Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ Y TẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4159/QĐ-BYT | Hà Nội, ngày 28 tháng 8 năm 2021 |
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2007;
Căn cứ Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20/6/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn về cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Hướng dẫn lựa chọn và sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân trong phòng, chống bệnh dịch COVID-19.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.
Điều 3. Thay thế nội dung “Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân” tại “Hướng dẫn Phòng và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh” ban hành kèm theo Quyết định số 5188/QĐ-BYT ngày 14/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế và nội dung “Hướng dẫn về lựa chọn việc sử dụng bộ trang phục phòng chống dịch COVID-19” tại “Hướng dẫn tạm thời về kỹ thuật, phân loại và lựa chọn bộ trang phục phòng, chống dịch COVID-19 ban hành kèm theo Quyết định số 1616/QĐ-BYT ngày 08/4/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Điều 4. Các Ông, Bà: Chánh Văn phòng Bộ; Chánh Thanh tra Bộ; Vụ trưởng, Cục trưởng các Vụ, Cục thuộc Bộ Y tế; Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống bệnh dịch COVID-19 của các tỉnh, thành phố; Giám đốc các Bệnh viện, Viện trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng Y tế Ngành chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
DANH SÁCH BAN BIÊN SOẠN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4159/QĐ-BYT ngày 28 tháng 08 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Chỉ đạo biên soạn | ||
PGS.TS. Nguyễn Trường Sơn | Thứ trưởng Bộ Y tế | |
Chủ biên | ||
PGS.TS. Lương Ngọc Khuê | Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế | |
Tham gia biên soạn và thẩm định | ||
ThS. Nguyễn Trọng Khoa | Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế | |
TS. Vương Ánh Dương | Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế | |
ThS. Hà Thị Kim Phượng | Trưởng Phòng Điều dưỡng - Dinh dưỡng - Kiểm soát nhiễm khuẩn, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế | |
ThS. Nguyễn Thị Thanh Tâm | Cục Quản lý Môi trường y tế, Bộ Y tế | |
ThS. Lê Thị Hồng Minh | Vụ Trang thiết bị và công trình y tế, Bộ Y tế | |
TS.BS. Nguyễn Thị Hồng Diễm | Phó trưởng phòng Kiểm soát bệnh không lây nhiễm, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế | |
TS. Vũ Quang Hiếu | Nhóm bệnh truyền nhiễm, Văn phòng WHO tại Việt Nam | |
TS. Bùi Hiền | Trưởng nhóm Xét nghiệm, CDC Hoa Kì tại Việt Nam | |
PGS. TS. Nguyễn Việt Hùng | Phó Chủ tịch Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn Hà Nội | |
PGS. TS. Lê Thị Anh Thư | Chủ tịch Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn, TP. Hồ Chí Minh | |
ThS. Trần Hữu Luyện | Phó Chủ tịch Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn Thừa Thiên Huế | |
TS. Nguyễn Thị Thanh Hà | Phó Chủ tịch Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn TP. HCM | |
PGS. TS. Đinh Vạn Trung | Nguyên Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 | |
PGS. TS. Kiều Chí Thành | Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Quân Y 103 | |
ThS. Nguyễn Thành Huy | Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, BV đa khoa trung ương Huế | |
TS. Phùng Mạnh Thắng | Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Chợ Rẫy | |
TS. Lê Kiến Ngãi | Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Nhi TƯ | |
TS. Nguyễn Văn Hiếu | Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn , Bệnh viện Mắt TƯ | |
BS. Huỳnh Thị Vân | Trưởng khoa KSNK, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định | |
ThS. Đoàn Văn Hiển | Trưởng khoa KSNK, BV Hữu nghị Việt Tiệp - Hải Phòng | |
ThS. Lê Thị Thanh Thủy | Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, BV Nhi đồng 1 | |
Thư ký biên soạn | ||
ThS. Đoàn Quỳnh Anh | Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế | |
ThS. Trần Ninh | Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế | |
|
|
|
LỰA CHỌN VÀ SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN PHÒNG HỘ CÁ NHÂN TRONG PHÒNG, CHỐNG BỆNH DỊCH COVID-19
(Ban hành theo Quyết định số 4159/QĐ-BYT ngày 28/08/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
1. Phạm vi
Hướng dẫn này quy định tối thiểu về việc lựa chọn và sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân (PHCN) trong phòng, chống bệnh dịch COVID-19.
2. Đối tượng
Tất cả công chức, viên chức, người lao động làm việc tại: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Cơ sở thu dung, điều trị người nhiễm SARS-CoV-2; cơ sở cách ly theo dõi người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2; theo dõi chăm sóc người nhiễm, nghi nhiễm SARS-CoV-2 tại nhà; các chốt trong khu vực cách ly, tổ COVID-19, khu vực lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2, tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại cộng đồng; khu vực nhập/xuất cảnh người, hàng hóa; vận chuyển người nhiễm, nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2 và các đối tượng liên quan trực tiếp đến người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2 trong các hoạt động phòng, chống dịch khác.
3. Phương tiện phòng hộ cá nhân
Phương tiện PHCN sử dụng trong phòng, chống bệnh dịch COVID-19 phải đáp ứng được các tiêu chuẩn về phòng, chống lây nhiễm tác nhân SARS-CoV-2 do Bộ Y tế và các cơ quan có thẩm quyền ban hành, bao gồm các phương tiện:
3.1. Găng tay
3.1.1. Găng tay y tế: Bao gồm găng tay sạch hoặc găng tay vô khuẩn (găng tay phẫu thuật) tùy thuộc vào tình huống tiếp xúc với người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2.
3.1.2. Găng tay vệ sinh: Dùng trong vệ sinh bề mặt môi trường, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải, xử lý dụng cụ y tế.
3.2. Khẩu trang
3.2.1 Khẩu trang y tế: Đạt tiêu chuẩn về khẩu trang y tế thông thường hoặc khẩu trang y tế phòng nhiễm khuẩn.
3.2.2. Khẩu trang hiệu suất lọc cao: Đạt các tiêu chuẩn của Bộ Y tế về khẩu trang có hiệu suất lọc cao. Sau đây trong Hướng dẫn này gọi tắt khẩu trang hiệu suất lọc cao là khẩu trang N95.
3.3. Bộ trang phục phòng hộ cá nhân
3.3.1. Kiểu dáng/thiết kế: bộ quần áo liền, có mũ hoặc quần áo rời hoặc áo choàng chống dịch (dài che kín người).
3.3.2. Một số yêu cầu kỹ thuật cơ bản:
- Được sản xuất từ chất liệu vải không dệt, chống thấm, có khả năng bảo vệ chống vi sinh vật xâm nhập theo đường dịch được chia các cấp độ quy định, dễ sử dụng, mặc thoáng mát, không gây khó chịu quá mức cho người sử dụng, phần mũ liền bo kín được khuôn mặt (hở phần mắt đảm bảo cho người sử dụng không bị giới hạn trường nhìn). Không gây dị ứng cho người mặc. Bề mặt phải sạch sẽ, các viền chắc chắn, kín khít.
- Kích thước: Thiết kế phù hợp với kích cỡ người sử dụng (chiều cao, cân nặng).
- Áo choàng chống dịch: Thiết kế dài tay bao phủ toàn thân từ cổ đến đầu gối, cổ áo tối thiểu phải che kín đến khớp ức đòn, có dây buộc hoặc khuy cố định áo phía sau lưng.
- Yêu cầu hiệu suất rào cản: hiệu suất rào cản của bộ mũ, áo, quần dạng liền (hoặc rời hoặc áo choàng chống dịch) và bao giầy theo quy định của Bộ Y tế.
3.4. Tạp dề bán thấm: vật liệu chống thấm, cột dây hoặc đeo quanh cổ
3.5. Mũ: che kín đầu, tóc, tai
3.6. Ủng bảo hộ: dài qua bắp chân, vật liệu có thể tái sử dụng
3.7. Bao giầy: bán thấm/chống thấm, che phủ bàn chân, bắp chân có dây cố định tránh tuột và bao phủ được ống quần mặc bên trong.
3.8. Tấm che mặt: Kích thước che hoàn toàn 2 bên tai và chiều dài của khuôn mặt, được làm bằng nhựa trong, dẻo. Có thể làm sạch và khử trùng (dùng 1 hoặc nhiều lần). Dây đeo có thể điều chỉnh phù hợp với cỡ đầu. Bảo đảm trường nhìn. Chống mờ do hơi nước. Cung cấp tầm nhìn tốt cho người sử dụng. Không làm biến dạng hình ảnh.
3.9. Kính bảo hộ (sau đây gọi tắt là kính): bao gồm loại gọng cài tai hoặc loại dây đeo sau đầu. Mắt kính phải trong suốt (loại không làm biến dạng hình ảnh). Khung kính ôm hết khuôn mắt hoặc dạng che phủ hết mắt, hai bên thái dương. Thiết kế có thể làm sạch và khử trùng (dùng nhiều lần hoặc dùng 1 lần), chống mờ do hơi nước, cung cấp tầm nhìn tốt cho người đeo.
II. Lựa chọn phương tiện phòng hộ cá nhân
1. Nguyên tắc lựa chọn: Lựa chọn phương tiện PHCN phù hợp với phân cấp nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2 tại Bảng 1.
Bảng 1: Thành phần phương tiện PHCN tối thiểu theo phân cấp nguy cơ lây nhiễm
Cấp độ PHCN | Cấp độ nguy cơ lây nhiễm | Khẩu trang y tế | Khẩu trang N95 | Bộ quần áo liền hoặc rời | Áo choàng chống dịch | Tạp dề | Mũ hoặc trùm đầu | Găng tay y tế | Ủng 2 | Bao giày | Tấm che mặt hoặc kính |
Cấp độ 1 | Nguy cơ lây nhiễm thấp: (Không tiếp xúc trực tiếp người nhiễm, nghi nhiễm) |
|
|
|
|
|
| /- |
|
| /- |
Cấp độ 2 | Nguy cơ nhiễm trung bình: (Có thể tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm, nghi nhiễm) |
|
|
|
|
|
| /- |
|
|
|
Cấp độ 3 | Nguy cơ lây nhiễm cao: (Tiếp xúc trực tiếp với: người nhiễm không có can thiệp hô hấp, thủ thuật xâm lấn, tạo khí dung; mẫu bệnh phẩm hô hấp xét nghiệm COVID-19) | # | # | /- |
|
| /- |
|
| ||
Cấp độ 4 | Nguy cơ lây nhiễm rất cao: (Tiếp xúc trực tiếp người nhiễm có can thiệp hô hấp, thủ thuật xâm lấn, tạo khí dung; khu xử lý, khâm liệm tử thi; giám định pháp y tử thi người nhiễm, nghi nhiễm) |
|
|
|
| /- |
|
| /- |
|
|
Ghi chú: ( ) Cần có tối thiểu; ( /-) Có thể sử dụng, có thể không tùy theo tình huống cụ thể; (#) Có thể sử dụng 1 trong 2 loại
2. Thành phần phương tiện phòng hộ cá nhân tối thiểu cho một số khu vực, hoạt động phòng, chống COVID-19
Bảng 2: Thành phần phương tiện PHCN tối thiểu của một số khu vực, hoạt động phòng, chống COVID-19
Cấp độ PHCN | Khu vực/hoạt động | Khẩu trang y tế | Khẩu trang N95 | Bộ quần áo liền hoặc rời | Áo choàng chống dịch | Tạp dề | Mũ hoặc trùm đầu | Găng tay y tế | Ủng | Bao giày | Tấm che mặt hoặc kính | ||||||||||
1. Trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh | |||||||||||||||||||||
Cấp độ 1 | Khu vực hành chính không tiếp xúc với NB |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ||||||||||
Nhân viên tại các khoa lâm sàng, cận lâm sàng thông thường |
|
|
|
|
|
| /- |
|
| /- | |||||||||||
Cấp độ 2 | Tiếp đón, phân luồng, khai báo y tế |
|
|
|
|
|
| /- |
|
|
| ||||||||||
Tiêm vắc xin COVID-19 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |||||||||||
Cấp độ 3 | Khám sàng lọc COVID-19 | # | # |
|
|
|
|
|
| ||||||||||||
Tiếp xúc F0 không có can thiệp hô hấp, thủ thuật xâm lấn, tạo khí dung | # | # |
|
|
|
|
|
| |||||||||||||
Cấp cứu người không khai thác được nguy cơ | # | # |
|
|
|
|
|
| |||||||||||||
Hộ tống, vận chuyển người/thi hài nhiễm, nghi nhiễm | # | # |
|
|
|
|
|
| |||||||||||||
Xét nghiệm nhanh kháng nguyên |
|
| # |
|
|
|
|
|
| ||||||||||||
Vận chuyển, xử lý dụng cụ, đồ vải, dụng cụ sử dụng lại liên quan đến COVID-19 | # |
|
| /- |
|
|
|
|
| ||||||||||||
Thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải liên quan đến COVID- 19 | # |
|
| /- |
|
|
|
|
| ||||||||||||
Xử lý mẫu, xét nghiệm mẫu bệnh phẩm hô hấp COVID-19 tại phòng XN có tủ an toàn sinh học cấp 2 trở lên |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |||||||||||
Cấp độ 4 | Tiếp xúc trực tiếp F0 có can thiệp hô hấp và các thủ thuật xâm lấn, tạo khí dung, phẫu thuật1 |
|
| # |
|
|
|
|
|
| |||||||||||
2. Tại cộng đồng | |||||||||||||||||||||
Cấp độ 1 | Trực chốt gác các khu vực cách ly cộng đồng |
|
|
|
|
|
| /- |
|
|
| ||||||||||
Cấp độ 2 | Đội điều tra, truy vết tại cộng đồng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ||||||||||
Tiếp xúc trực tiếp F1 trong khu cách ly |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |||||||||||
Nhân viên tiêm vắc xin |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |||||||||||
Cấp độ 3 | Đội lấy, bảo quản, vận chuyển mẫu bệnh phẩm hoặc thực hiện XN nhanh kháng nguyên |
|
| # |
|
|
|
|
|
| |||||||||||
Tiếp xúc trực tiếp F0 được cách ly tại nhà | # | # |
|
|
|
|
|
| |||||||||||||
3. Tại khu vực cách ly tập trung theo dõi F1 | |||||||||||||||||||||
Cấp độ 1 | Khu hành chính |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ||||||||||
Trạm gác |
|
|
|
|
|
|
|
|
| /- | |||||||||||
Nhân viên cấp đồ cho người cách ly |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |||||||||||
Cấp độ 2 | Khu vực tiếp đón người cách ly |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ||||||||||
Nhân viên kiểm tra sức khỏe người cách ly |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |||||||||||
Cấp độ 3 | Tiếp xúc trực tiếp người xác định nhiễm trước khi chuyển | # | # |
|
|
|
|
|
| ||||||||||||
4. Tại khu vực nhập cảnh | |||||||||||||||||||||
Cấp độ 1 | Khu hành chính |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ||||||||||
Kiểm tra, vận chuyển hàng hóa nhập cảnh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |||||||||||
Bản kê khai nhập cảnh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |||||||||||
Bàn kê khai y tế |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: | - ( ): Cần có |
| - ( /-): Có thể sử dụng, có thể không tùy theo tình huống cụ thể |
| - (#): Có thể sử dụng 1 trong 2 loại |
| - Vệ sinh tay là một phần của phương tiện PHCN |
| - 1 Có thể sử dụng áo choàng chống dịch thay thế bộ quần áo liền hoặc rời tại khu vực ICU có áp lực âm hoặc đạt thông khí tối thiểu 12 luồng khí đổi mới mỗi giờ. |
III. Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân
1. Mang và tháo khẩu trang
1.1. Khẩu trang y tế
1.1.1. Kỹ thuật mang khẩu trang:
- Vệ sinh tay.
- Lấy khẩu trang, một tay cầm vào một cạnh bên.
- Đặt khẩu trang lên mặt, mặt chống thấm (màu xanh) quay ra ngoài, mặt thấm hút (màu trắng) quay vào trong. Một tay giữ mặt trước khẩu trang cố định trên mặt, một tay luồn một bên dây đeo qua tai sau đó làm ngược lại với bên kia.
- Dùng ngón hai đầu ngón tay trỏ ấn chỉnh thanh kim loại trên mũi sao cho ôm sát sống mũi và mặt.
- Dùng hai ngón tay cầm mép dưới của khẩu trang kéo nhẹ xuống dưới, đưa vào trong đề khẩu trang bám sát vào mặt dưới cằm.
1.1.2. Kỹ thuật tháo khẩu trang:
- Vệ sinh tay
- Dùng hai tay cầm phần dây đeo từ sau hai tai, tháo khỏi tai, giữ tay cầm dây đeo đưa khẩu trang ra phía trước và bở vào thùng đựng chất thải thải đúng quy định.
Lưu ý : Tháo khẩu trang bằng cách chỉ chạm vào dây đeo. Không chạm vào phần trước của khẩu trang.
- Vệ sinh tay.
1.2. Khẩu trang N95
1.2.1. Kỹ thuật mang khẩu trang:
- Vệ sinh tay.
- Lấy khẩu trang, đặt khẩu trang vào lòng bàn tay, úp khẩu trang vào sống mũi, miệng, phần có miếng kim loại ở phía trên mũi, để dây đeo thả tự do dưới bàn tay.
- Kéo dây đeo trên vòng qua đầu, để giữ ở phía trên tai. Kéo dây đeo dưới vòng qua đầu, để giữ ở phía dưới tai. Lưu ý không để hai dây bắt chéo nhau ở sau đầu.
- Kiểm tra và chỉnh lại dây đeo nếu bị xoắn, vặn.
- Dùng ngón trở và ngón giữa của hai tay đặt tại đỉnh sống mũi, ấn miếng kim loại sao cho vừa khít vùng mũi
- Kiểm tra độ kín của khẩu trang:
Úp hai tay vào bề mặt ngoài của khẩu trang.
Thử nghiệm hít vào: hít vào từ từ, nếu khẩu trang ôm kín mặt, áp lực âm làm cho khẩu trang bám sát vào khuôn mặt, khẩu trang kín sẽ hơi xẹp và không có luồng khí lọt qua. Nếu khẩu trang không ôm kín mặt, không khí sẽ qua khe hở giữa khẩu trang và mặt, cần điều chỉnh lại độ căng của dây đeo và làm lại thử nghiệm hít vào.
Thử nghiệm thở ra: thở ra mạnh, nếu khẩu trang ôm kín mặt, áp lực dương làm cho khẩu trang hơi phồng ra và không có luồng khí lọt vào. Nếu khẩu trang không ôm kín mặt, không khí sẽ qua khe hở giữa khẩu trang và mặt, cần điều chỉnh lại độ căng của dây đeo và làm lại thử nghiệm thở ra.
1.2.2. Kỹ thuật tháo khẩu trang:
- Tháo dây dưới bằng cách cầm vào phần dây sau đầu và nhấc qua khởi đầu, sau đó tháo dây trên qua khỏi đỉnh đầu, nhẹ nhàng đưa khẩu trang khỏi mặt. Lưu ý: tránh đề khẩu trang úp vào mặt và tránh tay chạm vào mặt trước khẩu trang khi tháo.
- Vệ sinh tay.
1.3. Những lưu ý khi mang và tháo khẩu trang
- Mang khẩu trang đúng chiều trên, dưới.
- Mang khẩu trang đúng mặt trong, ngoài.
- Không chạm tay vào mặt trong khẩu trang khi mang.
- Đặt khẩu trang cẩn thận để che kín miệng và mũi.
- Chỉnh gọng mũi và dây đeo để đảm bảo khẩu trang ôm sát sống mũi và khuôn mặt, không để không khí đi vào/ra qua khe hở giữa khẩu trang và mặt.
- Tay không chạm vào mặt trước khẩu trang khi loại bỏ khẩu trang.
- Sau khi loại bỏ hoặc bất cứ khi nào vô tình chạm vào khẩu trang đã sử dụng cần làm sạch tay bằng dung dịch VST có chứa cồn hoặc rửa tay bằng xà phòng và nước.
- Thay khẩu trang sau mỗi khi thực hiện thủ thuật sạch/vô khuẩn, ngay khi thấy khẩu trang bị nhiễm bẩn hoặc bị ẩm/ướt hoặc sau mỗi ca làm việc.
- Không sử dụng lại khẩu trang đã qua sử dụng.
- Khi lấy khẩu trang mới: Kiểm tra để không có lỗi, lỗ hổng hoặc vết bẩn.
2. Trình tự mang bộ trang phục phòng hộ cá nhân
Trước khi mang phương tiện PHCN cần kiểm tra số lượng, loại, kích cỡ phù hợp với người mang; kiểm tra chất lượng (đúng tiêu chuẩn quy định, không rách, thủng, hết hạn,...), sau đó lần lượt tiến hành các bước:
Bước 1: Vệ sinh tay.
Bước 2: Đi bao giầy.
Bước 3: Mặc áo choàng chống dịch hoặc bộ quần áo rời hoặc liền (mang tạp dề nếu có chỉ định).
Bước 4 : Vệ sinh tay.
Bước 5: Mang khẩu trang (khẩu trang y tế, hoặc N95).
Bước 6: Mang kính bảo hộ (đối với loại có gọng cài tai) nếu sử dụng kính.
Bước 7: Đội mũ trùm kín tóc, đầu, tai, dây đeo khẩu trang.
Bước 8: Mang tấm che mặt (nếu sử dụng tấm che mặt thay kính) hoặc kính bảo hộ (nếu là loại dây đeo ngoài mũ).
Bước 9: Mang găng theo chỉ định.
3. Trình tự tháo bỏ phương tiện phòng hộ cá nhân
3.1. Áo choàng y tế
Bước 1: Tháo găng. Khi tháo cuộn mặt trong găng ra ngoài, bỏ vào thùng đựng chất thải.
Bước 2: Vệ sinh tay.
Bước 3: Tháo dây buộc/khuy cài và tháo bỏ áo choàng, cuộn lại sao cho mặt trong của áo choàng lộn ra ngoài và bỏ vào thùng chất thải.
Bước 4 : Vệ sinh tay.
Bước 5: Tháo bỏ bao giầy, lộn mặt trong ra ngoài và bỏ vào thùng chất.
Bước 6: Vệ sinh tay.
Bước 7: Tháo tấm che mặt hoặc kính bảo hộ (nếu sử dụng loại có dây đeo ngoài mũ trùm đầu).
Bước 8: Vệ sinh tay.
Bước 9: Tháo bỏ mũ trùm bằng cách luồn tay vào mặt trong mũ.
Bước 10: Tháo kính bảo hộ (cầm gọng kính phần gọng/dây đeo bên trong mũ).
Bước 11: Tháo khẩu trang (cầm vào phần dây đeo phía sau đầu hoặc sau tai).
Bước 12: Vệ sinh tay.
3.2. Loại bộ rời
Bước 1: Tháo găng, khi tháo cuộn mặt trong găng ra ngoài, bỏ vào thùng đựng chất thải. (Nếu có mang tạp dề, phải vệ sinh tay mới tháo tạp dề, cởi dây dưới trước, dây trên sau, cuộn ngược mặt trong của tạp dề ra ngoài, bỏ vào thùng chất thải).
Bước 2: Vệ sinh tay.
Bước 3: Tháo bở áo choàng, cuộn mặt trong của áo choàng ra ngoài và bỏ thùng đựng chất thải
Bước 4: Vệ sinh tay.
Bước 5: Tháo bỏ quần và bao giầy cùng lúc, trong quá trình cởi bỏ luôn cuốn mặt trong của quần ra ngoài, kết thúc bỏ vào thùng chất thải.
Bước 6: Vệ sinh tay.
Bước 7: Tháo tấm che mặt (nếu có) hoặc kính (loại dây đeo),
Bước 8: Vệ sinh tay
Bước 9: Tháo bỏ mũ trùm bằng cách luồn tay vào mặt trong mũ.
Bước 10: Tháo kính (loại gọng cài trong mũ).
Bước 11: Tháo khẩu trang (cầm vào phần dây đeo phía sau đầu hoặc sau tai).
Bước 12: Vệ sinh tay.
3.3. Loại bộ liền
Bước 1: Tháo găng. Khi tháo cuộn mặt trong găng ra ngoài, bở vào thùng đựng chất thải (nếu có mang tạp dề, phải vệ sinh tay mới tháo tạp dề, cởi dây dưới trước, dây trên sau, cuộn ngược mặt trong của tạp dề ra ngoài, bỏ vào thùng chất thải).
Bước 2: Vệ sinh tay.
Bước 3: Tháo kính bảo hộ (loại dây đeo ngoài mũ) hoặc tấm che mặt.
Bước 4: Vệ sinh tay.
Bước 5: Tháo bỏ mũ, áo, quần, tháo kính (loại gọng cài trong mũ). Khi tháo để mặt trong của trang phục lộn ra ngoài và loại bỏ vào thùng gom chất thải.
Bước 6: Vệ sinh tay.
Bước 7: Tháo bao giầy, lộn mặt trong ra ngoài và bỏ vào thùng chất thải.
Bước 8: Vệ sinh tay.
Bước 9: Tháo khẩu trang (cầm vào phần dây đeo phía sau đầu hoặc sau tai).
Bước 10: Vệ sinh tay.
3.4. Lưu ý khi tháo bỏ phương tiện phòng hộ cá nhân
- Các phương tiện PHCN được tháo bỏ tại phòng đệm và cho ngay vào thùng chất thải lây nhiễm sau khi tháo bỏ. Luôn vệ sinh tay khi tháo bỏ tùng phương tiện PHCN.
- Khu vực mặc và tháo bỏ phương tiện PHCN phải là hai khu vực riêng biệt.
- Bộ quần áo mặc trong trang phục PHCN được thay và giặt tập trung sau mỗi ca làm việc.
4. Một số lưu ý khi sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân
1. Phương tiện PHCN chỉ hiệu quả khi áp dụng cùng với những biện pháp phòng ngừa lây nhiễm và kiểm soát nhiễm khuẩn khác.
2. Luôn có sẵn phương tiện PHCN và được bảo quản đúng quy định. Có kiểm tra số lượng hằng ngày để bảo đảm không thiếu phương tiện PHCN ngay cả trong tình huống khẩn cấp.
3. Nhân viên y tế phải được đào tạo kỹ về sử dụng phương tiện PHCN trước khi làm việc. Nội dung đào tạo bao gồm cả mang và tháo bỏ phương tiện PHCN.
4. Lựa chọn đúng chủng loại phương tiện PHCN theo từng tình huống công việc, kích cỡ phù hợp với người sử dụng.
5. Tuân thủ tuyệt đối quy trình mang và tháo bở phương tiện PHCN.
6. Tuyệt đối không mặc bộ trang phục PHCN trong ngủ, nghỉ, sinh hoạt, ăn uống.
7. Tuyệt đối không phun hóa chất khử khuẩn lên bề mặt trang phục PHCN trong bất kỳ tình huống nào và không tái sử dụng trang phục PHCN.
8. Không mặc bộ trang phục PHCN cho người bệnh, người nhà người bệnh trong bất kỳ tình huống nào.
9. Phương tiện PHCN sau sử dụng là chất thải lây nhiễm, phải được thu gom và xử lý như chất thải lây nhiễm.
10. Bộ trang phục PHCN dạng liền hoặc rời hoặc áo choàng chống dịch chỉ sử dụng một lần, thải bỏ ngay khi không còn làm việc hoặc đi ra khởi khu vực có nguy cơ lây nhiễm, khu vực mang và tháo bỏ phương tiện PHCN là riêng biệt. Xử lý tập trung bộ quần áo mặc trong bộ trang phục PHCN.
- Trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: Khoa/bộ phận KSNK chịu trách nhiệm đào tạo và kiểm tra, giám sát việc sử dụng phương tiện PHCN của NVYT.
- Trong các hoạt động phòng, chống dịch tại cộng đồng: Đơn vị tổ chức hoạt động phân công cá nhân có kinh nghiệm chịu trách nhiệm giám sát, hỗ trợ việc sử dụng phương tiện PHCN của những người tham gia hoạt động.
- Nội dung giám sát:
Luôn có sẵn phương tiện PHCN cho NVYT sử dụng khi cần.
Nhân viên y tế sử dụng đủ và đúng phương tiện PHCN theo chỉ định.
Nhân viên y tế thực hiện đúng quy trình mang và tháo bỏ phương tiện PHCN
Phân loại, thu gom, xử lý phương tiện PHCN đã qua sử dụng.
- Phương pháp giám sát: bằng quan sát trực tiếp và ghi phiếu giám sát, hoặc phần mềm được thiết lập cho điện thoại.
- 1Quyết định 1259/QĐ-BYT năm 2020 về Danh mục phương tiện phòng hộ cá nhân thiết yếu của 01 Khu vực điều trị cách ly người bệnh COVID-19 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 2Quyết định 1460/QĐ-BYT năm 2020 về đính chính Quyết định 1259/QĐ-BYT về Danh mục phương tiện phòng hộ cá nhân thiết yếu của 01 Khu vực điều trị cách ly người bệnh COVID-19 do Bộ Y tế ban hành
- 3Công văn 865/KCB-ĐD&KSNK năm 2021 về tuân thủ sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân do Cục Quản lý khám, chữa bệnh ban hành
- 4Công văn 11814/BGTVT-VT năm 2021 về tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn lái xe, phụ xe tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 5Quyết định 1341/QĐ-BYT năm 2022 hướng dẫn lựa chọn và sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân trong phòng, chống bệnh dịch COVID-19 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 1Quyết định 1616/QĐ-BYT năm 2020 hướng dẫn tạm thời về kỹ thuật, phân loại và lựa chọn bộ trang phục phòng, chống dịch Covid-19 do Bộ Y tế ban hành
- 2Quyết định 5188/QĐ-BYT năm 2020 về Hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ Y tế ban hành
- 3Quyết định 1341/QĐ-BYT năm 2022 hướng dẫn lựa chọn và sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân trong phòng, chống bệnh dịch COVID-19 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 1Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007
- 2Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009
- 3Nghị định 75/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế
- 4Quyết định 1259/QĐ-BYT năm 2020 về Danh mục phương tiện phòng hộ cá nhân thiết yếu của 01 Khu vực điều trị cách ly người bệnh COVID-19 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 5Quyết định 1460/QĐ-BYT năm 2020 về đính chính Quyết định 1259/QĐ-BYT về Danh mục phương tiện phòng hộ cá nhân thiết yếu của 01 Khu vực điều trị cách ly người bệnh COVID-19 do Bộ Y tế ban hành
- 6Công văn 865/KCB-ĐD&KSNK năm 2021 về tuân thủ sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân do Cục Quản lý khám, chữa bệnh ban hành
- 7Công văn 11814/BGTVT-VT năm 2021 về tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn lái xe, phụ xe tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 do Bộ Giao thông vận tải ban hành
Quyết định 4159/QĐ-BYT năm 2021 về Hướng dẫn lựa chọn và sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân trong phòng, chống bệnh dịch COVID-19 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- Số hiệu: 4159/QĐ-BYT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 28/08/2021
- Nơi ban hành: Bộ Y tế
- Người ký: Nguyễn Trường Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 28/08/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra