Hệ thống pháp luật

 ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4183/QĐ-UBND

Nghệ An, ngày 19 tháng 9 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN: PHÁT TRIỂN CAO SU TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2011 – 2015

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND-UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ các quy định hiện hành về quản lý Đầu tư và Xây dựng;

Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Báo cáo thẩm định số 331/BC-NN.KHTC ngày 06 /09/2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án: Phát triển cao su tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011 - 2015, với các nội dung chủ yếu như sau:

1. Tên đề án: Phát triển cao su tỉnh Nghệ An giai đoạn 22011 - 2015.

2. Đơn vị tư vấn lập đề án: Đoàn Quy hoạch Nông nghiệp và Thủy lợi Nghệ An.

3. Mục tiêu đề án

a) Mục tiêu tổng quát

Trên cơ sở phát huy lợi thế của vùng, sử dụng hợp lý và khai thác hiệu quả quỹ đất để đẩy mạnh công tác trồng mới, tiếp tục đầu tư chăm sóc, khai thác diện tích cao su hiện có, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào phát triển sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng mủ cao su. Từng bước đầu tư, nâng cấp công nghệ và năng lực chế biến đáp ứng nhu cầu chế biến cao su, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Phấn đấu đến năm 2015 toàn tỉnh có 22.663 ha cao su, năng suất mủ khô đạt 14 tạ/ha, sản lượng 8.204 tấn mủ khô. Góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 17.

b) Mục tiêu cụ thể

Từ năm 2011 - 2015, trồng mới thêm 15.250 ha để đến năm 2015 tỉnh Nghệ An có tổng diện tích cao su là 22.663 ha, trong đó diện tích kinh doanh đạt 5.860 ha; năng suất mủ khô đạt 14,0 tạ/ha; sản lượng mủ khô đạt 8.204 tấn theo mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, cụ thể:

Hạng mục

Mục tiêu NQ ĐH 17

Kế hoạch 2011 - 2015

2011

2012

2013

2014

2015

Tổng diện tích:

22.663

12.878

15.878

18.663

20.663

22.663

Diện tích kiến thiết cơ bản (ha)

16.803

9.178

11.678

13.963

15.463

16.803

Diện tích kinh doanh (ha)

5.860

3.700

4.200

4.700

5.200

5.860

Năng suất (tạ/ha)

14,0

13,0

13,3

13,6

13,8

14,0

Sản lượng mủ khô (tấn)

8.204

4.810

5.586

6.392

7.176

8.204

Diện tích trồng mới (ha)

15.250

4.000

3.000

2.785

2.000

2.000

4. Kết quả thực hiện 2011 - 2012

a) Về diện tích: Đến năm 2012, tổng diện tích cao su toàn tỉnh là 8.443 ha/KH 15.878 ha, đạt 53,17 % kế hoạch, tăng 1.030 ha so với năm 2010. Trong đó: diện tích trồng mới 1.030 ha/KH 7.000 ha, đạt 14,71 %; diện tích trồng mới trên đất sản xuất nông nghiệp là 276 ha và trên đất lâm nghiệp là 754 ha, tập trung ở các huyện Nghĩa Đàn, thị xã Thái Hòa, Quỳ Hợp và huyện Tân Kỳ và Anh Sơn.

b) Về năng suất mủ khô: Năm 2012, năng suất bình quân là 12,6 tạ/ha/KH 13,3 tạ/ha, đạt 94,74 % kế hoạch.

c) Về sản lượng mủ khô: Năm 2012, sản lượng mủ khô là 4.646 tấn/KH 5.586 tấn, đạt 83,17 % kế hoạch.

5. Kế hoạch phát triển cao su 2013 - 2015

a) Quy mô diện tích và địa bàn bố trí

Để đạt được mục tiêu đến năm 2015 diện tích cao su Nghệ An 22.663 ha, trong 03 năm tới cần tập trung đầu tư trồng mới diện tích 14.220 ha, bố trí trên địa bàn các huyện, thị như sau:

Đơn vị

Tổng DT quy hoạch (ha)

DT cao su hiện có (ha)

DT trồng mới (ha)

Toàn tỉnh:

22.663

8.443

14.220

Huyện Nghĩa Đàn

4.320

2.400

1.920

Thị xã Thái Hòa

1.681

1.656

25

Huyện Quỳ Hợp

2.000

1.229

771

Huyện Tân Kỳ

4.500

2.346

2.154

Huyện Quỳ Châu

2.480

94

2.386

Huyện Quế Phong

2.500

0

2.500

Huyện Anh Sơn

2.600

450

2.150

Huyện Thanh Chương

2.582

268

2.314

b) Tiến độ trồng mới đến năm 2015

Để đạt được mục tiêu đến năm 2015 diện tích cao su Nghệ An 22.663 ha, tổ chức chỉ đạo trồng mới 14.220 ha:

Trong đó: Năm 2013 trồng mới: 2.220 ha.

 Năm 2014 trồng mới: 6.000 ha.

 Năm 2015 trồng mới: 6.000 ha.

Tiến độ trồng mới cụ thể như sau:

TT

Đơn vị

DT trồng mới (ha)

Tiến độ trồng mới (ha)

Trên hiện trạng sử dụng đất (ha)

2013

2014

2015

Đất SX NN

Đất LN

 

Tổng:

14.220

2.220

6.000

6.000

2.021

12.199

1

Công ty CP Đầu tư phát triển Cao su Nghệ An

7.000

1.200

2.900

2.900

 

7.000

2

Công ty Trách nhiệm hữu hạn MTV Cà phê - cao su Nghệ An

1.000

200

500

300

950

50

3

Công ty Trách nhiệm hữu hạn MTV Lâm nông nghiệp Sông Hiếu

2.000

200

900

900

 

2000

4

Công ty Trách nhiệm hữu hạn Kiều Phương

400

100

100

200

 

400

5

Đơn vị, doanh nghiệp khác

1.320

270

525

525

450

870

6

Hộ nông dân

2.500

250

1.075

1.175

621

1.879

c) Đầu tư công nghệ chế biến sản phẩm

Từng bước đầu tư, nâng cấp công nghệ và năng lực chế biến phù hợp với nhu cầu chế biến của từng vùng nguyên liệu, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cao su, hạn chế sản phẩm thô. Trong đó ưu tiên lựa chọn công nghệ chế biến mủ cao su cốm có thành phẩm RSV 3L, RSV 5L, RSV 10L,...

6. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu

a) Rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch và bố trí diện tích trồng cao su đến năm 2015.

Tập trung rà soát lại quỹ đất, điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển cao su cho các địa phương, doanh nghiệp; quan tâm chỉ đạo công tác giải phóng mặt bằng, liên danh, liên kết với người dân để có đủ diện tích đất trồng mới theo đúng kế hoạch.

b) Giải pháp về Khoa học kỹ thuật, công nghệ và khuyến nông

- Về giống: Sử dụng các giống cao su RRIM 712, RRIC 121, LH83/85, GT1, Lai hoa,… là những giống thích hợp nhất vì có khả năng chống chịu rét, chịu được gió bão, sinh trưởng tốt với điều kiện tự nhiên tại địa phương. Tiếp tục nghiên cứu khảo nghiệm giống để sớm đưa vào sản xuất các giống: RRIM 600, RRIM 712, GT1 và các giống có tiềm năng khác.

Đối với cao su trồng trên đất lâm nghiệp tại các huyện Thanh Chương, Anh Sơn, Quế Phong,... cần tiếp tục nghiên cứu để chọn bộ giống phù hợp với điều kiện tiểu vùng sinh thái.

- Công tác sản xuất giống: Sản xuất theo quy trình tum, tum bầu, bầu cắt ngọn. Kết hợp các cơ sở giống, nhân giống phía Nam để nhập và liên kết sản xuất giống trên địa bàn có bố trí trồng mới cao su.

- Khuyến nông, chuyển giao tiến bộ KHKT: để chuyển giao kỹ thuật, tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho người dân về quy trình kỹ thuật trồng mới, chăm sóc và áp dụng các quy trình khai thác, chế biến theo đúng tiêu chuẩn.

c) Giải pháp về đầu tư và vốn đầu tư

- Khái toán tổng vốn đầu tư: 2.148.000 triệu đồng, trong đó:

+ Trồng mới, chăm sóc CS KTCB (trồng mới: 40 triệu đồng/ha, chăm sóc KTCB 6 năm: 100 triệu đồng/ha): 14.220 ha x 140 triệu = 1.990.800 triệu đồng.

+ Chăm sóc CSKD: 5.860 ha x 20 triệu = 117.200 triệu đồng.

+ Đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở chế biến: 25.000 triệu đồng.

+ Đầu tư giao thông, thủy lợi: (ước tính) 15.000 triệu đồng.

- Nguồn vốn đầu tư: Để thực hiện đề án, cần đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư. Trong đó: Vốn của các doanh nghiệp sản xuất cao su và vốn của các hộ dân trồng cao su là hai nguồn vốn chính; Nhà nước hỗ trợ thông qua các cơ chế chính sách hiện hành và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác.

d) Giải pháp về nguồn nhân lực

- Chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ; cần có cơ chế chính sách thu hút hợp lý nguồn lao động có trình độ cao về phục vụ trong ngành cao su. Thực hiện đào tạo, đào tạo lại lực lượng cán bộ, công nhân kỹ thuật nhằm đảm ứng ngày càng cao yêu cầu của sản xuất.

- Đào tào, nâng cao trình độ kỹ thuật cho người lao động từ khâu làm đất, chọn giống, chăm sóc và thu hoạch nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, kéo dài chu kỳ kinh doanh của cây cao su.

- Tổ chức các khóa đào tạo cơ bản, tổ chức các buổi hội thảo, phổ biến các tài liệu, thông tin khoa học kỹ thuật đến các hộ gia đình, giúp người dân nắm vững các kiến thức trong sản xuất và xây dựng, phát triển tốt vườn cây của mình.

e) Giải pháp về cơ chế chính sách

- Nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung Quyết định 09/2012/QĐ-UBND ngày 04/02/2012 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định một số chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2012 – 2015 về chính sách hỗ trợ đối với cây cao su.

- Tạo điều kiện trong việc đền bù giải phóng mặt bằng cho các chủ đầu tư thuê đất để đầu tư phát triển cao su.

- Nghiên cứu bổ sung nguồn vốn cho các Công ty TNHH MTV nông lâm nghiệp theo chủ trương của Thủ tưởng Chính phủ đảm bảo vốn cho các công ty này đầu tư phát triển cao su.

- Chính sách về tính dụng: Các ngân hàng thương mại ưu tiên bố trí vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển cao su. Cần có mức vay, thời hạn vay, lãi suất vay phù hợp và cần có chính sách tín dụng ưu tiên, ưu đãi để khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển cao su.

f) Giải pháp về thị trường

- Xây dựng chính sách và chiến lược phát triển lâu dài, toàn diện đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Tiếp tục đổi mới công nghệ chế biến, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường các chủng loại sản phẩm như SVR 10, SVR 20, cao su ly tâm và mủ tờ xông khói, giảm các sản phẩm SVR 3L. Qua đó nhằm giảm lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc, hướng tới các thị trường có tăng trưởng kinh tế cao (như Tây Âu, Bắc Mỹ,...), hạn chế xuất khẩu thô.

- Mở rộng quan hệ quốc tế để trao đổi thông tin, tăng cường xúc tiến thương mại để giới thiệu, chủ động tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cao su của tỉnh Nghệ An.

- Thành lập Hiệp hội cao su Nghệ An để thống nhất quy trình sản xuất, kế hoạch, tìm kiếm thị trường; tham gia vào hiệp hội cao su Việt Nam.

- Xây dựng chính sách và chiến lược phát triển lâu dài, toàn diện đảm bảo cho sự phát triển bền vững.

Điều 2. Tổ chức chỉ đạo, thực hiện đề án

1. Phương thức tổ chức thực hiện

Để đạt mục tiêu đề ra, việc tổ chức thực hiện đề án phải tuân thủ theo các quy định của nhà nước, thực hiện theo các hình thức:

a) Chỉ cho các doanh nghiệp thuê một phần diện tích đất ở những nơi có đủ điều kiện thuê đất để phát triển cao su đảm bảo chủ động nguồn nguyên liệu, xây dựng nhà máy, xây dựng vườn ươm, trồng thực nghiệm... phần còn lại áp dụng hình thức liên doanh, liên kết với các chủ sử dụng đất, đảm bảo hài hòa lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của nhân dân.

b) Các doanh nghiệp phối hợp với các hộ dân, đơn vị có đất góp vốn, cổ phần bằng quyền sử dụng đất để phát triển cao su.

2. Trách nhiệm các Sở, Ngành có liên quan

a) Sở Nông nghiệp và PTNT:

- Chủ trì, phối hợp với các ngành các cấp hướng dẫn, tổ chức quản lý và chỉ đạo thực hiện có hiệu quả đề án đã được phê duyệt. Giám sát việc thực hiện đề án, tham mưu UBND tỉnh giải quyết các vướng mắc liên quan đến việc triển khai thực hiện đề án.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát quỹ đất phát triển cao su đến năm 2015 và tiếp tục rà soát điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cao su đến năm 2020 phù hợp với tình hình và điều kiện trong từng giai đoạn.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các sở ngành liên quan tham mưu trình UBND, HĐND điều chỉnh, bổ sung chính sách phát triển cao su tiểu điền.

- Tiếp tục hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc cao su.

- Quản lý tốt chất lượng cây giống cao su.

- Chỉ đạo các địa phương, doanh nghiệp thực hiện tốt công tác quản lý vùng nguyên liệu, thu mua, chế biến, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cao su.

c) Sở Tài chính 

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các sở ngành có liên quan tham mưu trình UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung chính sách phát triển cao su tiểu điền.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương để tham mưu trình UBND tỉnh bố trí, cấp phát kinh phí hỗ trợ phát triển cao su theo dự toán hàng năm hoặc bổ sung theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; thẩm định, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư và bổ sung vốn cho các Công ty TNHH MTV nông lâm nghiệp để phát triển sản xuất cao su trên cơ sở điều kiện của ngân sách.

d) Sở Tài nguyên và Môi trường

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các địa phương, đơn vị rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, quỹ đất phát triển cao su.

- Chủ trì, phối hợp các Sở, ngành, địa phương để tham mưu trình UBND tỉnh quyết định thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, giải quyết tranh chấp, khiếu nại,... theo quy định hiện hành đảm bảo thực hiện việc phát triển cao su theo đề án phê duyệt có hiệu quả.

e) Sở Khoa học và Công nghệ:

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tham mưu UBND tỉnh thực hiện các nội dung của đề án liên quan đến lĩnh vực quản lý. Trong đó, bố trí đề tài nghiên cứu giống và các biện pháp kỹ thuật đối với cây cao su trồng trên đất lâm nghiệp ở với các tiểu vùng sinh thái như: Thanh Chương, Anh Sơn, Quế Phong,… đảm bảo cây cao su sinh trưởng, phát triển tốt cho năng suất cao, chất lượng mủ tốt.

f) Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tham mưu UBND tỉnh thực hiện các nội dung của đề án liên quan đến lĩnh vực quản lý. Trong đó, đối với các doanh nghiệp đã được phê duyệt dự án, quy hoạch đất, cho thuê đất để phát triển cao su, nếu không triển khai thực hiện hoặc thực hiện không đúng tiến độ đã cam kết, tham mưu UBND tỉnh hủy bỏ, thu hồi giấy chứng nhận đầu tư theo quy định hiện hành để bàn giao đất cho các doanh nghiệp khác có đủ năng lực để phát triển cao su.

g) Các Sở, Ban, Ngành khác có liên quan: Thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ theo thẩm quyền được giao; phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT trong tổ chức thực hiện đề án; tham mưu cho UBND tỉnh về những vấn đề liên quan lĩnh vực ngành của mình quản lý, giải quyết các vướng mắc để thực hiện đề án có hiệu quả.

3. UBND các huyện, thị trong vùng đề án

a) Phối hợp với các cơ quan có liên quan, các doanh nghiệp triển khai thực hiện đề án và quản lý việc thực hiện đề án thuộc địa bàn quản lý có hiệu quả.

b) Phối hợp tốt với các đơn vị, cá nhân trong công tác giải phóng mặt bằng để cho các doanh nghiệp thuê đất trồng cao su (đối với diện tích đất thuê).

c) Tăng cường vai trò quản lý nhà nước trên địa bàn, chỉ đạo thực hiện trồng mới, chăm sóc diện tích cao su trên địa bàn đối với diện tích cao su tiểu điền.

d) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các doanh nghiệp sản xuất cao su trên địa bàn, đẩy mạnh hoạt động khuyến nông, hướng dẫn tập huấn kỹ thuật cho bà con nông dân từ trồng mới, chăm sóc đến thu hoạch theo đứng quy trình kỹ thuật.

e) Phối hợp với các doanh nghiệp triển khai việc liên doanh, liên kết với các hộ dân để phát triển cao su trên địa bàn.

4. Các doanh nghiệp trồng và chế biến cao su

a) Bố trí đủ nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư phát triển cao su như đã cam kết; đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng cao su. Đầu tư xây dựng nhà máy chế biến mủ cao su phù hợp với quy mô vùng nguyên liệu.

b) Triển khai liên doanh, liên kết với hộ gia đình để trồng cao su; hưỡng dẫn, hỗ trợ nông dân trong quá trình mở rộng diện tích cao su, thu mua nguyên liệu thông qua hợp đồng kinh tế.

c) Làm tốt công tác tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật; cung ứng giống, vật tư, phân bón,… đảm bảo chất lượng cho người trồng cao su.

d) Tìm kiếm thị trường xuất khẩu, trên cơ sở giá bán sản phẩm để điều chỉnh giá thu mua mủ cao su hợp lý, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa người trồng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ; Chủ tịch UBND các huyện, thị: Nghĩa Đàn, Thái Hòa, Quỳ Hợp, Tân Kỳ, Quỳ Châu, Quế Phong, Anh Sơn, Thanh Chương; các doanh nghiệp; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đinh Viết Hồng

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 4183/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án Phát triển cao su tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011 - 2015

  • Số hiệu: 4183/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 19/09/2013
  • Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
  • Người ký: Đinh Viết Hồng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản