HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 41-HĐBT | Hà Nội, ngày 22 tháng 4 năm 1989 |
VỀ VIỆC PHÂN VẠCH ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH
Xét đề nghị của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp và Ban Tổ chức của Chính phủ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. A. Nay chia huyện Hồng Ngự thành hai huyện lấy tên là huyện Hồng Ngự và huyện Tân Hồng.
Với 33.173 hécta diện tích tự nhiên và 165.041 nhân khẩu.
Địa giới huyện Hồng Ngự ở phía đông giáp huyện Tân Hồng, phía tây giáp sông Tiền, phía Nam giáp tỉnh An Giang và huyện Tam Nông (tỉnh Đồng Tháp), phía bắc giáp nước Cộng hoà nhân dân Cam-pu-chia.
Với 31.047 hécta diện tích tự nhiên và 77.629 nhân khẩu.
Địa giới huyện Tân Hồng ở phía đông giáp tỉnh Long An, phía tây giáp huyện Hồng Ngự, phía nam giáp huyện Tam Nông, phía bắc giáp nước Cộng hoà nhân dân Cam-pu-chia.
1. Giữ nguyên trạng 4 xã Tân Hội, Thường Phước 1, Thường Phước 2, Long Thuận.
2. Chia xã An Bình cũ thành 2 xã lấy tên là xã An Bình A và xã An Bình B.
- Xã An Bình A có 2.434 hécta diện tích tự nhiên và 10.941 nhân khẩu.
Địa giới xã An Bình A ở phía đông giáp xã An Bình B, phía tây giáp sông Tiền, phía nam giáp huyện Tam Nông, phía Bắc giáp xã Bình Thạnh và thị trấn Hồng Ngự.
- Xã An Bình B có 2.125 hécta diện tích tự nhiên và 7.015 nhân khẩu.
Địa giới xã An Bình B ở phía đông giáp kênh Thống Nhất, phía tây giáp xã An Bình A, phía nam giáp huyện Tam Nông, phía bắc giáp kênh Hồng Ngự, Vĩnh Hưng.
3. Chia xã Long Khánh cũ thành 2 xã lấy tên là xã Long Khánh A và xã Long Khánh B.
- Xã Long Khánh A có 1.947 hécta diện tích tự nhiên và 10.520 nhân khẩu.
Địa giới xã Long Khánh A ở phía đông giáp xã Long Khánh B, phía tây và phía bắc giáp sông Tiền, phía nam giáp xã Long Thuận.
- Xã Long Khánh B có 850 hécta diện tích tự nhiên và 9.000 nhân khẩu.
Địa giới xã Long Khánh B ở phía đông, phía nam và phía bắc giáp sông Tiền, phía tây giáp xã Long Khánh A.
4. Tách 1.350 hécta diện tích tự nhiên và 10.863 nhân khẩu của xã Phú Thuận nhập vào xã Phú Trung cũ để thành lập xã Phú Thuận B. Phần còn lại của xã Phú Thuận cũ đổi tên là xã Phú Thuận A.
- Xã Phú Thuận A có 2.320 hécta diện tích tự nhiên và 8.138 nhân khẩu.
Địa giới xã Phú Thuận A ở phía đông giáp xã Phú Thuận B, phía tây và phía nam giáp sông Cái Vừng, phía bắc giáp xã Long Thuận.
- Xã Phú Thuận B có 2.075 hécta diện tích tự nhiên và 16.817 nhân khẩu.
Địa giới xã Phú Thuận B ở phía đông, phía nam và phía bắc giáp sông Tiền, phía tây giáp xã Phú Thuận A.
5. Xã Bình Thạnh:
Sau khi tách 1.752 hécta diện tích tự nhiên và 1.450 nhân khẩu cho huyện Tân Hồng và 139 hécta với 2.540 nhân khẩu cho thị trấn Hồng Ngự xã Bình Thạnh (mới) còn 5.409 hécta diện tích tự nhiên và 5.634 nhân khẩu.
Địa giới xã Bình Thạnh ở phía đông giáp kênh Thống Nhất, phía tây giáp xã Tân Hội và thị trấn Hồng Ngự, phía nam giáp kênh Hồng Ngự, phía bắc giáp nước Công hoà nhân dân Cam-pu-chia.
6. Xã Thường Lạc:
Tách 410 hécta diện tích tự nhiên với 5.530 nhân khẩu giao cho xã Thường Thới Hậu đồng thời nhận của xã Thường Thới Tiền 730 hécta diện tích tự nhiên với 4.030 nhân khẩu.
Sau khi điều chỉnh, xã Thường Lạc có 1.429 hécta diện tích tự nhiên và 11.034 nhân khẩu.
Địa giới xã Thường Lạc ở phía đông giáp rạch Hồng Ngự, phía tây giáp Mương Kinh, phía nam giáp sông Tiền, phía bắc giáp kênh Tứ Thường.
7. Tách 1.296 hécta diện tích tự nhiên với 6. 641 nhân khẩu của xã Thường Thới Hậu để lập xã mới lấy tên là xã Thường Thới Hậu A. Phần còn lại của xã Thường Thới Hậu (cũ) gồm 969 hécta với 1.630 nhân khẩu, sẽ nhận thêm 410 hécta với 5.530 nhân khẩu của xã Thường Lạc để thành lập xã Thường Thới Hậu B.
- Xã Thường Thới Hậu A có 1.296 hécta diện tích tự nhiên và 6.641 nhân khẩu.
Địa giới xã Thường Thới Hậu A ở phía đông giáp rạch Cội Đại, phía tây giáp kênh Thường Phước, phía nam giáp kênh Tứ Thường, phía bắc giáp sông Sở Thượng.
- Xã Thường Thới Hậu B có 1.379 hécta diện tích tự nhiên với 7. 160 nhân khẩu.
Địa giới xã Thường Thới Hậu B ở phía đông giáp rạch Hồng Ngự, phía tây giáp rạch Cội Đại, phía nam giáp kênh Tứ Thường, phía bắc giáp sông Sở Thượng.
8. Xã Thường Thới Tiền:
Tách 730 hécta với 4.030 nhân khẩu giao cho xã Thường Lạc.
Sau khi điều chỉnh xã Thường Thới Tiền có 3.103 hécta diện tích tự nhiên và 10.520 nhân khẩu.
Địa giới xã Thường Thới Tiền ở phía đông giáp Mương Kinh, phía tây giáp kênh Thường Phước, phía nam giáp sông Tiền, phía bắc giáp kênh Tứ Thường.
9. Thị trấn Hồng Ngự:
Sau khi nhận 139 hécta với 2.540 nhân khẩu của xã Bình Thạnh, thị trấn Hồng Ngự có 429 hécta diện tích tự nhiên và 16.715 nhân khẩu.
Địa giới thị trấn Hồng Ngự ở phía đông giáp xã Bình Thạnh, phía tây giáp rạch Hồng Ngự, phía nam giáp kênh Hồng Ngự Vĩnh Hưng, phía bắc giáp rạch Sở Hạ (Cam-pu-chia).
1. Giữ Nguyên hiện trạng xã An Phước.
2. Xã Tân Phước:
Tách 600 hécta diện tích tự nhiên với 425 nhân khẩu của xã Tân Công Chí cùng với 2.600 hécta diện tích tự nhiên và 8.015 nhân khẩu của xã Tân Thành để thành lập xã Tân Phước.
Xã Tân Phước có diện tích tự nhiên 3.200 hécta và 8.440 nhân khẩu.
Địa giới xã Tân Phước ở phía đông giáp tỉnh Long An, phía tây giáp xã Tân Công Chí và xã An Phước, phía nam giáp huyện Tam Nông, phía bắc giáp xã Tân Thành A, và xã Tân Thành B.
3. Xã Bình Phú:
Tách 2.100 hécta với 7.000 nhân khẩu của xã Tân Hộ Cơ và 800 hécta với 860 nhân khẩu của xã Tân Công Chí, đồng thời lấy thêm 620 hécta với 350 nhân khẩu của xã Bình Thạnh (huyện Hồng Ngự cũ) để thành lập xã mới, xã Bình Phú.
Xã Bình Phú có 3.520 hécta diện tích tự nhiên và 8.210 nhân khẩu.
Địa giới xã Bình Phú ở phía đông giáp kênh Sa Rài, phía tây giáp kênh Thống Nhất, phía nam giáp kênh Sâm Sai - Gò ổi, phía bắc giáp rạch Sở Hạ (Cam-pu-chia).
4. Xã Thông Bình:
Tách 420 hécta với 360 nhân khẩu cho xã Tân Hộ Cơ; tách 1. 550 hécta với 2.245 nhân khẩu cho xã Tân Thành A; Tách 550 hécta với 260 nhân khẩu cho xã Tân Thành B; và nhận lại của xã Tân Hộ Cơ 550 hécta với 215 nhân khẩu.
Sau khi điều chỉnh, xã Thông Bình (mới) có 2.387 hécta diện tích tự nhiên và 7.856 nhân khẩu.
Địa giới xã Thông Bình ở phía đông giáp tỉnh Long An, phía tây giáp kênh Tân Thành, phía nam giáp Mương Chín Kheo-rạch Chuối Sướng, phía bắc giáp rạch Sở Hạ (Cam-pu-chia).
5. Xã Tân Hộ Cơ:
Tách 2.100 hécta với 7.000 nhân khẩu cho xã Bình Phú; tách 550 hécta với 215 nhân khẩu cho xã Thông Bình và nhận 750 hécta với 675 nhân khẩu của xã Tân Công Chí; 420 hécta và 360 nhân khẩu của xã Thông Bình.
Sau khi điều chỉnh, xã Tân Hộ Cơ có 5.338 hécta diện tích tự nhiên và 12.740 nhân khẩu.
Địa giới xã Tân Hộ Cơ ở phía đông giáp kênh Tân Thành, phía tây giáp kênh Sa Rài, phía nam giáp kênh Sâm Sai - Gò ổi, phía bắc giáp rạch Sở Hạ (Cam-pu-chia).
6. Giải thể xã Tân Thành cũ (sau khi đã tách 2.600 hécta với 8.015 nhân khẩu cho xã Tân Phước) để thành lập 2 xã mới lấy tên xã Tân Thành A và xã Tân Thành B:
Tách 3.427 hécta với 8.390 nhân khẩu của xã Tân Thành cũ và 1. 550 hécta với 2.245 nhân khẩu của xã Thông Bình để thành lập xã Tân Thành A.
Xã Tân Thành A có 4.977 hécta diện tích tự nhiên với 10.635 nhân khẩu.
Địa giới xã Tân Thành A ở phía đông giáp tỉnh Long An, phía tây giáp kênh Tân Thành - Mương Chín Kheo, phía nam giáp rạch Chang Hân, phía bắc giáp rạch Chuối Sướng.
Tách 190 hécta với 420 nhân khẩu của xã Tân Thành cũ, 1.950 hécta với 5.365 nhân khẩu của xã Tân Công Chí; 550 hécta với 250 nhân khẩu của xã Thông Bình để thành lập xã Tân Thành B.
Xã Tân Thành B có 2.690 hécta diện tích tự nhiên và 6.035 nhân khẩu.
Địa giới xã Tân Thành B ở phía đông giáp kênh Tân Thành, phía tây giáp kênh Sa Rài, phía nam giáp kênh Co, phái bắc giáp kênh Sâm Sai - Gò ổi.
7. Xã Tân Công Chí:
Tách: 600 hécta với 425 nhân khẩu cho xã Tân Phước;
1.950 hécta với 5.365 nhân khẩu cho xã Tân Thành B;
750 hécta với 675 nhân khẩu cho xã Tân Hộ Cơ;
800 hécta với 860 nhân khẩu cho xã Bình Phú;
700 hécta với 11.360 nhân khẩu để thành lập thị trấn Sa Rài, đồng thời tiếp nhận lại 1.132 hécta diện tích tự nhiên với 1.100 nhân khẩu của huyện Hồng Ngự cũ. Sau khi điều chỉnh, xã Tân Công Chí có 5.670 hécta diện tích tự nhiên và 6.082 nhân khẩu.
Địa giới xã Tân Công Chí ở phía đông giáp kênh Sa Rài và kênh Thành Lập; phía nam, giáp kênh Hồng Ngự Vĩnh Hưng; phía bắc giáp kênh Sâm Sai - Gò ổi; phía tây giáp kênh Thống Nhất.
8. Thị trấn Sa Rài:
Tách 700 hécta với 11.360 nhân khẩu của xã Tân Công Chí để thành lập thị trấn Sa Rài (thị trấn huyện lỵ của huyện Tân Hồng).
Thị trấn Sa Rài có 700 hécta diện tích tự nhiên và 11.360 nhân khẩu.
Địa giới thị trấn Sa Rài ở phía đông giáp kênh Sa Rài; phía tây giáp đường nước nổi; phía nam giáp kênh Thành Lập; phía bắc giáp kênh Sâm Sai - Gồ ổi.
Điều 2. Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp và Ban Tổ chức của Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| Nguyễn Khánh (Đã ký) |
Quyết định 41-HĐBT năm 1989 về việc phân vạch địa giới hành chính huyện Hồng Ngự thuộc tỉnh Đồng Tháp do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- Số hiệu: 41-HĐBT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 22/04/1989
- Nơi ban hành: Hội đồng Bộ trưởng
- Người ký: Nguyễn Khánh
- Ngày công báo: 30/04/1989
- Số công báo: Số 8
- Ngày hiệu lực: 07/05/1989
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực