Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 449/QĐ-UBND | Thái Bình, ngày 19 tháng 02 năm 2016 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ ÁN TÍCH TỤ RUỘNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;
Căn cứ Nghị quyết số 29/NQ-HĐND ngày 09/12/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khóa XV, Kỳ họp thứ Mười một về phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Thái Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 3312/QĐ-UBND ngày 29/12/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Thái Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 2495/QĐ-UBND ngày 20/10/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng, triển khai thực hiện Đề án Tích tụ ruộng đất nông nghiệp tỉnh Thái Bình giai đoạn 2016 - 2020 và những năm tiếp theo;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 32/TTr-SNNPTNT ngày 05/02/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt đề cương Đề án Tích tụ ruộng đất nông nghiệp tỉnh Thái Bình giai đoạn 2016 - 2020 và những năm tiếp theo, với các nội dung sau:
I. Tên Đề án: Đề án Tích tụ ruộng đất nông nghiệp tỉnh Thái Bình giai đoạn 2016 - 2020 và những năm tiếp theo.
II. Nội dung đề cương Đề án:
1. Sự cần thiết xây dựng Đề án.
2. Các căn cứ pháp lý để xây dựng Đề án.
Phần thứ nhất: Đánh giá thực trạng
1. Thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp Thái Bình: Đánh giá thực trạng bức tranh chung nền nông nghiệp tỉnh Thái Bình bao gồm đánh giá các thành phần kinh tế, hoạt động của các hợp tác xã, các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp.
2. Thực trạng lao động nông nghiệp nông thôn Thái Bình: Đánh giá thực trạng lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh, tỷ lệ lao động đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, thời gian lao động thực tế trong lĩnh vực nông nghiệp của lao động nông thôn làm cơ sở cho việc xây dựng lộ trình rút lao động ra khỏi nông nghiệp.
3. Thực trạng sở hữu và tổ chức sản xuất nông nghiệp.
3.1. Thực trạng vấn đề tích tụ đất nông nghiệp tỉnh Thái Bình: Nêu thực trạng vấn đề tích tụ đất đai đang diễn ra tự phát tại một số địa phương trong tỉnh hiện nay, đánh giá những ưu và nhược điểm từ đó có giải pháp phù hợp để tích tụ hiệu quả, bền vững và theo đúng các quy định của pháp luật, mang lại hiệu quả cao hơn trong sản xuất nông nghiệp.
3.2. Thực trạng kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh: Đánh giá thực trạng hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp bao gồm hạ tầng giao thông, thủy lợi, xây dựng trên địa bàn tỉnh làm cơ sở cho việc rà soát, bổ sung quy hoạch, xây dựng các cơ chế chính sách hỗ trợ đầu tư nâng cấp hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp khi tích tụ ruộng đất.
4. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức khi tích tụ ruộng đất.
4.1. Thuận lợi và cơ hội.
4.2. Khó khăn và thách thức.
Phần thứ hai: Quan điểm, mục tiêu, các hình thức và các giải pháp tích tụ đất nông nghiệp.
1. Quan điểm, mục tiêu tích tụ đất đai.
2. Các hình thức tích tụ đất đai: Nêu, đánh giá ưu điểm, nhược điểm các hình thức tích tụ đất đai mà pháp luật về đất đai cho phép; lựa chọn, kiến nghị hình thức tích tụ hợp lý nhất với tỉnh Thái Bình để định hướng các cơ chế chính sách và giải pháp hợp lý để triển khai thực hiện.
Các hình thức tích tụ đất đai chủ yếu mà pháp luật cho phép:
- Dồn điền, đổi thửa;
- Chuyển nhượng quyền sử dụng ruộng đất;
- Thuê quyền sử dụng ruộng đất;
- Góp ruộng đất.
3. Các giải pháp thực hiện tích tụ đất đai.
3.1. Giải pháp về quy hoạch: Trên cơ sở quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã được phê duyệt và các quy hoạch khác có liên quan, tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch cho phù hợp khi thực hiện tích tụ ruộng đất.
3.2. Giải pháp về thể chế tạo hành lang pháp lý: Tập trung tiến hành đo đạc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho toàn bộ diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh để tạo cơ sở pháp lý cho việc thuê, chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
3.3. Giải pháp tuyên truyền: Tăng cường các biện pháp tuyên truyền về chủ trương, các cơ chế chính sách thực hiện tích tụ ruộng đất của tỉnh thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp tới doanh nghiệp, người nông dân để người dân hiểu, cùng chung tay, phối hợp thực hiện.
3.4. Giải pháp về cơ chế chính sách: Trên cơ sở định hướng các hình thức tích tụ đất đai, nghiên cứu và đề xuất các cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy quá trình tích tụ đất đai, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.
3.5. Giải pháp huy động nguồn lực đầu tư vào nông nghiệp.
3.6. Giải pháp phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã.
3.7. Giải pháp tăng cường liên kết doanh nghiệp và hộ nông dân.
3.8. Giải pháp về khoa học công nghệ.
3.9. Giải pháp tạo môi trường kinh doanh, đầu tư nhằm thu hút doanh nghiệp đầu tư vào Thái Bình đặc biệt là đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
3.10. Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn liền với đào tạo, chuyển dịch lực lượng lao động trong sản xuất nông nghiệp.
4. Khái toán kinh phí xây dựng và thực hiện Đề án.
4.1. Khái toán kinh phí xây dựng Đề án.
4.2. Khái toán kinh phí thực hiện Đề án.
Trên cơ sở đề xuất các cơ chế chính sách hỗ trợ, khái toán kinh phí cần thiết để thực hiện Đề án đến năm 2020 làm cơ sở cho việc cân đối nguồn vốn và xây dựng kế hoạch thực hiện các năm.
Phần thứ ba: Tổ chức thực hiện
1. Thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc xây dựng, triển khai thực hiện Đề án cấp tỉnh. Phân công nhiệm vụ từng thành viên.
2. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:
a) Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
b) Trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư;
c) Trách nhiệm của Sở Công thương;
d) Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường;
e) Trách nhiệm của Sở Tài chính;
f) Trách nhiệm của Sở Thông tin và Truyền thông;
g) Trách nhiệm của Sở Lao động Thương binh và Xã hội;
h) Trách nhiệm của Sở Khoa học và Công nghệ;
i) Trách nhiệm của Sở Giao thông và Vận tải;
j) Trách nhiệm của Sở Xây dựng;
k) Trách nhiệm của Liên minh Các hợp tác xã;
l) Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân huyện, thành phố.
2. Phân công tổ chức thực hiện Đề án
Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao và sự phân công của Ban Chỉ đạo, tổ chức thực hiện Đề án sau khi được phê duyệt.
Điều 2. Căn cứ nội dung được phê duyệt tại Điều 1, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tiến hành triển khai các bước tiếp theo đảm bảo mục tiêu, yêu cầu đề ra và tuân thủ đúng trình tự theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở, thủ trưởng các ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Công thương, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông và Vận tải, Xây dựng, Lao động Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình, Báo Thái Bình, Liên minh Các hợp tác xã; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Thủ trưởng ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
- 1Quyết định 11/2010/QĐ-UBND Quy định một số cơ chế chính sách bổ sung hỗ trợ nông dân khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình giai đoạn 2010-2015
- 2Nghị quyết 72/2010/NQ-HĐND phê duyệt Đề án dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới do tỉnh Thái Bình ban hành
- 3Quyết định 215/QĐ-UBND về Quy định hệ số điều chỉnh giá đất để tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp năm 2016 trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- 4Quyết định 2564/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt kết quả thực hiện dự án Điều tra thoái hóa đất kỳ đầu trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- 5Quyết định 142/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Đề án Khuyến khích tích tụ, tập trung ruộng đất để sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo quy mô lớn giai đoạn 2017-2020 do tỉnh Hưng Yên ban hành
- 1Quyết định 11/2010/QĐ-UBND Quy định một số cơ chế chính sách bổ sung hỗ trợ nông dân khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình giai đoạn 2010-2015
- 2Nghị quyết 72/2010/NQ-HĐND phê duyệt Đề án dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới do tỉnh Thái Bình ban hành
- 3Quyết định 899/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Quyết định 215/QĐ-UBND về Quy định hệ số điều chỉnh giá đất để tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp năm 2016 trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- 6Quyết định 3312/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Thái Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 7Quyết định 2564/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt kết quả thực hiện dự án Điều tra thoái hóa đất kỳ đầu trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- 8Nghị quyết 29/2015/NQ-HĐND phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Thái Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 9Quyết định 142/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Đề án Khuyến khích tích tụ, tập trung ruộng đất để sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo quy mô lớn giai đoạn 2017-2020 do tỉnh Hưng Yên ban hành
Quyết định 449/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt đề cương Đề án Tích tụ ruộng đất nông nghiệp tỉnh Thái Bình giai đoạn 2016 - 2020 và những năm tiếp theo
- Số hiệu: 449/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 19/02/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Thái Bình
- Người ký: Phạm Văn Ca
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 19/02/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra