- 1Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Nghị định 52/2018/NĐ-CP về phát triển ngành nghề nông thôn
- 4Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 5Nghị quyết 11/2019/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn và làng nghề thành phố Hà Nội
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4073/QĐ-UBND | Hà Nội, ngày 27 tháng 10 năm 2022 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật số 47/2019/QH14 ngày 22/11/2019 của Quốc hội khóa 14 về sửa đổi bổ sung một số điều của Luật tổ chức chính quyền địa phương;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về Phát triển ngành nghề nông thôn;
Căn cứ Nghị quyết số 11/2019/NQ-HĐND ngày 04/12/2019 của HĐND thành phố Hà Nội về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn và làng nghề thành phố Hà Nội;
Căn cứ Quyết định số 5199/QĐ-UBND ngày 10/12/2021 của UBND Thành phố về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch kinh tế - Xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 của thành phố Hà Nội;
Căn cứ Kế hoạch số Kế hoạch số 121/KH-UBND ngày 13/4/2022 của UBND Thành phố về Phát triển ngành nghề nông thôn thành phố Hà Nội năm 2022.
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại văn bản số 322/TTr-SNN ngày 26/9/2022 và văn bản số 2994/SNN-CCPTNT ngày 20/10/2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt danh sách 10 (mười) làng nghề và các nội dung được hỗ trợ kinh phí xây dựng thương hiệu và xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể làng nghề (có phụ lục chi tiết kèm theo).
a) Mức hỗ trợ kinh phí: Tối đa không quá 100 triệu/nội dung; 01 làng nghề tối đa được hỗ trợ 05 nội dung quy định tại
b) Nguồn kinh phí hỗ trợ: Trích từ nguồn kinh phí nghiệp vụ năm 2022 đã giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại 5199/QĐ-UBND ngày 10/12/2021 của UBND Thành phố Hà Nội.
c) Phương thức hỗ trợ: Hỗ trợ trực tiếp thông qua đại diện của làng nghề được thụ hưởng.
Điều 3. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chịu trách nhiệm về các hồ sơ trình duyệt có liên quan.
Căn cứ Quyết định phê duyệt danh sách và nội dung, mức kinh phí hỗ trợ xây dựng thương hiệu và xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể làng nghề năm 2022 của UBND Thành phố:
- Phê duyệt dự toán chi tiết theo quy định hiện hành của pháp luật và Thành phố, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả; Thông báo bằng văn bản cho các làng nghề có trong danh sách; hướng dẫn UBND các huyện, các đối tượng thụ hưởng chính sách triển khai, thực hiện và thanh, quyết toán kinh phí hỗ trợ theo đúng quy định.
- Chủ trì, phối hợp UBND các huyện có làng nghề được hỗ trợ kinh phí và đại diện làng nghề: Rà soát hồ sơ, xác định nội dung, kinh phí hỗ trợ cụ thể, quyền và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc thực hiện xây dựng, duy trì, quản lý và phát triển thương hiệu làng nghề sau khi được Thành phố hỗ trợ kinh phí, đảm bảo hiệu quả, đúng mục đích, đúng quy định. Đồng thời ký hợp đồng, kiểm tra, giám sát và thanh quyết toán kinh phí đảm bảo tiến độ, đúng quy định.
b) Sở Tài chính
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị có liên quan trong công tác triển khai theo quy định hiện hành.
c) Sở Khoa học và Công nghệ
- Tham mưu UBND Thành phố Quyết định cho phép sử dụng địa danh để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể theo quy định.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện thực hiện giám sát tiến độ thực hiện theo quy định.
d) UBND các huyện có làng nghề được phê duyệt tại
- Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát hồ sơ, xác định nội dung, kinh phí hỗ trợ cụ thể, quyền và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc thực hiện xây dựng, duy trì, quản lý và phát triển thương hiệu làng nghề sau khi được Thành phố hỗ trợ kinh phí, đảm bảo hiệu quả, đúng mục đích, đúng quy định đối với từng làng nghề trực thuộc địa phương; Thực hiện ký hợp đồng, kiểm tra, giám sát, nghiệm thu, thanh quyết toán, đảm bảo tiến độ, đúng quy định.
- Quản lý thương hiệu và xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể làng nghề trực thuộc địa phương theo đúng quy định.
- Chịu trách nhiệm về các hồ sơ trình duyệt có liên quan.
- Chỉ đạo UBND cấp xã: Ký hợp đồng thực hiện nhiệm vụ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Phát triển nông thôn), UBND cấp huyện (phòng Kinh tế) và đại diện làng nghề; nghiệm thu, thanh lý hợp đồng theo đúng quy định của pháp luật và Thành phố; Phối hợp với các Sở, phòng Kinh tế cấp huyện kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc triển khai thực hiện xây dựng thương hiệu và xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể đối với làng nghề được hỗ trợ trên địa bàn.
đ) Đại diện các làng nghề được hỗ trợ xây dựng thương hiệu và xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể
- Triển khai thực hiện xây dựng thương hiệu và xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể làng nghề theo đúng hợp đồng đã ký kết với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan; thực hiện thanh quyết toán theo đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các quy định hiện hành.
- Thực hiện quản lý, duy trì và phát triển thương hiệu và xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể làng nghề sau khi đã được Thành phố hỗ trợ.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND Thành phố, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tài chính; Khoa học và Công nghệ; Giám đốc Kho bạc Nhà nước Hà Nội; Chủ tịch UBND các huyện có làng nghề được phê duyệt tại
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
DANH SÁCH LÀNG NGHỀ VÀ NỘI DUNG ĐƯỢC HỖ TRỢ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU VÀ XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU NHÃN HIỆU TẬP THỂ
(Kèm theo Quyết định 4073/QĐ-UBND ngày 27 tháng 10 năm 2022 của UBND Thành phố Hà Nội)
TT | Diễn giải | QĐ công nhận danh hiệu làng nghề, làng nghề truyền thống | Địa chỉ | Đại diện làng nghề | Nội dung đề nghị hỗ trợ | ||||
Đào tạo, tập huấn kiến thức về xây dựng và phát triển thương hiệu | Tư vấn chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu cho thương hiệu làng nghề | Đặt tên thương hiệu, thiết kế biểu tượng (logo) và hệ thống các dấu hiệu nhận diện thương hiệu tương ứng cho thương hiệu làng nghề | Hỗ trợ các hoạt động truyền thông, maketing, quảng bá thương hiệu sản phẩm, thương hiệu làng nghề | Tư vấn, hỗ trợ thủ tục pháp lý đăng ký xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể trên lãnh thổ Việt Nam và tại các thị trường xuất khẩu trọng điểm của Thành phố | |||||
1 | Làng nghề trồng hoa Mai trắng thôn An Hòa | Số 5115/QĐ-UBND ngày 06/12/2021 | Xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì | UBND xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì | x | x | x | x | x |
2 | Làng nghề chế biến nông sản thực phẩm thôn Linh Chiểu | Số 1769/QĐ-UBND ngày 01/11/2001 | Xã Sen Phương, huyện Phúc Thọ | UBND xã Sen Phương, huyện Phúc Thọ | x | x | x | x | x |
3 | Làng nghề nón lá thôn Phú Mỹ | Số 938 QĐ/UB ngày 09/7/2003 | Xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai | UBND xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai | x | x | x | x | x |
4 | Làng nghề cót nan Văn Khê | Số 1769/QĐ-UBND ngày 01/11/2001 | Xã Nghĩa Hương, huyện Quốc Oai | UBND xã Nghĩa Hương, huyện Quốc Oai | x | x | x | x | x |
5 | Làng nghề chế biến nông sản thực phẩm Dương Liễu | Số 351/QĐ-UB ngày 27/3/2001 | Xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức | UBND xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức | x | x | x | x | x |
6 | Làng nghề mây tre, giang thôn Yên Kiện | Số 1769/QĐ-UBND ngày 01/11/2001 | Xã Đông Phương Yên, huyện Quốc Oai | UBND xã Đông Phương Yên, huyện Quốc Oai | x | x | x | x | x |
7 | Làng nghề điêu khắc Dư Dụ | Số 938 QĐ/UB ngày 09/7/2003 | Xã Thanh Thùy, huyện Thanh Oai | UBND xã Thanh Thùy, huyện Thanh Oai | x | x | x | x | x |
8 | Làng nghề giò chả thôn Hoàng Trung | Số 351 QĐ/UB ngày 27/3/2001 | Xã Hồng Dương, huyện Thanh Oai | UBND xã Hồng Dương, huyện Thanh Oai | x | x | x | x | x |
9 | Làng nghề nón lá thôn Cao Xá | Số 1863/QĐ-UB ngày 08/12/2005 | Xã Cao Dương, huyện Thanh Oai | UBND xã Cao Dương, huyện Thanh Oai | x | x | x | x | x |
10 | Làng nghề truyền thống mộc mỹ nghệ An Định | Số 68/QĐ-UBND ngày 05/01/2019 | Xã Tô Hiệu, huyện Thường Tín | HTX nông nghiệp Tô Hiệu | x | x | x | x | x |
- 1Kế hoạch 316/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề giai đoạn 2022-2025 và tầm nhìn đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 2Kế hoạch 3750/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2022-2030
- 3Kế hoạch 591/KH-UBND về phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn năm 2022 trên địa bàn tỉnh An Giang
- 1Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Nghị định 52/2018/NĐ-CP về phát triển ngành nghề nông thôn
- 4Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 5Nghị quyết 11/2019/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn và làng nghề thành phố Hà Nội
- 6Kế hoạch 316/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề giai đoạn 2022-2025 và tầm nhìn đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 7Kế hoạch 3750/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2022-2030
- 8Kế hoạch 591/KH-UBND về phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn năm 2022 trên địa bàn tỉnh An Giang
Quyết định 4073/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt danh sách làng nghề, đại diện làng nghề, nội dung và mức kinh phí hỗ trợ xây dựng thương hiệu và xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể làng nghề do thành phố Hà Nội ban hành
- Số hiệu: 4073/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 27/10/2022
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Nguyễn Mạnh Quyền
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 27/10/2022
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực