Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4546/QĐ-UBND | Nghệ An, ngày 14 tháng 12 năm 2020 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017 của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp; Nghị định số 66/2020/NĐ-CP ngày 11/6/2020 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017;
Căn cứ Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 của Chính phủ về Khuyến công; Thông tư số 28/2018/TT-BTC ngày 28/3/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập, quản lý và sử dụng kinh phí Khuyến công;
Căn cứ Quyết định số 45/2015/QĐ-UBND ngày 26/8/2015 của UBND tỉnh Nghệ An về việc ban hành chính sách hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh;
Theo đề nghị của Sở Công Thương tại Tờ trình số 2010/TTr-SCT ngày 19/11/2020 về việc ban hành Kế hoạch phát triển đồng bộ hạ tầng cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 - 2025.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Kế hoạch phát triển đồng bộ hạ tầng cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 - 2025”.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Các chủ đầu tư hạ tầng các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh; Các tổ chức và cá nhân liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHÁT TRIỂN ĐỒNG BỘ HẠ TẦNG CỤM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4546/QĐ-UBND ngày 14/12/2020 của UBND tỉnh Nghệ An)
- Chủ động nguồn vốn ngân sách nhà nước theo các cơ chế chính sách hiện hành của Trung ương và tỉnh Nghệ An để hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp (CCN) nhằm chuẩn hóa, hoàn thiện đồng bộ hạ tầng kỹ thuật các CCN đã đầu tư, đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu về CCN như: Giao thông nội bộ, vỉa hè, cây xanh, cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải, chất thải rắn, cấp điện, chiếu sáng công cộng, thông tin liên lạc nội bộ, nhà điều hành, bảo vệ và các công trình khác phục vụ hoạt động của CCN tạo mặt bằng thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh.
- Lựa chọn các CCN có lợi thế về thu hút đầu tư để ưu tiên tập trung nguồn lực hỗ trợ kinh phí xây dựng hạ tầng trước trong điều kiện nguồn ngân sách còn nhiều khó khăn.
- Ưu tiên nguồn vốn hỗ trợ cho các CCN đã hoạt động do Ban quản lý CCN cấp huyện làm chủ đầu tư và các CCN đầu tư mới tại địa bàn các huyện miền Tây gặp nhiều khó khăn trong thu hút đầu tư.
- Làm cơ sở pháp lý bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ cho các CCN do UBND cấp huyện làm chủ đầu tư hạ tầng để chủ động tiến hành đầu tư hoàn thiện các hạng mục hạ tầng CCN thông qua việc đề xuất cân đối trong dự toán kế hoạch ngân sách và thực hiện thanh toán theo giá trị khối lượng hoàn thành.
- Giai đoạn 2021 - 2025, phấn đấu hoàn thiện đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật cho khoảng 21 CCN; Đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng 04 CCN mới trong danh mục các CCN đã quy hoạch.
II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG
1. Phạm vi
Kế hoạch gồm các nội dung hoạt động sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách Trung ương và nguồn kinh tế sự nghiệp tỉnh để hỗ trợ hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật các CCN theo định mức đã quy định tại Thông tư số 28/2018/TT-BTC ngày 28/3/2018 của Bộ Tài chính về hướng dẫn lập, quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công và Quyết định số 45/2015/QĐ-UBND ngày 26/8/2015 của UBND tỉnh về ban hành chính sách hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật CCN trên địa bàn tỉnh Nghệ An để hỗ trợ đầu tư hạ tầng CCN giai đoạn 2021 - 2025.
2. Đối tượng và Điều kiện áp dụng
Các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng hạ tầng CCN trên địa bàn tỉnh Nghệ An bao gồm: Ban quản lý CCN cấp huyện; Đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Công Thương; Các doanh nghiệp, hợp tác xã làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các CCN.
- CCN đã được UBND tỉnh phê duyệt trong Quy hoạch phát triển CCN trên địa bàn, đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng và đã lập, phê duyệt dự án đầu tư theo quy định hiện hành về quản lý dự án đầu tư xây dựng xây dựng công trình. Ưu tiên hỗ trợ các CCN có tiềm năng lợi thế đến thu hút đầu tư và tác động quan trọng phát triển ngành công nghiệp, của địa phương; phục vụ mục đích di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm hoặc nằm xen kẽ trong dân cư vào CCN.
- Tính đến thời điểm hỗ trợ CCN ít nhất phải có các doanh nghiệp cam kết đăng ký thuê đất đầu tư xây dựng.
1. Nhu cầu đầu tư hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật CCN giai đoạn 2021 - 2025
Trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 21 CCN phải tiếp tục hoàn thiện đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật CCN; 04 CCN hiện đã và đang lập quy hoạch chi tiết xây dựng để triển khai đầu tư mới cần có sự hỗ trợ từ nguồn ngân sách để tạo mặt bằng thuận lợi đáp ứng nhu cầu thu hút đầu tư sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể:
1.1. Huyện Đô Lương
Hiện có 02 CCN có nhu cầu đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật với tổng diện tích là 65,84 ha bao gồm:
- CCN Lạc Sơn (phần diện tích mở rộng 57,44 ha): Các hạng mục triển khai gồm: Lập quy hoạch chi tiết xây dựng; Bồi thường GPMB; San lấp mặt bằng và xây dựng hệ thống giao thông nội bộ (đường, vỉa hè, cây xanh, thoát nước, chiếu sáng).
- CCN Thượng Sơn diện tích 8,4 ha hiện nay đã hoàn thành phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng và đầu tư xong tuyến đường giao thông vào CCN. Trong giai đoạn tới sẽ triển khai các hạng mục: Bồi thường GPMB; San lấp mặt bằng và xây dựng hệ thống giao thông nội bộ (gồm: đường, vỉa hè, cây xanh, thoát nước, chiếu sáng), hệ thống xử lý nước thải tập trung.
1.2. Huyện Quỳ Hợp
Là địa phương có nhiều CCN chưa đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật, giai đoạn 2021 - 2025 nhu cầu đầu tư hoàn thiện đồng bộ hạ tầng 06 CCN gồm:
- CCN Thung Khuộc diện tích 22,1 ha hiện nay đã cơ bản hoàn thành đầu tư đường giao thông nội bộ, còn hạng mục dự kiến sẽ triển khai gồm: Hệ thống chiếu sáng, cấp thoát nước, bể xử lý nước thải tập trung.
- CCN Châu Quang diện tích 21,7 ha đã hoàn thành tuyến đường giao thông vào CCN, đang triển khai dở dang tuyến đường giao thông nội bộ và có nhu cầu đầu tư hoàn thiện hệ thống chiếu sáng và hạng mục xử lý nước thải.
- Có 03 CCN: Thọ Sơn I diện tích 23 ha, Châu Lộc 15 ha và Thọ Sơn II 18,4 ha đã hoàn thành lập quy hoạch chi tiết xây dựng, giai đoạn tới có nhu cầu sử dụng nguồn ngân sách hỗ trợ để hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong CCN.
- CCN Châu Hồng diện tích 15 ha hiện đang thực hiện điều chỉnh mở rộng thêm 2,5 ha và sẽ tiến hành điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng, san lấp mặt bằng và xây dựng hệ thống hạ tầng nội bộ CCN.
Trong giai đoạn 2021 - 2025 sẽ ưu tiên tập trung nguồn lực hoàn thiện đồng bộ hạ tầng các hạng mục còn lại của CCN Thung Khuộc và CCN Châu Quang trước. Đồng thời triển khai xây dựng hệ thống đường giao thông nội bộ bên trong 04 CCN: Thọ Sơn I, Thọ Sơn II, Châu Lộc, Châu Hồng.
1.3. Huyện Nam Đàn. Có 04 CCN có nhu cầu hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật gồm:
- CCN Nam Giang diện tích 36,55 ha cơ bản đã hoàn thành đầu tư các hạng mục hạ tầng trong CCN, hiện còn hạng mục điện chiếu sáng;
- CCN Nam Thái diện tích 20 ha (đã có 02 dự án xin thuê đất) và CCN Vân Diên 10,86 ha (có 01 dự án giày da) đã phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng. Giai đoạn 2021 - 2025 cần hoàn thiện hệ thống hạ tầng CCN để thu hút các dự án vào lấp đầy diện tích và đảm bảo vấn đề môi trường;
- CCN Phúc Cường diện tích 28,96 ha đang lập quy hoạch chi tiết, trong thời gian tới có nhu cầu hoàn thiện các hạng mục: Bồi thường GPMB, đầu tư xây dựng các hạng mục hạ tầng trong CCN (đường giao thông nội bộ, hệ thống chiếu sáng, cây xanh, văn phòng điều hành, hệ thống xử lý môi trường). CCN này sẽ ưu tiên thu hút các doanh nghiệp, HTX đăng ký làm chủ đầu tư hạ tầng.
1.4. Thành phố Vinh
- Giai đoạn tới sẽ tập trung đầu tư hạ tầng CCN Hưng Đông 39,5ha, đây là CCN do Công ty CP Đầu tư và xây dựng Đường sắt Việt Nam làm chủ đầu tư. Vì thế vốn ngân sách sẽ hỗ trợ một phần để hoàn thiện các hạng mục hạ tầng trong CCN, tạo mặt bằng thuận lợi đáp ứng nhu cầu các nhà đầu tư thứ cấp;
- Cân đối bố trí nguồn kinh phí để hỗ trợ đầu tư xây dựng dự án cải tạo hạng mục xử lý nước thải CCN Đông Vĩnh do đã xuống cấp.
1.5. Huyện Nghi Lộc: UBND huyện đang phối hợp với Sở Công Thương và các ngành liên quan rà soát điều chỉnh, bổ sung CCN trên địa bàn để tích hợp vào quy hoạch tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải CCN Trường Thạch đạt công suất khoảng 500m3/ngđ.
1.6. Huyện Diễn Châu: Tập trung nguồn lực để đầu tư xây dựng và hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật CCN Diễn Thắng diện tích 40 ha gồm: Lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500; Bồi thường GPMB; Đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong CCN (đường giao thông nội bộ, hệ thống chiếu sáng, cây xanh, văn phòng điều hành, hệ thống xử lý môi trường). Đây là CCN có lợi thế về vị trí địa lý nên ưu tiên để doanh nghiệp làm chủ đầu tư hạ tầng và Kế hoạch sẽ hỗ trợ một phần kinh phí theo cơ chế chính sách hiện hành của tỉnh.
1.7. Huyện Quỳnh Lưu: Trên địa bàn huyện quy hoạch 02 CCN là Quỳnh Châu 70 ha và Quỳnh Hoa 12,5 ha (đã có 02 doanh nghiệp đầu tư) đều đã được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết. Trong giai đoạn tới ưu tiên tập trung nguồn lực phấn đấu hoàn thành bồi thường GPMB, đầu tư xây dựng các hạng mục hạ tầng trong CCN Quỳnh Hoa trước (đường giao thông nội bộ, hệ thống chiếu sáng, cây xanh, văn phòng điều hành, hệ thống xử lý môi trường) để thu hút các nhà đầu tư đặt dự án tại địa phương.
1.8. Huyện Yên Thành: Có 02 CCN gồm: Thị trấn Yên Thành 11 ha đã hoàn thành khoảng 80% khối lượng các hạng mục, hiện nay còn hạng mục xử lý nước thải cần tiếp tục đầu tư trong giai đoạn tới và Tràng Kè 50 ha đã phê duyệt quy hoạch chi tiết, hiện đang triển khai đầu tư các hạng mục hạ tầng trong CCN cần nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách để hoàn thiện đồng bộ.
1.9. Thị xã Thái Hòa: Thị xã Thái Hòa quy hoạch phát triển 03 CCN là Nghĩa Mỹ, Tây Hiếu, Nghĩa Thuận. Trong đó CCN Nghĩa Mỹ diện tích 70 ha cơ bản đã hoàn thành đầu tư xây dựng hạ tầng, giai đoạn sắp tới sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng các hạng mục hạ tầng CCN Tây Hiếu 44 ha hiện địa phương đang tiến hành lập quy hoạch chi tiết trình UBND tỉnh phê duyệt để triển khai các bước tiếp theo.
1.10. Huyện Nghĩa Đàn: Tiếp tục bố trí vốn hỗ trợ từ các nguồn để hoàn thiện các hạng mục chưa triển khai CCN Nghĩa Long 37,5 ha gồm: 0,6 km đường giao thông ngoài hàng rào CCN đấu nối vào đường HCM; Hệ thống cấp, thoát nước nội bộ CCN và hệ thống điện chiếu sáng. Hiện nay, nhu cầu thuê đất của các doanh nghiệp nhỏ và vừa để đầu tư sản xuất công nghiệp vào địa bàn là rất lớn, UBND huyện đang nghiên cứu lựa chọn địa điểm để bổ sung quy hoạch các CCN mới.
1.11. Huyện Tân Kỳ: Trên địa bàn huyện quy hoạch 03 CCN là: Nghĩa Dũng 15 ha, Đồng Văn 20 ha và Giai Xuân 15 ha. Tuy nhiên do nguồn lực có hạn nên giai đoạn 2021 - 2025 tập trung đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng CCN Nghĩa Dũng trước, hiện nay đang xây dựng đường giao thông nội bộ trong CCN, cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống cấp thoát nước, xử lý môi trường để thu hút các doanh nghiệp thuê đất đầu tư sản xuất kinh doanh; CCN Đồng Văn 20 ha đã được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết, giai đoạn trước mắt sẽ ưu tiên đầu tư hoàn thiện xây dựng hạng mục đường giao thông vào CCN.
1.12. Huyện Quế Phong: Giai đoạn 2021 - 2025 nhu cầu hỗ trợ nguồn vốn từ ngân sách để tập trung hoàn thành hạ tầng CCN Na Khứu diện tích 12,94 ha.
1.13. Huyện Quỳ Châu: Quy hoạch phát triển 02 CCN là Thị trấn Quỳ Châu 19,5 ha và Tân Hương 30 ha; giai đoạn 2021 - 2025 sẽ tập trung nguồn lực để hoàn thiện CCN Thị trấn gồm các hạng mục hạ tầng trong CCN: Đường giao thông nội bộ, hệ thống chiếu sáng, cây xanh, văn phòng điều hành, hệ thống xử lý môi trường.
1.14. Huyện Con Cuông: Giai đoạn tới, nhu cầu hỗ trợ nguồn vốn từ ngân sách để tập trung hoàn thành đồng bộ hạ tầng CCN Bồng Khê diện tích 23 ha, hiện đang khẩn hương đền bù và san lấp mặt bằng để thi công các hạng mục hạ tầng.
2. Xác định loại công trình đối với CCN và đơn giá tạm tính đối với các hạng mục đầu tư
- Hệ thống xử lý nước thải: Công suất của các trạm XLNL tại các CCN chủ yếu là dưới 2.000m3/ngày đêm, suất đầu tư được tính theo Quyết định số 44/QĐ-BXD ngày 14/01/2020 của Bộ Xây dựng công bố suất vốn đầu tư xây dựng và mức chi phí xử lý nước thải sinh hoạt là 28 triệu đồng/m3. Đề xuất chọn suất đầu tư là 30 triệu đồng/m3 nước thải (chưa bao gồm hệ thống thu gom nước thải).
- Hệ thống giao thông nội bộ (gồm: đường, vỉa hè, cây xanh, thoát nước, chiếu sáng): Áp dụng suất đầu tư đường giao thông cấp IV (nền đường rộng 9m, mặt đường rộng 7m, lề rộng 2x1.5m (trong đó lề gia cố rộng 2x0,5m đồng nhất kết cấu áo đường), mặt đường gồm 2 lớp BTN dày 12cm trên lớp móng cấp phối đá dăm) lấy theo định mức suất vốn đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật KCN có quy mô dưới 100ha của các tỉnh thuộc khu vực 2 theo Quyết định số 44/QĐ-BXD ngày 14/01/2020 của Bộ Xây dựng công bố suất vốn đầu tư xây dựng và và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2018.
- Đường giao thông ngoài hàng rào kết nối với CCN: Áp dụng suất đầu tư đường giao thông cấp III, khu vực 2 (nền đường rộng 12m, mặt đường rộng 7m, lề rộng 2x2,5m (trong đó lề gia cố rộng 2x2m đồng nhất kết cấu áo đường), mặt đường láng nhựa tiêu chuẩn 3kg/m2 trên lớp móng cấp phối đá dăm hoặc đá dăm tiêu chuẩn) giá tạm tính từ 17.000 - 18.000 triệu đồng/km.
3.1. Kế hoạch hỗ trợ công tác chuẩn bị đầu tư (hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 CCN)
Dự kiến nhu cầu hỗ trợ kinh phí từ ngân sách để thực hiện nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng giai đoạn 2021 - 2025 cho 07 CCN gồm: Lạc Sơn (phần mở rộng), Châu Hồng (điều chỉnh mở rộng), Hưng Đông, Quỳnh Châu, Tây Hiếu, Diễn Thắng, Phúc Cường với tổng mức kinh phí là 5.587 triệu đồng. Trong đó:
- Kinh phí hỗ trợ từ nguồn sự nghiệp kinh tế tỉnh được tính toán theo Khoản 1, Điều 4, Quyết định số 45/2015/QĐ-UBND ngày 26/8/2015 của UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt mức hỗ trợ 50% kinh phí lập quy hoạch chi tiết theo dự toán được phê duyệt dự kiến là 3.087 triệu đồng;
- Nguồn Khuyến công Quốc gia hỗ trợ 50% kinh phí nhưng không quá 500 triệu đồng/CCN theo định mức quy định tại Khoản 17, Điều 8, Chương II, Thông tư số 28/2018/TT-BTC ngày 28/3/2018 của Bộ Tài chính về hướng dẫn lập, quản lý kinh phí khuyến công. Kế hoạch kinh phí hỗ trợ dự kiến là 2.500 tỷ đồng;
3.2. Kế hoạch hỗ trợ công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng CCN
Hỗ trợ chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng CCN theo phương án bồi thường GPMB đã được phê duyệt. Giai đoạn 2021 - 2025, dự kiến có 17 CCN phải thực hiện công tác bồi thường GPMB, trong đó 13 CCN do UBND cấp huyện làm Chủ đầu tư hạ tầng có nhu cầu hỗ trợ vốn để bồi thường giải phóng mặt bằng (gồm: Đồng Văn, Nghĩa Dũng, Nghĩa Mỹ, Tây Hiếu, Lạc Sơn, Thượng Sơn, Quỳnh Hoa, Châu Hồng, Nam Thái, Na Khứu, Tràng Kè, Bồng Khê, Thị trấn Quỳ Châu). Mức hỗ trợ tối đa là 200 triệu đồng/ha thực hiện theo Khoản 2, Điều 4, Quyết định số 45/2015/QĐ-UBND ngày 26/8/2015 của UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt mức hỗ trợ kinh phí bồi thường đất, giải phóng mặt bằng CCN theo phương án bồi thường giải phóng mặt bằng đã được cơ quan thẩm quyền phê duyệt. Ngân sách Trung ương từ nguồn Khuyến công Quốc gia không hỗ trợ nội dung này.
Dự kiến kế hoạch vối hỗ trợ với tổng kinh phí là 50.011 triệu đồng từ nguồn sự nghiệp kinh tế tỉnh.
3.3. Kế hoạch hỗ trợ hạ tầng ngoài cụm công nghiệp
Giai đoạn 2021 - 2025 có 03 công trình đường giao thông vào CCN chuyển tiếp từ giai đoạn trước và 02 công trình giao thông đấu nối với CCN đầu tư mới có nhu cầu vốn hỗ trợ với tổng kinh phí dự kiến là 18.281 triệu đồng từ nguồn sự nghiệp kinh tế tỉnh. Định mức hỗ trợ đầu tư xây dựng đường giao thông trục chính đến hàng rào CCN theo thiết kế, dự toán và quyết toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhưng không vượt quá 02 km chiều dài đường, về đường điện hạ thế, UBND tỉnh đề nghị Điện lực đầu tư đáp ứng nhu cầu phát triển. Nếu các nhà đầu tư tự đầu tư phù hợp với quy hoạch thì được tỉnh hỗ trợ lãi suất vay vốn sau đầu tư trong thời hạn ba (03) năm.
3.4. Kế hoạch hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật trong cụm công nghiệp
Hỗ trợ xây dựng các hạng mục hạ tầng kỹ thuật trong CCN theo thiết kế, dự toán được cơ quan thẩm quyền phê duyệt, gồm: San lấp mặt bằng, công trình giao thông nội bộ, hệ thống thoát nước nội bộ, hệ thống xử lý nước thải tập trung. Đối với các CCN đã giao cho UBND cấp huyện làm chủ đầu tư, được xác định nguồn vốn hỗ trợ trong kế hoạch ngân sách để có cơ sở triển khai dự án và thực hiện thanh toán theo giá trị khối lượng hoàn thành. Dự kiến kế hoạch vốn hỗ trợ đầu tư xây dựng đồng bộ các hạng mục hạ tầng kỹ thuật trong CCN giai đoạn 2021 - 2025 cho 25 CCN với tổng kinh phí là 182.733 triệu đồng, trong đó:
- Nguồn sự nghiệp kinh tế tỉnh theo Khoản 3, Điều 4, Quyết định số 45/2015/QĐ-UBND ngày 26/8/2015 của UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt mức hỗ trợ kinh phí hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật trong CCN là 149.733 triệu đồng, gồm:
Hỗ trợ san lấp mặt bằng, đường giao thông nội bộ, hệ thống thoát nước nội bộ là 91.643 triệu đồng;
Hỗ trợ xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung là 58.090 triệu đồng;
- Nguồn hỗ trợ từ Khuyến công Quốc gia không quá 6 tỷ đồng/CCN theo định mức quy định tại Khoản 18, Điều 8, Chương II, Thông tư số 28/2018/TT-BTC ngày 28/3/2018 của Bộ Tài chính về hướng dẫn lập, quản lý kinh phí khuyến công với mức hỗ trợ kinh phí san lấp mặt bằng, đường giao thông nội bộ, hệ thống cấp nước, thoát nước, xử lý ô nhiễm môi trường trong CCN. Kế hoạch vốn hỗ trợ dự kiến khoảng 33.000 triệu đồng.
IV. TỔNG HỢP NHU CẦU KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
1. Tổng hợp nhu cầu vốn thực hiện Kế hoạch
Nhu cầu vốn để triển khai Kế hoạch hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng các CCN thực hiện trong giai đoạn 2021 - 2025 là 256.612 triệu đồng. Trong đó:
- Hỗ trợ công tác chuẩn bị đầu tư (lập quy hoạch chi tiết xây dựng CCN tỷ lệ 1/500): 5.587 triệu đồng;
- Hỗ trợ bồi thường GPMB: 50.011 triệu đồng;
- Hỗ trợ xây dựng đường giao thông trục chính vào CCN: 18.281 triệu đồng;
- Hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong CCN: 182.733 triệu đồng.
2. Nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch
- Nhu cầu sử dụng nguồn ngân sách Trung ương để thực hiện Kế hoạch hỗ trợ xây dựng hạ tầng các CCN theo định mức của Khuyến công Quốc gia là: 35.500 triệu đồng (Quy hoạch chi tiết xây dựng CCN 2.500 triệu đồng; Hỗ trợ hạng mục hạ tầng kỹ thuật trong CCN 33.000 triệu đồng);
- Nhu cầu sử dụng kinh phí từ nguồn sự nghiệp kinh tế tỉnh để hỗ trợ đầu tư hoàn thiện hạ tầng các CCN giai đoạn 2021 - 2025 theo định mức quy định hiện hành là: 221.112 triệu đồng. Bình quân mỗi năm ngân sách tỉnh bố trí nguồn kinh phí khoảng 40.000 - 44.000 triệu đồng để hỗ trợ cho các CCN theo kế hoạch.
Hàng năm, căn cứ vào thực tế, Sở Công Thương đề xuất và đăng ký với Bộ Công Thương, Cục Công Thương Địa phương kế hoạch sử dụng kinh phí nguồn Khuyến công Quốc gia; Tổng hợp rà soát gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh bố trí trong kế hoạch dự toán ngân sách nhà nước của địa phương trên cơ sở định mức hỗ trợ của Nghị quyết số 167/2015/NQ-HĐND ngày 10/7/2015 của HĐND tỉnh và Quyết định số 45/2015/QĐ-UBND ngày 26/8/2015 của UBND tỉnh về chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật CCN để hỗ trợ vốn cho các CCN đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định.
3. Để đảm bảo các điều kiện vốn đối ứng triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch có hiệu quả, đối với Chủ đầu tư hạ tầng CCN là UBND cấp huyện cần quan tâm xây dựng kế hoạch đăng ký sử dụng nguồn vốn đầu tư công trung hạn trong giai đoạn 2021 - 2025 đối với các hạng mục hạ tầng CCN để hoàn thiện hạ tầng CCN của địa phương mình. Khuyến khích việc huy động nguồn kinh phí ứng trước từ các doanh nghiệp thứ cấp sản xuất kinh doanh trong CCN và các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật để xây dựng hạ tầng CCN một cách đồng bộ, hiện đại đáp ứng nhu cầu mặt bằng ngày càng lớn của các doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh.
V. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
1. Giải pháp về công tác quy hoạch
- Nghiên cứu đề xây dựng Phương án phát triển CCN trên địa bàn tỉnh đến năm 2030 đề xuất tích hợp vào Quy hoạch tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đảm bảo tính phù hợp, cân đối hài hòa về số lượng, vị trí, quy mô diện tích, ngành nghề, mặt bằng để có kế hoạch đầu tư hạ tầng đồng bộ nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế thu hút đầu tư và phát triển bền vững. Hàng năm tổ chức rà soát điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển CCN phù hợp với tình hình phát triển công nghiệp, TTCN làng nghề và phát triển kinh tế xã hội của các địa phương và mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các huyện, thành phố, thị xã..
- Nâng cao chất lượng quy hoạch chi tiết xây dựng CCN, đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật nhất là tiêu chuẩn về môi trường.
2. Đa dạng hoá hình thức đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp
- Trong thời gian tới, khuyến khích, ưu tiên thu hút và lựa chọn các doanh nghiệp, hợp tác xã làm chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng CCN.
- Lựa chọn một số dự án đầu tư hạ tầng hoặc hạng mục trong dự án đầu tư hạ tầng CCN để thực hiện đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), trước tiên là các hạng mục đầu tư xử lý môi trường, cung cấp nước...
3. Giải pháp về vốn hỗ trợ
- Nguyên tắc đảm bảo vốn đầu tư:
Vốn đầu tư hạ tầng ngoài CCN: vốn đầu tư giao thông đến CCN do ngân sách (TW, tỉnh) đảm bảo. Vốn đầu tư các công trình điện, nước do doanh nghiệp cung cấp điện, nước đảm bảo.
Vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật trong CCN do Chủ đầu tư hạ tầng CCN đảm bảo theo dự án được phê duyệt có sự hỗ trợ từ ngân sách theo định mức quy định của pháp luật và cơ chế chính sách của tỉnh và nguồn Khuyến công Quốc gia.
- Để đảm bảo vốn thực hiện Kế hoạch hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng CCN giai đoạn 2021-2025 tập trung các giải pháp sau:
Vốn ngân sách: (1) Trong điều kiện tỉnh ta thu ngân sách chưa đủ chi, nên để đảm kế hoạch vốn cần tranh thủ tối đa cân đối từ Chính phủ theo cơ chế phân bổ vốn hàng năm. (2) Tích cực tận dụng các nguồn thu ngân sách trên địa bàn để sử dụng phần vượt thu để lại theo quy định. (3) Kết hợp, lồng ghép các dự án đầu tư hạ tầng trong các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình phát triển giao thông nông thôn.
Vốn đầu tư các hạ tầng cung cấp điện, nước: (1) Rà soát sớm hoàn chỉnh Phương án phát triển các CCN để tích hợp vào Quy hoạch tỉnh làm cơ sở cho các doanh nghiệp cung cấp điện, nước chủ động trong đầu tư cung cấp dịch vụ cho các CCN. (2) Trên cơ sở quy hoạch, vận động các nhà đầu tư thứ cấp bỏ vốn đầu tư công trình, ngân sách nhà nước hỗ trợ lãi suất vay vốn đầu tư có thời hạn.
Vốn hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật trong CCN: Nguồn vốn đầu tư xác định trong dự án đầu tư được UBND tỉnh phê duyệt là: Ngân sách tỉnh hỗ trợ theo cơ chế chính sách, vốn ngân sách huyện, vốn huy động khác. Theo chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng hiện hành (Quyết định số 45/2015/QĐ-UBND ngày 26/8/2015 của UBND tỉnh) hạ tầng trong CCN được hỗ trợ tối đa 11-12 tỷ đồng/CCN. Do đó, vốn hỗ trợ chỉ đáp ứng được khoảng 20 - 25 % nhu cầu vốn. Vì vậy, Chủ đầu tư (UBND các huyện, thành phố, thị xã) phải huy động vốn đầu tư hạ tầng.
4. Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển CCN
- Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa các chi phí lập quy hoạch chi tiết, lập dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, bồi thường giải phóng mặt bằng, vận động thu hút đầu tư. Vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật trong CCN chủ yếu của doanh nghiệp công nghiệp (hoặc 100% vốn nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng kỹ thuật CCN). Trên cơ sở các cơ chế, chính sách của Chính phủ và khả năng cân đối nguồn thu từ ngân sách địa phương nghiên cứu đề xuất sửa đổi nâng thêm mức hỗ trợ quy định tại Quyết định số 45/2015/QĐ-UBND ngày 26/8/2015 của UBND tỉnh các hạng mục đầu tư xây dựng hạ tầng cho các CCN nhất là ưu tiên cho các CCN do UBND cấp huyện làm Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng.
- Về đào tạo lao động và tạo nguồn nhân lực trong CCN: Thực hiện theo chính sách hỗ trợ của tỉnh, trong đó đào tạo miễn phí cho các khoá học nghề ngắn hạn dưới 03 tháng, hỗ trợ toàn bộ kinh phí từ ngân sách huyện và tỉnh cho công tác tuyển dụng lao động vào làm việc tại các doanh nghiệp trong CCN.
- Các chính sách về đất đai, hỗ trợ doanh nghiệp (tiền thuê đất, thuế, vay vốn đầu tư, hỗ trợ phát triển thị trường, chuyển giao công nghệ...) thực hiện theo quy định hiện hành của nhà nước và của tỉnh.
5. Đảm bảo các điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh đầu tư xây dựng hạ tầng và thu hút doanh nghiệp lấp đầy CCN
Tập trung làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, nhanh chóng giao đất cho các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng để đáp ứng kịp thời nhu cầu và tiến độ đầu tư sản xuất của nhà đầu tư. Làm tốt việc tuyên truyền, có phương án cụ thể để các hộ nông dân sau khi bị thu hồi đất đảm bảo việc làm và ổn định thu nhập. Kết hợp giữa đầu tư xây dựng giao thông nông thôn, các chương trình phát triển giao thông với đầu tư xây dựng hạ tầng ngoài hàng rào CCN.
6. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về CCN
- Tổ chức quản lý CCN: Thực hiện tốt quy chế phối hợp quản lý CCN đã ban hành. Tiếp tục rà soát lại bổ sung thêm chức năng nhiệm vụ của các phòng Kinh tế và Hạ tầng (hoặc phòng Kinh tế) ở cấp huyện và các Ban quản lý CCN hoặc giao nhiệm vụ quản lý, vận hành CCN cụ thể cho Ban quản lý dự án đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động. Bổ sung cán bộ chuyên trách (từ 1 - 2 biên chế) để đảm bảo thực hiện tốt vai trò quản lý phát triển CCN. Tổ chức kiểm tra, xử lý kịp thời các vướng mắc và những vi phạm trong quá trình xây dựng phát triển.
- Giải pháp về xử lý và bảo vệ môi trường trong các CCN: Tăng cường tuyên truyền và nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững trong các CCN ở các cấp, ngành địa phương, các doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng CCN nhất là thẩm định về đánh giá phương án bảo vệ môi trường. Ưu tiên bố trí nguồn vốn hỗ trợ trong kế hoạch được duyệt cho hạng mục xử lý nước thải tập trung trong các CCN. Thực hiện quan trắc môi trường tại các CCN và xử lý kịp thời các vi phạm về môi trường.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND cấp huyện tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch; Chủ trì thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình kết quả thực hiện.
- Hàng năm xây dựng dự toán kinh phí thực hiện Kế hoạch để tổng hợp vào dự toán chi ngân sách gửi Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh theo quy định.
- Đề xuất và đăng ký với Bộ Công Thương, Cục Công Thương Địa phương kế hoạch sử dụng kinh phí nguồn Khuyến công Quốc gia để hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho các CCN trên địa bàn tỉnh.
- Tổng hợp báo cáo, tham mưu UBND tỉnh xem xét chỉ đạo giải quyết những phát sinh, vướng mắc đảm bảo đúng quy định pháp luật. Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch gửi UBND tỉnh, Bộ Công Thương.
Hàng năm căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách từ nguồn vốn sự nghiệp kinh tế tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng CCN trong dự toán ngân sách trình HĐND tỉnh quyết định.
- Phối hợp với Sở Công Thương và các đơn vị liên quan thẩm định, hướng dẫn thủ tục hỗ trợ, kiểm tra, giám sát việc quản lý sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các nội dung Kế hoạch.
- Chủ trì phối hợp Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định chi phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật CCN và giá cho thuê lại của chủ đầu tư đối với các nhà đầu tư thứ cấp.
- Phối hợp với Sở Công Thương hướng dẫn chủ đầu tư hạ tầng, DN thứ cấp thuộc đối tượng được hỗ trợ, lập hồ sơ, theo quy định.
- Thực hiện công tác quản lý nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng theo chức năng nhiệm vụ được giao. Ngoài nguồn kinh phí được duyệt theo Kế hoạch (đề án), căn cứ khả năng cân đối nguồn vốn, tham mưu cấp có thẩm quyền hỗ trợ đầu tư hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp trên địa bàn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.
- Phối hợp với Sở Tài chính trong việc tổng hợp, cân đối kế hoạch vốn đảm bảo Kế hoạch thực hiện có hiệu quả; Phối hợp Sở Công Thương hướng dẫn, quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật CCN.
Tham mưu UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kiến trúc, quy hoạch xây dựng; hạ tầng kỹ thuật; cấp phép xây dựng theo phân cấp và một số nhiệm vụ khác đối với các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp theo quy định của pháp luật khi được UBND tỉnh ủy quyền.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường của các CCN; Báo cáo tham mưu đề xuất UBND tỉnh về tình hình, biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan và UBND cấp huyện hướng dẫn lập báo cáo đánh giá ĐTM xây dựng hạ tầng kỹ thuật CCN; Tổ chức thẩm định, phê duyệt theo quy định hiện hành.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở liên quan, UBND cấp huyện kiểm tra, giám sát kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Chủ trì hướng dẫn việc kết nối đường giao thông của các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh với các tuyến quốc lộ, đường tỉnh theo đúng quy định của pháp luật.
- Phối hợp triển khai thực hiện các dự án đầu tư hạ tầng giao thông vào trong cụm công nghiệp có liên quan.
7. UBND các huyện, thành phố, thị xã
- Phối hợp với Sở Công Thương thống nhất đề xuất danh mục các CCN sẽ triển khai thực hiện trong năm kế hoạch để gửi Sở Tài chính tổng hợp đề xuất bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ trong kế hoạch chi ngân sách; Chỉ đạo các đơn vị tổ chức thực hiện bồi thường, thu hồi, giải phóng mặt bằng, giao đất, cho thuê đất sản xuất công nghiệp, di dời các DN, cơ sở sản xuất kinh doanh vào CCN.
- Căn cứ nội dung Kế hoạch, đề xuất đưa danh mục các công trình đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật CCN trên địa bàn vào kế hoạch ưu tiên sử dụng nguồn vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc huy động nguồn kinh phí ứng trước từ các doanh nghiệp thứ cấp sản xuất kinh doanh trong CCN và các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật để đảm bảo đủ nguồn kinh phí hoàn thiện hạ tầng CCN đồng bộ.
- Cân đối, bố trí ngân sách huyện, kết hợp với ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh để thực hiện Kế hoạch. Quản lý, cấp phát và thanh quyết toán nguồn kinh phí theo đúng quy định Luật ngân sách.
- Phối hợp Sở Công Thương kiểm tra giám sát việc thực hiện Kế hoạch trên địa bàn, đề xuất giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc.
- Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch gửi Sở Công Thương.
8. Chủ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp; Các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp
- Đăng ký tham gia, thực hiện Kế hoạch theo đúng quy định hiện hành của pháp luật và những quy định đã nêu trong Kế hoạch này.
- Thực hiện nội dung Kế hoạch được hỗ trợ theo đúng cam kết yêu cầu chất lượng công trình, tiến độ; thanh quyết toán theo quy định của pháp luật./.
- 1Kế hoạch 199/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chương trình phát triển hạ tầng kinh tế - kỹ thuật và phát triển công nghiệp năm 2017 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 2Quyết định 3410/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng (đường, điện, nước thải, nhà ở xã hội) trong khu kinh tế, khu công nghiệp theo hướng đồng bộ, hiện đại đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp, công nghiệp công nghệ cao và bảo vệ môi trường giai đoạn 2017-2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành
- 3Quyết định 2102/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Đề cương Phương án phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật các khu, cụm công nghiệp, làng nghề tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
- 1Nghị định 45/2012/NĐ-CP về khuyến công
- 2Luật ngân sách nhà nước 2015
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Nghị quyết 167/2015/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 5Quyết định 45/2015/QĐ-UBND Quy định về chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 6Kế hoạch 199/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chương trình phát triển hạ tầng kinh tế - kỹ thuật và phát triển công nghiệp năm 2017 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 7Nghị định 68/2017/NĐ-CP về quản lý, phát triển cụm công nghiệp
- 8Quyết định 3410/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng (đường, điện, nước thải, nhà ở xã hội) trong khu kinh tế, khu công nghiệp theo hướng đồng bộ, hiện đại đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp, công nghiệp công nghệ cao và bảo vệ môi trường giai đoạn 2017-2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành
- 9Thông tư 28/2018/TT-BTC về hướng dẫn lập, quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 10Quyết định 44/QĐ-BXD năm 2020 công bố Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2018 do Bộ Xây dựng ban hành
- 11Nghị định 66/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 68/2017/NĐ-CP về quản lý, phát triển cụm công nghiệp
- 12Quyết định 2102/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Đề cương Phương án phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật các khu, cụm công nghiệp, làng nghề tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Quyết định 4546/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt Kế hoạch phát triển đồng bộ hạ tầng cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021-2025
- Số hiệu: 4546/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 14/12/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
- Người ký: Lê Ngọc Hoa
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra