Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4227/QĐ-UBND

Đồng Nai, ngày 31 tháng 12 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội;

Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội;

Căn cứ Quyết định số 124/QĐ -TTg ngày 02/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Nai tại Tờ trình số 4055/TTr-SNN ngày 23/12/2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với nội dung chính sau:

I. Quan điểm phát triển:

Mục tiêu tổng quát đặt ra trong phát triển kinh tế - xã hội là xây dựng Đồng Nai cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015 và tỉnh công nghiệp có nền tảng kinh tế - xã hội công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại vào năm 2020; nâng cao rõ rệt mức sống nhân dân; bảo đảm vững chắc về quốc phòng, an ninh. Do đó, phát triển nông, lâm, ngư nghiệp trên địa bàn tỉnh có vai trò hết sức quan trọng; trước hết là đảm bảo nâng cao mức sống của người dân vùng nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới; đồng thời hỗ trợ cho các ngành công nghiệp, dịch vụ phát triển.

- Sản xuất nông nghiệp là bộ phận quan trọng trong tổng thể kinh tế - xã hội của tỉnh; do vậy, phát triển nông nghiệp bền vững, xây dựng nông thôn mới và phát huy cao độ vai trò của nông dân được xác định là nhiệm vụ chiến lược góp phần tăng trưởng kinh tế, gìn giữ ổn định chính trị, đảm bảo trật tự xã hội và an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường sinh thái.

- Phát triển nông nghiệp ở Đồng Nai phải phù hợp với quan điểm tăng trưởng xanh của cả nước và vùng ĐNB.

Động lực chính thúc đẩy phát triển nông nghiệp tỉnh Đồng Nai là xây dựng chuỗi giá trị hàng hóa bền vững để qua đó ứng dụng khoa học - kỹ thuật tiên tiến, công nghệ cao vào sản xuất gắn với đào tạo sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, đồng thời coi trọng việc xây dựng kinh tế trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp và kinh tế hợp tác theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở rộng hợp tác liên kết trong chuỗi giá trị hàng hóa một cách bền vững.

II. Mục tiêu phát triển

1. Mục tiêu tổng quát

Phát triển nông nghiệp với nhiều thành phần kinh tế; phát triển toàn diện và bền vững; xây dựng nền nông nghiệp đô thị, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; tiếp tục đẩy mạnh sự chuyển đổi cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn đạt năng suất chất lượng cao, an toàn, hiệu quả và có khả năng cạnh tranh, tăng giá trị và lợi nhuận trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp; gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ, công nghiệp chế biến và quá trình đô thị hóa.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Giai đoạn 2016 - 2020

+ Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 6,0 - 6,5%/năm; trong đó, trồng trọt 4,5 - 5,0%/năm; chăn nuôi 7,5 - 8,0%/năm, dịch vụ nông nghiệp 9,5 - 10,0%/năm; lâm nghiệp 1,5 - 2,0%/năm; Thủy sản 5,5 - 6,0%/năm.

+ Đến năm 2020, tỷ trọng GTSX các lĩnh vực là: Nông nghiệp (91,97); Thủy sản (7,27%); Lâm nghiệp (0,75%). Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp: Trồng trọt (50,79%); chăn nuôi (44,20%); DVNN (5,01%).

+ Diện tích cao su 43,0 - 43,5 ngàn ha; sản lượng 56,0 - 56,5 ngàn tấn. Diện tích hồ tiêu 9-10 ngàn ha; SL 17 - 18 ngàn tấn. Diện tích điều 35 - 35,5 ngàn ha; SL 50 - 51 ngàn tấn. Diện tích cà phê 21 - 22 ngàn ha; SL 38 - 39 ngàn tấn. Diện tích gieo trồng lúa 60 - 61 ngàn ha, SL 300 - 330 ngàn tấn. Diện tích gieo trồng rau 17 - 18 ngàn ha, SL 330 - 350 ngàn tấn. Diện tích trồng hoa, cây cảnh 200 ha (diện tích canh tác). Tổng đàn heo 2.200.000 con. Sản lượng thịt 250 ngàn tấn/năm; chăn nuôi trang trại chiếm trên 80%. Đàn gà 13 triệu con; chăn nuôi trang trại chiếm trên 95%.

+ Bình quân GTSXNN/1 ha đất SXNN đạt khoảng 140 triệu đồng.

+ Tỷ trọng lao động nông nghiệp đến năm 2020 giảm xuống dưới 20% so với tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế của tỉnh.

+ Tỷ lệ che phủ bằng cây xanh đến năm 2015 đạt 56% và năm 2020 đạt 52%; phấn đấu ổn định tỷ lệ che phủ của rừng 29,76%.

b) Tầm nhìn đến năm 2030

+ Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 5,5 - 6,0%/năm; trong đó, trồng trọt 3,5 - 4,0%/năm; chăn nuôi 7,0 - 7,5%/năm, dịch vụ nông nghiệp 9,0 - 10,0%/năm; lâm nghiệp 1,5 - 2,0%/năm; Thủy sản 5,5 - 6,0%/năm.

+ Đến năm 2030, tỷ trọng GTSX các ngành là: Nông nghiệp (91,00); Thủy sản (8,00%); Lâm nghiệp (1,00%). Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp: Trồng trọt (47,00%); chăn nuôi (45,00%); DVNN (8,00%).

+ Bình quân GTSXNN/1ha đất SXNN đạt khoảng 200 triệu đồng.

III. Quy hoạch các ngành hàng nông nghiệp

1. Ngành trồng trọt

+ Sản xuất lúa: đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh còn 33 ngàn ha đất trồng lúa, giảm 5.595 ha so với năm 2013; năng suất bình quân 5,5 tấn/ha, sản lượng 60.833 tấn; đến năm 2030 diện tích canh tác lúa giảm còn 30.872 ha, diện tích gieo trồng 54.612 ha, năng suất bình quân 5,57 tấn/ha, sản lượng 304.205 tấn.

+ Sản xuất bắp: Đến năm 2020, diện tích gieo trồng bắp 41.604 ha, năng suất bình quân 7.03 tấn/ha, sản lượng 292.280 tấn; định hướng 2030, diện tích gieo trồng giảm còn 38.288 ha, sản lượng 272.511 tấn.

+ Sản xuất rau: Đến năm 2020, có 4.700 đất chuyên trồng rau an toàn, kết hợp với khoảng 8.700ha rau màu luân canh với lúa để hàng năm có khoảng 338 ngàn tấn rau các loại đáp ứng nhu cầu tiêu thụ cho các khu công nghiệp, khu đô thị và các tỉnh, thành phố lân cận.

+ Hoa, cây cảnh: Đến năm 2020 diện tích trồng hoa, cây cảnh sẽ có quy mô 500ha; trong đó, vùng nông nghiệp đô thị 300ha, vùng nông nghiệp nông thôn 200 ha.

+ Cao su: Đến năm 2020 tổng diện tích cao su trên địa bàn tỉnh sẽ còn khoảng 43 ngàn ha (giảm 1.887 ha so với năm 2013); sản lượng 56 - 57 ngàn tấn.

+ Hồ tiêu: ổn định diện tích khoảng 10.000 ha, sản lượng 17 - 18 ngàn tấn/năm.

+ Cà phê: ổn định diện tích khoảng 21 ngàn ha, nâng năng suất bình quân trên 2 tấn/ha để đạt sản lượng 38.500 tấn.

+ Cây điều: Đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh sẽ giảm nhanh diện tích điều xuống còn 35.500ha; hình thành vùng sản xuất điều tập trung ở các huyện Tân Phú, Định Quán, Xuân Lộc, Thống Nhất, Cẩm Mỹ, Long Thành. Nâng năng suất bình quân lên 1,49 tấn/ha để đạt sản lượng khoảng 50 ngàn tấn/năm.

+ Cây ăn quả: đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh sẽ có khoảng 47 ngàn ha cây ăn quả; trong đó 5 loại trái cây là sản phẩm chủ lực (sầu riêng, xoài, bưởi, chôm chôm, chuối) có diện tích là 32.000ha; các loại cây ăn quả khác thanh long, mít, măng cụt... khoảng 15.000 ha. Sản lượng trái cây dự kiến 575.000 tấn/năm.

2. Ngành chăn nuôi

+ Quy mô đàn: Đến năm 2020, quy mô đàn vật nuôi như sau: đàn bò 85.000 con, trong đó, bò sữa 6.200 con; đàn heo 2 triệu con, đàn gia cầm 16,4 triệu con; trong đó, đàn gà 15,6 triệu con. Đến năm 2030: đàn bò 70.000 con, trong đó, bò sữa 10.000 con; đàn heo 2,5 triệu con; đàn gia cầm 21 triệu con.

+ Địa bàn phát triển chăn nuôi: tiếp tục di dời và phát triển mới các trang trại, doanh nghiệp trong các vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi đã được quy hoạch.

+ Quy hoạch các điểm giết mổ gia súc, gia cầm: Đẩy nhanh tiến độ các cơ sở giết mổ tập trung đang xây dựng (06 cơ sở); tiếp tục kêu gọi đầu tư vào 5 cơ sở xây dựng mới để đến năm 2020 có 17 cơ sở giết mổ tập trung. Xây dựng mới 5 điểm giết mổ vệ tinh để đến năm 2020 có 14 cơ sở vệ tinh giết mổ gia súc gia cầm. Đảm bảo các cơ sở giết mổ đạt yêu cầu chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.

3. Dịch vụ nông nghiệp

+ Các loại hình dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cần khuyến khích phát triển bao gồm: Dịch vụ sản xuất và cung ứng giống cây trồng, vật nuôi; Dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp; Dịch vụ cơ khí, vận tải nông thôn; Các dịch vụ khuyến nông, thú y và tư vấn nông nghiệp; Dịch vụ về thị trường và tiêu thụ sản phẩm.

+ Các chỉ tiêu phát triển dịch vụ nông nghiệp: Tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2015 - 2020 là 7,5 - 8,0%/năm; trong đó, giai đoạn 2013 - 2015 là 6,5 - 7,0%/năm; giai đoạn 2016 - 2020 là 8,5 - 9,0%/năm. Tỷ trọng dịch vụ trong ngành nông nghiệp năm 2015 là 3,5%, năm 2020 là 5,01% và đến năm 2030 là 8%.

4. Ngành lâm nghiệp

+ Đến năm 2020, diện tích đất lâm nghiệp 170.240 ha; trong đó, rừng sản xuất 32.475 ha, rừng phòng hộ 36.507 ha và rừng đặc dụng 101.257 ha; phát triển (trồng mới) 4.609 ha rừng; trồng rừng sau khai thác 10.630ha; khoanh nuôi 1.742 ha; trồng cây phân tán 1.380.000 cây (bình quân mỗi năm trồng 230 - 250 ngàn cây).

+ Tập trung quản lý và bảo vệ diện tích rừng hiện có; tiếp tục chăm sóc, trồng dặm những diện tích đã khoanh trồng trên phần đất được phân định cho lâm nghiệp.

5. Ngành thủy sản

Diện tích nuôi 35.533 ha; trong đó, nuôi nước ngọt 33.531ha; nuôi nước mặn, lợ 2.002ha; nuôi lồng bè, vèo 1.032 cái. Tổng số tàu thuyền khai thác: 2.000 chiếc (công suất 11.500CV). Tổng sản lượng thủy sản 75.720 tấn; trong đó, nuôi trồng 72.240 tấn, khai thác 3.480 tấn. Giá trị sản xuất ngành thủy sản 5.205 tỷ đồng; trong đó, nuôi trồng 2.610 tỷ đồng, khai thác 159 tỷ đồng và chế biến 2.436 tỷ đồng.

IV. Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp

1. Thủy lợi

Tiến hành lập quy hoạch thủy lợi tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 để phù hợp với quy hoạch nông nghiệp và nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Nai theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

2. Giao thông nội đồng

- Tiếp tục xây dựng các tuyến giao thông nội đồng theo quy hoạch xây dựng nông thôn mới các xã đặc biệt từ các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, đường huyện, đường xã cần khá nhiều tuyến đường nối ra đồng được trải nhựa hoặc sỏi đỏ phục vụ nhu cầu vận chuyển vật tư, nông sản, làm đất...

3. Điện phục vụ sản xuất nông nghiệp

- Tiếp tục đầu tư hệ thống đường dây trung thế, trạm biến áp cho các trạm bơm điện, vùng sản xuất nông nghiệp tập trung (đặc biệt đối với các cây trồng cần tưới như cà phê, hồ tiêu, rau an toàn...) cánh đồng đồng lớn và các vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi.

- Về cơ chế đầu tư lưới điện phục vụ sản xuất nông nghiệp địa phương như sau: Thực hiện Quyết định số 17/QĐ-UBND ngày 13/5/2014 và Quyết định số 36/QĐ-UBND ngày 14/6/2013 của UBND tỉnh Đồng Nai về chính sách hỗ trợ các cơ sở chăn nuôi di dời vào vùng phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh; trong đó, giao công ty TNHH MTV Điện lực Đồng Nai thực hiện xây dựng hệ thống điện trung thế tại các vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi với mức hỗ trợ lãi suất vay bằng 0%; về điện cho các vùng sản xuất tập trung, TTCN và thủy sản, thực hiện theo quy hoạch.

V. Quy hoạch cánh đồng lớn (theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ)

Trên cơ sở đánh giá thực trạng và quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, đối chiếu với tiêu chí cánh đồng lớn được UBND tỉnh ban hành tại Quyết định số 58/2014/QĐ-UBND ngày 24/11/2014; trên địa bàn tỉnh Đồng Nai sẽ quy hoạch các cánh đồng lớn như sau:

Quy hoạch cánh đồng lớn nhóm cây ngắn ngày (rau hoa, lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày

STT

Tên cánh đồng lớn

Nhóm cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày

Rau an toàn

Lúa

Bắp

Khoai mì

Mía

 

CỘNG TOÀN TỈNH

6.334

36.749

26.276

10.931

4.240

I

Thị xã Long Khánh

-

1.290

-

-

-

1

Bảo Quang

-

724

-

-

-

3

Bàu Trâm

-

275

-

-

-

5

Bảo Vinh

-

291

-

-

-

II

Huyện Tân Phú

610

5.450

2.210

-

-

1

Phú lộc

50

-

460

-

-

2

Núi tượng

-

400

100

-

-

3

Phú lập

-

150

50

-

-

4

Phú Thịnh

50

250

200

-

-

5

Tà Lài

50

450

100

-

-

6

Phú Xuân

100

-

100

-

-

8

Nam Cát Tiên

-

250

300

-

-

9

Phú Bình

50

800

-

-

-

11

Trà Cổ

60

-

300

-

-

13

Phú Thanh

100

1.000

100

-

-

14

Thanh Sơn

100

350

-

-

-

16

Đắc Lua

-

500

500

-

-

18

Phú Lâm

50

200

-

-

-

19

Phú Điền

-

1.100

-

-

-

III

Huyện Định Quán

100

9.381

5.594

758

-

1

Phú Hòa

-

810

-

-

-

2

Phú Vinh

-

834

-

-

-

3

Phú Tân

-

800

1.320

-

-

7

Ngọc Định

-

634

-

-

-

8

Phú Túc

-

562

1.324

-

-

9

Thanh Sơn

-

2.421

1.500

85

-

10

Phú Ngọc

-

-

-

435

-

13

Gia Canh

-

2.058

1.450

98

-

14

Suối Nho

-

1.262

-

140

-

18

Phú Túc, Suối Nho

50

-

-

-

-

25

TT Định Quán, Gia Canh, Phú lợi

50

-

-

-

-

IV

Huyện Xuân Lộc

3.030

10.560

12.800

6.590

-

1

Lang Minh

-

700

1.700

-

-

2

Xuân Bắc

660

1.250

1.300

260

-

3

Xuân Thọ

350

2.200

750

-

-

5

Suối Cao

240

-

1.100

400

-

6

Xuân Trường

120

750

600

750

-

7

Xuân Hiệp

140

150

350

80

-

8

Xuân Tâm

180

1.300

1.750

600

-

9

Xuân Hưng

220

1.000

400

1.200

-

10

Xuân Thành

270

500

600

600

-

11

Suối Cát

50

130

300

-

-

12

Xuân Hòa

100

80

900

2.700

-

15

Xuân Phú

700

2.500

2.550

-

-

16

Bảo Hòa

-

-

500

-

-

V

Huyện Trảng Bom

944

3.137

694

-

1.750

2

Sông Thao

-

902

-

-

-

3

Sông Trầu

186

1.367

694

-

-

4

Tây Hòa

174

-

-

-

-

6

Đông Hòa

194

-

-

-

250

7

Hưng Thịnh

190

-

-

-

800

8

Trung Hòa

200

300

-

-

700

9

Hố Nai 3

-

568

-

-

-

VI

Huyện Thống Nhất

410

310

220

-

130

3

Hưng Lộc

-

-

-

-

130

6

Lộ 25 (78A-78B)

-

110

110

-

-

7

Gia Tân 3 (Tân Yên)

100

-

-

-

-

8

Gia Tân 2 (Đức Long)

65

-

-

-

-

9

Gia Tân 2 (Phúc Nhạc)

30

-

-

-

-

10

Xã Lộ 25

60

200

-

-

-

11

Gia Tân 3

-

-

60

-

-

12

Gia Kiệm

65

-

50

-

-

20

Gia Tân 1 (ấp dốc mơ 3)

20

-

-

-

-

22

Xuân Thiện

5

-

-

-

-

23

Gia Tân 2 (ấp Đức Long 3)

65

-

-

-

-

VII

Huyện Long Thành

70

1.090

2.628

2.265

-

1

Bình An

30

270

210

-

-

2

Bàu Cạn

-

-

1.075

905

-

3

Bình Sơn

-

-

99

85

-

4

Cẩm Đường

-

-

1.244

65

-

5

Phước Bình

-

-

-

710

-

6

Suối Trầu

-

-

-

170

-

7

Long Phước

30

420

-

-

-

10

Long An

10

400

-

-

-

12

Tân Hiệp

-

-

-

330

-

VIII

Huyện Cẩm Mỹ

620

640

570

-

-

2

Xuân Tây

80

200

-

-

-

4

Sông Ray

-

300

300

-

-

6

Xuân Bảo

30

-

-

-

-

7

Xuân Đông

510

-

270

-

-

8

Sông Nhạn

-

140

-

-

-

IX

Huyện Vĩnh Cửu

435

3.131

1.560

1.318

1.360

1

Hiếu Liêm

-

-

-

531

60

2

Mã Đà

75

-

-

131

-

3

Phú Lý

-

-

-

356

450

4

Thị trấn Vĩnh An

100

-

-

-

150

5

Vĩnh Tân

230

590

1.560

-

-

6

Tân An

30

250

-

300

200

7

Bình Lợi

-

250

-

-

200

8

Thiện Tân

-

800

-

-

150

9

Tân Bình

-

628

-

-

-

10

Bình Hòa

-

300

-

-

-

11

Thạnh Phú

-

313

-

-

-

12

Trị An

-

-

-

-

150

X

Huyện Nhơn Trạch

115

1.760

-

-

1.000

1

Long Thọ

35

-

-

-

-

2

Phước Khánh

-

-

-

-

650

3

Phước An

75

-

-

-

-

4

Phú Đông

5

300

-

-

200

5

Vĩnh Thanh

-

150

-

-

-

6

Long Tân

-

500

-

-

-

7

Phú Hữu

-

300

-

-

150

8

Phước Thiền

-

300

-

-

-

9

Đại Phước

-

100

-

-

-

10

Hiệp Phước

-

110

-

-

-

Quy hoạch cánh đồng lớn nhóm cây công nghiệp lâu năm

STT

Tên cánh đồng lớn

Nhóm cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm

Cà phê

Hồ tiêu

Điều

Cao su

Ca cao

 

CỘNG TOÀN TỈNH

13.443

8.341

28.457

1.928

830

I

Thị xã Long Khánh

1.096

873

1.987

-

-

1

Bảo Quang

401

250

293

-

-

2

Hàng Gòn

216

163

999

-

-

3

Bàu Trâm

115

75

70

-

-

4

Bàu Sen

90

46

99

-

-

5

Bảo Vinh

76

213

55

-

-

6

Xuân Lập

55

-

110

-

-

7

Bình Lộc

61

-

-

-

-

8

Xuân Tân

83

80

51

-

-

9

Phú Bình

-

46

-

-

-

10

Suối Tre

-

-

310

-

-

II

Huyện Tân Phú

3.070

1.790

2.640

750

300

1

Phú lộc

1.200

500

200

-

-

2

Núi tượng

300

200

-

100

-

3

Phú lập

300

100

-

-

-

4

Phú Thịnh

250

100

300

-

50

5

Tà Lài

200

150

250

-

50

6

Phú Xuân

300

200

-

-

-

7

Thị trấn Tân Phú

100

50

-

-

-

8

Nam Cát Tiên

130

100

400

100

50

9

Phú Bình

80

50

-

-

-

10

Phú Trung

60

80

130

-

-

11

Trà Cổ

150

200

-

-

-

13

Phú Thanh

-

60

-

-

-

14

Thanh Sơn

-

-

360

-

50

15

Phú Sơn

-

-

400

-

50

16

Đắc Lua

-

-

100

50

-

17

Phú An

-

-

500

500

50

III

Huyện Định Quán

4.466

660

12.482

-

330

1

Phú Hòa

396

-

411

-

-

2

Phú Vinh

480

-

1.163

-

-

3

Phú Tân

1.748

-

1.045

-

-

4

Phú Lợi

253

-

1.720

-

-

5

Túc Trưng

-

-

1.973

-

-

6

La Ngà

-

-

808

-

-

7

Ngọc Định

50

-

1.190

-

-

8

Phú Túc

152

-

700

-

-

9

Thanh Sơn

1.155

120

540

-

80

10

Phú Ngọc

-

-

648

-

-

11

Phú Cường

-

-

400

-

-

12

Phú Cường, Túc Trưng

90

-

-

-

-

13

Gia Canh

-

-

1.054

-

-

14

Suối Nho

142

-

590

-

-

15

TT Định Quán

-

-

240

-

-

18

Phú Túc, Suối Nho

-

180

-

-

-

22

L.Ngà, T.Trưng, P.Túc

-

-

-

-

100

23

Ngọc Định, TT Định Quán

-

60

-

-

-

24

TT Định Quán, Gia Canh

-

-

-

-

50

26

Phú Hòa, Phú lợi, Gia Canh

-

150

 

-

-

27

Pvinh + P.Tân

-

150

-

-

-

29

Pvinh + P.Tân+ P. Hòa+ P. Lợi

-

-

-

-

100

IV

Huyện Xuân Lộc

1.091

2.485

6.000

-

-

1

Lang Minh

290

160

-

-

-

2

Xuân Bắc

400

460

900

-

-

3

Xuân Thọ

85

800

600

-

-

5

Suối Cao

-

665

700

-

-

6

Xuân Trường

-

210

950

-

-

7

Xuân Hiệp

85

190

550

-

-

8

Xuân Tâm

155

-

1.000

-

-

9

Xuân Hưng

-

-

100

-

-

10

Xuân Thành

-

-

600

-

-

11

Suối Cát

-

-

600

-

-

13

Thị trấn Gia Ray

76

-

-

-

-

V

Huyện Trảng Bom

3.370

1.833

3.097

-

-

1

Bàu Hàm

1.131

360

-

-

-

2

Sông Thao

950

326

-

-

-

3

Sông Trầu

498

347

635

-

-

4

Tây Hòa

-

-

276

-

-

5

An Viễn

-

-

1.099

-

-

6

Đông Hòa

-

-

620

-

-

7

Hưng Thịnh

-

-

267

-

-

8

Trung Hòa

-

-

200

-

-

10

Thanh Bình

-

800

-

-

-

11

Cây Gáo

791

-

-

-

-

VI

Huyện Thống Nht

150

260

900

65

200

1

Hưng Lộc (Hưng Thạnh)

150

130

200

-

-

4

Hưng Lộc (khu Bàu Lùng+Suối bí)

-

-

-

-

80

5

Bàu Hàm 2 (Ngô Quyền)

-

-

70

-

40

7

Gia Tân 3 (Tân Yên)

-

57

-

-

-

12

Gia Kiệm

-

40

-

-

-

13

Quang Trung (đồi đông)

-

33

265

-

-

14

Quang Trung (đồi đỏ)

-

-

145

-

-

17

Quang Trung (Lạc Sơn)

-

-

-

65

-

18

Quang Trung

-

-

-

-

30

19

Xuân Thạnh (Khu đồi tây)

-

-

200

-

-

20

Gia Tân 1 (ấp dốc mơ 3)

-

-

20

-

-

21

Gia Tân 1

-

-

-

-

50

VII

Huyện Long Thành

-

-

200

-

-

2

Bàu Cạn

-

-

50

-

-

4

Cẩm Đường

-

-

50

-

-

5

Phước Bình

-

-

50

-

-

12

Tân Hiệp

-

-

50

-

-

VIII

Huyện Cẩm Mỹ

200

440

-

-

-

1

Bảo Bình

-

30

-

-

-

2

Xuân Tây

100

100

-

-

-

3

Lâm San

-

140

-

-

-

4

Sông Ray

-

120

-

-

-

5

Xuân Quế

100

-

-

-

-

7

Xuân Đông

-

50

-

-

-

IX

Huyện Vĩnh Cửu

-

-

1.151

1.113

-

1

Hiếu Liêm

-

-

687

167

-

2

Mã Đà

-

-

183

-

-

3

Phú Lý

-

-

177

270

-

4

Thị trấn Vĩnh An

-

-

104

196

-

12

Trị An

-

-

-

480

-

Quy hoạch cánh đồng lớn nhóm cây ăn quả lâu năm

STT

Tên cánh đồng lớn

Nhóm cây ăn qu

Sầu  riêng

Bưởi

Chuối

Mãng cầu

Chôm chôm

Xoài

Quýt

Mít

Măng cụt

 

CỘNG TOÀN TNH

2.051

1.220

2.781

450

5.061

9.357

698

310

326

I

Th xã Long Khánh

1.048

-

-

-

2.871

-

-

-

326

1

Bảo Quang

-

-

-

-

394

-

-

-

-

2

Hàng Gòn

255

-

-

-

99

-

-

-

54

3

Bàu Trâm

-

-

-

-

170

-

-

-

-

4

Bàu Sen

171

-

-

-

284

-

-

-

-

5

Bảo Vinh

95

-

-

-

230

-

-

-

55

6

Xuân Lập

220

-

-

-

294

-

-

-

80

7

Bình Lộc

221

-

-

-

1.087

-

-

-

65

8

Xuân Tân

87

-

-

-

313

-

-

-

72

II

Huyện Tân Phú

420

300

200

250

-

-

-

-

-

1

Phú lộc

-

50

-

150

-

-

-

-

-

2

Núi tượng

-

100

-

-

-

-

-

-

-

3

Phú Thịnh

-

50

50

50

-

-

-

-

-

4

Phú Điền

-

-

50

-

-

-

-

-

-

5

Phú Thanh

-

-

50

-

-

-

-

 

-

6

Phú Bình

-

-

50

-

-

-

-

-

-

7

Phú Xuân

50

50

-

-

-

-

-

-

-

8

Nam Cát Tiên

70

-

-

-

-

-

-

-

-

11

Trà Cổ

-

50

-

50

-

-

-

-

-

15

Phú Sơn

100

-

-

-

-

-

-

-

-

17

Phú An

200

-

-

-

-

-

-

-

-

III

Huyện Đnh Quán

-

360

371

200

240

5.447

698

310

-

3

Phú Tân

-

-

-

-

-

-

143

-

-

5

Túc Trưng

-

-

-

-

-

411

56

-

-

6

La Ngà

-

-

-

-

-

1.770

87

-

-

7

Ngọc Định

-

-

-

-

-

595

72

-

-

8

Phú Túc

-

-

-

-

-

100

-

-

-

9

Thanh Sơn

-

100

131

-

-

1.285

237

80

-

10

Phú Ngọc

-

-

-

-

-

1.106

53

-

-

12

Phú Cường, Túc Trưng

-

-

-

-

120

-

-

-

-

14

Suối Nho

-

80

46

-

-

110

-

-

-

16

P.Túc, T.Trung, P.Cường

-

100

-

-

-

-

-

-

-

17

S.Nho, P.Túc, T.Trưng, P.Cường

-

-

-

-

-

-

-

100

-

18

Phú Túc, Suối Nho

-

-

-

-

120

-

-

-

-

19

Phú Cường, Phú Túc

-

-

50

-

-

-

50

-

-

20

Ngọc Định, Phú Ngọc

-

-

60

-

-

-

-

-

-

21

N.Định, P.Ngọc, L.Ngà

-

-

-

-

-

-

-

50

-

24

TT Định Quán, Gia Canh

-

-

-

-

-

70

-

-

-

27

Pvinh + P.Tân

-

-

84

-

-

-

-

-

-

28

Pvinh + P.Tân+ P. Hòa

-

80

-

-

-

-

-

-

-

29

Pvinh + P.Tân+ P. Hòa+ P. Lợi

-

-

-

200

-

-

-

80

-

IV

Huyện Xuân Lộc

405

-

-

-

1.440

1.910

-

-

-

2

Xuân Bắc

-

-

-

-

-

250

-

-

-

5

Suối Cao

55

-

-

-

-

400

-

-

-

6

Xuân Trường

 

-

-

-

-

90

-

-

-

8

Xuân Tâm

-

-

-

-

-

70

-

-

-

9

Xuân Hưng

.

-

-

-

-

700

-

-

-

10

Xuân Thành

-

-

-

-

-

100

-

-

-

12

Xuân Hòa

-

-

-

-

-

300

-

-

-

14

Xuân Định

300

-

-

-

500

-

-

-

-

15

Xuân Phú

-

-

-

-

140

-

-

-

-

16

Bảo Hòa

50

-

-

-

800

-

-

-

-

V

Huyện Trảng Bom

-

-

1.000

-

-

-

-

-

-

1

Bàu Hàm

-

-

682

-

-

-

-

-

-

2

Sông Thao

-

-

143

-

-

-

-

-

-

3

Sông Trầu

-

-

175

-

-

-

-

-

-

VI

Huyện Thống Nhất

-

-

1.110

-

510

-

-

-

-

2

Hưng Lộc (Hưng Nhơn)

-

-

-

-

130

-

-

-

-

5

Bàu Hàm 2 (Ngô Quyền)

-

-

-

-

200

-

-

-

-

15

Quang Trung (rẫy đá Lê Lợi)

-

-

518

-

-

-

-

-

-

16

Quang Trung (Soklu)

-

-

480

-

-

-

-

-

-

17

Quang Trung (Lạc Sơn)

-

-

-

-

180

-

-

-

-

20

Gia Tân 1 (ấp dốc mơ 3)

-

-

112

-

-

-

-

-

-

VII

Huyện Long Thành

78

-

-

-

-

-

-

-

-

1

Bình An

43

-

-

-

-

-

-

-

-

3

Bình Sơn

35

-

-

-

-

-

-

-

-

VIII

Huyện Cẩm Mỹ

100

-

-

-

-

-

-

-

-

6

Xuân Bảo

50

-

-

-

-

-

-

-

-

13

Nhân Nghĩa

50

-

-

-

-

-

-

-

-

IX

Huyện Vĩnh Cửu

-

560

100

-

-

2.000

-

-

-

1

Hiếu Liêm

-

-

100

-

-

-

-

-

-

2

Mã Đà

-

-

-

-

-

1.000

-

-

-

3

Phú Lý

-

-

-

-

-

1.000

-

-

-

6

Tân An

-

100

-

-

-

-

-

-

-

7

Bình Lợi

-

120

-

-

-

-

-

-

-

9

Tân Bình

-

300

-

-

-

-

-

-

-

10

Bình Hòa

-

40

-

-

-

-

-

-

-

VI. Các chương trình và dự án ưu tiên đầu tư

1. Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng Công nghệ cao, gồm các dự án sau:

- Quy hoạch và dự án đầu tư khu NNƯDCNC huyện Xuân Lộc

- Quy hoạch và dự án đầu tư khu NNƯDCNC huyện Cẩm Mỹ.

- Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

- Dự án đầu tư xây dựng vùng NNƯDCNC sản xuất rau an toàn

- Dự án đầu tư xây dựng vùng NNƯDCNC sản xuất bắp

- Dự án đầu tư xây dựng vùng NNƯDCNC sản xuất cây ăn quả đặc sản

- Dự án đầu tư xây dựng vùng NNƯDCNC sản xuất hồ tiêu sạch

- Dự án đầu tư xây dựng vùng NNƯDCNC sản xuất rau hoa, cây cảnh

- Dự án đầu tư xây dựng vùng NNƯDCNC chăn nuôi tập trung heo, gà

- Dự án đầu tư xây dựng vùng ƯDCNC vào sản xuất lâm nghiệp

- Đề án xây dựng cơ chế, chính sách đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

2. Chương trình phát triển nông nghiệp đô thị, gồm các dự án sau:

- Dự án đầu tư phát triển nông nghiệp đô thị thành phố Biên Hòa

- Dự án đầu tư phát triển nông nghiệp đô thị TX. Long Khánh

3. Chương trình phát triển cây ăn quả đặc sản, gồm các dự án sau:

- Dự án đầu tư xây dựng vùng sản xuất bưởi da xanh huyện Vĩnh Cửu.

- Dự án đầu tư xây dựng vùng sản xuất mãng cầu ta huyện Tân Phú.

- Dự án đầu tư xây dựng vùng sản xuất cây ăn quả đặc sản huyện Long Thành.

- Dự án đầu tư xây dựng vùng sản xuất chuối huyện Trảng Bom.

4. Chương trình phát triển chăn nuôi, gồm các dự án sau:

- Dự án xây dựng mô hình chăn nuôi an toàn sinh học (Viet GHAP).

- Dự án đầu tư giống heo nạc hóa chất lượng cao.

- Dự án đầu tư giống heo thịt chất lượng cao.

- Dự án xây dựng vùng an toàn dịch bệnh động vật.

- Dự án củng cố và tăng cường hệ thống thú y tỉnh Đồng Nai.

5. Các dự án ưu tiên đầu tư khác

+ Các dự án về lâm nghiệp

+ Các dự án về thủy sản

+ Dự án kiện toàn CT và nâng cao năng lực hệ thống BVTV trên địa bàn tỉnh.

+ Dự án đầu tư xây dựng mạng thông tin nông nghiệp tỉnh Đồng Nai.

+ Dự án vận động thành lập các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp.

VII. Giải pháp thực hiện quy hoạch.

1. Nhu cầu vốn đầu tư: Tổng nhu cầu vốn đầu tư xã hội cho phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 khoảng 44.285,84 tỷ đồng; trong đó

- Chia theo giai đoạn đầu tư: giai đoạn 2014-2015 là 10.606,96 tỷ đồng, chiếm 23% và giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 33.678.88 tỷ đồng, chiếm 77%.

- Chia theo nguồn vốn đầu tư: vốn ngân sách 5.314 tỷ đồng, chiếm 12%; vốn tín dụng 17.714 tỷ đồng, chiếm 40% và vốn dân doanh 21.257 tỷ đồng, chiếm 48%

2. Giải pháp thực hiện: Thực hiện đồng bộ 10 nhóm giải pháp, bao gồm:

2.1. Nhóm giải pháp về phát triển nhanh và hiệu quả nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệ cao gắn với xây dựng nông thôn mới.

2.2. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách.

2.3. Nhóm giải pháp về khoa học, kỹ thuật.

2.4. Nhóm giải pháp về tiêu thụ sản phẩm.

2.5. Nhóm giải pháp về hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển nông lâm ngư nghiệp (thủy lợi, giao thông nội đồng, điện...).

2.6. Nhóm giải pháp về đẩy mạnh cơ giới hóa và chế biến nông sản.

2.7. Nhóm giải pháp về đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

2.8. Nhóm giải pháp về đổi mới loại hình tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hướng tăng cường liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản theo Quyết định 62/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

2.9. Nhóm giải pháp về môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

2.10. Giải pháp huy động vốn.

3. Tổ chức thực hiện

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở ngành, UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa công bố công khai quy hoạch theo quy định đến các tổ chức, đơn vị biết, thực hiện.

- Phối hợp với các sở, ngành chức năng, UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa triển khai các nhóm giải pháp thực hiện quy hoạch, xây dựng kế hoạch phát triển, tổ chức triển khai các dự án theo thứ tự ưu tiên đầu tư;

- Phối hợp các Sở, ngành, UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, quản lý quy hoạch hàng năm.

- Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa; Giám đốc các sở, ngành chức năng: Kế hoạch đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Công thương, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, trên cơ sở chức năng, quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình xây dựng Chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện tốt quy hoạch, đồng thời gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp theo dõi, xử lý.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Công thương, Khoa học và Công nghệ, Xây dựng; Giám đốc kho bạc nhà nước tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa, Thủ trưởng các ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- TT.Tỉnh Ủy;
- TT.HĐNĐ tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT.UBND tỉnh;
- Lưu VT, TH, KT, CNN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Võ Văn Chánh

 

 

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 4227/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

  • Số hiệu: 4227/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 31/12/2014
  • Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai
  • Người ký: Võ Văn Chánh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 31/12/2014
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản