- 1Thông tư 03/2011/TT-BNNPTNT Quy định về truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Thông tư 74/2011/TT-BNNPTNT quy định về truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm nông lâm sản không bảo đảm an toàn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Thông tư 51/2014/TT-BNNPTNT về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và phương thức quản lý đối với các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4070/QĐ-BNN-QLCL | Hà Nội, ngày 14 tháng 10 năm 2015 |
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm;
Căn cứ Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 hướng dẫn một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, xếp hạng công tác quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản tại các địa phương.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Thủ trưởng các Tổng cục, Vụ, Cục thuộc Bộ; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
ĐÁNH GIÁ, XẾP HẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM NÔNG LÂM THỦY SẢN TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4070/QĐ-BNN-QLCL ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
1. Bộ tiêu chí này áp dụng để đánh giá, xếp hạng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong triển khai công tác quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (sau đây viết tắt là Bộ tiêu chí).
2. Việc đánh giá, xếp hạng được áp dụng đối với tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong triển khai công tác quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 2. Nguyên tắc đánh giá, xếp hạng
Việc đánh giá, xếp hạng tại các địa phương trong triển khai công tác quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản phải đảm bảo nguyên tắc sau:
1. Tuân thủ đầy đủ các nội dung đánh giá, xếp hạng của Bộ Tiêu chí và quy trình đánh giá, xếp hạng;
2. Phản ánh trung thực, khách quan hiệu quả triển khai công tác quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản;
3. Đảm bảo rõ ràng, đầy đủ và thống nhất của thông tin thu nhận được từ hoạt động đánh giá;
4. Mức xếp hạng được tính theo điểm đạt được của địa phương và theo thứ tự từ 1 đến 63. Các địa phương có cùng số điểm thì cùng một hạng.
Điều 3. Nội dung đánh giá, xếp hạng
1. Khối lượng, chất lượng hoàn thành các nhiệm vụ liên quan đến triển khai công tác quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản theo phân công, phân cấp.
2. Hiệu quả, tác động thực tế triển khai công tác quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản tại địa phương.
Bộ tiêu chí đánh giá, xếp hạng gồm các lĩnh vực sau:
1. Chỉ đạo, điều hành công tác quản lý an toàn thực phẩm;
2. Tuyên truyền, giáo dục, truyền thông nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm và ý thức chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm;
3. Giám sát, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm;
4. Tăng cường năng lực công tác quản lý an toàn thực phẩm;
5. Xây dựng và phát triển chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn.
Điều 5. Hướng dẫn đánh giá, chấm điểm
1. Bộ tiêu chí gồm 16 tiêu chí với tổng số điểm là 100 điểm, mỗi một tiêu chí quy định có số điểm nhất định.
2. Việc đánh giá, chấm điểm từng tiêu chí được thực hiện theo phụ lục ban hành kèm theo quy định này.
QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM, THẨM ĐỊNH VÀ XẾP HẠNG
Điều 6. Tự đánh giá, chấm điểm
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào các nội dung quy định trong Quyết định này, tự đánh giá, chấm điểm triển khai công tác quản lý an toàn thực phẩm trong năm (thời gian triển khai tính từ ngày 1/12 của năm trước đến 30/11 của năm) và hoàn thiện hồ sơ gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 7. Gửi hồ sơ kết quả tự đánh giá, chấm điểm
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi hồ sơ về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 15/12 (qua Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản). Hồ sơ gồm có:
1. Văn bản báo cáo kết quả tự đánh giá, chấm điểm công tác quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản;
2. Phụ lục kết quả tự đánh giá, chấm điểm theo hướng dẫn nêu tại phụ lục của Quy định này, kèm theo các hồ sơ, tài liệu chứng minh liên quan.
Điều 8. Thẩm định kết quả tự đánh giá, chấm điểm
1. Việc thẩm định kết quả chấm điểm được thực hiện bởi Hội đồng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, gồm các đơn vị có liên quan thuộc Bộ.
2. Sau khi nhận được hồ sơ tự đánh giá, chấm điểm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản trình Bộ ra quyết định thành lập hội đồng thẩm định và tổ chức thẩm định kết quả tự đánh giá, chấm điểm của địa phương.
3. Trong trường hợp cần thiết có thể tổ chức đoàn công tác kiểm tra thực tế tại địa phương.
Điều 9. Hồ sơ trình Bộ phê duyệt kết quả xếp hạng
Căn cứ biên bản thẩm định của hội đồng thẩm định, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản tổng hợp, trình Bộ trưởng xem xét, phê duyệt kết quả xếp hạng. Hồ sơ trình Bộ bao gồm:
1. Tờ trình về kết quả thẩm định và đề xuất xếp hạng;
2. Bảng tổng hợp tự chấm điểm của địa phương và kết quả thẩm định, xếp hạng của Hội đồng.
Điều 10. Phê duyệt kết quả xếp hạng
1. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt kết quả xếp hạng công tác quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản của các địa phương.
2. Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản trình Bộ ban hành văn bản thông báo kết quả xếp hạng địa phương về công tác quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản và đăng tải trên trang website của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
1. Cấp trung ương
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Hội đồng Thẩm định kết quả tự đánh giá, chấm điểm của các địa phương; phê duyệt kết quả thẩm định xếp hạng các địa phương trong công tác quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản.
b) Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản là cơ quan thường trực của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thực hiện tiếp nhận hồ sơ, báo cáo của các địa phương; tổ chức thành lập hội đồng và trình Bộ trưởng quyết định thành lập Hội đồng thẩm định; phê duyệt kết quả thẩm định, xếp hạng các địa phương trong công tác quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản.
c) Các đơn vị thuộc Bộ cử cán bộ tham gia hội đồng thẩm định, tham gia đoàn công tác đi thẩm định thực tế tại địa phương theo quyết định thành lập Hội đồng của Bộ trưởng và theo đề nghị của Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản.
2. Cấp địa phương
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức tự đánh giá, chấm điểm công tác quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản tại địa phương theo phân công, phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
b) Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (hoặc đơn vị được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao) là cơ quan thường trực của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tham mưu cho Sở tổ chức đánh giá chấm điểm.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện các nội dung tại địa phương theo phân công tại quy định này;
b) Hàng năm, căn cứ Bộ tiêu chí quy định tại phụ lục của Quy định này tổ chức tự đánh giá, chấm điểm công tác quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản của địa phương và gửi hồ sơ về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Qua Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản) trước ngày 15/12 hàng năm.
2. Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản
a) Phổ biến và hướng dẫn Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức, triển khai thực hiện Quyết định này tại địa phương.
b) Tiếp nhận hồ sơ, báo cáo của các địa phương; trình Bộ trưởng ra quyết định thành lập hội đồng, tổ chức hội đồng thẩm định và chậm nhất ngày 30 của tháng 01 năm tiếp theo có văn bản trình Bộ trưởng phê duyệt kết quả xếp hạng các địa phương trong công tác quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản.
c) Tổ chức đoàn công tác đi kiểm tra thực tế kết quả tự đánh giá, chấm điểm của địa phương về công tác quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản (nếu thấy cần thiết).
3. Các đơn vị liên quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Phối hợp với Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản thực hiện thẩm định kết quả chấm điểm của các địa phương.
b) Cử cán bộ tham gia đoàn công tác đi kiểm tra thực tế theo đề nghị của Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản.
4. Trong quá trình triển khai, nếu gặp khó khăn, vướng mắc hoặc bất cập đề nghị các đơn vị phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản) để được xem xét, giải quyết.
TIÊU CHÍ VÀ HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, XẾP HẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM NÔNG LÂM THỦY SẢN TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4070/QĐ-BNN-QLCL ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TT | Tiêu chí | Hướng dẫn đánh giá, chấm điểm | ||
Tài liệu chứng minh | Chấm điểm | Tổng điểm tối đa | ||
I | Chỉ đạo, điều hành công tác quản lý an toàn thực phẩm | 10 | ||
1 | Ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, kế hoạch triển khai theo yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và PTNT. | - Các văn bản yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. - Liệt kê các văn bản (công văn hướng dẫn, chỉ đạo; kế hoạch triển khai) đã ban hành theo yêu cầu văn bản tương ứng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nêu trên). | - 05 điểm: Ban hành đầy đủ; - Thiếu 01 văn bản bị trừ 0,5 điểm (trừ không quá 5 điểm) | 5 |
2 | Báo cáo định kỳ theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. | - Liệt kê các báo cáo Công tác quản lý vật tư nông nghiệp và chất lượng an toàn thực phẩm (báo cáo tháng, 6 tháng, năm). - Các văn bản yêu cầu báo cáo đột xuất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Liệt kê các báo cáo đột xuất theo yêu cầu tại văn bản tương ứng của Bộ. | - 05 điểm: Báo cáo đầy đủ; - Thiếu 01 lần báo cáo trừ 0,5 điểm (trừ không quá 05 điểm). | 5 |
II | Tuyên truyền, giáo dục, truyền thông nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm và ý thức chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm | 15 | ||
3 | Phổ biến, tuyên truyền pháp luật và hướng dẫn vận động, các tổ chức, cá nhân áp dụng VIETGAP, GMP, HACCP về đảm bảo an toàn thực phẩm | - Liệt kê các văn bản (công văn, kế hoạch tổ chức lớp, tài liệu ấn phẩm phát hành...) đã ban hành để minh chứng cho các việc đã triển khai đến các nhóm đối tượng: Sản xuất ban đầu; sơ chế, chế biến; kinh doanh; người tiêu dùng. - Liệt kê các khóa tập huấn hướng dẫn cho các đối tượng sản xuất, kinh doanh (bao gồm cả sơ chế, chế biến) áp dụng VIETGAP, GMP, HACCP (nội dung tập huấn, địa điểm tập huấn; đối tượng tập huấn...) | - 02 điểm: có phổ biến, tuyên truyền đến các nhóm đối tượng sản xuất kinh doanh (sản xuất ban đầu; sơ chế, chế biến; kinh doanh; người tiêu dùng); thiếu 01 nhóm đối tượng trừ 0,5 điểm (trừ không quá 2 điểm). - 03 điểm: có hướng dẫn áp dụng VIETGAP, GMP, HACCP đến các đối tượng yêu cầu áp dụng (chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng; sơ chế, chế biến; kinh doanh); thiếu 01 nhóm đối tượng trừ 0,5 điểm (trừ không quá 03 điểm) | 5 |
4 | Công khai kết quả kiểm tra, phân loại A/B/C; kết quả ký cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm (các cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản) quảng bá sản phẩm của các cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm an toàn. | - Liệt kê: Lịch phát sóng; số báo đăng (biên bản ghi nhớ, hợp đồng...) địa chỉ trang Website đăng tải; và các hình thức công khai khác theo quy định của Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT để minh chứng các công việc đơn vị đã triển khai các hình thức công khai; - Liệt kê danh sách các sản phẩm đã quảng bá (tên sản phẩm; hình thức quảng bá; địa điểm/địa chỉ quảng bá...) | - 07 điểm công khai đầy đủ các công đoạn: Sản xuất ban đầu; sơ chế, chế biến; kinh doanh. Thiếu 01 công đoạn trừ 0,5 điểm. - 03 điểm quảng bá đầy đủ các hình thức (website, báo, đài, nơi bán, tham gia hội chợ/hội nghị khách hàng). Thiếu 01 một hình thức trừ 0,5 điểm. | 10 |
III | Giám sát, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm | 60 | ||
5 | Tỷ lệ % thống kê cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản trên tổng số cơ sở sản xuất kinh doanh tai địa phương theo quy định của Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT. | - Danh sách các cơ sở sản xuất, kinh doanh đã đăng ký kinh doanh tại địa phương (từ các nguồn cung cấp: Sở kế hoạch đầu tư, phòng kinh tế...); danh sách cơ sở đã được thống kê ( thể hiện tại văn bản nào). - Danh sách các cơ sở sơ chế, chế biến chưa đăng ký kinh doanh tại địa phương (từ các nguồn cung cấp: Sở kế hoạch đầu tư, phòng kinh tế...); danh sách các cơ sở sơ chế, chế biến chưa đăng ký kinh doanh đã được thống kê (thể hiện tại văn bản nào) | - 03 điểm nếu 100 % cơ sở có đăng ký kinh doanh được thống kê; thống kê thiếu 20% trên tổng số các cơ sở sẽ bị trừ 0,5 điểm (khung trừ tiếp theo từ 21-40% trừ 1 điểm; 41-60% trừ 1,5 điểm;... ) - 02 điểm nếu 100% cơ sở sơ chế, chế biến chưa đăng ký kinh doanh được thống kê; thống kê thiếu 20% trên tổng số các cơ sở sẽ bị trừ 0,5 điểm (khung trừ tiếp theo từ 21-40% trừ 1 điểm; 41-60 % trừ 1,5 điểm;... ) | 5 |
6 | Tỷ lệ % cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản được kiểm tra, phân loại trên tổng số cơ sở đã được thống kê nêu tại mục III số thứ tự 5. | Cung cấp tài liệu chứng minh các số liệu sau: - Danh sách số cơ sở sản xuất, kinh doanh có đăng ký kinh doanh được thống kê (nêu tại mục 5); Danh sách cơ sở có đăng ký kinh doanh được kiểm tra đánh giá phân loại. - Danh sách cơ sở sơ chế, chế biến chưa có đăng ký kinh doanh được thống kê (nêu tại mục 5); Danh sách cơ sở sơ chế, chế biến chưa có đăng ký kinh doanh được kiểm tra đánh giá phân loại. | - 07 điểm nếu 100 % cơ sở có đăng ký kinh doanh được kiểm tra; kiểm tra thiếu 10% trừ 1 điểm; không thực hiện trừ 7 điểm. - 03 điểm nếu 100% cơ sở sơ chế, chế biến chưa đăng ký kinh doanh được kiểm tra; thiếu 20 % trừ 0,5 điểm (khung trừ tiếp theo từ 21-40% trừ 1 điểm; 41-60% trừ 1,5 điểm;... ) | 10 |
7 | Tỷ lệ % các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm (trừ các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ) được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trên tổng số cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm (theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014). | Cung cấp tài liệu chứng minh các số liệu sau: - Danh sách các cơ sở được kiểm tra đánh giá phân loại (trích yếu quyết định kiểm tra); - Danh sách số cơ sở đạt A, B được cấp giấy (trích yếu số hiệu giấy nơi cấp ngày cấp, cơ quan cấp...) | 05 điểm nếu 100% cơ sở đạt A, B được cấp giấy; thiếu dưới 20% cơ sở kiểm tra đạt A, B nhưng không cấp giấy trừ 01 điểm (tương tự khung: từ 20 đến dưới 40% trừ 02 điểm; từ 40 đến dưới 60% trừ 03 điểm;...) | 5 |
8 | Tỷ lệ % các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm (trừ các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ) loại C được tái kiểm tra (theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014) và xử lý, khắc phục tái kiểm tra vẫn xếp loại C. | Cung cấp tài liệu chứng minh các số liệu sau: - Danh sách các cơ sở có kết quả kiểm tra đánh giá phân loại xếp loại C; - Danh sách các cơ sở xếp loại C được tái kiểm tra. - Thống kê các trường hợp xử lý cơ sở tái kiểm tra. | - 05 điểm nếu 100% cơ sở xếp loại C được tái kiểm tra, thiếu dưới 10% cơ sở loại C không được tái kiểm tra trừ 0,5 điểm (tương tự khung trừ: từ 10% đến dưới 20%; trừ 01 điểm; từ 20% đến dưới 30% trừ 1,5 điểm;...). - 05 điểm nếu 100% cơ sở tái kiểm tra xếp loại C được xử lý, khắc phục; thiếu dưới 10% cơ sở tái kiểm tra vẫn xếp loại C không được xử lý trừ 0,5 (tương tự khung trừ: từ 10% đến dưới 20%; trừ 01 điểm; từ 20% đến dưới 30% trừ 1,5 điểm;...). | 10 |
9 | Tỷ lệ % các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ ký cam kết sản xuất sản phẩm an toàn trên tổng số cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ được thống kê (theo Thông tư số 51/2014/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2014). | Cung cấp tài liệu chứng minh các số liệu sau: - Danh sách tổng hợp các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ được thống kê (tên cơ sở loại hình sản xuất, địa chỉ cơ sở...); - Danh sách các cơ sở sản xuất ban đầu được ký cam kết (tên cơ sở loại hình sản xuất, địa chỉ cơ sở; ngày ký; đơn vị tổ chức ký cam kết...); | 05 điểm nếu 100% cơ sở được thống kê ký cam kết; thiếu dưới 10% cơ sở được thống kê nhưng không ký cam kết trừ 0,5 điểm (tương tự khung trừ: từ 10% đến dưới 20%; trừ 01 điểm; từ 20% đến dưới 30% trừ 1,5 điểm;...). | 5 |
10 | Tỷ lệ % các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ tuân thủ theo cam kết sản xuất sản phẩm an toàn trên tổng số cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ ký cam kết (theo Thông tư số 51/2014/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2014) | Cung cấp tài liệu chứng minh các số liệu sau: (danh sách liệt kê các cơ sở có xác nhận) - Danh sách các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ đã ký cam kết (mục 8 nêu trên) - Danh sách các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ đã tuân thủ theo cam kết (tên cơ sở loại hình sản xuất, địa chỉ cơ sở; ngày kiểm tra tại cơ sở; đơn vị tổ chức kiểm tra xác nhận sự tuân thủ cam kết của cơ sở...); | 05 điểm nếu 100% cơ sở tuân thủ so với nội dung cơ sở đã ký cam kết; dưới 10% cơ sở không tuân thủ trừ 0,5 điểm (các khung tương tự: từ 10% đến dưới 20% trừ 1 điểm; từ 20% đến dưới 30% trừ 1,5 điểm;...). | 5 |
11 | Thực hiện lấy mẫu giám sát an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh | - Danh sách các sản phẩm chủ lực của địa phương (thể hiện được xác nhận tại một trong những văn bản của địa phương) - Kế hoạch lấy mẫu của địa phương được phê duyệt (số kế hoạch, số mẫu,...) - Kết quả phân tích mẫu của địa phương (thể hiện tại báo cáo). So sánh với kết quả năm trước. - Báo cáo xử lý vi phạm. Thông báo/cảnh báo, điều tra nguyên nhân truy xuất nguồn gốc và hành động khắc phục. | - 03 điểm nếu thực hiện lấy mẫu giám sát 100% sản phẩm chủ lực tại địa phương; thực hiện thiếu 01 sản phẩm chủ lực trừ 0,5 điểm. - 03 điểm nếu kết quả giám sát giảm dưới 3% được 01 điểm từ 3% đến dưới 6% được 02 điểm; trên 6% được 03 điểm) - 04 điểm thực hiện đầy đủ các nội dung thông báo/cảnh báo, điều tra nguyên nhân khắc phục vi phạm; thiếu 01 nội dung trừ 1 điểm (nhưng không quá 04 điểm) | 10 |
12 | Thực hiện thanh tra chuyên ngành các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản | - Danh sách các cơ sở được lập kế hoạch thanh tra chuyên ngành được phê duyệt (tên cơ sở, địa chỉ, loại hình sản xuất,...); - Danh sách các cơ sở được thanh tra chuyên ngành theo quyết định thành lập đoàn thanh tra/kiểm tra được phê duyệt (Tên cơ sở, địa chỉ, trích yếu quyết định số; thời gian kiểm tra...). - Lập bản báo cáo tóm tắt các kết quả thanh tra chuyên ngành các cơ sở: Tên cơ sở; có vi phạm hay không; nếu có xử lý thế nào. | - 03 điểm nếu thực hiện thanh tra 100% cơ sở sản xuất kinh doanh theo kế hoạch và theo quy định; thực hiện thiếu 1 cơ sở trừ 0,5 điểm. - 02 điểm nếu không phát hiện cơ sở vi phạm hoặc phát hiện xử lý đầy đủ các cơ sở vi phạm. Không xử lý hoặc thiếu 01 cơ sở trừ 0,5 điểm. | 5 |
13 | Xử lý sự cố an toàn thực phẩm theo quy định của Thông tư 74/2011/TT-BNNPTNT; Thông tư 03/2011/TT-BNNPTNT; cung cấp kịp thời thông tin kiểm chứng cho người tiêu dùng. | - Liệt kê các sự cố xảy ra trên địa bàn do thông tin đại chúng cung cấp; do yêu cầu của Bộ; do tự phát hiện. - Các văn bản chỉ đạo điều hành việc điều tra truy xuất, xử lý sự cố; - Văn bản thông báo về kết quả điều tra truy xuất xử lý sự cố trên thông tin đại chúng... | - Không có sự cố được 05 điểm. - Thực hiện 01 yêu cầu về điều tra truy xuất và xử lý sự cố được 01 điểm (nhưng tổng số không quá 03 điểm). - Thực hiện 01 lần cung cấp thông tin kiểm chứng kịp thời cho người tiêu dùng được 01 điểm (nhưng tổng số không quá 02 điểm). | 5 |
IV | Tăng cường năng lực công tác quản lý an toàn thực phẩm; | 10 | ||
14 | Đào tạo, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ thanh tra, kiểm tra. | - Lập danh sách các các bộ trực tiếp làm công tác quản lý về an toàn thực phẩm trong đó nêu cụ thể cán bộ đã được đào tạo theo yêu cầu về chuyên môn; đào tạo tại thời điểm nào ; đơn vị tổ chức. | 05 điểm nếu tổ chức đào tạo 100% cho cán bộ được giao làm công tác quản lý an toàn thực phẩm; thiếu dưới 20% trừ 0,5 điểm (theo khung: từ 20% đến dưới 40% trừ 01 điểm; từ 40% đến dưới 60% trừ 1,5 điểm;...). | 5 |
15 | Đầu tư trang thiết bị cho hoạt động kiểm tra, giám sát, đặc biệt trang thiết bị kiểm tra nhanh tại hiện trường. | - Lập danh sách các trang thiết bị cơ bản (máy tính, máy ảnh, máy ghi âm, thiết bị lấy mẫu, vận chuyển mẫu, các test kiểm tra nhanh) cần có để phục vụ Công tác thanh tra/kiểm tra; công tác giám sát; - Danh sách các thiết bị đã được trang bị tại cơ quan có nhiệm vụ quản lý về an toàn thực phẩm. | 05 điểm nếu đầu tư 100% trang thiết bị cơ bản và cần thiết cho hoạt động kiểm tra, giám sát; thiếu dưới 20% trừ 0,5 điểm (theo khung: từ 20% đến dưới 40% trừ 01 điểm; từ 40% đến dưới 60% trừ 1,5 điểm;...). | 5 |
V | Xây dựng và phát triển chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn | 5 | ||
16 | Số chuỗi nông lâm thủy sản được xây dựng hoặc phát triển. | Danh sách các chuỗi đã triển khai thực hiện (tên chuỗi, tên các tác nhân tham gia chuỗi, địa điểm triển khai, thời gian triển khai ...) | 03 điểm nếu có ít nhất 01 chuỗi được xây dựng hoàn thiện hoặc phát triển hoàn thiện; có hơn 01 chuỗi được tính 05 điểm; không có chuỗi nào không được tính điểm. | 5 |
- 1Công văn 3177/BNN-QLCL năm 2013 giải quyết khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý an toàn thực phẩm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Thông báo 2539/TB-BNN-VP ý kiến kết luận của Bộ trưởng Cao Đức Phát tại cuộc họp giao ban công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản tháng 4 năm 2014 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Công văn 1466/QLCL-KH chuẩn bị báo cáo sơ kết công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản 2015 do Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản ban hành
- 4Quyết định 2547/QĐ-UBND năm 2015 Quy định tiêu chí đánh giá, chấm điểm và xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố do tỉnh Quảng Trị ban hành
- 5Công văn 9675/BNN-QLCL năm 2015 về tổ chức triển khai thí điểm xác nhận sản phẩm an toàn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Quyết định 13/QĐ-BNN-TCTS năm 2016 công bố mã HS đối với danh mục quản lý hàng hóa chuyên ngành thủy sản tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Thông báo 1962/TB-BNN-VP năm 2016 ý kiến kết luận của Bộ trưởng Cao Đức Phát tại Hội nghị tổng kết triển khai Đợt cao điểm hành động Năm Vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp 2015 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 1Luật an toàn thực phẩm 2010
- 2Thông tư 03/2011/TT-BNNPTNT Quy định về truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Thông tư 74/2011/TT-BNNPTNT quy định về truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm nông lâm sản không bảo đảm an toàn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Nghị định 38/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm
- 5Công văn 3177/BNN-QLCL năm 2013 giải quyết khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý an toàn thực phẩm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Nghị định 199/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 7Thông báo 2539/TB-BNN-VP ý kiến kết luận của Bộ trưởng Cao Đức Phát tại cuộc họp giao ban công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản tháng 4 năm 2014 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 9Thông tư 51/2014/TT-BNNPTNT về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và phương thức quản lý đối với các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 10Công văn 1466/QLCL-KH chuẩn bị báo cáo sơ kết công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản 2015 do Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản ban hành
- 11Quyết định 2547/QĐ-UBND năm 2015 Quy định tiêu chí đánh giá, chấm điểm và xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố do tỉnh Quảng Trị ban hành
- 12Công văn 9675/BNN-QLCL năm 2015 về tổ chức triển khai thí điểm xác nhận sản phẩm an toàn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 13Quyết định 13/QĐ-BNN-TCTS năm 2016 công bố mã HS đối với danh mục quản lý hàng hóa chuyên ngành thủy sản tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 14Thông báo 1962/TB-BNN-VP năm 2016 ý kiến kết luận của Bộ trưởng Cao Đức Phát tại Hội nghị tổng kết triển khai Đợt cao điểm hành động Năm Vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp 2015 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Quyết định 4070/QĐ-BNN-QLCL năm 2015 về Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, xếp hạng công tác quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản tại các địa phương do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 4070/QĐ-BNN-QLCL
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 14/10/2015
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Cao Đức Phát
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 14/10/2015
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực