Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 466/QĐ-UBND | Lâm Đồng, ngày 12 tháng 3 năm 2020 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Lý lịch tư pháp ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 111/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Lý lịch tư pháp;
Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 244/2016/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin Lý lịch Tư pháp;
Căn cứ Thông tư số 40/2016/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
Căn cứ Thông tư số 23/2017/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 8 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam qua mạng điện tử;
Căn cứ Nghị quyết số 22/2016/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành quy định mức thu, nộp, chế độ quản lý và sử dụng các khoản phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 20/TTr-STP ngày 02 tháng 3 năm 2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp và cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Đoàn đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở: Tư pháp; Lao động - Thương binh và Xã hội; Tài chính; Thông tin và Truyền thông; Công an tỉnh; Bưu điện tỉnh; Thủ trưởng các tổ chức, cơ quan, đơn vị và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
PHỐI HỢP CẤP PHIẾU LÝ LỊCH TƯ PHÁP VÀ CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 466/QĐ-UBND ngày 12 tháng 3 năm 2020 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng)
Điều 1. Phạm vi, đối tượng áp dụng
1. Quy chế này áp dụng để thực hiện liên thông các thủ tục hành chính cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp và cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
2. Việc thực hiện liên thông các thủ tục hành chính cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp và cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng được áp dụng trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ lĩnh vực Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; nộp hồ sơ trực tuyến tại cổng dịch vụ công quản lý người lao động nước ngoài tại Việt Nam theo địa chỉ http://dvc.vieclamvietnam.gov.vn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; cổng dịch vụ công đăng ký cấp Phiếu Lý lịch tư pháp trực tuyến tại địa chỉ trang thông tin https://lltptructuyen.moj.gov.vn/lamdong; (hoặc nộp hồ sơ tại Cổng dịch vụ công quốc gia https://dichvucong.gov.vn khi triển khai Dịch vụ công trực tuyến ưu tiên tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia năm 2020 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng).
3. Người nộp hồ sơ là người sử dụng lao động nước ngoài hoặc các tổ chức, cá nhân được ủy quyền thực hiện thủ tục cấp Giấy phép lao động.
4. Người nộp hồ sơ có quyền lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện liên thông các thủ tục hành chính được nêu tại Quy chế này. Trường hợp lựa chọn không áp dụng quy trình liên thông, việc thực hiện từng thủ tục sẽ theo quy định của pháp luật hiện hành đối với từng loại thủ tục hành chính.
Điều 2. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thực hiện thủ tục hành chính liên thông
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là đầu mối tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả đối với thủ tục hành chính được quy định tại Điều 1 Quy chế này.
2. Sở Tư pháp tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chuyển đến hoặc do người nộp qua dịch vụ công trực tuyến cấp Phiếu Lý lịch tư pháp.
3. Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính tham gia vào việc nhận hồ sơ, chuyển trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo nhu cầu của người nộp hồ sơ và được thu cước phí dịch vụ bưu chính theo quy định.
QUY TRÌNH THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LIÊN THÔNG
Điều 3. Cách thức nộp và tiếp nhận hồ sơ
1. Hồ sơ
Người nộp hồ sơ nộp 01 bộ hồ sơ gồm các thành phần theo quy định của hai thủ tục hành chính (cấp Phiếu Lý lịch tư pháp và cấp Giấy phép lao động) cho cơ quan tiếp nhận là Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Đối với những giấy tờ trùng nhau giữa hai thủ tục hành chính, người nộp hồ sơ chỉ cần nộp 01 bản có chứng thực hoặc 01 bản chụp và xuất trình bản chính để đối chiếu.
2. Nộp hồ sơ trực tiếp:
a) Công chức tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội, Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh có trách nhiệm kiểm tra đầy đủ các thành phần hồ sơ theo quy định; hướng dẫn người nộp hồ sơ thực hiện việc khai thủ tục hành chính liên thông; thực hiện việc thu phí, viết giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cho người nộp; chuyển Sở Tư pháp hồ sơ, phí cung cấp thông tin Lý lịch tư pháp để giải quyết.
b) Sở Tư pháp phát hành phiếu hẹn điện tử (bản scan, có chữ ký số) chuyển người nộp hồ sơ và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để biết.
c) Trường hợp hồ sơ chưa đủ điều kiện giải quyết, trong thời hạn 1/2 ngày, Sở Tư pháp gửi thông báo bằng văn bản điện tử cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội lý do, nội dung cần bổ sung hồ sơ; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thông báo cho người nộp hồ sơ thực hiện việc bổ sung hồ sơ theo quy định.
3. Nộp hồ sơ trực tuyến, qua mạng điện tử:
Người nộp hồ sơ truy cập trang thông tin điện tử dịch vụ đăng ký cấp Phiếu Lý lịch tư pháp trực tuyến (địa chỉ truy cập https://lltptructuyen.moj.gov.vn/lamdong) thực hiện điền tờ khai, nộp hồ sơ theo hướng dẫn, ghi rõ những nội dung sau:
a) Phần Mục đích cấp phiếu: “để đề nghị cấp Giấy phép lao động tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Lâm Đồng”
b) Phần Dịch vụ bưu chính, địa chỉ trả kết quả: “Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Lâm Đồng”.
Trong thời hạn 1/2 ngày, kể từ khi nhận được hồ sơ và phí qua dịch vụ bưu chính, Sở Tư pháp phát hành phiếu hẹn trả kết quả Lý lịch tư pháp (bản Scan, có chữ ký số), gửi qua thư điện tử tới người nộp hồ sơ và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Phiếu hẹn trả kết quả được dùng làm căn cứ thay thế Phiếu Lý lịch Tư pháp để tiếp nhận hồ sơ xin cấp Giấy phép lao động trực tuyến.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ điều kiện giải quyết theo quy định thì hướng dẫn người nộp để bổ sung hồ sơ.
Người nộp hồ sơ tiếp tục thực hiện việc khai, nộp hồ sơ trực tuyến tại trang thông tin điện tử dịch vụ công quản lý người lao động nước ngoài tại Việt Nam (địa chỉ truy cập: http://dvc.vieclamvietnam.gov.vn), tại phần thông tin Phiếu Lý lịch tư pháp được đính kèm phiếu hẹn trả kết quả cấp Phiếu Lý lịch tư pháp. Trong thời hạn 1/2 ngày làm việc, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thông tin về việc tiếp nhận hoặc không tiếp nhận hoặc yêu cầu bổ sung hồ sơ cấp Giấy phép lao động trực tuyến.
Điều 4. Cách thức giải quyết hồ sơ
1. Việc giải quyết hồ sơ cấp Phiếu Lý lịch tư pháp được thực hiện theo quy định của Luật Lý lịch Tư pháp và các văn bản hướng dẫn thi hành và quy trình thủ tục hành chính hiện hành.
Trong trường hợp cần thêm thời gian để xác minh (theo quy định của pháp luật), trong thời hạn 1/2 ngày, Sở Tư pháp có trách nhiệm thông báo gia hạn giải quyết bằng văn bản điện tử (định dạng.pdf, các xác nhận chữ ký số) gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để thông tin đến người nộp hồ sơ, gia hạn việc hẹn trả kết quả cấp Giấy phép lao động.
2. Việc giải quyết hồ sơ yêu cầu cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài được thực hiện theo quy định của Thông tư số 40/2016/TT-BLĐTBXH ngày 23/10/2016, Thông tư số 23/2017/TT-BLĐTBXH ngày 15/8/2017 hướng dẫn thực hiện cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam qua mạng điện tử của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và quy trình thủ tục hành chính hiện hành.
Điều 5. Thời hạn giải quyết và trách nhiệm của các cơ quan:
1. Các thủ tục hành chính liên thông được thực hiện trong thời hạn không quá mười lăm (15) ngày, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ của hai thủ tục hành chính theo quy định. Cụ thể:
Bước 1: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thụ lý hồ sơ trong thời hạn 1/2 ngày; chuyển hồ sơ cho Sở Tư pháp trong thời hạn 1/2 ngày.
Trường hợp tiếp nhận hồ sơ trực tuyến, Sở Tư pháp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thông tin cho người nộp hồ sơ về việc tiếp nhận trong thời hạn 1/2 ngày.
Bước 2: Sở Tư pháp thụ lý, phát hành phiếu hẹn điện tử, chuẩn bị hồ sơ xác minh Lý lịch tư pháp: 01 ngày
Bước 3: Sở Tư pháp chuyển hồ sơ xác minh Lý lịch tư pháp Trung tâm Lý lịch tư pháp Quốc gia: 01 ngày
Bước 4. Trung tâm Lý lịch tư pháp Quốc gia thực hiện việc xác minh Lý lịch tư pháp: theo quy định tại Quy chế 02/QCPH-TTLLTPQG.
Bước 5: Sở Tư pháp nhận kết quả xác minh Lý lịch tư pháp của Trung tâm Lý lịch Tư pháp Quốc gia: 01 ngày
Bước 6: Sau khi nhận kết quả xác minh, Sở Tư pháp phát hành Phiếu Lý lịch tư pháp điện tử để chuyển Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; trong thời hạn 01 ngày.
Bước 7: Sở Tư pháp chuyển Phiếu Lý lịch tư pháp cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời hạn 01 ngày.
Bước 8: Sau khi nhận được Phiếu Lý lịch tư pháp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện việc ghép hồ sơ, cấp Giấy phép lao động và thông tin về kết quả giải quyết để người nộp hồ sơ biết và trực tiếp đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nộp bản gốc hồ sơ, phí theo quy định trong thời hạn 01 ngày.
Bước 9: Trả kết quả: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra, đối chiếu bản gốc hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép lao động với hồ sơ nộp trực tuyến, trả kết quả cho người nộp hồ sơ. Gồm: Giấy phép lao động (hoặc văn bản từ chối trong trường hợp không đủ điều kiện cấp) và Phiếu Lý lịch tư pháp của người lao động nước ngoài.
2. Trường hợp nộp hồ sơ sau 15 giờ 00’, thời điểm để tính thời hạn hẹn trả kết quả được tính từ ngày làm việc tiếp theo. Trường hợp phải xác minh thêm thông tin hoặc cần bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của Trung tâm Lý lịch Tư pháp Quốc gia thì thời gian giải quyết được kéo dài thêm nhưng không quá 02 ngày làm việc.
Điều 6. Phí, lệ phí giải quyết thủ tục hành chính, cước dịch vụ bưu chính
1. Phí, lệ phí giải quyết thủ tục hành chính:
a) Phí cung cấp thông tin Lý lịch tư pháp được nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến bộ phận một cửa lĩnh vực Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh). Định kỳ ngày 15 hàng tháng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đối soát, chuyển phí cung cấp thông tin Lý lịch Tư pháp cho Sở Tư pháp.
Trong trường hợp lựa chọn nộp hồ sơ qua Cổng dịch vụ công đăng ký cấp Phiếu Lý lịch tư pháp trực tuyến, người nộp hồ sơ thực hiện chuyển khoản phí cung cấp thông tin Lý lịch tư pháp vào tài khoản công bố trên trang Thông tin điện tử của Sở Tư pháp.
b) Lệ phí cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam được nộp tại bộ phận một cửa lĩnh vực Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định.
2. Cước dịch vụ bưu chính:
Trong trường hợp lựa chọn nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, người nộp hồ sơ thanh toán các loại cước dịch vụ bưu chính theo quy định của Quyết định số 1268/QĐ-BĐVN ngày 11 tháng 11 năm 2017 của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam “Về việc ban hành giá cước và chính sách miễn, giảm giá cước dịch vụ nhận, gửi hồ sơ, chuyển trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích”.
Điều 7. Trách nhiệm của Sở Tư pháp và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
1. Thực hiện công khai quy trình liên thông, thủ tục hành chính và tổ chức thực hiện Quy chế này theo quy định.
2. Đảm bảo các điều kiện để triển khai thực hiện Quy chế phối hợp; dự toán kinh phí hàng năm để đảm bảo triển khai thực hiện Quy chế này.
3. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn quy trình nghiệp vụ, cách sử dụng hệ thống dịch vụ công cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp cho công chức thực hiện liên thông các thủ tục hành, chính của Sở Tư pháp và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
4. Triển khai thông tin, tuyên truyền bằng các hình thức thích hợp, phổ biến rộng rãi để các tổ chức, doanh nghiệp sử dụng lao động nước ngoài và người lao động nước ngoài dễ tiếp cận và thực hiện khi có nhu cầu.
5. Sở Tư pháp có trách nhiệm chủ trì theo dõi việc thực hiện Quy chế phối hợp thực hiện liên thông thủ tục hành chính, làm đầu mối tiếp nhận thông tin, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an tỉnh/Trung tâm Lý lịch tư pháp Quốc gia và các cơ quan có liên quan để trao đổi, thống nhất và trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định việc sửa đổi Quy chế này.
Điều 8. Trách nhiệm của Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính
1. Thực hiện đúng quy định về tiếp nhận, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân.
2. Phối hợp với các cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính để bồi dưỡng và tập huấn cho nhân viên bưu chính về quy trình nghiệp vụ có liên quan đến việc tiếp nhận, trả hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính; tổ chức việc thu phí, lệ phí giải quyết thủ tục hành chính, giá cước dịch vụ chuyển phát hồ sơ và kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính. Nộp đầy đủ, đúng thời hạn tiền phí, lệ phí đã thu từ tổ chức, cá nhân cho cơ quan có thẩm quyền.
3. Tuyên truyền rộng rãi đến tổ chức, cá nhân về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính.
Điều 10. Sở Thông tin và truyền thông
Phối hợp Sở Tư pháp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai việc thông tin, tuyên truyền đến các tổ chức, doanh nghiệp và người nước ngoài về các dịch vụ công và thủ tục hành chính liên thông theo Quy chế này.
Hướng dẫn việc thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí, lập dự toán và bố trí kinh phí phục vụ việc thực hiện liên thông các thủ tục hành chính về cấp Phiếu Lý lịch tư pháp và cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đúng quy định.
Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc Quy chế này. Trong quá trình thực hiện Quy chế nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị kịp thời phản ánh về UBND tỉnh (qua Sở Tư pháp) để được hướng dẫn, giải quyết./.
- 1Quyết định 710/QĐ-UBND năm 2017 Quy chế phối hợp giải quyết hồ sơ cấp phiếu lý lịch tư pháp, đăng ký lại việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài và lĩnh vực công chứng theo cơ chế một cửa liên thông trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 2Quyết định 4344/2017/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong công tác đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nuớc ngoài và cấp Phiếu lý lịch tư pháp do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 3Quyết định 812/QĐ-UBND năm 2019 về Quy chế phối hợp cung cấp thông tin lý lịch tư pháp để xây dựng Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp và tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp để cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 4Quyết định 11/2022/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp thực hiện liên thông nhóm thủ tục hành chính Cấp phiếu lý lịch tư pháp - Cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 1Luật Lý lịch tư pháp 2009
- 2Nghị định 111/2010/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Lý lịch tư pháp
- 3Bộ Luật lao động 2012
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Nghị định 11/2016/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
- 6Thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 11/2016/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 7Thông tư 244/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 8Thông tư 23/2017/TT-BLĐTBXH về hướng dẫn thực hiện cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam qua mạng điện tử do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 9Nghị quyết 22/2016/NQ-HĐND quy định mức thu, nộp, chế độ quản lý và sử dụng các khoản phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 10Quyết định 710/QĐ-UBND năm 2017 Quy chế phối hợp giải quyết hồ sơ cấp phiếu lý lịch tư pháp, đăng ký lại việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài và lĩnh vực công chứng theo cơ chế một cửa liên thông trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 11Nghị định 61/2018/NĐ-CP về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính
- 12Quyết định 4344/2017/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong công tác đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nuớc ngoài và cấp Phiếu lý lịch tư pháp do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 13Quyết định 812/QĐ-UBND năm 2019 về Quy chế phối hợp cung cấp thông tin lý lịch tư pháp để xây dựng Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp và tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp để cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 14Quyết định 11/2022/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp thực hiện liên thông nhóm thủ tục hành chính Cấp phiếu lý lịch tư pháp - Cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bình Định
Quyết định 466/QĐ-UBND năm 2020 về Quy chế phối hợp cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp và cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- Số hiệu: 466/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 12/03/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
- Người ký: Nguyễn Văn Yên
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra