Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 44/QĐ-UBND

Kon Tum, ngày 23 tháng 02 năm 2023

 

QUYẾT ĐỊNH

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG TỈNH KON TUM CẤP TRUNG HỌC PHÊ DUYỆT KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 649/QĐ-UBND NGÀY 26 THÁNG 7 NĂM 2021 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông; Thông tư số 13/2022/TT-BGDĐT ngày 03 tháng 8 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Văn bản số 1106/BGDĐT-GDTrH ngày 20 tháng 3 năm 2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc biên soạn và tổ chức thực hiện nội dung giáo dục địa phương trong chương trình giáo dục phổ thông mới;

Căn cứ Quyết định số 649/QĐ-UBND ngày 26 tháng 7 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Chương trình Giáo dục địa phương tỉnh Kon Tum cấp trung học;

Theo đề nghị của Ban Biên soạn Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Kon Tum cấp trung học tại Tờ trình số 11/TTr-BBS ngày 13 tháng 02 năm 2023.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Điều chỉnh, bổ sung nội dung Chương trình giáo dục địa phương tỉnh Kon Tum cấp trung học phê duyệt kèm theo Quyết định số 649/QĐ-UBND ngày 26 tháng 7 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh (chi tiết tại Phụ lục kèm theo Quyết định này). Các nội dung khác thực hiện theo Quyết định số 649/QĐ-UBND ngày 26 tháng 7 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Điều 2. Giao Sở Giáo dục và Đào tạo căn cứ nội dung điều chỉnh, bổ sung tại Quyết định định này tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt tài liệu giáo dục địa phương cấp trung học ở các khối lớp còn lại (lớp 8, lớp 9, lớp 11 và lớp 12) theo quy định.

Điều 3. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Quyết định có hiệu lực từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Giáo dục và Đào tạo (b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (b/c);
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- CVP, PCVP UBND tỉnh KGVX;
- Lưu: VT, KGVX.THT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Y Ngọc

 

PHỤ LỤC

NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG TỈNH KON TUM CẤP TRUNG HỌC
(Kèm theo Quyết định số: 44/QĐ-UBND ngày 23 tháng 02 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

LỚP 8

Nội dung/Chủ đề

Yêu cầu cần đạt

Văn hóa - Lịch sử truyền thống

Kon Tum từ thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX

- Khái quát được nét chính về tình hình Kon Tum từ thế kỉ XVI đến trước khi bị thực dân Pháp xâm lược.

- Biết được quá trình xâm lược và đặt ách cai trị của thực dân Pháp ở Kon Tum.

- Biết được những chính sách cai trị của thực dân Pháp và tác động của chính sách đó đối với Kon Tum.

- Biết sử dụng và khai thác được thông tin của một số loại tư liệu lịch sử để giới thiệu lịch sử Kon Tum từ thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX.

- Nhận thức được bản chất của chủ nghĩa thực dân, từ đó biết yêu cái thiện, biết bảo tồn nét đẹp trong văn hóa; căm ghét cái ác, bất công, cướp bóc.

“Dệt vải” - Dân ca Ba na

- Nhận biết giai điệu bài Dệt vải là dân ca Ba na; hát đúng giai điệu và lời ca bài hát Dệt vải. Biết thể hiện bài hát bằng các hình thức khác nhau.

- Nhận biết hình dáng, cấu tạo, âm sắc của cồng chiêng; biết sơ lược về hình thức trình diễn cồng chiêng.

- Tự hào về quê hương Kon Tum. Thực hiện được những việc làm phù hợp để góp phần bảo tồn và phát huy những nét đẹp văn hóa của quê hương mình.

Nghệ thuật trang trí trong đời sống văn hóa của một số dân tộc ở Kon Tum

- Nhận biết được vẻ đẹp của nghệ thuật trang trí trong đời sống văn hóa của một số dân tộc tỉnh Kon Tum.

- Biết cách sử dụng dụng hoa văn, họa tiết trang trí của một số dân tộc ở Kon Tum trong thực hành, sáng tạo sản phẩm mĩ thuật.

- Giáo dục học sinh yêu thích môn học; có ý thức trong việc gìn giữ và phát huy nghệ thuật truyền thống của cộng đồng các dân tộc tỉnh Kon Tum.

Địa lí - Kinh tế - Hướng nghiệp

Đặc điểm thổ nhưỡng, sinh vật tỉnh Kon Tum

- Biết được đặc điểm thổ nhưỡng, sinh vật; thấy được thuận lợi, khó khăn của thổ nhưỡng, sinh vật đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.

- Đọc được bản đồ, tranh ảnh, số liệu để khai thác thông tin, kiến thức về đất, sinh vật ở Kon Tum.

- Yêu quê hương, yêu mến thiên nhiên; có trách nhiệm trong bảo vệ môi trường.

Một số mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Kon Tum

- Biết được tình hình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Kon Tum.

- Giới thiệu một số mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh Kon Tum.

- Đề xuất ý tưởng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Kon Tum.

Chính trị - Xã hội - Môi trường

Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa ở tỉnh Kon Tum

- Biết được tình hình về di sản văn hóa vật thể và phi vật thể ở Kon Tum.

- Nhận biết được một số giải pháp pháp để bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa vật thể, văn hóa phi vật thể tại địa phương.

- Đề xuất được một số hoạt động để thực hiện bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa ở địa phương.

- Giáo dục ý thức tự hào, tôn trọng và tinh thần trách nhiệm của học sinh trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa của địa phương, của tỉnh Kon Tum.

Tìm hiểu một số hiện tượng ô nhiễm môi trường và đề xuất biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường ở tỉnh Kon Tum

- Học sinh chỉ ra được những hiện tượng ô nhiễm môi trường ở Kon Tum và nguyên nhân.

- Nêu được một số quy định của pháp luật về hoạt động bảo vệ môi trường.

- Đề xuất một số biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường ở Kon Tum.

- Học sinh có trách nhiệm, có những việc làm cụ thể và tích cực vận động người khác cùng tham gia các hoạt động làm hạn chế ô nhiễm môi trường tại địa phương.

LỚP 9

Nội dung/Chủ đề

Yêu cầu cần đạt

Văn hóa - Lịch sử truyền thống

Lịch sử Kon Tum từ năm 1918 đến nay

- Nêu được những nét chính khái quát về lịch sử tỉnh Kon Tum từ năm 1918 đến nay qua các giai đoạn: phong trào đấu tranh chống áp bức từ năm 1918 đến Cách mạng tháng Tám năm 1945; Kon Tum trong hai cuộc kháng chiến chống để quốc xâm lược (1945 - 1975); Kon Tum từ năm 1975 đến nay.

- Giải thích được nguyên nhân đưa đến các thắng lợi lịch sử của nhân dân Kon Tum từ năm 1918 đến nay.

- Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, ý thức trân trọng lịch sử dân tộc, tinh thần tự lực tự cường, ý thức trách nhiệm cá nhân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Địa lí - Kinh tế - Hướng nghiệp

Địa lí các ngành kinh tế tỉnh Kon Tum

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ tỉnh Kon Tum. Trình bày được tình hình phát triển và phân bố ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ (giao thông vận tải, thương mại và du lịch) tỉnh Kon Tum.

- Phân tích biểu đồ, số liệu thống kê về nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ tỉnh Kon Tum.

- Học sinh biết trân trọng thành quả lao động của người dân; biết bảo vệ các tài sản công; có ý thức bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên của địa phương.

Tư vấn lựa chọn định hướng nghề nghiệp và xây dựng kế hoạch học tập, lựa chọn môn học cho học sinh THCS ở Kon Tum

- Trình bày được một thông tin về các trường nghề, THPT trên địa bàn Kon Tum có liên quan đến nguyện vọng nghề nghiệp.

- Có khả năng nhận biết về những sở thích và khả năng nổi bật của bản thân.

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập hợp lý để tham gia học nghề hoặc học lên bậc THPT.

Chính trị - Xã hội - Môi trường

Thực trạng, giải pháp quản lý và xử lý chất thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Kon Tum

- Chỉ ra được các loại chất thải sinh hoạt phổ biến ở Kon Tum.

- Nêu được một số quy định của pháp luật về quản lý, xử lý chất thải sinh hoạt.

- Đề xuất các giải pháp để thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải sinh hoạt tại địa phương.

- Học sinh có tinh thần chủ động, tích cực tuyên truyền, vận động người khác tham gia các hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại địa phương.

LỚP 11

Nội dung/Chủ đề

Yêu cầu cần đạt

Văn hóa - Lịch sử truyền thống

Thơ ca Kon Tum

- Nhận biết và phân tích được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố hình thức (nhân vật trữ tình, hình ảnh, từ ngữ,...) và nội dung (cảm hứng chủ đạo, chủ đề,...) của một số tác phẩm thơ ca Kon Tum tiêu biểu.

- Phân tích và đánh giá được vẻ đẹp đặc trưng của quê hương Kon Tum qua thơ ca.

- Bồi đắp tình yêu, niềm tự hào đối với quê hương Kon Tum.

Phong trào đấu tranh chống áp bức ở Kon Tum từ đầu thế kỉ XX đến trước cách mạng tháng Tám -1945

- Nêu được nét chính về phong trào đấu tranh tự phát chống áp bức của nhân dân Kon Tum trong những năm đầu thế kỉ XX.

- Biết sưu tầm và sử dụng nguồn tư liệu để tìm hiểu về sự ra đời và hoạt động của hai chi bộ đảng đầu tiên ở Kon Tum và cuộc đấu tranh của tù chính trị ở nhà lao Kon Tum.

- Rút ra được ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của các cuộc đấu tranh chống áp bức ở Kon Tum từ đầu thế kỉ XX đến trước Cách mạng tháng Tám - 1945.

- Biết phát huy truyền thống cách mạng, tinh thần đoàn kết trong sự nghiệp xây dựng quê hương Kon Tum hiện nay. Có trách nhiệm và tham gia công tác đền ơn đáp nghĩa ở địa phương.

Thực hành đệm hát một số làn điệu dân ca bằng nhạc cụ dân tộc ở Kon Tum.

- Học sinh biết sơ lược về một số nhạc cụ truyền thống thường sử dụng đệm hát các bài dân ca địa phương.

- Học sinh biết đệm cho bài hát dân ca của địa phương bằng các nhạc cụ truyền thống phổ biến.

- Học sinh trân trọng, yêu thích và quảng bá âm nhạc truyền thống của địa phương.

Địa lí - Kinh tế - Hướng nghiệp

Phát triển ngành du lịch tỉnh Kon Tum theo hướng hội nhập và bền vững.

- Biết được tiềm năng và tình hình phát triển du lịch tỉnh Kon Tum.

- Trình bày được điều kiện và ý nghĩa của du lịch tỉnh Kon Tum theo hướng hội nhập và phát triển bền vững.

- Phân tích hình ảnh, số liệu thống kê, sơ đồ... về du lịch tỉnh Kon Tum.

- Yêu quý các giá trị của những sản phẩm du lịch địa phương và góp phần bảo vệ môi trường du lịch bền vững.

Tư vấn lựa chọn định hướng nghề nghiệp và xây dựng kế hoạch học tập cho học sinh THPT ở Kon Tum

- Biết được một số yêu cầu chung, một số kỹ năng cần có của người lao động trong Cách mạng công nghiệp 4.0.

- Biết cách tìm hiểu về những ngành nghề mà cá nhân lựa chọn, đánh giá được sự phù hợp của bản thân với ngành nghề định chọn.

- Biết cách xây dựng kế hoạch học tập hợp lý, phù hợp với khả năng và các điều kiện hiện có để chuẩn bị tham gia lao động.

Chính trị - Xã hội - Môi trường

Học sinh Kon Tum với việc bảo vệ an ninh trật tự ở địa phương

- Nhận biết được tình hình an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh.

- Nhận xét, đánh giá được các hành vi, việc làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự.

- Giới thiệu, đề xuất được một số mô hình hoạt động, các giải pháp nhằm bảo vệ an ninh trật tự tại địa phương.

- Xác định trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ an ninh trật tự tại địa phương.

Học sinh Kon Tum với việc tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở địa phương.

- Giới thiệu một hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng hoặc lễ hội tôn giáo, tín ngưỡng tiêu biểu ở địa phương.

- Học sinh nhận biết và phê phán, đấu tranh loại bỏ một số hành vi hoạt động mang tính mê tín dị đoan, vi phạm pháp luật, trái thuần phong mỹ tục trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo tại địa phương.

- Học sinh có ý thức tôn trọng, có trách nhiệm bảo vệ đúng pháp luật các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trong cộng đồng các dân tộc anh em

Một số giải pháp hạn chế sự suy thoái môi trường ở Kon Tum trong thời kỳ hội nhập và phát triển

- Nêu được các biểu hiện suy thoái môi trường đất, nước, sinh vật, cảnh quan, danh lam thắng cảnh... ở Kon Tum.

- Đề xuất được các giải pháp nhằm hạn chế suy thoái môi trường ở tỉnh Kon Tum trong thời kỳ hội nhập và phát triển.

- Học sinh có ý thức và trách nhiệm trong mục tiêu hạn chế suy thoái môi trường tại địa phương.

LỚP 12

Nội dung/Chủ đề

Yêu cầu cần đạt

Văn hóa - Lịch sử truyền thống

Truyện kí Kon Tum

- Nhận biết và phân tích được giá trị nội dung (đề tài, chủ đề, tư tưởng,...) và một số yếu tố hình thức (điểm nhìn nghệ thuật, người kể chuyện, nhân vật, ngôn ngữ,…) của một số truyện kí Kon Tum tiêu biểu.

- Phân tích và đánh giá được vẻ đẹp đặc trưng của quê hương Kon Tum qua tác phẩm truyện kí.

- Bồi đắp tình yêu, niềm tự hào đối với quê hương Kon Tum.

Truyền thống đánh giặc giữ nước của nhân dân Kon Tum trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945 -1975)

- Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về hai cuộc kháng chiến của nhân dân Kon Tum chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945 - 1975).

- Trình bày được nét khái quát về bối cảnh lịch sử, các giai đoạn phát triển chính, những sự kiện tiêu biểu của hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945 - 1975) ở Kon Tum.

- Rút ra được những đóng góp của nhân dân Kon Tum trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945 - 1975).

- Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trân trọng, tự hào về truyền thống bất khuất của cha ông, ý thức trách nhiệm của bản thân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước

Hòa tấu cồng chiêng

- Học sinh có hiểu biết cơ bản về cơ cấu, biên chế và cách diễn tấu các nhạc cụ thường tham gia hòa tấu cồng chiêng; thực hành hòa tấu cồng chiêng đúng nhịp, duy trì được tốc độ ổn định.

- Học sinh biết và thực hiện được động tác múa (xoang) phổ biến theo nhịp cồng chiêng.

- Học sinh trân trọng, yêu thích và phổ biến âm nhạc truyền thống địa phương.

Giới thiệu Mỹ thuật Kon Tum

- Biết được sự hình thành và phát triển nền mỹ thuật Kon Tum; cảm nhận cái đẹp các tác phẩm tác phẩm hội họa, điêu khắc, tạc tượng dân gian của các họa sĩ và nghệ nhân Kon Tum.

- Trình bày được sự hình thành và phát triển mỹ thuật Kon Tum; nêu được một số tác giả, tác phẩm hội họa và điêu khắc; nêu được tên tuổi của một số nghệ nhân và tác phẩm tạc tượng dân gian Kon Tum.

- Có ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị nghệ thuật truyền thống của quê hương Kon Tum.

Địa lí - Kinh tế - Hướng nghiệp

Nền kinh tế tỉnh Kon Tum trên con đường hội nhập và phát triển

- Bối cảnh, thành tựu, hạn chế trong sự phát triển kinh tế tỉnh Kon Tum giai đoạn hiện nay và trong quá trình hội nhập.

- Phân tích hình ảnh, số liệu thống kê, sơ đồ, biểu đồ... về kinh tế, hội nhập tỉnh Kon Tum.

- Nhận biết giá trị của việc thực hiện hội nhập. Trân trọng sự nỗ lực của địa phương trên con đường hội nhập.

Chính trị - Xã hội - Môi trường

Một số hoạt động xây dựng khu dân cư văn hóa tại tỉnh Kon Tum

- Học sinh biết được nội dung và ý nghĩa của một số hoạt động, các phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

- Đề xuất, giới thiệu một số mô hình hoặc giải pháp xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa tại địa phương.

- Học sinh có ý thức, trách nhiệm trong việc xây dựng gia đình văn hóa và khu dân cư văn hóa tại địa phương.

Một số hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường tại tỉnh Kon Tum

- Trình bày được các hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường ở Kon Tum.

- Đề xuất được các hình thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường tại địa phương.

- Học sinh có tinh thần trách nhiệm và tích cực vận động người khác tham gia các hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường.

 

PHỤ LỤC

BÁO CÁO TIẾP THU, GIẢI TRÌNH, CHỈNH SỬA DỰ THẢO QUYẾT ĐỊNH ĐIỀU CHỈNH CHƯƠNG TRÌNH TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG TỈNH KON TUM CẤP TRUNG HỌC

Đơn vị góp ý

Chủ đề

Lớp

Nội dung góp ý

Đề nghị điều chỉnh

Lí do

Giải trình

Trường THPT Trần Quốc Tuấn

Học hát bài: Dệt vải (Dân ca Ba na). Giới thiệu Cồng chiêng

8

Yêu cầu cần đạt: Hát đúng cao độ, trường độ và sắc thái của bài dân ca.. Bước đầu biết kết hợp gõ đệm, tư thế trình diễn cồng chiêng.

Bỏ bớt yêu cầu: Hát đúng cao độ, trường độ và sắc thái của bài dân ca...

HS chỉ cần nhận biết giai điệu bài hát và đôi nét về cồng chiêng.

- Thống nhất, tiếp thu:

+ Phần Âm nhạc thường thức: nhận biết đôi nét về Cồng chiêng.

+ Phần Học hát: hát đúng giai điệu và lời ca bài “Dệt vải”- Dân ca Ba na.

Văn hóa - Lịch sử truyền thống:

Phong trào đấu tranh chống áp bức ở Kon Tum từ đầu thế kỉ XX đến trước cách mạng tháng Tám -1945

11

- Nêu được nét chính về phong trào đấu tranh tự phát chống áp bức của nhân dân Kon Tum trong những năm đầu thế kỉ XX.

- Biết sưu tầm và sử dụng nguồn tư liệu để tìm hiểu về sự ra đời và hoạt động của hai chi bộ đảng đầu tiên ở Kon Tum và cuộc đấu tranh của tù chính trị ở nhà lao Kon Tum.

- Rút ra được ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của các cuộc đấu tranh chống áp bức ở Kon Tum từ đầu thế kỉ XX đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.

- Biết phát huy truyền thống cách mạng, tinh thần đoàn kết trong sự nghiệp xây dựng quê hương Kon Tum hiện nay. Có trách nhiệm và tham gia công tác đền ơn đáp nghĩa ở địa phương.

- Thay đổi tên chủ đề: Kon Tum từ đầu thế kỉ XX- trước Cách mạng tháng Tám năm 1945

- Tên chủ đề chưa phù hợp

Không thay đổi. Vì thay đổi sẽ trùng với lớp 8 nội dung chủ đề 2 lớp 8.

- Kể tên các phong trào đấu tranh tiêu biểu chống áp bức của nhân dân Kon Tum trong những năm đầu thế kỉ XX- trước cách mạng tháng Tám năm 1945

(Nhấn mạnh sự ra đời và hoạt động của hai chi bộ đảng đầu tiên ở Kon Tum và cuộc đấu tranh của tù chính trị ở nhà lao Kon Tum)

- Nội dung trong chủ đề rộng và quá chi tiết

Không thay đổi. Vì sự ra đời 2 chi bộ đảng thực chất không phải của Đảng bộ địa phương.

- Tập trung:

+ Rút ra được ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của các cuộc đấu tranh chống áp bức ở Kon Tum từ đầu thế kỉ XX đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.

+ Biết phát huy truyền thống cách mạng, tinh thần đoàn kết trong sự nghiệp xây dựng quê hương Kon Tum hiện nay. Có trách nhiệm và tham gia công tác đền ơn đáp nghĩa ở địa phương.

- Giúp rèn luyện kĩ năng tư duy lịch sử và hình thành phẩm chất, năng lực

Không thay đổi. Vì nội dung góp ý nhằm vào phương pháp dạy học

Địa lí - Kinh tế - Hướng nghiệp:

Phát triển kinh tế du lịch tỉnh Kon Tum theo hướng hội nhập, bền vững

11

Yêu cầu cần đạt: Phân tích hình ảnh, số liệu thống kê, sơ đồ... về du lịch tỉnh Kon Tum.

Bỏ bớt yêu cầu này.

HS không cần đi sâu phân tích, chỉ cần biết về tình hình du lịch địa phương là được.

Không thay đổi. Xin giữ nguyên như Dự thảo. Vì HS cần biết các kỹ năng này.

Chính trị - Xã hội - Môi trường: Học sinh Kon Tum với việc tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở địa phương.

11

Yêu cầu cần đạt: Giới thiệu một hoạt động tín ngưỡng hoặc lễ hội tín ngưỡng tiêu biểu ở địa phương.

Giới thiệu một hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng hoặc lễ hội tôn giáo, tín ngưỡng tiêu biểu ở địa phương.

Nội dung rõ ràng hơn vì hoạt động tôn giáo cũng là hình thức có tổ chức rõ ràng tại địa phương.

Thống nhất điều chỉnh như góp ý: Giới thiệu một hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng hoặc lễ hội tôn giáo, tín ngưỡng tiêu biểu ở địa phương.

Văn hóa - Lịch sử truyền thống

12

 

Bổ sung thêm chủ đề: Kon Tum trên đường đổi mới (1986- 2020)

Đảm bảo tính logic của tiến trình lịch sử trong chương trình GDĐP cấp trung học: Kon Tum từ thời nguyên thủy đến thời kì đổi mới.

Vì số tiết yêu cầu của môn sử chỉ 4 tiết trong chương trình địa phương nên không thể thêm chuyên đề này. Mặt khác, các vấn đề liên quan đến địa lí, kinh tế, hướng nghiệp trong giai đoạn hiện nay của Kon Tum, học sinh đã được tìm hiểu ở chủ đề 5,6.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Nông nghiệp tỉnh Kon Tum.

8

- Trình bày được sự tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Kon Tum.

- Phân tích ảnh hưởng các nhân tố đến sự phát triển nông - lâm nghiệp - thủy sản tỉnh Kon Tum. Trình bày được tình hình phát triển và phân bố ngành trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Kon Tum.

- Phân tích biểu đồ, số liệu thống kê về cơ cấu kinh tế, nông nghiệp tỉnh Kon Tum.

- Học sinh biết trân trọng thành quả lao động nông nghiệp; biết bảo vệ các tài sản công; có ý thức bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên của địa phương.

Thay đổi tên chủ đề:

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Vấn đề phát triển ngành nghiệp tỉnh Kon Tum.

Phù hợp với cách đặt tên chủ đề của CT hiện hành.

Đề xuất không thay đổi vì chủ đề này viết cho HS lớp 8, tên chủ đề tương ứng với chương trình GDPT 2018 môn Lịch sử- Địa lí cấp THCS

(Lưu ý: phần góp ý thiếu chữ “nông”)

Công nghiệp, Dịch vụ tỉnh Kon Tum.

9

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển công nghiệp, dịch vụ tỉnh Kon Tum. Trình bày được tình hình phát triển và phân bố ngành công nghiệp, dịch vụ (giao thông vận tải, thương mại và du lịch) tỉnh Kon Tum.

- Phân tích biểu đồ, số liệu thống kê về công nghiệp, dịch vụ tỉnh Kon Tum.

- Học sinh biết tôn trọng và bảo vệ các giá trị văn hóa, biết bảo vệ các tài sản công, có ý thức bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên của địa phương.

Thay đổi tên chủ đề:

Vấn đề phát triển ngành công nghiệp, dịch vụ tỉnh Kon Tum.

Phù hợp với cách đặt tên chủ đề của CT hiện hành.

Đề xuất không thay đổi vì chủ đề này viết cho HS lớp 9, tên chủ đề tương ứng với chương trình GDPT 2018 môn Lịch sử- Địa lí cấp THCS.

Phát triển kinh tế du lịch tỉnh Kon Tum theo hướng hội nhập, bền vững

11

- Biết được tiềm năng phát triển du lịch ở Kon Tum.

- Trình bày được tình hình phát triển du lịch tỉnh Kon Tum.

- Hiểu được phát triển du lịch tỉnh Kon Tum theo hướng hội nhập, bền vững và ý nghĩa của nó.

- Phân tích hình ảnh, số liệu thống kê, sơ đồ... về du lịch tỉnh Kon Tum.

- Yêu quý các giá trị của những sản phẩm du lịch địa phương. Góp phần bảo vệ môi trường du lịch bền vững.

Thay đổi tên chủ đề:

Phát triển ngành du lịch tỉnh Kon Tum theo hướng hội nhập và bền vững.

- Kinh tế là khái niệm chung, bao quát.

- Du lịch là một ngành trong hệ thống các ngành kinh tế.

Đồng ý điều chỉnh theo góp ý: Phát triển ngành du lịch tỉnh Kon Tum theo hướng hội nhập và bền vững.

Nền kinh tế tỉnh Kon Tum trên con đường hội nhập.

12

- Bối cảnh, thành tựu, hạn chế trong sự phát triển kinh tế tỉnh Kon Tum giai đoạn hiện nay và trong quá trình hội nhập.

- Phân tích hình ảnh, số liệu thống kê, sơ đồ, biểu đồ… về kinh tế, hội nhập tỉnh Kon Tum.

- Nhận biết giá trị của việc thực hiện hội nhập. Trân trọng sự nỗ lực của địa phương trên con đường hội nhập.

Thay đổi tên chủ đề:

Kinh tế Kon Tum trên đường hội nhập và phát triển.

Phù hợp với cách đặt tên với chương trình của Bộ và các văn bản hành chính nhà nước.

Thống nhất sửa tên chủ đề thành “Nền kinh tế tỉnh Kon Tum trên con đường hội nhập và phát triển”

 

Văn hóa - Lịch sử truyền thống: Phong trào đấu tranh chống áp bức ở Kon Tum từ đầu thế kỉ XX đến trước cách mạng tháng Tám -1945

11

- Nêu được nét chính về phong trào đấu tranh tự phát chống áp bức của nhân dân Kon Tum trong những năm đầu thế kỉ XX.

- Biết sưu tầm và sử dụng nguồn tư liệu để tìm hiểu về sự ra đời và hoạt động của hai chi bộ đảng đầu tiên ở Kon Tum và cuộc đấu tranh của tù chính trị ở nhà lao Kon Tum.

- Rút ra được ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của các cuộc đấu tranh chống áp bức ở Kon Tum từ đầu thế kỉ XX đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.

- Biết phát huy truyền thống cách mạng, tinh thần đoàn kết trong sự nghiệp xây dựng quê hương Kon Tum hiện nay. Có trách nhiệm và tham gia công tác đền ơn đáp nghĩa ở địa phương.

- Thay đổi tên chủ đề: Kon Tum từ đầu thế kỉ XX- trước Cách mạng tháng Tám năm 1945

- Kể tên các phong trào đấu tranh tiêu biểu chống áp bức của nhân dân Kon Tum trong những năm đầu thế kỉ XX- trước cách mạng tháng Tám năm 1945

(Nhấn mạnh sự ra đời và hoạt động của hai chi bộ đảng đầu tiên ở Kon Tum và cuộc đấu tranh của tù chính trị ở nhà lao Kon Tum)

- Tên chủ đề chưa phù hợp

- Nội dung trong chủ đề rộng và quá chi tiết

- Giúp rèn luyện kĩ năng tư duy lịch sử và hình thành phẩm chất, năng lực

Không thay đổi. Vì thay đổi sẽ trùng với lớp 8.

(Lịch sử cấp THPT theo chương trình 2018 là học theo chủ đề chứ không phải thông sử)

Không thay đổi. Vì sự ra đời 2 chi bộ CS thực chất không phải của Đảng bộ địa phương.

- Tập trung:

+ Rút ra được ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của các cuộc đấu tranh chống áp bức ở Kon Tum từ đầu thế kỉ XX đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.

+ Biết phát huy truyền thống cách mạng, tinh thần đoàn kết trong sự nghiệp xây dựng quê hương Kon Tum hiện nay. Có trách nhiệm và tham gia công tác đền ơn đáp nghĩa ở địa phương.

 

Không thay đổi. Vì nội dung góp ý nhằm vào phương pháp dạy học của từng cá nhân

Trường THPT Nguyễn Du

Tổ chức xã hội truyền thống ở Kon Tum

7

- Nêu được những nét chính về gia đình truyền thống của cư dân Kon Tum.

- Trình bày được những yếu tố không gian của một làng cổ truyền và thiết chế tự quản của làng ở Kon Tum.

- Nêu được ý nghĩa của cộng đồng làng đối với cá nhân và xã hội truyền thống của cư dân Kon Tum.

- Có ý thức giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa, tinh thần bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo về Tổ quốc hiện nay.

- Đề nghị sửa lỗi:

“- Có ý thức giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa, tinh thần bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.”

 

Tiếp thu: kiểm tra và sửa lỗi chính tả

Kon Tum từ thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX

8

- Nhận thức được bản chất của chủ nghĩa thực dân, từ đó biết yêu cái thiện, biết bảo tồn nét đẹp trong văn hóa; căm ghét cái ác, bất công, cướp bóc.

Đề nghị thêm dấu “.” Câu vào yêu cầu cần đạt cuối cùng

Thiếu dấu chấm

Tiếp thu: kiểm tra và sửa lỗi chính tả

Học hát bài: Dệt vải (Dân ca Ba na). Giới thiệu Cồng chiêng

 

- Nhận biết giai điệu bài Dệt vải là làn điệu dân ca của dân tộc Ba na trong tỉnh. Nhận biết hình dáng, cấu tạo của cồng chiêng; biết được cơ cấu biên chế và hình thức trình diễn của cồng chiêng.

- Hát đúng cao độ, trường độ và sắc thái của bài dân ca.. Bước đầu biết kết hợp gõ đệm, tư thế trình diễn cồng chiêng.

- Giáo dục học sinh biết yêu quý, trân trọng, tự hào đối với nghề dệt cổ truyền, những giá trị văn hóa truyền thống mà cha ông để lại, thêm yêu quê hương, làng bản. Học sinh biết giữ gìn bảo quản cồng chiêng; yêu quý, tôn trọng các nghệ nhân đánh cồng chiêng; biết trân trọng, tự hào dối với những giá trị văn hóa truyền thống.

- Đề nghị sửa lỗi:

“- Giáo dục học sinh biết yêu quý, trân trọng, tự hào đối với nghề dệt cổ truyền, những giá trị văn hóa truyền thống mà cha ông để lại, thêm yêu quê hương, làng bản. Học sinh biết giữ gìn bảo quản cồng chiêng; yêu quý, tôn trọng các nghệ nhân đánh cồng chiêng; biết trân trọng, tự hào đối với những giá trị văn hóa truyền thống”

Lỗi chính tả chữ “đối”

Thống nhất điều chỉnh như góp ý

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Nông nghiệp tỉnh Kon Tum.

8

- Trình bày được sự tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Kon Tum.

- Phân tích ảnh hưởng các nhân tố đến sự phát triển nông - lâm nghiệp - thủy sản tỉnh Kon Tum. Trình bày được tình hình phát triển và phân bố ngành trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Kon Tum.

- Phân tích biểu đồ, số liệu thống kê về cơ cấu kinh tế, nông nghiệp tỉnh Kon Tum.

- Học sinh biết trân trọng thành quả lao động nông nghiệp; biết bảo vệ các tài sản công; có ý thức bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên của địa phương.

Đề nghị bổ sung:

Thêm chữ “ngành” vào yêu cầu cần đạt sau:

“- Phân tích ảnh hưởng các nhân tố đến sự phát triển các ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản tỉnh Kon Tum. Trình bày được tình hình phát triển và phân bố ngành trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Kon Tum.”

- Diễn đạt dễ hiểu hơn

Thống nhất thêm chữ các ngành

Bỏ dấu “,” thứ 2 ở yêu cần đạt sau:

“- Phân tích biểu đồ, số liệu thống kê về cơ cấu kinh tế, nông nghiệp tỉnh Kon Tum.”

- Bỏ dấu phẩy sau từ kinh tế

Đề xuất giữ nguyên vì dấu phẩy ngăn cách 2 nội dung khác nhau

Học sinh Kon Tum với việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa tại địa phương

8

- Nêu được một số di sản văn hóa vật thể và phi vật thể tiêu biểu ở địa phương Kon Tum.

- Nhận biết được một số biện pháp để bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa vật thể, văn hóa phi vật thể tại địa phương.

- Giới thiệu một loại hình di sản văn hóa tiêu biểu của địa phương hoặc của tỉnh Kon Tum.

- Tinh thần tự hào, tôn trọng và ý thức trách nhiệm của bản thân trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa của địa phương, của tỉnh Kon Tum.

Đề nghị sửa đổi:

Bỏ chữ “địa phương” trong yêu cầu cần đạt sau:

- Nêu được một số di sản văn hóa vật thể và phi vật thể tiêu biểu ở địa phương Kon Tum.

Rõ nghĩa hơn

Thống nhất điều chỉnh như góp ý

 

Công nghiệp, Dịch vụ tỉnh Kon Tum

9

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển công nghiệp, dịch vụ tỉnh Kon Tum. Trình bày được tình hình phát triển và phân bố ngành công nghiệp, dịch vụ (giao thông vận tải, thương mại và du lịch...) tỉnh Kon Tum.

- Phân tích biểu đồ, số liệu thống kê về công nghiệp, dịch vụ tỉnh Kon Tum.

- Học sinh biết tôn trọng và bảo vệ các giá trị văn hóa, biết bảo vệ các tài sản công, có ý thức bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên của địa phương.

Đề nghị bổ sung vào yêu cầu cần đạt thứ nhất dấu “…”

“- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển công nghiệp, dịch vụ tỉnh Kon Tum. Trình bày được tình hình phát triển và phân bố ngành công nghiệp, dịch vụ (giao thông vận tải, thương mại và du lịch.) tỉnh Kon Tum.”

Để tránh hiểu nhầm ngành dịch vụ chi có 03 lĩnh vực

Không thể thêm dấu ... vì yêu cầu chủ đề chỉ viết tới 3 ngành tiêu biểu này, trong chương trình GDPT 2018 môn Lịch sử- Địa lí viết 4 ngành tiêu biểu thì ở địa phương Kon Tum chọn 3 ngành này bỏ ngành bưu chính viễn thông.

 

Phát triển kinh tế du lịch tỉnh Kon Tum theo hướng hội nhập, bền vững

11

- Trình bày được tình hình phát triển du lịch tỉnh Kon Tum.

- Hiểu được phát triển du lịch tỉnh Kon Tum theo hướng hội nhập, bền vững và ý nghĩa của nó.

- Phân tích hình ảnh, số liệu thống kê, sơ đồ... về du lịch tỉnh Kon Tum.

- Yêu quý các giá trị của những sản phẩm du lịch địa phương. Góp phần bảo vệ môi trường du lịch bền vững.

Đề nghị sửa đổi và bổ sung vào yêu cầu cần đạt số 4 như sau:

“- Trân trọng và có trách nhiệm quảng bá các giá trị của sản phẩm du lịch địa phương. Góp phần bảo vệ môi trường du lịch bền vững.”

Yêu cầu rõ cụ thể hơn đối với người học

Không điều chỉnh.

Trường THPT Quang Trung

Phong trào đấu tranh chống áp bức ở Kon Tum từ đầu thế kỉ XX đến trước cách mạng tháng Tám -1945

11

Tên chủ đề: Phong trào đấu tranh chống áp bức ở Kon Tum từ đầu thế kỉ XX đến trước cách mạng tháng Tám - 1945

Tên chủ đề: Phong trào yêu nước và đấu tranh cách mạng ở Kon Tum trước cách mạng tháng Tám - 1945

Tên chủ đề chưa phù hợp với phân kì lịch sử theo khung chương trình GDPT 2018

Không thay đổi Vì không cần thiết phải giống nguyên xi khung chương trình 2018, mà cần viết theo đặc điểm của địa phương

- Nêu được nét chính về phong trào đấu tranh tự phát chống áp bức của nhân dân Kon Tum trong những năm đầu thế kỉ XX.

- Nêu được bối cảnh và nét chính về phong trào yêu nước và đấu tranh cách mạng của nhân dân Kon Tum trước cách mạng tháng Tám - 1945

 

Không sửa, vì nét chính trong đó có nguyên nhân, bối cảnh; trong nội dung chi tiết chuyên đề sẽ thể hiện

 

- Bổ sung: Vị trí địa lí chiến lược tỉnh của Kon Tum

 

Nội dung này sẽ được thiết kế ở phần khởi động

 

Truyền thống đánh giặc giữ nước của nhân dân Kon Tum trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945 -1975)

12

Rút ra được những đóng góp của nhân dân Kon Tum trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945 - 1975).

Rút ra được ý nghĩa đấu tranh của nhân dân Kon Tum trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945 - 1975).

- Rút ra được bài học trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc hiện nay.

 

Không điều chỉnh, vì “đóng góp” và “ý nghĩa” có hàm ý giống nhau.

Tiếp thu, sẽ bổ sung bài học trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

 

Bổ sung thêm chủ đề: Kon Tum trên đường đổi mới (1986- 2020)

Đảm bảo tính logic của tiến trình lịch sử trong chương trình GDĐP cấp trung học: Kon Tum từ thời nguyên thủy đến thời kì đổi mới.

Vì số tiết yêu cầu của môn sử chỉ 4 tiết trong chương trình địa phương nên không thể thêm chuyên đề này.

UBND huyện Tu Mơ Rông

 

7

Địa lí - Kinh tế -Hướng nghiệp

Yêu cầu cần đạt (Ý thứ 2 và ý thứ 3)

- Nhận biết được một số khả năng của bản thân phù hợp hoặc chưa phù hợp với công việc của nghề nghiệp em lựa chọn.

- Có ý thức và xây dựng được kế hoạch rèn luyện bản thân để phù hợp với ngành nghề yêu thích ở địa phương.

Sửa lại:

- Tự nhận thức, đánh giá được khả năng của bản thân về việc lựa chọn nghề nghiệp phù hợp trong tương lai.

- Tự hào, tôn trọng, giữ gìn và phát huy những thế mạnh kinh tế ở tỉnh Kon Tum

Yêu cầu cần đạt:

Cần sửa lại cho phù hợp với tâm lí lứa tuổi HS.

Không thay đổi so với Dự thảo. Vì học sinh chỉ cần nhận biết được một số khả năng của bản thân phù hợp hoặc chưa phù hợp với nghề nghiệp

Tổ chức xã hội truyền thống ở Kon Tum

7

Nêu được những nét chính về gia đình truyền thống của cư dân Kon Tum.

Đề nghị bỏ yêu cầu cần đạt này này hoặc sửa lại cụm từ gia đình truyền thống thành truyền thống gia đình.

Vì thấy không phù hợp.

Không thay đổi Tài liệu đã được Bộ GDĐT phê duyệt

Trường THPT Ngô Mây

Địa lí - Kinh tế - Hướng nghiệp: Giới thiệu một số nghề có lợi thế ở Kon Tum

7

- Nêu được một số nghề có lợi thế ở tỉnh Kon Tum.

- Thay từ lợi thế bằng từ thế mạnh

- Nghe xuôi và hợp lí hơn.

 

- Trình bày được đặc trưng của một số nghề lợi thế ở tỉnh Kon Tum.

- Nhận biết được một số khả năng của bản thân phù hợp hoặc chưa phù hợp với công việc của nghề nghiệp em lựa chọn.

- Có ý thức và xây dựng được kế hoạch rèn luyện bản thân để phù hợp với ngành nghề yêu thích ở địa phương.

- Không đưa nội dung: Nhận biết được một số khả năng của bản thân phù hợp hoặc chưa phù hợp với công việc của nghề nghiệp em lựa chọn vào yêu cầu cần đạt

- Học sinh lớp 7 còn nhỏ các em chưa biết lựa chọn nghề nghiệp nên chưa phù hợp.

Không thay đổi Tài liệu đã được Bộ GDĐT phê duyệt

UBND huyện Ngọc Hồi

Địa lí kinh tế - Kinh tế - Hướng nghiệp

6

- Địa lí tự nhiên Kon Tum.

- Nghề truyền thống ở Kon Tum.

- Chuyển nội dung (Nghề truyền thống ở Kon Tum) lên dạy ở lớp 7, chỉ dạy phần Địa lí tự nhiên tỉnh Kon Tum.

Phù hợp với nhận thức của học sinh lớp 6; phù hợp với Chương trình GDPT 2018

Không thay đổi Tài liệu đã được Bộ GDĐT phê duyệt

Địa lí kinh tế - Kinh tế - Hướng nghiệp

7

- Địa lí dân cư.

- Giới thiệu các ngành kinh tế mũi nhọn ở Kon Tum.

- Chuyển nội dung (Giới thiệu các ngành kinh tế mũi nhọn ở Kon Tum) lên dạy ở lớp 8, chỉ dạy phần Địa lí dân cư tỉnh Kon Tum.

Phù hợp với nhận thức của học sinh lớp 7; phù hợp với Chương trình GDPT 2018

Không thay đổi Nội dung góp ý đã cũ so với Bản Ban biên soạn gửi góp ý.

Địa lí kinh tế - Kinh tế - Hướng nghiệp

8

- Địa lí kinh tế (Nông nghiệp, Công nghiệp).

- Cơ hội đầu tư tại Kon Tum.

- Chuyển nội dung (Nông nghiệp, công nghiệp ở Kon Tum) lên dạy ở lớp 9, chỉ dạy phần Nghề truyền thống, các ngành kinh tế mũi nhọn, cơ hội và tiềm năng đầu tư tại Kon Tum

Phù hợp với nhận thức của học sinh lớp 8; phù hợp với Chương trình GDPT 2018. Học sinh sẽ nhận thức được tiềm năng về tự nhiên tạo cơ hội cho đầu tư phát triển.

Không thay đổi. Vì nội dung góp ý đã cũ so với Bản Ban biên soạn gửi góp ý.

 

Địa lí kinh tế - Kinh tế - Hướng nghiệp

9

- Địa lí kinh tế (Dịch vụ).

- Tấm gương khởi nghiệp ở Kon Tum.

- Dạy địa lí kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.

- Tấm gương khởi nghiệp ở Kon Tum.

Phù hợp với nhận thức của học sinh lớp 9; phù hợp với Chương trình GDPT 2018; đồng thời phù hợp với định hướng nghề nghiệp và phân luồng HS sau lớp 9.

Không thay đổi vì nội dung góp ý đã cũ so với Bản Ban biên soạn gửi góp ý.

Ô nhiễm môi trường và biện pháp bảo vệ môi trường tại địa phương

8

Ô nhiễm môi trường và biện pháp bảo vệ môi trường tại địa phương

- Chuyển nội dung: Ô nhiễm môi trường và biện pháp bảo vệ môi trường tại địa phương lên dạy ở lớp 9,

Vì nội dung: Ô nhiễm môi trường và biện pháp bảo vệ môi trường lớp 9 mới bắt đầu học

Không điều chỉnh. Vì: nội dung này học sinh đã được học từ cấp tiểu học và môn KHTN lớp 8 chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

Học sinh Kon Tum với bình đẳng giới và chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên ở Kon Tum

9

Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên

- Chuyển nội dung: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên xuống dạy lớp 8

Vì chương trình Sinh học lớp 8 đã học về “Sinh sản”

Không thay đổi vì không cần thiết ở cấp học lớp nào học nội dung gì thì GDĐP phải viết học ngay ở cấp học lớp đó. Chuyển nội dung này lên lớp 9 vừa có sự kế thừa vừa có sự phù hợp hơn

 

Kon Tum từ thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX

8

+ Khái quát được nét chính về tình hình Kon Tum từ thế kỉ XVI đến trước khi bị thực dân Pháp xâm lược.

+ Biết được quá trình xâm lược và đặt ách cai trị của thực dân Pháp ở Kon Tum

+ Biết được những chính sách cai trị của thực dân Pháp và tác động của chính sách đó đối với Kon Tum.

+ Biết sử dụng và khai thác được thông tin của một số loại tư liệu lịch sử để giới thiệu lịch sử Kon Tum từ thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX.

+ Nhận thức được bản chất của chủ nghĩa thực dân.

- Cần đưa thêm nội dung về văn hóa, xã hội Kon Tum từ kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX

Kon Tum từ thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX không chỉ có những nét chính về lịch sử mà còn có cả những nét chính về văn hóa, xã hội.

- Học sinh nhận thức, biết ơn, trân trọng đối với thế hệ cha anh đã hi sinh để bảo vệ nền hòa bình của đất nước. Từ đó ý thức được trách nhiệm của bản thân đối với đất nước nói chung và đối với Kon Tum nói riêng

Không điều chỉnh vì văn hóa, văn học đã được thể hiện trong chủ đề 1

- Giáo dục tinh thần yêu nước cho học sinh thông qua tinh thần đấu tranh của nhân dân Kon Tum

Phần này thuộc chủ đề của lớp 9,11,12. (Lớp 8 chỉ tập trung vào chính sách cai trị tàn bạo của CNTD ở địa phương)

 

Địa lí kinh tế - Kinh tế - Hướng nghiệp

8

- Địa lí kinh tế (Nông nghiệp, Công nghiệp).

- Cơ hội đầu tư tại Kon Tum.

- Chuyển nội dung (Nông nghiệp, công nghiệp ở Kon Tum) lên dạy ở lớp 9, chỉ dạy phần Nghề truyền thống, các ngành kinh tế mũi nhọn, cơ hội và tiềm năng đầu tư tại Kon Tum

Phù hợp với nhận thức của học sinh lớp 8; phù hợp với Chương trình GDPT 2018. Học sinh sẽ nhận thức được tiềm năng về tự nhiên tạo cơ hội cho đầu tư phát triển.

Tiếp thu và điều chỉnh một phần. Cụ thể như sau: Nội dung Nghề truyền thống đã được tổ chức triển khai dạy học ở Tài liệu lớp 6. Nội dung chủ đề: Cơ hội đầu tư tại Kon Tum ở lớp 8 điều chỉnh thành: Một số nghề phổ biến ở Kon Tum

Địa lí kinh tế - Kinh tế - Hướng nghiệp

9

- Địa lí kinh tế (Dịch vụ).

- Tấm gương khởi nghiệp ở Kon Tum.

- Dạy địa lí kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ

- Tấm gương khởi nghiệp ở Kon Tum.

Phù hợp với nhận thức của học sinh lớp 9; phù hợp với Chương trình GDPT 2018; đồng thời phù hợp với định hướng nghề nghiệp và phân luồng HS sau lớp 9.

Thống nhất tiếp thu một phần và điều chỉnh là: Công nghiệp, Dịch vụ tỉnh Kon Tum

Trường PT DTNT Đăk Hà

Địa lí kinh tế - Kinh tế - Hướng nghiệp

11

- Biết được tiềm năng phát triển du lịch ở Kon Tum.

- Hiểu được phát triển du lịch tỉnh Kon Tum theo hướng hội nhập, bền vững và ý nghĩa của nó.

- Nêu được tiềm năng phát triển du lịch ở Kon Tum.

- Trình bày được phát triển du lịch tỉnh Kon Tum theo hướng hội nhập, bền vững và ý nghĩa của nó.

Từ “nêu” và “trình bày” rõ nghĩa hơn từ “biết” và “hiểu”

Xin giữ nguyên như dự thảo. Vì mục tiêu này phù hợp với năng lực học sinh

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 44/QĐ-UBND năm 2023 điều chỉnh Chương trình giáo dục địa phương tỉnh Kon Tum cấp trung học phê duyệt kèm theo Quyết định 649/QĐ-UBND

  • Số hiệu: 44/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 23/02/2023
  • Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum
  • Người ký: Y Ngọc
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản