Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 47/2012/QĐ-UBND | Vĩnh Phúc, ngày 14 tháng 11 năm 2012 |
UỶ BAN NHÂN DÂN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách;
Căn cứ Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 24 tháng 02 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ;
Căn cứ Nghị quyết số 56/2012/NQ-HĐND ngày 19 tháng 7 năm 2012 của HĐND tỉnh về việc ban hành cơ chế hỗ trợ cho các dự án thuộc ngành công nghiệp hỗ trợ đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh;
Theo đề nghị của Trưởng Ban Quản lý các Khu công nghiệp tại Tờ trình số 734/TTr-BQLKCN ngày 28 tháng 9 năm 2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Các dự án đã được đăng ký hoặc cấp giấy chứng nhận đầu tư trước ngày Quyết định này có hiệu lực thì không được hưởng hỗ trợ theo Quyết định này.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ HỖ TRỢ CHO CÁC DOANH NGHIỆP THỰC HIỆN DỰ ÁN SẢN XUẤT SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ KHI ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 47/2012/QĐ-UBND Ngày 14 tháng 11 năm 2012 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc)
Điều 1. Phạm vi, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định về hỗ trợ cho các dự án sản xuất sản phẩm hỗ trợ cho các ngành sản xuất chính: cơ khí chế tạo; điện tử - tin học - công nghệ cao; sản xuất lắp ráp ô tô, sản xuất lắp ráp xe máy.
2. Đối tượng áp dụng
Đối tượng áp dụng là các doanh nghiệp thực hiện dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc các ngành nói tại Khoản 1 Điều này khi đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, bao gồm cả dự án đầu tư mới và dự án mở rộng.
Điều 2. Điều kiện được hưởng hỗ trợ
1. Doanh nghiệp được hưởng hỗ trợ phải có đầu tư máy móc thiết bị, nhà xưởng để sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ. Trong trường hợp dự án sản xuất nhiều loại sản phẩm, thì giá trị các hợp đồng cung cấp sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho nhà sản xuất chính tại thời điểm nộp hồ sơ xin hưởng hỗ trợ phải trên 50% tổng giá trị các hợp đồng của dự án.
2. Doanh nghiệp được hưởng hỗ trợ một lần cho một dự án, khi dự án bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất và doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định của Nhà nước, của tỉnh về mục tiêu dự án, tiến độ đầu tư.
3. Tỉnh hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp, trên cơ sở các hợp đồng (hợp đồng cung cấp sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho doanh nghiệp sản xuất sản phẩm chính, hợp đồng tư vấn), hoá đơn, chứng từ hợp pháp và hợp lệ có liên quan đến các nội dung hỗ trợ trong quá trình triển khai thực hiện dự án.
4. Danh mục các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc các lĩnh vực nêu tại Khoản 1, Điều 1 theo quy định tại Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 24/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ; Quyết định số 1483/QĐ-TTg ngày 26/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển.
Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho ngành sản xuất, lắp ráp xe máy được áp dụng tương ứng với danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất, lắp ráp ôtô.
Điều 3. Hỗ trợ chi phí tư vấn lập hồ sơ dự án đầu tư
Mức hỗ trợ tối đa đối với từng dự án như sau:
1. Dự án có tổng vốn đăng ký dưới 0,2 triệu USD: 20 triệu đồng.
2. Dự án có tổng vốn đăng ký từ 0,2 triệu USD đến dưới 0,5 triệu USD: 30 triệu đồng;
3. Dự án có tổng vốn đăng ký từ 0,5 triệu USD đến dưới 01 triệu USD: 50 triệu đồng;
4. Dự án có tổng vốn đăng ký từ 01 triệu USD đến dưới 05 triệu USD: 100 triệu đồng;
5. Dự án có tổng vốn đăng ký từ 05 triệu USD trở lên: 200 triệu đồng.
Đối với dự án có vốn đầu tư tính bằng đồng Việt Nam, được quy đổi theo tỷ giá do Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam công bố tại thời điểm nộp hồ sơ xin hỗ trợ đầu tư.
Tại thời điểm xin hỗ trợ, nếu vốn thực hiện cao hơn hoặc thấp hơn vốn đăng ký làm thay đổi mức hỗ trợ, thì căn cứ vào số vốn thực hiện để cơ quan quản lý Nhà nước áp dụng mức hỗ trợ tương ứng.
Điều 4. Hỗ trợ chi phí bố cáo thành lập doanh nghiệp, quảng bá sản phẩm
Hỗ trợ chi phí bố cáo thành lập doanh nghiệp, quảng bá sản phẩm, tổng số hỗ trợ không quá 2.000.000 đồng.
Điều 5. Hỗ trợ một số phí, lệ phí
Hỗ trợ 100% số tiền doanh nghiệp đã nộp các khoản phí, lệ phí sau: Phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án thuộc thẩm quyền thẩm định của UBND cấp tỉnh; Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; Lệ phí cấp chứng chỉ quy hoạch, giấy phép xây dựng; Lệ phí cấp, cấp lại, gia hạn Giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam; Lệ phí đăng ký cấp mẫu dấu.
Điều 6. Hồ sơ xin hưởng hỗ trợ
1. Hồ sơ xin được hưởng hỗ trợ của tỉnh bao gồm:
a) Công văn đề nghị được hưởng hỗ trợ, trong đó nêu rõ kết quả, tiến độ triển khai thực hiện dự án đến thời điểm xin được hưởng hỗ trợ, các khoản hỗ trợ đề nghị được hưởng;
b) Bản sao giấy chứng nhận đầu tư, quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, hợp đồng thuê lại đất hoặc hợp đồng thuê nhà xưởng;
c) Bản sao các hợp đồng, hoá đơn, chứng từ, biên lai có liên quan đến các chi phí mà doanh nghiệp đã thực hiện quy định tại Điều 3, Điều 4, Điều 5.
d) Danh mục sản phẩm đang sản xuất;
e) Bản sao hợp đồng cung cấp sản phẩm cho doanh nghiệp sản xuất sản phẩm chính; bản sao hoá đơn thanh toán việc thực hiện hợp đồng, biên bản thanh lý hợp đồng (nếu có);
2. Nhà đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các thông tin, tài liệu trong hồ sơ đề nghị được hưởng hỗ trợ.
Điều 7. Thẩm quyền giải quyết hồ sơ xin hưởng hỗ trợ
1.Thẩm quyền quyết định hỗ trợ cho các doanh nghiệp là Chủ tịch UBND tỉnh.
2. Cơ quan thẩm định hồ sơ xin hưởng hỗ trợ
Ban Quản lý các Khu công nghiệp chủ trì thẩm định hồ sơ xin hưởng hỗ trợ đối với dự án đầu tư trong khu công nghiệp;
Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thẩm định hồ sơ xin hưởng hỗ trợ đối với dự án đầu tư trong trong cụm công nghiệp.
Điều 8. Thời gian, trình tự, thủ tục giải quyết hồ sơ xin hưởng hỗ trợ
Tổng thời gian thực hiện các thủ tục hưởng hỗ trợ không quá 09 ngày làm việc, trường hợp cơ quan chủ trì thẩm định cần phải xin ý kiến của Sở Công Thương, Sở Tài chính (các Sở chuyên ngành) thì không quá 12 ngày làm việc, kể từ ngày doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư tỉnh. Thời gian, trình tự, thủ tục giải quyết hồ sơ xin hưởng hỗ trợ được quy định cụ thể như sau:
1. Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ chính tại Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư tỉnh. Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc, Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư tỉnh chuyển hồ sơ cho cơ quan có trách nhiệm chủ trì (đồng thời sao 01 bộ để lưu, theo dõi) thẩm định.
2. Việc thẩm định hồ sơ xin hưởng hỗ trợ:
a) Trường hợp không xin ý kiến của các Sở chuyên ngành:
Cơ quan chủ trì có trách nhiệm thẩm định, lập văn bản trình Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định hỗ trợ cho doanh nghiệp gửi Văn phòng UBND tỉnh trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ xin hỗ trợ.
b) Trường hợp xin ý kiến của các Sở chuyên ngành:
Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan chủ trì phải có văn bản (sao kèm theo bản sao hồ sơ) gửi các Sở chuyên ngành để xin ý kiến. Các Sở chuyên ngành theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm xem xét các điều kiện hưởng hỗ trợ và phải trả lời bằng văn bản trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận được văn bản xin ý kiến của cơ quan chủ trì. Quá thời hạn trên nếu các cơ quan chuyên ngành không có ý kiến trả lời, thì coi như đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm về nội dung được xin ý kiến thuộc chức năng, nhiệm vụ của mình.
Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, kể từ khi hết thời hạn các Sở chuyên ngành phải có ý kiến trả lời, cơ quan chủ trì thẩm định lập văn bản trình Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định hỗ trợ cho doanh nghiệp gửi Văn phòng UBND tỉnh.
c) Nếu xác định hồ sơ không đủ điều kiện hưởng hỗ trợ, cơ quan chủ trì thẩm định phải có văn bản trả lời cho doanh nghiệp biết (đồng gửi Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư tinh biết để theo dõi) trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc với trường hợp quy định tại Điểm a, Khoản 2 Điều này, trong thời hạn không quá 06 ngày làm việc với trường hợp quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này kể từ khi nhận được hồ sơ xin hưởng hỗ trợ.
3. Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận được văn bản trình của cơ quan chủ trì, Văn phòng UBND tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, trình Chủ tịch UBND tỉnh ký, ban hành quyết định hỗ trợ cho doanh nghiệp. Quyết định hỗ trợ được gửi cho Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư tỉnh, Ban Quản lý các Khu công nghiệp, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Công Thương, Kho bạc Nhà nước tỉnh và doanh nghiệp được hưởng hỗ trợ.
Điều 9. Nguồn kinh phí thực hiện hỗ trợ đầu tư
1. Kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư do ngân sách tỉnh đảm bảo.
2. Hàng năm, Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư tỉnh chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý các Khu công nghiệp, Sở Kế hoạch và Đầu tư lập dự toán kinh phí hỗ trợ cho các doanh nghiệp, gửi Sở Tài chính thẩm định để đưa vào kế hoạch ngân sách hàng năm theo quy định.
Điều 9. Trách nhiệm của các cơ quan
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương, Sở Tài chính, Ban Quản lý các Khu công nghiệp, Văn phòng UBND tỉnh, Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư tỉnh trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều 7, Điều 8 và Điều 9 Bản quy định này.
2. Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư tỉnh chủ trì, phối hợp với các ngành theo dõi, đánh giá việc thực hiện chính sách hỗ trợ, tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh điều chỉnh các nội dung cần thiết khi có sự thay đổi của pháp luật liên quan hoặc các điều kiện thực tế cần thiết phải điều chỉnh các nội dung của quy định này.
Trong quá trình thực hiện Quy định này, các cơ quan có liên quan kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư tỉnh) xem xét, quyết định./.
- 1Quyết định 25/2012/QĐ-UBND về Quy định hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa đầu tư đổi mới, hiện đại hóa công nghệ trong lĩnh vực ưu tiên phát triển trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- 2Chỉ thị 24/2006/CT-UBND tăng cường công tác hỗ trợ các doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 3Quyết định 1122/QĐ-UBND năm 2014 về Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ được ưu tiên phát triển trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 4Nghị quyết 154/NQ-HĐND năm 2014 về kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 - 2020 do Tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 5Nghị quyết 175/2015/NQ-HĐND về Chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An xây dựng và phát triển thương hiệu giai đoạn 2016 - 2020
- 6Quyết định 39/2017/QĐ-UBND quy định về hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc danh mục ưu tiên phát triển trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc theo Nghị Quyết 57/2016/NQ-HĐND giai đoạn 2017–2025
- 7Quyết định 19/2024/QĐ-UBND bãi bỏ các Quyết định, Chỉ thị của Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc
- 1Quyết định 33/2014/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 47/2012/QĐ-UBND về hỗ trợ cho các doanh nghiệp thực hiện dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ khi đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 2Quyết định 19/2024/QĐ-UBND bãi bỏ các Quyết định, Chỉ thị của Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc
- 1Luật Đầu tư 2005
- 2Luật Doanh nghiệp 2005
- 3Nghị định 60/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Ngân sách nhà nước
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 6Quyết định 12/2011/QĐ-TTg về chính sách phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 1483/QĐ-TTg năm 2011 về Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Nghị quyết 56/2012/NQ-HĐND về cơ chế hỗ trợ cho dự án thuộc ngành công nghiệp hỗ trợ đầu tư vào khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh do Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc khóa XV, kỳ họp thứ 4 ban hành
- 9Quyết định 25/2012/QĐ-UBND về Quy định hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa đầu tư đổi mới, hiện đại hóa công nghệ trong lĩnh vực ưu tiên phát triển trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- 10Chỉ thị 24/2006/CT-UBND tăng cường công tác hỗ trợ các doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 11Quyết định 1122/QĐ-UBND năm 2014 về Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ được ưu tiên phát triển trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 12Nghị quyết 154/NQ-HĐND năm 2014 về kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 - 2020 do Tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 13Nghị quyết 175/2015/NQ-HĐND về Chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An xây dựng và phát triển thương hiệu giai đoạn 2016 - 2020
- 14Quyết định 39/2017/QĐ-UBND quy định về hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc danh mục ưu tiên phát triển trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc theo Nghị Quyết 57/2016/NQ-HĐND giai đoạn 2017–2025
Quyết định 47/2012/QĐ-UBND về Quy định hỗ trợ cho doanh nghiệp thực hiện dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ khi đầu tư vào khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- Số hiệu: 47/2012/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 14/11/2012
- Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc
- Người ký: Phùng Quang Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra