- 1Nghị định 112/2006/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
- 2Thông tư 02/2007/TT-BXD hướng dẫn về: lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình; giấy phép xây dựng và tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Nghị định 16/2005/NĐ-CP và Nghị định 112/2006/NĐ-CP do Bộ Xây dựng ban hành
- 3Nghị định 99/2007/NĐ-CP về việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
- 4Luật xây dựng 2003
- 5Nghị định 16/2005/NĐ-CP về việc quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 43/2008/QĐ-UBND | Phan Rang-Tháp Chàm, ngày 12 tháng 02 năm 2008 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 74/2007/QĐ-UBND ngày 30 tháng 3 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Thông tư số 02/2007/TT-BXD ngày 14 tháng 02 năm 2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về: lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình; giấy phép xây dựng và tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình quy định tại Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 và Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 74/2007/QĐ-UBND ngày 30 tháng 3 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy định về quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại công văn số 671/SXD-VP ngày 23 tháng 7 năm 2007 và Tờ trình số 1374/TTr-SXD ngày 31 tháng 12 năm 2007,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận ban hành kèm theo Quyết định số 74/2007/QĐ-UBND ngày 30 tháng 3 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh, theo nội dung sau:
1. Sửa đổi, bổ sung Điều 3 như sau:
“Điều 3. Chủ đầu tư xây dựng công trình.
Việc giao Chủ đầu tư xây dựng công trình thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005, Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ, Thông tư số 02/2007/TT-BXD ngày 14 tháng 02 năm 2007 của Bộ Xây dựng, cụ thể:
Dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước thì chủ đầu tư xây dựng công trình do người quyết định đầu tư quyết định trước khi lập dự án đầu tư xây dựng công trình phù hợp với quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
1. Đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư thì Ủy ban nhân dân tỉnh làm chủ đầu tư, trong trường hợp này Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Ban Quản lý dự án để giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý thực hiện dự án. Việc giao nhiệm vụ và ủy quyền cho Ban Quản lý dự án sẽ được thể hiện trong quyết định thành lập Ban Quản lý dự án.
2. Đối với dự án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp (tỉnh, huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn) quyết định đầu tư:
2.1. Chủ đầu tư là đơn vị quản lý, sử dụng công trình;
2.2. Trường hợp đơn vị quản lý, sử dụng công trình không đủ điều kiện về tổ chức, nhân lực, thời gian và các điều kiện cần thiết khác để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư hoặc chưa xác định được đơn vị quản lý, sử dụng công trình thì người quyết định đầu tư lựa chọn và giao nhiệm vụ làm chủ đầu tư như sau:
a) Đối với dự án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định đầu tư thì lựa chọn và giao cho các sở, ngành làm Chủ đầu tư khi có đủ điều kiện.
b) Đối với dự án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố quyết định đầu tư thì lựa chọn và giao cho các phòng chuyên môn về xây dựng trực thuộc làm chủ đầu tư khi có đủ điều kiện.
c) Đối với dự án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn quyết định đầu tư thì Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có thể đồng thời là Chủ đầu tư. Việc xác định hình thức quản lý dự án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) quyết định theo quy định tại Thông tư số 02/2007/TT-BXD ngày 14 tháng 02 năm 2007 của Bộ Xây dựng;
2.3. Trong các trường hợp chủ đầu tư không phải là đơn vị quản lý, sử dụng công trình hoặc chưa xác định được đơn vị quản lý, sử dụng công trình thì thực hiện như sau:
a) Đối với trường hợp đơn vị quản lý, sử dụng công trình không được giao làm Chủ đầu tư thì đơn vị quản lý, sử dụng công trình phải có văn bản cử người tham gia với Chủ đầu tư để quản lý dự án đầu tư xây dựng và tổ chức tiếp nhận công trình đưa vào khai thác sử dụng. Chủ đầu tư có trách nhiệm bố trí người của đơn vị quản lý, sử dụng công trình vào vị trí phù hợp để được tham gia quản lý ngay từ khâu lập dự án đến khi bàn giao đưa công trình vào sử dụng đảm bảo hiệu quả và mục tiêu của dự án. Trường hợp chủ đầu tư thành lập Ban Quản lý dự án thì một trong các Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án phải là người của đơn vị quản lý, sử dụng công trình.
b) Đối với trường hợp chưa xác định được đơn vị quản lý, sử dụng công trình thì trong quá trình triển khai thực hiện dự án phải xác định được đơn vị quản lý, sử dụng công trình để tham gia cùng với Chủ đầu tư trong việc nghiệm thu và tiếp nhận công trình đưa vào khai thác sử dụng.”
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 12 như sau:
“Điều 12. Giấy phép xây dựng công trình.
1. Việc xin cấp giấp phép xây dựng công trình thực hiện theo quy định tại Điều 17 của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005; quy định tại khoản 9, Điều 1 của Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ và hướng dẫn tại phần II Thông tư số 02/2007/TT-BXD ngày 14 tháng 02 năm 2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về: lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình; giấy phép xây dựng và tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình quy định tại Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 và Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ.
2. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép xây dựng công trình thực hiện theo quy định tại Quyết định số 32/2008/QĐ-UBND ngày 30 tháng 01 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy định về trình tự, thủ tục cấp giấy phép xây dựng nhà ở, công trình trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.”
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 16 như sau:
“Điều 16. Các hình thức quản lý dự án, nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ đầu tư, của Ban Quản lý dự án, của tổ chức quản lý dự án và việc sắp xếp các Ban Quản lý dự án.
Các hình thức quản lý dự án, nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ đầu tư, của Ban Quản lý dự án do Chủ đầu tư thành lập, của tổ chức tư vấn quản lý dự án khi Chủ đầu tư áp dụng hình thức thuê tư vấn quản lý dự án, trách nhiệm của Chủ đầu tư trong việc thực hiện quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình thực hiện theo quy định tại Điều 43 của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005, quy định tại khoản 11, 12, 13, 14 Điều 1 của Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ và hướng dẫn tại phần III Thông tư số 02/2007/TT-BXD ngày 14 tháng 02 năm 2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về: lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình; giấy phép xây dựng và tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình quy định tại Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 và Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ.
1. Về yêu cầu năng lực của Ban Quản lý dự án:
Cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý dự án gồm có Giám đốc, các Phó Giám đốc và các đơn vị chuyên môn, nghiệp vụ; những người tham gia Ban Quản lý dự án làm việc theo chế độ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm. Giám đốc, các Phó Giám đốc và những người phụ trách về kỹ thuật, kinh tế, tài chính phải có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực phụ trách và có kinh nghiệm làm việc chuyên môn tối thiểu 3 (ba) năm. Riêng đối với các dự án nhóm C ở vùng sâu, vùng xa thì các chức danh nêu trên có thể giao cho những người có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp thuộc các chuyên ngành phù hợp.
Đối với trường hợp Chủ đầu tư không phải là đơn vị quản lý, sử dụng công trình thì đơn vị quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm cử người tham gia với Chủ đầu tư để quản lý dự án. Người do đơn vị quản lý, sử dụng công trình cử tham gia vào Ban Quản lý dự án được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án và không nhất thiết phải bảo đảm những yêu cầu về chuyên môn và kinh nghiệm nêu trên.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án:
Việc Chủ đầu tư giao nhiệm vụ, quyền hạn cho Ban Quản lý dự án phải bảo đảm các nguyên tắc: phân định rõ trách nhiệm của Chủ đầu tư và Ban Quản lý dự án; phân cấp mạnh cho Ban Quản lý dự án theo tinh thần nhiệm vụ phải đi đôi với quyền hạn để giảm tối đa các thủ tục hành chính giữa Chủ đầu tư và Ban Quản lý dự án; đồng thời vẫn bảo đảm nguyên tắc Chủ đầu tư phải kiểm soát được và chịu trách nhiệm về quá trình quản lý thực hiện dự án.
Ban Quản lý dự án là đơn vị trực thuộc chủ đầu tư. Chủ đầu tư giao nhiệm vụ, quyền hạn cho Ban Quản lý dự án phù hợp với điều kiện thực tế của Chủ đầu tư, yêu cầu của dự án và các nguyên tắc nêu trên, trừ một số nhiệm vụ, quyền hạn Chủ đầu tư phải trực tiếp thực hiện như: phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán; quyết định, phê duyệt điều chỉnh thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán; kiểm tra, chấp thuận một số hợp đồng quan trọng trước khi giao cho Ban Quản lý dự án ký kết; tổ chức nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng để đưa vào sử dụng. Trường hợp đặc biệt, cần thiết ủy quyền cho Ban Quản lý dự án thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn nêu trên thì Chủ đầu tư phải báo cáo người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết định.
Chủ đầu tư có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc Ban Quản lý dự án thực hiện nhiệm vụ; đồng thời phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ của Ban Quản lý dự án.
3. Trách nhiệm của Chủ đầu tư trong việc quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình:
Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm toàn diện về những công việc thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật, kể cả những công việc đã giao cho Ban Quản lý dự án hoặc thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án thực hiện.
Trường hợp áp dụng hình thức Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thì Chủ đầu tư phải phân công ít nhất một cán bộ lãnh đạo cơ quan, đơn vị phụ trách việc quản lý thực hiện dự án và giao nhiệm vụ cho các đơn vị chuyên môn thuộc bộ máy của cơ quan, đơn vị mình để tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ đầu tư và theo dõi, kiểm tra, đôn đốc Ban Quản lý dự án thực hiện đúng các nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Trường hợp áp dụng hình thức thuê tư vấn quản lý dự án thì Chủ đầu tư cũng phải phân công ít nhất một cán bộ lãnh đạo cơ quan, đơn vị phụ trách việc quản lý thực hiện dự án và giao nhiệm vụ cho các đơn vị chuyên môn thuộc bộ máy của cơ quan, đơn vị mình để tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ đầu tư và kiểm tra, theo dõi việc thực hiện hợp đồng của tư vấn quản lý dự án nhằm bảo đảm dự án được thực hiện đúng nội dung, tiến độ, chất lượng và hiệu quả.
4. Việc chuyển đổi, tổ chức lại các Ban Quản lý dự án thực hiện như sau:
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh còn tồn tại các Ban Quản lý dự án do Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thành lập và Ban Quản lý dự án được giao nhiệm vụ làm Chủ đầu tư xây dựng công trình. Để phù hợp theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng tại công văn số 1394/BXD-PC ngày 28 tháng 6 năm 2007 và không làm gián đoạn quá trình thực hiện dự án, các Ban Quản lý dự án được chuyển đổi hoặc tổ chức lại như sau:
a) Đối với cấp tỉnh:
Các Ban Quản lý dự án chuyên ngành do Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập trước đây được tổ chức lại trực thuộc các Sở có quản lý xây dựng chuyên ngành (Xây dựng, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công nghiệp) để tiếp tục quản lý các dự án đang thực hiện dở dang và quản lý các dự án mới do Ủy ban nhân dân tỉnh giao các sở có quản lý xây dựng chuyên ngành làm Chủ đầu tư.
Các Ban Quản lý dự án không chuyên ngành do Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập trước đây (Văn hoá - Thông tin, Thủy sản, ...) được tiếp tục tồn tại để quản lý các dự án đang thực hiện dở dang cho đến khi hoàn thành thì giải thể.
Các sở, ban, ngành chưa có Ban Quản lý dự án, nếu được Ủy ban nhân dân tỉnh giao làm Chủ đầu tư xây dựng công trình thì có thể thành lập Ban Quản lý dự án hoặc thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án để quản lý thực hiện dự án theo quy định tại Thông tư số 02/2007/TT-BXD ngày 14 tháng 02 năm 2007 của Bộ Xây dựng;
b) Đối với cấp huyện:
Ban Quản lý dự án do Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thành lập trước đây chuyển đổi mô hình thành Ban Quản lý các công trình hạ tầng trực thuộc Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; củng cố năng lực để phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ mới:
Ban Quản lý các công trình hạ tầng tiếp tục quản lý các dự án đang thực hiện dở dang và quản lý các dự án mới do Ủy ban nhân dân tỉnh giao. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc và theo dõi quá trình thực hiện dự án bằng nguồn vốn ngân sách tỉnh quản lý.
Ban Quản lý các công trình hạ tầng được thành lập sẽ đảm nhận nhiệm vụ quản lý, khai thác, duy tu, bảo dưỡng hệ thống các công trình hạ tầng trên địa bàn; đồng thời Ban Quản lý các công trình hạ tầng được Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố giao làm Chủ đầu tư các dự án chưa xác định được đơn vị quản lý, sử dụng công trình.”
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 (mười) ngày kể từ ngày ký; các nội dung khác của quy định ban hành kèm theo Quyết định số 74/2007/QĐ-UBND ngày 30 tháng 3 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh vẫn giữ nguyên không thay đổi.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thủ trưởng các sở, ban, ngành thuộc tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và thủ trưởng các đơn vị có liên quan, căn cứ Quyết định thi hành./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Nghị định 112/2006/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
- 2Thông tư 02/2007/TT-BXD hướng dẫn về: lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình; giấy phép xây dựng và tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Nghị định 16/2005/NĐ-CP và Nghị định 112/2006/NĐ-CP do Bộ Xây dựng ban hành
- 3Nghị định 99/2007/NĐ-CP về việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
- 4Luật xây dựng 2003
- 5Nghị định 16/2005/NĐ-CP về việc quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
- 6Công văn số 1394 /BXD-PC về hướng dẫn về tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình do Bộ Xây dựng ban hành.
- 7Quyết định 2222/2007/QĐ-UBND về quy định quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn ngoài ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Quyết định 43/2008/QĐ-UBND sửa đổi quy định về quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành
- Số hiệu: 43/2008/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 12/02/2008
- Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Thuận
- Người ký: Hoàng Thị Út Lan
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/02/2008
- Ngày hết hiệu lực: 08/06/2009
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực