Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 436/2000/QĐ-NHNN15 | Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2000 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BỔ SUNG, SỬA ĐỔI MỘT SỐ ĐIỀU KHOẢN TẠI QUY CHẾ LÀM VIỆC CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 25/2000/QĐ-NHNN15 NGÀY 19 THÁNG 1 NĂM 2000 CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước 1997 ngày 12/12/1997;
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 11/1998/NĐ-CP ngày 24/01/1998 của Chính phủ ban hành Quy chế làm việc của Chính phủ;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Ngân hàng Nhà nước,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều khoản tại Quy chế làm việc của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước được ban hành kèm theo Quyết định số 25/2000/QĐ-NHNN15 ngày 19 tháng 1 năm 2000 như sau:
1. Khoản 2 Điều 24 được sửa đổi như sau: “Tờ trình của các đơn vị đều ghi trình Thống đốc và gửi qua Văn phòng. Trường hợp vấn đề được trình đang trong quá trình giải quyết theo ý kiến chỉ đạo của Thống đốc hoặc Phó Thống đốc, thì tờ tình có thể ghi đích danh người chỉ đạo giải quyết vấn đề đó; nếu tờ trình đồng thời gửi Thống đốc hoặc Phó Thống đốc khác để báo cáo thì phải ghi rõ “để báo cáo” ở mục nơi nhận trên tờ trình”.
2. Điều 17 được bổ sung Khoản 3 và Khoản 4 như sau:
“3- Trách nhiệm của các đơn vị tham gia tổ chức hội nghị, hội thảo:
a- Văn phòng: Là đơn vị đầu mối phối hợp với các đơn vị liên quan để tổ chức hội nghị, hội thảo; tham mưu cho Thống đốc về các vấn đề liên quan đến hội nghị, hội thảo; in ấn tài liệu hội nghị, hội thảo; thực hiện các công việc theo quy định tại Điều 20, Điều 21 của Quy chế này.
b- Đơn vị chủ trì hội nghị, hội thảo: Phối hợp với Văn phòng và trình Thống đốc về việc tổ chức hội nghị, hội thảo: mục đích, nội dung, tài liệu sử dụng, thời gian, địa điểm, người chủ trì, thành phần tham dự, kinh phí tổ chức, chuẩn bị tài liệu, quản lý và phát tài liệu; lập chương trình và dẫn chương trình; báo cáo Thống đốc và Phó Thống đốc phụ trách khối về kết quả hội nghị, hội thảo, đồng thời gửi Văn phòng và Vụ Quan hệ quốc tế (đối với hội nghị, hội thảo quốc tế được tổ chức ở trong nước).
c- Cục Quản trị (công văn hội nghị, hội thảo tổ chức tại Hà Nội), Văn phòng Đại diện Ngân hàng Nhà nước tại thành phố Hồ Chí Minh (đối với hội nghị hội thảo tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh) hoặc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (đối với hội nghị, hội thảo tổ chức tại các tỉnh, thành phố khác): chịu trách nhiệm chính và phối hợp với Văn phòng, đơn vị chủ trì hội nghị, hội thảo lập dự toán kinh phí, thanh toán, quyết toán chi phí hội nghị, hội thảo do Ngân hàng nhà nước tài trợ; thực hiện công tác hậu cần cho hội nghị, hội thảo.
4- Đối với hội nghị, hội thảo quốc tế của Ngân hàng Nhà nước được tổ chức tại Việt Nam: Ngoài những quy định tại Khoản 1, 2, 3 Điều này, các đơn vị tham gia tổ chức còn phải thực hiện các quy định tại Quyết định số 236/QĐ-TTg ngày 24/12/1999 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam, Quyết định số 237/1999/QĐ-NHNN8 ngày 8/7/1999 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế hoạt động đối ngoại của Ngân hàng Nhà nước và các quy định có liên quan của pháp luật.
Đơn vị nhận tài trợ chịu trách nhiệm thanh toán, quyết toán chi phí hội nghị, hội thảo theo các cam kết với bên tài trợ. Văn phòng lập báo cáo định kỳ (6 tháng, một năm) việc tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế của Ngân hàng Nhà nước gửi Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ.”
3. Khoản 1 Điều 22 được sửa đổi như sau: “Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Tổng giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng Nhà nước có trách nhiệm lập và gửi Văn phòng ngân hàng Nhà nước các báo cáo công tác định kỳ (tháng, quý, 6 tháng đầu năm và năm) theo thời hạn gửi dưới đây:
a/ Trước ngày 24 hàng tháng đối với báo cáo tháng, các đơn vị không phải gửi báo cáo tháng 3, 6, 9 và 11;
b/ Trước ngày 14 của tháng cuối quý đối với báo cáo quý, các đơn vị không phải gửi báo cáo quý II và quý IV;
c/ Trước ngày 14 tháng 6, đối với báo cáo 6 tháng đầu năm;
d/ Trước ngày 5 tháng 11, đối với báo cáo năm;
Riêng Học viện Ngân hàng thực hiện gửi báo cáo tháng trước ngày 24 hàng tháng và báo cáo sơ kết học kỳ I, báo cáo tổng kết năm học không quá 20 ngày kể từ ngày kết thúc học kỳ I, ngày kết thúc năm học.
Nếu ngày cuối cùng của thời hạn gửi báo cáo được quy định tại khoản này trùng với các ngày nghỉ cuối tuần, nghỉ lễ thì ngày cuối cùng của thời hạn gửi báo cáo được chuyển sang ngày làm việc tiếp theo.”
4. Điểm c Khoản 2 Điều 24 được sửa đổi như sau:
“Thủ trưởng (hoặc Phó Thủ trưởng đang được Thống đốc giao phụ trách) các đơn vị tại trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước được Thống đốc ủy quyền ký thừa ủy quyền Thống đốc, ủy nhiệm ký thừa lệnh Thống đốc trên các văn bản hành chính của Ngân hàng Nhà nước thuộc phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của chủ trương đơn vị quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị đó hoặc theo văn bản ủy quyền của Thống đốc đối với từng vụ việc cụ thể. Đối với các văn bản có nội dung chỉ đạo, hướng dẫn chung các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, hoặc các tổ chức tín dụng nhằm triển khai các cơ chế, chính sách của Ngân hàng Nhà nước; các văn bản xử lý những vấn đề chưa có chế độ, chủ trương của Thống đốc thì Thủ trưởng đơn vị phải trình Thống đốc hoặc Phó Thống đốc phụ trách khối duyệt nội dung văn bản trước khi ban hành. Các văn bản ký thừa ủy quyền, ký thừa lệnh Thống đốc phải được gửi Thống đốc và Phó Thống đốc phụ trách khối để báo cáo; một bản lưu tại Văn phòng.
Thủ trưởng các đơn vị tại trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước có thể ủy quyền cho cấp phó của mình ký thay các văn bản ký thừa lệnh Thống đốc và chịu trách nhiệm trước Thống đốc và pháp luật về việc ủy quyền đó; không được ủy quyền cho người khác ký thay các văn bản ký thừa ủy quyền Thống đốc. Người ký thừa ủy quyền, ký thừa lệnh Thống đốc các văn bản hành chính của Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm trước Thống đốc và pháp luật về các văn bản đã ký.”
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Thống đốc, các Phó Thống đốc, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC |
- 1Quyết định 1154/2001/QĐ-NHNN Quy chế làm việc của Ban chỉ đạo củng cố và hoàn thiện hệ thống Quỹ tín dụng Nhân dân do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 2Quyết định 681/2002/QĐ-NHNN về Quy chế làm việc của Ban điều hành hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 3Quyết định 30/2005/QĐ-NHNN về Quy chế làm việc của Ngân hàng Nhà nước do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 4Quyết định 1346/QĐ-NHNN năm 2006 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ngân hàng Nhà nước ban hành đã hết hiệu lực pháp luật bởi các văn bản quy phạm pháp luật ban hành từ ngày 01/01/2005 đến ngày 31/12/2005 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 5Quyết định 31/2008/QĐ-NHNN về Quy chế làm việc của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 6Quyết định 198a/1998/QĐ-NHNN về sửa đổi, bổ sung Mục I, Chương II Quy chế làm việc của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 69/NH-QĐ ngày 18 tháng 8 năm 1990 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt nam
- 7Quyết định 2805/QĐ-NHNN năm 2014 về Quy chế làm việc của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- 1Quyết định 30/2005/QĐ-NHNN về Quy chế làm việc của Ngân hàng Nhà nước do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 2Quyết định 1346/QĐ-NHNN năm 2006 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ngân hàng Nhà nước ban hành đã hết hiệu lực pháp luật bởi các văn bản quy phạm pháp luật ban hành từ ngày 01/01/2005 đến ngày 31/12/2005 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 3Quyết định 25/2000/QĐ-NHNN16 về quy chế làm việc của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
- 1Quyết định 1154/2001/QĐ-NHNN Quy chế làm việc của Ban chỉ đạo củng cố và hoàn thiện hệ thống Quỹ tín dụng Nhân dân do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 2Nghị định 15-CP năm 1993 về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ
- 3Luật Ngân hàng Nhà nước 1997
- 4Nghị định 11/1998/NĐ-CP ban hành Quy chế làm việc của Chính phủ
- 5Quyết định 237/1999/QĐ-NHNN8 về Quy chế quản lý hoạt động đối ngoại của Ngân hàng Nhà nước do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 6Quyết định 236/1999/QĐ-TTg về việc tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 681/2002/QĐ-NHNN về Quy chế làm việc của Ban điều hành hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 8Quyết định 31/2008/QĐ-NHNN về Quy chế làm việc của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 9Quyết định 198a/1998/QĐ-NHNN về sửa đổi, bổ sung Mục I, Chương II Quy chế làm việc của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 69/NH-QĐ ngày 18 tháng 8 năm 1990 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt nam
- 10Quyết định 2805/QĐ-NHNN năm 2014 về Quy chế làm việc của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Quyết định 436/2000/QĐ-NHNN15 sửa đổi Quy chế làm việc của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước được ban hành kèm theo Quyết định số 25/2000/QĐ-NHNN15 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- Số hiệu: 436/2000/QĐ-NHNN15
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 05/10/2000
- Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước
- Người ký: Lê Đức Thúy
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 20/10/2000
- Ngày hết hiệu lực: 06/02/2005
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra