- 1Nghị định 123/2016/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ
- 2Nghị định 15/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 3Nghị định 101/2020/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định 123/2016/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4368/QĐ-BNN-TCCB | Hà Nội, ngày 02 tháng 11 năm 2020 |
VỀ VIỆC PHÂN CÔNG CÔNG TÁC ĐỐI VỚI LÃNH ĐẠO BỘ
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ và Nghị định số 101/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2010/NĐ-CP ngày 01/9/2016;
Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nguyên tắc phân công và quan hệ công tác giữa Bộ trưởng và Thứ trưởng
1. Bộ trưởng là thành viên Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Chính phủ, trước Thủ tướng Chính phủ, trước Quốc hội về toàn bộ công việc thuộc chức năng, thẩm quyền của mình; chỉ đạo toàn diện công tác của Bộ; trực tiếp chỉ đạo việc thực hiện các nhiệm vụ mang tính chiến lược thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ.
2. Thứ trưởng có trách nhiệm giúp Bộ trưởng theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác theo sự phân công của Bộ trưởng. Trong phạm vi quyền hạn và nhiệm vụ được giao, các Thứ trưởng chủ động giải quyết công việc; chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công; những vấn đề lớn, quan trọng, nhạy cảm hoặc đang có nhiều ý kiến trái chiều phải kịp thời báo cáo, xin ý kiến Bộ trưởng trước khi xử lý, quyết định.
Khi giải quyết công việc, những vấn đề liên quan đến công tác địa phương hoặc các lĩnh vực cần sự phối hợp. Thứ trưởng được giao chủ trì chủ động trao đổi ý kiến với Thứ trưởng phụ trách khối, lĩnh vực liên quan trước khi quyết định. Trong trường hợp cần thiết, Thứ trưởng được giao chủ trì và Thứ trưởng phụ trách khối cùng chủ trì làm việc với các đơn vị để giải quyết công việc, khi các Thứ trưởng có ý kiến khác nhau, Thứ trưởng được giao chủ trì giải quyết công việc báo cáo Bộ trưởng xem xét, quyết định.
Khi làm việc với các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, đơn vị có liên quan, Thứ trưởng được giao chủ trì chủ động trao đổi, thống nhất về nội dung và thông báo kết quả làm việc với Thứ trưởng phụ trách khối, lĩnh vực và Thứ trưởng được giao theo dõi địa phương.
3. Trong trường hợp cần thiết hoặc khi Thứ trưởng phụ trách khối, lĩnh vực vắng mặt, Bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo xử lý hoặc giao Thứ trưởng khác chỉ đạo xử lý công việc sau đó thông báo lại kết quả làm việc.
4. Thứ trưởng có trách nhiệm và quyền hạn trong phạm vi lĩnh vực được phân công như sau:
- Chỉ đạo việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; xây dựng cơ chế chính sách và các dự án luật, pháp lệnh, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trình Bộ trưởng để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc ban hành theo thẩm quyền.
- Chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật, các nhiệm vụ kế hoạch và ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực, công tác mình phụ trách; xử lý theo thẩm quyền các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực được phân công.
- Thứ trưởng được ký các văn bản thuộc lĩnh vực, công tác được phân công chỉ đạo, giải quyết và các văn bản do Bộ trưởng phân công sau đó báo cáo lại Bộ trưởng.
- Thứ trưởng không giải quyết các công việc Bộ trưởng không phân công và thực hiện các quyết định của Bộ trưởng.
5. Bộ trưởng có thể phân công một Thứ trưởng làm nhiệm vụ thường trực để giúp Bộ trưởng điều phối các hoạt động chung của Bộ theo chương trình công tác của Bộ và theo yêu cầu chỉ đạo của Bộ trưởng khi Bộ trưởng công tác vắng. Thứ trưởng thường trực được Bộ trưởng phân công ký văn bản của Bộ và giải quyết các công việc do Bộ trưởng trực tiếp phụ trách khi Bộ trưởng vắng mặt.
Điều 2. Phân công nhiệm vụ của lãnh đạo Bộ
1. Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường
- Phụ trách chung, chịu trách nhiệm trước Quốc hội; Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về quản lý nhà nước ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn;
- Công tác tổ chức và cán bộ;
- Công tác chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành; cơ cấu lại ngành nông nghiệp;
- Chủ trương lập các dự án đầu tư theo thẩm quyền;
- Công tác xây dựng Đảng, quan hệ với Trung ương Đảng, Chính phủ, Ban Cán sự Đảng các Bộ, ngành Trung ương, địa phương; trực tiếp làm việc với Quốc hội khi có yêu cầu liên quan đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai;
- Phó Trưởng ban Ban chỉ đạo Trung ương thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020;
- Phó Trưởng ban Ban chỉ đạo Nhà nước về Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 - 2020;
- Trưởng ban Ban Chỉ đạo Chương trình hành động thích ứng với biến đổi khí hậu ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Trưởng ban Ban điều hành Chương trình công nghệ sinh học quốc gia trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn;
- Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban hoặc Thành viên các Ban Chỉ đạo liên ngành theo phân công của Thủ tướng Chính phủ;
- Chủ tịch Hội đồng thi đua khen thưởng Bộ;
- Chủ tịch Phân ban Việt Nam trong Ủy ban liên Chính phủ: Việt Nam - Iraq, Việt Nam - Iran, Việt Nam - Mông Cổ;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phân công.
2. Các Thứ trưởng
2.1. Thứ trưởng Thường trực Hà Công Tuấn
- Chỉ đạo lĩnh vực lâm nghiệp bao gồm: Xây dựng và thực thi chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, pháp luật, chính sách, tổ chức sản xuất, chế biến tiêu thụ lâm sản; tham gia quản lý phần giống cây lâm nghiệp của Chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất giống cây phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2030;
- Chỉ đạo đề xuất chủ trương đầu tư, tham gia về nhiệm vụ và nội dung đối với các dự án đầu tư công; chỉ đạo việc chuẩn bị, tổ chức thực hiện các dự án ODA, công tác hợp tác quốc tế các lĩnh vực phụ trách.
- Công tác thanh tra, kiểm tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
- Công tác pháp chế; Chủ tịch Hội đồng giáo dục pháp luật của Bộ;
- Công tác quản lý doanh nghiệp có vốn Nhà nước thuộc Bộ; sắp xếp, đổi mới hoạt động các công ty nông, lâm nghiệp nhà nước;
- Công tác cải cách hành chính của Bộ;
- Công tác tài chính của Bộ; sắp xếp nhà, đất các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ;
- Công tác văn phòng;
- Công tác báo chí, tuyên truyền của Bộ;
- Công tác thi đua, khen thưởng; Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ;
- Trưởng Ban vì sự tiến bộ phụ nữ của Bộ;
- Trưởng Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ của Bộ;
- Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống khủng bố của Bộ;
- Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng công chức Bộ;
- Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự Bộ;
- Tham gia các Ban Chỉ đạo liên ngành của Chính phủ, Ban Chỉ đạo của Bộ theo phân công;
- Theo dõi các tỉnh, thành phố vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng phân công.
2.2. Thứ trưởng Lê Minh Hoan
- Chỉ đạo cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của ngành kinh tế nông nghiệp;
- Chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực thi chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, pháp luật, chính sách, chương trình trong lĩnh vực chế biến, thương mại, phát triển thị trường nông sản, khuyến nông;
- Cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
- Chỉ đạo đề xuất chủ trương đầu tư, tham gia về nhiệm vụ và nội dung đối với các dự án đầu tư công; chỉ đạo việc chuẩn bị, tổ chức thực hiện các dự án ODA, hợp tác quốc tế thuộc lĩnh vực chế biến, thương mại, khuyến nông;
- Phụ trách công tác chế biến, xúc tiến thương mại, tiêu thụ nông sản, mở rộng và phát triển thị trường nông sản;
- Phụ trách công tác khuyến nông;
- Ủy viên Hội đồng Thương hiệu quốc gia Việt Nam;
- Tham gia các Ban Chỉ đạo liên ngành của Chính phủ, Ban Chỉ đạo của Bộ theo phân công;
- Theo dõi các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng phân công.
2.3. Thứ trưởng Lê Quốc Doanh
- Chỉ đạo lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật: Xây dựng và thực thi chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, pháp luật, chính sách, tổ chức sản xuất, chế biến, tiêu thụ trong lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật;
- Công tác khoa học, công nghệ, môi trường;
- Công tác đào tạo bao gồm công tác đào tạo của các trường thuộc Bộ, đào tạo nguồn nhân lực của ngành nông nghiệp và PTNT;
- Phụ trách chung về hợp tác quốc tế;
- Công tác thống kê;
- Chỉ đạo đề xuất chủ trương đầu tư, tham gia về nhiệm vụ và nội dung đối với các dự án đầu tư công; chỉ đạo việc chuẩn bị, tổ chức thực hiện các dự án ODA, hợp tác quốc tế thuộc lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo;
- Chương trình an ninh lương thực quốc gia, chương trình nông nghiệp công nghệ cao;
- Chương trình xóa bỏ và thay thế cây có chất ma túy; Ủy viên Ủy ban quốc gia về phòng chống HIV, ma túy, mại dâm và tệ nạn xã hội;
- Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2030;
- Phó trưởng Ban Chỉ đạo chương trình công nghệ sinh học quốc gia trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn;
- Chủ tịch Hội đồng khoa học - công nghệ Bộ;
- Chủ tịch Hội đồng Biên tập Tạp chí Nông nghiệp và PTNT;
- Ủy viên phân ban Việt Nam trong Ủy ban phối hợp về Trung tâm nhiệt đới Việt - Nga;
- Tham gia các Ban Chỉ đạo liên ngành của Chính phủ, Ban Chỉ đạo của Bộ theo phân công;
- Theo dõi các tỉnh vùng Trung du và miền núi phía Bắc;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng phân công.
2.4. Thứ trưởng Phùng Đức Tiến
- Chỉ đạo lĩnh vực thủy sản, chăn nuôi, thú y bao gồm: Xây dựng thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, pháp luật, cơ chế, chính sách, tổ chức sản xuất, chế biến, tiêu thụ; tham gia quản lý phần giống thủy sản, vật nuôi của chương trình phát triển nghiên cứu sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2030;
- Phụ trách chung về công tác quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản và vật tư nông nghiệp;
- Chỉ đạo đề xuất chủ trương đầu tư, tham gia về nhiệm vụ và nội dung đối với các dự án đầu tư công; chỉ đạo việc chuẩn bị, tổ chức thực hiện các dự án ODA, công tác hợp tác quốc tế thuộc lĩnh vực thủy sản, chăn nuôi, thú y, quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm;
- Công tác tìm kiếm cứu nạn trên biển; công tác phòng chống thiên tai thuộc lĩnh vực thủy sản;
- Tham gia các Ban Chỉ đạo liên ngành của Chính phủ, Ban Chỉ đạo của Bộ theo phân công;
- Theo dõi các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng phân công.
2.5. Thứ trưởng Trần Thanh Nam
- Chỉ đạo lĩnh vực phát triển nông thôn, xây dựng nông thôn mới, bao gồm: xây dựng chiến lược, chính sách, kế hoạch, tổ chức thực hiện phát triển, xây dựng nông thôn mới; đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn;
- Đối mới và phát triển hợp tác xã và các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp;
- Quản lý ngành nghề, dịch vụ nông thôn và cơ điện nông nghiệp;
- Quản lý ngành muối;
- Chỉ đạo đề xuất chủ trương đầu tư, tham gia về nhiệm vụ và nội dung đối với các dự án đầu tư công; chỉ đạo việc chuẩn bị, tổ chức thực hiện các dự án ODA, hợp tác quốc tế thuộc lĩnh vực kinh tế hợp tác, HTX, phát triển ngành nghề nông thôn, xây dựng nông thôn mới;
- Công tác xóa đói giảm nghèo và việc làm;
- Công tác dân tộc, miền núi; Ủy viên kiêm nhiệm Ủy ban Dân tộc của Chính phủ;
- Quản lý nhà nước đối với các Hội, Hiệp hội nghề nghiệp trong ngành và phối hợp với các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội Trung ương liên quan đến nhiệm vụ của ngành;
- Ủy viên thường trực Ban chỉ đạo Trung ương thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020;
- Ủy viên Ban chấp hành Liên minh Hợp tác xã Việt Nam; Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam;
- Ủy viên Hội đồng quản trị Ngân hàng chính sách xã hội; Ủy viên Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi;
- Tham gia các Ban Chỉ đạo liên ngành của Chính phủ, Ban Chỉ đạo của Bộ theo phân công;
- Theo dõi các tỉnh, thành phố vùng Đông Nam bộ;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng phân công.
2.6. Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp
- Chỉ đạo lĩnh vực thủy lợi, phòng chống thiên tai bao gồm: Xây dựng, hướng dẫn, giám sát thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển thủy lợi; cơ chế, chính sách về quản lý khai thác công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt; quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai;
- Công tác xây dựng đảng ở các đơn vị trực thuộc Bộ;
- Công tác xây dựng cơ bản (các Thứ trưởng phụ trách khối chỉ đạo đề xuất chủ trương đầu tư, tham gia về nhiệm vụ và nội dung đối với các dự án cụ thể);
- Chỉ đạo việc chuẩn bị, tổ chức thực hiện các dự án ODA thuộc lĩnh vực thủy lợi, phòng chống thiên tai;
- Công tác phân giới cắm mốc biên giới;
- Ủy viên Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai;
- Phó Trưởng ban Ban chỉ đạo Chương trình hành động thích ứng với biến đổi khí hậu ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn;
- Phó Chủ tịch Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam;
- Tham gia các Ban Chỉ đạo liên ngành của Chính phủ, Ban Chỉ đạo của Bộ theo phân công;
- Theo dõi các tỉnh vùng Bắc Trung bộ;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng phân công.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế các Quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phân công Lãnh đạo Bộ trước đây. Trong quá trình thực hiện, tùy theo yêu cầu công tác chỉ đạo, điều hành của Bộ, việc phân công này sẽ được điều chỉnh phù hợp.
Bộ trưởng, các Thứ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| BỘ TRƯỞNG |
- 1Quyết định 2392/QĐ-BNN-TCCB năm 2013 phân công công tác đối với lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 2Quyết định 2893/QĐ-BNN-TCCB năm 2015 về phân công công tác đối với lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 3Quyết định 2459/QĐ-BNN-TCTL năm 2015 về phân công đơn vị thuộc bộ kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống thiên tai do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Quyết định 1985/QĐ-BNN-TCCB năm 2021 về phân công công tác đối với lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Quyết định 4496/QĐ-BNN-TCCB năm 2022 về phân công công tác đối với lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 1Quyết định 2392/QĐ-BNN-TCCB năm 2013 phân công công tác đối với lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 2Quyết định 2893/QĐ-BNN-TCCB năm 2015 về phân công công tác đối với lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 3Quyết định 2459/QĐ-BNN-TCTL năm 2015 về phân công đơn vị thuộc bộ kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống thiên tai do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Nghị định 123/2016/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ
- 5Nghị định 15/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 6Nghị định 101/2020/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định 123/2016/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ
- 7Quyết định 1985/QĐ-BNN-TCCB năm 2021 về phân công công tác đối với lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8Quyết định 4496/QĐ-BNN-TCCB năm 2022 về phân công công tác đối với lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Quyết định 4368/QĐ-BNN-TCCB năm 2020 về phân công công tác đối với Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Số hiệu: 4368/QĐ-BNN-TCCB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 02/11/2020
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Nguyễn Xuân Cường
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 02/11/2020
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực