Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LONG AN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 45/2017/QĐ-UBND

Long An, ngày 24 tháng 8 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC QUY ĐỊNH MỨC CHI CHO CÔNG TÁC XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25/6/2015;

Căn cứ Thông tư số 338/2016/TT-BTC ngày 28/12/2016 của Bộ Tài chính Quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật;

Căn cứ Nghị quyết số 28/2017/NQ-HĐND ngày 14/7/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Về việc định mức phân bổ kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Long An;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ trình số 2655/TTr-STC ngày 16/8/2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Quy định mức chi cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật trên địa bàn tỉnh Long An, cụ thể như sau:

1. Phạm vi điều chỉnh

Ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí chi cho công tác xây dựng và hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Long An (sau đây gọi chung là văn bản), bao gồm

a) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp.

b) Quyết định của Ủy ban nhân dân các cấp.

c) Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.

2. Đối tượng áp dụng

Các cơ quan liên quan trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Long An

3. Nội dung chi cho các hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật

Căn cứ tính chất, mức độ phức tạp của mỗi hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật được ngân sách nhà nước bố trí kinh phí quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 338/2016/TT-BTC; cơ quan, đơn vị được giao chủ trì nhiệm vụ thực hiện chi theo những nội dung sau:

3.1. Tổng kết việc thi hành pháp luật hiện hành, tập hợp, rà soát đánh giá văn bản quy phạm pháp luật có liên quan;

3.2. Điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội có liên quan phục vụ quá trình nghiên cứu, lập đề nghị xây dựng văn bản, lập đề nghị, dự kiến chương trình xây dựng văn bản;

3.3. Dịch, hiệu đính tài liệu, văn bản tiếng nước ngoài, tiếng dân tộc thiểu số sang tiếng Việt và ngược lại;

3.4. Tổ chức soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật;

3.5. Đánh giá tác động của chính sách, đánh giá tác động của văn bản;

3.6. Tổ chức Hội đồng tư vấn thẩm định, Hội đồng thẩm định, Hội đồng thẩm tra; lấy ý kiến của các nhà khoa học, các chuyên gia (trong trường hợp cần thiết);

3.7. Xây dựng báo cáo thẩm định, thẩm tra, văn bản góp ý;

3.8. Chỉnh lý, hoàn thiện các loại đề cương, báo cáo, dự thảo văn bản.

3.9. Chi mua văn phòng phẩm, in ấn, sao chụp tài liệu phục vụ trực tiếp cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.

4. Định mức chi cho các nội dung trong các hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật

Định mức chi có tính chất đặc thù, được bảo đảm từ ngân sách nhà nước cho một số nội dung trong các hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật được quy định cụ thể như sau:

Nội dung chi

Mức chi (Đơn vị tính: đồng)

Nghị Quyết của HĐND, Quyết định của UBND cấp tỉnh

Nghị Quyết của HĐND, Quyết định của UBND cấp huyện

Nghị Quyết của HĐND, Quyết định của UBND cấp xã

4.1. Chi soạn thảo đề cương chi tiết dự thảo văn bản

a) Nghị quyết của HĐND

 

 

 

- Mới hoặc thay thế

950.000/ đề cương

760.000/ đề cương

570.000/ đề cương

- Sửa đổi, bổ sung

650.000/ đề cương

520.000/ đề cương

390.000/ đề cương

b) Quyết định của UBND

 

 

 

- Mới hoặc thay thế

900.000/ đề cương

720.000/ đề cương

540.000/đề cương

- Sửa đổi, bổ sung

600.000/ đề cương

480.000/ đề cương

360.000/ đề cương

4.2. Chi soạn thảo văn bản

a) Nghị quyết của HĐND

 

 

 

- Mới hoặc thay thế

200.000/ trang A4, nhưng không quá 3.200.000 / dự thảo

180.000/ trang A4, nhưng không quá 2.500.000/ dự thảo

160.000/ trang A4, nhưng không quá 1.600.000/ dự thảo

- Sửa đổi, bổ sung

180.000/ trang A4, nhưng không quá 2.700.000/ dự thảo

160.000/ trang A4, nhưng không quá 1.900.000/ dự thảo

140.000/ trang A4, nhưng không quá 1.150.000/ dự thảo

b) Quyết định của UBND

 

 

 

- Mới hoặc thay thế

180.000/ trang A4, nhưng không quá 3.200.000/ dự thảo

160.000/ trang A4, nhưng không quá 2.400.000/ dự thảo

140.000/ trang A4, nhưng không quá 1.500.000/ dự thảo

- Sửa đổi, bổ sung

160.000/ trang A4, nhưng không quá 2.700.000/ dự thảo

140.000/ trang A4, nhưng không quá 1.900.000/ dự thảo

120.000/ trang A4, nhưng không quá 1.150.000/ dự thảo

4.3. Chi soạn thảo các báo cáo phục vụ công tác xây dựng văn bản và hoàn thiện văn bản

a) Báo cáo tổng hợp ý kiến; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý

- Đối với dự thảo văn bản mới hoặc thay thế

+ Báo cáo tổng hợp ý kiến:

250.000 đồng/báo cáo

200.000 đồng/báo cáo

150.000 đồng/báo cáo

+ Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý

350.000 đồng/báo cáo

280.000 đồng/báo cáo

210.000 đồng/báo cáo

- Đối với dự thảo văn bản sửa đổi, bổ sung:

 

 

 

+ Báo cáo tổng hợp ý kiến: ;

150.000 đồng/báo cáo

120.000 đồng/báo cáo

100.000 đồng/báo cáo

+ Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý:

250.000 đồng/báo cáo

200.000 đồng/báo cáo

150.000 đồng/báo cáo

b) Báo cáo nhận xét, đánh giá của người phản biện, ủy viên hội đồng thẩm định, báo cáo tham luận theo đơn đặt hàng của cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo

- Đối với dự thảo văn bản mới hoặc thay thế

350.000 đồng/báo cáo

280.000 đồng/báo cáo

210.000 đồng/báo cáo

- Đối với dự thảo văn bản sửa đổi, bổ sung

200.000 đồng/báo cáo

150.000 đồng/báo cáo

100.000 đồng/báo cáo

c) Báo cáo đánh giá tác động của chính sách hoặc báo cáo đánh giá tác động của văn bản

6.000.000 đồng/báo cáo

4.800.000 đồng/báo cáo

3.600.000 đồng/báo cáo

d) Báo cáo theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

 

 

 

- Báo cáo theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo chuyên đề

5.000.000 đồng/báo cáo

4.000.0000đồng/báo cáo

3.000.0000đồng/báo cáo

- Báo cáo theo dõi tình hình thi hành pháp luật đột xuất:

3.000.000 đồng/báo cáo

2.400.000 đồng/báo cáo

1.800.000 đồng/báo cáo

- Báo cáo tổng hợp theo dõi tình hình thi hành pháp luật do Sở Tư pháp chủ trì xây dựng trình UBND tỉnh gửi Bộ Tư pháp.

3.400.000 đồng/ báo cáo

- Báo cáo tổng hợp theo dõi tình hình thi hành pháp luật do UBND cấp huyện tổng hợp, các sở, ban, ngành cấp tỉnh chủ trì xây dựng gửi Sở Tư pháp.

1.700.000 đồng/ báo cáo

- Báo cáo tổng hợp theo dõi tình hình thi hành pháp luật do UBND cấp xã, các phòng, ban, ngành cấp huyện chủ trì xây dựng gửi Phòng Tư pháp.

900.000 đồng/ báo cáo

4.4. Chi soạn thảo văn bản góp ý; báo cáo thẩm định, thẩm tra văn bản

a) Văn bản góp ý

250.000 đồng/ văn bản

200.000 đồng/ văn bản

150.000 đồng/ văn bản

b) Báo cáo thẩm định, báo cáo thẩm tra

500.000 đồng/ báo cáo

400.000 đồng/ báo cáo

 

4.5. Chi chỉnh lý hoàn thiện đề cương nghiên cứu, các loại báo cáo, bản thuyết minh, tờ trình văn bản, dự thảo văn bản

200.000/ lần chỉnh lý

150.000/ lần chỉnh lý

120.000/ lần chỉnh lý

4.6. Chi cho cá nhân tham gia họp, hội thảo, tọa đàm, hội nghị và họp báo

a). Tham gia họp, hội thảo, toạ đàm, hội nghị phục vụ công tác xây dựng dự kiến chương trình, soạn thảo, đánh giá tác động, góp ý, thẩm định, thẩm tra văn bản; điều tra, khảo sát; theo dõi, đánh giá về tình hình thi hành pháp luật

 

 

 

- Chủ trì

150.000 đồng/ người/ cuộc họp

100.000 đồng/ người/ cuộc họp

70.000 đồng/ người/ cuộc họp

- Các thành viên tham dự

100.000 đồng/ người/ cuộc họp

70.000 đồng/ người/ cuộc họp

50.000 đồng/ người/ cuộc họp

- Ý kiến tham luận bằng văn bản của thành viên tham dự

200.000 đồng/ văn bản

150.000 đồng/ văn bản

100.000 đồng/ văn bản

b) Tham dự cuộc họp báo công bố các văn bản quy phạm pháp luật đã được cấp có thẩm quyền ký ban hành

 

 

 

- Chủ trì

150.000 đồng/ người/ cuộc họp

100.000 đồng/ người/ cuộc họp

70.000 đồng/ người/ cuộc họp

- Các thành viên tham dự

70.000 đồng/ người/ cuộc họp

50.000 đồng/ người/ cuộc họp

50.000 đồng/ người/ cuộc họp

4.7. Chi lấy ý kiến tư vấn của chuyên gia độc lập

Trong trường hợp đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; đề nghị, dự kiến chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; thuyết minh, tờ trình, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và các báo cáo chuyên ngành, lĩnh vực chuyên môn phức tạp phải lấy ý kiến tư vấn, phản biện của các chuyên gia độc lập thì mức chi 1.000.000 đồng/báo cáo.

4.8. Các nội dung và mức chi khác cho công tác xây dựng và hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân chưa quy định tại Quyết định này, như: dịch và hiệu đính tài liệu, công tác phí, họp, hội nghị, tọa đàm, sơ kết, tổng kết, điều tra, khảo sát, điều tra xã hội học, lập hệ cơ sở dữ liệu, rà soát, hệ thống hóa, văn phòng phẩm, in ấn, sao chụp tài liệu, ... được áp dụng thực hiện theo các chế độ chi tiêu tài chính hiện hành.

5. Định mức phân bổ kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật

5.1. Định mức phân bổ kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật thực hiện trên cơ sở các hoạt động, nội dung chi, mức chi quy định tại khoản 3 và khoản 4 của Quyết định này và được thực hiện như sau:

Loại văn bản

Cấp ban hành

Định mức phân bổ

(đồng/văn bản)

Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Quyết định của Ủy ban nhân dân mới hoặc thay thế

Cấp tỉnh

10.000.000

Cấp huyện

8.000.000

Cấp xã

6.000.000

Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Quyết định của Ủy ban nhân dân sửa đổi, bổ sung

Cấp tỉnh

8.000.000

Cấp huyện

6.400.000

Cấp xã

4.800.000

5.2. Ngoài định mức phân bổ kinh phí quy định tại điểm 5.1 khoản này, căn cứ vào khả năng nguồn kinh phí, trong trường hợp cần thiết thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì sắp xếp, bố trí một khoản kinh phí từ nguồn ngân sách chi thường xuyên đã được giao để hỗ trợ cho việc thực hiện các hoạt động có liên quan trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Điều 2. Giao Sở Tài chính phối hợp với Sở Tư pháp và các cơ quan, địa phương tổ chức triển khai thực hiện quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 05/9/2017 và thay thế Quyết định số 36/2012/QĐ-UBND ngày 02/8/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc quy định mức chi cho công tác xây dựng và hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân trên địa bàn tỉnh Long An.

Thời gian áp dụng thực hiện kể từ ngày 01/8/2017.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính; Thủ trưởng các sở ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, xã, phường, thị trấn và các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan thi hành quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Thanh tra Chính phủ;
- Các Bộ: Tư pháp, Tài Chính;
- Cục kiểm tra văn bản QPPL – Bộ Tư pháp;
- BTV. Tỉnh ủy, TT. HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu VT, THY.
QD-CHI XAY DUNG VAN BAN QPPL

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Trần Văn Cần

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 45/2017/QĐ-UBND quy định mức chi cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật trên địa bàn tỉnh Long An

  • Số hiệu: 45/2017/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 24/08/2017
  • Nơi ban hành: Tỉnh Long An
  • Người ký: Trần Văn Cần
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 05/09/2017
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản