Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4319/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 28 tháng 08 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN KHẢO SÁT NGƯỜI BỊ RỐI LOẠN TÂM THẦN CÓ NHU CẦU CẦN ĐƯỢC TRỢ GIÚP XÃ HỘI VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PH HÀ NỘI

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 1215/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011-2020;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 115/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH của liên Bộ Tài chính - Lao động Thương binh và Xã hội quy định về quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011 - 2020);

Căn cứ Kế hoạch số 208/KH-UBND ngày 15/12/2014 của UBND thành phố Hà Nội về thực hiện Đ án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thn, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đng trên địa bàn thành ph Nội đến năm 2020 và Kế hoạch số 87/KH-UBND ngày 8/4 /2015 ca UBND thành phố Hà Nội về thực hiện Đ án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người ri nhiễu tâm trí dựa vào cộng đng trên địa bàn thành phHà Nội năm 2015;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 2312/TTr-SLĐTBXH ngày 11 tháng 8 năm 2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Phương án khảo sát người bị rối loạn tâm thần có nhu cầu cần được trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng trên địa bàn Thành phố Hà Nội (kèm theo Quyết định này).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND Thành phố; Giám đốc Kho bạc Nhà nước; Giám đốc các sở: Lao động Thương binh và Xã hội, Tài chính, Y tế; UBND quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ LĐTHXH (để b/c);
- Đ/c Chủ tịch UBND TP (để b/c);
- Đ/c PCT Nguyễn Văn Sửu;
- VP UB: Đ/c PCVP Đ.Đ.Hồng, phòng VX, TH;
- Lưu: VT, VX(Ngọc) .

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Sửu

 

PHƯƠNG ÁN

KHẢO SÁT NGƯỜT BỊ RỐI LOẠN TÂM THẦN CÓ NHU CẦU CẦN ĐƯỢC TRỢ GIÚP XÃ HỘI VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Kem theo Quyết định số 4319/QĐ-UBND ngày 28 tháng 8 năm 2015 ca y ban nhân dân thành ph Hà Nội)

Thực hiện Quyết định số 1215/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011 - 2020; Thông tư liên tịch số 115/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 18/7/2012 của liên Bộ: Tài chính - Lao động Thương binh và Xã hội quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011- 2020 và công văn số 349/BTXH-CTXH ngày 30/5/2013 của Cục Bảo trợ xã hội về việc ban hành biểu mẫu điều tra người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng, UBND Thành phố ban hành Phương án khảo sát người bị rối loạn tâm thần có nhu cầu cần được trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng trên địa bàn thành phố Hà Nội như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Khảo sát thu thập các thông tin đặc trưng về người bị rối loạn tâm thần, gia đình có người bị rối loạn tâm thần; tình trạng sức khỏe của người bị rối loạn tâm thần; công tác chăm sóc, điều trị bệnh cho người bị rối loạn tâm thần tại gia đình, cộng đồng và nhu cầu cần được trợ giúp xã hội, phục hồi chức năng của người bị rối loạn tâm thần trên địa bàn Thành phố.

- Kết quả khảo sát làm cơ sở để tham mưu, thực hiện các chính sách đối với người bị rối loạn tâm thần tại cộng đồng.

2. Yêu cầu

- Thu thập đầy đủ, chính xác các thông tin cần thiết, không để sót đối tượng, đảm bảo kịp thời, đúng thời gian quy định, đáp ứng được mục đích của cuộc khảo sát.

- Tổng hợp báo cáo thực trạng về người bị rối loạn tâm thần có nhu cầu cần được trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng trên địa bàn Thành phố năm 2015.

II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ THỜI ĐIỂM KHẢO SÁT

1. Đi tượng khảo sát

- Đối tượng thuộc diện khảo sát: là người bị rối loạn tâm thần, có hộ khẩu thường trú (diện KT1, KT2) trên địa bàn Thành phố.

- Đối tượng cung cấp thông tin: Đại diện gia đình có người bị rối loạn tâm thần hoặc người đang trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng người bị rối loạn tâm thần.

2. Phạm vi

Tại 584 xã, phường thị trấn thuộc 30 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố.

3. Thi điểm tiến hành khảo sát: từ ngày 25/9/2015

III. NỘI DUNG KHẢO SÁT

1. Những thông tin cơ bn về gia đình có người bị rối lon tâm thần và người bị rối loạn tâm thần

- Thông tin chung về gia đình có người bị rối loạn tâm thần: họ tên chủ hộ địa chỉ, hoàn cảnh gia đình (thuộc diện chính sách người có công, hộ nghèo, cận nghèo, diện khác); số nhân khẩu trong hộ; số người bị rối loạn tâm thần trong hộ.

- Thông tin về người bị rối loạn tâm thần: Họ tên, giới tính, năm sinh, dân tộc, tình trạng hôn nhân, trình độ văn hóa; thuộc diện đối tượng (trẻ em dưới 16 tuổi, người từ đủ 16 tuổi đến dưới 60 tuổi, người cao tuổi, người có công với cách mạng, thân nhân người có công với cách mạng, bộ đội xuất ngũ, người khuyết tật, đối tượng khác);

2. Thông tin về tình trng sức khỏe của người bị rối lon tâm thần

- Những biểu hiện của người bệnh trong thời gian gần đây; Thời gian bắt đầu bị bệnh tâm thần; Dạng tâm thần (tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần, tâm thần nặng chưa xác định dạng bệnh, dạng tâm thần khác);

- Thông tin về việc khám chữa bệnh, điều trị đối với người bị rối loạn tâm thần;

3. Thông tin về công tác chăm sóc, điều trị bệnh cho người bị ri loạn tâm thn tại gia đình, cộng đồng

- Việc tiếp cận các thông tin về bệnh rối loạn tâm thần;

- Trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người bị rối loạn tâm thần

- Công tác tư vấn điều trị bệnh cho người bị rối loạn tâm thần;

- Tình trạng người bị rối loạn tâm thần được chăm sóc nuôi dưỡng tại trung tâm bảo trợ xã hội và đã trở về gia đình.

4. Thông tin về nhu cu ca người bị ri loạn tâm thần và gia đình có người bị ri loạn tâm thần

- Nhu cầu của người bị rối loạn tâm thần về khám sàng lọc; tư vấn điều trị tâm lý; khám chữa bệnh định kỳ; cấp thuốc định kỳ; tập huấn, đào tạo các kỹ năng trong sinh hoạt hằng ngày; dạy nghề, tạo việc làm để hòa nhập cộng đồng; can thiệp điều trị phục hồi chức năng về mặt y tế.

- Nhu cầu của gia đình có người bị rối loạn tâm thần về trợ cấp xã hội hàng tháng; tiếp cận các thông tin về bệnh tâm thần; kỹ năng chăm sóc, phục hồi chức năng cho người bị rối loạn tâm thần tại gia đình; đưa người bị rối loạn tâm thần vào nuôi dưỡng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội; được tư vấn, hướng dẫn về khám, chữa bệnh và chăm sóc người bị rối loạn tâm thần.

IV. PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN VÀ CÁC BIỂU TỔNG HỢP SỬ DỤNG CHO CUỘC KHẢO SÁT

1. Phiếu thu thập thông tin về người bị rối loạn tâm thần có nhu cầu cần được trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.

Khảo sát viên phỏng vấn người cung cấp thông tin lần lượt theo các nội dung trong phiếu. Trường hợp hộ gia đình có từ 2 người bị rối loạn tâm thần trở lên thì khảo sát viên chỉ ghi một lần thông tin mục A, phần I trong phiếu. Các nội dung còn lại trong phiếu ghi cho từng người bị rối loạn tâm thần được khảo sát.

2. Biểu tổng hợp: có 03 biểu tổng hợp kết quả khảo sát người bị rối loạn tâm thần có nhu cầu trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng:

- Biểu tổng hợp cấp xã, phường, thị trấn (Mẫu TH số 1),

- Biểu tổng hợp cấp quận, huyện, thị xã (Mẫu TH số 2)

- Biểu tổng hợp cấp thành phố (Mẫu TH số 3).

V. QUY TRÌNH KHẢO SÁT

1. Chọn cử khảo sát viên

Khảo sát viên là tổ trưởng, tổ phó tổ dân phố, trưởng thôn, phó trưởng thôn và cán bộ các hội đoàn thể nhân dân phối hợp với cán bộ Lao động Thương binh và Xã hội, cán bộ trạm y tế cấp xã tiến hành khảo sát.

2. Tập huấn nghiệp vụ kho sát

Sở Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp với UBND quận, huyện, thị xã tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ cho khảo sát viên, cán bộ Lao động Thương binh và Xã hội cấp xã, cán bộ Phòng Lao động Thương binh và Xã hội về nội dung phương pháp ghi phiếu khảo sát trên cơ sở Phương án khảo sát của UBND Thành phố.

3. Lập danh sách đi tượng khảo sát

Cán bộ Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp với cán bộ trạm y tế cấp xã căn cứ danh sách người bị rối loạn tâm thần đang được quản lý tại địa phương, lập danh sách người bị rối loạn tâm thần thuộc đối tượng khảo sát.

4. Thu thập thông tin

Trên cơ sở danh sách người bị rối loạn tâm thần trên địa bàn, khảo sát viên phối hợp với cán bộ Lao động Thương binh và Xã hội và cán bộ trạm y tế cấp xã trực tiếp đến từng hộ gia đình có người bị rối loạn tâm thần phỏng vấn để thu thập thông tin theo phiếu thu thập thông tin, đảm bảo đầy đủ, không ghi sai hoặc bỏ sót.

5. Kiểm tra công tác khảo sát, tng hợp và báo cáo s liệu

a) Kiểm tra công tác khảo sát

- Cán bộ Lao động Thương binh và Xã hội cấp xã kiểm tra toàn bộ thông tin trong phiếu khảo sát đã hoàn thành của các khảo sát viên thuộc địa bàn khảo sát để yêu cầu chỉnh sửa (nếu phát hiện có sai sót hoặc ghi thông tin không đầy đủ);

- Giám sát viên quận, huyện, thị xã: Là cán bộ của Phòng Lao động Thương binh và Xã hội, có nhiệm vụ kiểm tra quá trình khảo sát trên địa bàn; Hướng dẫn, giải quyết, báo cáo lãnh đạo những vướng mắc trong quá trình khảo sát;

b) Tổng hợp và báo cáo số liệu

- Đối với UBND cấp xã, phường, thị trấn: Sau khi công việc khảo sát tại địa bàn kết thúc, công chức cấp xã phụ trách Lao động Thương binh và Xã hội kiểm tra phiếu khảo sát, tổng hợp kết quả của từng địa bàn (theo mẫu TH số 1), hoàn thành trước ngày 7/11/2015 và bàn giao toàn bộ phiếu khảo sát và biểu tổng hợp cho UBND cấp huyện (qua phòng Lao động Thương binh và Xã hội).

- Đối với cấp quận, huyện, thị xã: kiểm tra phiếu khảo sát, tiến hành tổng hợp kết quả chung toàn huyện (theo biểu mẫu TH số 02) trên cơ sở kết quả tổng hợp của các xã, phường, thị trấn báo cáo UBND Thành phố (qua Sở Lao động Thương binh và Xã hội) trước ngày 18/11/2015.

- Sở Lao động Thương binh và Xã hội: kiểm tra, tổng hợp số liệu (theo mẫu TH số 03) báo cáo UBND Thành phố và Bộ Lao động Thương binh và xã hội trước ngày 30/11/2015.

VI. KINH PHÍ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

Thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 115/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH của liên Bộ: Tài chính - Lao động Thương binh và xã hội quy định về quản lý về sử dụng kinh phí thực hiện Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011 - 2020.

- Đối với các nhiệm vụ giao Sở Lao động Thương binh và xã hội thực hiện: cân đối trong dự toán ngân sách Thành phố năm 2015 đã giao Sở Lao động Thương binh và Xã hội.

- Đối với các nhiệm vụ giao Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã: cân đối, bố trí trong dự toán ngân sách năm 2015 của quận, huyện, thị xã.

VII. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN

1. S Lao động Thương binh và Xã hội

- Là cơ quan thường trực, thực hiện Phương án khảo sát người bị rối loạn tâm thần có nhu cầu cần được trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng; chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các sở, ngành liên quan hướng dẫn UBND quận, huyện, thị xã xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai khảo sát.

- Tổ chức hội nghị tập huấn cho khảo sát viên, cán bộ Lao động Thương binh và xã hội cấp xã, cán bộ Phòng Lao động Thương binh và Xã hội về nội dung, phương pháp ghi phiếu, thu thập thông; Tổ chức in Phiếu khảo sát và các tài liệu liên quan;

- Đôn đốc, theo dõi, tổ chức giám sát, kiểm tra quá trình khảo sát trên địa bàn Thành phố;

- Phối hợp với Sở Tài chính dự toán kinh phí và hướng dẫn sử dụng kinh phí được cấp theo đúng quy định;

- Tổng hợp kết quả khảo sát báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội theo quy định;

2. S Y tế: Phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội tổ chức khảo sát về người bị rối loạn tâm thần có nhu cầu cần được trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng; Chỉ đạo trạm y tế xã, phường, thị trấn cung cấp danh sách người bị rối loạn tâm thần trên địa bàn phục vụ công tác khảo sát; cử cán bộ phối hợp với khảo sát viên và công chức cấp xã phụ trách Lao động Thương binh và Xã hội trong quá trình khảo sát.

3. S Tài chính: Bố trí, hướng dẫn kinh phí phục vụ công tác khảo sát trong dự toán chi ngân sách năm 2015 của các sở, ngành và Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã;

4. y ban nhân dân qun, huyện, th xã.

- Triển khai Phương án khảo sát đến các xã, phường, thị trấn;

- Bố trí kinh phí hỗ trợ công tác khảo sát cho các xã, phường, thị trấn (chi cho người cung cấp thông tin, tổng hợp số liệu, văn phòng phẩm, đi lại, chi khác…) thực hiện theo quy định tại Thông tự liên tịch số 115/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH của Liên Bộ: Tài chính - Lao động Thương binh và Xã hội quy định về quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011 - 2020.

- Chịu trách nhiệm về kết quả khảo sát trên địa bàn quản lý;

- Giao Phòng Lao động Thương binh và xã hội chủ trì:

+ Hướng dẫn các xã, phường, thị trấn tiến hành khảo sát;

+ Phân công cán bộ đến làm việc với khảo sát viên để hướng dẫn việc ghi phiếu; kiểm tra, giải quyết kịp thời vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện khảo sát;

+ Lưu giữ và bảo quản Phiếu khảo sát trên địa bàn;

+ Tổng hợp số liệu khảo sát báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố (qua Sở Lao động Thương binh và Xã hội).

5. UBND , phường, th trn

- Chỉ đạo, phân công công chức cấp xã phụ trách Lao động Thương binh và Xã hội, cán bộ trạm y tế xã phối hợp với tổ trưởng, tổ phó tổ dân phố, trưởng thôn, phó trưởng thôn và đại diện các hội đoàn thể nhân dân lập danh sách người tâm thần thuộc đối tượng khảo sát tại địa phương; tổ chức khảo sát, thu thập thông tin; kiểm tra toàn bộ các thông tin ghi trên phiếu đảm bảo không ghi sai hoặc bỏ sót các thông tin cần thu thập;

- Tập hợp phiếu thu thập thông tin, tổng hợp kết quả khảo sát báo cáo Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã (qua Phòng Lao động Thương binh và Xã hội).

6. Hộ gia đình có người bị rối loạn tâm thần có trách nhiệm cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác theo nội dung trong Phiếu thu thập thông tin cho khảo sát viên.

Trên đây là Phương án khảo sát người bị rối loạn tâm thần có nhu cầu cần được trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng trên địa bàn thành phố. UBND Thành phố yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện Phương án khảo sát này./.

 

 

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 4319/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Phương án khảo sát người bị rối loạn tâm thần có nhu cầu cần được trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng trên địa bàn Thành phố Hà Nội

  • Số hiệu: 4319/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 28/08/2015
  • Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
  • Người ký: Nguyễn Văn Sửu
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 28/08/2015
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản