Điều 2 Quyết định 4565/QĐ-UB về xử lý các vi phạm, tranh chấp trong sử dụng nhà cửa do thành phố Hà Nội ban hành
Điều 2. - Mọi vi phạm, tranh chấp trong sử dụng nhà cửa thuộc cơ quan quản lý nhà đất cho thuê nhà tự quản nhà tư nhân cho thuê đều được xử lý theo pháp luật hiện hành và các điều quy định trong văn bản này.
- Các vi phạm, tranh chấp thuộc diện nhà tự quản do các cơ quan quản lý nhà tự quản, giải quyết. Nếu các cơ quan đó có yêu cầu thì các cơ quan, các cấp có thẩm quyền của quận, huyện, thị xã và thành phố xem xét, xử lý.
- Các vi phạm, tranh chấp thuộc diện nhà tư nhân cho thuê do UBND phường, xã, quận, huyện, thị xã, và thành phố xử lý theo nguyên tắc chung và vận dụng các điều kiện thích hợp về quản lý nhà công cho thuê. Riêng việc tư nhân đòi nhà cho ở thuê, ở nhờ vẫn do Toà án nhân dân thụ lý, giải quyết, cơ quan quản lý nhà có trách nhiệm cung cấp tài liệu theo yêu cầu của Toà án.
II. Một số quy định cụ thể đối với nhà công cho thuê
A- Đối với diện tích ở
Quyết định 4565/QĐ-UB về xử lý các vi phạm, tranh chấp trong sử dụng nhà cửa do thành phố Hà Nội ban hành
- Số hiệu: 4565/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 27/10/1987
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trần Tấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 27/10/1987
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Việc xử lý vi phạm, tranh chấp trong sử dụng nhà cửa phải được tiến hành công khai, công bằng, đúng pháp luật trên cơ sở kết hợp vận động quần chúng tự giác chấp hành với các biện pháp xử lý hành chính nhằm đề cao trách nhiệm làm chủ của người sử dụng nhà và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà, góp phần giữ gìn và phát huy sự đoàn kết nội bộ nhân dân, xây dựng nếp sống văn minh, trật tự đô thị.
- Điều 2. Mọi vi phạm, tranh chấp trong sử dụng nhà cửa thuộc cơ quan quản lý nhà đất cho thuê nhà tự quản nhà tư nhân cho thuê đều được xử lý theo pháp luật hiện hành và các điều quy định trong văn bản này.
- Điều 3. Hợp đồng cho thuê nhà là cam kết có tính pháp lý giữa bên cho thuê và bên thuê. Cơ quan quản lý nhà thường xuyên giám sát việc thực hiện hợp đồng, điều chỉnh, bổ sung những điều cần thiết và ký lại đúng thời hạn. Mỗi người chỉ được phân phối và có quyền thuê nhà ở một chỗ, trong một hợp đồng. Người thuê nhà phải chấp hành nghiêm chỉnh quy chế quản lý nhà không được tuỳ tiện thay đổi kiến trúc ngôi nhà mà không được phép của chủ quản lý nhà.
- Điều 4. Khi UBND thành phố cần thu hồi diện tích cho thuê để phục vụ nhu cầu công cộng hoặc xây cất lại, thì bên thuê nhà được báo trước 3 tháng, được sắp xếp chuyển đến nơi ở khác và được lặp lại hợp đồng thuê mới.
- Điều 5. Quyền kế tiếp hợp đồng thuê nhà:
- Điều 6. Tách hợp đồng thuê nhà:
- Điều 7. Đối với người được chủ hợp đồng thuê nhà cho ở nhờ:
- Điều 8. Người thuê nhà đi công tác nước ngoài, chữa bệnh v v.. bỏ trống hoặc nhờ người khác trông nhà phải báo với cơ quan quản lý nhà để quản lý và giám sát. Người nào tự tiện cho người khác đến ở là vi phạm quy chế quản lý nhà.
- Điều 9. Khiếu nại về hợp đồng thuê nhà: Sau khi ký hợp đồng, người thuê nhà có quyền khiếu nại về nội dung hợp đồng đã ký, trong thời hạn 3 tháng. Cơ quan nhà đất phải giải quyết xong trong thời hạn 1 tháng.
- Điều 10. Diện tích phụ bao gồm: mái bằng, sân thượng, nhà kho, nhà phụ, nhà bếp, nhà vệ sinh, hành lang, lối đi, cầu thang, sân phơi, đất trống trong biển số nhà. Trừ diện tích phụ đã được xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng cho các hộ và đã được ghi nhận bằng văn bản pháp lý đang còn hiệu lực, phần diện tích phụ còn lại được xử lý như sau:
- Điều 11. Mái bằng, sân thượng thuộc quyền quản lý và cho phép sử dụng của chủ quản lý nhà. Mái bằng, sân thượng chỉ được sử dụng vào các việc nhẹ nhàng, làm sân phơi, không ai được tự ý chiếm dụng, xây dựng, cơi nới trái phép, dùng làm nơi chăn nuôi gia cầm, gia súc, chứa đựng vật nặng gây hại, ngấm dột, mất vệ sinh chung v v...
- Điều 12. Nhà bếp chung là để dùng chung cho các hộ trong biển số nhà, ở những nơi bếp chung đã phân định cho các hộ cũ, nay phát sinh hộ mới thì không đặt vấn đề về phân chia lại mà trên tinh thần nhường nhịn, giúp đỡ lẫn nhau để hộ mới có chỗ đun. Các hộ đã tự túc được bếp riêng không nằm trong diện tích ở thì phần sử dụng bếp chung điều hoà cho hộ mới.
- Điều 13. Nhà tắm, nhà vệ sinh chung: không hộ nào được chiếm dụng và cản trở các hộ khác sử dụng.
- Điều 14. Nhà kho, nhà phụ: nếu trước đây đã xác định cho hộ nào sử dụng thì tạm giữ nguyên, nếu chưa thì xây dựng quy ước sử dụng chung.
- Điều 15. Lối đi chung, cầu thang:
- Điều 16. Sân phơi, đất trống trong một biển số nhà là diện tích dùng chung cho các hộ. Không ai được tự tiện xây cất trái phép. Nơi nào đã có sự thoả thuận giữa các hộ thì duy trì như điều 10 nhưng coi là tạm thời, khi thành phố có yêu cầu thu đổi để sử dụng, các hộ phải giao lại cho cơ quan quản lý nhà.
- Điều 17. Thi hành kỷ luật đối với các cán bộ quản lý nhà, công an, cán bộ quản lý xây dựng, cán bộ các cấp chính quyền không làm tròn trách nhiệm được phân công để dẫn đến vi phạm, tranh chấp nhà cửa như:
- Điều 18. Đối với người thuê nhà, tuỳ theo mức độ vi phạm có thể áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử lý sau:
- Điều 19. Chuyển viện kiểm sát nhân dân truy cứu trách nhiệm hình sự những người có hành vi:
- Điều 20. Uỷ ban nhân dân cấp phường, xã có nhiệm vụ hoà giải các tranh chấp diện tích phụ; xử lý ngăn chặn các vi phạm hợp đồng sử dụng nhà cửa ngay khi mới phát sinh.
- Điều 21. Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã giải quyết dứt điểm các vụ tranh chấp và quyết định cưỡng chế thi hành với mọi vi phạm theo điều 17 và 18.
- Điều 22. Mọi đơn từ tranh chấp mới phát sinh đương sự chỉ nộp đến UBND cấp phường, xã, UBND cấp phường, xã phải lập hồ sơ theo dõi và có trách nhiệm giải quyết trong thời gian không quá 1 tháng. Khi sự việc tranh chấp chuyển lên cấp quận, huyện, thị xã, UBND quận, huyện, thị xã phải khẩn trương điều tra, giải quyết trong thời hạn 3 tháng.
- Điều 23. Thành phố chỉ xem xét và giải quyết các trường hợp đã có quyết định xử lý của các quận, huyện, thị, mà đương sự vẫn khiếu nại, Uỷ ban Thanh tra, Sở Nhà đất, Uỷ ban xây dựng cơ bản v.v... có trách nhiệm giúp UBND thành phố xem xét ra quyết định xử lý theo đúng Quyết định số 3761 ngày 8-9-1987 của UBND thành phố.
- Điều 24. Khi xử lý và giải quyết xong các tranh chấp, cơ quan quản lý nhà phải hợp thức hoá các quyết định xử lý bằng hợp đồng mới, phải có hồ sơ theo dõi các vụ việc để làm cơ sở ngăn chặn tranh chấp có thể tiếp tục tái diễn.