Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 443-TTg | Hà Nội , ngày 30 tháng 8 năm 1993 |
BAN HÀNH BẢN QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI LÃNH SỰ DANH DỰ CỦA NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành.
| Phan Văn Khải (Đã Ký) |
ĐỐI VỚI LÃNH SỰ DANH DỰ CỦA NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 443-TTg ngày 30-8-1993 của Thủ tướng Chính phủ).
2. Sau khi được Chính phủ Việt Nam chấp thuận về nguyên tắc, nước cử thông qua đường ngoại giao gửi công hàm đến Bộ Ngoại giao Việt Nam đề nghị chấp thuận việc bổ nhiệm lãnh sự danh dự, kèm theo bản trích yếu tiểu sử của người đó bao gồm các chi tiết sau:
- Họ và tên;
- Ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch (quốc tịch gốc; quốc tịch hiện nay);
- Tình trạng gia đình (họ tên vợ, chồng, con; ngày, tháng, năm sinh; nghề nghiệp);
- Nơi thường trú, tạm trú;
- Nơi làm việc, nghề nghiệp (trước kia; hiện nay);
- Trình độ học vấn (kể cả ngoại ngữ). Trong trường hợp cần thiết Bộ Ngoại giao Việt Nam có thể yêu cầu nước cử cung cấp thêm những thông tin cần thiết khác liên quan đến người được cử làm lãnh sự danh dự tại Việt Nam.
3. Người được chấp thuận bổ nhiệm lãnh sự danh dự nước ngoài tại Việt Nam được Bộ Ngoại giao Việt Nam cấp miễn phí giấy phép lãnh sự (exequatur). Giấy phép lãnh sự này có thể bị thu hồi bất kỳ lúc nào mà không cần giải thích lý do.
1. Về nguyên tắc, lãnh sự danh dự nước ngoài phải có quốc tịch nước cử hoặc quốc tịch Việt Nam.
2. Trường hợp người có 2 quốc tịch phải được sự đồng ý trước của Chính phủ Việt Nam thì nước cử mới có thể cử người làm lãnh sự danh dự tại Việt Nam. Sự đồng ý này có thể bị rút bỏ bất kỳ lúc nào mà không cần giải thích lý do.
2. Công dân Việt Nam được bổ nhiệm làm lãnh sự danh dự của nước ngoài tại Việt Nam phải có ít nhất 10 năm đã thường trú ở Việt Nam, trong đó có ít nhất 5 năm đã cư trú tại nơi dự định đặt trụ sở cơ quan lãnh sự.
a) Có chỗ ở hoặc nơi làm việc gần nơi dự định đặt trụ sở cơ quan lãnh sự;
b) Có lý lịch tư pháp rõ ràng;
c) Có khả năng về tài chính;
d) Không phải là lãnh sự danh dự cho một nước thứ ba tại Việt Nam.
2. Trong mọi trường hợp khu vực lãnh sự của cơ quan lãnh sự do lãnh sự danh dự đứng đầu tại Việt Nam cũng không vượt quá địa giới hành chính của 1 tỉnh hoặc 1 thành phố trực thuộc Trung ương và phải bao gồm ít nhất 1 huyện, thị xã, hoặc 1 quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương.
1. Trong khi thực hiện các chức năng lãnh sự, cơ quan lãnh sự do lãnh sự danh dự đứng đầu có quyền:
a) Trực tiếp liên hệ, làm việc với các nhà chức trách địa phương trong khu vực lãnh sự;
b) Thông qua cơ quan đại diện ngoại giao của nước cử tại Việt Nam (nếu có) để liên hệ gặp gỡ, làm việc với các nhà chức trách Trung ương của Việt Nam. Trong trường hợp nước cử không có cơ quan đại diện ngoại giao tại Việt Nam thì cơ quan lãnh sự do lãnh sự danh dự đứng đầu có thể thông qua Bộ Ngoại giao của Việt Nam để liên hệ trước.
2. Khi cơ quan lãnh sự do lãnh sự danh dự đứng đầu dự định tổ chức các hoạt động lễ tân (chiêu đãi, chiếu phim, v.v...) có mời phía Việt Nam, cần thông báo trước 7 ngày cho cơ quan ngoại vụ địa phương hoặc cho một cơ quan do Uỷ ban nhân dân tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan chỉ định.
3. Khi có yêu cầu cần tuyển nhân viên giúp việc, yêu cầu về nhà, điện, nước và các dịch vụ tương tự khác liên quan đến hoạt động của cơ quan lãnh sự do lãnh sự danh dự đứng đầu, có quyền liên hệ trực tiếp với các tổ chức, cá nhân có liên quan của Việt Nam trong khu vực lãnh sự để giải quyết theo pháp luật Việt Nam.
2. Chỉ trong những trường hợp được Chính phủ Việt Nam cho phép, cơ quan lãnh sự do lãnh sự danh dự đứng đầu mới có thể sử dụng túi thư ngoại giao, túi thư lãnh sự, giao thông viên ngoại giao, giao thông viên lãnh sự, điện mật mã để liên lạc với các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự kể cả cơ quan lãnh sự do lãnh sự danh dự đứng đầu và với Chính phủ của nước cử.
2. Lãnh sự danh dự là công dân Việt Nam hoặc là người nước ngoài thường trú tại Việt Nam chỉ được hưởng quyền miễn trừ xét xử và quyền bất khả xâm phạm về thân thể đối với những hành động chính thức trong khi thực hiện chức năng lãnh sự và các quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho họ theo quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
1. Quy định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
2. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành bản Quy định này.
Quyết định 443-TTg năm 1993 về bản Quy định đối với lãnh sự danh dự của nước ngoài tại Việt nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 443-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 30/08/1993
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 24
- Ngày hiệu lực: 30/08/1993
- Ngày hết hiệu lực: 19/12/2000
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra