Hệ thống pháp luật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HOÁ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4089/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 17 tháng 11 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TỈNH THANH HOÁ, GIAI ĐOẠN 2011-2015.

CHỦ TỊCH UBND TỈNH THANH HOÁ

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 ngày 29/6/2006;

Căn cứ Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005;

Căn cứ Nghị định 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ, về Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;

Căn cứ Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ, về việc Phê duyệt Chiến lược phát triển CNTT&TT Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ, về việc Phê duyệt chương trình quốc gia về ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015;

Căn cứ Quyết định số 432/QĐ-UBND ngày 05/02/2007 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá, về việc Phê duyệt Quy hoạch phát triển Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020;

Theo ý kiến thẩm định tại văn bản số 2715/BTTTT-ƯDCNTT ngày 20/8/2010 của Bộ Thông tin & Truyền thông và đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin & Truyền thông tại Tờ trình số 464/TTr-STTTT ngày 20/9/2010, về việc phê duyệt kế hoạch ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2011-2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kế hoạch ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2011-2015 (gọi tắt là Kế hoạch) với những nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC TIÊU:

1. Mục tiêu tổng quát

a) Xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng thông tin, tạo môi trường làm việc điện tử rộng khắp trong hoạt động của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.

b) Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin gắn với cải cách hành chính trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, hướng tới nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí hoạt động.

c) Cung cấp đầy đủ thông tin, dịch vụ công trực tuyến với mức độ cao, trên diện rộng cho người dân và doanh nghiệp.

2. Mục tiêu cụ thể

- 100% các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện và khoảng 80% UBND cấp xã được kết nối mạng Tin học diện rộng của UBND tỉnh. Tỷ lệ trung bình cán bộ, công chức có máy tính nối mạng làm việc đạt từ 80% đến 90% .

- 100% cán bộ, công chức được cung cấp hộp thư điện tử và thường xuyên sử dụng trong công việc.

- 100% các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện và khoảng 80% UBND cấp xã được cài đặt và sử dụng phần mềm ứng dụng quản lý văn bản và điều hành trên môi trường mạng.

- Nâng cấp và hoàn thiện cổng thông tin điện tử của tỉnh để cung cấp 100% các dịch vụ hành chính công được đưa lên cổng thông tin điện tử ở mức độ 2; trong đó có tối thiểu 05 dịch vụ hành chính công được cung cấp mức độ 3 trở lên; tích hợp và xây dựng Website thành phần đạt 100% các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh, cung cấp đầy đủ thông tin theo Điều 28 của Luật Công nghệ thông tin.

- Bảo đảm các điều kiện về kỹ thuật cho các cuộc họp trên môi trường mạng của UBND tỉnh, các sở, ngành với UBND cấp huyện và các Bộ, ngành Trung ương.

- Đầu tư trang thiết bị và ứng dụng công nghệ thông tin cho bộ phận một cửa của UBND cấp huyện và các sở, ban, ngành để tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính cho người dân và tổ chức.

- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ cho hoạt động chuyên môn của các cơ quan quản lý nhà nước và phục vụ dịch vụ hành chính công đến người dân và doanh nghiệp.

II. Nội dung kế hoạch

1. Phát triển hạ tầng kỹ thuật

- Phối hợp với Bưu điện Trung ương tiếp nhận và hoàn thiện mạng truyền số liệu chuyên dùng cho các cơ quan nhà nước, tổ chức kết nối từ Trung ương tới UBND tỉnh và các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố.

- Đầu tư, bổ sung, thay thế, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật (máy chủ, máy trạm, mạng máy tính, hệ thống bảo mật, an ninh mạng, phần mềm bản quyền...) bảo đảm ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ cơ quan nhà nước, gồm:

+ Đảm bảo khoảng 80% UBND cấp xã được đầu tư xây dựng mạng LAN và kết nối thông suốt với mạng Tin học diện rộng của UBND tỉnh.

+ Nâng cấp, mở rộng mạng LAN cho các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố; đảm bảo cán bộ, công chức có máy tính nối mạng để làm việc.

- Đầu tư trang thiết bị tại bộ phận một cửa, bảng điện tử cho UBND cấp huyện và các sở, ban, ngành.

- Nâng cấp Trung tâm tích hợp dữ liệu, Trung tâm an ninh mạng của tỉnh đảm bảo tổ chức kết nối và an ninh cho mạng Tin học diện rộng của tỉnh.

2. Ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước

a) Nâng cấp, hoàn thiện các hệ thống thông tin phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của các cấp

Trên cơ sở kế thừa các kết quả đã đạt được, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các hệ thống thông tin theo hướng tăng cường chức năng chỉ đạo, điều hành, quản lý nội dung tổng thể, mở rộng sự kết nối liên thông giữa các cấp với hệ thống quy mô quốc gia, bao gồm các nội dung sau:

- Duy trì và nâng cấp hệ thống thư điện tử theo tiêu chuẩn về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan Nhà nước, đảm bảo cho cán bộ, công chức từ cấp xã đến cấp tỉnh có hộp thư điện tử phục vụ cho công việc.

- Tiếp tục triển khai phần mềm Quản lý văn bản và điều hành đến tất cả các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố và khoảng 80% UBND cấp xã.

- Từng bước đưa các ứng dụng phần mềm mã nguồn mở đáp ứng được các yêu cầu trong hoạt động quản lý, chỉ đạo và điều hành của các cơ quan nhà nước.

- Triển khai mở rộng hệ thống tổ chức hội nghị, giao ban điện tử đa phương tiện đến các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố.

b) Xây dựng mới, nâng cấp và hoàn thiện các ứng dụng CNTT trong các hoạt động nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu của mỗi đơn vị.

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện, cấp xã chủ động cải tiến và minh bạch các quy trình công việc, thủ tục hành chính và các quy trình liên cơ quan để có thể ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả, bảo đảm việc hợp lý hóa quy trình công việc được thực hiện trước khi đầu tư cho các hệ thống công nghệ thông tin. Đồng thời trên cơ sở kết quả ứng dụng thuộc các chương trình, dự án đã được tỉnh, ngành, trung ương triển khai tiếp tục rà soát, đề xuất các phương án mở rộng, đảm bảo công tác ứng dụng đạt hiệu quả cao nhất, tập trung vào các lĩnh vực:

- Tiếp nhận và hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý lĩnh vực tài chính - kế toán: Thông tin Quản lý ngân sách và Kho bạc (TABMIS) trên địa bàn tỉnh thuộc dự án Cải cách Quản lý tài chính công; dự án hiện đại hoá thu nộp NSNN; phần mềm quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản; phần mềm quản lý tài sản công.

- Tiếp nhận và hoàn thiện các bộ phần mềm ứng dụng, hệ thống CSDL hỗ trợ hoạt động ngành Tài nguyên và Môi trường, quản lý khoa học công nghệ, y tế, văn hoá...

- Xây dựng Trung tâm dữ liệu ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, gồm: hệ thống thông tin báo cáo tình hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; hệ thống thông tin quản lý công tác thuỷ lợi; thông tin dự báo sâu bệnh các loại cây trồng nông, lâm, nghiệp; thông tin quản lý tàu cá...

- Tiếp nhận và triển khai phần mềm quản lý nhà trường của Bộ GD&ĐT được triển khai sử dụng rộng rãi tại các cơ sở giáo dục và tại sở phục vụ quản lý giáo dục. Xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu và phần mềm quản lý văn bằng chứng chỉ, thi đua khen thưởng, sáng kiến kinh nghiệm. Xây dựng trang thông tin điện tử cho các trường THPT, trong đó tích hợp các phần mềm thích hợp để điều hành các hoạt động của cơ quan sở cũng như của ngành, cung cấp đến người dân các dịch vụ như kiểm tra kết quả học tập tu dưỡng của con, em cũng như liên hệ với nhà trường, giáo viên thông qua môi trường mạng.

- Xây dựng CSDL công báo điện tử, cập nhật dữ liệu qua các năm, liên kết với Cổng thông tin điện tử tỉnh.

3. Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp

- Tiếp tục hoàn thiện Cổng thông tin điện tử tỉnh, đảm bảo cung cấp thông tin phục vụ kịp thời cho sự chỉ đạo, điều hành, công khai các hoạt động của UBND tỉnh, đồng thời là kênh thông tin chính thống về tình hình Kinh tế - Xã hội của tỉnh trên Internet; xây dựng các Website thành phần cho các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện trên cổng thông tin điện tử của tỉnh, đảm bảo triển khai cung cấp tất cả các dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 và cung cấp được các dịch vụ hành chính công trực tuyến cơ bản mức độ 3 tới người dân và doanh nghiệp.

- Triển khai ứng dụng CNTT hiệu quả, toàn diện tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông tại UBND cấp huyện và các sở, ban, ngành theo hướng: Bảo đảm khả năng kết nối hệ thống thông tin tại bộ phận một cửa với cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước, tạo điều kiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp qua mạng Internet, bảo đảm tính liên thông giữa các đơn vị trong quy trình xử lý thủ tục hành chính.

- Xây dựng và hoàn thiện các hệ thống thông tin thiết yếu cho công tác ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp, đặc biệt là hệ thống thông tin về dân cư, đất đai, nông nghiệp và phát triển nông thôn, y tế, giáo dục, lao động thương binh và xã hội,...

III. Kinh phí thực hiện

1. Tổng kinh phí cho ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011-2015 dự kiến là: 151.359 triệu đồng (Bằng chữ: Một trăm năm mươi mốt tỷ ba trăm năm mươi chín triệu đồng).

Trong đó:

- Nguồn vốn đầu tư phát triển: 110.219 triệu đồng

- Nguồn vốn sự nghiệp: 41.140 triệu đồng.

            + Vốn sự nghiệp cấp tỉnh: 26.190 triệu đồng

            + Vốn sự nghiệp cấp huyện: 14.950 triệu đồng

2. Nguồn kinh phí:

- Kinh phí thực hiện kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Thanh Hóa cơ bản là nguồn ngân sách tỉnh.

- Kinh phí chi sự nghiệp cho hoạt động ứng dụng CNTT của UBND cấp huyện do ngân sách cấp huyện đảm bảo.

- Xin Trung ương hỗ trợ phần kinh phí cho các dự án, nhiệm vụ về xây dựng hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin (theo Điểm II Mục C Điều 1 Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ).

- Các sở, ban, ngành chủ động đấu mối với các bộ, ngành Trung ương để tiếp nhận dự án và xin hỗ trợ kinh phí thực hiện ứng dụng CNTT theo đặc trưng của ngành.

- Huy động từ các nguồn kinh phí hợp pháp.

IV. Danh mục các nhiệm vụ, dự án: Theo phụ lục đính kèm.

V. Giải pháp thực hiện

1. Tổ chức, điều hành

- Tăng cường hoạt động của Ban chỉ đạo Công nghệ thông tin tỉnh trong việc triển khai công tác ứng dụng CNTT trong các cơ quan quản lý nhà nước.

- Giám đốc các sở, ban, ngành và Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã phải chủ động, có quyết tâm chính trị cao, theo sát và ủng hộ quá trình ứng dụng công nghệ thông tin vào cơ quan mình.

- Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước phải theo thứ tự ưu tiên dựa trên nhu cầu thực tế cần tăng năng suất lao động, bảo đảm tính hiệu quả, khả thi khi triển khai.

- Kết hợp chặt chẽ với Chương trình cải cách hành chính để ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước của tỉnh Thanh Hóa có tác dụng thực sự thúc đẩy cải cách hành chính, quá trình cải cách hành chính đặt ra những yêu cầu, đòi hỏi cho ứng dụng công nghệ thông tin. Tăng cường công tác cải tiến quy trình làm việc, chuẩn hóa nghiệp vụ để có thể ứng dụng công nghệ thông tin.

2. Bảo đảm triển khai ứng dụng công nghệ thông tin đồng bộ nhưng phải tiết kiệm và hiệu quả.

Những nhiệm vụ, dự án ứng dụng CNTT mang tính chất trọng tâm, diện rộng, sử dụng nguồn kinh phí lớn thì lựa chọn triển khai thí điểm, sau đó đánh giá hiệu quả ứng dụng rồi mới nhân rộng mô hình cho các đơn vị còn lại.

3. Giám sát, đánh giá

Thường xuyên kiểm tra, đánh giá tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh để có những giải pháp thúc đẩy kịp thời. Xem xét đưa tiêu chí hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin vào các phong trào thi đua, bình xét khen thưởng.

4. Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực

- Tăng cường đào tạo kỹ năng về ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ, công chức.

- Bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức chuyên trách về công nghệ thông tin các cơ quan nhà nước. Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông trong công tác đào tạo nguồn nhân lực bảo đảm an toàn, an ninh thông tin.

- Bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về ứng dụng công nghệ thông tin cho lãnh đạo các cơ quan nhà nước.

5. Bảo đảm môi trường pháp lý

Xây dựng các chính sách thu hút, phối hợp với doanh nghiệp trong công tác triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin của cơ quan nhà nước. Phát triển các hình thức thuê, khoán trong triển khai ứng dụng công nghệ thông tin.

Xây dựng các quy định nhằm giảm văn bản giấy, tăng cường chia sẻ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước.

Xây dựng chính sách ưu đãi thích hợp cho cán bộ, công chức chuyên trách về công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước, nhằm duy trì và thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao.

Xây dựng các quy định về an toàn, an ninh thông tin trong các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.

Đảm bảo nguồn kinh phí ứng dụng CNTT trong kế hoạch ngân sách hàng năm của cơ quan nhà nước.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Thông tin và Truyền thông.

- Chủ trì tổ chức triển khai; hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi, kiểm tra và báo cáo tình hình, kết quả thực hiện Kế hoạch này. Tham mưu, đề xuất Uỷ ban nhân dân tỉnh điều chỉnh, bổ sung về mục tiêu và nội dung của Kế hoạch hoặc giải quyết vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh xây dựng và phê duyệt Kế hoạch hàng năm cho ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước.

- Chủ động, tích cực làm việc với Bộ Thông tin và Truyền thông để xin hỗ trợ kinh phí cho các dự án, nhiệm vụ về xây dựng hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin của tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan xây dựng các quy định, chính sách để tạo giải pháp đảm bảo môi trường pháp lý trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.

2. Sở Tài chính và Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Trên cơ sở nguồn vốn ngân sách địa phương, cân đối, bố trí đủ ngân sách hàng năm để thực hiện Kế hoạch này.

- Cùng với Sở Thông tin và Truyền thông hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí cụ thể chi cho ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động các cơ quan nhà nước của tỉnh.

3. Các sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện Kế hoạch này.

4. Các đơn vị được giao chủ trì các dự án, nhiệm vụ có trách nhiệm tổ chức xây dựng, phê duyệt và triển khai các dự án, nhiệm vụ này theo quy định hiện hành về quản lý ngân sách nhà nước, bảo đảm sự lồng ghép về nội dung, kinh phí với các chương trình, kế hoạch, dự án chuyên ngành đang triển khai nếu có, tránh trùng lặp, lãng phí.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3QĐ;
 - Bộ TT&TT (b/c);
 - TTr. TU, HĐND tỉnh (b/c);
 - CT và các PCT UBND tỉnh;
 - Lưu: VT, CNTT.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Ngọc Hồi

 


PHỤ LỤC 1.

DANH SÁCH CÁC DỰ ÁN ỨNG DỤNG CNTT SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THUỘC KẾ HOẠCH ỨNG DỤNG CNTT TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TỈNH THANH HOÁ GIAI ĐOẠN 2011-2015
(Kèm theo Quyết định số: 4089 /QĐ-UBND ngày 17 tháng 11 năm 2010 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá)

Đơn vị: Triệu đồng

TT

Tên dự án

Mục tiêu dự án

Đơn vị thực hiện

Yêu cầu vốn

Nhu cầu vốn đầu tư các năm

Ghi chú

Tổng mức đầu tư

Đã phân bổ

Vốn còn thiếu

2011

2012

2013

2014

2015

1

Nâng cấp, hoàn thiện cổng thông tin điện tử của tỉnh Thanh Hoá.

Nâng cấp, hoàn thiện cổng thông tin điện tử của tỉnh nhằm khắc phục những nhược điểm, hạn chế của cổng thông tin điện tử hiện nay, đảm bảo việc triển khai một số dịch vụ công cấp độ 3 (cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên mạng Internet).

Văn phòng UBND tỉnh

4.878

1.900

2.978

2.978

 

 

 

 

Năm 2010 đã cấp 900 triệu từ nguồn ngân sách tỉnh và Quỹ Microsoft hỗ trợ 1 tỷ đồng.

2

Phát triển các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3.

Giai đoạn 2012-2015 thực hiên với mục tiêu: Tiếp tục triển khai các dịch vụ hành chính công cơ bản lên mức độ 3 trên cổng thông tin điện tử tỉnh.

Các sở, ngành có dịch vụ công và Văn phòng UBND tỉnh.

6.000

0

6.000

 

1.500

1.500

1.500

1.500

Dự án mới

3

Nâng cấp Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh và mạng nội bộ cơ quan Văn phòng UBND tỉnh.

- Bổ sung, nâng cấp máy chủ, máy trạm Trung tâm tích hợp dữ liệu, Văn phòng UBND tỉnh.

 - Xây dựng, nâng cấp một số CSDL phục vụ hoạt động của VP UBND tỉnh.

Văn phòng UBND tỉnh

5.000

0

5.000

3.000

2.000

 

 

 

Dự án mới

4

Đầu tư thí điểm mở rộng mạng tin học diện rộng UBND tỉnh đến cấp xã.

Đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin cho UBND cấp xã (60 xã, phường, thị trấn) để kết nối với mạng tin học diện rộng UBND tỉnh nhằm đảm bảo năng lực hạ tầng kỹ thuật để triển khai các ứng dụng CNTT, đặc biệt triển khai các dịch vụ công trên mạng phục vụ nhân dân, đảm bảo kết nối liên thông từ tỉnh xuống đến huyện và đến xã.

Sở TTTT

6.543

0

6.543

6.543

 

 

 

 

Đã phê duyệt dự án tại Quyết định số 2586/QĐ-UBND ngày 27/7/2010.

5

Đầu tư mở rộng mạng tin học diện rộng và ứng dụng CNTT trong công việc cấp xã.

Đến năm 2015, đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin đến 80% UBND cấp xã:

 - Triển khai phầm mềm điều hành, tác nghiệp từ tỉnh đến cấp huyện, từ huyện đến cấp xã.

 - Bổ sung hạ tầng CNTT cấp xã đảm bảo các ứng dụng trong công việc.

Sở TTTT

37.000

0

37.000

 

9.000

9.000

9.000

10.000

Dự án mở rộng

6

Ứng dụng công nghệ thông tin cung cấp dịch vụ hành chính công cấp huyện

- Triển khai thí điểm ứng dụng CNTT tại bộ phận một cửa cho 05 UBND cấp huyện.

 - Tin học hóa các quy trình giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, đơn giản và minh bạch.

 - Tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân chủ động trong việc tiếp nhận và tra cứu thông tin về thủ tục hành chính, kết quả thụ lý hồ sơ thủ tục hành chính.

Sở TTTT

4.197

850

3.347

3.347

 

 

 

 

Dự án chuyển tiếp, năm 2010 đã cấp 850 triệu

7

Triển khai mở rộng ứng dụng CNTT xây dựng phần mềm một cửa và cung cấp dịch vụ hành chính công cấp quận, huyện.

- Triển khai ứng dụng CNTT nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, từng bước xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp và hiện đại.

 - Tin học hóa các quy trình giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, đơn giản và minh bạch.

 - Giai đoạn 2012-2015 tiến hành rà soát triển khai đến 21 đơn vị là UBND cấp huyện.

Sở TTTT

18.000

0

18.000

 

4.000

4.000

4.000

6.000

Dự án mở rộng

8

Nâng cấp, mở rộng các mạng CNTT nội bộ cho các sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố

Mở rộng, nâng cấp hạ tầng LAN nội bộ, bổ sung thiết bị tin học cho UBND các huyện, ngành đảm bảo năng lực phục vụ nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước.

Sở TTTT

3.851

 

3.851

3.851

 

 

 

 

Đã phê duyệt dự án tại Quyết định số 2596 /QĐ-UBND ngày 07/8/2009.

9

Đầu tư mở rộng các mạng CNTT nội bộ cho các sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố

Đầu tư nâng cấp hạ tầng LAN nội bộ đến các đơn vị đảm bảo chỉ tiêu số 82 máy tính /100 CBCC. Bổ sung, sửa chữa máy chủ và thiết bị mạng cho các đơn vị.

Sở TTTT

14.500

0

14.500

 

4.000

3.500

3.500

3.500

Dự án mở rộng

10

Ứng dụng công nghệ GIS xây dựng Hệ thống thông tin quản lý công tác Thuỷ lợi

Quản lý nước và các công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh, cập nhật các diễn biến thuỷ lợi, cung cấp các thông tin dự báo về thuỷ lợi, an toàn hồ, đập…

Sở NN&PTNT

5.000

0

5.000

 

1.000

2.000

2.000

 

Dự án mới

11

Xây dựng hạ tầng CNTT ngành Tài chính, tiếp nhận, triển khai hệ thống thông tin quản lý ngân sách ngành tài chính.

Xây dựng hạ tầng CNTT chuyên nhiệp, hiện đại cho ngành Tài chính Thanh Hoá

Đưa vào sử dụng hệ thống thông tin QLNS-TABMIS và xây dựng mới những hệ thống ứng dụng chưa có, cần thiết cho ngành; Triển khai các ứng dụng đã có.

Sở Tài chính

8.000

0

8.000

3.000

1.000

2.000

2.000

 

Dự án mới

 

Tổng cộng

 

 

112.969

2.750

110.219

22.719

22.500

22.000

22.000

21.000

 

 

PHỤ LỤC 2.

DANH SÁCH CÁC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN ỨNG DỤNG CNTT SỬ DỤNG NGUỒN CHI THƯỜNG XUYÊN THUỘC KẾ HOẠCH ỨNG DỤNG CNTT TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TỈNH THANH HOÁ GIAI ĐOẠN 2011-2015
(Kèm theo Quyết định số: 4089 /QĐ-UBND ngày 17 tháng 11 năm 2010 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá)

Đơn vị: Triệu đồng

TT

Nội dung công việc

Mục tiêu

Đơn vị chủ trì thực hiện

Nhu cầu kinh phí thường xuyên các năm

Tổng cộng

Ghi chú

2011

2012

2013

2014

2015

I

Ngân sách cấp tỉnh chi thường xuyên

 

6.190

5.000

5.000

5.000

5.000

26.190

 

1

Hoàn thiện một số hệ thống thông tin số phục vụ sự chỉ đạo, điều hành và quản lý của tỉnh

Nâng cấp, triển khai hệ thống quản lý văn bản, hồ sơ công việc và hệ thống thư điện tử nhằm từng bước tin học hoá các hoạt động hành chính trong công tác chỉ đạo và quản lý chỉ đạo của cán bộ hành chính các cấp.

STTTT

580

 

 

 

 

580

Năm 2010 đã cấp 900 triệu triển khai đến 40 đơn vị, năm 2011 cấp kinh phí để quyết toán

2

Duy trì kỹ thuật và bổ sung, chỉnh sửa các chức năng trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh.

Duy trì kỹ thuật và chỉnh sửa các chức năng trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh.

Văn phòng UBND tỉnh

 

300

300

300

300

1.200

 

3

Cập nhật văn bản QPPL, thông tin chỉ đạo điều hành và hoạt động của UBND tỉnh trên cổng thông tin điện tử tỉnh

Số hoá, cập nhật các văn bản pháp luật, tin bài hoạt động của tỉnh trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh

Văn phòng UBND tỉnh

220

220

220

220

220

1.100

 

4

Tổ chức đào tạo cho cán bộ, lãnh đạo phụ trách và chuyên trách về CNTT cấp huyện, cấp xã ứng dụng CNTT.

Đào tạo kiến thức, công nghệ, ứng dụng CNTT mới phù hợp với yêu cầu công tác quản lý, chuyên môn của cán bộ công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước.

Sở TTTT

100

300

300

300

300

1.300

 

5

Duy trì kỹ thuật và bổ sung, chỉnh sửa các chức năng của hệ thống thông tin số phục vụ sự chỉ đạo, điều hành và quản lý của tỉnh.

Duy trì kỹ thuật và bổ sung, chỉnh sửa của hệ thống quản lý văn bản, hồ sơ công việc và hệ thống thư điện tử nhằm từng bước tin học hoá các hoạt động hành chính trong công tác chỉ đạo và quản lý chỉ đạo của cán bộ hành chính các cấp.

Sở TTTT

 

300

300

300

300

1.200

 

6

Xây dựng điểm cầu giao ban điện tử đa phương tiện tại Sở Thông tin và Truyền thông

Xây dựng phòng họp đa phương tiện tại Sở Thông tin và Truyền thông phục vụ chung cho các hội nghị, giao ban trực tuyến giữa các sở, ban, ngành của tỉnh với các bộ, ngành ở Trung ương và với các đơn vị cấp huyện.

Sở TTTT

1.410

 

 

 

 

1.410

Thực hiện theo văn bản số 3989 /UBND-CNTT ngày 30/7/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh

7

Duy trì, nâng cao hiệu quả sử dụng sử dụng hệ thống thông tin QLNS-TABMIS

Duy trì, xây dựng bổ sung ứng dụng và mở rộng hệ thống thông tin QLNS-TABMIS từ cấp tỉnh đến cấp huyện

Sở Tài chính

300

300

300

300

300

1.500

 

8

Xây dựng hệ thống thông tin, CSDL ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Xây dựng CSDL và cung cấp thông tin, quản lý một cách tổng hợp về hoạt động ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Sở NN&PTNT

250

250

250

250

250

1.250

 

9

Chi thường xuyên cho ứng dụng CNTT tại các sở ngành.

Sửa chữa, duy trì mạng LAN nội bộ các sở ngành.

Cập nhật CSDL chuyên ngành.

Số hóa văn bản, tài liệu.

Các sở, ngành

3.330

3.330

3.330

3.330

3.330

16.650

Chi tiết cho các Sở, ngành tại Phụ lục 3, hàng năm ghi vào dự toán ngân sách các đơn vị

II

Ngân sách cấp huyện chi thường xuyên

 

2.990

2.990

2.990

2.990

2.990

14.950

 

10

Chi thường xuyên cho ứng dụng CNTT tại UBND các huyện, thị xã, thành phố.

Sửa chữa, duy trì mạng LAN nội bộ các sở ngành.

Cập nhật CSDL chuyên ngành.

Số hóa văn bản, tài liệu.

UBND cấp huyện

2.990

2.990

2.990

2.990

2.990

14.950

Chi tiết cho các huyện tại Phụ lục 4, hàng năm ghi vào dự toán ngân sách các đơn vị.

 

TỔNG CỘNG

 

 

9.180

7.990

7.990

7.990

7.990

41.140

 

 


PHỤ LỤC 3.

KHÁI TOÁN KINH PHÍ CHI HOẠT ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN TRONG HOẠT ĐỘNG CÁC SỞ, BAN, NGÀNH GIAI ĐOẠN 2011-2015
(Kèm theo Quyết định số: 4089 /QĐ-UBND ngày 17 tháng 11 năm 2010 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá)

ĐVT: Triệu đồng

STT

Tên đơn vị

Số CBCC hiện có

Phân bổ kinh phí hàng năm

2011

2012

2013

2014

2015

1

Văn phòng UBND tỉnh

89

500

500

500

500

500

2

VP Hội đồng nhân dân tỉnh

28

60

60

60

60

60

3

Sở Công Thương

62

120

120

120

120

120

4

Sở Khoa học & Công nghệ

41

80

80

80

80

80

5

Sở Tài nguyên & Môi trường

62

120

120

120

120

120

6

Sở Kế hoạch & Đầu tư

70

140

140

140

140

140

7

Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch

79

160

160

160

160

160

8

Sở Xây dựng

51

100

100

100

100

100

9

Sở Tư pháp

31

60

60

60

60

60

10

Sở Nội vụ

60

120

120

120

120

120

11

Sở Giao thông vận tải

70

140

140

140

140

140

12

Sở Tài chính

104

210

210

210

210

210

13

Sở NN & PTNT

141

280

280

280

280

280

14

Sở Y tế

62

120

120

120

120

120

15

Sở Giáo dục & Đào tạo

79

160

160

160

160

160

16

Sở LĐTB & XH

98

200

200

200

200

200

17

Sở Thông tin & Truyền thông

34

390

390

390

390

390

18

Sở Ngoại vụ

25

50

50

50

50

50

19

Thanh tra tỉnh

47

90

90

90

90

90

20

Ban dân tộc

28

60

60

60

60

60

21

BQL khu kinh tế Nghi Sơn

85

170

170

170

170

170

 

Tổng cộng:

1.346

3.330

3.330

3.330

3.330

3.330

 

PHỤ LỤC 4.

KHÁI TOÁN KINH PHÍ CHI HOẠT ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA UBND CẤP HUYỆN GIAI ĐOẠN 2011-2015
(Kèm theo Quyết định số: 4089 /QĐ-UBND ngày 17 tháng 11 năm 2010 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá)

ĐVT: Triệu đồng

STT

Tên đơn vị

Số CBCC hiện có

Phân bổ kinh phí các năm

2011

2012

2013

2014

2015

1

UBND huyện Thọ Xuân

80

120

120

120

120

120

2

UBND Thị xã Sầm Sơn

69

100

100

100

100

100

3

UBND huyện Thường Xuân

76

110

110

110

110

110

4

UBND huyện Hoằng Hoá

117

180

180

180

180

180

5

UBND huyện Quảng Xương

78

120

120

120

120

120

6

UBND huyện Vĩnh Lộc

65

100

100

100

100

100

7

UBND Thị xã Bỉm Sơn

59

90

90

90

90

90

8

UBND huyện Thiệu Hoá

85

130

130

130

130

130

9

UBND huyện Thạch Thành

68

100

100

100

100

100

10

UBND huyện Yên Định

72

110

110

110

110

110

11

UBND huyện Hà Trung

67

100

100

100

100

100

12

UBND huyện Cẩm Thuỷ

71

110

110

110

110

110

13

UBND huyện Như Thanh

71

110

110

110

110

110

14

UBND huyện Bá Thước

84

130

130

130

130

130

15

UBND huyện Ngọc Lặc

76

110

110

110

110

110

16

UBND huyện Quan Sơn

52

80

80

80

80

80

17

UBND huyện Quan Hoá

70

110

110

110

110

110

18

UBND huyện Mường Lát

56

80

80

80

80

80

19

UBND huyện Nga Sơn

75

110

110

110

110

110

20

UBND huyện Hậu Lộc

68

100

100

100

100

100

21

UBND huyện Nông Cống

74

110

110

110

110

110

22

UBND huyện Lang Chánh

64

100

100

100

100

100

23

UBND huyện Tĩnh Gia

80

120

120

120

120

120

24

UBND thành phố Thanh Hoá

90

140

140

140

140

140

25

UBND huyện Triệu Sơn

91

140

140

140

140

140

26

UBND huyện Như Xuân

63

90

90

90

90

90

27

UBND huyện Đông Sơn

58

90

90

90

90

90

 

Tổng cộng:

1.979

2.990

2.990

2.990

2.990

2.990

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 4089/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước tỉnh Thanh Hoá, giai đoạn 2011 - 2015

  • Số hiệu: 4089/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 17/11/2010
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
  • Người ký: Nguyễn Ngọc Hồi
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 17/11/2010
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản