Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 44/2007/QĐ-UBND | Quy Nhơn, ngày 17 tháng 12 năm 2007 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Kết luận số 80-KL/TU ngày 21 tháng 9 năm 2007 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ (khoá XVII) tại Hội nghị lần thứ 28 về công tác bảo vệ chính trị nội bộ, công tác tổ chức cán bộ, công tác kiểm tra - giám sát và chính sách cán bộ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định chế độ trợ cấp đối với cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh Bình Định được cử đi học.
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Nội vụ chủ trì phối hợp với Giám đốc Sở Tài chính và Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Quyết định này thay thế Quyết định số 140/2002/QĐ-UB ngày 14/10/2002 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định chế độ trợ cấp đối với cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh Bình Định được cử đi học; Quyết định số 15/2003/QĐ-UB ngày 24/01/2003 của UBND tỉnh về việc bổ sung Quyết định số 140/2002/QĐ-UB ngày 14/10/2002 của UBND tỉnh; Quyết định số 159/2003/QĐ-UB ngày 05/9/2003 của UBND tỉnh về việc bổ sung Quyết định số 140/2002/QĐ-UB ngày 14/10/2002 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định chế độ trợ cấp đối với cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh Bình Định được cử đi học; Quyết định số 120/QĐ-UB và Quyết định số 121/QĐ-UB ngày 14/01/2003 của UBND tỉnh về việc ủy quyền phê duyệt đối tượng cán bộ, công chức đi học hưởng chế độ trợ cấp theo Quyết định số 140/2002/QĐ-UB ngày 14/10/2002 của UBND tỉnh.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở: Nội vụ, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CHỦ TỊCH
Vũ Hoàng Hà |
CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐƯỢC CỬ ĐI HỌC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 44/2007/QĐ-UBND ngày 17/12/2007 của UBND tỉnh)
Quy định này nhằm khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là cán bộ, công chức) được các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh quản lý, chỉ đạo cử đi đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị đáp ứng theo nhiệm vụ quy hoạch, xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức đến năm 2010 và các năm tiếp theo.
1. Cán bộ, công chức giữ các chức vụ từ Phó Trưởng phòng, ban và tương đương trở lên (kể cả cán bộ thuộc diện quy hoạch các chức danh trên) của các cơ quan Đảng, mặt trận, đoàn thể, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp tỉnh và huyện, thành phố;
2. Cán bộ chuyên trách và không chuyên trách xã, phường, thị trấn thuộc diện quy hoạch;
3. Cán bộ, công chức giữ các chức vụ từ Phó Trưởng phòng, ban và tương đương trở lên (kể cả cán bộ thuộc diện quy hoạch các chức danh trên) của các lực lượng vũ trang, công an thuộc tỉnh và các cơ quan hưởng lương từ ngân sách Trung ương trực tiếp phục vụ nhiệm vụ của tỉnh: Liên đoàn lao động, Toà án, Viện Kiểm sát, Hải quan, ngành thuế, ngành Thống kê, Bảo hiểm xã hội, Kho bạc Nhà nước tỉnh và huyện, thành phố.
Điều 3. Đối tượng không áp dụng
1. Cán bộ. công chức dự các lớp bồi dưỡng, tập huấn các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo quy định tại Quyết định số 874/TTg ngày 20 tháng 11 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Người thuộc đối tượng được cử đi đào tạo theo Quy định một số chính sách đào tạo cán bộ khoa học - công nghệ trình độ cao tỉnh Bình Định.
1. Được cơ quan có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ, công chức cử đi học theo quy hoạch, kế hoạch ngành nghề đào tạo được duyệt.
2. Sau khi tốt nghiệp phải chấp hành sự phân công bố trí của cơ quan có thẩm quyền về quản lý cán bộ và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
3. Bản thân học viên và gia đình phải cam kết sau khi tốt nghiệp, phải làm việc tại các cơ quan, đơn vị trong tỉnh ít nhất là 15 năm đối với tiến sĩ; 10 năm đối với bác sĩ chuyên khoa II, dược sĩ chuyên khoa II, thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa I, dược sĩ chuyên khoa I và 05 năm đối với đào tạo chuyên môn nghiệp vụ từ chương trình trung học đến đại học.
4. Các đối tượng được hưởng các chế độ tại Quy định này khi thuyên chuyển công tác ra ngoài tỉnh phải có ý kiến của Ban Tổ chức Tỉnh uỷ (đối với khối Đảng), Sở Nội vụ (đối với khối Nhà nước).
CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC ĐƯỢC CỬ ĐI HỌC
Điều 5. Chế độ thanh toán tiền học phí, tài liệu, tàu xe
Cán bộ, công chức được cử đi học theo Quy định này được thanh toán tiền học phí, tài liệu, tàu xe theo quy định hiện hành của Nhà nước và không được thanh toán các chế độ công tác phí và lưu trú trong thời gian đi học.
Điều 6. Chế độ trợ cấp hàng tháng
Các đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 Điều 2 Quy định này đi học được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng theo các mức quy định sau:
1. Mức trợ cấp chung
1.1. Cán bộ, công chức đi học chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị từ chương trình trung học, cao đẳng, đại học; cán bộ, viên chức đi học bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa I và II:
- Học trong tỉnh: 300.000 đồng/người/tháng
- Học ngoài tỉnh: 500.000 đồng/người/tháng
1.2. Cán bộ, công chức đi học thạc sĩ:
- Học trong tỉnh: 500.000 đồng/người/tháng
- Học ngoài tỉnh: 700.000 đồng/người/tháng
1.3. Cán bộ, công chức đi học tiến sĩ:
- Học trong tỉnh: 700.000 đồng/người/tháng
- Học ngoài tỉnh: 900.000 đồng/người/tháng
2. Mức trợ cấp bổ sung
Ngoài mức trợ cấp chung quy định tại khoản 1 Điều này, cán bộ, công chức thuộc các đối tượng sau đây được xem xét cho hưởng thêm các mức trợ cấp bổ sung sau:
2.1. Cán bộ không chuyên trách xã, phường, thị trấn được trợ cấp thêm 150.000 đồng/người/tháng.
2.2. Cán bộ là người dân tộc thiểu số công tác tại các xã miền núi, vùng cao, xã đặc biệt khó khăn được trợ cấp thêm 75.000 đồng/người/tháng.
2.3. Cán bộ, công chức là nữ được trợ cấp thêm 75.000 đồng/người/tháng.
2.4. Cán bộ, công chức là nữ đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được trợ cấp thêm 150.000 đồng/người/tháng.
3. Mức trợ cấp chung quy định tại khoản 1 Điều này chỉ áp dụng đối với cán bộ, công chức đi học có khoảng cách từ trụ sở cơ quan, đơn vị nơi làm việc đến nơi học tập ít nhất là 15 km.
4. Thời gian tính hưởng các mức trợ cấp quy định tại khoản 1 và 2 Điều này là thời gian thực tế cán bộ, công chức học tập trung tại cơ sở đào tạo và tính theo tháng (30 ngày). Nếu thời gian học không tròn tháng thì được tính làm tròn theo nguyên tắc từ 16 ngày trở lên tính tròn 01 tháng, từ 15 ngày trở xuống tính tròn nửa tháng.
Điều 7. Chế độ hỗ trợ một lần sau khi tốt nghiệp
Cán bộ, công chức thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 được cử đi học sau đại học, sau khi được cấp bằng tốt nghiệp được hưởng chế độ hỗ trợ một lần như sau:
- Tiến sĩ: 30.000.000 đồng
- Bác sĩ chuyên khoa II, dược sĩ chuyên khoa II: 20.000.000 đồng
- Thạc sĩ: 15.000.000 đồng
- Bác sĩ chuyên khoa I, dược sĩ chuyên khoa I: 10.000.000 đồng
Điều 8. Chế độ đối với cán bộ, công chức quy định tại khoản 3 Điều 2
Cán bộ, công chức đi học thuộc đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 2 Quy định này được ngân sách tỉnh, huyện, thành phố hỗ trợ hưởng 50% Mức trợ cấp chung quy định tại khoản 1 Điều 6 và 50% mức hỗ trợ sau khi tốt nghiệp quy định tại Điều 7 của Quy định này.
Điều 9. Quy định về bồi hoàn kinh phí đào tạo
1. Cán bộ, công chức được cử đi đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị từ chương trình trung học đến đại học, nếu tự ý bỏ học hoặc sau khi tốt nghiệp không chấp hành sự bố trí công tác của cơ quan có thẩm quyền; tự ý bỏ việc hoặc chuyển công tác khi chưa hoàn thành đủ thời gian đã cam kết phục vụ công tác tại tỉnh mà không được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền phải hoàn trả lại 100% các chế độ đã hưởng.
2. Cán bộ, công chức được cử đi đào tạo sau đại học nếu không tốt nghiệp hoặc tự ý chuyển sang học chuyên ngành khác mà tỉnh không có nhu cầu thì cá nhân và gia đình phải bồi hoàn toàn bộ các chi phí đào tạo.
3. Cán bộ, công chức được cử đi đào tạo sau đại học, sau khi tốt nghiệp không chấp hành quyết định bố trí công tác của cơ quan có thẩm quyền hoặc tự ý bỏ việc khi chưa hoàn thành thời gian đã cam kết phục vụ công tác tại tỉnh, thì gia đình phải bồi hoàn gấp 03 lần kinh phí mà ngân sách đã trợ cấp cho người đi học; thời hạn hoàn trả xong, chậm nhất là 3 tháng.
Điều 10. Thẩm quyền cử cán bộ, công chức đi học
Thẩm quyền cử cán bộ, công chức đi học thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước và của tỉnh về phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức.
Điều 11. Nguồn kinh phí thực hiện
1. Đối với cán bộ, công chức quy định tại khoản 1, 2 Điều 2
- Kinh phí thực hiện các chế dộ quy định tại Điều 5 và Điều 6 do ngân sách tỉnh, huyện, thành phố chi trả theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành. Riêng đối với các huyện miền núi do ngân sách tỉnh hỗ trợ
- Kinh phí thực hiện chế độ hỗ trợ một lần sau khi tốt nghiệp quy định tại Điều 7 được chi từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ hàng năm của tỉnh.
2. Đối với cán bộ, công chức quy định tại khoản 3 Điều 2
- Kinh phí chi trả mức trợ cấp chung quy định tại Điều 8 do ngân sách tỉnh, huyện, thành phố hỗ trợ
- Kinh phí chi trả mức hỗ trợ một lần sau khi tốt nghiệp quy định tại Điều 8 được chi từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ hàng năm của tỉnh.
Điều 12. Trách nhiệm hướng dẫn thực hiện
Giám đốc Sở Nội vụ chủ trì phối hợp với Giám đốc các sở Tài chính, Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thực hiện Quy định này.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở: Nội vụ, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Thủ trưởng các sở; ban; ngành, Chủ tịch UBND huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Quy định này.
Trong quá trình thực hiện Quy định này, nếu thấy chưa phù hợp cần bổ sung, sửa đổi đề nghị phản ánh về Sở Nội vụ và Sở Tài chính để tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
- 1Quyết định 94/2005/QĐ-UB về tổ chức, quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng và chế độ trợ cấp đối với cán bộ, công chức, viên chức đang công tác tại các cơ quan, đơn vị và xã, phường thuộc thành phố Đà Nẵng được cử đi đào tạo, bồi dưỡng do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành
- 2Quyết định 47/2006/QĐ-UBND về chế độ chính sách trợ cấp đối với cán bộ, công chức, viên chức tỉnh, huyện được cử đi đào tạo, bồi dưỡng; Chính sách thu hút và đào tạo nguồn cán bộ, công chức, viên chức có trình độ cao do Uỷ ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành
- 3Quyết định 189/2006/QĐ-UBND về trợ cấp đối với cán bộ, giáo viên, công nhân viên ngành giáo dục công tác ở các xã, phường khó khăn trên địa bàn thành phố do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 1Quyết định 94/2005/QĐ-UB về tổ chức, quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng và chế độ trợ cấp đối với cán bộ, công chức, viên chức đang công tác tại các cơ quan, đơn vị và xã, phường thuộc thành phố Đà Nẵng được cử đi đào tạo, bồi dưỡng do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành
- 2Quyết định 47/2006/QĐ-UBND về chế độ chính sách trợ cấp đối với cán bộ, công chức, viên chức tỉnh, huyện được cử đi đào tạo, bồi dưỡng; Chính sách thu hút và đào tạo nguồn cán bộ, công chức, viên chức có trình độ cao do Uỷ ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành
- 3Quyết định 189/2006/QĐ-UBND về trợ cấp đối với cán bộ, giáo viên, công nhân viên ngành giáo dục công tác ở các xã, phường khó khăn trên địa bàn thành phố do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 4Quyết định 874-TTg năm 1996 về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
Quyết định 44/2007/QĐ-UBND quy định chế độ trợ cấp đối với cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh Bình Định được cử đi học do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định ban hành
- Số hiệu: 44/2007/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 17/12/2007
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định
- Người ký: Vũ Hoàng Hà
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra