Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4104/QĐ-UBND

Khánh Hòa, ngày 29 tháng 12 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TỈNH KHÁNH HÒA ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Kết luận số 53-KL/TW ngày 24 tháng 12 năm 2012 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị;

Căn cứ Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính;

Căn cứ Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ về quản lý phát triển đô thị;

Căn cứ Quyết định số 251/2006/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 1086/2008/QĐ-TTg ngày 12 tháng 8 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đến năm 2025;

Căn cứ Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012-2020;

Căn cứ Thông tư số 12/2014/TT-BXD ngày 25 tháng 8 năm 2014 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn lập, thẩm định và phê duyệt Chương trình phát triển đô thị;

Căn cứ Văn bản số 2759/BXD-PTĐT ngày 12 tháng 12 năm 2016 của Bộ Xây dựng về việc cho ý kiến về nội dung Chương trình phát triển đô thị tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 29/QĐ-UBND ngày 11 tháng 01 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa về việc cho phép lập Chương trình phát triển đô thị tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 440/QĐ-UBND ngày 18 tháng 02 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa về việc phê duyệt nhiệm vụ lập Chương trình phát triển đô thị tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

Xét đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ trình số 4457/TTr-SXD ngày 26 tháng 12 năm 2016 về việc đề nghị phê duyệt Chương trình phát triển đô thị tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình phát triển đô thị tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 với những nội dung như sau:

I. Quan điểm phát triển đô thị tỉnh Khánh Hòa

1. Phát triển đô thị tỉnh Khánh Hòa đảm bảo phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, hướng tới nền kinh tế xanh, hỗ trợ tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hóa.

2. Phát triển đô thị đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động, phân bố dân cư giữa các khu đô thị và nông thôn, giữa các vùng kinh tế - xã hội.

3. Phát triển đô thị đảm bảo sử dụng hiệu quả quỹ đất xây dựng, đầu tư xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật - xã hội, kiểm soát chất lượng môi trường, hài hòa giữa bảo tồn, cải tạo và xây dựng mới; xây dựng đô thị có môi trường sống tốt, tăng cường sức cạnh tranh đô thị trong khu vực và quốc tế.

4. Phát triển đô thị gắn với các trung tâm du lịch, khu kinh tế ven biển, thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế.

5. Hỗ trợ và thúc đẩy phát triển đô thị tại các vùng miền núi, ven biển, hải đảo, đồng thời chú trọng đến yêu cầu thích ứng với quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu.

6. Phát triển đô thị trên cơ sở tương tác giữa các đô thị trong toàn tỉnh, phát huy tiềm năng của mỗi đô thị, tạo sự tương hỗ phát triển trong toàn tỉnh.

7. Phát triển đô thị trên cơ sở nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý của chính quyền đô thị các cấp, tăng cường sức cạnh tranh phát triển đô thị.

II. Mục tiêu phát triển đô thị tỉnh Khánh Hòa

- Đầu tư phát triển đô thị toàn tỉnh Khánh Hòa hướng tới mục tiêu trở thành đô thị loại I trực thuộc Trung ương.

- Xây dựng đô thị văn minh, hiện đại, có chất lượng môi trường sống tốt và là trung tâm du lịch tầm quốc tế; có tỷ lệ lấp đầy cao tại các khu đô thị mới; áp dụng khoa học công nghệ hiện đại trong quản lý đô thị.

III. Các chỉ tiêu chính về phát triển đô thị

3.1. Đến năm 2020:

a) Về tổ chức hệ thống đô thị:

- Tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh đạt 60%.

- Hệ thống đô thị bao gồm:

+ Thành phố Nha Trang là đô thị loại I;

+ Thành phố Cam Ranh là đô thị loại III;

+ Các thị xã: Ninh Hòa, Diên Khánh, Vạn Ninh là đô thị loại IV. Trong đó, thành lập thị xã Diên Khánh, trên cơ sở huyện Diên Khánh và thành lập thị xã Vạn Ninh, trên cơ sở huyện Vạn Ninh;

+ Các thị trấn - đô thị loại IV gồm: Tô Hạp - Thị trấn huyện lỵ huyện Khánh Sơn; Khánh Vĩnh - Thị trấn huyện lỵ huyện Khánh Vĩnh;

+ Các thị trấn - đô thị loại V gồm: Đại Lãnh - đô thị du lịch, dịch vụ cửa ngõ phía Bắc tỉnh, thuộc thị xã Vạn Ninh; Ninh Xuân - Thị trấn huyện lỵ huyện mới Tân Định, tách ra từ thị xã Ninh Hòa; Suối Tân - Thị trấn dịch vụ, đô thị công nghiệp thuộc huyện Cam Lâm; Cam Đức - Thị trấn huyện lỵ huyện Cam Lâm; Trường Sa - Thị trấn huyện lỵ huyện Trường Sa; Đặc khu hành chính - kinh tế đặc biệt Bắc Vân Phong - tách ra từ huyện Vạn Ninh; Khu du lịch Bán đảo Cam Ranh (bao gồm xã Cam Hải Đông).

b) Về chất lượng đô thị:

- Diện tích sàn nhà ở đô thị bình quân 22 m2/người; tỷ lệ nhà kiên cố và bán kiên cố đạt khoảng 97% (trong đó, nhà kiên cố đạt khoảng 40%).

- Tỷ lệ đất giao thông so với đất xây dựng tại các đô thị đạt từ 15% trở lên. Tỷ lệ vận tải hành khách công cộng tại thành phố Nha Trang đạt từ 15%, tại thành phố Cam Ranh đạt từ 6%; các đô thị còn lại từ 1% trở lên.

- Tỷ lệ dân cư đô thị được cấp nước sạch tại thành phố Nha Trang và Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh đạt từ 90% trở lên với chỉ tiêu 120 lít/người/ngày đêm; các thị xã và thị trấn Tô Hạp đạt từ 70% trở lên với chỉ tiêu 100 lít/người/ngày đêm; các đô thị khác đạt từ 50% trở lên với chỉ tiêu 80 lít/người/ngày đêm.

- Tỷ lệ bao phủ của hệ thống thoát nước đạt 70 - 80% diện tích lưu vực thoát nước trong các đô thị.

- Tỷ lệ thu gom và xử lý nước thải đô thị đạt tỷ lệ từ 40% trở lên; 100% các cơ sở sản xuất mới được xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường; không có cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

- Tỷ lệ chất thải rắn (CTR) sinh hoạt được thu gom và xử lý đạt 85% tổng lượng CTR sinh hoạt đô thị; 100% CTR khu công nghiệp và y tế nguy hại được thu gom và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường.

- Tại thành phố Nha Trang 95% chiều dài các đường phố chính, đường trong khu ở và ngõ xóm được chiếu sáng; tại các đô thị khác 85% chiều dài các đường phố chính và 80% chiều dài các đường trong khu ở và ngõ xóm được chiếu sáng.

- Diện tích đất cây xanh đô thị đạt từ 8 m2/người trở lên đối với thành phố Nha Trang; từ 7 m2/người trở lên đối với thành phố Cam Ranh và Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh và từ 5 m2/người trở lên đối với các đô thị còn lại. Diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng khu vực nội thị đạt từ 5 m2/người trở lên đối với thành phố Nha Trang; từ 4 m2/người trở lên đối với thành phố Cam Ranh và Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh và từ 3 m2/người trở lên đối với các đô thị còn lại.

3.2. Đến năm 2025:

a) Tổ chức hệ thống đô thị:

- Tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh đạt 65%.

- Hệ thống đô thị bao gồm:

+ Thành phố Nha Trang là đô thị loại I.

+ Thành phố Cam Ranh là đô thị loại II.

+ Các thị xã Ninh Hòa, Diên Khánh, Vạn Ninh là đô thị loại IV.

+ Các thị trấn - đô thị loại IV gồm: Tô Hạp - Thị trấn huyện lỵ huyện Khánh Sơn; Khánh Vĩnh - Thị trấn huyện lỵ huyện Khánh Vĩnh; Cam Đức - Thị trấn huyện lỵ huyện Cam Lâm.

+ Các thị trấn - đô thị loại V gồm: Đại Lãnh - đô thị du lịch, dịch vụ cửa ngõ phía Bắc tỉnh, thuộc thị xã Vạn Ninh; Ninh Xuân - Thị trấn huyện lỵ huyện Tân Định; Suối Tân - Thị trấn dịch vụ, đô thị công nghiệp thuộc huyện Cam Lâm; Trường Sa - Thị trấn huyện lỵ huyện Trường Sa; Đặc khu hành chính - kinh tế đặc biệt Bắc Vân Phong; Khu du lịch Bán đảo Cam Ranh.

b) Về chất lượng đô thị:

- Diện tích sàn nhà ở đô thị bình quân: 26 m2/người; tỷ lệ nhà kiên cố và bán kiên cố đạt khoảng 98% (trong đó: Nhà kiên cố đạt khoảng 50%).

- Tỷ lệ đất giao thông so với đất xây dựng tại các đô thị đạt từ 20% trở lên. Tỷ lệ vận tải hành khách công cộng tại thành phố Nha trang đạt từ 20% trở lên, tại thành phố Cam Ranh đạt từ 10% trở lên; các đô thị còn lại từ 02% trở lên.

- Tỷ lệ dân cư đô thị được cấp nước sạch tại thành phố Nha Trang, Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh, các thị xã và thị trấn Tô Hạp đạt từ 90% trở lên với tiêu chuẩn 120 lít/người/ngày đêm; các đô thị loại V đạt từ 70% trở lên với tiêu chuẩn 90 lít/người/ngày đêm. Tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch dưới 18% đối với các quận nội thành, thành phố Cam Ranh và các thị xã; dưới 25% đối với các đô thị loại V.

- Tỷ lệ bao phủ của hệ thống thoát nước đạt 80 - 90% diện tích lưu vực thoát nước trong các đô thị.

- Tỷ lệ thu gom và xử lý nước thải đô thị đạt tỷ lệ từ 60% trở lên; 100% các cơ sở sản xuất mới được xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường; không có cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

- Tỷ lệ chất thải rắn (CTR) sinh hoạt được thu gom và xử lý đạt 90% tổng lượng CTR sinh hoạt đô thị; 100% CTR khu công nghiệp và CTR y tế nguy hại được thu gom và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường.

- Tại thành phố Nha Trang và thành phố Cam Ranh, 100% chiều dài các đường phố chính, đường trong khu ở và ngõ xóm được chiếu sáng; tại các đô thị khác 90% chiều dài các đường phố chính và 85% chiều dài các đường trong khu ở và ngõ xóm được chiếu sáng.

- Diện tích đất cây xanh đô thị đạt từ 10 m2/người trở lên đối với thành phố Nha Trang và thành phố Cam Ranh; từ 7 m2/người trở lên đối với các thị xã và thị trấn Tô Hạp và Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh và từ 5 m2/người trở lên đối với các đô thị còn lại. Diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng khu vực nội thị đạt từ 6 m2/người trở lên đối với thành phố Nha Trang; từ 5 m2/người trở lên đối với thành phố Cam Ranh và Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh và từ 4 m2/người trở lên đối với các đô thị còn lại.

3.3. Đến năm 2030:

- Tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh đạt 70%.

- Trên cơ sở các kết quả thực hiện của Chương trình phát triển đô thị giai đoạn 2016-2020 và giai đoạn 2021-2025, Chương trình phát triển đô thị giai đoạn 2026-2030 sẽ tiếp tục tập trung thực hiện các dự án tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, hoàn thiện các điểm còn yếu theo tiêu chuẩn phân loại đô thị ở các đô thị được nâng cấp và các tiêu chí đô thị cho toàn tỉnh.

IV. Danh mục, lộ trình và kế hoạch nâng loại hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

4.1. Giai đoạn 2016-2020:

- Tiếp tục hoàn thiện chất lượng đô thị của thành phố Nha Trang, thành phố Cam Ranh và thị xã Ninh Hòa theo các tiêu chuẩn phân loại đô thị;

- Nâng cấp huyện Diên Khánh và huyện Vạn Ninh đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV và thành lập thị xã;

- Nâng cấp thị trấn Khánh Vĩnh và Tô Hạp đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV;

- Nâng cấp xã Ninh Xuân đạt tiêu chuẩn đô thị loại V - thành lập thị trấn huyện lỵ của huyện mới Tân Định.

4.2. Giai đoạn 2021-2025:

- Tiếp tục hoàn thiện chất lượng của các đô thị theo các tiêu chí phân loại đô thị;

- Nâng cấp thành phố Cam Ranh đạt tiêu chuẩn đô thị loại II.

Bảng: Danh mục đô thị tỉnh Khánh Hòa theo từng giai đoạn

TT

Tên đô thị

Loại đô thị

Hiện trạng 2015

2020

2025

1

Thành phố Nha Trang

I

I

I

2

Thành phố Cam Ranh

III

III

II

3

Thị xã Ninh Hòa

IV

IV

IV

4

Thị xã Diên Khánh

IV

IV

IV

5

Thị xã Vạn Ninh

IV

IV

IV

6

Thị trấn Khánh Vĩnh

V

IV

IV

7

Thị trấn Tô Hạp

V

IV

IV

8

Thị trấn Đại Lãnh

V

V

V

9

Thị trấn Ninh Xuân

-

V

V

10

Thị trấn Cam Đức

V

V

V

11

Thị trấn Suối Tân

V

V

V

12

Thị trấn Trường Sa

V

V

V

V. Các dự án ưu tiên đầu tư trong giai đoạn 2016-2020 và nguồn lực thực hiện

5.1. Các mục tiêu ưu tiên đầu tư:

- Tạo động lực phát triển.

- Phát triển các kết cấu hạ tầng quan trọng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

- Đáp ứng nhu cầu ở và nâng cao chất lượng môi trường sống trong các khu vực đô thị hiện hữu và các khu vực đô thị hóa.

- Tăng cường quản lý xây dựng đô thị theo quy hoạch.

Xác định các hạng mục ưu tiên đầu tư hợp lý, sử dụng có hiệu quả nguồn lực hạn chế. Thứ tự ưu tiên đầu tư được xác định là:

+ Các dự án tạo động lực phát triển: Xây dựng các cơ sở kinh tế công nghiệp, cảng biển, du lịch, dịch vụ, giáo dục nghề nghiệp.

+ Các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội thiết yếu: Công trình thủy lợi, các tuyến đường chính đô thị, hệ thống thoát nước và xử lý nước thải, khu xử lý chất thải rắn, công trình giao thông liên đô thị, các công trình phúc lợi công cộng...

Tuy nhiên, đối với từng đô thị cụ thể, thứ tự trên cũng có thể được điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu thực tế tại địa phương.

5.2. Dự báo nhu cầu vốn và nguồn vốn đầu tư phát triển đô thị giai đoạn 2016-2020:

Tổng nhu cầu vốn cho phát triển đô thị giai đoạn 2016-2020 khoảng 63.538 tỷ đồng. Trong đó:

- Vốn ngân sách: 32.732 tỷ đồng. Bao gồm:

+ Vốn của các dự án phát triển đô thị đã được bố trí trong kế hoạch đầu tư trung hạn 2016-2020 là 10.624 tỷ đồng.

+ Phần còn lại khoảng 22.108 tỷ đồng, quá trình thực hiện đầu tư các dự án theo kế hoạch của Chương trình sẽ tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, thu hút được nguồn thu ngân sách đầu tư lại cho Chương trình phát triển đô thị.

- Vốn ngoài ngân sách: 30.806 tỷ đồng. Ngoài việc đầu tư phát triển đô thị bằng nguồn vốn ngân sách, cần quan tâm điều chỉnh cơ chế chính sách hợp lý để thu hút đầu tư (quy hoạch xây dựng, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội). Chủ yếu các dự án về khu đô thị.

5.3. Danh mục dự án ưu tiên đầu tư xây dựng hạ tầng khung giai đoạn 2016-2020 và nguồn lực thực hiện

Đơn vị: Tỷ đồng

STT

Tên dự án

Tổng nhu cầu vốn

Nguồn vốn

Vốn CĐ NSĐP

Vốn XS KT

Vốn vay KBNN

Vốn TW hỗ trợ

Vốn TPCP 2014-2016

Vốn ODA

Vốn khác

 

TỔNG CỘNG

7.772

1.494

88

330

3.582

 

2.096

183

A

CÁC DỰ ÁN THUỘC KẾ HOẠCH VỐN ĐẦU TƯ TRUNG HẠN 2016-2020

2.626

26

46

330

1.600

 

600

25

a.l

Đồ án quy hoạch

 

 

 

 

 

 

 

 

a.2

Hạ tầng kỹ thuật

2.556

23

 

330

1.600

 

600

4

a.2.1

Nâng cấp mở rộng đường Tỉnh lộ 3

2,72

2,72

-

-

-

-

-

-

a.2.2

Phương án tổng thể BTHT và TĐC dự án đường nối Nha Trang - Diên Khánh (giai đoạn 1)

20

20

 

 

 

 

 

 

a.2.3

Đường cất hạ cánh số 2 - Sân bay Quốc tế Cam Ranh

1.600

 

 

 

1.600

 

 

 

a.2.4

Lắp đặt thêm dây chuyền kiểm định cơ giới đường bộ

3,58

 

 

 

 

 

 

4

a.2.5

Đường Tỉnh lộ 2 (ĐT.635), đoạn từ cầu Hà Dừa đến cầu Đôi

330

 

 

330

 

 

 

 

 

Đập ngăn mặn sông Cái Nha Trang

600

 

 

 

 

 

600

 

a.3

Dự án khu đô thị mới, khu tái định cư và nhà ở

24

3

 

 

 

 

 

21

a.3.1

Phát triển đô thị vừa và nhỏ (vốn đối ứng)

24

3

 

 

 

 

 

21

a.4

Hạ tầng xã hội

46

 

46

 

 

 

 

 

a.4.1

Các đội y tế dự phòng huyện; đội chăm sóc sức khỏe huyện

45,5

 

46

 

 

 

 

 

B

CÁC DỰ ÁN ĐỀ XUẤT BỔ SUNG

5.146

1.468

42

 

1.981

 

1.49

158

b.l

Đồ án quy hoạch

 

 

 

 

 

 

 

 

b.2

Hạ tầng kỹ thuật

5.055

1.419

 

 

1.982

 

1.496

158

b.2.1

Sửa chữa giao thông (đường tỉnh quản lý)

400

400

 

 

 

 

 

 

b.2.2

Đường Tỉnh lộ 6 (đoạn 2 - TX.Ninh Hòa), 12 km

125

125

 

 

 

 

 

 

b.2.3

Hồ chứa nước Suối Dầu 2

150

 

 

 

150

 

 

 

b.2.4

Nhà máy nước Suối Dầu

281

 

 

 

281

 

 

 

b.2.5

Hồ chứa nước Tà Rục (hệ thống kênh)

4

4

 

 

 

 

 

 

b.2.6

Hồ chứa nước sông Cạn

150

150

 

 

 

 

 

 

b.2.7

Công trình thoát lũ sông Tân Lâm (TX.Ninh Hòa) giai đoạn 1

4

4

 

 

 

 

 

 

b.2.8

Thoát lũ sông Tân Lâm (TX.Ninh Hòa) giai đoạn 2

170

120

 

 

 

 

 

50

b.2.9

Cải tạo mở rộng trạm 220KV Nha Trang

120

 

 

 

120

 

 

 

b.2.10

Cải tạo tuyến 220KV Nha Trang - Tuy Hòa

335

 

 

 

335

 

 

 

b.2.11

Cải tạo tuyến 220KV Nha Trang - KRôngBuk

383

 

 

 

383

 

 

 

b.2.12

Xây dựng trạm 220KV Cam Ranh

180

 

 

 

180

 

 

 

b.2.13

Xây dựng nhánh rẽ 220KV vào trạm Cam Ranh

17

 

 

 

17

 

 

 

b.2.14

Xây dựng mới tuyến 220KV Cam Ranh - Tháp Chàm

140

 

 

 

140

 

 

 

b.2.15

Xây dựng trạm 500KV Vân Phong

540

 

 

 

 

 

540

 

b.2.16

Xây dựng đường điện 500KV TT điện lực Vân Phong - Vĩnh Tân

880

 

 

 

 

 

880

 

b.2.17

Xây dựng trạm 220KV Vân Phong

160

 

 

 

160

 

 

 

b.2.18

Xây dựng nhánh rẽ 220KV vào trạm Vân Phong

17

 

 

 

17

 

 

 

b.2.19

Xây dựng nhà máy nước Sơn Thạnh

30

 

 

 

 

 

30

 

b.2.20

Xây dựng nghĩa trang liên huyện tại thôn Khánh Thành Bắc, xã Suối Cát, huyện Cam Lâm và thôn Hội Xương, xã Suối Hiệp, huyện Diên Khánh

200

 

 

 

200

 

 

 

b.2.21

Nhà máy xử lý và tái chế rác thải sinh hoạt cho huyện Vạn Ninh và Ninh Hòa tại Đồng Bà Trẹo, xã Vạn Hưng (150 tấn/ngày đêm - 50 tỷ)

48

 

 

 

 

 

 

48

b.2.22

Nghĩa trang phía Nam huyện Vạn Ninh tại núi Phổ Đà, xã Vạn Lương (20 ha - 30 tỷ)

30

 

 

 

 

 

 

30

b.2.23

Đường Vạn Giã - Tuần Lễ (Nguyễn Huệ) - 20 km

588

588

 

 

 

 

 

 

b.2.24

Nhà máy nước Tu Bông

28

28

 

 

 

 

 

 

b.2.25

Xây dựng khu xử lý chất thải rắn đặt ở chân núi Hoa Sơn quy mô 30 ha

30

 

 

 

 

 

 

30

b.2.26

Xây dựng khu xử lý chất thải rắn tập trung của huyện Cam Lâm quy mô 50 ha

46

 

 

 

 

 

46

 

b.3

Hạ tầng xã hội

92

50

42

 

 

 

 

 

b.3.1

Xây dựng và cải tạo, nâng cấp 25 trạm y tế xã, phường

42

 

42

 

 

 

 

 

b.3.2

Các đội bảo vệ sức khỏe BMTE tuyến huyện

50

50

 

 

 

 

 

 

5.4. Danh mục dự án ưu tiên đầu tư tại các đô thị giai đoạn 2016-2020:

Chương trình bao gồm danh mục một số dự án đầu tư phát triển tại các đô thị để định hướng cho các Chương trình phát triển của các đô thị. Danh mục này sẽ tiếp tục được rà soát và điều chỉnh trong Chương trình phát triển của từng đô thị. Trong khi các Chương trình phát triển của từng đô thị chưa được phê duyệt tùy theo khả năng bố trí và thu hút vốn đầu tư, cũng như nhu cầu thực tế, có thể sử dụng danh mục dự án này để triển khai đầu tư phát triển đô thị.

VI. Tổ chức thực hiện

- Sở Xây dựng là cơ quan đầu mối, kết nối và phối hợp với các ngành có liên quan để tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng các dự án hạ tầng khung liên đô thị.

- Sở Xây dựng là cơ quan đầu mối, kết nối và phối hợp với các đô thị tổ chức lập Chương trình phát triển đô thị của từng đô thị để cụ thể hóa hơn nữa các mục tiêu, nhiệm vụ và danh mục dự án ưu tiên đầu tư của từng đô thị.

- Các ngành và các đô thị chủ động đề xuất các đề án hoặc chương trình mục tiêu, góp phần thực hiện Chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh Khánh Hòa. Trong đó, một số đề án được ưu tiên như:

+ Đề án phát triển du lịch sinh thái - cộng đồng trong toàn tỉnh, đặc biệt là tại thành phố Nha Trang: Cơ quan chủ trì là Ủy ban nhân dân cấp huyện; Sở Du lịch là cơ quan phối hợp;

+ Đề án xây dựng tuyến đường có thể đi xe đạp an toàn kết nối các trung tâm lưu trú với các vùng du lịch sinh thái - cộng đồng: Cơ quan chủ trì là Ủy ban nhân dân cấp huyện; Sở Du lịch là cơ quan phối hợp với sự tham gia của các cộng đồng dân cư...;

+ Đề án phát triển giao thông công cộng, đảm bảo các đô thị ngày càng thân thiện hơn với du khách: Cơ quan chủ trì là Ủy ban nhân dân cấp huyện, Sở Giao thông Vận tải, các công ty dịch vụ công ích...;

+ Đề án đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ chuyển đổi nghề tại các khu vực đô thị hóa: Cơ quan chủ trì là Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân cấp huyện;

+ Đề án hoàn thiện hệ thống chiếu sáng đô thị: Cơ quan chủ trì thực hiện là các công ty chiếu sáng đô thị cấp huyện;

+ Đề án nâng cao tỷ lệ thu gom và xử lý nước thải đô thị, hướng tới đô thị văn minh, hiện đại, xanh - sạch - đẹp: Cơ quan chủ trì thực hiện là Ủy ban nhân dân cấp huyện;

+ Đề án huy động cộng đồng tham gia xây dựng thành phố không có rác thải trên đường phố: Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Xây dựng tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Chương trình để điều hành và giám sát thực hiện Chương trình; có trách nhiệm tổng hợp và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh tình hình thực hiện Chương trình;

2. Sở Nội vụ phối hợp với các ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố lập đề án nâng cấp quản lý cho các đô thị loại IV và loại V trên địa bàn các địa phương;

3. Các sở, ban ngành liên quan căn cứ Chương trình này để triển khai kế hoạch thực hiện các dự án thuộc lĩnh vực quản lý ngành được phân công;

4. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố căn cứ Chương trình này, lập Chương trình phát triển từng đô thị;

5. Các sở, ban ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm báo cáo việc triển khai thực hiện Chương trình định kỳ 6 tháng một lần (báo cáo gửi về Sở Xây dựng để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh).

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, ban ngành liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đào Công Thiên

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 4104/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Chương trình phát triển đô thị tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

  • Số hiệu: 4104/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 29/12/2016
  • Nơi ban hành: Tỉnh Khánh Hòa
  • Người ký: Đào Công Thiên
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 29/12/2016
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản