Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4618/QĐ-UBND

Quảng Ninh, ngày 15 tháng 12 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN KHUNG BẢO TỒN NGUỒN GEN TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2021-2025

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019;

Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013;

Căn Luật đa dạng sinh học năm 2018;

Căn cứ Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;

Căn cứ Thông tư số 17/2016/TT-BKHCN ngày 01/9/2016 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định quản lý thực hiện Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Văn bản số 161/BKHCN-CNN ngày 21/01/2020 của Bộ Khoa học: và Công nghệ về việc xây dựng Đề án khung nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen cấp bộ, cấp tỉnh;

Căn cứ Văn bản số 1940/BKHCN-CNN ngày 03/7/2020 của Bộ Khoa học và Công nghệ “V/v tham gia ý kiến đối với dự thảo Đề án khung bảo tồn nguồn gen cấp tỉnh”.

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 63/TTr-KHCN ngày 16/9/2020.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án khung bảo tồn nguồn gen tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021-2025 với những nội dung chính như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát: Bảo tồn tính đa dạng sinh học, bảo tồn quần thể, loài, nguồn gen và các chức năng của chúng, phục vụ cho sự phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo đảm an ninh quốc phòng; đồng thời nhằm tăng cường năng lực quản lý Nhà nước, tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học về bảo tồn đa dạng sinh học và nâng cao nhận thức về bảo tồn nguồn gen cho người dân.

2. Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá được hiện trạng nguồn gen, xác định được các đối tượng cần bảo tồn thông qua xác định giá trị khoa học, giá trị sử dụng, giá trị kinh tế và tình trạng suy giảm nguồn lợi.

- Xây dựng cơ chế khuyến khích các cơ sở bảo tồn, lưu giữ, khai thác và phát triển bền vững các nguồn gen.

- Xây dựng được 4-5 cơ sở đủ điều kiện tham gia mạng lưới bảo tồn gen quốc gia.

- Bảo tồn các nguồn gen:

Duy trì, khai thác được kết quả của Đề án khung về bảo tồn nguồn gen cấp tỉnh giai đoạn 2015 - 2020 và các nguồn gen địa phương có giá trị.

Lưu giữ, bảo tồn tại chỗ được 04 nguồn gen bản địa có giá trị khoa học, giá trị kinh tế.

Bảo tồn tại chỗ kết hợp bảo tồn chuyển chỗ được 12 nguồn gen thuộc Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 và 01 nguồn gen nhập nội.

Bảo tồn đồng ruộng 02 nguồn gen địa phương có giá trị kinh tế, giá trị khoa học.

- Xây dựng được cơ sở dữ liệu về các nguồn gen đã thực hiện lưu giữ, bảo tồn giai đoạn 2015-2025.

II. NỘI DUNG CẦN GIẢI QUYẾT

1. Điều tra, đánh giá hiện trạng các nguồn gen trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

- Tiếp tục rà soát, kiểm kê các giống cây trồng, vật nuôi bản địa có giá trị kinh tế làm cơ sở xây dựng mô hình bảo tồn, khai thác và phát triển bền vững.

- Điều tra đánh giá hiện trạng, xác định giá trị khoa học, giá trị kinh tế của các nguồn gen nguy cấp, quý hiếm, đặc hữu trong tự nhiên; thu thập nguồn gen phục vụ hoạt động nghiên cứu, bảo tồn.

- Nghiên cứu đề xuất giải pháp bảo tồn, khai thác và phát triển bền vững nguồn gen, đặc biệt là các nguồn gen có khả năng tạo ra sản phẩm chủ lực có giá trị cao, các nguồn gen đặc sản, đặc hữu, các nguồn gen có nguy cơ thất thoát và tuyệt chủng cao.

2. Xây dựng cơ chế khuyến khích các cơ sở bảo tồn, lưu giữ, khai thác và phát triển bền vững các nguồn gen

- Tổng hợp các cơ chế chính sách hỗ trợ lưu giữ, khai thác và phát triển bền vững các nguồn gen.

- Nghiên cứu xây dựng định mức hỗ trợ lưu giữ an toàn các nguồn gen thuộc Đề án khung giai đoạn 2015-2025 và giai đoạn 2021-2025.

- Nghiên cứu đề xuất chính sách đặc thù hỗ trợ lưu giữ, khai thác và phát triển bền vững các nguồn gen, đặc biệt là các nguồn gen có tiềm năng phát triển thành sản phẩm chủ lực, sản phẩm tham gia chương trình OCOP quốc gia.

3. Xây dựng mạng lưới cơ sở bảo tồn, lưu giữ, khai thác và phát triển bền vững các nguồn gen

- Điều tra, khảo sát lựa chọn 4-5 cơ sở đủ điều kiện tham gia mạng lưới các cơ sở bảo tồn nguồn gen quốc gia.

- Dự kiến các đơn vị được khảo sát: Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng; Ban Quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long; Ban Quản lý Vịnh Hạ Long; Ban Quản lý di tích và rừng quốc gia Yên Tử; các doanh nghiệp: Công ty Cổ phần giống Quảng Ninh; Công ty Cổ phần kinh doanh lâm sản Đạp Thanh; Công ty TNHH nuôi trồng, sản xuất và chế biến dược liệu Đông Bắc; Công ty Cổ phần khai thác khoáng sản Thiên Thuận Tường; Công ty Cổ phần phát triển Agritech; Công ty TNHH MTV thương mại dịch vụ khoa học Thái Dương; Hợp tác xã dược liệu Triệu Nga; Công ty Cổ phần phát triển Tùng Lâm; Công ty Cổ phần giống vật nuôi và cây trồng Quảng Ninh và một số doanh nghiệp khác có lĩnh vực hoạt động liên quan đến công tác bảo tồn nguồn gen.

- Hỗ trợ lập hồ sơ đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận là thành viên mạng lưới các cơ sở bảo tồn nguồn gen quốc gia.

- Bàn giao, hỗ trợ lưu giữ, khai thác và phát triển bền vững các nguồn gen có giá trị.

4. Duy trì an toàn các nguồn gen thuộc Đề án về bảo tồn nguồn gen cấp tỉnh giai đoạn 2015 - 2020 và các nguồn gen địa phương có giá trị

4.1. Duy trì an toàn các nguồn gen quy hiếm, nguy cấp và nguồn gen địa phương có giá trị

- Đối tượng: Ngán, Sá sùng, Tu hài, Ốc đĩa, lúa Nếp cái hoa vàng, lúa Bao thai lùn.

- Nội dung:

Theo dõi, tổng hợp, đánh giá tình hình sinh trưởng, phát triển của các đối tượng thuộc mô hình bảo tồn nguồn gen cấp tỉnh giai đoạn 2015 - 2020.

Thu thập, nhân giống bổ sung nguồn gen trong các mô hình bảo tồn.

Hoàn thiện kỹ thuật phục vụ nhu cầu phát triển sản xuất các nguồn gen có giá trị kinh tế, giá trị dược liệu.

Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng về trách nhiệm bảo tồn, lưu giữ nguồn gen.

- Địa điểm: Tại các cơ sở đã bàn giao kết quả các nhiệm vụ thuộc Đề án khung bảo tồn nguồn gen cấp tỉnh giai đoạn 2015 - 2020 hoặc lựa chọn địa điểm phù hợp khi địa điểm được bàn giao không còn đáp ứng điều kiện lưu giữ (nằm trong vùng quy hoạch phát triển kinh tế, bị người dân khai thác cạn kiệt nguồn gen...).

4.2. Khai thác và phát triển nguồn gen

- Đối tượng: gà Bang Trới, Ba kích tím, cá tráp vây vàng, Bảy lá 1 hoa.

- Nội dung:

Tiếp tục hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất.

Xây dựng các mô hình phát triển các sản phẩm thương mại.

5. Bảo tồn lưu giữ nguồn gen

5.7. Bảo tồn tại chỗ các nguồn gen

5.1.1. Đối tượng:

- Bảo tồn tại chỗ các nguồn gen đối với 12 loài có giá trị thuộc danh mục tại Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ, gồm: Đẳng sâm Codonopsis javanica (Blume) Hook.f. & Thomson; Hoằng đằng Fibraurea recisa Pierre; Nam hoàng liên Fibraurea tinctoria Lour; Các loài Bình vôi thuộc chi Stephania; Cẩu tích (Cibotium barometz (L.) J.Sm; Cốt toái bổ (Drynaria fortunei (Kunze ex Mett.) J.Sm.); Hoàng tinh hoa trắng (Disporopsis longifolia Craib); Re hương Cinnamomum parthenoxylon (Jack) Meisn; Trai lý (Mần lái) Garcinia fagraeoides A.Chev, 1918; Gù hương (Cinnamomum balansae Lecomte); Gụ lau (Sindora tonkinensis A. Chev. ex Lars.); Thông tre lá ngăn (Podocarpus pilgeri Foxw, 1907).

- Bảo tồn nguồn gen bản địa đối 04 loài có giá trị khoa học và giá trị kinh tế: Giống Tùng La Hán, Nấm chẹo, Gà Tiên Yên, Lợn Móng Cái.

- Bảo tồn nguồn gen 01 loài nhập nội có giá trị khoa học (Lợn hương).

5.1.2. Nội dung:

- Điều tra phân bố, đặc điểm tự nhiên của quần thể, lập bản đồ phân bố tự nhiên, thu mẫu nguồn gen phục vụ nghiên cứu các biện pháp bảo tồn.

- Nghiên cứu các biện pháp bảo tồn:

Nghiên cứu xây dựng phương án bảo tồn các nguồn gen.

Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật duy trì an toàn quần thể hiện có.

Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống phục vụ trồng bổ sung phục vụ phục hồi quần thể.

- Xây dựng mô hình lưu giữ an toàn quần thể (Nguồn gen được số hóa tọa độ và tích hợp bản đồ số); mô hình nuôi, trồng bổ sung phục hồi quần thể.

- Theo dõi, đánh giá định kỳ tình hình sinh trưởng và phát triển của các quần thể thực hiện bảo tồn.

5.1.3. Địa điểm triển khai: Tại Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng; Vườn quốc gia Bái Tử Long; Khu rừng quốc gia Yên Tử và các doanh nghiệp tham gia mạng lưới lưu giữ, bảo tồn nguồn gen.

5.2. Bảo tồn chuyển chỗ

5.2.1. Đối tượng:

- Bảo tồn chuyển chỗ đối với 12 loài có giá trị thuộc danh mục tại Nghị định số 06/2019/NĐ-CP, gồm: Đẳng sâm Codonopsis javanica (Blume) Hook.f. & Thomson; Hoằng đằng Fibraurea recisa Pierre; Nam hoàng liên Fibraurea tinctoria Lour; Các loài Bình vôi thuộc chi Stephania; Cẩu tích (Cibotium barometz (L.) J.Sm); Cốt toái bổ (Drynaria fortunei (Kunze ex Mett.) J.Sm.); Hoàng tinh hoa trắng (Disporopsis longifolia Craib); Re hương Cinnamomum parthenoxylon (Jack) Meisn; Trai lý (Garcinia fagraeoides A.Chev, 1918); Gù hương (Cinnamomum balansae Lecomte); Gụ lau (Sindora tonkinemis A. Chev. ex Lars.); Thông tre lá ngắn (Podocarpus pilgeri Foxw, 1907));

- Bảo tồn chuyển chỗ đối với 01 loài nhập nội (Lợn hương).

5.2.2. Nội dung:

- Điều tra, thu thập các nguồn gen phục vụ nghiên cứu các biện pháp bảo tồn chuyển chỗ.

- Nghiên cứu, hoàn thiện kỹ thuật nhân giống, nuôi trồng.

- Xây dựng mô hình sản xuất giống; Mô hình nuôi, trồng bảo tồn chuyển chỗ.

- Theo dõi, đánh giá định kỳ tình hình sinh trưởng và phát triển các mô hình.

5.2.3. Địa điểm triển khai: Tại Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng; Vườn quốc gia Bái Tử Long; Khu rừng quốc gia Yên Tử và các doanh nghiệp tham gia mạng lưới lưu giữ, bảo tồn nguồn gen.

5.3 Bảo tồn trên đồng ruộng

5.3.1. Đối tượng: Bảo tồn đối với 01 nguồn gen thuộc Nghị định số 64/2019/NĐ-CP ngày 16/7/2019 (nguồn gen lúa Chiêm đá Quảng Ninh); 01 nguồn gen bản địa có giá trị kinh tế (nguồn gen Rươi nước lợ Đông Triều).

5.3.2. Nội dung:

- Nghiên cứu đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp bảo tồn.

- Nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật phục tráng giống và xây dựng các mô hình bảo tồn đồng ruộng.

- Đánh giá hiệu quả, nhân rộng các mô hình bảo tồn đồng ruộng.

5.3.3. Địa điểm triển khai:

- Rươi nước lợ Đông Triều thực hiện tại khu vực thị xã Đông Triều;

- Lúa chiêm đá thực hiện tại thị xã Quảng Yên.

6. Xây dựng cơ sở dữ liệu về các nguồn gen đã bảo tồn giai đoạn 2015-2025

- Tổng hợp thông tin của các nguồn gen đã được thực hiện trong các nhiệm vụ thuộc Đề án khung giai đoạn 2015-2020 và giai đoạn 2021-2025.

- Thiết kế, xây dựng cơ sở dữ liệu về các nguồn gen (phân loại thực vật; phân bố; đặc điểm sinh thái học; giá trị sử dụng; giá trị kinh tế; tiềm năng khai thác và phát triển;...).

- Cập nhật dự liệu về các nguồn gen trên Cổng thông tin điện tử thành phần của Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Ninh.

III. DỰ KIẾN KẾT QUẢ

1. Báo cáo đánh giá hiện trạng các nguồn gen trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh các giải pháp khai thác, phát triển các nguồn gen có giá trị.

2. Xây dựng 4-5 cơ sở đủ điều kiện tham gia mạng lưới bảo tồn gen quốc gia được Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận.

3. Lưu giữ, bảo tồn các nguồn gen:

(1) Lưu giữ, bảo tồn tại chỗ: 04 nguồn gen bản địa có giá trị khoa học, giá trị kinh tế (Tùng La Hán, Nấm chẹo, Gà Tiên Yên, Lợn Móng Cái).

(2) Bảo tồn tại chỗ kết hợp bảo tồn chuyển chỗ:

- 12 nguồn gen có giá trị thuộc Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 ((Đẳng sâm Codonopsis javanica (Blume) Hook.f. & Thomson; Hoằng đằng Fibraurea recisa Pierre; Nam hoàng liên Fibraurea tinctoria Lour; Các loài Bình vôi thuộc chi Stephania; Cẩu tích (Cibotium barometz (L.) J.Sm); Cốt toái bổ (Drynaria fortunei (Kunze ex Mett.) J.Sm.); Hoàng tinh hoa trắng (Disporopsis longifolia Craib); Re hương Cinnamomum parthenoxylon (Jack) Meisn; Trai lý (Mần lái) Garcinia fagraeoides A.Chev, 1918; Gù hương (Cinnamomum balansae Lecomte); Gụ lau (Sindora tonkinensis A. Chev. ex Lars.); Thông tre lá ngắn (Podocarpus pilgeri Foxw, 1907));

- 01 nguồn gen nhập nội (nguồn gen Lợn Hương).

(3) Bảo tồn đồng ruộng: 01 nguồn gen thuộc Nghị định số 64/2019/NĐ-CP ngày 16/7/2019 (nguồn gen lúa Chiêm đá Quảng Ninh); 01 nguồn gen bản địa có giá trị kinh tế (nguồn gen Rươi nước lợ Đông Triều).

4. Dự thảo chính sách đặc thù hỗ trợ lưu giữ, khai thác và phát triển bền vững các nguồn gen, đặc biệt là các nguồn gen có tiềm năng phát triển thành sản phẩm chủ lực, sản phẩm tham gia chương trình OCOP quốc gia.

5. Xây dựng cơ sở dữ liệu về các nguồn gen đã bảo tồn giai đoạn 20212025 cập nhật trên cổng thông tin điện tử thành phần của Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Ninh.

IV. DỰ KIẾN KINH PHÍ THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2021-2025

1. Dự kiến tổng kinh phí (phần ngân sách nhà nước hỗ trợ): 50.400.000.000 đồng.

Trong đó:

- Ngân sách Trung ương (Bộ Khoa học và Công nghệ) khoảng: 13,0 tỷ đồng

- Ngân sách tỉnh dự kiến khoảng: 37,4 tỷ đồng.

(Chi tiết phục lục kèm theo. Kinh phí có thể thay đổi trong quá trình thẩm định các nhiệm vụ thuộc đề án).

2. Nguồn kinh phí thực hiện Đề án: Nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ. Trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ sẽ huy động thêm nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; nguồn vốn hợp tác quốc tế và các nguồn vốn hợp pháp khác.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Sở Khoa học và Công nghệ

- Đầu mối tổng hợp, quản lý và tổ chức triển khai, hướng dẫn thực hiện Đề án. Tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn, triển khai thực hiện Đề án.

- Lập kế hoạch triển khai các nội dung của Đề án và lập dự toán kinh phí thực hiện các nhiệm vụ hàng năm gửi Sở Tài chính thẩm định, báo cáo UBND tỉnh xem xét theo quy định.

- Báo cáo định kỳ, báo cáo giai đoạn và báo cáo tổng kết việc thực hiện Đề án về UBND tỉnh và Bộ Khoa học và Công nghệ.

2. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tham mưu UBND tỉnh bổ kinh phí ngân sách tỉnh hàng năm để thực hiện Đề án; phối hợp tham gia thẩm định dự toán kinh phí đối với các nhiệm vụ thuộc Đề án.

3. Các Sở, ngành, đơn vị, địa phương: Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ kiểm tra quá trình thực hiện các nhiệm vụ của Đề án thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý; phối hợp với các cơ quan chủ trì duy trì kết quả các nhiệm vụ đảm bảo các nguồn gen thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý tiếp tục được bảo tồn sau khi nhiệm vụ kết thúc.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND và UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ KH&CN (Báo cáo)
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- TT Thông tin;
- V0, V3, NLN3, TM3,TH;
- Lưu: VT, NLN1 (15b-QDD.209.1)

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thị Hạnh

 

PHỤ LỤC 1:

DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ BẢO TỒN NGUỒN GEN TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4618/QĐ-UBND ngày 15/12/2020 của UBND tỉnh Quảng Ninh)

STT

Tên nhiệm vụ

Tên tổ chức dự kiến chủ trì

Đối tượng nguồn gen bảo tồn

Dự kiến kinh phí
(Triệu đồng)

Giai đoạn thực hiện

A

Nhiệm vụ thường xuyên

 

 

4,700

 

1

Tư liệu hóa nguồn gen

Tuyển chọn

Các nguồn gen thuộc các nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen 2015-2025

1,000

2025

2

Điều tra, đánh giá xác định các nguồn gen có giá trị trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Tuyển chọn

Các nguồn gen có giá trị trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

2,000

2021-2022

3

Nghiên cứu đề xuất cơ chế hỗ trợ lưu giữ và phát triển các nguồn gen trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Tuyển chọn

 

1,700

2021-2022

B

Nhiệm vụ quỹ gen

 

 

32,700

 

I

Nguồn gen nông nghiệp

 

 

 

 

1

Bảo tồn nguồn gen lúa chiêm đá Quảng Ninh

Tuyển chọn

Lúa chiêm đá Quảng Ninh

1,000

2021-2022

II

Nguồn gen lâm nghiệp

 

 

 

 

2

Bảo tồn nguồn gen cây Re hương Cinnamomum parthenoxylon (Jack) Meisn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Tuyển chọn

Vù hương (Re hương) Cinnamomum parthenoxylon (Jack) Meisn;

2,000

2021-2023

3

Bảo tồn nguồn gen cây Trai lý (Mần lái) Garcinia fagraeoides A.Chev, 1918 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Tuyển chọn

Trai lý (Mần lái) Garcinia fagraeoides A.Chev, 1918

2,000

2022-2024

4

Bảo tồn nguồn gen cây Gù hương (Cinnamomum balansae Lecomte) trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Tuyển chọn

Gù hương (Cinnamomum balansae Lecomte)

2,000

2021-2023

5

Bảo tồn nguồn gen cây Gụ lau (Sindora tonkinensis A. Chev. ex Lars.) trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Tuyển chọn

Gụ lau (Sindora tonkinensis A. Chev. ex Lars.)

2,000

2024-2024

6

Bảo tồn nguồn gen cây Thông tre lá ngắn (Podocarpus pilgeri Foxw, 1907) trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Tuyển chọn

Thông tre lá ngắn (Podocarpus pilgeri Foxw, 1907)

1,500

2022-2024

7

Bảo tồn nguồn gen cây Tùng La Hán (Tùng lá dài, tùng Cô Tô)

Tuyển chọn

Tùng La Hán

2,000

2021-2023

8

Bảo tồn nguồn gen Nấm chẹo trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Tuyển chọn

Nấm chẹo

2,000

2021-2023

III

Nguồn gen dược liệu

 

 

 

 

9

Bảo tồn nguồn gen cây Đẳng sâm Codonopsis javanica (Blume) Hook.L & Thomson

Tuyển chọn

Đẳng sâm Codonopsis javanica (Blume) Hook.L & Thomson;

1,500

2022-2024

10

Bảo tồn nguồn gen cây Hoằng đằng Fibraurea recisa Pierre

Tuyển chọn

Hoằng đằng Fibraurea recisa Pierre;

1,500

2024-2025

11

Bảo tồn nguồn gen cây Nam hoàng liên Fibraurea tinctoria Lour

Tuyển chọn

Nam hoàng liên Fibraurea tinctoria Lour

1,500

2023-2025

12

Bảo tồn nguồn gen các loài các loài Bình vôi thuộc chi Stephania trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Tuyển chọn

Các loài Bình vôi thuộc chi Stephania

1,500

2024-2025

13

Bảo tồn nguồn gen Cẩu tích (Cibotium barometz (L.) J.Sm) trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Tuyển chọn

Cẩu tích (Cibotium barometz (L.) J.Sm); bảo tồn tại chỗ quần thể 1-2 ha

1,500

2023-2025

14

Bảo tồn nguồn gen cốt toái bổ (Drynaria fortunei (Kunze ex Mett.) J.Sm.) trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Tuyển chọn

Cốt toái bổ (Drynaria fortunei (Kunze ex Mett.) J.Sm.)

1,500

2023-2025

15

Bảo tồn nguồn gen cây Hoàng tinh hoa trắng (Disporopsis longifolia Craib) trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Tuyển chọn

Hoàng tinh hoa trắng (Disporopsis longifolia Craib);

1,500

2023-2024

IV

Nguồn gen vật nuôi

 

 

 

 

16

Bảo tồn nguồn gen Gà Tiên Yên trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Tuyển chọn

Gà Tiên Yên

2,000

2021-2024

17

Bảo tồn nguồn gen lợn Móng Cái trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Tuyển chọn

Lợn Móng Cái

2,000

2021-2023

18

Bảo tồn nguồn gen lợn Hương trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Tuyển chọn

Lợn Hương

2,000

2023-2025

V

Nguồn gen Thủy sản

 

 

 

 

19

Bảo tồn nguồn gen Rươi nước lợ Đông Triều

Tuyển chọn

Giống Rươi nước lợ ở Đông Triều

2,000

2021-2022

Tổng kinh phí giai đoạn 2021 - 2025

37,400

 

 

PHỤC LỤC 2:

DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ BẢO TỒN NGUỒN GEN ĐỀ XUẤT ĐẶT HÀNG THỰC HIỆN Ở CẤP QUỐC GIA TRONG GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4618/QĐ-UBND ngày 15/12/2020 của UBND tỉnh Quảng Ninh)

STT

Tên nhiệm vụ

Tên tổ chức dự kiến chủ trì

Đối tượng và số lượng nguồn gen bảo tồn

Dư kiến kinh phí ngân sách Trung ương
(Triệu đồng)

Giai đoạn thực hiện

1

Bảo tồn nguồn gen Cọ Hạ Long (Livistona halonggensis)

Ban Quản lý Vịnh Hạ Long

Cọ Hạ Long (Livistona halonggensis)

4,000

2021-2023

2

Bảo tồn nguồn gen Hải sâm đen tại Quảng Ninh.

Ban Quản lý vườn quốc gia Bái Tử Long

Hải sâm đen

4,000

2022-2024

3

Bảo tồn nguồn gen loài Bào ngư chin lỗ (Haliotis diversicolor Reeve)

Tuyển chọn

Bào ngư chin lỗ (Haliotis diversicolor Reeve)

5,000

2023-2025

Tổng kinh phí giai đoạn 2021 - 2025

13,000

 

Tổng số: 03 đối tượng

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 4618/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt Đề án khung bảo tồn nguồn gen tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021-2025

  • Số hiệu: 4618/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 15/12/2020
  • Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ninh
  • Người ký: Nguyễn Thị Hạnh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản