- 1Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2005
- 2Nghị định 31/2013/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng
- 3Nghị định 14/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- 4Nghị quyết 30/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 02 năm 2017
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 408/QĐ-LĐTBXH | Hà Nội, ngày 20 tháng 3 năm 2017 |
BAN HÀNH QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT HỒ SƠ TỒN ĐỌNG ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN NGƯỜI CÓ CÔNG
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Căn cứ Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;
Căn cứ Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;
Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 07/3/2017 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 02/2017;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Người có công,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Quy trình giải quyết hồ sơ tồn đọng đề nghị xác nhận người có công (kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Cục trưởng Cục Người có công, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
QUY TRÌNH
GIẢI QUYẾT HỒ SƠ TỒN ĐỌNG ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN NGƯỜI CÓ CÔNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 408/QĐ-LĐTBXH ngày 20/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
Giải quyết hồ sơ tồn đọng đề nghị xác nhận người có công với cách mạng tại các địa phương (sau đây gọi là hồ sơ tồn đọng). Phấn đấu trong năm 2017 giải quyết căn bản hồ sơ tồn đọng đề nghị xác nhận liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh đang lưu trữ tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố và Công an tỉnh, thành phố trở lên.
1. Việc thẩm định, xác nhận các hồ sơ không phải hồ sơ tồn đọng được tiến hành thường xuyên và theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Việc xem xét, giải quyết hồ sơ tồn đọng phải được tiến hành chặt chẽ, nghiêm túc, đảm bảo các yêu cầu của pháp luật về đối tượng, tiêu chuẩn, điều kiện; về thủ tục cần xem xét, vận dụng cụ thể cho từng trường hợp, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử, đồng thời tích cực tìm kiếm, khai thác mọi nguồn thông tin, mọi căn cứ có cơ sở phục vụ việc xác nhận người có công.
3. Đề cao trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, các cá nhân, tổ chức liên quan, đặc biệt là các cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa, đồng chí, đồng đội cùng hoạt động, ý kiến của cộng đồng nhân dân, đồng thời phát huy tốt vai trò của các cơ quan thông tin đại chúng trong minh bạch kết quả giải quyết hồ sơ.
4. Đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch. Đặc biệt tại bước xét duyệt ở cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân tham gia giám sát.
1. Trong năm 2017, giải quyết hồ sơ đề nghị xác nhận liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Đã lập trước ngày 01/7/2013 theo đúng quy định tại từng thời điểm nhưng còn thiếu giấy tờ, thủ tục hoặc hồ sơ đã được thiết lập đầy đủ nhưng do thay đổi chính sách nên chưa được cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
b) Đang lưu trữ tại cơ quan lao động - thương binh và xã hội, công an, quân đội cấp tỉnh trở lên.
2. Không xem xét đối với các trường hợp đã được cơ quan có thẩm quyền kết luận không đủ điều kiện xác nhận người có công với cách mạng (không thuộc các trường hợp xác nhận liệt sĩ, thương binh theo quy định pháp luật).
THÀNH LẬP, KIỆN TOÀN CÁC TỔ CHỨC GIẢI QUYẾT HỒ SƠ TỒN ĐỌNG
Thành lập Tổ công tác liên ngành xác nhận người có công do Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội làm Tổ trưởng, Các thành viên gồm đại diện Cục Người có công và Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Cục Chính sách - Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; Cục Chính sách - Tổng cục Chính trị Công an nhân dân; Hội Cựu chiến binh Việt Nam; Hội cựu thanh niên xung phong Việt Nam; Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin, Ban liên lạc chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù, đày; Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam.
Tổ công tác có trách nhiệm tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo, tổ chức triển khai, kiểm tra, đôn đốc việc giải quyết hồ sơ tồn đọng, báo cáo Bộ trưởng xem xét, quyết định.
1. Tại cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh)
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các sở/ngành xây dựng kế hoạch triển khai việc giải quyết hồ sơ tồn đọng; phân công trách nhiệm cụ thể cho các sở, ngành, đoàn thể và xác định thời hạn hoàn thành công việc.
b) Thành lập Ban chỉ đạo xác nhận người có công cấp tỉnh do Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân làm trưởng ban; 02 Phó trưởng ban là Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Chính ủy Bộ Chỉ huy quân sự;
Các thành viên gồm đại diện các cơ quan: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Chỉ huy quân sự, Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải, Sở Y tế, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh, Hội Cựu thanh niên xung phong, Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin, Hội Tù yêu nước hoặc Ban liên lạc chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày.
Các cuộc họp của Ban chỉ đạo đề nghị mời đại diện lãnh đạo Tỉnh ủy, Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ công tác liên ngành và đại diện cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa và những người đã từng hoạt động kháng chiến cùng tham dự.
c) Thành lập Tổ xác minh do 01 đồng chí Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội làm Tổ trưởng; các thành viên gồm đại diện cơ quan quân sự, công an, Phòng Người có công và Thanh tra của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Tùy từng trường hợp có thể mời đại diện các sở, ban, ngành, đoàn thể hoặc cán bộ khác có liên quan tham gia.
Tổ xác minh có trách nhiệm xác minh những nội dung mà hồ sơ tồn đọng còn chưa rõ, còn mẫu thuẫn nhằm củng cố cơ sở xác nhận hoặc không xác nhận đối tượng là người có công.
2. Tại cấp quận, huyện, thị xã/thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện)
Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm:
- Kiện toàn Ban chỉ đạo xác nhận người có công cấp huyện do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân làm Trưởng ban, 02 Phó trưởng ban là Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và Chính trị viên Ban Chỉ huy quân sự huyện;
- Các thành viên là đại diện cơ quan Quân sự, Công an, Y tế, Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, Hội Người cao tuổi, Hội Cựu thanh niên xung phong, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin, Hội Tù yêu nước hoặc Ban liên lạc chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày.
- Trong trường hợp cần thiết, mời đại diện Ban chỉ đạo xác nhận người có công cấp tỉnh tham dự cuộc họp của Ban chỉ đạo cấp huyện.
3. Tại cấp xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã)
Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:
- Kiện toàn Hội đồng xác nhận người có công cấp xã do Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Chủ tịch hội đồng, các thành viên gồm: Cán bộ lao động - thương binh và xã hội, quân sự, công an, y tế, đại diện Mặt trận Tổ quốc và các hội, đoàn thể: phụ nữ, thanh niên, nông dân, cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, người cao tuổi, Hội Tù yêu nước hoặc Ban liên lạc chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (nếu có).
- Khi tổ chức họp Hội đồng xác nhận người có công phải mời đại diện Ban chỉ đạo xác nhận người có công cấp huyện, đồng thời mời một số cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa, các cá nhân có quá trình tham gia kháng chiến tham dự.
I. PHÂN LOẠI HỒ SƠ TỒN ĐỌNG TẠI CẤP TỈNH
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự, Công an tỉnh rà soát hồ sơ tồn đọng để xác định địa phương có trách nhiệm, thẩm quyền giải quyết theo nguyên tắc:
- Với đối tượng hoạt động không thoát ly: thực hiện quy trình giải quyết tại tỉnh, thành phố nơi đối tượng hoạt động cách mạng.
- Với đối tượng hoạt động thoát ly thì thực hiện tại tỉnh, thành phố nơi đối tượng cư trú khi bắt đầu hoạt động cách mạng.
2. Đối với hồ sơ thuộc trách nhiệm giải quyết của tỉnh được phân loại thành các nhóm:
a) Hồ sơ đủ điều kiện: là các hồ sơ đã có đầy đủ giấy tờ, thủ tục theo đúng quy định của các văn bản pháp luật tại thời điểm thiết lập hồ sơ nhưng do thay đổi chính sách nên chưa được xác nhận.
b) Hồ sơ có thể hoàn thiện để xem xét, giải quyết: là hồ sơ thiếu một số giấy tờ, thủ tục có thể hoàn thiện để được công nhận. Đối với hồ sơ loại này phải làm rõ cần bổ sung những loại giấy tờ nào, do cơ quan nào cấp hoặc cần xác minh những điểm gì hồ sơ để có thể kết luận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện xác nhận.
c) Hồ sơ không đủ điều kiện: là các hồ sơ không đáp ứng được tiêu chuẩn, điều kiện xác nhận liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh theo quy định của pháp luật.
3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trình Ban chỉ đạo cấp tỉnh cho ý kiến giải quyết đối với:
a) Số hồ sơ thuộc trách nhiệm giải quyết của tỉnh, trong đó số đủ điều kiện, số có thể hoàn thiện và số không đủ điều kiện;
b) Số hồ sơ phải chuyển đến tỉnh khác;
c) Số hồ sơ do tỉnh, thành phố khác chuyển đến;
d) Kế hoạch giải quyết đối với số hồ sơ có thể hoàn thiện, kể cả hồ sơ do tỉnh khác chuyển đến.
II. XÁC MINH BỔ SUNG ĐỐI VỚI CÁC HỒ SƠ CÓ THỂ HOÀN THIỆN
1. Tổ xác minh cấp tỉnh tổ chức xác minh các nội dung chưa rõ, các nội dung còn mẫu thuẫn, tập trung vào các kết luận đã có với đối tượng, nhân thân đối tượng có tham gia chiến đấu hoặc phục vụ chiến đấu, hy sinh hoặc bị thương trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu thông qua:
- Xác minh giữa lời trình bày trực tiếp của người làm chứng với nội dung trong hồ sơ;
- Tra cứu tàng thư lưu trữ;
- Tìm kiếm, thu thập, khai thác các nguồn thông tin làm cơ sở xác nhận đối tượng như các loại giấy tờ, số sách lưu trữ tại các cơ quan, đơn vị hoặc của cá nhân; lịch sử Đảng bộ; các tài liệu và lịch sử đấu tranh, xây dựng, trưởng thành của đơn vị, văn bản, thư từ, nhật ký của cơ quan, đơn vị và cá nhân trong thời kỳ kháng chiến.
Quá trình xác minh phải lập thành biên bản phục vụ cho các cuộc họp thẩm định.
2. Sau khi hoàn tất việc xác minh trên cơ sở các nguồn thông tin có được, thực hiện như sau:
a) Đối với các hồ sơ đã hoàn thiện nêu tại tiết a Điểm 2 Mục I Phần này: chuẩn bị các bước xét duyệt tại cấp tỉnh theo hướng dẫn tại Mục V Phần này.
b) Đối với hồ sơ có thể hoàn thiện nêu tại tiết b Điểm 2 Mục I Phần này: chuyển về Ủy ban nhân dân cấp xã để xét duyệt theo nguyên tắc:
- Với đối tượng không thoát ly, chỉ hoạt động tại cơ sở: thực hiện quy trình giải quyết tại cấp xã nơi đối tượng hoạt động cách mạng.
- Với đối tượng hoạt động thoát ly thì thực hiện tại cấp xã nơi đối tượng cư trú khi bắt đầu hoạt động cách mạng.
c) Đối với các trường hợp không đủ điều kiện: trả lời đối tượng, nêu rõ lý do (nếu chưa có trả lời).
III. TỔ CHỨC XÉT DUYỆT TẠI CẤP XÃ
1. Tổ chức họp nhân dân tại thôn, xóm, tổ dân phố để lấy ý kiến nhân dân đối với từng hồ sơ; lập biên bản họp kèm theo danh sách các hồ sơ được nhân dân đồng thuận, không có ý kiến thắc mắc, khiếu nại hoặc tố cáo (mẫu số 01)
2. Niêm yết công khai danh sách tại trụ sở Ủy ban nhân dân và tại thôn, xóm, tổ dân phố; đồng thời thông báo trên phương tiện phát thanh của địa phương (nếu có) trong thời gian tối thiểu 15 ngày. Lập biên bản niêm yết công khai kèm theo danh sách các hồ sơ không có ý kiến thắc mắc, khiếu nại hoặc tố cáo (mẫu số 02).
3. Tổ chức họp Hội đồng xác nhận người có công cấp xã; mời đại diện Ban chỉ đạo xác nhận người có công cấp huyện dự họp. Lập biên bản họp, ghi rõ từng ý kiến tham gia, kèm danh sách các trường hợp được nhất trí thông qua (mẫu số 03).
4. Chuyển toàn bộ hồ sơ, tài liệu nêu tại Điểm 2, 3 và 4 Mục này tới Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện.
IV. TỔ CHỨC XÉT DUYỆT TẠI CẤP HUYỆN
1. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra, phân loại hồ sơ:
- Hồ sơ đủ căn cứ trình;
- Hồ sơ phải xác minh thêm như: giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ có điểm mẫu thuẫn; người làm chứng không có giấy tờ phản ánh quá trình hoạt động hoặc giấy tờ không rõ ràng...
- Hồ sơ không đủ điều kiện trình.
Đối với hồ sơ phải xác minh thêm: tổ chức xác minh hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền, cơ quan cấp giấy tờ, tài liệu có mẫu thuẫn tiến hành xác minh.
2. Tổ chức họp Ban Chỉ đạo xác nhận người có công để xét duyệt từng hồ sơ; lập biên bản xét duyệt (mẫu số 4).
3. Căn cứ biên bản xét duyệt của Ban Chỉ đạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy chứng nhận bị thương, giấy báo tử đối với những trường hợp thuộc thẩm quyền (nếu hồ sơ chưa có giấy báo tử hoặc giấy chứng nhận bị thương). Đối với hồ sơ thương binh, trong đó có ghi vết thương thực thể thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo cơ quan y tế cấp huyện kiểm tra vết thương thực thể và lập biên bản kiểm tra (mẫu số 05) trước khi cấp giấy chứng nhận bị thương.
Trường hợp không thuộc thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị thương, giấy báo tử của Ủy ban nhân dân cấp huyện thì chuyển hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định số 31/2013/NĐ-CP;
Trường hợp đối tượng xét duyệt là Thanh niên xung phong, nếu thuộc Bộ Giao thông vận tải quản lý thì chuyển hồ sơ đến Bộ Giao thông vận tải để cấp giấy chứng nhận bị thương, giấy báo tử; nếu thuộc các cơ quan, đơn vị khác quản lý thì chuyển đến Sở Nội vụ để xem xét trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận bị thương, giấy báo tử.
4. Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy báo tử, giấy chứng nhận bị thương chuyển hồ sơ đã hoàn thiện tới Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
V. TỔ CHỨC XÉT DUYỆT TẠI CẤP TỈNH
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu hồ sơ trước khi họp Ban chỉ đạo xác nhận người có công, phân loại như sau:
- Hồ sơ đủ điều kiện trình Ban chỉ đạo cấp tỉnh;
- Hồ sơ có yếu tố chưa rõ ràng hoặc còn mẫu thuẫn như: nội dung phản ánh trong giấy tờ, tài liệu không khớp; người làm chứng không có giấy tờ phản ánh quá trình hoạt động hoặc giấy tờ không rõ ràng...
- Hồ sơ không đủ điều kiện giải quyết.
2. Họp Ban chỉ đạo cấp tỉnh để xem xét và cho chủ trương xử lý từng trường hợp.
- Đối với hồ sơ đã hoàn thiện: xác định cụ thể trường hợp nào đồng ý đề nghị công nhận người có công với cách mạng.
- Đối với những hồ sơ đã hoàn thiện về thủ tục nhưng vẫn còn nội dung chưa rõ hoặc mẫu thuẫn mà chưa được xác minh thì giao trách nhiệm cho Tổ xác minh hoặc cơ quan có thẩm quyền chịu trách nhiệm xác minh.
- Đối với những hồ sơ chưa hoàn thiện: Phân công cụ thể cơ quan chịu trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện.
- Đối với hồ sơ không đủ điều kiện thì giao cơ quan có thẩm quyền trả lời, nêu rõ lý do.
3. Các cơ quan được phân công hoàn thiện hồ sơ và tổ xác minh triển khai nhiệm vụ theo yêu cầu của Ban chỉ đạo tỉnh, thành phố. Sau đó chuyển lại hồ sơ về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tiếp tục nghiên cứu, báo cáo Ban chỉ đạo cho ý kiến lần 2.
4. Công khai và thu nhập thông tin:
Những trường hợp đã được Ban chỉ đạo cấp tỉnh thống nhất đề nghị xác nhận người có công với cách mạng: tổ chức đăng tải trên trang thông tin điện tử và trên Báo, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, thành phố (mẫu số 06) ít nhất 3 kỳ để cán bộ, đảng viên và nhân dân theo dõi, tiếp tục tham gia ý kiến (trong thời gian 15 ngày, kể từ ngày đăng tải).
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ trì tiếp nhận thông tin phản hồi của cán bộ, đảng viên và nhân dân (mẫu số 07).
5. Sau thời gian công khai, đối với các hồ sơ không có ý kiến thắc mắc, khiếu nại hoặc tố cáo thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản đề nghị xác nhận người có công với cách mạng, kèm toàn bộ hồ sơ gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Cục Người có công).
Đối với hồ sơ thuộc thẩm quyền xác nhận của cơ quan quân đội, công an thì Ban chỉ đạo cấp tỉnh yêu cầu Bộ Chỉ huy quân sự hoặc Công an cấp tỉnh tiến hành các bước tiếp theo theo quy định của ngành.
VI. TỔ CHỨC XÉT DUYỆT TẠI TRUNG ƯƠNG
1. Tổ công tác liên ngành nghiên cứu từng hồ sơ và đề xuất ý kiến, nêu rõ:
- Trường hợp đủ điều kiện giải quyết.
- Trường hợp không đủ điều kiện giải quyết.
2. Cục Người có công
- Căn cứ biên bản họp Tổ công tác liên ngành, tổ chức công khai thông tin (các trường hợp đủ điều kiện) trên báo: Nhân dân, Quân đội nhân dân, Báo Lao động - Xã hội để tiếp nhận thông tin phản hồi trong 15 ngày kể từ ngày đăng báo.
- Tổng hợp ý kiến phản hồi và báo cáo Lãnh đạo Bộ xem xét, thông báo đồng ý giới thiệu đi giám định thương tật để Ủy ban nhân dân và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện hoặc trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định đối với các trường hợp đề nghị xác nhận liệt sĩ.
1. Việc xem xét, giải quyết hồ sơ người có công tồn đọng là trách nhiệm trước hết và chủ yếu của các địa phương; có sự phối hợp chặt chẽ với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các cơ quan liên quan. Do vậy, đề nghị cấp ủy, Ủy ban nhân dân các cấp quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trong suốt quá trình tổ chức triển khai thực hiện, đồng thời tăng cường vai trò, trách nhiệm của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và người đứng đầu cơ quan quân sự, công an cấp tỉnh trong công tác tham mưu.
2. Do tính chất quan trọng, phức tạp của việc giải quyết các hồ sơ tồn đọng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội yêu cầu:
- Đối với các tỉnh, thành phố có từ 50 hồ sơ trở lên thì chọn một số địa phương cấp huyện để chỉ đạo điểm, rút kinh nghiệm trước khi triển khai ra phạm vi toàn tỉnh, thành phố.
- Đối với các tỉnh, thành phố có từ 10 đến 50 hồ sơ thì Tổ công tác liên ngành trực tiếp phối hợp với địa phương để triển khai trên phạm vi toàn tỉnh, thành phố.
- Đối với các tỉnh, thành phố có dưới 10 hồ sơ thì giao địa phương chủ động triển khai theo kế hoạch của Trung ương và báo cáo Tổ công tác liên ngành, Cục Người có công thẩm định kết quả.
3. Ban chỉ đạo, Hội đồng xác nhận người có công các cấp họp công khai, biên bản cuộc họp chỉ có giá trị khi có ít nhất 80% thành viên dự họp và ký biên bản thống nhất đề nghị xác nhận, các thành viên vắng mặt được lấy ý kiến bằng văn bản.
4. Cục Người có công là cơ quan thường trực của Tổ công tác liên ngành, trực tiếp giúp Bộ trưởng theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện ở các địa phương, đơn vị.
5. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các địa phương kịp thời báo cáo về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Cục Người có công) để hướng dẫn cụ thể./.
Mẫu số 1. Biên bản họp lấy ý kiến của nhân dân
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
......, ngày... tháng...năm …..
BIÊN BẢN HỌP LẤY Ý KIẾN NHÂN DÂN
VỀ VIỆC XÁC NHẬN NGƯỜI CÓ CÔNG DIỆN TỒN ĐỌNG
Hôm nay, vào...giờ..., ngày...tháng...năm..., tại..., Ủy ban nhân dân xã... tổ chức cuộc họp đề nghị xác nhận người có công của thôn...
A. Thành phần dự họp:
1. Khách mời (ghi rõ họ tên, chức danh):
- Đại diện Ban chỉ đạo xét duyệt người có công cấp huyện.
- Đại diện Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện.
2. Các thành viên:
- Ông/bà....- Chức danh:...(Đại diện Hội đồng xác nhận người có công cấp xã)- Chủ trì.
- Ông/bà...- Chức danh:...- Người ghi biên bản.
- Ông/bà...- Chức danh:...(Cán bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp xã).
- Ông/bà...- Chức danh: Trưởng thôn...
- Ông/bà...- Chức danh: Phó trưởng thôn...
- Ông/bà...- Đại diện người cao tuổi của thôn...
- Ông/bà..- Đại diện cựu chiến binh của thôn...
- Ông/bà....- Cán bộ lão thành cách mạng/cán bộ tiền khởi nghĩa/người đã từng tham gia kháng chiến (nếu có).
- Nhân dân thôn....(ghi rõ số người dự họp và phải có nhân dân thôn của người được đề nghị xác nhận).
B. Nội dung họp: Tổ chức lấy ý kiến nhân dân về việc xác nhận người có công
1. Về việc xác nhận liệt sĩ/thương binh đối với ông/bà...
- Thông tin của người được đề nghị:...(Nêu đầy đủ thông tin người được đề nghị xác nhận).
- Các ý kiến tham gia:
+ Ông/bà... có ý kiến như sau:...
+ Ông/bà... có ý kiến như sau:...
- Biểu quyết: Nhất trí.../...
Không nhất trí .../...
Ý kiến khác.../...
2. Chủ trì kết luận:
- Có...trường hợp nhất trí đề nghị.
- Có...trường hợp không nhất trí đề nghị, lý do không nhất trí.
- Có...trường hợp có ý kiến khác, nội dung ý kiến khác.
Cuộc họp kết thúc vào...giờ... ngày...tháng...năm..../.
NGƯỜI GHI BIÊN NHẬN | CHỦ TRÌ |
Mẫu số 2. Báo cáo kết quả niêm yết công khai của Ủy ban nhân dân cấp xã
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
......, ngày... tháng...năm...
BIÊN BẢN
TỔNG HỢP KẾT QUẢ NIÊM YẾT CÔNG KHAI
Qua quá trình niêm yết công khai danh sách đề nghị xác nhận người có công diện tồn đọng tại... từ ngày...tháng...năm...đến ngày...tháng...năm..... Đến nay, Ủy ban nhân dân xã...xin báo cáo kết quả niêm yết công khai như sau:
TT | Họ tên | Diện đối tượng đề nghị xác nhận | Kết quả | |||
Không có ý kiến | Có ý kiến | |||||
Không đồng ý (ghi rõ lý do) | Cần xác minh thêm (ghi rõ nội dung xác minh) | Ý kiến khác (ghi rõ ý kiến) | ||||
1 | Nguyễn Văn A | Thương binh | x |
|
|
|
2 | Nguyễn Văn B | Liệt sĩ | x |
|
|
|
Trên cơ sở kết quả nêu trên, Ủy ban nhân dân xã....tổng hợp, báo cáo kết quả như sau:
1. Danh sách những trường hợp không có ý kiến thắc mắc, khiếu nại, tố cáo:
TT | Họ tên | Nguyên quán | Trú quán |
A. Danh sách đề nghị xác nhận liệt sĩ | |||
1 |
|
|
|
2 |
|
|
|
B. Danh sách đề nghị xác nhận thương binh |
| ||
1 |
|
|
|
2 |
|
|
|
2. Danh sách những trường hợp không đồng ý:
TT | Họ tên | Nguyên quán | Trú quán | Lý do không đồng ý |
A. Danh sách đề nghị xác nhận liệt sĩ |
| |||
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
B. Danh sách đề nghị xác nhận thương binh |
|
| ||
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
3. Danh sách những trường hợp cần xác minh thêm
TT | Họ tên | Nguyên quán | Trú quán | Nội dung xác minh |
A. Danh sách đề nghị xác nhận liệt sĩ |
| |||
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
B. Danh sách đề nghị xác nhận thương binh |
|
| ||
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
4. Danh sách những trường hợp có ý kiến khác
TT | Họ tên | Nguyên quán | Trú quán | Nội dung ý kiến khác |
A. Danh sách đề nghị xác nhận liệt sĩ |
| |||
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
B. Danh sách đề nghị xác nhận thương binh |
|
| ||
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
NGƯỜI GHI BIÊN BẢN | CHỦ TỊCH XÃ |
Mẫu số 3. Biên bản họp Hội đồng xác nhận người có công diện tồn đọng cấp xã
UBND XÃ.... | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BIÊN BẢN
Họp Hội đồng xác nhận người có công diện tồn đọng
Hôm nay, vào...giờ... ngày...tháng...năm..., tại...Hội đồng xác nhận người có công xã...tổ chức cuộc họp để xét duyệt các trường hợp đề nghị xác nhận người có công.
A. Thành phần dự họp:
1. Khách mời (ghi rõ họ tên, chức danh (nếu có)):
- Đại diện Ban chỉ đạo huyện....
- Đại diện Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện...
- Cá nhân là lão thành cách mạng hoặc người đã tham gia kháng chiến cùng đối tượng (nếu có).
2. Hội đồng xác nhận người có công xã...., gồm các ông/bà:
- Ông/bà....Chức danh:...
- Ông/bà....Chức danh:...
….........................................
3. Chủ trì: Ông/bà....Chức danh:...
Người ghi biên bản: Ông/bà …...........Chức danh:...
B. Nội dung họp: xét duyệt đề nghị xác nhận người có công diện tồn đọng
Trên cơ sở báo cáo kết quả niêm yết công khai tại...thời gian:..., Hội đồng xác nhận người có công diện tồn đọng xã... tổ chức họp để xem xét đối với những trường hợp sau:
1. Ông/bà... được đề nghị xác nhận liệt sĩ/thương binh
- Thông tin của người được đề nghị:...(Nêu rõ thông tin cụ thể trong hồ sơ).
- Các ý kiến tham gia: (Ghi rõ ý kiến của ai, chức danh (nếu có), nội dung ý kiến)
................................................................................................................................
- Ý kiến của Hội đồng: ...............................................................................
- Biểu quyết: Nhất trí.../...
Không nhất trí.../...
Ý kiến khác.../...
2. Chủ trì kết luận:
- Có...trường hợp nhất trí đề nghị.
- Có...trường hợp không nhất trí đề nghị, lý do không nhất trí.
- Có...trường hợp có ý kiến khác, nội dung ý kiến.
Cuộc họp kết thúc vào .......giờ........, ngày.... tháng .....năm ......../.
NGƯỜI GHI BIÊN BẢN | CHỦ TRÌ |
Mẫu số 4. Biên bản họp Ban chỉ đạo xác nhận người có công diện tồn đọng cấp huyện
UBND HUYỆN.... | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BIÊN BẢN
Họp Ban chỉ đạo xác nhận người có công diện tồn đọng
Hôm nay, vào...giờ... ngày...tháng...năm..., tại...Ban chỉ đạo xác nhận người có công huyện...tổ chức cuộc họp để xét duyệt hồ sơ đề nghị xác nhận người có công diện tồn đọng.
A. Thành phần dự họp:
1. Khách mời (ghi rõ họ tên, chức danh):
- Đại diện Ban chỉ đạo xác nhận người có công diện tồn đọng tỉnh...
- Đại diện Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Đại diện Hội đồng xác nhận người có công xã...
- Đại diện lão thành cách mạng hoặc người đã tham gia kháng chiến cùng đối tượng (nếu có).
2. Ban chỉ đạo huyện...., gồm các ông/bà:
- Ông/bà....Chức danh:...
- Ông/bà....Chức danh:...
...........................................
3. Chủ trì: Ông/bà....Chức danh:...
Người ghi biên bản: Ông/bà …..................Chức danh:...
B. Nội dung họp: xét duyệt hồ sơ người có công diện tồn đọng đã được Hội đồng xác nhận người có công cấp xã xét duyệt và Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện...phân loại
1. Hồ sơ ông/bà... đề nghị xác nhận liệt sĩ/thương binh, người hưởng chính sách như thương binh
- Thông tin hồ sơ:...
- Ý kiến tham gia: (Ghi rõ ý kiến của ai, chức danh (nếu có), nội dung ý kiến)
.............................................................................................................................................
- Ý kiến của Ban chỉ đạo: .........................................................
- Biểu quyết: Đủ điều kiện trình.../...
Không đủ điều kiện.../...
Ý kiến khác.../...
2. Chủ trì kết luận:
- Có.... hồ sơ đủ điều kiện, đề nghị cơ quan cấp giấy báo tử/giấy chứng nhận bị thương theo thẩm quyền.
- Có.... hồ sơ đề nghị xác nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có vết thương thực thể, đề nghị cơ quan y tế kiểm tra vết thương thực thể trước khi cấp giấy chứng nhận bị thương.
- Có.... hồ sơ không đủ điều kiện, lý do.
- Có...hồ sơ có ý kiến khác, nội dung ý kiến.
Cuộc họp kết thúc vào ...... giờ........., ngày.... tháng ......năm..../.
NGƯỜI GHI BIÊN BẢN | CHỦ TRÌ |
Mẫu số 5. Biên bản kiểm tra vết thương thực thể
UBND HUYỆN.... | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ............., ngày .... tháng .... năm 20.... |
BIÊN BẢN
Kiểm tra vết thương thực thể
Hôm nay, ngày....tháng....năm...tại...(2)..., chúng tôi gồm các ông/bà sau:
1. Ông/bà...- Chức vụ:...- Chủ trì;
2. Ông/bà...- Chức vụ:...- Người ghi biên bản;
3. ...
NỘI DUNG
1. Tiến hành kiểm tra vết thương thực thể đối với:
Ông/bà:....Sinh năm...
Nguyên quán:...
Trú quán:...
Ngày tham gia cách mạng hoặc nhập ngũ:..., xuất ngũ:..., tái ngũ:..., phục viên hoặc nghỉ hưu:...
2. Kết quả kiểm tra:
-.Thời gian, địa điểm bị thương lần 1:
Vết thương thứ nhất:...(3)...
- Thời gian, địa điểm bị thương lần 2:
Vết thương thứ hai:...(4)...
….............................................................................................................
Biên bản kết thúc vào... giờ... cùng ngày, các thành phần cùng ký tên./.
NGƯỜI GHI BIÊN BẢN | CHỦ TRÌ |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan y tế cấp huyện
(2) Địa điểm kiểm tra
(3) (4) Mô tả chi tiết hiện trạng vết thương, vị trí, kích thước vết thương
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc giải quyết hồ sơ người có công tồn đọng.
Thực hiện chỉ đạo của Ban chỉ đạo xác nhận người có công tỉnh... tại văn bản số... và của Ủy ban nhân dân tỉnh...tại văn bản số...
Đến nay, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh....tiếp nhận được... hồ sơ đề nghị xác nhận liệt sĩ,...hồ sơ đề nghị xác nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh do Ban chỉ đạo xác nhận người có công với cách mạng huyện... chuyển đến.
Để có cơ sở xem xét, đề nghị, thực hiện chủ trương của Ban chỉ đạo xác nhận người có công với cách mạng tỉnh/thành phố..., Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đăng tải thông tin về những trường hợp đã nêu trên Báo/Đài phát thanh/Đài truyền hình tỉnh... và trang thông tin điện tử... để cán bộ, đảng viên và nhân dân theo dõi, tham gia ý kiến.
Mọi thông tin có liên quan đến những trường hợp đề nghị xác nhận liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh diện tồn đọng xin được gửi về: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh...., địa chỉ...; số điện thoại:....
Xin trân trọng cảm ơn./.
THÔNG TIN HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN NGƯỜI CÓ CÔNG DIỆN TỒN ĐỌNG TỈNH ........... LẤY Ý KIẾN CỦA NHÂN DÂN
A. Hồ sơ liệt sĩ
1. Ông/bà:...
- Sinh năm:
- Nguyên quán:
- Ngày tham gia cách mạng:
- Hy sinh ngày:
- Cấp bậc, chức vụ, đơn vị khi hy sinh:
- Nơi hy sinh:
- Trường hợp hy sinh: (diễn giải cụ thể, chi tiết tình huống, hoàn cảnh)
- Người giao nhiệm vụ:
- Người biết sự việc:
- Thân nhân (bố đẻ, mẹ đẻ, vợ/chồng, con, người nuôi dưỡng):...hiện cư trú tại:...
- Người đề nghị xác nhận:...Mối quan hệ:...Hiện cư trú tại:...
2. Ông/bà:...
......
B. Hồ sơ thương binh, người hưởng chính sách như thương binh
1. Ông/bà:...
- Sinh năm:
- Nguyên quán:
- Hiện cư trú tại:
- Quá trình tham gia cách mạng
Thời gian | Đơn vị | Cấp bậc, chức vụ | Địa bàn hoạt động |
Từ tháng... năm ......đến tháng... năm... |
|
|
|
... |
|
|
|
- Bị thương lần 1 ngày...tháng...năm...; tại .............................
+ Đơn vị khi bị thương: .............................
+ Trường hợp bị thương: .............................
+ Tư thế bị thương (đứng, quỳ, ngồi, nằm, bò):.............................
+ Các vết thương cụ thể: .............................
+ Đã được điều trị tại: .................... từ ............ đến .................
+ An dưỡng tại: ............................. từ ............ đến .................
- Bị thương lần 2 ngày...tháng...năm...; tại .............................
- Đơn vị khi bị thương: ...........................
- Trường hợp bị thương: ...........................
- Tư thế bị thương (đứng, quỳ, ngồi, nằm, bò): ...........................
- Các vết thương cụ thể: ...........................
- Đã được điều trị tại: ................... từ ............ đến .................
- An dưỡng tại: ............................. từ ............ đến .................
- Người biết sự việc:
- Thân nhân (bố đẻ, mẹ đẻ, vợ/chồng, con)...hiện cư trú tại
UBND TỈNH/THÀNH PHỐ.... | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ............., ngày .... tháng .... năm 2017 |
BIÊN BẢN
TỔNG HỢP KẾT QUẢ THU THẬP THÔNG TIN
Thực hiện chỉ đạo của Ban chỉ đạo xác nhận người có công diện tồn đọng tỉnh/thành phố..., Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã đăng tải thông tin hồ sơ đề nghị xác nhận người có công diện tồn đọng...kỳ/số trên trang thông tin của tỉnh/thành phố; trên Báo, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh/thành phố từ ngày...tháng...năm... đến ngày...tháng...năm... để lấy ý kiến của cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Đến nay, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh/thành phố...tổng hợp, báo cáo kết quả như sau:
TT | Họ tên | Đề nghị xác nhận đối tượng | Kết quả | |||
Không có ý kiến phản hồi | Có ý kiến phản hồi | |||||
Không đồng ý (ghi rõ lý do) | Cần xác minh thêm (ghi rõ nội dung xác minh) | Ý kiến khác (ghi rõ ý kiến) | ||||
1 | Nguyễn Văn A | Thương binh |
|
|
|
|
2 | Nguyễn Văn B | Liệt sĩ | x |
|
|
|
Theo đó:
- Có...hồ sơ không có ý kiến thắc mắc, khiếu nại, tố cáo, bao gồm:
TT | Họ tên | Nguyên quán | Trú quán | |
A. Danh sách đề nghị xác nhận liệt sĩ | ||||
1 |
|
|
| |
2 |
|
|
| |
B. Danh sách đề nghị xác nhận thương binh | ||||
1 |
|
|
| |
2 |
|
|
| |
|
|
|
|
|
- Có...hồ sơ có ý kiến, trong đó:
+...hồ sơ không đồng ý, bao gồm:
TT | Họ tên | Nguyên quán | Trú quán | Lý do không đồng ý |
A. Danh sách đề nghị xác nhận liệt sĩ |
| |||
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
B. Danh sách đề nghị xác nhận thương binh |
| |||
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
+...hồ sơ cần xác minh, bao gồm:
TT | Họ tên | Nguyên quán | Trú quán | Nội dung xác minh |
A. Danh sách đề nghị xác nhận liệt sĩ |
| |||
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
B. Danh sách đề nghị xác nhận thương binh |
| |||
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
+ ..... hồ sơ có ý kiến khác, bao gồm:
TT | Họ tên | Nguyên quán | Trú quán | Nội dung ý kiến |
A. Danh sách đề nghị xác nhận liệt sĩ |
| |||
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
B. Danh sách đề nghị xác nhận thương binh |
| |||
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo Ban chỉ đạo tỉnh/thành phố cho ý kiến đối với từng hồ sơ./.
| GIÁM ĐỐC |
- 1Công văn số 3618/LĐTBXH-TBLS ngày 09/10/2003 của Bộ Lao động, thương binh và Xã hội về việc hoàn thành xác nhận người có công với cách mạng
- 2Thông tư 202/2013/TT-BQP hướng dẫn về trình tự, thủ tục xác nhận; tổ chức thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng thuộc trách nhiệm của Bộ Quốc phòng
- 3Thông tư 16/2014/TT-BLĐTBXH hướng dẫn xác nhận và thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 1Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2005
- 2Công văn số 3618/LĐTBXH-TBLS ngày 09/10/2003 của Bộ Lao động, thương binh và Xã hội về việc hoàn thành xác nhận người có công với cách mạng
- 3Nghị định 31/2013/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng
- 4Thông tư 202/2013/TT-BQP hướng dẫn về trình tự, thủ tục xác nhận; tổ chức thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng thuộc trách nhiệm của Bộ Quốc phòng
- 5Thông tư 16/2014/TT-BLĐTBXH hướng dẫn xác nhận và thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 6Nghị định 14/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- 7Nghị quyết 30/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 02 năm 2017
Quyết định 408/QĐ-LĐTBXH năm 2017 quy trình giải quyết hồ sơ tồn đọng đề nghị xác nhận người có công do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- Số hiệu: 408/QĐ-LĐTBXH
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 20/03/2017
- Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Người ký: Đào Ngọc Dung
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 20/03/2017
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết