Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4213/QĐ-UBND | Phan Rang-Tháp Chàm, ngày 11 tháng 7 năm 2008 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH NỘI QUY TIẾP CÔNG DÂN TẠI PHÒNG TIẾP CÔNG DÂN TỈNH NINH THUẬN
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2004 và năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo;
Căn cứ Quyết định số 100/2007/QĐ-UBND ngày 03 tháng 5 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định trình tự xử lý đơn, giao nhiệm vụ tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận;
Căn cứ Quyết định số 2116 QĐ/TH ngày 16 tháng 7 năm 1997 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thành lập Phòng Tiếp dân của tỉnh;
Xét đề nghị của Chánh Thanh tra tỉnh tại Tờ trình số 30/TTr-TTT ngày 27 tháng 12 năm 2007 và của Sở Nội vụ tại Tờ trình số 127/TTr-SNV ngày 26 tháng 3 năm 2008,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Nội quy tiếp công dân tại Phòng Tiếp công dân tỉnh Ninh Thuận (gồm 5 Điều).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Chánh Thanh tra tỉnh, Trưởng Phòng Tiếp công dân tỉnh và thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| CHỦ TỊCH |
NỘI QUY TIẾP CÔNG DÂN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4213/QĐ-UBND ngày 11 tháng 7 năm 2008 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)
Người tiếp công dân, người đến khiếu nại, tố cáo tại Phòng Tiếp công dân thực hiện các quy định sau đây:
Điều 1. Người tiếp công dân có trách nhiệm:
1. Tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến khiếu nại, tố cáo.
2. Hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định pháp luật.
3. Giữ gìn bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo theo quy định của pháp luật.
4. Yêu cầu người khiếu nại, tố cáo cung cấp tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo của mình và ký xác nhận những nội dung đã trình bày.
5. Phải đeo thẻ công chức, ứng xử có văn hoá, lắng nghe, tôn trọng công dân; hướng dẫn, giải thích giúp người khiếu nại, tố cáo hiểu và thực hiện đúng quy định của pháp luật.
6. Việc tiếp công dân phải được ghi vào Sổ tiếp công dân và được lưu giữ tại nơi tiếp công dân.
Điều 2. Người khiếu nại, tố cáo có các quyền và nghĩa vụ:
1. Được hướng dẫn, giải thích về việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo.
2. Được khiếu nại, tố cáo về những hành vi sai trái, cản trở, gây phiền hà, sách nhiễu của người tiếp công dân.
3. Trực tiếp thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo hoặc cử đại diện trình bày với người tiếp công dân trong trường hợp có nhiều người khiếu nại, tố cáo về cùng một nội dung.
4. Xuất trình giấy tờ tùy thân, tuân thủ nội quy nơi tiếp công dân và thực hiện theo sự hướng dẫn của người tiếp công dân.
5. Trình bày trung thực sự việc, cung cấp tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo của mình và ký xác nhận những nội dung đã trình bày.
6. Khi trình bày xong sự việc, những việc đã có quyết định giải quyết hoặc hướng dẫn thì được thông báo ngay, còn những trường hợp khác người khiếu nại, tố cáo trở về chờ cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật, không được lưu lại tại nơi tiếp công dân.
7. Không được khiếu nại, tố cáo trong tình trạng say rượu, bia, chất kích thích, ...
Điều 3. Nghiêm cấm các hành vi:
1. Cản trở, gây phiền hà, sách nhiễu đối với công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
2. Gây rối trật tự ở nơi tiếp công dân, vu cáo, xúc phạm uy tín, danh dự của cơ quan Nhà nước, người thi hành nhiệm vụ, công vụ. Trường hợp vi phạm sẽ bị cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Lịch tiếp công dân của lãnh đạo tỉnh.
1. Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp công dân vào ngày 01 hằng tháng;
2. Lãnh đạo Hội đồng nhân dân tỉnh tiếp công dân vào ngày 15 hằng tháng.
Trường hợp ngày 01 hoặc ngày 15 hằng tháng trùng vào các ngày nghỉ theo quy định (thứ Bảy, Chủ nhật, Lễ, Tết hoặc bận công tác đột xuất không thể xếp lịch đúng thời gian quy định) thì thời gian tiếp công dân sẽ được thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo trong tháng.
Điều 5. Thời gian tiếp công dân:
- Buổi sáng: từ 8 giờ 00 - 11 giờ 30;
- Buổi chiều: từ 13 giờ 30 - 17 giờ./.
- 1Quyết định 09/2013/QĐ-UBND ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Văn phòng Tiếp công dân Thành phố Hồ Chí Minh
- 2Quyết định 2578/QĐ-UBND năm 2013 về Quy chế tiếp công dân của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
- 3Quyết định 927/QĐ-UBND năm 2013 về Nội quy tiếp công dân của tỉnh Hà Nam
- 4Quyết định 131/2000/QĐ.UBNDT ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Phòng Tiếp công dân tỉnh Sóc Trăng
- 5Quyết định 1681/QĐ-UBND năm 2014 về Nội quy tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân tỉnh Thừa Thiên Huế
- 6Quyết định 1692/QĐ-UBND năm 2014 Nội quy tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân tỉnh Phú Yên
- 7Quyết định 59/QĐ-UBND năm 2015 về Nội quy tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân tỉnh Yên Bái
- 8Quyết định 462/QĐ-UBND năm 2015 về Nội quy Tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân tỉnh Sơn La
- 9Quyết định 1343/QĐ-UBND năm 2011 về chuyển giao Phòng tiếp công dân tỉnh Khánh Hòa do Thanh tra tỉnh Khánh Hòa quản lý về trực thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa
- 1Luật Khiếu nại, tố cáo sửa đổi 2005
- 2Nghị định 136/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo
- 3Luật Khiếu nại, tố cáo 1998
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Luật Khiếu nại, Tố cáo sửa đổi 2004
- 6Quyết định 09/2013/QĐ-UBND ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Văn phòng Tiếp công dân Thành phố Hồ Chí Minh
- 7Quyết định 100/2007/QĐ-UBND quy định trình tự xử lý đơn, giao nhiệm vụ tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 8Quyết định 2578/QĐ-UBND năm 2013 về Quy chế tiếp công dân của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
- 9Quyết định 927/QĐ-UBND năm 2013 về Nội quy tiếp công dân của tỉnh Hà Nam
- 10Quyết định 131/2000/QĐ.UBNDT ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Phòng Tiếp công dân tỉnh Sóc Trăng
- 11Quyết định 1681/QĐ-UBND năm 2014 về Nội quy tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân tỉnh Thừa Thiên Huế
- 12Quyết định 1692/QĐ-UBND năm 2014 Nội quy tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân tỉnh Phú Yên
- 13Quyết định 59/QĐ-UBND năm 2015 về Nội quy tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân tỉnh Yên Bái
- 14Quyết định 462/QĐ-UBND năm 2015 về Nội quy Tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân tỉnh Sơn La
- 15Quyết định 1343/QĐ-UBND năm 2011 về chuyển giao Phòng tiếp công dân tỉnh Khánh Hòa do Thanh tra tỉnh Khánh Hòa quản lý về trực thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa
Quyết định 4213/QĐ-UBND năm 2008 về nội quy tiếp công dân tại Phòng Tiếp công dân do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- Số hiệu: 4213/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 11/07/2008
- Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Thuận
- Người ký: Hoàng Thị Út Lan
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra