyến sông, kênh rạch trên địa bàn.
- Kiểm tra, rà soát và thống kê, lập danh sách các trường hợp san lấp, đặt cống, lấn chiếm sông, kênh rạch làm cản trở, thu hẹp dòng chảy để có kế hoạch xử lý, khôi phục hiện trạng ban đầu; quản lý và xử lý nghiêm, kịp thời các trường hợp vi phạm phát sinh mới.
c) Phân công thực hiện:
Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Thủy lợi) chủ trì, phối hợp với các Sở - ngành có liên quan hướng dẫn Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Nhà Bè triển khai thực hiện.
2.4. Điện (tiêu chí 04)
a) Mục tiêu: Giữ vững và nâng chất Tiêu chí số 04 theo Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 35/2016/TT-BNNPTNT ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
b) Nội dung thực hiện:
- Đầu tư hoàn thiện hệ thống các công trình điện liên xã đồng bộ với hệ thống điện các xã theo quy hoạch, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của cả hệ thống.
- Phối hợp ngành điện chỉnh trang hệ thống lưới điện các khu dân cư, khu vực sản xuất, đảm bảo an toàn, mỹ quan.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động tạo ý thức sử dụng điện tiết kiệm trong cộng đồng; vận động nhân dân tăng cường sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện.
- Phối hợp Công ty Điện lực Duyên Hải lập kế hoạch đầu tư nâng cấp hoặc phát triển mới lưới điện phục vụ các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung tại 03 xã Long Thới, Nhơn Đức, Phước Lộc.
c) Phân công thực hiện:
Giao Sở Công thương chủ trì, phối hợp với các Sở - ngành có liên quan hướng dẫn Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Nhà Bè triển khai thực hiện.
2.5. Y tế - Văn hóa - Giáo dục (tiêu chí 05)
2.5.1. Y tế
a) Mục tiêu:
- Đạt yêu cầu Tiêu chí 5.1 theo Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 35/2016/TT-BNNPTNT ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong năm 2020
b) Nội dung thực hiện:
- Dự án Mở rộng bệnh viện huyện Nhà Bè do Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình làm Chủ đầu tư đã được Sở Xây dựng phê duyệt dự án tại Quyết định số 1557/QĐ-SXD-TDDA ngày 26 tháng 10 năm 2017 với quy mô: cải tạo khu hiện hữu 100 giường, xây dựng mới 200 giường và cung cấp trang thiết bị với tổng mức đầu tư là 461.389 triệu đồng, thời gian thực hiện dự án 2017-2019.
- Tiếp tục sắp xếp lại Trung tâm Y tế huyện trên cơ sở bổ sung chức năng khám, chữa bệnh; đầu tư cơ sở vật chất để đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh: cải tạo, sửa chữa các phòng chức năng, các công trình phụ trợ, hệ thống điện nước và lắp đặt các hệ thống kỹ thuật, Mua sắm thiết bị đạt chuẩn Trung tâm y tế huyện.
c) Phân công thực hiện:
Giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các Sở - ngành có liên quan hướng dẫn Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Nhà Bè triển khai thực hiện.
2.5.2. Văn hóa
a) Mục tiêu:
- Đạt yêu cầu Tiêu chí 5.2 theo Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 35/2016/TT-BNNPTNT ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong năm 2020
b) Nội dung thực hiện:
- Nâng cấp, sửa chữa, bổ sung trang thiết bị Trung tâm Văn hóa bằng nguồn vốn ngân sách (phụ lục 4)
- Xây dựng mới Trung tâm Thể dục - Thể thao Huyện đạt chuẩn có quy mô 4,5 ha; san lấp, xây dựng hàng rào nhà làm việc, nhà điều hành,.. Dự án do Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình làm Chủ đầu tư đã được Sở Xây dựng phê duyệt dự án tại Quyết định số 1648/QĐ-SXD-TDDA ngày 31 tháng 10 năm 2017 với tổng mức đầu tư là 200.000 triệu đồng, thời gian thực hiện dự án 2017-2019. Dự án được Ủy ban nhân dân thành phố giao vốn khởi công mới tại Quyết định 6608/QĐ-UBND ngày 27 tháng 12 năm 2017. Ngoài ra, tổ chức nhiều hoạt động văn hóa - thể thao kết nối với các xã có hiệu quả.
- Tổ chức quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất văn hóa, tổ chức thường xuyên các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao phục vụ nhu cầu văn hóa tinh thần của người dân.
- Phát huy hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở. Xây dựng và triển khai kế hoạch tổ chức các hoạt động văn hóa thể thao trên địa bàn huyện kết nối với các xã xây dựng nông thôn mới. Nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa” và Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” trên địa bàn xã/thị trấn.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của các Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã, liên xã và các văn phòng ấp kết hợp tụ điểm sinh hoạt văn hóa. Xây dựng và duy trì hoạt động của các câu lạc bộ, đội nhóm văn nghệ, thể dục thể thao; thường xuyên tổ chức và phát động các phong trào văn hóa thể thao phục vụ nhân dân.
- Rà soát, bổ sung, điều chỉnh các quy ước về nếp sống văn hóa; xây dựng kế hoạch thực hiện đạt các chỉ tiêu: số ấp đạt tiêu chuẩn “ấp văn hóa” 3 năm liên tục; tỷ lệ gia đình văn hóa; tỷ lệ người dân tham gia hoạt động thể dục, thể thao thường xuyên; tỷ lệ người tham gia hoạt động văn nghệ...
c) Tổ chức thực hiện:
Giao Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối hợp với các Sở - ngành có liên quan hướng dẫn Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Nhà Bè triển khai thực hiện.
2.5.3. Giáo dục:
a) Mục tiêu:
- Đạt yêu cầu Tiêu chí 5.3 theo Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 35/2016/TT-BNNPTNT ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong năm 2020.
b) Nội dung thực hiện:
- Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 05 tuổi, bảo đảm hầu hết trẻ được đến lớp để thực hiện chăm sóc, giáo dục 02 buổi/ngày, đủ một năm học.
- Xóa mù chữ và chống tái mù chữ; đến năm 2019, độ tuổi 15-60 có tỷ lệ biết chữ là 100% và phấn đấu đạt hết lớp 5.
- Duy trì và giữ vững kết quả phổ cập giáo dục tiểu học.
- Thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Xây dựng Kế hoạch nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, các nhiệm vụ và giải pháp để nâng chất các chỉ tiêu về phổ cập giáo dục trung học cơ sở; nâng cao tỷ lệ học sinh tốt nghiệp được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề); đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, bổ sung giáo viên đủ số lượng và đạt chuẩn.
- Tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo nhu cầu của người lao động, của doanh nghiệp và thị trường lao động; gắn đào tạo nghề với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch, đáp ứng nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp và giảm nghèo. Đào tạo, tập huấn kiến thức về xây dựng và phát triển nông thôn cho cán bộ, công chức xã và cán bộ, đoàn thể ấp; đào tạo, tập huấn kiến thức về kỹ thuật, tổ chức sản xuất, thị trường cho nông dân, chủ trang trại, cán bộ hợp tác xã, Tổ hợp tác; nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo theo mục tiêu đề ra.
- Tổ chức rà soát, đánh giá để công nhận các Trường Trung học phổ thông trên địa bàn Huyện đạt chuẩn quốc gia (đạt 05 tiêu chuẩn); xác định các nội dung, hạng mục cần sửa chữa để xây dựng kế hoạch thực hiện giai đoạn 2018 - 2020. Cụ thể như sau:
- Dự án Xây dựng Trường THPT Thị trấn Nhà Bè (giai đoạn 2) tại Quyết định số 1300/QĐ-SXD-TDDA ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Sở Xây dựng.
- Dự án Xây dựng Trường THPT Phước Kiển (giai đoạn 2) tại Quyết định số 1432/QĐ-SXD-TDDA ngày 25 tháng 9 năm 2017 của Sở Xây dựng.
- Dự án nâng chuẩn trường THPT Long Thới: diện tích khuôn viên 9.106 m2, sơn toàn bộ trường, lát gạch nền, cải tạo đường nội bộ và nâng nền bị lún, ốp gạch tường, chống thấm, thay mái tole, nạo vét, cải tạo hệ thống nước mưa, cải tạo hệ thống điện bị hư, cạo gỉ sơn dầu hệ thống cửa, thay trần thạch cao, cải tạo hệ thống phòng cháy chữa cháy, cải tạo lại cổng chính, cải tạo lại sân nền phía trước công trình, cung cấp trang thiết bị (phụ lục 4)
c) Tổ chức thực hiện:
Giao Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Sở - ngành có liên quan hướng dẫn Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Nhà Bè triển khai thực hiện.
2.6. Sản xuất (tiêu chí 06)
a) Mục tiêu:
- Đạt yêu cầu Tiêu chí 6 theo Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 35/2016/TT-BNNPTNT ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong năm 2019.
b) Nội dung thực hiện
Xây dựng mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và thực hiện tiêu thụ ít nhất 10% sản lượng đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện, triển khai thực hiện theo một trong hai hình thức sau:
- Có hợp đồng thu mua sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp được ký giữa nông dân, tổ chức đại diện của nông dân với doanh nghiệp, thời gian thực hiện hợp đồng ổn định từ 02 năm trở lên.
- Có liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị trên cơ sở hợp đồng liên kết cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp được ký giữa nông dân, tổ chức đại diện của nông dân và doanh nghiệp theo chuỗi giá trị từ khâu sản xuất đến thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Tiếp tục công khai, kêu gọi đầu tư vào quỹ đất nông nghiệp là 279,58 ha tại các xã Long Thới, Nhơn Đức, Phước Lộc theo quy hoạch sử dụng đất của huyện Nhà Bè đã được phê duyệt để người dân, doanh nghiệp mạnh dạn tham gia đầu tư sản xuất nông nghiệp.
Tập trung đẩy mạnh Chương trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị hiệu quả, bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới như: Phát triển mô hình nuôi thủy sản kết hợp với kinh doanh, dịch vụ du lịch phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí; ứng dụng cơ giới hóa trong việc tưới nước, bón phân, phun thuốc cho việc trồng hoa lan, cây kiểng, trồng nấm, dưa lưới... và các mô hình khác có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện phát triển của Huyện nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng thu nhập cho người dân.
Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp, nhất là kiểm tra chất lượng các loại giống cây trồng, vật nuôi, các loại vật tư nông nghiệp và cảnh báo kịp thời về biến đổi chất lượng môi trường trong vùng nuôi ... nhằm phát triển ngành nông nghiệp tập trung với các nông sản sạch, an toàn.
Xây dựng hợp tác xã Hiệp Thành theo mô hình hợp tác xã tiên tiến, xây dựng mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, tổ chức liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ ít nhất 10% các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện (tôm, cá).
c) Phân công thực hiện
Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở - ngành có liên quan hướng dẫn Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Nhà Bè triển khai thực hiện.
2.7. Môi trường (tiêu chí 07)
a) Mục tiêu:
- Đạt yêu cầu Tiêu chí số 7 theo Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 35/2016/TT-BNNPTNT ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong năm 2020.
b) Nội dung thực hiện:
- Xây dựng Kế hoạch nhằm triển khai thực hiện Đề án nâng cao chất lượng thực hiện công tác thu gom, xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt và sản xuất, xử lý chất thải chăn nuôi và cung cấp nước sạch trên địa bàn huyện Nhà Bè, giai đoạn 2018-2020; Quyết định số 1009/QĐ-UBND ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè về di dời các cơ sở sản xuất không phù hợp quy hoạch xây dựng đô thị trên địa bàn huyện Nhà Bè giai đoạn 2017-2020; Quyết định số 2488/QĐ-UBND ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè về ban hành kế hoạch triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn huyện Nhà Bè giai đoạn 2017-2020; Kế hoạch 3248/KH-UBND ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Ủy ban nhân dân Huyện về triển khai thực hiện Nghị quyết 03/NQ-HĐND ngày 11 tháng 6 năm 2017 của Hội đồng nhân dân thành phố về công tác bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư và quản lý chất thải trên địa bàn huyện Nhà Bè. Rà soát các khu vực ô nhiễm môi trường hoặc có nguy cơ ô nhiễm để có giải pháp, phương án xử lý hiệu quả và triệt để.
- Từ nay đến năm 2020, xây dựng 02 Trạm Trung chuyển rác tại xã Phước Lộc và xã Long Thới. Trong đó, Trạm Trung chuyển rác tại xã Phước Lộc có diện tích khoảng 1,08 ha, vị trí gần giao lộ đường Nguyễn Bình và đường Đào Sư Tích nằm trong quy hoạch đất công viên cây xanh giữa 02 đường điện thuộc Đồ án quy hoạch chung xã Phước Lộc. Dự kiến sau khi hoàn thành sẽ vận chuyển rác về Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước theo trục đường Nguyễn Bình nối dài kết nối với huyện Bình Chánh. Đây là trạm ép rác kín với công nghệ tiên tiến, hạn chế tối đa ảnh hưởng đến môi trường; Trạm trung chuyển rác tại xã Long Thới giai đoạn 2020-2025: diện tích khoảng 01 ha, vị trí nằm trong quy hoạch đất cây xanh cách ly đường điện và hành lang bảo vệ Đường cao tốc Bến Lức - Long Thành thuộc Đồ án Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Ngã Ba Long Thới (đang lập quy hoạch). Đây là trạm ép rác kín với công nghệ tiên tiến, hạn chế tối đa ảnh hưởng đến môi trường. Dự kiến sau khi hoàn thành sẽ vận chuyển rác về Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước theo trục đường Nguyễn Bình nối dài kết nối với huyện Bình Chánh (Phụ lục 4)
- Đảm bảo các cơ sở sản xuất, chế biến dịch vụ (công nghiệp, chăn nuôi, chế biến lương thực - thực phẩm) được đánh giá thực hiện đúng các quy định về bảo vệ môi trường, Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè thực hiện các nội dung sau:
+ Tăng cường cập nhật, kiểm tra tình hình bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn; phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra các Khu dân cư mới về tiến độ xây dựng hệ thống xử lý nước thải và các dự án khác đã được phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường. Kiên quyết di dời ra khỏi khu dân cư các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, các cơ sở không phù hợp quy hoạch xây dựng đô thị, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường;
+ Thực hiện Kế hoạch phân loại chất thải rắn tại nguồn. Đẩy nhanh tiến độ đấu thầu công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn huyện. Triển khai công tác thống kê, cập nhật đầy đủ số liệu chất thải sinh hoạt, y tế, công nghiệp, nguy hại, trên cơ sở đó đánh giá hiện trạng thu gom và xây dựng Đề án quản lý. Trang bị các phương tiện tiện ích công cộng phục vụ người dân.
+ Phối hợp thường xuyên, chặt chẽ hơn nữa nhằm phát huy vai trò, sức mạnh của các đoàn thể trong việc thực hiện các chỉ tiêu cần có sự tham gia, hỗ trợ của người dân như: chỉ tiêu xanh hóa tường rào, chỉ tiêu về an toàn vệ sinh thực phẩm...Nhanh chóng xây dựng Đề án xanh, sạch quanh nhà để vận động sức dân trong việc thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới nhằm hỗ trợ các xã trong việc thực hiện tiêu chí môi trường.
+ Đối với hạng mục đầu tư để các cơ sở sản xuất, chế biến, dịch vụ thực hiện đúng các quy định về bảo vệ môi trường: Không có.
- Rà soát, thống kê và đánh giá hiện trạng, chất lượng các công trình đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt cho người dân và những hạn chế, khó khăn, vướng mắc để đề xuất lộ trình, kế hoạch phát triển mạng lưới đường ống cấp 3 thay thế các giải pháp lắp đặt thiết bị lọc nước, lắp đặt bồn và đồng hồ tổng; khảo sát, đánh giá hiện trạng các công trình cấp nước và nhà tiêu hợp vệ sinh của các Trường học (điểm chính) và trạm y tế các xã để duy tu, sửa chữa.
- Xây dựng các công trình bảo vệ môi trường nông thôn tại xã, ấp theo quy hoạch (nếu có). Rà soát, xác định nhu cầu và đăng ký số lượng cây xanh phân tán cần trồng mới trên địa bàn giai đoạn 2016-2020; vận động nhân dân trồng mới các loại cây xanh, dây leo phù hợp dọc các hàng rào, cải tạo vườn tạp.
c) Phân công thực hiện
Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Sở - ngành có liên quan hướng dẫn Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Nhà Bè triển khai thực hiện.
2.8. An ninh, trật tự xã hội (tiêu chí 08)
a) Mục tiêu:
- Giữ vững và nâng chất Tiêu chí số 8 theo Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 35/2016/TT-BNNPTNT ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
c) Nội dung thực hiện:
- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện để xã đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh trật tự xã hội và đảm bảo bình yên: không có khiếu kiện đông người; không để xảy ra trọng án; tội phạm và tệ nạn xã hội (ma túy, trộm cắp, cờ bạc và nghiện hút) được kiềm chế, giảm liên tục so với năm trước. Triển khai thực hiện công tác đấu tranh ngăn chặn và đẩy lùi các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, đảm bảo an toàn, an ninh trật tự xã hội trên địa bàn; rà soát các nội quy, quy ước về ấp, tổ về trật tự an ninh, phòng chống tệ nạn xã hội và các hủ tục lạc hậu. Cụ thể, tập trung 03 nội dung:
+ Rà soát, xác định những bất cập, hạn chế, vướng mắc về chức năng, nhiệm vụ và chính sách hỗ trợ cho lực lượng an ninh chuyên trách, bán chuyên trách và tự nguyện xã, ấp, tổ trong việc thực thi nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự trên địa.
+ Xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào “quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc”; công tác đảm bảo an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn theo quy định của Bộ Công an.
+ Tỷ lệ phạm pháp hình sự đến năm 2020: xây dựng kế hoạch đấu tranh kiềm chế và kéo giảm phạm pháp hình sự trên dân số thực tế tại địa bàn năm 2020 so với cuối năm 2015.
c) Phân công thực hiện
Giao Công an thành phố chủ trì, phối hợp với các Sở - ngành có liên quan hướng dẫn Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Nhà Bè triển khai thực hiện.
2.9. Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới (tiêu chí 09)
a) Mục tiêu: giữ vững và nâng chất Tiêu chí số 09 - Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới theo Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 35/2016/TT-BNNPTNT ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
c) Nội dung
- Thường xuyên kiện toàn, củng cố thành viên Ban Chỉ đạo Huyện, Văn phòng nông thôn mới Huyện khi có sự luân chuyển, thay đổi vị trí công tác và bổ sung, điều chỉnh Quy chế tổ chức hoạt động, phân công nhiệm vụ đối với các thành viên cho phù hợp thực tế.
- Nâng cao trách nhiệm của các thành viên trong việc triển khai nhiệm vụ được phân công; tăng cường đi cơ sở, tham gia họp giao ban công tác xây dựng nông thôn mới đối với các xã - thị trấn được phân công.
- Thực hiện tốt chế độ thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất; duy trì chế độ họp giao ban định kỳ hàng Quý của Ban Chỉ đạo, Văn phòng nông thôn mới.
- Tổ chức kiểm tra định kỳ, đột xuất kết quả triển khai thực hiện của các xã-thị trấn, các cơ quan đơn vị có liên quan.
- Tổ chức khảo sát, học tập kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới trong và ngoài Huyện cho các thành viên Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới Huyện và Ban Quản lý xây dựng Nông thôn mới các xã, Ban Phát triển các ấp.
c) Phân công thực hiện
Giao Sở Nội vụ thành phố chủ trì, phối hợp với các Sở - ngành có liên quan hướng dẫn Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Nhà Bè triển khai thực hiện.
IV. DỰ KIẾN KINH PHÍ VÀ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ HỖ TRỢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Tổng vốn đầu tư triển khai thực hiện Đề án xây dựng nông thôn mới trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn huyện Nhà Bè, giai đoạn 2017-2020 là 1.369.800 triệu đồng.
2. Nguồn vốn:
+ Vốn đầu tư ngân sách thành phố: 417.800 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 30,50%.
+ Vốn lòng ghép: không có.
* Vốn sự nghiệp: Bố trí chi hoạt động thường xuyên hàng năm của các Sở, ngành và huyện.
+ Vốn cộng đồng: 952.000 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 69,50%, gồm:
* Vốn dân: 130.000 triệu đồng.
* Vốn doanh nghiệp: 322.000 triệu đồng.
* Vốn tín dụng: 500.000 triệu đồng.
+ Vốn đầu tư các nguồn được xác định cụ thể theo chương trình, dự án được cấp thẩm quyền phê duyệt.
Phần III
1. Thời gian thực hiện đề án: Từ thời điểm phê duyệt đến năm 2020.
2. Quy mô và khối lượng thực hiện: Theo các biểu đính kèm.
3. Phương châm và nguyên tắc đầu tư, hỗ trợ:
- Phát huy nội lực của địa phương là chính, đảm bảo sử dụng có hiệu quả nguồn lực từ sự hỗ trợ của Trung ương và Thành phố, đáp ứng nhu cầu đầu tư, giúp đỡ của các doanh nghiệp.
- Phát huy dân chủ, công khai trong cộng đồng dân cư, khẩn trương, đồng bộ và chặt chẽ trong thủ tục hành chính và đầu tư.
3.1. Cơ chế huy động và quản lý các nguồn vốn:
Thực hiện Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020.
Thực hiện Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành tiêu chí Huyện nông thôn mới và quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Thực hiện Thông tư số 35/2016/TT-BNNPTNT ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn thực hiện tiêu chí Huyện đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020.
Thực hiện Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18 tháng 01 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; Thông tư số 108/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18 tháng 01 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Thực hiện Thông tư số 09/2016/TT-BTC ngày 18 tháng 01 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước.
Thực hiện Thông tư số 349/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định về thanh toán, quyết toán nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020.
Thực hiện Thông tư số 72/2017/TT-BTC ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
3.2. Quản lý đầu tư và xây dựng:
Thực hiện Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ, về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020.
Thực hiện Quyết định số 18/2018/QĐ-UBND ngày 25 tháng 5 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành quy định về quản lý thực hiện chương trình, dự án sử dụng vốn đầu tư công của Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Phân công thực hiện:
4.1. Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè, Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Nhà Bè:
Tập trung triển khai các hoạt động tuyên truyền, vận động nhân dân, đảng viên, cán bộ công chức quán triệt chủ trương của Trung ương và Thành phố về chương trình xây dựng mô hình nông thôn mới; vận động cơ sở sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp và nhân dân tích cực hưởng ứng tham gia và đóng góp hỗ trợ để thực hiện.
Thực hiện theo đúng nội dung của Đề án được phê duyệt, không được thay đổi nội dung của Đề án khi chưa được chấp thuận của Ban Chỉ đạo của Thành ủy về Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố và Ủy ban nhân dân thành phố.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới theo đúng quy định hướng dẫn của pháp luật hiện hành.
Tổ chức, triển khai thực hiện các dự án theo quy định của Luật Đầu tư công.
Định kỳ hàng tháng, Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè, Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Nhà Bè báo cáo Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố kết quả thực hiện Đề án.
4.2. Các Sở - ngành thành viên Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố:
Phân công cán bộ công chức theo dõi, hướng dẫn, hỗ trợ Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện Nhà Bè chuẩn bị và thực hiện, đảm bảo tiến độ thực hiện các tiêu chí của ngành trên địa bàn huyện.
Chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện các chương trình mục tiêu của Trung ương và Thành phố do Sở - ngành phụ trách trên địa bàn huyện.
Đối với việc đầu tư danh mục dự án thuộc các tiêu chí giao thông, văn hóa, giáo dục và môi trường kèm theo đề án: giao Sở Kế hoạch và Đầu tư (Chủ tịch hội đồng thẩm định chủ trương đầu tư các công trình, dự án đầu tư công) sẽ có trách nhiệm cùng các thành viên của hội đồng thực hiện thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, nguồn vốn, khả năng cân đối nguồn vốn của các dự án đầu tư theo đề án, tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố trình Hội đồng nhân dân thành phố bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 - 2020.
Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Kho bạc nhà nước, các Sở - ngành liên quan, Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ và Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện Nhà Bè, đề xuất và dự thảo văn bản trình Ủy ban nhân dân thành phố bổ sung, giao kế hoạch kinh phí sự nghiệp chi thường xuyên để thực hiện các hoạt động, đảm bảo tiến độ thực hiện các tiêu chí huyện nông thôn mới và quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
4.3. Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố
Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các chương trình, dự án, các tiêu chí Huyện nông thôn mới và quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Nhà Bè; định kỳ hàng tháng báo cáo Ban Chỉ đạo của Thành ủy về Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố, Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố kết quả thực hiện; tham mưu, đề xuất, giải quyết những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện; chuẩn bị hồ sơ, tài liệu để thành phố tổ chức sơ kết hàng năm, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện xây dựng huyện nông thôn mới trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh./.
BIỂU 1a.
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÁC TIÊU CHÍ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN CÁC XÃ ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4723/QĐ-UBND ngày 23 tháng 10 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố)
Số TT | Xã (thị trấn) | Năm | Quy hoạch | Giao thông | Thủy lợi | Điện | Trường học | Cơ sở vật chất văn hóa | Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn | Thông tin và truyền thông | Nhà ở dân cư | Thu nhập | Hộ nghèo | Lao động có việc làm | Tổ chức sản xuất | Giáo dục và đào tạo | Y tế | Văn hóa | Môi trường và an toàn thực phẩm | Hệ thống tổ chức chính trị và tiếp cận pháp luật | Quốc phòng và An ninh | Tổng |
1 | Phú Xuân | 2017 |
|
|
| x |
| x | x | x | x |
|
| x |
|
|
| x |
| x | x | 9 |
2018 | x | x | x | x | x | x | x | x | x |
| x | x | x |
|
| x | x | x | x | 16 | ||
2019 | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | 19 | ||
2020 | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | 19 | ||
2 | Phước Kiển | 2017 |
|
|
| x |
| x | x | x | x |
|
| x |
|
|
|
| x | x | x | 9 |
2018 | x |
|
| x |
| x | x | x | x |
| x | x | x | x |
| x | x | x | x | 14 | ||
2019 | x |
| x | x | x | x | x | x | x |
| x | x | x | x | x | x | x | x | x | 17 | ||
2020 | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | 19 | ||
3 | Nhơn Đức | 2017 |
|
| x | x |
|
| x | x | x |
|
|
|
|
|
| x |
| x | x | 8 |
2018 | x | x | x | x |
| x | x | x | x |
|
|
| x |
|
| x | x | x | x | 13 | ||
2019 | x | x | x | x | x | x | x | x | x |
| x | x | x | x | x | x | x | x | x | 18 | ||
2020 | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | 19 | ||
4 | Long Thới | 2017 |
|
|
| x |
| x | x | x |
|
| x | x |
| x |
| x |
| x | x | 10 |
2018 | x | x | x | x |
| x | x | x | x |
| x | x | x | x | x | x |
| x | x | 16 | ||
2019 | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | 19 | ||
2020 | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | 19 | ||
5 | Phước Lộc | 2017 |
|
|
| x |
| x | x | x | x |
|
| x | x |
|
| x |
|
| x | 9 |
2018 | x |
|
| x | x | x | x | x | x |
| x | x | x | x |
| x |
| x | x | 14 | ||
2019 | x | x | x | x | x | x | x | x | x |
| x | x | x | x | x | x |
| x | x | 17 | ||
2020 | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | 19 | ||
6 | Hiệp Phước | 2017 | x |
|
| x |
|
| x | x | x |
|
| x | x |
|
| x | x | x | x | 11 |
2018 | x |
| x | x | x |
| x | x | x |
|
| x | x |
|
| x | x | x | x | 13 | ||
2019 | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | 19 | ||
2020 | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | 19 |
BIỂU 1b.
TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN CÁC TIÊU CHÍ HUYỆN NÔNG THÔN MỚI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4723/QĐ-UBND ngày 23 tháng 10 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố)
Stt | Tên tiêu chí | Hiện trạng năm 2017 | Mục tiêu thực hiện | ||
Năm 2018 | Năm 2019 | Năm 2020 | |||
1 | Quy hoạch |
| x | x | x |
2 | Giao thông |
|
|
| x |
3 | Thủy lợi | x | x | x | x |
4 | Điện | x | x | x | x |
5 | Y tế - Văn hóa - Giáo dục |
|
|
| x |
6 | Sản xuất |
|
| x | x |
7 | Môi trường |
|
|
| x |
8 | An ninh, trật tự xã hội | x | x | x | x |
9 | Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới | x | x | x | x |
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4723/QĐ-UBND ngày 23 tháng 10 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố)
TT | Tên tiêu chí | Nội dung tiêu chí | Chỉ tiêu chung | Dự kiến kết quả thực hiện nâng chất các tiêu chí Huyện nông thôn mới | |||
2017 | 2018 | 2019 | 2020 | ||||
1 | Quy hoạch | Có quy hoạch xây dựng trên địa bàn Huyện được phê duyệt | Đạt | Chưa đạt | Đạt | Đạt | Đạt |
2 | Giao thông | 2.1 Hệ thống giao thông trên địa bàn Huyện đảm bảo kết nối tới các xã | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt |
2.2 Tỷ lệ km đường Huyện đạt chuẩn theo quy hoạch | 100% | Chưa đạt | Chưa đạt | Chưa đạt | Đạt | ||
3 | Thủy lợi | Hệ thống thủy lợi liên xã đồng bộ với hệ thống thủy lợi các xã theo quy hoạch | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt |
4 | Điện | Hệ thống điện liên xã đồng bộ với hệ thống điện các xã theo quy hoạch, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của cả hệ thống | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt |
5 | Y tế - Văn hóa - Giáo dục | 5.1 Bệnh viện Huyện đạt chuẩn bệnh viện hạng 3; Trung tâm Y tế Huyện đạt chuẩn quốc gia | Đạt | Chưa đạt | Chưa đạt | Chưa đạt | Đạt |
5.2 Trung tâm Văn hóa- Thể thao Huyện đạt chuẩn, có nhiều hoạt động văn hóa - thể thao kết nối với các xã có hiệu quả | Đạt | Chưa đạt | Chưa đạt | Chưa đạt | Đạt | ||
5.3 Tỷ lệ trường Trung học phổ thông đạt chuẩn | >= 60% | Chưa đạt | Chưa đạt | Chưa đạt | Đạt | ||
6 | Sản xuất | Hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung; hoặc có mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị, tổ chức liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ các sản phẩm chủ lực của Huyện | Đạt | Chưa đạt | Chưa đạt | Đạt | Đạt |
7 | Môi trường | 7.1 Hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn Huyện đạt chuẩn | Đạt | Chưa đạt | Chưa đạt | Chưa đạt | Đạt |
7.2 Cơ sở sản xuất, chế biến, dịch vụ (công nghiệp, làng nghề, chăn nuôi, chế biến lương thực - thực phẩm) thực hiện đúng các quy định về bảo vệ môi trường | 100% | Chưa đạt | Chưa đạt | Chưa đạt | Đạt | ||
8 | An ninh, trật tự xã hội | Đảm bảo an toàn an ninh, trật tự xã hội | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt |
9 | Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới | 9.1 Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cấp Huyện được kiện toàn tổ chức và hoạt động đúng quy định | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt |
9.2 Văn phòng Điều phối Chương trình nông thôn mới cấp Huyện được tổ chức và hoạt động đúng quy định | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt |
ĐỊNH HƯỚNG LĨNH VỰC CHĂN NUÔI, GIAI ĐOẠN 2016-2030 TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NHÀ BÈ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4723/QĐ-UBND ngày 23 tháng 10 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố)
STT | Hạng mục | Đơn vị tính | Thực hiện 2015 | Quy hoạch 2020 | Quy hoạch 2025 | Quy hoạch 2030 | ||
PA được duyệt | PA điều chỉnh | PA được duyệt | PA điều chỉnh | |||||
1 | Heo | con | 6.154 | 5.000 | 5.000 | 2.000 | 2.000 |
|
II. Bố trí địa bàn nuôi chim yến trong nhà | ||||||||
STT | Hạng mục | Thực hiện 2015 | Qui hoạch 2020 | Qui hoạch 2025 | Qui hoạch 2030 | |||
1 | Huyện Nhà Bè | 43 | 20 | 4 |
|
ĐỊNH HƯỚNG LĨNH VỰC NUÔI TRỒNG THỦY SẢN, GIAI ĐOẠN 2016-2030 TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NHÀ BÈ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4723/QĐ-UBND ngày 23 tháng 10 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố)
I. Quy hoạch các chỉ tiêu nuôi trồng thủy sản
STT | Hạng mục | Đơn vị tính | Thực hiện 2015 | Quy hoạch | Tăng trưởng bình quân (% năm) | ||||
2020 | 2025 | 2030 | 2016-2020 | 2021-2025 | 2026-2030 | ||||
I | Diện tích NTTS | Ha | 380 | 200 | 100 | 0 | -12,1 | -12,9 | -100,0 |
1 | DT nuôi lợ mặn | - | 330 | 170 | 100 | 0 | -12,4 | -10,1 | -100,0 |
1,1 | Tôm sú | - | 20 | 0 | 0 | 0 | -100,0 |
|
|
- | TC, BTC | - | 20 | 0 | 0 | 0 | -100,0 |
|
|
1,2 | Tôm thẻ Chân trắng | - | 220 | 120 | 100 | 0 | -11,4 | -3,6 | -100,0 |
1,3 | Cá lợ mặn | - | 90 | 50 | 0 | 0 | -11,1 | -100,0 |
|
2 | DT nuôi nước ngọt | Ha | 50 | 30 | 0 | 0 | -9,9 | -100,0 |
|
- | Cá | - | 50 | 30 | 0 | 0 | -9,7 | -100,0 |
|
- | Thủy đặc sản | - | 0,4 | 0 | 0 | 0 | -100,0 |
|
|
II | Sản lượng NTTS | Tấn | 3.830 | 2.190 | 1.350 | 0 | -10,6 | -9,2 | -100,0 |
1 | SL nuôi mặn lợ | - | 3.426 | 1.920 | 1.350 | 0 | -10,9 | -6,8 | -100,0 |
1,1 | Tôm Sú | - | 30 | 0 | 0 | 0 | -100,0 |
|
|
- | TC, BTC | - | 30 | 0 | 0 | 0 | -100,0 |
|
|
1,2 | Tôm thẻ Chân trắng | - | 2.896 | 1.620 | 1.350 | 0 | -11,0 | -3,6 | -100,0 |
1,3 | Cá mặn lợ | - | 404 | 270 | 0 | 0 | -7,7 | -100,0 |
|
- | Cá | - | 400 | 270 | 0 | 0 | -7,6 | -100,0 |
|
- | Thủy đặc sản | - | 4 | 0 | 0 | 0 | -100,0 |
|
|
II. Diện tích, sản lượng nuôi tôm nước lợ phân theo Huyện
STT | Hạng mục | Đơn vị tính | Thực hiện 2015 | Quy hoạch | Định hướng 2030 | |
2020 | 2025 | |||||
I | Diện tích nuôi | Ha | 5.537 | 6.348 | 6.943 | 7.114 |
1 | Huyện Nhà Bè | Ha | 240 | 120 | 100 |
|
1,1 | Tôm sú (TC, BTC) | - | 20 |
|
|
|
1,2 | Tôm Thẻ Chân trắng | - | 220 | 120 | 100 |
|
III. Diện tích nuôi tôm nước lợ đến năm 2030 phân theo xã (ha)
STT | Hạng mục | Đơn vị tính | Quy hoạch | Định hướng 2030 | |
2020 | 2025 | ||||
I | Huyện Nhà Bè | 240 | 120 | 100 |
|
| - Tôm sú | 20 |
|
|
|
| - Tôm Thẻ Chân trắng | 220 | 120 | 100 |
|
1 | Xã Long Thới | 11 | 35 | 30 |
|
| - Tôm Thẻ Chân trắng | 11 | 35 | 30 |
|
2 | Xã Nhơn Đức | 21 | 50 | 50 |
|
| - Tôm sú | 15 |
|
|
|
| - Tôm Thẻ Chân trắng | 6 | 50 | 40 |
|
3 | Xã Phước Lộc | 8 | 35 | 30 |
|
| - Tôm Thẻ Chân trắng | 8 | 35 | 30 |
|
4 | Các xã khác | 200 |
|
|
|
| - Tôm sú | 5 |
|
|
|
| - Tôm Thẻ Chân trắng | 195 |
|
|
|
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4723/QĐ-UBND ngày 23 tháng 10 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố)
STT | Tên tiêu chí | Nội dung thực hiện | ĐVT | Số lượng | Kinh phí thực hiện (triệu đồng) | Ghi chú | |||||
Vốn ngân sách | Vốn cộng đồng | Tổng cộng | |||||||||
Tổng | Vốn dân | Doanh nghiệp | Tín dụng | ||||||||
| TỔNG CỘNG |
|
|
| 417.800 | 952.000 | 130.000 | 322.000 | 500.000 | 1.369.800 |
|
1 | Quy hoạch | Tổng |
|
| 2.000 | 2.000 | 0 | 2.000 | 0 | 4.000 |
|
- Lập quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp; điểm dân cư nông thôn; - Công bố công khai Đồ án quy hoạch được duyệt.C15 |
|
| 2.000 | 2.000 | 0 | 2.000 |
| 4.000 |
| ||
2 | Giao thông | Tổng |
|
| 73.800 | 0 | 0 | 0 | 0 | 73.800 |
|
Đường từ trung tâm huyện đến trung tâm xã | m | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
| ||
Đường đến vùng sản xuất của huyện | m | 6300 | 73.800 | 0 | 0 | 0 | 0 | 73.800 |
| ||
Công trình cầu, cống | m | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
| ||
3 | Thủy lợi | Tổng |
|
|
|
|
|
|
|
| |
4 | Điện | Tổng |
|
| 0 | 20.000 | 0 | 20.000 | 0 | 20.000 |
|
Nâng cấp, phát triển trạm và lưới hạ thế công cộng PC Duyên Hải khu vực huyện Nhà Bè |
|
| 0 | 20.000 | 0 | 20.000 |
| 20.000 |
| ||
5 | Y tế - Văn hóa - Giáo dục | Tổng |
|
| 42.000 | 0 | 0 | 0 | 0 | 42.000 |
|
Nâng cấp, bổ sung trang thiết bị cho Trung tâm Văn hóa Huyện | Trung tâm | 1 | 12.000 | 0 | 0 | 0 | 0 | 12.000 |
| ||
Trường THPT Long Thới | Trường | 1 | 30.000 | 0 | 0 | 0 | 0 | 30.000 | công trình xuống cấp nặng sau 20 năm đưa vào sử dụng | ||
6 | Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nâng cao thu nhập | Tổng |
|
| 0 | 930.000 | 130.000 | 300.000 | 500.000 | 930.000 |
|
- Hình thành vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung; hoặc có mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị, tổ chức liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm chủ lực của huyện; - Hỗ trợ lãi vay sản xuất nông nghiệp. - Xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp kỹ thuật cao; |
|
| 0 | 930.000 | 130.000 | 300.000 | 500.000 | 930.000 |
| ||
7 | Môi trường | Tổng |
|
| 300.000 | 0 |
| 0 |
| 300.000 |
|
Xây dựng Trạm Trung chuyển rác tại xã Phước Lộc | Trạm | 1 | 155.700 | 0 |
|
|
| 155.700 |
| ||
Xây dựng Trạm Trung chuyển rác tại xã Long Thới | Trạm | 1 | 144.300 | 0 |
|
|
| 144.300 |
| ||
8 | An ninh, trật tự xã hội | Tổng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
9 | Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới | Tổng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4723/QĐ-UBND ngày 23 tháng 10 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố)
STT | Công trình đề xuất | Địa điểm | Hiện trạng | Đề xuất đầu tư | Kinh phí thực hiện (triệu đồng) | Ghi chú | |||||||||||
Dài (m) | Rộng (m) | Kết cấu | Dài (m) | Rộng (m) | Kết cấu | Vốn ngân sách | Vốn cộng đồng | Tổng cộng | |||||||||
Tổng | Vốn dân | Doanh nghiệp | |||||||||||||||
| TỔNG CỘNG |
|
|
|
|
|
|
| 417.800 | 22.000 | 0 | 22.000 | 439.800 |
| |||
1 | Quy hoạch |
|
| 2.000 | 2.000 | 0 | 2.000 | 4.000 |
| ||||||||
1.1 | Có quy hoạch xây dựng trên địa bàn huyện được phê duyệt: Rà soát điều chỉnh quy hoạch theo hướng đô thị hóa, lập quy chế quản lý quy hoạch | Toàn huyện |
|
|
| - Lập quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp; điểm dân cư nông thôn; - Công bố công khai Đồ án quy hoạch được duyệt. | 2.000 | 2.000 |
| 2.000 | 4.000 |
| |||||
2 | Giao thông |
|
|
|
|
|
|
| 73.800 | 0 | 0 | 0 | 73.800 |
| |||
2.1 | Nâng cấp mặt đường, chống ngập đường Lê Văn Lương | đoạn 1: từ cầu Rạch Đỉa đến cầu Long Kiển; đoạn 2 từ cầu Rạch Tôm đến cầu Rạch Dơi | 6300 | 9 | mặt đường đã xuống cấp, thường xuyên ngập khi triều cường | 6300 | 9 | Nâng cấp mặt đường theo hiện trạng, nâng hố ga, nâng vỉa hè, trụ chiếu sáng. | 73.800 | 0 |
|
| 73.800 |
| |||
3 | Thủy lợi |
|
|
|
|
|
|
|
| ||||||||
4 | Điện |
|
|
|
|
|
|
| 0 | 20.000 | 0 | 20.000 | 20.000 |
| |||
4.1 | Nâng cấp, phát triển trạm và lưới hạ thế công cộng PC Duyên Hải khu vực huyện Nhà Bè | Toàn huyện |
|
|
|
|
|
|
| 20.000 |
| 20.000 | 20.000 |
| |||
5 | Y tế - Văn hóa - Giáo dục |
|
|
|
|
|
|
| 42.000 | 0 | 0 | 0 | 42.000 |
| |||
5.1 | Nâng cấp, bổ sung trang thiết bị cho Trung tâm Văn hóa Huyện | xã Phú Xuân |
|
|
| - Sửa chữa sụt lún nền sân, tam cấp; - Sơn toàn bộ công trình; - Cải tạo nhà vệ sinh; - Sửa chữa toàn bộ hệ thống điện, nước; - Sửa chữa nhà biểu diễn, sân khấu ngoài trời; - Cung cấp, bổ sung trang thiết bị. | 12.000 | 0 | 0 | 0 | 12.000 |
| |||||
5.2 | Trường THPT Long Thới | xã Long Thới |
|
|
| - Cải tạo sân nền công trình, khối phòng học và phòng chức năng; - Sửa chữa hệ thống điện, nước trong và ngoài công trình; - Cải tạo nhà vệ sinh; - Thay cửa sổ cửa đi; - Sơn toàn bộ công trình (trong, ngoài); - Cung cấp Trang thiết bị. | 30.000 | 0 | 0 | 0 | 30.000 | công trình xuống cấp nặng sau 20 năm đưa vào sử dụng | |||||
6 | Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nâng cao thu nhập |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |||
7 | Môi trường |
|
|
|
|
|
|
| 300.000 | 0 | 0 | 0 | 300.000 |
| |||
7.1 | Xây dựng Trạm Trung chuyển rác tại xã Phước Lộc | xã Phước Lộc | Chưa có | Diện tích 1,08ha, công suất 300 tấn/ngày | 155.700 | 0 |
|
| 155.700 |
| |||||||
7.2 | Xây dựng Trạm Trung chuyển rác tại xã Long Thới | xã Long Thới | Chưa có | Diện tích 1 ha, công suất 300 tấn/ngày | 144.300 | 0 |
|
| 144.300 |
| |||||||
8 | An ninh, trật tự xã hội |
|
|
|
|
|
|
|
|
| |||||||
9 | Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới |
|
|
|
|
|
|
|
|
| |||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- 1Quyết định 6261/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng tiêu chí xây dựng nông thôn mới xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ giai đoạn 2016-2020 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Quyết định 5949/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng tiêu chí xây dựng nông thôn mới xã Đa Phước, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020
- 3Quyết định 6262/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020
- 4Nghị quyết 112/2018/NQ-HĐND sửa đổi khoản 2 mục II, Đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2012-2020, định hướng đến năm 2030 kèm theo Nghị quyết 55/2012/NQ-HĐND
- 5Quyết định 4396/QĐ-UBND năm 2019 bổ sung Quyết định 2757/QĐ-UBND về phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020
- 6Quyết định 4397/QĐ-UBND năm 2019 sửa đổi Quyết định 4567/QĐ-UBND về phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020
- 1Quyết định 88/2008/QĐ-UBND về việc thu phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn thông thường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Thông tư 12/2011/TT-BTNMT Quy định về quản lý chất thải nguy hại do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 3Thông tư 47/2012/TT-BGDĐT về Quy chế công nhận trường trung học cơ sở, phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4Quyết định 6015/QĐ-UBND năm 2012 duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng huyện Nhà Bè đến năm 2020 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 5Luật Xây dựng 2014
- 6Luật Đầu tư công 2014
- 7Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng
- 8Thông tư 36/2015/TT-BTNMT về quản lý chất thải nguy hại do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 9Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 10Nghị định 77/2015/NĐ-CP về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm
- 11Nghị quyết 100/2015/QH13 phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 do Quốc hội ban hành
- 12Nghị định 136/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công
- 13Thông tư 09/2016/TT-BTC Quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 14Thông tư 08/2016/TT-BTC quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 15Quyết định 558/QĐ-TTg năm 2016 về Tiêu chí huyện nông thôn mới và Quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 16Thông tư 108/2016/TT-BTC sửa đổi Thông tư 08/2016/TT-BTC Quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 17Quyết định 1600/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 18Nghị định 42/2017/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng
- 19Quyết định 41/2016/QĐ-TTg Quy chế quản lý, điều hành thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 20Thông tư 72/2017/TT-BTC quy định về quản lý, sử dụng khoản thu từ hoạt động quản lý dự án của chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 21Thông tư 349/2016/TT-BTC quy định về thanh toán, quyết toán nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020
- 22Thông tư 35/2016/TT-BNNPTNT hướng dẫn thực hiện tiêu chí huyện đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 23Quyết định 6182/QĐ-UBND năm 2016 Bộ tiêu chí về nông thôn mới theo đặc thù vùng nông thôn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020
- 24Quyết định 676/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn cấp huyện giai đoạn 2017-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 25Quyết định 6261/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng tiêu chí xây dựng nông thôn mới xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ giai đoạn 2016-2020 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 26Quyết định 5949/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng tiêu chí xây dựng nông thôn mới xã Đa Phước, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020
- 27Quyết định 6262/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020
- 28Quyết định 18/2018/QĐ-UBND quy định về quản lý thực hiện chương trình, dự án sử dụng vốn đầu tư công của Thành phố Hồ Chí Minh
- 29Nghị quyết 112/2018/NQ-HĐND sửa đổi khoản 2 mục II, Đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2012-2020, định hướng đến năm 2030 kèm theo Nghị quyết 55/2012/NQ-HĐND
- 30Quyết định 4396/QĐ-UBND năm 2019 bổ sung Quyết định 2757/QĐ-UBND về phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020
- 31Quyết định 4397/QĐ-UBND năm 2019 sửa đổi Quyết định 4567/QĐ-UBND về phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020
Quyết định 4723/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng tiêu chí xây dựng nông thôn mới trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020
- Số hiệu: 4723/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 23/10/2018
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Lê Thanh Liêm
- Ngày công báo: 01/01/2019
- Số công báo: Số 1
- Ngày hiệu lực: 23/10/2018
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định