Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4036/QĐ-UBND | Lào Cai, ngày 16 tháng 11 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25/6/2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác;
Căn cứ Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ đào tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm; Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23/9/201 9 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ đào tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm;
Căn cứ Quyết định số 180/2002/QĐ-TTg ngày 19/02/2002 của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng Chính sách xã hội; Quyết định số 30/2015/QĐ-TTg ngày 31/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của quy chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng Chính sách xã hội ban hành kèm theo Quyết định số 180/2002/QĐ-TTg ngày 19/02/2002 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 1630/QĐ-TTg ngày 28/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội và Kết luận số 06-KL/TW ngày 10/6/2021 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW;
Căn cứ Thông tư số 62/2016/TT-BTC ngày 15/4/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng Chính sách xã hội;
Căn cứ Thông tư số 11/2017/TT-BTC ngày 08/02/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định về quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác;
Căn cứ Chỉ thị số 17-CT/TU ngày 16/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh Lào Cai;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ trình số 637/TTr-STC ngày 29/10/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 3366/QĐ-UBND ngày 26/7/2017 của UBND tỉnh Lào Cai ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng chính sách xã hội để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Điều 3. Chánh văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở: Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG ỦY THÁC QUA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 4036/QĐ-UBND ngày 16/11/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh:
Quy chế này quy định về việc quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương (gồm ngân sách cấp tỉnh và ngân sách cấp huyện) ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) để cho vay thực hiện các dự án, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
2. Đối tượng áp dụng:
a) Các đối tượng vay vốn theo Quy định tại Điều 5 Quy chế này.
b) Các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan đến việc quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH để cho vay.
1. Số dư nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện và nguồn vốn khác đã chuyển sang ủy thác qua NHCSXH cho vay tính đến ngày ký ban hành quy chế này.
2. Nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh và ngân sách cấp huyện ủy thác qua NHCSXH được Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định hằng năm.
3. Tiền lãi từ cho vay theo quy định tại Điểm b, Khoản 1 Điều 6 Quy chế này.
4. Phần chênh lệch lớn hơn giữa Quỹ Dự phòng rủi ro thực tế và Quỹ Dự phòng rủi ro tối đa theo quy định tại Khoản 5, Điều 7 Quy chế này.
1. Cấp tỉnh: Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền cho Sở Tài chính ký hợp đồng ủy thác với Chi nhánh NHCSXH tỉnh.
2. Cấp huyện: Ủy ban nhân dân cấp huyện ủy quyền cho Phòng Tài chính - Kế hoạch ký hợp đồng ủy thác với Phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện.
Điều 4. Cấp phát vốn ủy thác của ngân sách địa phương hàng năm
Căn cứ Quyết định của Ủy ban nhân dân cùng cấp về kinh phí ủy thác qua NHCSXH, Sở Tài chính, Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện lập lệnh chi tiền, hạch toán chi ngân sách nhà nước theo Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.
Điều 5. Đối tượng cho vay và mục đích sử dụng vốn vay
1. Theo quy định tại Điều 2, Điều 14 Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, gồm:
a) Hộ nghèo;
b) Các đối tượng vay vốn giải quyết việc làm theo Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ đào tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm;
2. Theo quy định tại Điều 1 Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐND ngày 10/7/2019 của HĐND tỉnh Lào Cai về việc sử dụng ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay phát triển kinh tế xã hội tại các xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 40% trở lên trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2019-2025.
3. Theo quy định tại Điều 5, Điều 6 Nghị quyết số 06/2021/NQ-HĐND ngày 09/4/2021 của HĐND tỉnh Lào Cai quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2021-2025.
4. Các đối tượng khác theo quy định của Chính phủ hoặc theo Nghị quyết của HĐND cùng cấp.
5. Các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).
Điều 6. Quản lý và sử dụng tiền lãi cho vay
NHCSXH quản lý và hạch toán tiền lãi cho vay từ nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác vào thu nhập của NHCSXH theo quy định và quản lý sử dụng theo thứ tự ưu tiên sau:
1. Trích lập Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng chung theo quy định tại Quyết định số 30/2015/QĐ-TTg ngày 31/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý tài chính đối với NHCSXH ban hành kèm theo Quyết định số 180/2002/QĐ-TTg ngày 19/12/2002 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính:
a) Mức trích bằng 0,75% tính trên số dư nợ cho vay từ nguồn ngân sách địa phương (không bao gồm nợ quá hạn và nợ khoanh tại thời điểm trích lập dự phòng).
b) Trường hợp tại thời điểm trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh thấp hơn 0,75% thì Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng tối đa bằng 0,75% tính trên số dư nợ cho vay (không bao gồm nợ quá hạn và nợ khoanh). Phân chênh lệch lớn hơn giữa Quỹ Dự phòng rủi ro thực tế và Quỹ Dự phòng rủi ro tối đa được bổ sung vào nguồn vốn ngân sách ủy thác để cho vay theo quy định tại Khoản 4, Điều 2 và Khoản 5, Điều 6 Quy chế này.
2. Trích phí quản lý nguồn vốn ủy thác cho NHCSXH theo dư nợ cho vay bình quân từ nguồn ngân sách địa phương:
a) Mức phí quản lý bằng mức phí quản lý Thủ tướng Chính phủ giao cho NHCSXH trong từng thời kỳ cộng ( ) 0,02%.
b) Trường hợp số lãi thực thu sau khi trích dự phòng rủi ro thấp hơn mức phí quản lý Thủ tướng Chính phủ giao cho NHCSXH trong từng thời kỳ thì ngân sách địa phương cấp bù phần còn thiếu cho NHCSXH.
3. Trích 15% tiền lãi thực thu được để chi cho công tác chỉ đạo, quản lý, tổng hợp, kiểm tra, giám sát, khen thưởng (nếu có) của các cấp, các Sở, ngành, đơn vị liên quan hoạt động cho vay bằng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác, cụ thể:
3.1. Đối với số lãi thực thu từ cho vay bằng nguồn vốn ngân sách tỉnh ủy thác qua NHCSXH tỉnh:
- Trích 4% cho Sở Tài chính để chi cho công tác quản lý, tổng hợp, kiểm tra, giám sát liên quan đến hoạt động cho vay bằng nguồn vốn ngân sách tỉnh ủy thác.
- Trích 3% cho các Sở, ban, ngành làm đầu mối liên quan đến các chương trình cho vay theo các Nghị quyết, Quyết định của HĐND, UBND tỉnh để chi cho công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đánh giá sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện vốn vay.
- Trích 3% cho Văn phòng UBND tỉnh để chi cho công tác quản lý, chỉ đạo kiểm tra, giám sát liên quan đến hoạt động cho vay bằng nguồn vốn ngân sách tỉnh ủy thác.
- Trích 5% cho Chi nhánh NHCSXH tỉnh Lào Cai để chi công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, khen thưởng của Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh.
3.2. Đối với số lãi thực thu từ cho vay bằng nguồn vốn ngân sách huyện, thị xã, thành phố ủy thác qua NHCSXH:
- Trích 4% cho Phòng Tài chính - Kế hoạch để chi cho công tác quản lý, tổng hợp, kiểm tra, giám sát liên quan đến hoạt động cho vay bằng nguồn vốn ngân sách huyện, thị xã, thành phố ủy thác.
- Trích 3% cho các phòng, ban chuyên môn làm đầu mối liên quan đến các chương trình cho vay theo các Nghị quyết, Quyết định của HĐND, UBND để chi cho công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đánh giá sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện vốn vay.
- Trích 3% cho Văn phòng HĐND - UBND huyện, thị xã, thành phố để chi cho công tác quản lý, chỉ đạo kiểm tra, giám sát liên quan đến hoạt động cho vay bằng nguồn vốn ngân sách tỉnh ủy thác.
- Trích 5% cho Chi nhánh NHCSXH huyện, thị xã để chi công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, khen thưởng của Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH huyện, thị xã, thành phố.
3.3. Nội dung chi và mức chi phục vụ công tác chỉ đạo, quản lý, tổng hợp, kiểm tra, giám sát, khen thưởng theo chế độ chi tiêu tài chính hiện hành đối với cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập:
- Nội dung chi: Các cơ quan, đơn vị quy định nội dung chi phù hợp với tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị mình theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 54/2016/TT-BTC ngày 21/3/2016 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý và sử dụng tiền lãi cho vay từ Quỹ quốc gia về việc làm.
- Mức chi: Các cơ quan, đơn vị quy định mức chi cụ thể cho các hoạt động phục vụ công tác chỉ đạo, quản lý, giám sát, kiểm tra, khen thưởng,... để thực hiện chi cho các cá nhân, tập thể liên quan theo quy định hiện hành.
4. Phần còn lại (nếu có) được bổ sung vào nguồn vốn cho vay.
NHCSXH chịu trách nhiệm thẩm định kiểm tra phương án vay vốn và khả năng hoàn trả vốn vay của người vay vốn trước, trong và sau khi cho vay; quản lý các khoản vay đảm bảo được sử dụng đúng mục đích vay vốn, thu hồi nợ gốc và lãi đúng theo Hợp đồng tín dụng, không để phát sinh nợ quá hạn, nợ phải xử lý rủi ro. Trường hợp phải xử lý rủi ro thì thực hiện như sau:
1. Đối với các khoản nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan: Đối tượng được xem xét xử lý rủi ro, nguyên nhân khách quan làm thiệt hại trực tiếp đến vốn và tài sản của khách hàng, biện pháp xử lý, hồ sơ pháp lý để xem xét xử lý nợ bị rủi ro được áp dụng theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế xử lý nợ rủi ro tại NHCSXH.
2. Thẩm quyền xem xét xử lý nợ bị rủi ro: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định xử lý rủi ro đối với dư nợ cho vay bằng nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh ủy thác; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định xử lý rủi ro đối với dư nợ cho vay bằng nguồn vốn ngân sách cấp huyện ủy thác.
3. Nguồn vốn để xử lý nợ bị rủi ro được lấy từ Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng đã được NHCSXH trích lập theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 6 Quy chế này;
4. Trường hợp quỹ dự phòng rủi ro tín dụng tại Khoản 3 nêu trên không đủ bù đắp, tùy theo tình hình thực tế khoản vay bị rủi ro thuộc nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện, NHCSXH chủ trì phối hợp cùng với cơ quan tài chính cùng cấp báo cáo Chủ tịch UBND cùng cấp bổ sung ngân sách địa phương để xử lý hoặc giảm trực tiếp vào nguồn vốn ủy thác của ngân sách địa phương chuyển qua NHCSXH.
5. Trường hợp Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng sau khi được sử dụng để xử lý xóa nợ bị rủi ro theo quy định tại Khoản 3 Điều này lớn hơn số dư Quỹ dự phòng rủi ro tối đa, được bổ sung vào nguồn vốn ủy thác để cho vay theo quy định.
6. Đối với Quỹ dự phòng rủi ro địa phương đã trích lập theo quy định tại Thông tư số 73/2008/TT-BTC ngày 01/8/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập, quản lý, sử dụng Quỹ giải quyết việc làm địa phương và kinh phí quản lý Quỹ quốc gia về việc làm được tiếp tục giao NHCSXH quản lý để xử lý rủi ro theo quy định tại Điều này.
1. Đối với nguồn vốn do ngân sách cấp tỉnh ủy thác: Định kỳ ngày 30/6 và ngày 31/12 hàng năm hoặc theo yêu cầu đột xuất, Chi nhánh NHCSXH tỉnh báo cáo về tình hình tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách ủy thác gửi Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
2. Đối với nguồn vốn do ngân sách cấp huyện ủy thác: Định kỳ ngày 30/6 và ngày 31/12 hàng năm hoặc theo yêu cầu đột xuất, Phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện báo cáo về tình hình tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách ủy thác gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện, Phòng Tài chính - kế hoạch, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Văn hóa và Thông tin.
3. Nội dung báo cáo: Về tổng nguồn vốn ủy thác, tổng dư nợ cho vay chia theo nhóm nợ, chia theo loại khách hàng; tình hình trích lập rủi ro, quản lý và sử dụng phí ủy thác; số tiền lãi thu được đã bổ sung vào nguồn vốn ngân sách ủy thác theo quy định tại Quy chế này.
Điều 9. Hạch toán, theo dõi cho vay, chế độ báo cáo quyết toán
NHCSXH thực hiện ghi chép, hạch toán kế toán đối với nguồn vốn ủy thác và dư nợ cho vay được theo dõi, hạch toán vào tài khoản kế toán riêng theo các văn bản hướng dẫn của Tổng Giám đốc NHCSXH.
Điều 10. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương
1. Sở Tài chính; Phòng Tài chính - Kế hoạch:
a) Căn cứ khả năng cân đối của ngân sách, báo cáo Ủy ban nhân dân trình HĐND hoặc Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định số vốn ủy thác hăng năm.
b) Chủ trì theo dõi, quản lý số vốn đã ủy thác qua NHCSXH, định kỳ hoặc đột xuất báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp.
c) Phối hợp với NHCSXH lập hợp đồng ủy thác; ký hợp đồng ủy thác theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân cùng cấp.
d) Phối hợp với NHCSXH và các cơ quan liên quan lập hồ sơ xử lý rủi ro, báo cáo UBND cùng cấp xem xét quyết định.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội:
a) Chủ trì, phối hợp với NHCSXH và các ngành, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch cho vay giải quyết việc làm đối với doanh nghiệp, người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
b) Chủ trì, phối hợp với NHCSXH nơi nhận ủy thác và các cơ quan, đơn vị có liên quan kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác theo quy định hiện hành.
c) Phối hợp với NHCSXH nơi nhận ủy thác và các cơ quan liên quan thẩm tra hồ sơ vay vốn bị rủi ro, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
d) Chủ trì báo cáo (6 tháng, năm) và đột xuất đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay của các đối tượng vay vốn và chỉ tiêu tạo việc làm mới phục vụ phát triển kinh tế xã hội và giảm nghèo bền vững.
3. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Phòng Văn hóa và Thông tin:
a) Chủ trì, phối hợp cùng NHCSXH nơi nhận ủy thác xây dựng kế hoạch cho vay, xác định nhu cầu bổ sung nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác hàng năm gửi cơ quan Tài chính cùng cấp.
b) Chủ trì, phối hợp với NHCSXH nơi nhận ủy thác và các cơ quan, đơn vị có liên quan kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác theo quy định hiện hành.
c) Phối hợp với NHCSXH nơi nhận ủy thác và các cơ quan liên quan thẩm tra hồ sơ vay vốn bị rủi ro, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
d) Chủ trì báo cáo (6 tháng, năm) và đột xuất tình hình sử dụng nguồn vốn vay của các đối tượng vay vốn ủy thác, hiệu quả của các dự án vay vốn ủy thác trên địa bàn.
4. Ngân hàng Chính sách xã hội:
a) Chịu trách nhiệm tiếp nhận, quản lý và sử dụng vốn ngân sách địa phương ủy thác theo đúng quy định của pháp luật và Quy chế này.
c) Chủ trì khảo sát, xác định nhu cầu vay vốn, xây dựng kế hoạch cho vay hàng năm theo từng chương trình, dự án.
d) Chủ trì kiểm tra, thẩm định phương án vay vốn và khả năng hoàn trả vốn vay của người vay vốn trước, trong và sau khi cho vay theo quy định hiện hành đảm bảo người vay sử dụng vốn vay đúng mục đích.
đ) Chủ trì theo dõi, đôn đốc người vay hoàn trả nợ gốc, lãi, phí (nếu có) đầy đủ, đúng hạn theo hợp đồng tín dụng.
e) Hoàn trả ngân sách địa phương đối với các khoản ngân sách địa phương ủy thác sau khi hết hợp đồng vay vốn hoặc hợp đồng ủy thác.
5. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn:
a) Chịu trách nhiệm xác nhận đối tượng vay vốn theo từng chương trình cho vay theo Quy chế này.
b) Phối hợp với NHCSXH, tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan, đơn vị liên quan kiểm tra việc sử dụng vốn vay, đôn đốc trả nợ, trả lãi; kiểm tra, phúc tra hộ vay vốn bị rủi ro trên địa bàn.
c) Phối hợp với NHCSXH xử lý các trường hợp nợ quá hạn, hướng dẫn hộ vay lập hồ sơ đề nghị xử lý nợ rủi ro do nguyên nhân khách quan; tham gia tổ đôn đốc thu hồi nợ khó đòi.
6. Trách nhiệm của người vay:
a) Kê khai hồ sơ đầy đủ, trung thực, chính xác.
b) Sử dụng vốn vay đúng mục đích.
c) Hoàn trả gốc, lãi đầy đủ, đúng hạn theo hợp đồng tín dụng.
7. Đề nghị Ủy ban MTTQ và các tổ đoàn thể các cấp:
a) Tuyên truyền, phổ biến chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ, Hội đồng nhân dân tỉnh cho các đối tượng có nhu cầu vay vốn từ nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH để tiếp cận vay vốn.
b) Tuyên truyền, vận động và hướng dẫn thành lập Tổ Tiết kiệm và Vay vốn để thực hiện ủy thác cho vay.
c) Tổ chức kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay, thông báo kịp thời cho NHCSXH nơi cho vay về các trường hợp sử dụng vốn vay bị rủi ro do nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan và sử dụng vốn sai mục đích để có biện pháp xử lý thích hợp, kịp thời.
8. Cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm Quy chế này, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
9. Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh bằng văn bản gửi Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chi nhánh NHCSXH tỉnh xem xét hướng dẫn, giải quyết theo thẩm quyền hoặc tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định./.
- 1Quyết định 3366/QĐ-UBND năm 2017 về quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay đối với người nghèo và đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 2Quyết định 14/2021/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay đối với người nghèo và đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2021-2025
- 3Quyết định 36/2021/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 4Quyết định 50/2021/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 5Quyết định 50/2021/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay Hỗ trợ giảm nghèo trên địa bàn Thành phồ Hồ Chí Minh
- 6Quyết định 51/2021/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay giải quyết việc làm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- 7Quyết định 77/QĐ-UBND năm 2022 về Quy chế quản lý nguồn vốn ủy thác và hoạt động Quỹ Phát triển đất do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 8Quyết định 06/2022/QĐ-UBND sửa đổi Điều 10 Chương II của Quy chế kèm theo Quyết định 15/2020/QĐ-UBND do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 9Quyết định 29/2022/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế trích lập, quản lý và sử dụng nguồn vốn từ ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Bình Định kèm theo Quyết định 56/2017/QĐ-UBND
- 1Nghị định 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác
- 2Quyết định 180/2002/QĐ-TTg về Quy chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng chính sách xã hội do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Thông tư 73/2008/TT-BTC hướng dẫn lập, quản lý, sử dụng quỹ giải quyết việc làm địa phương và kinh phí quản lý quốc gia về việc làm do Bộ Tài chính ban hành
- 4Luật ngân sách nhà nước 2015
- 5Nghị định 61/2015/NĐ-CP Quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm
- 6Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 7Quyết định 30/2015/QĐ-TTg sửa đổi Quy chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng Chính sách xã hội kèm theo Quyết định 180/2002/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Thông tư 54/2016/TT-BTC quy định việc quản lý và sử dụng tiền lãi cho vay từ Quỹ quốc gia về việc làm do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 9Thông tư 62/2016/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Quy chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng Chính sách xã hội kèm theo Quyết định 180/2002/QĐ-TTg và 30/2015/QĐ-TTg do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 10Thông tư 11/2017/TT-BTC quy định về quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay đối với người nghèo và đối tượng chính sách khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 11Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017
- 12Nghị định 74/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm
- 13Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 14Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐND về sử dụng ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay phát triển kinh tế - xã hội tại xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 40% trở lên trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2019-2025
- 15Nghị quyết 06/2021/NQ-HĐND quy định về chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2021-2025
- 16Quyết định 14/2021/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay đối với người nghèo và đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2021-2025
- 17Quyết định 1630/QĐ-TTg năm 2021 về Kế hoạch triển khai Chỉ thị 40-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội và Kết luận 06-KL/TW về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 18Quyết định 36/2021/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 19Quyết định 50/2021/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 20Quyết định 50/2021/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay Hỗ trợ giảm nghèo trên địa bàn Thành phồ Hồ Chí Minh
- 21Quyết định 51/2021/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay giải quyết việc làm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- 22Quyết định 77/QĐ-UBND năm 2022 về Quy chế quản lý nguồn vốn ủy thác và hoạt động Quỹ Phát triển đất do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 23Quyết định 06/2022/QĐ-UBND sửa đổi Điều 10 Chương II của Quy chế kèm theo Quyết định 15/2020/QĐ-UBND do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 24Quyết định 29/2022/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế trích lập, quản lý và sử dụng nguồn vốn từ ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Bình Định kèm theo Quyết định 56/2017/QĐ-UBND
Quyết định 4036/QĐ-UBND năm 2021 về Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- Số hiệu: 4036/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 16/11/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Lào Cai
- Người ký: Hoàng Quốc Khánh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra