Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NAM ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 47/2021/QĐ-UBND

Nam Định, ngày 27 tháng 10 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

QUY ĐỊNH MỨC CHI HỖ TRỢ TRIỂN KHAI, THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NĂM 2021

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25/6/2015;

Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;

Thực hiện Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình môi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020;

Cần cứ các Thông tư của Bộ Tài chính: Số 43/2017/TT-BTC ngày 12/5/2017 quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2020; số 08/2019/TT-BTC ngày 30/01/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 43/2017/TT-BTC ngày 12/5/2017;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 3194/TTr-SNN ngày 07/10/2021; Sở Tư pháp tại Báo cáo thẩm định số 1246/BC-STP ngày 26/10/2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định mức chi hỗ trợ triển khai, thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) trên địa bàn tỉnh năm 2021.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/11/2021.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ngành; Thành viên Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới tỉnh; Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Anh Dũng

 

QUY ĐỊNH

MỨC CHI HỖ TRỢ TRIỂN KHAI, THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NĂM 2021
(Kèm theo Quyết định số: 47/2021/QĐ-UBND ngày 27/10/2021 của UBND tỉnh Nam Định)

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định mức chi hỗ trợ triển khai, thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) trên địa bàn tỉnh Nam Định năm 2021.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy định này áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh (gọi chung là cơ sở sản xuất) có sử dụng nguồn kinh phí của ngân sách Nhà nước để triển khai, thực hiện Chương trình OCOP.

Điều 3. Nguyên tắc hỗ trợ

1. Các cơ sở sản xuất được hưởng hỗ trợ phải có sản phẩm tham gia Chương trình OCOP đạt từ 3 sao trở lên.

2. Mỗi nội dung hỗ trợ cho 1 sản phẩm của các cơ sở sản xuất thuộc Chương trình OCOP chỉ được hỗ trợ một lần trong một năm.

Điều 4. Mức chi hỗ trợ kinh phí triển khai, thực hiện Chương trình OCOP

1. Chi tập huấn đào tạo

Hỗ trợ 100% chi phí thực hiện theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho các nội dung sau:

a) Tập huấn, đào tạo cán bộ thực hiện Chương trình OCOP.

b) Tập huấn, đào tạo cho tổ chức, cá nhân tham gia Chương trình OCOP.

2. Chi truyền thông, thông tin tuyên truyền

Hỗ trợ 100% chi phí thực hiện theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, gồm: Chi truyền thông, thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, như: Đài, Báo; thông tin lưu động; hội chợ triển lãm; tuyên truyền, quảng bá sản phẩm OCOP,... trên địa bàn tỉnh; chi xây dựng, in ấn các tài liệu hướng dẫn, ấn phẩm tuyên truyền, sổ tay và các hoạt động khác về Chương trình OCOP.

3. Chi triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Hỗ trợ 100% chi phí theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho các nội dung sau:

a) Tổ chức hội nghị, hội thảo về triển khai Chương trình OCOP.

b) Thuê tư vấn triển khai thực hiện Chương trình OCOP.

c) Tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP các cấp, bao gồm chi: Thuê chuyên gia, vận chuyển và bảo quản sản phẩm đánh giá, tổ chức khảo sát đánh giá, chi phí kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm theo yêu cầu, tổ chức công bố kết quả, giấy chứng nhận sản phẩm OCOP.

d) Tổ chức kiểm tra, hướng dẫn thực hiện Chương trình OCOP.

đ) Xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP

- Tổ chức hội chợ, triển lãm, giới thiệu, trưng bày sản phẩm OCOP,...

- Truyền thông và xúc tiến thương mại điện tử sản phẩm OCOP cho các cơ sở sản xuất.

Điều 5. Mức chi hỗ trợ các cơ sở sản xuất tham gia Chương trình OCOP

1. Chi hỗ trợ thiết kế, in nhãn hàng hóa, bao bì sản phẩm OCOP

Hỗ trợ tối đa 100% chi phí thiết kế, in nhãn hàng hóa, bao bì sản phẩm. Mức hỗ trợ tối đa 10 triệu đồng/sản phẩm và tổng hỗ trợ tối đa không quá 30 triệu đồng/cơ sở sản xuất.

2. Chi hỗ trợ quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm OCOP

Hỗ trợ 100% chi phí thiết lập mã truy xuất nguồn gốc sản phẩm Qrcode (Quick Response Code). Mức hỗ trợ tối đa 05 triệu đồng/sản phẩm; tổng hỗ trợ không quá 15 triệu đồng/cơ sở sản xuất.

3. Chi hỗ trợ phát triển sản phẩm dịch vụ du lịch nông thôn gắn với nông thôn mới

a) Hỗ trợ tối đa 100% chi phí tập huấn cho các đối tượng tham gia thực hiện sản phẩm dịch vụ du lịch nông thôn (kỹ năng đón, tiếp khách du lịch, chế biến các món ăn và cách giới thiệu về ẩm thực địa phương, ngoại ngữ,...). Tổng hỗ trợ không quá 10 triệu đồng/sản phẩm.

b) Hỗ trợ tối đa 100% chi phí truyền thông, quảng bá sản phẩm du lịch nông thôn; hội thảo kết nối các điểm du lịch nông thôn mới, du lịch trải nghiệm trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận. Tong hỗ trợ không quá 10 triệu đồng/sản phẩm.

Điều 6. Chi thưởng cho cơ sở sản xuất có sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên

1. Sản phẩm đạt 5 sao (90 - 100 điểm) thưởng 12 triệu đồng/sản phẩm.

2. Sản phẩm đạt 4 sao (70 - 89 điểm) thưởng 08 triệu đồng/sản phẩm.

3. Sản phẩm đạt 3 sao (50 - 69 điểm) thưởng 04 triệu đồng/sản phẩm.

Điều 7. Nguồn kinh phí thực hiện

Nguồn kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, các nguồn vốn lồng ghép khác của Trung ương, địa phương và nguồn kinh phí hợp pháp khác.

Điều 8. Tổ chức thực hiện

1. Sở Nông nghiệp và PTNT, Văn phòng Điều phối NTM tỉnh

a) Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố, các cơ sở sản xuất được hưởng hỗ trợ và các đơn vị, tổ chức có liên quan tổ chức triển khai thực hiện.

b) Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan theo dõi, kiểm tra, quản lý và báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.

2. Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT thẩm định kinh phí thực hiện Chương trình OCOP từ nguồn kinh phí sự nghiệp Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới để thực hiện các nội dung hỗ trợ tại Quyết định này.

3. Các Sở, ngành liên quan: Căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này.

4. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

a) Tuyên truyền, phổ biến quy định hỗ trợ đến các xã, phường, thị trấn và các cơ sở sản xuất trên địa bàn biết và thực hiện.

b) Tổng hợp các nội dung đề nghị hỗ trợ của các cơ sở sản xuất trên địa bàn, trình cơ quan có thẩm quyền hỗ trợ kinh phí theo quy định.

c) Cân đối, bổ sung kinh phí để hỗ trợ các cơ sở sản xuất tham gia Chương trình OCOP./.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 47/2021/QĐ-UBND quy định về mức chi hỗ trợ triển khai, thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Nam Định năm 2021

  • Số hiệu: 47/2021/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 27/10/2021
  • Nơi ban hành: Tỉnh Nam Định
  • Người ký: Trần Anh Dũng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 10/11/2021
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản