Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4327/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 04 tháng 11 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “CỦNG CỐ, KIỆN TOÀN VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA LỰC LƯỢNG NÒNG CỐT TRONG PHONG TRÀO TOÀN DÂN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

n cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

Căn cứ Quyết định số 1635/QĐ-TTg ngày 22/09/2015 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị số 47-CT/TW ngày 25/6/2015 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy;

Căn cứ Thông tư số 56/2014/TT-BCA ngày 12/11/2014 của Bộ công an Quy định về trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 52/2015/TTLT-BLĐTBXH-BCA-BTC ngày 10/12/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công an, Bộ Tài chính về Hướng dẫn chế độ đối với người được điều động, huy động trực tiếp chữa cháy, phục vụ chữa cháy và cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy;

Căn cứ Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

Căn cứ Thông tư số 48/2015/TT-BCA ngày 06/10/2015 của Bộ Công an Quy định về trang phục chữa cháy cho lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành;

Xét đề nghị của Giám đốc Cảnh sát PCCC tỉnh tại Tờ trình số 45/TTr-CSPCCC-P1 ngày 26 tháng 9 năm 2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án “Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của lực lượng nòng cốt trong phong trào toàn dân phòng cháy và chữa cháy (PCCC) giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Cảnh sát PCCC tỉnh, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đơn vị có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3 QĐ;
- Bộ Công an;
- Cục C66, V28 - Bộ Công an;
- TT Tỉnh ủy, HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các thành viên UBND tỉnh;
- Lưu: VT, NC.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Đức Quyền

 

 

ĐỀ ÁN

CỦNG CỐ, KIỆN TOÀN VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA LỰC LƯỢNG NÒNG CỐT TRONG PHONG TRÀO TOÀN DÂN PCCC GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4327/QĐ-UBND ngày 04/11/2016 của UBND tỉnh Thanh Hóa)

Phần thứ nhất

SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. SỰ CẦN THIẾT

Trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy (PCCC) của toàn dân, lực lượng dân phòng, lực lượng PCCC cơ sở và lực lượng PCCC chuyên ngành (gọi tắt là lực lượng PCCC tại chỗ) đóng vai trò hết sức quan trọng, lực lượng này chính là hạt nhân, nòng cốt trong phong trào toàn dân PCCC theo phương châm 4 tại chỗ (lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, chỉ huy tại chỗ và hậu cần tại chỗ); là người đi đầu, tổ chức tập hợp, vận động, hướng dẫn nhân dân và trực tiếp thực hiện các biện pháp an toàn phòng cháy tại cơ sở, khu dân cư; là lực lượng đầu tiên có mặt tại nơi xảy ra cháy, nổ để thực hiện nhiệm vụ chữa cháy trước khi lực lượng Cảnh sát PCCC có mặt để ứng cứu.

Xác định vai trò hết sức quan trọng của lực lượng PCCC tại chỗ, những năm qua, các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về PCCC, xây dựng lực lượng PCCC tại chỗ theo quy định của pháp luật về PCCC để thực hiện nhiệm vụ PCCC tại cơ sở, khu dân cư, góp phần bảo đảm trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác xây dựng và tổ chức hoạt động của lực lượng PCCC tại chỗ trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế: việc thành lập lực lượng PCCC tại chỗ nhiều nơi còn mang tính hình thức, số lượng đội viên chưa bảo đảm theo quy định của pháp luật về PCCC và chưa đáp ứng được yêu cầu thực hiện công tác chữa cháy tại cơ sở; chế độ hoạt động chưa được duy trì thường xuyên; công tác bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ PCCC, trang bị phương tiện chưa bảo đảm theo quy định; chưa có quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ; việc thực hiện chế độ, chính sách chưa được quan tâm... đã ảnh hưởng tới chất lượng, hiệu quả công tác PCCC. Theo thống kê từ năm 2010 đến tháng 6/2016 trên địa bàn tỉnh xảy ra trên 450 vụ cháy làm chết 07 người, bị thương 110 người, thiệt hại về tài sản trị giá hơn 50 tỉ đồng và 600 ha rừng; trong đó trên 50% số vụ cháy không được phát hiện và xử lý ngay nên dẫn đến cháy lan, cháy lớn gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản của nhà nước và nhân dân.

Trong thời gian tới, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh tiếp tục phát triển; tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên liệu, năng lượng, xăng dầu, khí đốt ngày càng tăng; bên cạnh đó là tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai, hạn hán kéo dài; ý thức, kiến thức về PCCC của một bộ phận người dân còn chưa cao... dẫn đến luôn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra cháy, nổ. Bên cạnh đó, hiện nay trên địa bàn tỉnh mới có 07 phòng Cảnh sát PCCC khu vực, có đơn vị quản lý địa bàn rộng 5 - 6 huyện với bán kính lên đến hàng trăm km nên nếu lực lượng PCCC tại chỗ không phát hiện và tổ chức cứu chữa kịp thời sẽ dẫn đến cháy lan, cháy lớn gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản.

Do đó, việc xây dựng Đề án “Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của lực lượng nòng cốt trong phong trào toàn dân PCCC giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh” là hết sức cần thiết.

II. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Cơ sở pháp lý để xây dựng Đề án

- Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001;

- Luật sửa đổi, bổ sung, một số điều của Luật Phòng cháy chữa cháy năm 2013;

- Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

- Thông tư liên tịch số 52/2015/TTLT-BLĐTBXH-BCA-BTC ngày 10/12/2015 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Công an, Bộ Tài chính về Hướng dẫn chế độ đối với người được điều động, huy động trực tiếp chữa cháy, phục vụ chữa cháy và cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy;

- Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

- Thông tư số 56/2014/TT-BCA ngày 12/11/2014 của Bộ Công an Quy định về trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành;

- Thông tư số 48/2015/TT-BCA ngày 06/10/2015 của Bộ Công an Quy định về trang phục chữa cháy cho lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành.

2. Thực trạng của lực lượng PCCC tại chỗ

2.1. Kết quả đạt được

a) Tổ chức, biên chế

- Lực lượng dân phòng đã được thành lập tại 3.729/6.031 thôn trên địa bàn tỉnh (đạt 61,8%), với 23.549 đội viên.

- Lực lượng PCCC cơ sở được thành lập tại 5.232/6.127 cơ sở (đạt 85,39%), với 40.246 đội viên.

- Lực lượng PCCC chuyên ngành mới được thành lập tại 03/17 cơ sở (đạt 17,6 %), với 161 đội viên.

b) Công tác huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC

- Lực lượng dân phòng mới có khoảng 3.9% (931/23.549) đội viên được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC.

- Lực lượng PCCC cơ sở mới có khoảng 63,4% (25.544/40.246) đội viên được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC.

- Lực lượng PCCC chuyên ngành đã tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC theo quy định đạt 100% (161/161 đội viên).

c) Trang bị phương tiện

- Lực lượng dân phòng đã được trang bị một số phương tiện chữa cháy thô sơ và bình chữa cháy xách tay nhưng số lượng còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ.

- Lực lượng PCCC cơ sở, chuyên ngành tại các cơ sở bước đầu đã được trang bị một số phương tiện PCCC như bình chữa cháy, câu liêm, bồ cào, găng tay, khẩu trang, xe chữa cháy... hàng năm được kiểm tra, bảo dưỡng và trang bị bổ sung.

d) Hoạt động

- Lực lượng dân phòng là thành viên tổ ANTT ở cơ sở hoạt động kiêm nhiệm, chưa có quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ thực hiện công tác PCCC.

- Đội PCCC cơ sở, đội PCCC chuyên ngành được duy trì hoạt động và là nòng cốt trong công tác bảo đảm an toàn PCCC tại cơ sở.

e) Bảo đảm chế độ, chính sách

Một số địa phương, cơ quan, doanh nghiệp bước đầu đã quan tâm bảo đảm chế độ, chính sách cho các đội viên đội dân phòng, đội PCCC cơ sở và chuyên ngành khi tham gia hoạt động PCCC theo quy định.

2.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

a) Tồn tại, hạn chế

- Công tác xây dựng, củng cố lực lượng PCCC tại chỗ tại một số địa phương, cơ sở còn mang tính hình thức, chưa bảo đảm về số lượng theo quy định, chưa duy trì hoạt động thường xuyên.

- Công tác huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC, trang bị phương tiện chưa bảo đảm yêu cầu thực hiện nhiệm vụ.

- Công tác thi đua khen thưởng, chế độ, chính sách cho lực lượng PCCC tại chỗ chưa được quan tâm đúng mức nên chưa khuyến khích, động viên được lực lượng này tích cực tham gia các hoạt động PCCC.

b) Nguyên nhân

- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về PCCC của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương, các cơ quan, đơn vị chưa được quan tâm đúng mức.

- Kinh phí bảo đảm cho hoạt động của lực lượng PCCC tại chỗ còn nhiều hạn chế, nhất là kinh phí dành cho công tác bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ PCCC, đầu tư trang bị phương tiện chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra.

- Chưa có hướng dẫn cụ thể về mục chi cho công tác PCCC nói chung và bảo đảm cho hoạt động của lực lượng PCCC tại chỗ nói riêng trong ngân sách quốc phòng và an ninh của UBND các cấp và của các đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước.

- Một số đội viên của lực lượng PCCC tại chỗ chưa nhận thức đúng đắn về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của lực lượng PCCC tại chỗ; chưa nhiệt tình tham gia các hoạt động PCCC khi có yêu cầu.

Phần thứ hai

QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, YÊU CẦU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

I. QUAN ĐIỂM

1. Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của lực lượng nòng cốt trong phong trào toàn dân PCCC là sự cụ thể hóa các quy định của pháp luật về công tác PCCC phù hợp tình hình thực tế tại địa phương góp phần đẩy mạnh phong trào toàn dân PCCC, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

2. Phát huy vai trò, trách nhiệm của lực lượng PCCC tại chỗ trong công tác bảo đảm trật tự an toàn xã hội nói chung và PCCC nói riêng.

3. Xây dựng, nâng cao chất lượng hoạt động của lực lượng PCCC tại chỗ trên cơ sở kế thừa những kết quả đạt được trong công tác bảo đảm ANTT, PCCC, khắc phục những tồn tại, hạn chế, bất cập, vướng mắc trong tổ chức thực hiện.

4. Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác xây dựng, củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của lực lượng PCCC tại chỗ.

5. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của lực lượng PCCC tại chỗ trong thực hiện nhiệm vụ PCCC.

II. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Mục tiêu

1.1. Mục tiêu tổng quát

Xây dựng lực lượng PCCC tại chỗ vững mạnh, có số lượng hợp lý, được tổ chức quản lý chặt chẽ và duy trì hoạt động thường xuyên; được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về PCCC, trang bị phương tiện, bảo đảm chế độ chính sách theo quy định của pháp luật về PCCC và các văn bản hướng dẫn thi hành; thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao; phấn đấu làm giảm số vụ cháy, nổ xảy ra và thiệt hại do cháy, nổ gây ra, góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh.

1.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020

a) Xây dựng về số lượng

- 100% số thôn trên địa bàn tỉnh thành lập đội dân phòng, với số lượng hợp lý, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ.

- 100% các cơ sở thuộc phụ lục 1 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP thành lập đội PCCC cơ sở bảo đảm theo quy định.

- 100% các khu công nghiệp, cơ sở thuộc diện thành lập đội PCCC chuyên ngành được thành lập theo quy định.

b) Xây dựng về chất lượng

Từng bước nâng cao chất lượng hoạt động của lực lượng PCCC tại chỗ trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Bảo đảm 100% đội viên có kiến thức cơ bản về PCCC, sử dụng thành thạo các phương tiện, thiết bị được trang bị và được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC theo quy định.

c) Về hoạt động

- Lực lượng PCCC tại chỗ duy trì hoạt động thường xuyên, kiểm tra phát hiện các sơ hở thiếu sót về công tác PCCC và đề xuất biện pháp khắc phục kịp thời, kiềm chế đến mức thấp nhất số vụ cháy, nổ và thiệt hại do cháy, nổ gây ra.

- Chuẩn bị sẵn sàng về lực lượng, phương tiện và các điều kiện cần thiết khác để chữa cháy kịp thời, hiệu quả, an toàn.

d) Về trang bị phương tiện

Đến hết năm 2020, 100% các đội dân phòng, đội PCCC cơ sở và đội PCCC chuyên ngành được trang bị phương tiện cơ bản bảo đảm theo quy định.

2. Yêu cầu

- Việc thực hiện Đề án phải đảm bảo tính đồng bộ, vừa thực hiện đúng quy định của pháp luật, vừa đảm bảo tiết kiệm, phù hợp với điều kiện thực tế tại đơn vị, địa phương.

- Huy động sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành và toàn dân tham gia công tác phòng cháy, chữa cháy. Tranh thủ tối đa các nguồn lực đầu tư cho hoạt động của lực lượng PCCC tại chỗ.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Kiện toàn, củng cố và thành lập lực lượng PCCC tại chỗ

1.1. Đội dân phòng

Đội dân phòng là tổ chức gồm những người tham gia hoạt động PCCC, giữ gìn an ninh trật tự tại nơi cư trú.

a) Tổ chức, biên chế

- Mỗi thôn, bản, khu phố (sau đây gọi chung là thôn) thành lập một đội dân phòng. Tổ chức, biên chế của đội dân phòng được thành lập trên cơ sở nòng cốt của tổ bảo vệ an ninh trật tự (ANTT), tổ an ninh xã hội (ANXH), tổ bảo vệ dân phố và cá nhân tình nguyện tham gia ở khu dân cư; mỗi đội có từ 10 đến 15 người, trong đó có 01 đội trưởng và 01 đội phó.

Nếu thôn có địa bàn rộng thì đội dân phòng có thể chia thành nhiều tổ dân phòng, mỗi tổ có 05 người, trong đó có 01 tổ trưởng, 01 tổ phó (là tổ trưởng, tổ phó tổ ANXH hoặc những người do nhân dân bầu ra).

(Tổ bảo vệ an ninh trật tự (ANTT), tổ an ninh xã hội (ANXH), được thành lập theo Quyết định số 375/QĐ-UBND ngày 14/02/2008 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án củng cố tổ chức ban chỉ đạo ANTT và các mônh tự quản về ANTT tại cơ sở; Chỉ thị số 10/CT-UBND ngày 19/3/2008 của Chủ tịch UBND tỉnh về đẩy mạnh phong toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, xây dựng khu dân cư an toàn về ANTT; tổ bảo vệ dân phố được thành lập theo Nghị định 38/2006/NĐ-CP ngày 17/4/2006 của Chính phủ về Bảo vệ dân phố).

- Đội trưởng đội dân phòng do đồng chí Tổ trưởng tổ ANTT hoặc Tổ trưởng tổ bảo vệ dân phố kiêm nhiệm; đội phó là đồng chí Tổ phó tổ ANTT hoặc Tổ phó tổ bảo vệ dân phố kiêm nhiệm; đội viên đội dân phòng là tổ viên tổ ANTT, tổ viên tổ bảo vệ dân phố, tổ trưởng, tổ phó tổ ANXH và cá nhân tình nguyện tham gia ở khu dân cư.

b) Điều kiện, tiêu chuẩn của đội viên

Là công dân từ 18 tuổi trở lên thường xuyên có mặt tại nơi cư trú, có tinh thần trách nhiệm, có sức khỏe tốt và nhiệt tình tham gia công tác.

c) Trách nhiệm thành lập, củng cố, kiện toàn

- Trưởng thôn có trách nhiệm đề xuất Chủ tịch UBND cấp xã thành lập và trực tiếp duy trì hoạt động của đội dân phòng.

- Công an cấp xã có trách nhiệm tham mưu, giúp Chủ tịch UBND cùng cấp thành lập đội dân phòng sau khi thống nhất với Trưởng thôn và trực tiếp chỉ đạo hoạt động của đội dân phòng.

- Chủ tịch UBND cấp xã ra quyết định thành lập đội, tổ dân phòng và bổ nhiệm đội trưởng, đội phó đội dân phòng, tổ trưởng, tổ phó tổ dân phòng; ban hành quy chế hoạt động, bảo đảm kinh phí, trang bị phương tiện và các điều kiện cần thiết khác để duy trì hoạt động của đội dân phòng.

- Khi có sự thay đổi về nhân sự của đội dân phòng thì đội trưởng đội dân phòng có trách nhiệm báo cáo trưởng thôn đề nghị trưởng Công an cấp xã tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp ra quyết định kiện toàn.

- Quyết định thành lập, củng cố, kiện toàn đội dân phòng phải được cơ quan ban hành gửi tới cơ quan Cảnh sát PCCC quản lý địa bàn theo quy định.

d) Chế độ hoạt động

- Đội dân phòng chịu sự quản lý, điều hành của Ban Chỉ đạo PCCC và CNCH địa phương, Chi ủy chi bộ, trưởng thôn và chịu sự hướng dẫn chỉ đạo của Trưởng Công an cấp xã.

- Đội dân phòng có mối quan hệ chặt chế với các tổ chức đoàn thể, lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp trong khu vực để thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an toàn PCCC ở địa phương.

- Đội trưởng đội dân phòng chịu trách nhiệm tổ chức điều hành mọi hoạt động của đội dân phòng do mình phụ trách. Định kỳ hàng tháng đội dân phòng tổ chức giao ban để kiểm điểm công tác trong tháng và đề ra công tác tháng tới.

đ) Chức năng, nhiệm vụ

- Đề xuất việc ban hành quy định, nội quy an toàn về PCCC trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, kiến thức PCCC; xây dựng phong trào quần chúng tham gia PCCC.

- Kiểm tra, đôn đốc việc chấp hành các quy định, nội quy an toàn về PCCC. Kịp thời phát hiện đề xuất xử lý các hành vi vi phạm quy định an toàn PCCC.

- Tham gia các lớp huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC. Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC cho nhân dân trên địa bàn.

- Xây dựng phương án, chuẩn bị lực lượng, phương tiện và thực hiện nhiệm vụ chữa cháy khi có cháy, nổ xảy ra; tham gia chữa cháy ở địa phương khác khi có yêu cầu của người có thẩm quyền.

- Tham gia bảo vệ hiện trường các vụ cháy, nổ, giữ gìn an ninh trật tự tại địa phương.

- Tham gia tuyên truyền, mít tinh, diễu hành, hội thao về phòng cháy và chữa cháy, thực tập phương án; khắc phục hậu quả vụ cháy, nổ.

1.2. Đội PCCC cơ sở

Đội PCCC cơ sở là tổ chức gồm những người được giao nhiệm vụ PCCC tại nơi sản xuất, kinh doanh, công trình công cộng, trụ sở làm việc, khu chung cư và công trình độc lập khác theo danh mục do Chính phủ quy định hoạt động theo chế độ chuyên trách hoặc không chuyên trách.

a) Tổ chức, biên chế

- Cơ sở có dưới 10 người thường xuyên làm việc thì tất cả nhưng người làm việc tại cơ sở đó là thành viên đội PCCC cơ sở và do người lãnh đạo cơ sở, chỉ huy phương tiện giao thông cơ giới đó chỉ huy, chỉ đạo.

- Cơ sở có từ 10 người đến 50 người thường xuyên làm việc thì biên chế của đội PCCC cơ sở tối thiểu là 10 người, trong đó có 01 đội trưởng.

- Cơ sở có trên 50 người đến 100 người thường xuyên làm việc thì biên chế của đội PCCC cơ sở tối thiểu là 15 người, trong đó có 01 đội trưởng và 01 đội phó.

- Cơ sở có trên 100 người thường xuyên làm việc thì biên chế của đội PCCC cơ sở tối thiểu là 25 người, trong đó có 01 đội trưởng và 02 đội phó.

- Cơ sở có nhiều phân xưởng, bộ phận làm việc độc lập hoặc làm việc theo ca thì mỗi bộ phận, phân xưởng, mỗi ca làm việc có 01 tổ phòng cháy và chữa cháy cơ sở; biên chế của tổ PCCC cơ sở tối thiểu từ 05 đến 09 người, do đội trưởng hoặc đội phó kiêm tổ trưởng.

b) Điều kiện, tiêu chuẩn của đội viên

Người có đủ sức khoẻ, có tinh thần trách nhiệm và có mặt thường xuyên tại nơi làm việc, có trách nhiệm tham gia vào đội PCCC cơ sở khi có yêu cầu.

c) Trách nhiệm thành lập, củng cố, kiện toàn

- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới có trách nhiệm quyết định thành lập; bổ nhiệm đội trưởng, đội phó; ban hành quy chế hoạt động, bảo đảm kinh phí, trang bị phương tiện và đảm bảo các điều kiện để duy trì hoạt động của đội PCCC cơ sở. Khi có thay đổi về nhân sự thì đội trưởng đề xuất thủ trưởng đơn vị ra quyết định kiện toàn.

- Đối với các cơ sở cần phải báo cáo cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp thì chuẩn bị danh sách đội PCCC cơ sở và báo cáo thủ trưởng cơ quan cấp trên thành lập đội PCCC cơ sở.

- Khi có sự thay đổi về thành viên đội PCCC cơ sở thì người ra quyết định thành lập phải kịp thời kiện toàn đội PCCC cơ sở đảm bảo theo quy định.

- Quyết định thành lập, củng cố, kiện toàn đội PCCC cơ sở phải được cơ quan ban hành gửi tới cơ quan Cảnh sát PCCC quản lý địa bàn theo quy định.

d) Chế độ hoạt động

Người đứng đầu cơ sở trực tiếp chỉ đạo và duy trì hoạt động của đội PCCC cơ sở. Đội PCCC cơ sở hoạt động theo chế độ chuyên trách hoặc không chuyên trách theo quyết định của người đứng đầu cơ sở.

đ) Chức năng, nhiệm vụ

- Đề xuất ban hành quy định, nội quy an toàn về PCCC tại đơn vị theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, kiến thức PCCC; xây dựng phong trào quần chúng tham gia PCCC.

- Kiểm tra, đôn đốc việc chấp hành các quy định, nội quy an toàn về PCCC. Kịp thời phát hiện đề xuất xử lý các hành vi vi phạm quy định an toàn về PCCC theo nội quy, quy định của cơ quan, đơn vị.

- Tham gia các lớp huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC. Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về PCCC cho cán bộ, công nhân viên trong cơ sở.

- Xây dựng phương án chữa cháy, chuẩn bị lực lượng, phương tiện và thực hiện nhiệm vụ chữa cháy khi có cháy, nổ xảy ra; tham gia chữa cháy ở ngoài cơ sở khi có yêu cầu của người có thẩm quyền.

- Tham gia bảo vệ hiện trường các vụ cháy, nổ; tham gia giữ gìn an ninh trật tự tại cơ sở.

- Tham gia tuyên truyền, mít tinh, diễu hành, hội thao về phòng cháy và chữa cháy, thực tập phương án; khắc phục hậu quả vụ cháy, nổ.

1.3. Đội PCCC chuyên ngành

Đội PCCC chuyên ngành là đội PCCC cơ sở được tổ chức để đáp ứng yêu cầu hoạt động đặc thù của cơ sở do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định thành lập, quản lý.

(Theo quy định tại khoản 25, Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật PCCC và khoản 4, Điều 15 Thông tư số 66/2014/TT-BCA tại các cơ sở sau phải thành lập Đội PCCC chuyên ngành: Cơ sở hạt nhân; cảng hàng không, cảng biển; cơ sở khai thác và chế biến dầu mỏ, khí đốt; cơ sở khai thác than; cơ sở sản xuất, kho vũ khí, vật liệu nổ; kho dự trữ quốc gia; kho xăng dầu có trữ lượng 50.000m3 trởn; nhà máy điện hạt nhân, nhà máy điện có công suất 200 MW trở lên; cơ sở sản xuất giấy có công suất 35.000 tấn/năm trở lên, cơ sở sản xuất phân đạm có công suất 180.000 tấn/năm trở lên, cơ sở dệt 20 triệu mét vuông/năm; nhà máy lọc dầu/ khu công nghiệp, khu chế xuất có diện tích từ 50 héc ta trở lên).

a) Tổ chức, biên chế

- Biên chế của đội PCCC chuyên ngành phải bảo đảm yêu cầu về PCCC của cơ sở và phù hợp với tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ của cơ sở.

- Ban lãnh đạo của đội PCCC chuyên ngành gồm 01 đội trưởng và các đội phó giúp việc do người đứng đầu cơ sở bổ nhiệm.

b) Điều kiện, tiêu chuẩn của đội viên

- Đội viên đội PCCC chuyên ngành là những người có sức khoẻ, có tinh thần trách nhiệm và có mặt thường xuyên tại nơi làm việc.

- Đội trưởng đội PCCC chuyên ngành phải có trình độ từ trung cấp PCCC trở lên và được đào tạo kiến thức chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực hoạt động.

c) Trách nhiệm thành lập, kiện toàn, củng cố

- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cơ sở xem xét, quyết định về tổ chức, biên chế của đội PCCC chuyên ngành.

- Đối với các cơ sở cần phải báo cáo cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp thì chuẩn bị danh sách đội PCCC chuyên ngành và tham mưu đề xuất cấp trên thành lập đội PCCC chuyên ngành.

- Khi có sự thay đổi nhân sự trong đội PCCC chuyên ngành thì người ra quyết định thành lập phải kịp thời kiện toàn đội PCCC chuyên ngành đảm bảo theo quy định.

- Quyết định thành lập, củng cố, kiện toàn đội PCCC chuyên ngành phải được cơ quan ban hành gửi tới cơ quan Cảnh sát PCCC quản lý địa bàn theo quy định.

d) Chế độ hoạt động

Người đứng đầu cơ sở trực tiếp chỉ đạo và duy trì hoạt động của đội PCCC chuyên ngành. Lực lượng PCCC chuyên ngành làm việc theo ca, bảo đảm thường trực 24/24 giờ trong ngày.

đ) Chức năng, nhiệm vụ

- Đề xuất ban hành quy định, nội quy an toàn về PCCC tại đơn vị theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, kiến thức PCCC; xây dựng phong trào toàn dân tham gia PCCC.

- Kiểm tra, đôn đốc việc chấp hành các quy định, nội quy an toàn về PCCC. Kịp thời phát hiện đề xuất xử lý các hành vi vi phạm quy định an toàn về PCCC theo nội quy, quy định của cơ quan, đơn vị.

- Tham gia các lớp huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC. Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về PCCC cho cán bộ, công nhân viên trong cơ sở.

- Xây dựng phương án chữa cháy, chuẩn bị lực lượng, phương tiện và thực hiện nhiệm vụ chữa cháy khi có cháy, nổ xảy ra trong cơ sở; tham gia chữa cháy ở ngoài cơ sở khi có yêu cầu của người có thẩm quyền.

- Tham gia bảo vệ hiện trường các vụ cháy, nổ; tham gia giữ gìn an ninh trật tự tại cơ sở.

- Tham gia tuyên truyền, mít tinh, diễu hành, hội thao về PCCC, thực tập phương án; khắc phục hậu quả vụ cháy, nổ.

2. Trang bị phương tiện cho lực lượng PCCC tại chỗ

2.1. Đội dân phòng

a) Trách nhiệm trang bị

Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm trang bị phương tiện cho đội dân phòng.

b) Trang bị phương tiện

- Đội dân phòng được trang bị phương tiện PCCC theo quy định tại khoản 1, Điều 4 Thông tư số 56/2014/TT-BCA ngày 12/11/2014 của Bộ Công an. (Theo Phụ lục 1 kèm theo).

- Căn cứ tình hình thực tế, nếu ngân sách địa phương bảo đảm cân đối được thì trang bị phương tiện cho đội dân phòng đủ theo quy định; nếu chưa bảo đảm được thì trước mắt các đội dân phòng phải được trang bị tối thiểu các phương tiện theo bảng dưới đây:

STT

Danh mục

Đơn vị tính

Số lượng tối thiểu

Niên hạn sử dụng

01

Bình bột chữa cháy xách tay loại 8kg

Bình

02

Theo quy định của nhà sản xuất

02

Bình khí CO2 chữa cháy xách tay loại 5kg

Bình

01

Theo quy định của nhà sản xuất

03

Đèn pin chuyên dụng

Chiếc

02

Hỏng thay thế

04

Câu liêm, bồ cào

Chiếc

02

Hỏng thay thế

05

Loa pin

Chiếc

01

Hỏng thay thế

Hàng năm từng bước trang bị bổ sung phương tiện để bảo đảm các đội dân phòng được trang bị phương tiện PCCC theo quy định tại khoản 1, Điều 4 Thông tư số 56/2014/TT-BCA ngày 12/11/2014 của Bộ Công an.

2.2. Đội PCCC cơ sở

a) Trách nhiệm trang bị

Người đứng đầu cơ sở có trách nhiệm trang bị phương tiện cho đội PCCC cơ sở.

b) Trang bị phương tiện

- Đội PCCC cơ sở được trang bị phương tiện PCCC theo quy định tại khoản 1, Điều 5 Thông tư số 56/2014/TT-BCA ngày 12/11/2014 của Bộ Công an. (Theo Phụ lục 2 kèm theo).

- Căn cứ theo tính chất, mức độ nguy hiểm về cháy, nổ và khả năng bảo đảm kinh phí của từng cơ sở, người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cơ sở có thể trang bị thêm các loại phương tiện PCCC cần thiết khác cho lực lượng PCCC cơ sở như máy bơm chữa cháy, xe chữa cháy, tàu, xuồng chữa cháy, loa pin cầm tay, mặt nạ phòng độc lọc độc, mặt nạ phòng độc cách ly, các phương tiện PCCC cần thiết khác; xem xét, quyết định việc trang bị cụ thể loại phương tiện PCCC cho các chức danh là đội trưởng, đội phó và các đội viên đội PCCC cơ sở khi thực hiện nhiệm vụ PCCC.

2.3. Đội PCCC chuyên ngành

a) Trách nhiệm trang bị:

Người đứng đầu cơ sở có trách nhiệm trang bị phương tiện cho đội PCCC chuyên ngành.

b) Trang bị phương tiện:

- Đội PCCC chuyên ngành được trang bị phương tiện PCCC theo quy định tại khoản 1, Điều 6 Thông tư 56/2014/TT-BCA ngày 12/11/2014 của Bộ Công an (Theo Phụ lục 3 kèm theo).

- Căn cứ theo tính chất, mức độ nguy hiểm về cháy, nổ của từng cơ sở, người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cơ sở có thể trang bị thêm các loại phương tiện PCCC cần thiết khác cho lực lượng PCCC chuyên ngành, như máy bơm chữa cháy, xe chữa cháy, xe thang chữa cháy, tàu, xuồng chữa cháy, máy bay chữa cháy, phương tiện, dụng cụ phá dỡ, các loại phương tiện PCCC cần thiết khác và xem xét, quyết định việc trang bị cụ thể loại phương tiện PCCC cho các chức danh là đội trưởng, đội phó và các đội viên đội PCCC chuyên ngành khi thực hiện nhiệm vụ PCCC.

3. Trang phục cho lực lượng PCCC tại chỗ

Trang phục của lực lượng PCCC tại chỗ ngoài việc bảo đảm về định mức trang bị theo quy định tại Thông tư số 56/2014/TT-BCA ngày 12/11/2014 của Bộ Công an và phải bảo đảm về mẫu, cấu tạo, chất liệu, màu sắc, kiểu dáng theo quy định tại Thông tư số 48/2015/TT-BCA ngày 06/10/2015 của Bộ Công an.

4. Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC

4.1. Trách nhiệm huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC

- Người ra quyết định thành lập đội dân phòng, đội PCCC cơ sở và chuyên ngành định kỳ hàng năm có trách nhiệm phối hợp với Cảnh sát PCCC tỉnh tổ chức các lớp huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC cho lực lượng dân phòng, lực lượng PCCC cơ sở và chuyên ngành.

- Cảnh sát PCCC tỉnh hàng năm có Kế hoạch tổ chức các lớp huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC chuyên sâu cho đội trưởng, đội phó đội dân phòng, đội trưởng, đội phó đội PCCC cơ sở và chuyên ngành.

4.2. Nội dung huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC

Cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội PCCC cơ sở và chuyên ngành, được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC theo nội dung sau đây:

- Kiến thức pháp luật, kiến thức về PCCC.

- Phương pháp tuyên truyền, xây dựng phong trào quần chúng PCCC.

- Biện pháp phòng cháy.

- Phương pháp xây dựng và thực tập phương án chữa cháy; biện pháp, chiến thuật, kỹ thuật chữa cháy.

- Phương pháp bảo quản, sử dụng các phương tiện PCCC.

- Phương pháp kiểm tra an toàn về PCCC.

4.3. Nội dung huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC chuyên sâu

Đội trưởng, đội phó đội dân phòng, đội trưởng, đội phó đội PCCC cơ sở và chuyên ngành, ngoài các nội dung huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC nêu trên còn được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC chuyên sâu theo nội dung sau:

- Kiến thức pháp luật, kiến thức về PCCC.

- Công tác chỉ huy chữa cháy và tổ chức thoát nạn khi có cháy, nổ xảy ra.

- Biện pháp, chiến thuật, kỹ thuật chữa cháy các loại hình cơ sở đặc thù.

- Phương pháp sơ cấp cứu người bị nạn do cháy, nổ...

4.4. Thời gian huấn luyện

- Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC lần đầu 03 ngày/ năm.

- Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC chuyên sâu 03 ngày/ năm.

- Thời gian huấn luyện lại là 02 ngày.

5. Bảo đảm chế độ, chính sách

5.1. Chế độ phụ cấp

- Đội trưởng, đội phó đội dân phòng hưởng phụ cấp của tổ trưởng, tổ phó tổ ANTT theo quy định của HĐND tỉnh.

- Đội trưởng, đội phó đội PCCC cơ sở không chuyên trách ngoài việc được hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp khác (nếu có) còn được hưởng hỗ trợ thường xuyên do cơ quan, tổ chức quản lý chi trả không thấp hơn hệ số 0,3 lương cơ sở.

5.2. Chế độ

a) Cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội PCCC cơ sở, đội PCCC chuyên ngành khi trực tiếp chữa cháy và phục vụ chữa cháy theo lệnh triệu tập, huy động của người có thẩm quyền thì được hưởng chế độ như sau:

- Nếu thời gian chữa cháy dưới 02 giờ được bồi dưỡng một khoản tiền bằng 0,5 ngày lương cơ sở.

- Nếu thời gian chữa cháy từ 02 giờ đến dưới 04 giờ được bồi dưỡng một khoản tiền bằng 0,75 ngày lương cơ sở.

- Nếu thời gian chữa cháy từ 04 giờ trở lên hoặc chữa cháy nhiều ngày thì cứ 04 giờ được bồi dưỡng một khoản tiền bằng 01 ngày lương cơ sở. Nếu tham gia chữa cháy vào ban đêm từ 22 giờ đến 6 giờ sáng thì được tính gấp 2 lần theo cách tính trên.

b) Cán bộ, đội viên đội dân phòng khi tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC, mỗi ngày được hưởng trợ cấp một khoản tiền bằng 1,5 ngày lương cơ sở. Cán bộ, đội viên đội PCCC cơ sở, đội PCCC chuyên ngành khi tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC, được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp khác (nếu có) tại cơ quan, đơn vị công tác và mỗi ngày được hưởng một khoản tiền bồi dưỡng bằng 0,5 ngày lương.

5.3. Chính sách

a) Cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội PCCC cơ sở, đội PCCC chuyên ngành khi trực tiếp chữa cháy và phục vụ chữa cháy theo lệnh triệu tập, huy động của người có thẩm quyền thì được hưởng chế độ như sau:

- Trường hợp bị tai nạn, bị thương được thanh toán tiền khám bệnh, chữa bệnh; bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao động theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa thì được xét trợ cấp tùy theo mức độ suy giảm khả năng lao động; bị chết thì được hưởng trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí. Những khoản chi chế độ nêu trên do tổ chức bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế chi trả theo quy định; nếu người đó chưa tham gia bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội thì do ngân sách địa phương hoặc cơ quan, tổ chức quản lý bảo đảm.

- Trường hợp bị thương thuộc một trong các trường hợp quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng thì được xét hưởng chính sách thương binh hoặc như thương binh.

- Trường hợp bị chết thuộc một trong các trường hợp quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng thì được xét công nhận là liệt sỹ.

b) Cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội PCCC cơ sở, chuyên ngành khi tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC nếu bị tai nạn, tổn hại sức khỏe thì được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội; trường hợp chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì do ngân sách địa phương hoặc cơ quan, tổ chức quản lý bảo đảm.

(Quy định cụ thể tại Chương II, Chương III Thông tư liên tịch số 52/2015/TTLT-BLĐTBXH-BCA-BTC ngày 10/12/2015 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Công an, Bộ Tài chính về Hướng dẫn chế độ đối với người được điều động, huy động trực tiếp chữa cháy, phục vụ chữa cháy và cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội PCCC cơ sở, đội PCCC chuyên ngành tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC).

5. 4. Thực hiện phân cấp chi, bố trí nguồn kinh phí cho công tác PCCC

a) Phân cấp chi

- Cấp xã

+ Bảo đảm kinh phí chi cho hoạt động thường xuyên của lực lượng dân phòng; hỗ trợ thường xuyên cho đội trưởng, đội phó đội dân phòng; hoạt động ngày Toàn dân PCCC do cấp xã tổ chức.

+ Mua sắm, sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị bảo hộ, phương tiện PCCC cho lực lượng dân phòng.

+ Trợ cấp ngày công lao động cho lực lượng PCCC tại chỗ khi được huy động tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC theo kế hoạch.

+ Bồi dưỡng cho lực lượng PCCC tại chỗ khi được điều động, huy động tham gia chữa cháy.

+ Chi cho công tác tuyên truyền, sơ kết, tổng kết công tác PCCC tại địa phương.

+ Các khoản chi khác cho lực lượng dân phòng theo quy định của pháp luật.

- Cấp huyện

+ Bảo đảm kinh phí chi cho hoạt động thường xuyên của lực lượng dân phòng; hoạt động ngày Toàn dân PCCC do cấp huyện tổ chức.

+ Mua sắm, sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị bảo hộ, phương tiện cho lực lượng PCCC.

+ Chi kinh phí tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ, thực tập phương án PCCC hàng năm.

+ Trợ cấp ngày công lao động cho lực lượng PCCC tại chỗ khi huy động tham gia thực hiện các nhiệm vụ PCCC ở địa phương theo thẩm quyền.

+ Bảo đảm chế độ, chính sách cho lực lượng PCCC tại chỗ bị tai nạn, chết, bị thương, hy sinh trong khi thực hiện nhiệm vụ.

+ Chi cho tổ chức hội thi, hội thao, kiểm tra, sơ kết, tổng kết, khen thưởng công tác PCCC.

+ Các khoản chi khác cho lực lượng PCCC tại chỗ theo quy định của pháp luật.

- Cấp tỉnh

+ Bảo đảm kinh phí cho công tác tuyên truyền, thực tập phương án về PCCC; hoạt động ngày Toàn dân PCCC do cấp tỉnh tổ chức.

+ Chi kinh phí tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC chuyên sâu hàng năm do cấp tỉnh tổ chức.

+ Trợ cấp ngày công lao động cho lực lượng PCCC tại chỗ khi được điều động, huy động làm nhiệm vụ chữa cháy theo thẩm quyền.

+ Bảo đảm chế độ, chính sách cho lực lượng PCCC tại chỗ bị tai nạn, chết, bị thương, hy sinh trong khi thực hiện nhiệm vụ.

+ Bảo đảm trang bị phương tiện cho lực lượng dân phòng, lực lượng PCCC cơ sở và chuyên ngành.

+ Chi cho tổ chức hội thi, hội thao, sơ kết, tổng kết, khen thưởng trong công tác PCCC do cấp tỉnh tổ chức.

b) Nguồn kinh phí thực hiện

- Ngân sách nhà nước bảo đảm cho hoạt động của lực lượng dân phòng, lực lượng PCCC cơ sở và lực lượng PCCC chuyên ngành tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, lực lượng vũ trang và các đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.

- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cơ sở không thụ hưởng ngân sách nhà nước tự bảo đảm kinh phí cho hoạt động của lực lượng PCCC cơ sở, lực lượng PCCC chuyên ngành theo quy định.

- Nguồn kinh phí xã hội hóa do cơ quan, tổ chức, cá nhân đóng góp, tài trợ.

- Kinh phí huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC chuyên sâu cho lực lượng dân phòng do ngân sách của tỉnh bảo đảm: 6.170.700.000 đồng (Sáu t, một trăm bảy mươi triệu, bảy trăm nghìn đồng) được phân kỳ như sau:

+ Năm 2017: 1.013.100.000 đồng;

+ Năm 2018: 1.749.900.000 đồng;

+ Năm 2019: 1.627.100.000 đồng;

+ Năm 2020: 1.780.600.000 đồng.

(Có bảng tổng hợp kinh phí kèm theo)

Phần thứ ba

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

Thời gian bắt đầu triển khai thực hiện Đề án: Tháng 11/2016.

1. Từ nay đến hết năm 2017

1.1. Thành lập Ban Chỉ đạo PCCC và CNCH tại các đơn vị, địa phương

- Thành lập, củng cố, kiện toàn và duy trì hoạt động Ban Chỉ đạo PCCC và CNCH tại các sở, ban, ngành cấp tỉnh: Đạt 100%.

- Thành lập, củng cố, kiện toàn và duy trì hoạt động Ban Chỉ đạo PCCC và CNCH cấp huyện: Đạt 100%.

- Thành lập, củng cố, kiện toàn và duy trì hoạt động Ban Chỉ đạo PCCC và CNCH cấp xã: Đạt 100%.

1.2. Xây dựng lực lượng PCCC tại chỗ

a) Đội dân phòng

- 100% số thôn ở địa bàn thành phố, thị xã; 80% số thôn trở lên ở các huyện được củng cố, kiện toàn, thành lập đội dân phòng với số lượng hợp lý và duy trì hoạt động thường xuyên.

- Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC cho 80% đội trưởng, đội phó và 20% đội viên.

- Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC chuyên sâu cho 25% đội trưởng, đội phó đội dân phòng đã được kiện toàn.

b) Đội PCCC cơ sở

- 100% các cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC được củng cố, kiện toàn, thành lập đội PCCC cơ sở bảo đảm theo quy định và duy trì hoạt động thường xuyên.

- 50% đội viên đội PCCC cơ sở được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC; huấn luyện, bồi dưỡng chuyên sâu nghiệp vụ PCCC cho 25% đội trưởng, đội phó.

- Trang bị phương tiện PCCC theo quy định đạt 50% trở lên.

c) Đội PCCC chuyên ngành

- 50% các cơ sở thuộc diện phải thành lập đội PCCC chuyên ngành thành lập theo quy định.

- 100% các đội viên đội PCCC chuyên ngành được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC và huấn luyện, bồi dưỡng chuyên sâu nghiệp vụ PCCC cho đội trưởng, đội phó.

- Trang bị phương tiện PCCC theo quy định đạt 50% trở lên.

2. Đến hết năm 2018

- 100% số thôn trên địa bàn tỉnh thành lập đội dân phòng.

- 100% số cơ sở theo quy định của Luật PCCC và Thông tư số 66/2014/TT-BCA thành lập đội PCCC chuyên ngành.

- Trang bị phương tiện PCCC cho đội dân phòng ở khu vực thành phố, thị xã đạt 50%; ở khu vực nông thôn đạt 20% trở lên. Các đội PCCC cơ sở, chuyên ngành được trang bị phương tiện PCCC cơ bản đủ số lượng theo quy định.

- Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC đạt: 90% đội trưởng, đội phó đội dân phòng; 50% đội viên đội dân phòng; 75% đội viên đội PCCC cơ sở; 100% đội viên đội PCCC chuyên ngành.

- Huấn luyện, bồi dưỡng chuyên sâu nghiệp vụ PCCC đạt 50% đội trưởng, đội phó đội dân phòng; đội trưởng, đội phó đội PCCC cơ sở và chuyên ngành.

- 30% đội trưởng, đội phó đội dân phòng: đội trưởng, đội phó đội PCCC cơ sở và chuyên ngành trang bị trang phục theo quy định.

3. Năm 2019 đến hết năm 2020

- 100% khu công nghiệp được thành lập đội PCCC chuyên ngành.

- 100% đội viên đội dân phòng, đội PCCC cơ sở, đội PCCC chuyên ngành được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC; 100% đội trưởng, đội phó đội dân phòng, đội PCCC cơ sở và đội PCCC chuyên ngành được huấn luyện, bồi dưỡng chuyên sâu nghiệp vụ PCCC.

- 100% đội dân phòng, đội PCCC cơ sở và đội PCCC chuyên ngành được trang bị phương tiện bảo đảm theo quy định.

- Hoàn thành 100% các mục tiêu của Đề án.

II. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

1. Cảnh sát PCCC tỉnh

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo, kế hoạch, hướng dẫn thực hiện Đề án để triển khai thực hiện bảo đảm thống nhất, đồng bộ, hiệu quả.

- Hàng năm, tham mưu cho UBND các cấp kế hoạch huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC cho lực lượng PCCC tại chỗ và lựa chọn 10 đơn vị cấp xã trở lên để tiến hành chỉ đạo, xây dựng đơn vị điểm để nhân rộng trên địa bàn toàn tỉnh.

- Phối hợp Sở Tài chính dự trù kinh phí cho hoạt động của lực lượng PCCC tại chỗ và kinh phí hỗ trợ xây dựng Đề án báo cáo UBND tỉnh trình HĐND phê duyệt để thực hiện.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thực hiện chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

- Phối hợp với các đơn vị có liên quan hướng dẫn, kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc triển khai thực hiện Đề án tại các đơn vị, địa phương, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo.

2. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện Đề án; tổ chức quán triệt, chỉ đạo các cấp, các ngành thuộc quyền thực hiện Đề án nghiêm túc, hiệu quả. Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về việc thực hiện các nội dung Đề án; thành lập, kiện toàn ban chỉ đạo PCCC và CNCH tại địa phương.

- Lập dự toán ngân sách bảo đảm cho thực hiện công tác PCCC và các nội dung của Đề án tại địa phương trình HĐND cùng cấp phê duyệt để triển khai thực hiện.

- Chỉ đạo UBND cấp xã thành lập và duy trì hoạt động của ban chỉ đạo PCCC và CNCH và thành lập, củng cố, kiện toàn các đội dân phòng tại các thôn.

- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở trên địa bàn thành lập đội PCCC cơ sở, chuyên ngành; tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ và trang bị phương tiện PCCC theo quy định và duy trì hoạt động thường xuyên.

- Định kỳ, hàng năm tổ chức thanh tra, kiểm tra, sơ kết, tổng kết công tác PCCC trên địa bàn.

3. Công an tỉnh

- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường phối hợp với các đơn vị thuộc lực lượng Cảnh sát PCCC tỉnh và các đơn vị có liên quan trong công tác xây dựng, củng cố, kiện toàn lực lượng PCCC tại chỗ; gắn phong trào Toàn dân PCCC với phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

- Trong công tác tập huấn, huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho lực lượng Công an xã cần lồng ghép nội dung tập huấn về công tác PCCC.

4. Các sở, ban, ngành có liên quan

- Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Tài chính, Cảnh sát PCCC tỉnh và các đơn vị liên quan tham mưu, đề xuất bố trí nguồn kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của Đề án theo quy định.

- Sở Tài chính chỉ trì phối hợp với Cảnh sát PCCC tỉnh và các đơn vị liên quan thẩm định dự toán ngân sách bảo đảm cho hoạt động của lực lượng PCCC theo phân cấp ngân sách Nhà nước hiện hành, cân đối nguồn báo cáo UBND tỉnh, HĐND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện trong kế hoạch ngân sách hàng năm; hướng dẫn các ngành, các cấp dự toán chi cho hoạt động của lực lượng PCCC của cơ quan, đơn vị vào ngân sách hàng năm theo quy định.

- Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với Cảnh sát PCCC tỉnh, Sở Nội vụ và các đơn vị liên quan giúp UBND tỉnh triển khai, hướng dẫn thực hiện Đề án; kiểm tra, giải quyết chế độ chính sách đối với lực lượng PCCC tại chỗ thuộc phạm vi trách nhiệm của ngành Lao động, Thương binh và Xã hội theo quy định của phát luật.

- Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm hướng dẫn các cơ quan báo chí trong tỉnh, hệ thống Đài Truyền thanh cơ sở tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền các quy định của pháp luật về PCCC, các nội dung Đề án đến toàn dân trong tỉnh; chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông đảm bảo tốt thông tin liên lạc phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành khi xảy ra sự cố về cháy nổ trên địa bàn tỉnh.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo lực lượng Kiểm lâm phối hợp với Cảnh sát PCCC và chính quyền địa phương tích cực củng cố, kiện toàn và nâng cao năng lực, trách nhiệm của Đội dân phòng cũng như Tổ đội bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng ở các thôn (bản) đối với công tác PCCC nói chung và PCCC rừng nói riêng.

- Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Thanh Hóa có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức về PCCC; các nội dung của Đề án rộng rãi đến toàn dân.

- Các sở, ban, ngành khác theo chức năng nhiệm vụ tổ chức thực hiện các nội dung của Đề án tại đơn vị mình bảo đảm theo quy định; phối hợp với Cảnh sát PCCC tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Đề án tại các đơn vị, địa phương, đơn vị trực thuộc; phối hợp với các cơ sở y tế trên địa bàn tổ chức tập huấn công tác sơ cấp cứu ban đầu, cách sử dụng hộp sơ cứu cho các đối tượng.

5. Ủy ban nhân dân cấp xã

- Chủ tịch UBND cấp xã thành lập, củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo PCCC và CNCH tại địa phương; tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc các nội dung và kế hoạch thực hiện Đề án.

- Hàng năm lập dự toán kinh phí bảo đảm cho hoạt động PCCC ở địa phương, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt để tổ chức thực hiện.

- Bảo đảm chế độ, chính sách cho lực lượng dân phòng theo quy định.

6. Đối với các cơ quan, tổ chức

- Tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc các nội dung của Đề án.

- Bảo đảm kinh phí thực hiện Đề án và hoạt động PCCC tại đơn vị.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Căn cứ vào nội dung Đề án Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện Đề án nghiêm túc, hiệu quả.

2. Cảnh sát PCCC tỉnh là Cơ quan thường trực giúp Chủ tịch UBND tỉnh theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Đề án tại các đơn vị, địa phương; định kỳ 6 tháng, 1 năm báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh kết quả triển khai thực hiện.

3. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh (qua Cảnh sát PCCC tỉnh và Văn phòng UBND tỉnh) để chỉ đạo./.

 

PHỤ LỤC 1

DANH MỤC PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY TRANG BỊ CHO ĐỘI DÂN PHÒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4327/QĐ-UBND ngày 04/11/2016 của UBND tỉnh)

Theo quy định tại khoản 1, Điều 4, Thông tư số 56/2014/TT-BCA ngày 12/11/2014 của Bộ Công an Quy định về trang bị phương tiện PCCC cho lực lượng dân phòng, lực lượng PCCC cơ sở, lực lượng PCCC chuyên ngành.

STT

Danh mục

Đơn vị tính

Số lượng tối thiểu

Niên hạn sử dụng

1.

Khóa mở trụ nước (trang bị cho địa bàn có trụ cấp nước chữa cháy đô thị)

Chiếc

01

Hỏng thay thế

2.

Bình bột chữa cháy xách tay loại 8kg

Bình

05

Theo quy định của nhà sản xuất

3.

Bình khí CO2 chữa cháy xách tay loại 5kg

Bình

05

Theo quy định của nhà sản xuất

4.

Mũ chữa cháy

Chiếc

01 người/01 chiếc

03 năm

5.

Quần áo chữa cháy

Bộ

01 người/01 bộ

02 năm

6.

Găng tay chữa cháy

Đôi

01 người/01 đôi

Hỏng thay thế

7.

Ủng chữa cháy

Đôi

01 người/01 đôi

Hỏng thay thế

8.

Đèn pin chuyên dụng

Chiếc

02

Hỏng thay thế

9.

Câu liêm, bồ cào

Chiếc

02

Hỏng thay thế

10.

Dây cứu người

Cuộn

02

Hỏng thay thế

11.

Hộp sơ cứu (kèm theo các dụng cụ cứu thương)

Hộp

01

Hỏng thay thế

12.

Thang chữa cháy

Chiếc

01

Hỏng thay thế

13.

Loa pin

Chiếc

02

Hỏng thay thế

14.

Khẩu trang lọc độc

Chiếc

01 người/01 chiếc

Hỏng thay thế

 

PHỤ LỤC 2

DANH MỤC PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY TRANG BỊ CHO ĐỘI PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY CƠ SỞ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4327/QĐ-UBND ngày 04/11/2016 của UBND tỉnh)

Theo quy định tại khoản 1, Điều 5, Thông tư 56/2014/TT-BCA ngày 12/11/2014 của Bộ Công an Quy định về trang bị phương tiện PCCC cho lực lượng dân phòng, lực lượng PCCC cơ sở, lực lượng PCCC chuyên ngành.

STT

Danh mục

Đơn vị tính

Số lượng tối thiểu

Niên hạn sử dụng

1.

Vòi chữa cháy có đường kính 66mm, dài 20m

Cuộn

Vòi: 06

Hỏng thay thế

Lăng chữa cháy A (trang bị cho cơ sở có trụ cấp nước chữa cháy ngoài trời)

Chiếc

Lăng: 02

Hỏng thay thế

2.

Khóa mở trụ nước (trang bị cho cơ sở có trụ cấp nước chữa cháy ngoài trời)

Chiếc

01

Hỏng thay thế

3.

Bình bột chữa cháy xách tay loại 8kg

Bình

05

Theo quy định của nhà sản xuất

4.

Bình khí CO2 chữa cháy xách tay loại 5kg

Bình

05

Theo quy định của nhà sản xuất

5.

Mũ chữa cháy

Chiếc

01 người/01 chiếc

03 năm

6.

Quần áo chữa cháy

Bộ

01 người/01 bộ

02 năm

7.

Găng tay chữa cháy

Đôi

01 người/01 đôi

Hỏng thay thế

8.

Ủng chữa cháy

Đôi

01 người/01 đôi

Hỏng thay thế

9.

Khẩu trang lọc độc

Chiếc

01 người/01 chiếc

Hỏng thay thế

10.

Đèn pin chuyên dụng

Chiếc

02

Hỏng thay thế

11.

Câu liêm, bồ cào

Chiếc

02

Hỏng thay thế

12.

Bộ đàm cầm tay

Chiếc

02

Theo quy định của nhà sản xuất

13.

Dây cứu người

Cuộn

02

Hỏng thay thế

14.

Hộp sơ cứu (kèm theo các dụng cụ cứu thương)

Hộp

01

Hỏng thay thế

15.

Thang chữa cháy

Chiếc

02

Hỏng thay thế

16.

Loa pin

Chiếc

02

Hỏng thay thế

 

PHỤ LỤC 3

DANH MỤC PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY TRANG BỊ CHO ĐỘI PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY CHUYÊN NGÀNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4327/QĐ-UBND ngày 04/11/2016 của UBND tỉnh)

Theo quy định tại khoản 1, Điều 6, Thông tư số 56/2014/TT-BCA ngày 12/11/2014 của Bộ Công an Quy định về trang bị phương tiện PCCC cho lực lượng dân phòng, lực lượng PCCC cơ sở, lực lượng PCCC chuyên ngành.

STT

Danh mục

Đơn vị tính

Số lượng tối thiểu

Niên hạn sử dụng

1.

Phương tiện chữa cháy cơ giới

Chiếc

Thực hiện theo quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về PCCC

Theo quy định của nhà sản xuất

2.

Vòi chữa cháy có đường kính 66mm, dài 20m

Cuộn

Vòi: 06

Hỏng thay thế

Lăng chữa cháy A (trang bị cho cơ sở có trụ cấp nước chữa cháy ngoài trời)

Chiếc

Lăng: 02

Hỏng thay thế

3.

Khóa mở trụ nước (trang bị cho cơ sở có trụ cấp nước chữa cháy ngoài trời)

Chiếc

01

Hỏng thay thế

4.

Bình bột chữa cháy xách tay loại 8kg

Bình

05

Theo quy định của nhà sản xuất

5.

Bình khí CO2 chữa cháy xách tay loại 5kg

Bình

05

Theo quy định của nhà sản xuất

6.

Mũ chữa cháy

Chiếc

01 người/01 chiếc

03 năm

7.

Quần áo chữa cháy

Bộ

01 người/01 bộ

02 năm

8.

Găng tay chữa cháy

Đôi

01 người/01 đôi

Hỏng thay thế

9.

Ủng chữa cháy

Đôi

01 người/01 đôi

Hỏng thay thế

10.

Khẩu trang lọc độc

Chiếc

01 người/01 chiếc

Hỏng thay thế

11.

Đèn pin chuyên dụng

Chiếc

02

Hỏng thay thế

12.

Câu liêm, bồ cào

Chiếc

02

Hỏng thay thế

13.

Bộ đàm cầm tay

Chiếc

02

Theo quy định của nhà sản xuất

14.

Dây cứu người

Cuộn

02

Hỏng thay thế

15.

Hộp sơ cứu (kèm theo các dụng cụ cứu thương)

Hộp

01

Hỏng thay thế

16.

Thang chữa cháy

Chiếc

02

Hỏng thay thế

17.

Quần áo cách nhiệt

Bộ

02

Hỏng thay thế

18.

Quần áo chống hóa chất (trang bị cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất)

Bộ

02

Hỏng thay thế

19.

Quần áo chống phóng xạ (trang bị cho cơ sở hạt nhân)

Bộ

02

Hỏng thay thế

20.

Mặt nạ phòng độc lọc độc

Bộ

03

Hỏng thay thế

21.

Mặt nạ phòng độc cách ly

Bộ

02

Hỏng thay thế

22.

Loa pin

Chiếc

02

Hỏng thay thế

 

BẢNG TỔNG HỢP KINH PHÍ HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ PCCC CHUYÊN SÂU CHO LỰC LƯỢNG DÂN PHÒNG

 (Ban hành kèm theo Quyết định số 4327/QĐ-UBND ngày 04/11/2016 của UBND tỉnh Thanh Hóa)

Đơn vị tính: triệu đồng

STT

Nội dung chi

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Tổng cộng

Nguồn kinh phí

I

Thanh toán cá nhân

688,050

1,188,450

1,105,050

1,209,300

4,190,850

Ngân sách tỉnh

1

Học viên

 

 

 

 

 

 

 

60 người/lớp x 3 ngày x 1,5 lần x 1.210.000đ/22 ngày x số lớp/năm

490,050

846,450

787,050

861,300

2,984,850

 

2

Giáo viên

 

 

 

 

 

 

2.1

Giáo viên dạy thực hành

 

 

 

 

 

 

 

1 lớp x 5 giáo viên/lớp x 500.000đ/người/ngày x 2 ngày x số lớp/năm

165,000

285,000

265,000

290,000

1,005,000

 

2.2

Giáo viên dạy lý thuyết

 

 

 

 

 

 

 

1 lớp x 2 giáo viên/lớp x 500.000đ/người/ngày x 1 ngày x số lớp/năm

33,000

57,000

53,000

58,000

201,000

 

II

Mua sắm công cụ, dụng cụ huấn luyện

169,950

293,550

272,950

298,700

1,035,150

Ngân sách tỉnh

1

Bình bột chữa cháy loại MFZ4

 

 

 

 

 

 

 

1 lớp x 20b/lớp x 200.000đ/bình x số lớp/năm

132,000

228,000

212,000

232,000

804,000

 

2

Xăng dầu

 

 

 

 

 

 

 

1 lớp x 30 lít/lớp x 16.333đ/lít x số lớp/năm

16,170

27,930

25,970

28,420

98,490

 

3

Chăn chiên

 

 

 

 

 

 

 

1 lớp x 5 cái/lớp x 100.000đ/cái x số lớp/năm

16,500

28,500

26,500

29,000

100,500

 

4

Thùng phi

 

 

 

 

 

 

 

1/5 lớp x 1 thùng x 300.000đ/thùng x số lớp/năm

1,980

3,420

3,180

3,480

12,060

 

5

Khay tôn

 

 

 

 

 

 

 

1/5 lớp x 01 khay x 500.000đ/khay x số lớp/năm

3,300

5,700

5,300

5,800

20,100

 

III

Chi phí khác

155,100

267,900

249,100

272,600

944,700

Ngân sách tỉnh

1

Thuê hội trường

 

 

 

 

 

 

 

01 lớp x 900.000đ/lớp x số lớp/năm

29,700

51,300

47,700

52,200

180,900

 

2

Maket hội trường

 

 

 

 

 

 

 

01 lớp x 500.000đ/maket x số lớp/năm

16,500

28,500

26,500

29,000

100,500

 

3

Nước uống

 

 

 

 

 

 

 

60 người/lớp x 5.000đ/người x 3 ngày x số lớp/năm

29,700

51,300

47,700

52,200

180,900

 

4

Tài liệu huấn luyện

 

 

 

 

 

 

 

60 người/lớp x 1 bộ/người x 30.00đ/bộ x số lớp/năm

59,400

102,600

95,400

104,400

361,800

 

5

Phôi cấp chứng chỉ

 

 

 

 

 

 

 

60 người/lớp x 1 phôi/người x 10.000đ/phôi x số lớp/năm

19,800

34,200

31,800

34,800

120,600

 

 

Tổng cộng

1,013,100

1,749,900

1,627,100

1,780,600

6,170,700

Ngân sách tỉnh