Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4613/QĐ-UBND | Đồng Nai, ngày 30 tháng 12 năm 2016 |
QUY ĐỊNH CÔNG NHẬN NGHỀ TRUYỀN THỐNG, LÀNG NGHỀ, LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phuơng ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;
Căn cứ Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 2915/QĐ-BNN-CB ngày 14/7/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Căn cứ Quyết định số 4190/QĐ-UBND ngày 08/12/2016 của UBND tỉnh về việc quy định phân công thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 4907/TTr-SNN ngày 15/12/2016.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống tỉnh Đồng Nai.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Công Thương, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Lao động-Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tư pháp, Nội vụ; Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Hội Nông dân tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa và Thủ trường các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
CÔNG NHẬN NGHỀ TRUYỀN THỐNG, LÀNG NGHỀ, LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4613/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai)
Quy định này quy định nội dung, tiêu chí, trình tự thủ tục công nhận, quyền lợi và nghĩa vụ khi được công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
1. Các tổ chức, cá nhân hỗ trợ khôi phục và trực tiếp sản xuất để phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống.
2. Các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan về quản lý, hỗ trợ khôi phục và phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống.
Điều 3. Các hoạt động ngành nghề nông thôn
Được quy định tại Điều 3, Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn, bao gồm:
1. Chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản.
2. Sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, cơ khí nhỏ.
3. Xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn.
4. Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.
5. Gây trồng và kinh doanh sinh vật cảnh.
6. Xây dựng, vận tải trong nội bộ xã, liên xã và các dịch vụ khác phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn.
7. Tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề; tư vấn sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn.
1. Nghề truyền thống là nghề đã được hình thành từ lâu đời, tạo ra những sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền.
2. Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau.
3. Làng nghề truyền thống là làng nghề có nghề truyền thống được hình thành từ lâu đời.
TIÊU CHÍ CÔNG NHẬN NGHỀ TRUYỀN THỐNG, LÀNG NGHỀ, LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG
Điều 5. Tiêu chí công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống
1. Tiêu chí công nhận nghề truyền thống
Nghề được công nhận là nghề truyền thống phải đạt 03 tiêu chí sau:
a) Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận;
b) Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc;
c) Nghề gắn vói tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề.
2. Tiêu chí công nhận làng nghề
Làng nghề được công nhận phải đạt 03 tiêu chí sau:
a) Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn;
b) Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 02 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận;
c) Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước.
3. Tiêu chí công nhận làng nghề truyền thống
Làng nghề truyền thống phải đạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất một nghề truyền thống theo quy định tại khoản 1, Điều này.
THỦ TỤC, HỒ SƠ VÀ TRÌNH TỰ XÉT CÔNG NHẬN NGHỀ TRUYỀN THỐNG, LÀNG NGHỀ, LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG
Điều 6. Điều kiện xét và công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống
1. Đáp ứng đầy đủ các tiêu chí đã quy định tại Điều 5 của Quy định này.
2. Hồ sơ đầy đủ, rõ ràng, đảm bảo thời gian theo quy định.
Điều 7. Hồ sơ đề nghị công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống
1. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã) có các hoạt động ngành nghề tại Điều 3 của Quy định này đối chiếu với tiêu chí xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống quy định tại Điều 5 của Quy định này lập hồ sơ đề nghị công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống và gửi tờ trình đề nghị (kèm theo hồ sơ) lên Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp huyện).
2. Hồ sơ đề nghị công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống
a) Hồ sơ đề nghị công nhận nghề truyền thống:
- Bản tóm tắt quá trình hình thành, phát triển của nghề truyền thống, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã (Biểu mẫu 1).
- Bản sao giấy chứng nhận, huy chương đã đạt được trong các cuộc thi, triển lãm trong nước và quốc tế hoặc có tác phẩm đạt nghệ thuật cao được cấp tỉnh, thành phố trở lên trao tặng (nếu có).
Đối với những tổ chức, cá nhân không có điều kiện tham dự các cuộc thi, triển lãm hoặc không có tác phẩm đạt giải thưởng thì phải có bản mô tả đặc trưng mang bản sắc văn hóa dân tộc của nghề truyền thống.
- Bản sao giấy công nhận Nghệ nhân của cơ quan có thẩm quyền (nếu có).
b) Hồ sơ đề nghị công nhận làng nghề:
- Danh sách các hộ tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã (Biểu mẫu 2).
- Bản tóm tắt kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn trong 02 năm gần nhất (Biểu mẫu 3).
- Bản xác nhận thực hiện tốt chính sách, pháp luật Nhà nước có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã (Biểu mẫu 4).
c) Hồ sơ đề nghị công nhận làng nghề truyền thống:
- Hồ sơ đề nghị công nhận làng nghề truyền thống bao gồm các văn bản quy định tại điểm a, b Khoản 2, Điều 7 Quy định này.
- Trường hợp đã được công nhận làng nghề, hồ sơ bao gồm:
+ Bản tóm tắt quá trình hình thành, phát triển của nghề truyền thống, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã (Biểu mẫu 1).
+ Bản sao giấy chứng nhận, huy chương đã đạt được trong các cuộc thi, triển lãm trong nước và quốc tế hoặc có tác phẩm đạt nghệ thuật cao được cấp tỉnh, thành phố trở lên trao tặng (nếu có).
Đối với những tổ chức, cá nhân không có điều kiện tham dự các cuộc thi, triển lãm hoặc không có tác phẩm đạt giải thưởng thì phải có bản mô tả đặc trưng mang bản sắc văn hóa dân tộc của nghề truyền thống.
+ Bản sao giấy công nhận Nghệ nhân của cơ quan có thẩm quyền (nếu có).
- Trường hợp chưa được công nhận làng nghề nhưng có nghề truyền thống đã được công nhận, hồ sơ bao gồm:
+ Danh sách các hộ tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã (Biểu mẫu 2).
+ Bản tóm tắt kết qưả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn trong 02 năm gần nhất (Biểu mẫu 3).
+ Bản xác nhận thực hiện tốt chính sách, pháp luật Nhà nước có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã (Biểu mẫu 4).
Điều 8. Thủ tục, trình tự xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống
1. Ủy ban nhân dân cấp xã có các ngành nghề đạt tiêu chí tại Điều 5 của Quy định này, lập hồ sơ đề nghị công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống và gửi văn bản đề nghị (kèm theo 03 bộ hồ sơ) lên Ủy ban nhân dân cấp huyện.
2. UBND cấp huyện thành lập Tổ thẩm tra; Tổ thẩm tra cấp huyện do Lãnh đạo phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (hoặc Phòng Kinh tế) cấp huyện làmTổ trưởng, các thành viên của Tổ là đại diện một số phòng, ban liên quan Tổ thẩm tra có nhiệm vụ: Tổng hợp, thẩm tra hồ sơ đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã; trong thời hạn 15 ngày (ngày làm việc) kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổ thực hiện công tác thẩm tra, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện lập Tờ trình, danh sách (kèm theo 03 bộ hồ sơ) gửi về Chi cục Phát triển nông thôn tổng hợp. Hồ sơ gồm có:
a) Tờ trình đề nghị xét công nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện (Biểu mẫu 7).
b) Biên bản thẩm tra của Tổ thẩm tra các tiêu chí (Biểu mẫu 6).
c) Công văn đề nghị công nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã (Biểu mẫu 5).
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm thẩm tra về tính hợp lệ, đầy đủ của các giấy tờ, tài liệu của hồ sơ theo quy định và trả lời bằng văn bản trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ. Trong trường hợp cần bổ sung, chỉnh sửa các nội dung trong hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản hướng dẫn để các địa phương lập hồ sơ hoàn thiện và nộp lại chậm nhất sau 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản hướng dẫn.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định thành lập Hội đồng xét duyệt cấp tỉnh; lập kế hoạch và kinh phí để hàng năm tổ chức thẩm định, chọn những làng nghề có đủ tiêu chuẩn theo Quy định này, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, ra quyết định công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trong thời hạn 30 ngày (ngày làm việc) kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Hội đồng có từ 11 đến 13 thành viên. Thành phần Hội đồng gồm:
- Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Phó Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Lãnh đạo các Sở, ban, ngành có liên quan: Ủy viên.
- Lãnh đạo Ban thi đua khen thưởng tỉnh: Ủy viên.
- Lãnh đạo Chi cục Phát triển nông thôn: Ủy viên.
5. Cơ quan Thường trực của Hội đồng xét duyệt cấp tỉnh là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hội đồng sử dụng con dấu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Cơ quan thường trực của Hội đồng quyết định thanh lập Tổ thư ký giúp việc cho Hội đồng.
6. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng xét duyệt cấp tỉnh.
a) Cuộc họp đánh giá xét duyệt danh hiệu nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống phải có ít nhất 3/4 số thành viên Hội đồng tham dự, trong đó có Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng (được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền) chủ trì cuộc họp.
b) Hội đồng xét duyệt dánh giá và quyết định xét chọn theo nguyên tắc bỏ phiếu kín và được thực hiện chính xác, công bằng, dân chủ, khách quan. Nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống đạt danh hiệu phải được ít nhất 75% số phiếu tán thành của số thành viên Hội đồng tham dự cuộc họp.
Điều 9. Thời gian xét công nhận danh hiệu
1. Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ theo quy định và nộp lên UBND cấp xã trước ngày 01 tháng 09 hàng năm.
2. UBND cấp xã tổng hợp và lập danh sách cá nhân, tổ chức gửi lên UBND cấp huyện trước ngày 15 tháng 09 hàng năm.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện tiến hành kiểm tra, thẩm tra, tổng hợp hồ sơ, lập danh sách gửi hồ sơ đề nghị công nhận danh hiệu nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Phát triển nông thôn) trước ngày 10 tháng 10 hàng năm.
4. Hội đồng tổ chức xét duyệt, trình UBND tỉnh quyết định công nhận chậm nhất trước ngày 25/12 hàng năm.
Điều 10. Thu hồi giấy công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống
1. Nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận, nhưng sau 05 năm hoạt động nếu không đạt các tiêu chí quy định sẽ bị thu hồi giấy công nhận.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện danh sách nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống không đảm bảo các tiêu chí quy định. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổng hợp danh sách, gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để xem xét, thu hồi giấy công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống.
QUYỀN LỢI, NGHĨA VỤ CỦA NGHỀ TRUYỀN THỐNG, LÀNG NGHỀ, LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG
1. Mỗi nghề, làng nghề đạt tiêu chí được Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống và kèm theo mức tiền thưởng, cụ thể như sau:
a) Nghề truyền thống được công nhận: Bằng 05 lần mức lương cơ sở hiện hành theo quy định của Nhà nước
b) Làng nghề được công nhận: Bằng 10 lần mức lương cơ sở hiện hành theo quy định của Nhà nước
c) Làng nghề truyền thống được công nhận: Bằng 15 lần mức lương cơ sở hiện hành theo quy định của Nhà nước
2. Được bổ sung hàng năm vào danh sách các làng nghề của tỉnh để lập kế hoạch hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng làng nghề, phát triển làng nghề theo các cơ chế, chính sách hiện hành của Nhà nước.
3. Được ưu tiên sử dụng kinh phí sự nghiệp môi hường cho hoạt động bảo vệ môi trường tại làng nghề và được Nhà nước hỗ trợ đâu tư các công trình xử lý môi trường từ nguồn vốn ngân sách và các nguồn vốn hỗ trợ phát triển khác.
4. Các làng nghề, làng nghề truyền thống được hưởng các chính sách khuyến khích trợ giúp của Nhà nước về phát triển ngành nghề nông thôn: bảo tồn và phát triển làng nghề; mặt bằng sản xuất; đầu tư tín dụng; xúc tiến thương mại; khoa học công nghệ; đào tạo nhân lực; cung cấp thông tin; được Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, được đăng ký tham gia sử dụng nhãn hiệu, được ưu tiên tham gia và hỗ trợ kinh phí từ các chương trình khuyến công, khuyến nông, chương trình xúc tiến thương mại; các chương trình hỗ trợ khác theo quy định của pháp luật
5. Được thành lập Hội làng nghề, làng nghề truyền thống và tổ chức đại diện bảo vệ và hỗ trợ phát triển theo quy định của pháp luật
6. Các quyền lợi khác theo quy định của Nhà nước.
1. Phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống phải gắn với xây dựng nông thôn mới và các phong trào xã hội khác. Huy động, khuyến khích, tạo điều kiện để các nghệ nhân, thợ giỏi truyền nghề, dạy nghề cho người lao động; duy trì, phát triển làng nghề ổn định, bền vững.
2. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính và tuân thủ các quy định của pháp luật về các vấn đề có liên quan khác: an ninh, trật tự an toàn xã hội, lao động, bảo vệ môi trường, bảo vệ di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh.
3. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Kinh phí in ấn, giấy công nhận, làm khung, tiền thưởng cho nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống được sử dụng từ quỹ khen thưởng của tỉnh, giao Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh (Sở Nội vụ) đảm nhiệm.
2. Kinh phí hoạt động của Hội đồng xét duyệt cấp tỉnh (chi cho thành viên Hội đồng, nước uống, photo hồ sơ, văn phòng phẩm, chi phí kiểm tra các làng nghề đề nghị công nhận, tổ chức lễ công nhận, chi khác) được sử dụng từ kinh phí hành chính sự nghiệp theo dự toán được giao hàng năm cho Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Các nội dung chi khác được sử dụng từ các nguồn kinh phí theo quy định hiện hành.
Điều 14. Phân công trách nhiệm
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Là cơ quan Thường trực của Hội đồng, làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ, trình UBND tỉnh quyết định và tổ chức lễ công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống.
b) Trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định thành lập Hội đồng xét duyệt; thành lập Đoàn thẩm tra các tiêu chí công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống.
c) Tổng hợp, thẩm định hồ sơ xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống; chuẩn bị nội dung và tổ chức cuộc họp của Hội đồng xét tặng cấp tỉnh.
d) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện triển khai tổ chức thực hiện việc xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống.
e) Phối hợp với Sở Tài chính, Ban Thi đua Khen thưởng tỉnh hướng dẫn việc sử dụng tiền thưởng theo Khoản 1, Điều 11 Quy định này.
f) Tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện Quy định này.
2. Sở Nội vụ chỉ đạo Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh: Có trách nhiệm dự trù kinh phí khen thưởng, thực hiện thủ tục khen thưởng, cấp giấy chứng nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống.
3. Sở Tài chính: Tham mưu bố trí kinh phí cho các đơn vị cấp tỉnh thực hiện công tác xét công nhận danh hiệu nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống chung trong dự toán ngân sách hằng năm của các đơn vị có liên quan.
4. Ủy ban nhân dân cấp huyện: Chỉ đạo, đôn đôc, kiểm tra Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc tuyên truyền, phổ biến Quy định này, hướng dẫn kê khai hồ sơ, tiếp nhận hồ sơ của Ủy ban nhân dân cấp xã, chỉ đạo Tổ thẩm tra, tiến hành thẩm tra sự đầy đủ và hợp lệ của các bộ hồ sơ; tổng hợp và hoàn thành hồ sơ gửi về tỉnh theo quy định này; hỗ trợ kinh phí để Tổ thẩm tra hoạt động theo các quy định hiện hành.
5. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm hướng dẫn các làng có nghề lập hồ sơ đề nghị công nhận theo quy định, gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan, Chủ tịch UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp xã theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp có trách nhiệm triển khai thực hiện các nội dung của quy định này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các địa phương, cơ quan, đơn vị phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Phát triển nông thôn) để tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, xử lý./.
BẢN TÓM TẮT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ TRUYỀN THỐNG
(Kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày / /2016 của UBND tỉnh Đồng Nai)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
……….., ngày... tháng……năm 20.....
BẢN TÓM TẮT
Quá trình hình thành và phát triển nghề truyền thống
Kính gửi: | - Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai; |
Căn cứ Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn và Thông tư 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP.
Căn cứ Quyết định số /QĐ-UBND ngày của UBND tỉnh ban hành Quy định công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống tỉnh Đồng Nai.
Qua quá trình hình thành, hoạt động; tự xét thấy đã đạt được những tiêu chuẩn về nghề truyền thống:
1. Nghề ........................................... đã xuất hiện từ ……………………….và gắn với đời
sống văn hoá của làng ………………….. thuộc xã ……………., huyện …………………, tỉnh Đồng Nai tồn tại cho đến nay.
Các sản phẩm chủ yếu của nghề ............................................ là: ………………………….
...................................................................................................................................
2. Nghề ……………………đã gắn với tên tuổi của làng từ năm…….Nghề……… đã gắn với tên tuổi của một số nghệ nhân nổi tiếng như:....................................................................................................................
3. Nghề …………………………sản xuất theo đúng quy định của pháp luật, có tổ chức và hoạt động xã hội về nghề ……………………………………… đảm bảo chấp hành đầy đủ các quy định, chính sách của nhà nước và vệ sinh môi trường.
Đề nghị UBND các cấp xem xét công nhận:
- Tên nghề:...................................................................................................................
- Thuộc làng (ấp, bản...) ........................................................................................... xã
………………………………………..
- Huyện: ..................................................................................... là nghề truyền thống./.
Xác nhận của UBND cấp xã | Tổ chức (cá nhân) |
DANH SÁCH CÁC HỘ (TỔ CHỨC) THAM GIA HOẠT ĐỘNG NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN
(Kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày / /2016 của UBND tỉnh Đồng Nai)
UBND XÃ……………… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
DANH SÁCH
CÁC HỘ (TỔ CHỨC) THAM GIA HOẠT ĐỘNG NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN
STT | Họ và tên (chủ hộ) | Địa chỉ | Số lao động tham gia làng nghề | Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
6 |
|
|
|
|
7 |
|
|
|
|
8 |
|
|
|
|
.... |
|
|
|
|
.... |
|
|
|
|
- Tổng số hộ của làng:………………………………………. hộ.
- Tỷ lệ hộ làm nghề so với tổng số hộ của làng:………………….. %
ngày……tháng.... năm……. | TRƯỞNG ẤP, BẢN, | NGƯỜI LẬP |
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH CỦA CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN THAM GIA HOẠT ĐỘNG NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN
(Kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày / /2016 của UBND tỉnh Đồng Nai)
Huyện………………….. | BIỂU TÍNH GIÁ TRỊ SẢN XUẤT, DOANH THU, THU NHẬP CÁC NGÀNH NGHỀ 2 NĂM GẦN NHẤT (NĂM……… VÀ NĂM…………) |
STT | Ngành nghề | Sản lượng | Giá trị sản xuất(Tr.đ) | Doanh thu (Tr.đ) | Thu nhập BQ/lđ/tháng (Tr.đ) | |||||||
ĐVT S.phẩm | Năm … | Năm … | Giá đơn vị SP 1000đ | Năm … | Năm … | Giá bán đơn vị SP 1000đ | Năm …. | Năm …. | Năm ….. | Năm ….. | ||
A | Nông nghiệp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Trồng trọt |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Chăn nuôi |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
B | Ngành nghề nông thôn |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Nghề ……………… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Nghề ……………… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | Nghề ……………… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 | Nghề …………….. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
C | Dịch vụ khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | ……………. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
….. | …………….. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Tổng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ……………., Ngày ……… tháng………năm 20... | |
XÁC NHẬN CỦA UBND | TRƯỞNG ẤP, BẢN, | NGƯỜI LẬP |
CÔNG VĂN XÁC NHẬN VIỆC CHẤP HÀNH CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC
(Kèm theo Quyểt định số /QĐ-UBND ngày / /2016 của UBND tỉnh Đồng Nai)
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……../……. | …………, ngày…….tháng……năm 20…. |
Kinh gửi: UBND huyện/thị xã/TP……………………
Căn cứ Quyết định số /QĐ-UBND ngày... của UBND tỉnh ban hành Quy định công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống tỉnh Đồng Nai.
UBND xã, phường, thị trấn………xác nhận:
Người dân làng nghề, làng nghề truyền thống ………thuộc ấp/bản/khu phố thuộc xã/phường/thị trấn……….huyện/thị xã/TP luôn chấp hành tốt chính sách pháp luật của nhà nước và hoàn thành tôt nghĩa vụ công dân nơi cư trú, tham gia tích cực các phong trào phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
CÔNG VĂN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN NGHỀ TRUYỀN THỐNG HOẶC (LÀNG NGHỀ, LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG)
(Kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày / /2016 của UBND tỉnh Đồng Nai)
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……../…….. | ………., ngày …… tháng .......năm 20…. |
Kính gửi: UBND huyện/thị xã/TP……………………..
Căn cứ Nghị định số 66/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn và Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP;
Căn cứ Quyết định số /QĐ-UBND ngày .....của UBND tỉnh ban hành Quy định công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống tỉnh Đồng Nai.
UBND xã/phường/thị trấn ……………………………….kính đề nghị UBND huyện/thị xã/TP xem xét, có văn bản đề nghị UBND tỉnh xét công nhận nghề/làng nghề ……………………..là nghề truyền thống (hoặc Làng nghề hoặc làng nghề truyền thống).
(Có hồ sơ kèm theo)
Kính trình UBND huyện/thị xã/TP xem xét, đề nghị công nhận.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
BIÊN BẢN THẨM TRA CÁC TIÊU CHÍ NGHỀ TRUYỀN THỐNG (LÀNG NGHỀ/LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG) CỦA TỔ CÔNG TÁC HUYỆN/ THỊ XÃ/ TP
(Kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày / /2016 của UBND tỉnh Đồng Nai)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
………..,ngày…..tháng…..năm 20...
BIÊN BẢN
Thẩm tra các tiêu chí nghề truyền thống( làng nghề/làng nghề truyền thống) của Tổ công tác huyện/ thị xã/TP
Căn cứ Quyết định số……/ /QĐ-UBND ngày....tháng…..năm....của UBND tỉnh Đồng Nai ban hành Quy định công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống tỉnh Đồng Nai.
Theo đề nghị của UBND xã…….tại Công văn số ... về việc đề nghị công nhận nghề hoặc (làng nghề/làng nghề truyền thống)………..thuộc xã……………………., huyện ……………………………, tỉnh Đồng Nai là nghề truyền thống ( hoặc làng nghề/làng nghề truyền thống).
Căn cứ Quyết định số: ………../QĐ-UBND ngày……tháng……năm……….của UBND huyện/TX/TP…………………………….. về việc thành lập Tổ công tác thẩm tra các tiêu chí nghề truyền thống ( hoặc làng nghề/làng nghề truyền thống).
Hôm nay, ngày…….tháng……..năm………..tại……………………….
Chúng tôi là những thành viên trong Tổ công tác thẩm tra các tiêu chí làng nghề của huyện/TX/TP gồm:
1. Ông/Bà: ……………………………………..Chức vụ: …………………………………..
2. Ông/Bà: ……………………………………..Chức vụ: …………………………………..
3. Ông/Bà: ……………………………………..Chức vụ: …………………………………..
4. Ông/Bà: ……………………………………..Chức vụ: …………………………………..
Tiến hành thẩm tra quá trình hình thành, phát triển của nghề (hoặc Làng nghề/Làng nghề truyền thống) ………………………………………………………………..tại:
- Làng ………………………………………………………….;
- Thuộc xã…………………; huyện ………………………….;
Đoàn đã thống nhất kết quà đánh giá dưới đây:
I. Về hồ sơ pháp lý:
II. Về kết quả thẩm tra các tiêu chí:
1. Nghề…………………….đã xuất hiện từ……………………….và gắn với đời sống văn hoá của làng…………………thuộc xã………………………………………., huyện ………………..tỉnh Đồng Nai tồn tại cho đến nay.
2. Nghề ...... đã gắn với tên tuổi của làng từ năm ………………..
3. Nghề ………….đã gắn với tên tuổi của một số nghệ nhân nổi tiếng như (nghệ nhân được cấp có thẩm quyền công nhận nếu có): ………………………….
4. Số hộ tham gia làm nghề là………………hộ, chiếm……………….% tổng số hộ của làng.
5. Các sản phẩm chủ yếu của làng là: ………………………………………..
6. Giá trị sản xuất (hoặc doanh thu) từ nghề ………………………………………………… của làng ……………………… 2 năm liên tiếp.
+ Năm …………. giá trị sản xuất (hoặc doanh thu): Thực hiện đạt ……………… triệu đồng, chiếm…………% tổng giá trị sản xuất (hoặc doanh thu) của làng.
+ Năm …………. giá trị sản xuất (hoặc doanh thu): Thực hiện đạt ……………….triệu đồng, chiếm………..% tổng giá trị sản xuất (hoặc doanh thu) của làng.
7. Thu nhập bình quân/lao động/tháng…………
8. Số tháng hoạt động/năm ……………………….
9. Làng……………………………. sản xuất theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo chấp hành đầy đủ các quy định hiện hành về chính sách của nhà nước và vệ sinh môi trường.
Làng………………………………………đã đạt (hoặc không đạt) các tiêu chí công nhận nghề truyền thống (hoặc làng nghề hoặc làng nghề truyền thống).
Biên bản được lập vào hồi…………, ngày……..tháng……năm………..
Các thành viên tham gia Tổ công tác đánh giá đều nhất trí và ký tên.
Biên bản được lập thành ... bản có giá trị pháp lý như nhau.
Chữ ký của các thành viên Tồ công tác huyện/thị xã/ thành phố
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
TỜ TRÌNH ĐỀ NGHỊ XÉT, CÔNG NHẬN NGHỀ TRUYỀN THỐNG (HOẶC LÀNG NGHỀ/LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG)
(Kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày / /2016 của UBND tỉnh Đồng Nai)
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:………./UBND-……. | ……………, ngày ….. tháng ……. năm 20…… |
Kính gửi: Chi cục Phát triển nông thôn.
Căn cứ Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn và Thông tư 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP.
Căn cứ Quyết định số…..../QĐ-UBND ngày....tháng…….năm....của UBND tỉnh Đồng Nai ban hành Quy định công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thông tỉnh Đồng Nai.
UBND huyện/thị xã/TP đề nghị Chi cục Phát triển nông thôn xem xét tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình UBND tỉnh công nhận nghề/Làng………………………………..…thuộc xã………….huyện/thị xã/ TP………………, tỉnh Đồng Nai là nghề truyền thống (hoặc Làng nghề/làng nghề truyền thống) /.
(Có hồ sơ kèm theo)
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 32/2019/QĐ-UBND quy định về công nhận, quản lý và phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống, ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 2Quyết định 48/2019/QĐ-UBND quy định về hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn và làng nghề trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 3Quyết định 06/2020/QĐ-UBND quy định về Công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống tỉnh Thừa Thiên Huế
- 4Quyết định 02/2020/QĐ-UBND về định mức hỗ trợ kinh phí khi được công nhận danh hiệu “Làng nghề, Nghề truyền thống và Làng nghề truyền thống” Hà Nội
- 1Nghị định 66/2006/NĐ-CP về việc phát triển ngành nghề nông thôn
- 2Thông tư 116/2006/TT-BNN hướng dẫn Nghị định 66/2006/NĐ-CP về phát triển ngành nghề nông thôn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Quyết định 2915/QĐ-BNN-CB năm 2016 công bố thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 5Quyết định 32/2019/QĐ-UBND quy định về công nhận, quản lý và phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống, ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 6Quyết định 06/2020/QĐ-UBND quy định về Công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống tỉnh Thừa Thiên Huế
- 7Quyết định 02/2020/QĐ-UBND về định mức hỗ trợ kinh phí khi được công nhận danh hiệu “Làng nghề, Nghề truyền thống và Làng nghề truyền thống” Hà Nội
Quyết định 4613/QĐ-UBND năm 2016 quy định về công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống tỉnh Đồng Nai
- Số hiệu: 4613/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 30/12/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai
- Người ký: Võ Văn Chánh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 30/12/2016
- Ngày hết hiệu lực: 15/01/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra