Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4347/QĐ-UBND | Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 về việc phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020; số 1048/QĐ-TTg ngày 21/8/2019 về việc ban hành Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm; số 781/QĐ-TTg ngày 08/6/2020 về sửa đổi, bổ sung một số Phụ lục Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21/8/2019;
Căn cứ Quyết định số 1653/QĐ-BNN-VPĐP ngày 11/5/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 3814/QĐ-UBND ngày 04/8/2021 của UBND thành phố Hà Nội về thành lập Hội đồng và Tổ tư vấn giúp việc Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp thành phố Hà Nội năm 2021;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 355/TTr-SNN ngày 14/9/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hoạt động của Hội đồng và Tổ tư vấn giúp việc Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp thành phố Hà Nội.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành. Các thành viên Hội đồng và Tổ tư vấn giúp việc Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp thành phố Hà Nội năm 2021, Chánh Văn phòng UBND Thành phố, Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG VÀ TỔ TƯ VẤN GIÚP VIỆC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ, PHÂN HẠNG SẢN PHẨM OCOP CẤP THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4347/QĐ-UBND ngày 05 tháng 10 năm 2021 của UBND thành phố Hà Nội)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng:
1. Quy chế này quy định về hoạt động của Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp thành phố Hà Nội (gọi tắt là Hội đồng OCOP cấp Thành phố); Tổ tư vấn giúp việc và Cơ quan Thường trực giúp việc Hội đồng (là Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Thành phố);
2. Quy chế quy định quyền hạn, trách nhiệm của Chủ tịch, Phó Chủ tịch, các thành viên Hội đồng, Tổ tư vấn giúp việc và Cơ quan thường trực Hội đồng.
Điều 2. Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng OCOP cấp Thành phố:
1. Hội đồng OCOP cấp Thành phố làm việc theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, thực hiện đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP theo mẫu phiếu chấm điểm tại Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ Tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (gọi tắt là Quyết định số 1048/QĐ-TTg) và Quyết định số 781/QĐ-TTg ngày 08/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số Phụ lục Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (gọi tắt là Quyết định số 781/QĐ-TTg).
2. Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Thành phố thực hiện theo 2 lần đánh giá được quy định tại Quyết định số 1048/QĐ-TTg, Quyết định số 781/QĐ-TTg, gồm: Đánh giá lần 1 và Đánh giá lần 2.
Điều 3. Điều kiện tổ chức họp Hội đồng OCOP cấp Thành phố:
Hội đồng OCOP cấp Thành phố được tổ chức họp khi có đủ các điều kiện sau:
1. Hội đồng OCOP cấp Thành phố được tổ chức họp khi có mặt ít nhất 2/3 thành viên của Hội đồng. Thành viên vắng mặt phải cử đại diện có kinh nghiệm, chuyên môn, am hiểu về quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP để dự thay và thành viên chịu trách nhiệm về kết quả chấm điểm;
2. Hồ sơ sản phẩm tiếp nhận từ cấp huyện có đầy đủ thủ tục theo quy định của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21/8/2019, Quyết định số 781/QĐ-TTg ngày 08/6/2020;
3. Báo cáo kết quả thẩm định hồ sơ sản phẩm của Tổ tư vấn;
4. Văn bản đề xuất họp Hội đồng của Cơ quan Thường trực Hội đồng OCOP cấp Thành phố.
Điều 4. Thành phần tham dự họp Hội đồng OCOP cấp Thành phố:
Hội đồng OCOP cấp Thành phố do Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch Hội đồng OCOP Thành phố chủ trì, mời các thành phần sau tham dự họp:
- Các thành viên Hội đồng OCOP cấp Thành phố, thư ký Hội đồng;
- Các thành viên Tổ tư vấn giúp việc Hội đồng OCOP cấp Thành phố;
- Đại diện Cơ quan thường trực Hội đồng OCOP cấp Thành phố;
- Đại diện đơn vị thường trực triển khai Chương trình OCOP cấp huyện, chủ thể sản phẩm OCOP và đơn vị tư vấn (nếu cần).
QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA HỘI ĐỒNG
Điều 5. Quyền hạn và trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng OCOP cấp Thành phố (là Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình OCOP Thành phố):
1. Chỉ đạo chung, tổ chức thực hiện đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP Thành phố;
2. Phân công nhiệm vụ cho các thành viên Hội đồng OCOP cấp Thành phố, Tổ tư vấn giúp việc Hội đồng OCOP cấp Thành phố;
3. Theo dõi, chỉ đạo, đôn đốc, quyết định và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội trong việc đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP Thành phố;
4. Thực hiện trách nhiệm của thành viên Hội đồng khi tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng vắng mặt giao cho Phó Chủ tịch Hội đồng thay mặt, điều hành;
5. Chỉ đạo việc giải quyết khiếu nại, các vấn đề có liên quan đến việc đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP Thành phố.
Điều 6. Quyền hạn và trách nhiệm của Phó Chủ tịch Hội đồng OCOP cấp Thành phố:
1. Giúp Chủ tịch Hội đồng OCOP cấp Thành phố thực hiện các công việc khi được giao hoặc ủy quyền.
2. Thực hiện trách nhiệm của thành viên Hội đồng khi tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP.
3. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội đồng OCOP cấp Thành phố giao.
Điều 7. Quyền hạn và trách nhiệm của thành viên Hội đồng OCOP cấp Thành phố:
1. Quyền hạn và trách nhiệm chung:
- Đề xuất Chủ tịch Hội đồng xem xét, quyết định loại bỏ các hồ sơ sản phẩm không hợp lệ theo quy định; Chỉ đạo việc kiểm tra thực tế cơ sở, kiểm nghiệm độc lập sản phẩm (nếu cần thiết).
- Thực hiện đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP Thành phố theo quy định của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21/8/2019, Quyết định số 781/QĐ-TTg ngày 08/6/2020;
- Tham gia đầy đủ các cuộc họp của Hội đồng OCOP cấp Thành phố; trường hợp vắng mặt, phải cử đại diện họp thay;
- Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng OCOP cấp Thành phố trong việc thực hiện đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP Thành phố;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng OCOP cấp Thành phố.
2. Quyền hạn và trách nhiệm cụ thể:
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chịu trách nhiệm tham mưu trong thực hiện đánh giá các tiêu chí thuộc ngành thực phẩm, trừ phân nhóm sản phẩm “Đồ ăn nhanh”, “Chế biến từ thịt, trứng, sữa” trong và sau chế biến.
- Sở Công thương: Chịu trách nhiệm tham mưu trong thực hiện đánh giá các tiêu chí thuộc phân nhóm sản phẩm: Rượu trắng, đồ uống có cồn khác, đồ uống không cồn; ngành Thủ công mỹ nghệ, trang trí; ngành vải, may mặc và phân nhóm sản phẩm “Đồ ăn nhanh”, “Chế biến từ thịt, trứng, sữa” trong và sau chế biến thuộc ngành thực phẩm.
- Sở Y Tế: Chịu trách nhiệm tham mưu trong thực hiện đánh giá các tiêu chí thuộc ngành Thảo dược; phân nhóm sản phẩm “Nước khoáng thiên nhiên, nước uống tinh khiết” thuộc ngành đồ uống.
- Sở Khoa học và Công nghệ: Chịu trách nhiệm tham mưu trong thực hiện đánh giá các tiêu chí về chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm...
- Sở Tài nguyên và Môi trường: Chịu trách nhiệm tham mưu trong thực hiện đánh giá các tiêu chí liên quan đến môi trường, bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất, chế biến sản phẩm...
- Sở Du lịch: Chịu trách nhiệm tham mưu trong thực hiện đánh giá sản phẩm thuộc nhóm sản phẩm “Dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch”.
- Sở Văn hóa và Thể thao: Chịu trách nhiệm tham mưu trong thực hiện đánh giá các tiêu chí về “Câu chuyện sản phẩm”, tờ rơi quảng bá sản phẩm...
- Sở Thông tin và Truyền thông: Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Sở, ngành liên quan tổ chức đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP trên địa bàn Thành phố; tham mưu thực hiện đánh giá về tiêu chí website, ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất, chế biến, kinh doanh sản phẩm, chuyển đổi số...
- Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố: Chịu trách nhiệm tham mưu trong thực hiện đánh giá các tiêu chí liên quan đến xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm...
QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ TƯ VẤN, CƠ QUAN THƯỜNG TRỰC HỘI ĐỒNG
Điều 8. Quyền hạn và trách nhiệm của Tổ tư vấn giúp việc Hội đồng OCOP cấp Thành phố:
1. Tư vấn chuyên môn giúp Hội đồng OCOP cấp Thành phố trong đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP;
2. Được đề nghị Cơ quan thường trực Hội đồng OCOP cấp Thành phố yêu cầu các địa phương, chủ thể sản phẩm OCOP cung cấp, bổ sung hồ sơ sản phẩm;
3. Tham gia đoàn công tác của Hội đồng OCOP cấp Thành phố đi kiểm tra thực tế cơ sở sản xuất OCOP (nếu có yêu cầu).
4. Nghiên cứu, thẩm định hồ sơ tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Thành phố; xây dựng báo cáo gửi Cơ quan Thường trực đề xuất Chủ tịch Hội đồng OCOP cấp Thành phố xem xét tổ chức phiên họp đánh giá;
5. Phối hợp cùng Cơ quan thường trực Hội đồng thực hiện các nhiệm vụ tham mưu, chuẩn bị hồ sơ, đi kiểm tra thực tế cơ sở;
6. Nhận và chuyển đầy đủ hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP của Hội đồng cho Cơ quan thường trực Hội đồng.
Điều 9. Quyền hạn và trách nhiệm của Cơ quan thường trực Hội đồng OCOP cấp Thành phố
1. Tiếp nhận hồ sơ đề nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Thành phố từ cấp huyện;
2. Đề nghị các quận, huyện, thị xã, các chủ thể sản phẩm OCOP có liên quan cung cấp đầy đủ các thông tin, số liệu, dữ liệu để phục vụ việc đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Thành phố;
3. Đề nghị thành viên Hội đồng, thành viên Tổ tư vấn triển khai thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng OCOP cấp Thành phố;
4. Thực hiện công tác tổ chức hậu cần, bảo quản sản phẩm mẫu, tổng hợp phiếu đánh giá, điểm đánh giá và phân hạng sản phẩm, dự thảo biên bản họp Hội đồng OCOP cấp Thành phố;
5. Chuẩn bị, chuyển hồ sơ đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đã tiếp nhận từ các quận, huyện, thị xã để Tổ tư vấn thẩm định hồ sơ, Hội đồng OCOP cấp Thành phố đánh giá, phân hạng sản phẩm; lưu trữ hồ sơ theo quy định;
6. Đề xuất Chủ tịch Hội đồng OCOP cấp Thành phố tổ chức họp Hội đồng. Tham mưu văn bản trình UBND Thành phố phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP Thành phố;
7. Tổ chức công bố quyết định công nhận sản phẩm OCOP cấp Thành phố kết hợp trưng bày, quảng bá, kết nối giao thương sản phẩm OCOP. Tiếp nhận các ý kiến phản ánh, kiến nghị về kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP báo cáo Chủ tịch Hội đồng OCOP cấp Thành phố;
8. Đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động của Hội đồng và Tổ tư vấn giúp việc Hội đồng OCOP cấp Thành phố theo quy định.
QUY TRÌNH TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, PHÂN HẠNG SẢN PHẨM OCOP
Điều 10. Quy trình tiếp nhận, thẩm định hồ sơ, kiểm tra, tổ chức họp hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP:
Thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21/8/2019 về việc ban hành Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm; Quyết định số 781/QĐ-TTg ngày 08/6/2020 về sửa đổi, bổ sung một số Phụ lục Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21/8/2019.
Điều 11. Chế độ làm việc, kinh phí hoạt động
1. Hội đồng OCOP cấp Thành phố, Tổ tư vấn giúp việc Hội đồng OCOP cấp Thành phố làm việc theo chế độ kiêm nhiệm;
2. Chủ tịch Hội đồng OCOP cấp Thành phố được sử dụng con dấu của UBND thành phố Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội đồng OCOP Thành phố được sử dụng con dấu của đơn vị mình để chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của Hội đồng; Các thành viên của Hội đồng và Cơ quan thường trực Hội đồng được sử dụng con dấu của cơ quan, đơn vị mình công tác để giải quyết công việc theo nhiệm vụ được giao.
3. Kinh phí phục vụ các hoạt động của Hội đồng OCOP cấp Thành phố và Tổ tư vấn giúp việc Hội đồng OCOP cấp Thành phố được sử dụng từ nguồn ngân sách Thành phố hỗ trợ thực hiện chương trình OCOP, giao cho Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội thực hiện chi và thanh quyết toán theo quy định hiện hành.
1. Thành viên Hội đồng OCOP cấp Thành phố, Tổ tư vấn giúp việc Hội đồng OCOP cấp Thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Quy chế này;
2. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc những vấn đề phát sinh cần bổ sung, điều chỉnh thì các thành viên của Hội đồng và các tổ chức, cá nhân có liên quan cần phản ánh kịp thời về Cơ quan thường trực của Hội đồng để tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố xem xét, quyết định;
3. Trên cơ sở Quy chế hoạt động của Hội đồng OCOP cấp Thành phố, các quận huyện thị xã nghiên cứu để áp dụng đối với Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện./.
- 1Kế hoạch 839/KH-UBND năm 2019 về tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh An Giang giai đoạn từ nay đến năm 2020
- 2Kế hoạch 115/KH-UBND về tổ chức đánh giá, phân hạng và công nhận sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2020
- 3Quyết định 1283/QĐ-UBND năm 2020 về Quy chế hoạt động của Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Cà Mau
- 4Quyết định 1843/QĐ-UBND năm 2022 về Quy chế hoạt động của Hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021-2025
- 5Quyết định 1882/QĐ-UBND năm 2023 về Quy chế hoạt động của Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh do tỉnh Nam Định ban hành
- 6Quyết định 4278/QĐ-UBND năm 2023 về Quy chế hoạt động của Hội đồng và Tổ tư vấn Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Bình Định
- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Quyết định 490/QĐ-TTg năm 2018 phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 4Quyết định 1048/QĐ-TTg năm 2019 về Bộ Tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Kế hoạch 839/KH-UBND năm 2019 về tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh An Giang giai đoạn từ nay đến năm 2020
- 6Kế hoạch 115/KH-UBND về tổ chức đánh giá, phân hạng và công nhận sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2020
- 7Quyết định 781/QĐ-TTg năm 2020 sửa đổi Phụ lục Quyết định 1048/QĐ-TTg về Bộ Tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 1653/QĐ-BNN-VPĐP năm 2020 về Quy chế hoạt động của Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Quốc gia do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 9Quyết định 1283/QĐ-UBND năm 2020 về Quy chế hoạt động của Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Cà Mau
- 10Quyết định 1843/QĐ-UBND năm 2022 về Quy chế hoạt động của Hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021-2025
- 11Quyết định 1882/QĐ-UBND năm 2023 về Quy chế hoạt động của Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh do tỉnh Nam Định ban hành
- 12Quyết định 4278/QĐ-UBND năm 2023 về Quy chế hoạt động của Hội đồng và Tổ tư vấn Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Bình Định
Quyết định 4347/QĐ-UBND năm 2021 về Quy chế hoạt động của Hội đồng và Tổ tư vấn giúp việc Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp thành phố Hà Nội
- Số hiệu: 4347/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 05/10/2021
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Chu Ngọc Anh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/10/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra