Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4010/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 10 tháng 8 năm 2023

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Viên chức ngày 15/11/2010; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ngày 25/11/2019;

Căn cứ Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18/10/2021 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;

Căn cứ Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30/3/2016 của Bộ Tài chính về hướng dẫn lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;

Căn cứ Nghị quyết 11/2018/NQ-HĐND ngày 05/12/2018 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội về việc quy định một số nội dung, mức chi thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân Thành phố;

Căn cứ Quyết định số 25/2021/QĐ-UBND ngày 19/11/2021 của UBND Thành phố ban hành Quy định về quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội;

Căn cứ Quyết định số 4969/QĐ-UBND ngày 10/12/2022 của UBND Thành phố về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2023 của Thành phố;

Căn cứ Quyết định số 5399/QĐ-UBND ngày 30/12/2022 của UBND Thành phố về việc giao chỉ tiêu kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; cán bộ, công chức cấp xã và đối tượng khác thành phố Hà Nội năm 2023; Quyết định số 1480/QĐ-UBND ngày 13/3/2023, Quyết định số 3302/QĐ-UBND ngày 21/6/2023 của UBND Thành phố về việc điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; cán bộ, công chức cấp xã và đối tượng khác thành phố Hà Nội năm 2023;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 2052/TTr-SNV ngày 18/7/2023.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt 37 chương trình bồi dưỡng đối với đội ngũ công chức, viên chức ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội.

(Chương trình chi tiết gửi kèm)

Điều 2. Giao Sở Giáo dục và Đào tạo căn cứ chương trình được phê duyệt phối hợp với cơ sở đào tạo có năng lực, thẩm quyền để biên soạn tài liệu và tổ chức bồi dưỡng đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đúng quy định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND Thành phố, Giám đốc các Sở: Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- PCT Thường trực UBND TP;
- VPUBTP: CVP, PCVP P.T.T.Huyền;
Các phòng: NC, KGVX;
- Lưu: VT, NC, SNV(CCVC).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Hồng Sơn

 

CHƯƠNG TRÌNH 01

“BỒI DƯỠNG LÃNH ĐẠO, CHUYÊN VIÊN CÁC PHÒNG GD&ĐT VỀ KỸ NĂNG XỬ LÝ “KHỦNG HOẢNG TRUYỀN THÔNG”

(Kèm theo Quyết định số: 4010/QĐ-UBND, ngày 10 tháng 8 năm 2023 của UBND thành phố Hà Nội)

I. MỤC ĐÍCH

- Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cần thiết về truyền thông; qua đó giúp học viên nâng cao kiến thức, kỹ năng trong triển khai công tác truyền thông.

- Học viên nắm được kiến thức, kỹ năng cần thiết trong việc phát ngôn và cung cấp thông tin giáo dục và đào tạo cho báo chí; đặc biệt là kỹ năng dự báo và xử lý “khủng hoảng truyền thông” trong môi trường giáo dục.

II. ĐỐI TƯỢNG: Lãnh đạo, chuyên viên các phòng Giáo dục và Đào tạo Quận/Huyện/Thị xã thành phố Hà Nội.

III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP

- Áp dụng phương pháp giảng dạy và học tập tích cực, lý thuyết kết hợp với thực tiễn, trao đổi thảo luận theo nhóm nhằm phát huy tư duy sáng tạo của người học.

- Tổ chức trao đổi kinh nghiệm về kỹ năng xử lý “khủng hoảng truyền thông” trong các cơ sở giáo dục.

- Quá trình học tập, học viên có thể nghiên cứu trước vấn đề cần quan tâm, gửi phiếu câu hỏi để giảng viên chuẩn bị nội dung phù hợp với nhu cầu.

- Thực hành.

IV. THỜI GIAN: 01 ngày (Tổng 08 tiết: lý thuyết: 04 tiết; thực hành: 03 tiết, kiểm tra: 01 tiết).

V. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

Bồi dưỡng lãnh đạo, chuyên viên các phòng GD&ĐT về kỹ năng xử lý “khủng hoảng truyền thông”.

1

Tổng quan về xử lý khủng hoảng truyền thông.

0.5

2

Quy trình xử lý khủng hoảng truyền thông.

2.5

3

Những vấn đề cần lưu ý trong xử lý khủng hoảng truyền thông.

01

4

Thực hành, thảo luận: Thảo luận, làm bài tập tình huống; giải đáp một số thắc mắc về xử lý khủng hoảng truyền thông xảy ra tại các cơ sở giáo dục.

03

5

Làm bài kiểm tra.

01

 

Tổng

08 tiết

 

CHƯƠNG TRÌNH 02

“BỒI DƯỠNG CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ GIÁO VIÊN TRƯỜNG MẦM NON KỸ NĂNG TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM NHẰM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN BIỂU TƯỢNG TOÁN CHO TRẺ MẦM NON THEO CHƯƠNG TRÌNH CỦA BỘ GD&ĐT”

(Kèm theo Quyết định số: 4010/QĐ-UBND, ngày 10 tháng 8 năm 2023 của UBND thành phố Hà Nội)

I. MỤC ĐÍCH

- Phân tích được vai trò và yêu cầu cơ bản đối với các hoạt động trải nghiệm để hình thành và phát triển các biểu tượng toán cho trẻ mầm non.

- Mô tả thực trạng tổ chức các hoạt động trải nghiệm để hình thành và phát triển các biểu tượng toán cho trẻ mầm non tại địa phương/nơi công tác.

- Vận dụng quy trình trải nghiệm của David Kolb để tổ chức các hoạt động trải nghiệm hình thành và phát triển các biểu tượng toán cho trẻ mầm non.

- Phối hợp và hướng dẫn cha mẹ/người chăm sóc trẻ lựa chọn và thực hiện các hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển các biểu tượng toán cho trẻ mầm non.

- Tích cực, sáng tạo trong tìm tòi, nghiên cứu chuyên đề.

II. ĐỐI TƯỢNG: Cán bộ quản lý và giáo viên các trường mầm non công lập thành phố Hà Nội.

III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP

- Áp dụng phương pháp giảng dạy và học tập tích cực, lý thuyết kết hợp với trao đổi thảo luận theo nhóm nhằm phát huy tư duy sáng tạo của người học.

- Thực hành vận dụng quy trình trải nghiệm của David Kolb để tổ chức các hoạt động trải nghiệm hình thành và phát triển các biểu tượng toán cho trẻ mầm non.

- Quá trình học tập, học viên có thể nghiên cứu trước các vấn đề cần quan tâm, gửi phiếu câu hỏi để giảng viên chuẩn bị nội dung phù hợp với nhu cầu.

IV. THỜI GIAN: 01 ngày (Tổng 08 tiết: lý thuyết: 04 tiết; thực hành, thảo luận: 03 tiết, kiểm tra: 01 tiết).

V. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

Bồi dưỡng cho cán bộ quản lý và giáo viên trường mầm non kỹ năng tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm hình thành và phát triển biểu tượng toán cho trẻ mầm non theo chương trình của Bộ GD&ĐT.

1

Thực trạng của việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm hình thành và phát triển các biểu tượng toán cho trẻ mầm non theo chương trình của Bộ.

01

2

Hướng dẫn tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm hình thành và phát triển các biểu tượng toán cho trẻ mầm non.

02

3

Phối hợp với cha mẹ/ người chăm sóc trẻ thực hiện các hoạt động trải nghiệm nhằm hình thành và phát triển biểu tượng toán cho trẻ.

01

4

Thực hành tổ chức một số hoạt động trải nghiệm hình thành và phát triển biểu tượng toán cho trẻ mầm non.

03

5

Làm bài kiểm tra.

01

 

Tổng

08 tiết

 

CHƯƠNG TRÌNH 03

“BỒI DƯỠNG CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ GIÁO VIÊN CỐT CÁN TRƯỜNG TIỂU HỌC XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MÔN TOÁN LỚP 1, 2”

(Kèm theo Quyết định số: 4010/QĐ-UBND, ngày 10 tháng 8 năm 2023 của UBND thành phố Hà Nội)

I. MỤC ĐÍCH

- Xác định được các quy định về kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh tiểu học.

- Xác định rõ quy trình thực hiện xây dựng ma trận đề kiểm tra đánh giá môn Toán lớp 1, lớp 2.

- Nêu được một số phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh trong môn Toán.

- Phân tích và áp dụng được một số phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh trong môn Toán.

- Xây dựng công cụ kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh trong dạy học môn Toán.

- Thu nhận, xử lí, sử dụng thông tin phản hồi từ kết quả kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh để điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động học của từng học sinh, nhằm cải thiện chất lượng đáp ứng mục tiêu và yêu cầu cần đạt.

- Chủ động vận dụng các nội dung đã học vào thực tế để đánh giá kết quả học tập, nâng cao chất lượng dạy học môn Toán trong chương trình giáo dục phổ thông mới.

II. ĐỐI TƯỢNG: Cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán các trường tiểu học công lập thành phố Hà Nội.

III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP

- Áp dụng phương pháp giảng dạy và học tập tích cực, lý thuyết kết hợp với trao đổi thảo luận theo nhóm nhằm phát huy tư duy sáng tạo, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực giao tiếp, hợp tác và năng lực tự chủ, tự đánh giá của học viên.

- Thực hành trực tiếp trên lớp kết hợp với thực hành trên máy tính trong quá trình giảng dạy và học tập.

- Quá trình học tập, học viên nghiên cứu trước tài liệu, chuẩn bị các ý kiến trao đổi, đề xuất các vấn đề cần quan tâm, gửi phiếu câu hỏi để giảng viên chuẩn bị nội dung phù hợp với nhu cầu; sưu tầm, nghiên cứu các tài liệu liên quan đến các bài học theo sự hướng dẫn của giảng viên; nêu ra những vấn đề còn vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và thực hiện các bài tập.

- Tổ chức trao đổi chia sẻ kinh nghiệm về kiểm tra đánh giá, báo cáo kết quả làm việc nhóm và làm việc cá nhân theo yêu cầu của giảng viên. Cùng nhau góp ý và rút kinh nghiệm để đưa ra được quy trình đánh giá phù hợp với thực tiễn giảng dạy cho hoạt động xây dựng ma trận đề kiểm tra đánh giá môn Toán lớp 1, lớp 2 theo định hướng của chương trình giáo dục phổ thông 2018.

IV. THỜI GIAN: 01 ngày (Tổng 08 tiết: lý thuyết: 04 tiết; thực hành, thảo luận: 03 tiết, kiểm tra: 01 tiết).

V. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

Bồi dưỡng cho cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán trường tiểu học xây dựng ma trận đề kiểm tra đánh giá môn Toán lớp 1, 2.

1

Đặc điểm môn Toán trong chương trình giáo dục phổ thông: Môn Toán trong chương trình giáo dục phổ thông; đặc điểm học tập môn Toán của học sinh tiểu học; yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực trong môn Toán ở cấp tiểu học; yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực trong môn Toán ở lớp 1, lớp 2.

02

2

Những vấn đề chung về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong môn Toán cấp tiểu học: mục đích của đánh giá; yêu cầu; nội dung; phương pháp; hình thức đánh giá; xây dựng công cụ kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh trong dạy học môn Toán.

02

3

Quy trình thực hiện xây dựng ma trận đề kiểm tra đánh giá môn Toán lớp 1, 2.

03

4

Làm bài kiểm tra.

01

 

Tổng

08 tiết

 

CHƯƠNG TRÌNH 04

“BỒI DƯỠNG CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ GIÁO VIÊN CỐT CÁN TRƯỜNG TIỂU HỌC XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1, 2”

(Kèm theo Quyết định số: 4010/QĐ-UBND, ngày 10 tháng 8 năm 2023 của UBND thành phố Hà Nội)

I. MỤC ĐÍCH

- Xác định được các quy định về kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt của học sinh tiểu học.

- Xác định rõ quy trình thực hiện xây dựng ma trận đề kiểm tra đánh giá môn Tiếng Việt lớp 1, lớp 2.

- Nêu được một số phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh trong môn Tiếng Việt.

- Phân tích và áp dụng được một số phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh trong môn Tiếng Việt.

- Xây dựng công cụ kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh trong dạy học môn Tiếng Việt.

- Thu nhận, xử lí, sử dụng thông tin phản hồi từ kết quả kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh để điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động học của từng học sinh, nhằm cải thiện chất lượng đáp ứng mục tiêu và yêu cầu cần đạt.

- Chủ động vận dụng các nội dung đã học vào thực tế để đánh giá kết quả học tập, nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt trong chương trình giáo dục phổ thông mới.

II. ĐỐI TƯỢNG: Cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán các trường tiểu học công lập thành phố Hà Nội.

III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP

- Áp dụng phương pháp giảng dạy và học tập tích cực, lý thuyết kết hợp với trao đổi thảo luận theo nhóm nhằm phát huy tư duy sáng tạo, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực giao tiếp, hợp tác và năng lực tự chủ, tự đánh giá của học viên.

- Thực hành trực tiếp trên lớp kết hợp với thực hành trên máy tính trong quá trình giảng dạy và học tập.

- Quá trình học tập, học viên nghiên cứu trước tài liệu, chuẩn bị các ý kiến trao đổi, đề xuất các vấn đề cần quan tâm, gửi phiếu câu hỏi để giảng viên chuẩn bị nội dung phù hợp với nhu cầu; sưu tầm, nghiên cứu các tài liệu liên quan đến các bài học theo sự hướng dẫn của giảng viên; nêu ra những vấn đề còn vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

- Tổ chức trao đổi chia sẻ kinh nghiệm về kiểm tra đánh giá, báo cáo kết quả làm việc nhóm và làm việc cá nhân theo yêu cầu của giảng viên. Cùng nhau góp ý và rút kinh nghiệm để đưa ra được quy trình đánh giá phù hợp với thực tiễn giảng dạy cho hoạt động xây dựng ma trận đề kiểm tra đánh giá môn Tiếng Việt lớp 1, lớp 2 theo định hướng của chương trình giáo dục phổ thông 2018.

IV. THỜI GIAN: 01 ngày (Tổng 08 tiết: lý thuyết: 04 tiết; thực hành, thảo luận: 03 tiết, kiểm tra: 01 tiết).

V. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

Bồi dưỡng cho cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán trường tiểu học xây dựng ma trận đề kiểm tra đánh giá môn Tiếng Việt lớp 1, 2.

1

Đặc điểm môn Tiếng Việt trong chương trình giáo dục phổ thông: Tiếng Việt trong chương trình giáo dục phổ thông; đặc điểm học tập môn Tiếng Việt của học sinh tiểu học; yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực trong môn Tiếng Việt ở cấp tiểu học; yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực trong môn Tiếng Việt ở lớp 1, lớp 2.

02

2

Những vấn đề chung về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong môn Tiếng Việt cấp tiểu học: mục đích của đánh giá; yêu cầu; nội dung; phương pháp; hình thức đánh giá; xây dựng công cụ kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh trong dạy học môn Tiếng Việt.

02

3

Quy trình thực hiện xây dựng ma trận đề kiểm tra đánh giá môn Tiếng Việt lớp 1, 2.

03

4

Làm bài kiểm tra.

01

 

Tổng

08 tiết

 

CHƯƠNG TRÌNH 05

“BỒI DƯỠNG CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ GIÁO VIÊN CỐT CÁN TIỂU HỌC VỀ GIÁO DỤC STEM Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC”

(Kèm theo Quyết định số: 4010/QĐ-UBND, ngày 10 tháng 8 năm 2023 của UBND thành phố Hà Nội)

I. MỤC ĐÍCH

- Trình bày được khái niệm STEM, giáo dục STEM, mục tiêu và vai trò của giáo dục STEM ở trường tiểu học.

- Xác định rõ quy trình tổ chức hoạt động giáo dục STEM ở cấp tiểu học và quy trình xây dựng chủ đề STEM; hình thức tổ chức hoạt động giáo dục STEM ở trường tiểu học.

- Phân tích được mối quan hệ giữa giáo dục STEM với phương pháp và hoạt động giáo dục khác.

- Nêu được các điều kiện triển khai hiệu quả giáo dục STEM ở trường tiểu học.

- Thiết kế được bài học/ hoạt động trải nghiệm chủ đề STEM.

- Chủ động vận dụng các nội dung đã học vào thực tế để thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề STEM hoặc hoạt động trải nghiệm STEM ở trường tiểu học.

- Ý thức rõ vai trò đặc biệt và trách nhiệm cao của cán bộ quản lý và giáo viên tiểu học trong việc định hướng giáo dục STEM cho học sinh.

II. ĐỐI TƯỢNG: Cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán các trường tiểu học công lập thành phố Hà Nội.

III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP

- Áp dụng phương pháp giảng dạy và học tập tích cực, lý thuyết kết hợp với trao đổi thảo luận theo nhóm nhằm phát huy tư duy sáng tạo, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực giao tiếp, hợp tác và năng lực tự chủ, tự đánh giá của học viên.

- Thực hành trực tiếp trên lớp kết hợp với thực hành trên máy tính trong quá trình giảng dạy và học tập.

- Quá trình học tập, học viên nghiên cứu trước tài liệu, chuẩn bị các ý kiến trao đổi, đề xuất các vấn đề cần quan tâm, gửi phiếu câu hỏi để giảng viên chuẩn bị nội dung phù hợp với nhu cầu; sưu tầm, nghiên cứu các tài liệu liên quan đến các bài học theo sự hướng dẫn của giảng viên; nêu ra những vấn đề còn vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và thực hiện các bài tập.

- Tổ chức trao đổi chia sẻ kinh nghiệm về việc tổ chức dạy học chủ đề STEM /hoạt động trải nghiệm STEM, báo cáo kết quả làm việc nhóm và làm việc cá nhân theo yêu cầu của giảng viên. Cùng nhau góp ý và rút kinh nghiệm để đưa ra cách thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề STEM /hoạt động trải nghiệm STEM đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018.

IV. THỜI GIAN: 01 ngày (Tổng 08 tiết: lý thuyết: 04 tiết; thực hành, thảo luận: 03 tiết; kiểm tra: 01 tiết).

V. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

Bồi dưỡng cho cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán tiểu học về giáo dục STEM ở trường tiểu học.

1

Một số vấn đề chung về giáo dục STEM cấp tiểu học: khái niệm; mục tiêu; quy trình; hình thức và cách triển khai giáo dục STEM ở cấp tiểu học.

02

2

Xây dựng và tổ chức dạy học chủ đề STEM ở trường tiểu học: quy trình xây dựng chủ đề STEM; tổ chức dạy học chủ đề STEM; đánh giá trong giáo dục STEM

02

3

Thiết kế chủ đề STEM ở trường tiểu học

03

4

Làm bài kiểm tra.

01

 

Tổng

08 tiết

 

CHƯƠNG TRÌNH 06

“BỒI DƯỠNG CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ GIÁO VIÊN CỐT CÁN TIỂU HỌC VỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC”

(Kèm theo Quyết định số: 4010/QĐ-UBND, ngày 10 tháng 8 năm 2023 của UBND thành phố Hà Nội)

I. MỤC ĐÍCH

- Phân tích được đặc trưng và nhận rõ tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường đối với sự phát triển nhà trường.

- Nêu được một số yếu tố cấu thành văn hóa nhà trường và cách thức xây dựng, phát triển văn hóa nhà trường.

- Nêu được một số biện pháp xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường.

- Xác định được giá trị cốt lõi của nhà trường.

- Lập kế hoạch xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường.

- Chủ động vận dụng các nội dung đã học vào thực tế để xây dựng và phát triển văn hóa đặc trưng của nhà trường.

- Ý thức rõ vai trò đặc biệt, trách nhiệm của cán bộ quản lý và giáo viên tiểu học trong việc xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường, giáo dục nhân cách của học sinh.

II. ĐỐI TƯỢNG: Cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán các trường tiểu học công lập thành phố Hà Nội.

III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP

- Áp dụng phương pháp giảng dạy và học tập tích cực, lý thuyết kết hợp với trao đổi thảo luận theo nhóm nhằm phát huy tư duy sáng tạo, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực giao tiếp, hợp tác và năng lực tự chủ, tự đánh giá của học viên.

- Thực hành trực tiếp trên lớp kết hợp với thực hành trên máy tính trong quá trình giảng dạy và học tập.

- Quá trình học tập, học viên nghiên cứu trước tài liệu, chuẩn bị các ý kiến trao đổi, đề xuất các vấn đề cần quan tâm, gửi phiếu câu hỏi để giảng viên chuẩn bị nội dung phù hợp với nhu cầu; sưu tầm nghiên cứu các tài liệu liên quan đến các bài học theo sự hướng dẫn của giảng viên; nêu ra những vấn đề còn vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và thực hiện các bài tập.

- Tổ chức trao đổi chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng văn hóa nhà trường, báo cáo kết quả làm việc nhóm và làm việc cá nhân theo yêu cầu của giảng viên. Cùng nhau góp ý và rút kinh nghiệm để đưa được về đặc trưng của văn hóa nhà trường, vai trò của việc xây dựng văn hóa nhà trường đối sự phát triển nhân cách của học sinh. Từ đó, cán bộ quản lý và giáo viên trường tiểu học có thể xác định các giá trị cốt lõi trường mình muốn hướng tới đồng thời đưa ra các biện pháp để xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường.

IV. THỜI GIAN: 01 ngày (Tổng 08 tiết: lý thuyết: 04 tiết; thực hành, thảo luận: 03 tiết, kiểm tra: 01 tiết).

V. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

Bồi dưỡng cho cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán tiểu học về xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

1

Những vấn đề chung về văn hóa nhà trường: khái niệm, vai trò và các yếu tố cấu thành văn hóa nhà trường.

02

2

Lập kế hoạch xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường tiểu học: đánh giá nguồn lực của nhà trường; xác định các giá trị cốt lõi của nhà trường; đưa ra các biện pháp để xây dựng, phát triển văn hóa nhà trường.

03

3

Người cán bộ quản lý và giáo viên tiểu học đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường.

02

4

Làm bài kiểm tra.

01

 

Tổng

08 tiết

 

CHƯƠNG TRÌNH 07

“BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN DẠY MÔN VẬT LÝ LỚP 10 VỀ DẠY HỌC CHỦ ĐỀ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018”

(Kèm theo Quyết định số: 4010/QĐ-UBND, ngày 10 tháng 8 năm 2023 của UBND thành phố Hà Nội)

I. MỤC ĐÍCH

- Hiểu được một số yêu cầu của chương trình GDPT 2018 với môn Vật lý.

- Nắm bắt được thế nào là dạy học chủ đề, tiến trình dạy học, cách kiểm tra đánh giá dạy học chủ đề.

- Biết vận dụng vào quá trình giảng dạy môn Vật lý tại cơ sở.

II. ĐỐI TƯỢNG: Giáo viên Vật lý lớp 10 các trường THPT công lập thành phố Hà Nội.

III. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC

- Áp dụng phương pháp giảng dạy và học tập tích cực, lý thuyết kết hợp với trao đổi thảo luận theo nhóm nhằm phát huy tư duy sáng tạo của người học.

- Thực hành trên máy tính trong quá trình giảng dạy và học tập.

- Tổ chức trao đổi kinh nghiệm về dạy học chủ đề trong môn Vật lý lớp 10.

- Quá trình học tập, học viên có thể nghiên cứu trước các vấn đề cần quan tâm, gửi phiếu câu hỏi để giảng viên chuẩn bị nội dung phù hợp với nhu cầu.

IV. THỜI GIAN: 01 ngày (Tổng 08 tiết: lý thuyết: 03 tiết; thực hành, thảo luận: 04 tiết; kiểm tra: 01 tiết).

V. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

Bồi dưỡng giáo viên dạy môn Vật lý lớp 10 về dạy học chủ đề đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018.

1

Một số yêu cầu của chương trình GDPT 2018 đối với môn Vật lý.

01

2

Kiến thức chung về dạy học chủ đề.

02

3

Tiến trình dạy học và kiểm tra đánh giá dạy học chủ đề.

04

4

Làm bài kiểm tra.

01

 

Tổng

08 tiết

 

CHƯƠNG TRÌNH 08

“BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN DẠY MÔN HÓA HỌC LỚP 10 VỀ DẠY HỌC CHỦ ĐỀ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018”

(Kèm theo Quyết định số: 4010/QĐ-UBND, ngày 10 tháng 8 năm 2023 của UBND thành phố Hà Nội)

I. MỤC ĐÍCH

- Hiểu được một số yêu cầu của chương trình GDPT 2018 với môn Hóa học.

- Nắm bắt được thế nào là dạy học chủ đề, tiến trình dạy học, cách kiểm tra đánh giá dạy học chủ đề.

- Biết vận dụng vào quá trình giảng dạy môn Hóa học tại cơ sở.

II. ĐỐI TƯỢNG: Giáo viên Hóa học trường THPT công lập thành phố Hà Nội.

III. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC

- Áp dụng phương pháp giảng dạy và học tập tích cực, lý thuyết kết hợp với trao đổi thảo luận theo nhóm nhằm phát huy tư duy sáng tạo của người học.

- Thực hành trên máy tính trong quá trình giảng dạy và học tập.

- Tổ chức trao đổi kinh nghiệm về dạy học chủ đề cho môn Hóa học lớp 10.

- Quá trình học tập, học viên có thể nghiên cứu trước các vấn đề cần quan tâm, gửi phiếu câu hỏi để giảng viên chuẩn bị nội dung phù hợp với nhu cầu.

IV. THỜI GIAN: 01 ngày (Tổng 08 tiết: lý thuyết: 03 tiết; thực hành, thảo luận: 04 tiết; kiểm tra: 01 tiết).

V. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

Bồi dưỡng giáo viên dạy môn Hóa học lớp 10 về dạy học chủ đề đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018.

1

Một số yêu cầu của chương trình GDPT 2018 đối với môn Hóa học.

01

2

Kiến thức chung về dạy học chủ đề.

02

3

Tiến trình dạy học và kiểm tra đánh giá dạy học chủ đề.

04

4

Làm bài kiểm tra.

01

 

Tổng

08 tiết

 

CHƯƠNG TRÌNH 09

“BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC VỀ GIÁO DỤC KINH TẾ CHO GIÁO VIÊN DẠY MÔN GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT LỚP 10 ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018”

(Kèm theo Quyết định số: 4010/QĐ-UBND, ngày 10 tháng 8 năm 2023 của UBND thành phố Hà Nội)

I. MỤC ĐÍCH

- Trang bị hệ thống kiến thức cơ bản về giáo dục kinh tế, giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu Chương trình môn Giáo dục công dân 2018 cho giáo viên dạy môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật.

- Hướng dẫn giáo viên cách lựa chọn và sử dụng hiệu quả các phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá phù hợp với đặc trưng kiến thức của từng mạch nội dung môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật.

II. ĐỐI TƯỢNG: Giáo viên Giáo dục Kinh tế và Pháp luật các trường THPT công lập thành phố Hà Nội.

III. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC

- Áp dụng phương pháp giảng dạy và học tập tích cực, lý thuyết kết hợp với trao đổi thảo luận theo nhóm nhằm phát huy tư duy sáng tạo của người học.

- Thực hành trên máy tính trong quá trình giảng dạy và học tập.

- Tổ chức thảo luận, thực hành.

- Quá trình học tập, học viên có thể nghiên cứu trước các vấn đề cần quan tâm, gửi phiếu câu hỏi để giảng viên chuẩn bị nội dung phù hợp với nhu cầu.

IV. THỜI GIAN: 01 ngày (Tổng 08 tiết: lý thuyết: 03 tiết; thực hành, thảo luận: 04 tiết; kiểm tra: 01 tiết).

V. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

Bồi dưỡng kiến thức về giáo dục kinh tế cho giáo viên dạy môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 10 đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018.

1

Khái quát chung về môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật trong chương trình lớp 10.

01

2

Giáo dục kinh tế và phương pháp dạy học các nội dung giáo dục kinh tế trong chương trình môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 10.

01

3

Giáo dục pháp luật và phương pháp dạy học các nội dung giáo dục luật trong chương trình môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 10.

01

4

Hướng dẫn giáo viên kiểm tra đánh giá trong môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 10.

04

5

Làm bài kiểm tra.

01

 

Tổng

08 tiết

 

CHƯƠNG TRÌNH 10

“BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN DẠY MÔN TIN HỌC TRƯỜNG THPT LÀM QUEN NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH PYTHON”

(Kèm theo Quyết định số: 4010/QĐ-UBND, ngày 10 tháng 8 năm 2023 của UBND thành phố Hà Nội)

I. MỤC ĐÍCH

- Hiểu được ngôn ngữ lập trình Python.

- Nắm bắt được các lệnh điều khiển, các kiểu dữ liệu.

- Biết vận dụng giải các bài tập liên quan.

II. ĐỐI TƯỢNG: Giáo viên dạy môn Tin học các trường THPT công lập thành phố Hà Nội.

III. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC

- Áp dụng phương pháp giảng dạy và học tập tích cực, lý thuyết kết hợp với trao đổi thảo luận theo nhóm nhằm phát huy tư duy sáng tạo của người học.

- Thực hành trên máy tính trong quá trình giảng dạy và học tập.

- Quá trình học tập, học viên có thể nghiên cứu trước các vấn đề cần quan tâm, gửi phiếu câu hỏi để giảng viên chuẩn bị nội dung phù hợp với nhu cầu.

IV. THỜI GIAN: 01 ngày (Tổng 08 tiết: lý thuyết: 03 tiết; thực hành, thảo luận: 04 tiết; kiểm tra: 01 tiết).

V. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

Bồi dưỡng giáo viên dạy môn Tin học trường THPT làm quen ngôn ngữ lập trình Python.

1

Chương trình đơn giản.

01

2

Các lệnh điều khiển.

01

3

Kiểu dữ liệu chuẩn (các kiểu dữ liệu cơ bản và một số bài toán xử lí liên quan).

01

4

Bài tập áp dụng.

04

5

Làm bài kiểm tra.

01

 

Tổng

08 tiết

…………………

 

CHƯƠNG TRÌNH 13

“BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC VỀ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO GIÁO VIÊN DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 6, 7 ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018”

(Kèm theo Quyết định số: 4010/QĐ-UBND, ngày 10 tháng 8 năm 2023 của UBND thành phố Hà Nội)

I. MỤC ĐÍCH

- Trang bị hệ thống kiến thức cơ bản về giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục kinh tế đáp ứng yêu cầu chương trình môn Giáo dục công dân 2018 cho giáo viên dạy môn Giáo dục công dân cấp THCS.

- Hướng dẫn giáo viên cách lựa chọn và sử dụng hiệu quả các phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng kiến thức của từng mạch nội dung môn Giáo dục công dân cấp THCS.

- Áp dụng vào thực tiễn giảng dạy một cách có hiệu quả.

II. ĐỐI TƯỢNG: Giáo viên dạy môn Giáo dục công dân lớp 6, 7 các trường THCS công lập thành phố Hà Nội.

III. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC

- Áp dụng phương pháp giảng dạy và học tập tích cực, lý thuyết kết hợp với trao đổi thảo luận theo nhóm nhằm phát huy tư duy sáng tạo của người học.

- Thực hành trên máy tính trong quá trình giảng dạy và học tập.

- Tổ chức thảo luận, thực hành.

- Quá trình học tập, học viên có thể nghiên cứu trước các vấn đề cần quan tâm, gửi phiếu câu hỏi để giảng viên chuẩn bị nội dung phù hợp với nhu cầu.

IV. THỜI GIAN: 01 ngày (Tổng 08 tiết: lý thuyết: 03 tiết; thực hành, thảo luận: 04 tiết; kiểm tra: 01 tiết).

V. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

Bồi dưỡng kiến thức về giáo dục pháp luật cho giáo viên dạy môn Giáo dục công dân lớp 6, 7 đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018.

1

Khái quát chung về chương trình môn Giáo dục công dân lớp 6, 7.

02

2

Giáo dục đạo đức và phương pháp dạy học các nội dung giáo dục đạo đức trong chương trình môn Giáo dục công dân lớp 6, 7.

01

3

Giáo dục pháp luật và phương pháp dạy học các nội dung giáo dục pháp luật trong chương trình môn Giáo dục công dân lớp 6, 7.

01

4

Giáo dục kĩ năng sống và phương pháp dạy học các nội dung giáo dục kĩ năng sống trong chương trình môn Giáo dục công dân lớp 6, 7.

01

5

Giáo dục kinh tế và phương pháp dạy học các nội dung giáo dục kinh tế trong chương trình môn Giáo dục công dân lớp 6, 7.

02

6

Làm bài kiểm tra.

01

 

Tổng

08 tiết

 

CHƯƠNG TRÌNH 14

“BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TRƯỜNG THCS RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH KỸ NĂNG TỰ HỌC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 6, 7 ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018”

(Kèm theo Quyết định số: 4010/QĐ-UBND, ngày 10 tháng 8 năm 2023 của UBND thành phố Hà Nội)

I. MỤC ĐÍCH

- Trang bị những kiến thức cơ bản về học/tự học, lý thuyết về học/tự học (cơ chế học), kỹ năng tự học, quy trình rèn luyện kỹ năng tự học nói chung và môn Khoa học tự nhiên ở trường THCS nói riêng.

- Nâng cao năng lực xác định kỹ năng cơ bản cần có và thành phần của kỹ năng tự học để giúp học sinh tự lực, chủ động triển khai được hoạt động học một cách hiệu quả trong dạy học môn Khoa học tự nhiên ở trường THCS.

- Nâng cao kỹ năng vận dụng quy trình tổ chức, rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học trong dạy học môn Khoa học tự nhiên ở trường THCS.

II. ĐỐI TƯỢNG: Giáo viên dạy môn Khoa học tự nhiên lớp 6, 7 các trường THCS công lập thành phố Hà Nội.

III. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC

- Sử dụng phương pháp dạy học tập tích cực, học qua làm (thực hành), lý thuyết kết hợp với thảo luận nhóm, phát huy vai trò của học viên trong việc hình thành kiến thức, kỹ năng của người học.

- Sử dụng các kỹ thuật dạy học: lớp học đảo ngược, dạy học hợp tác, đàm thoại nhằm phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo của học viên.

- Hướng dẫn học viên tự học, tự nghiên cứu; tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm về biện pháp rèn luyện kỹ năng tự học môn Khoa học tự nhiên lớp 6, 7 ở trường THCS.

- Quá trình học tập, học viên có thể nghiên cứu trước các vấn đề theo chủ đề, gửi câu hỏi để giảng viên chuẩn bị nội dung phù hợp với nhu cầu học viên.

IV. THỜI GIAN: 01 ngày (Tổng 08 tiết: lý thuyết 04 tiết; thực hành, thảo luận: 03 tiết, kiểm tra: 01 tiết).

V. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

Bồi dưỡng giáo viên trường THCS rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học môn Khoa học tự nhiên lớp 6, 7 đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018.

1

Vai trò, tầm quan trọng của tự học trong việc hình thành kiến thức, kỹ năng, phát triển năng lực người học.

01

2

Khái niệm về học/tự học, kỹ năng tự học; lý thuyết về học/tự học (cơ chế học).

01

3

Quy trình rèn luyện kỹ năng tự học trong dạy học lớp 6,7 môn Khoa học tự nhiên ở trường THCS.

01

4

Vận dụng quy trình tổ chức, rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học trong dạy học môn Khoa học tự nhiên ở trường THCS.

01

5

Thảo luận, thực hành.

03

6

Làm bài kiểm tra.

01

 

Tổng

08 tiết

 

CHƯƠNG TRÌNH 15

“BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TRƯỜNG THCS ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MÔN NGỮ VĂN LỚP 6, 7 ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018”

(Kèm theo Quyết định số: 4010/QĐ-UBND, ngày 10 tháng 8 năm 2023 của UBND thành phố Hà Nội)

I. MỤC ĐÍCH

- Nêu được những vấn đề, nội dung cốt lõi của đổi mới kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn lớp 6, 7; tính mở trong đổi mới kiểm tra đánh giá môn học.

- Nắm vững một số yêu cầu, kĩ thuật thiết kế và xây dựng câu hỏi, bài tập, đặc biệt những câu hỏi vận dụng kiến thức đã học và kĩ năng đọc, viết, nói, nghe; xây dựng đề kiểm tra đánh giá kết quả học tập.

- Chia sẻ được cho các đồng nghiệp những điểm mới trong kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn lớp 6, 7.

- Vận dụng có hiệu quả chuyên đề vào thực tiễn công tác.

II. ĐỐI TƯỢNG: Giáo viên cốt cán môn Ngữ văn thuộc Phòng GD&ĐT các Quận/Huyện/Thị xã thành phố Hà Nội.

III. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC

- Áp dụng phương pháp giảng dạy và học tập tích cực, lý thuyết kết hợp với trao đổi thảo luận theo nhóm nhằm phát huy tư duy sáng tạo của người học.

- Thực hành trong quá trình giảng dạy và học tập.

- Tổ chức trao đổi kinh nghiệm về nội dung, phương pháp, kỹ năng kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn lớp 6, 7 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.

- Quá trình học tập, học viên có thể nghiên cứu trước các vấn đề cần quan tâm, gửi phiếu câu hỏi để giảng viên chuẩn bị nội dung phù hợp với nhu cầu.

IV. THỜI GIAN: 01 ngày (Tổng 08 tiết: lý thuyết 03 tiết; thực hành, thảo luận: 04 tiết; kiểm tra: 01 tiết).

V. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

Bồi dưỡng giáo viên trường THCS đổi mới kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn lớp 6, 7 đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018.

1

Nguyên tắc đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh trong môn Ngữ văn (công văn 3175/BGDĐT-GDTrH ngày 21/7/2022): Phát huy những mặt tích cực của cá tính, trí tưởng tượng, năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học, năng lực tư duy hình tượng và tư duy logic; Tập trung thiết kế và sử dụng các câu hỏi, bài tập vận dụng kiến thức đã học và các kĩ năng vào bối cảnh ngữ liệu mới; Tránh dùng các văn bản trong sách giáo khoa làm ngữ liệu xây dựng đề kiểm tra đánh giá cuối kì, cuối năm, cuối cấp học; Khuyến khích xây dựng và sử dụng các đề mở; Xây dựng bộ công cụ đánh giá hạn chế tính chủ quan, cảm tính của người chấm.

02

2

Một số kĩ thuật xây dựng câu hỏi, bài tập vận dụng và đề kiểm tra đánh giá định kì: Kĩ thuật xây dựng câu hỏi, bài tập trong đánh giá thường xuyên; kĩ thuật xây dựng câu hỏi, bài tập trong đánh định kì.

01

3

Thảo luận, thực hành.

04

4

Làm bài kiểm tra

01

 

Tổng

08 tiết

 

CHƯƠNG TRÌNH 16

“BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN DẠY MÔN TIN HỌC TRƯỜNG THCS LÀM QUEN LẬP TRÌNH TRỰC QUAN SCRATCH”

(Kèm theo Quyết định số: 4010/QĐ-UBND, ngày 10 tháng 8 năm 2023 của UBND thành phố Hà Nội)

I. MỤC ĐÍCH

- Hiểu được Scratch.

- Nắm bắt được các câu lệnh trong phần sự kiện, chuyển động, hiển thị và âm thanh.

- Biết sử dụng bút vẽ và tạo các khối lệnh thiết bị thông minh, máy tính... hiệu quả.

- Biết giải các bài toán bằng ngôn ngữ Scratch.

II. ĐỐI TƯỢNG: Giáo viên dạy môn Tin học các trường THCS công lập thành phố Hà Nội.

III. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC

- Áp dụng phương pháp giảng dạy và học tập tích cực, lý thuyết kết hợp với trao đổi thảo luận theo nhóm nhằm phát huy tư duy sáng tạo của người học.

- Thực hành trên máy tính trong quá trình giảng dạy và học tập.

- Quá trình học tập, học viên có thể nghiên cứu trước các vấn đề cần quan tâm, gửi phiếu câu hỏi để giảng viên chuẩn bị nội dung phù hợp với nhu cầu.

IV. THỜI GIAN: 01 ngày (Tổng 08 tiết: lý thuyết: 03 tiết; thực hành, thảo luận: 04 tiết; kiểm tra: 01 tiết).

V. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

Bồi dưỡng giáo viên dạy môn Tin học trường THCS làm quen lập trình trực quan Scratch.

1

Làm quen với Scratch: Giới thiệu sân khấu, nhân vật; các câu lệnh trong phần sự kiện, chuyển động, hiển thị và âm thanh; bài tập áp dụng.

1.5

2

Làm quen với bút vẽ và tạo các khối lệnh; bài tập áp dụng.

1.5

3

Giải các bài toán bằng ngôn ngữ Scratch; bài tập áp dụng.

04

4

Làm bài kiểm tra.

01

 

Tổng

08 tiết

 

CHƯƠNG TRÌNH 17

“BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN CỐT CÁN CẤP THCS XÂY DỰNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC CÁC MÔN HỌC/HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐỐI VỚI LỚP 8 THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018”

(Kèm theo Quyết định số: 4010/QĐ-UBND, ngày 10 tháng 8 năm 2023 của UBND thành phố Hà Nội)

I. MỤC ĐÍCH

- Phân tích được mục tiêu, yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực, nội dung, phương pháp dạy học, kế hoạch dạy học các môn học/hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.

- Xây dựng được kế hoạch dạy học các môn học/ hoạt động giáo dục của cá nhân trong năm học.

- Xây dựng được kế hoạch bài dạy các môn học/hoạt động giáo dục chương trình lớp 8.

- Phát triển các kĩ năng tự học, tự phát triển năng lực chuyên môn.

- Đánh giá, điều chỉnh kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh, đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới.

- Chủ động vận dụng các nội dung đã học vào thực tế.

- Ý thức rõ vai trò đặc biệt và trách nhiệm cao của giáo viên cốt cán trong việc hỗ trợ đồng nghiệp xây dựng kế hoạch dạy học.

- Nâng cao năng lực giao tiếp, hợp tác nhóm, năng lực tự học, tự đánh giá; năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động; năng lực giải quyết vấn đề.

II. ĐỐI TƯỢNG BỒI DƯỠNG: Giáo viên cốt cán các môn học cấp THCS được phân công giảng dạy lớp 8.

III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP

- Áp dụng phương pháp giảng dạy và học tập tích cực kết hợp lý thuyết với trao đổi thực hành thảo luận nhóm nhằm phát huy tư duy sáng tạo của người học.

- Thực hành trên máy tính trong quá trình giảng dạy và học tập

- Tổ chức thảo luận, thực hành

- Quá trình học tập học viên có thể nghiên cứu trước các vấn đề cần quan tâm, gửi phiếu câu hỏi để giảng viên chuẩn bị nội dung phù hợp với nhu cầu.

IV. THỜI GIAN BỒI DƯỠNG: 02 ngày (Tổng 16 tiết: lý thuyết: 08 tiết; thảo luận, thực hành: 06 tiết; kiểm tra: 02 tiết)

V. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

Bồi dưỡng giáo viên cốt cán cấp THCS xây dựng kế hoạch dạy học các môn học/hoạt động giáo dục đối với lớp 8 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.

1

Nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt các môn học/hoạt động giáo dục ở lớp 8

04

2

Định hướng phương pháp giáo dục bộ môn theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực và định hướng đánh giá kết quả giáo dục.

04

3

Hướng dẫn thực hiện chương trình các môn học/hoạt động giáo dục lớp 8

03

4

Xây dựng kế hoạch dạy học chủ đề/bài học các môn học lớp 8

03

5

Làm bài kiểm tra

02

 

Tổng

16 tiết

 

CHƯƠNG TRÌNH 18

“BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC TRUNG TÂM GDNN - GDTX VỀ QUẢN LÝ NHÀ TRƯỜNG VÀ QUẢN LÝ LỚP HỌC TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA LỚP 11”

(Kèm theo Quyết định số: 4010/QĐ-UBND, ngày 10 tháng 8 năm 2023 của UBND thành phố Hà Nội)

I. MỤC ĐÍCH

- Nêu được những vấn đề, nội dung chính của chương trình tổng thể và sách giáo khoa lớp 11 theo chương trình GDPT 2018.

- Nắm được phương pháp quản lý các nhóm tổ hợp môn học tương ứng với các nhóm lớp và học sinh chọn các nhóm tổ hợp đó.

- Xây dựng được kế hoạch và tổ chức triển khai cho các nhóm tổ hợp môn học và các nhóm lớp cùng chọn tổ hợp môn học thực hiện đồng bộ chương trình và SGK.

- Nắm vững và triển khai được việc quản lí thực hiện chương trình kết hợp sử dụng SGK và các tài liệu tham khảo khác.

- Thực hiện được các giải pháp hiệu quả trong việc quản lí nhà trường và quản lí lớp học trong việc đánh giá kết quả học tập các môn học lớp 11 theo chương trình GDPT 2018.

- Thiết kế được bản kế hoạch chi tiết cho việc thực hiện chương trình lớp 11 nói chung và việc chương trình cho các tổ hợp môn học nói riêng.

- Xây dựng được kế hoạch thực hiện quản lý chương trình và sử dụng hiệu quả các bộ sách giáo khoa.

- Vận dụng có hiệu quả chuyên đề vào thực tiễn công tác.

II. ĐỐI TƯỢNG: CBQL các Trung tâm GDNN - GDTX thành phố Hà Nội.

III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP

- Áp dụng phương pháp giảng dạy và học tập tích cực, lý thuyết kết hợp thực hành, trao đổi thảo luận.

- Thực hành theo nhóm và cá nhân nhằm nâng cao năng lực giao tiếp và năng lực tự chủ và tự học.

- Tổ chức trao đổi chia sẻ kinh nghiệm về nội dung chương trình phương pháp quản lý nhằm thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông 2018.

- Quá trình học tập, học viên có thể nghiên cứu trước các vấn đề cần quan tâm, gửi phiếu câu hỏi để giảng viên chuẩn bị nội dung phù hợp với nhu cầu.

IV. THỜI GIAN: 01 ngày (Tổng 08 tiết: lý thuyết: 03 tiết; Thảo luận, thực hành: 04 tiết; Kiểm tra: 01 tiết).

V. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

Bồi dưỡng cán bộ quản lý các trung tâm GDNN - GDTX về quản lý nhà trường và quản lý lớp học trong việc thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 11.

1

Khái quát về chương trình và sách giáo khoa lớp 11: mục tiêu; phương pháp; kiểm tra, đánh giá kết quả và xây dựng kế hoạch giáo dục cho lớp 11; hướng dẫn thực hiện chương trình.

01

2

Quản lý nhà trường và quản lý lớp học trong việc thực hiện chương trình: quản lý nhà trường; quản lý lớp học.

02

3

Thực hành.

04

4

Làm bài kiểm tra.

01

 

Tổng

08 tiết

 

CHƯƠNG TRÌNH 19

“BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN CÁC TRUNG TÂM GDNN - GDTX VỀ NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC MÔN TOÁN LỚP 11 CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018”

(Kèm theo Quyết định số: 4010/QĐ-UBND, ngày 10 tháng 8 năm 2023 của UBND thành phố Hà Nội)

I. MỤC ĐÍCH

- Nêu được những nội dung cốt lõi của chương trình và sách giáo khoa môn Toán lớp 11 theo chương trình GDPT 2018.

- Chỉ ra được những điểm khác biệt giữa chương trình mới và chương trình cũ, những điểm mới và tính mở so với chương trình trước đây.

- Thiết kế được các bài dạy, các chủ đề trong chương trình phù hợp với các hoạt động dạy và học nhằm phát triển một số năng lực được thể hiện ở mục tiêu của chương trình.

- Thông qua các bài dạy về nội dung giáo dục giúp học sinh hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực chung đã quy định trong chương trình tổng thể và đạt được việc phát triển năng lực toán học như mục tiêu của chương trình bộ môn.

- Có khả năng sử dụng nhiều công cụ đánh giá kết quả giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh mà trọng tâm đánh giá kết quả học tập môn Toán là năng lực tư duy toán học, suy luận toán học, mô hình hóa toán học, nhận thức vấn đề, giải quyết vấn đề và các kĩ năng sử dụng công cụ, thực hành... thuộc các lĩnh vực toán ứng dụng.

- Vận dụng có hiệu quả chuyên đề vào thực tiễn công tác.

II. ĐỐI TƯỢNG: Giáo viên dạy môn Toán các Trung tâm GDNN - GDTX thành phố Hà Nội.

III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP

- Áp dụng phương pháp giảng dạy và học tập tích cực, lý thuyết kết hợp thực hành, trao đổi thảo luận

- Thực hành theo nhóm và cá nhân nhằm nâng cao năng lực giao tiếp và năng lực tự chủ và tự học

- Tổ chức trao đổi chia sẻ kinh nghiệm về nội dung chương trình phương pháp tổ chức hoạt động của thầy và trò, các phương thức sử dụng các công cụ kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực người học nhằm thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông 2018.

- Quá trình học tập, học viên có thể nghiên cứu trước các vấn đề cần quan tâm, gửi phiếu câu hỏi để giảng viên chuẩn bị nội dung phù hợp với nhu cầu.

IV. THỜI GIAN: 01 ngày (Tổng 08 tiết: lý thuyết 03 tiết; Thảo luận, thực hành: 04 tiết; Kiểm tra: 01 tiết)

V. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

Bồi dưỡng giáo viên các trung tâm GDNN - GDTX về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và đánh giá kết quả giáo dục môn Toán lớp 11 chương trình GDPT 2018.

1

Chương trình môn toán lớp 11: mục tiêu; phương pháp; kiểm tra, đánh giá kết quả và xây dựng kế hoạch giáo dục cho lớp 11; các chuyên đề học tập; hướng dẫn thực hiện chương trình.

02

2

Sách giáo khoa môn Toán lớp 11.

01

3

Thực hành.

04

4

Làm bài kiểm tra.

01

 

Tổng

08 tiết

 

CHƯƠNG TRÌNH 20

“BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN CÁC TRUNG TÂM GDNN - GDTX VỀ NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018”

(Kèm theo Quyết định số: 4010/QĐ-UBND, ngày 10 tháng 8 năm 2023 của UBND thành phố Hà Nội)

I. MỤC ĐÍCH

- Nêu được những vấn đề, nội dung chính của chương trình và sách giáo khoa môn Ngữ văn lớp 11 theo chương trình GDPT 2018.

- Chỉ ra được những điểm khác biệt giữa chương trình mới và chương trình hiện hành, tính mới, tính mở của chương trình so với chương trình cũ.

- Thiết kế được các bài dạy, các chủ đề trong chương trình phù hợp với các hoạt động dạy và học nhằm phát triển một số năng lực được thể hiện ở mục tiêu của chương trình.

- Biết sử dụng nhiều công cụ đánh giá kết quả giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.

- Hiểu và phổ biến được cho các đồng nghiệp những điểm mới của chương trình về nội dung dạy học, phương pháp giáo dục bộ môn cũng như việc đánh giá kết quả giáo dục môn học theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất của người học.

- Vận dụng có hiệu quả chuyên đề vào thực tiễn công tác.

II. ĐỐI TƯỢNG: Giáo viên dạy môn Ngữ văn các Trung tâm GDNN - GDTX thành phố Hà Nội.

III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP

- Áp dụng phương pháp giảng dạy và học tập tích cực, lý thuyết kết hợp thực hành, trao đổi thảo luận.

- Thực hành theo nhóm và cá nhân nhằm nâng cao năng lực giao tiếp và năng lực tự chủ và tự học.

- Tổ chức trao đổi chia sẻ kinh nghiệm về nội dung chương trình phương pháp tổ chức hoạt động của thầy và trò, các phương thức sử dụng các công cụ kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực người học nhằm thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông 2018.

- Quá trình học tập, học viên có thể nghiên cứu trước các vấn đề cần quan tâm, gửi phiếu câu hỏi để giảng viên chuẩn bị nội dung phù hợp với nhu cầu.

IV. THỜI GIAN: 01 ngày (Tổng 08 tiết: lý thuyết: 03 tiết; Thảo luận, thực hành: 04 tiết; Kiểm tra: 01 tiết).

V. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

Bồi dưỡng giáo viên các trung tâm GDNN - GDTX về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và đánh giá kết quả giáo dục môn Ngữ văn lớp 11 chương trình GDPT 2018.

1

Chương trình môn Ngữ văn 11: mục tiêu; phương pháp; kiểm tra, đánh giá kết quả và xây dựng kế hoạch giáo dục cho lớp 11; các chuyên đề học tập; hướng dẫn thực hiện chương trình.

02

2

Sách giáo khoa môn Ngữ văn lớp 11.

01

3

Thực hành.

04

4

Làm bài kiểm tra.

01

 

Tổng

08 tiết

 

CHƯƠNG TRÌNH 21

“BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN CÁC TRUNG TÂM GDNN - GDTX VỀ NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC MÔN LỊCH SỬ LỚP 11 CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018”

(Kèm theo Quyết định số: 4010/QĐ-UBND, ngày 10 tháng 8 năm 2023 của UBND thành phố Hà Nội)

I. MỤC ĐÍCH

- Nêu ra được những vấn đề, nội dung chính của chương trình và sách giáo khoa Lịch sử lớp 11 theo chương trình GDPT 2018.

- Phân tích được những điểm khác biệt giữa chương trình mới và chương trình hiện hành, nắm vững và vận dụng hiệu quả những điểm mới và tính mở của chương trình.

- Thiết kế được các bài dạy, các chủ đề trong chương trình phù hợp với các hoạt động dạy và học nhằm phát triển một số năng lực được thể hiện ở mục tiêu của chương trình.

- Biết sử dụng nhiều công cụ đánh giá kết quả giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh mà trọng tâm đánh giá kết quả học tập môn Lịch sử là năng lực tìm hiểu Lịch sử, nhận thức và tư duy lịch sử, nhận diện được các loại hình tư liệu lịch sử, vận dụng kiến thức, kĩ năng...

- Thông qua các bài dạy về nội dung giáo dục giúp học sinh hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực chung đã quy định trong chương trình tổng thể và đạt được việc phát triển năng lực thông qua môn Lịch sử như mục tiêu của chương trình bộ môn.

- Vận dụng có hiệu quả chuyên đề vào thực tiễn công tác.

II. ĐỐI TƯỢNG: Giáo viên dạy môn Lịch sử các Trung tâm GDNN - GDTX thành phố Hà Nội.

III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP

- Áp dụng phương pháp giảng dạy và học tập tích cực, lý thuyết kết hợp thực hành, trao đổi thảo luận.

- Thực hành theo nhóm và cá nhân nhằm nâng cao năng lực giao tiếp và năng lực tự chủ và tự học.

- Tổ chức trao đổi chia sẻ kinh nghiệm về nội dung chương trình phương pháp tổ chức hoạt động của thầy và trò, các phương thức sử dụng các công cụ kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực người học nhằm thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông 2018.

- Quá trình học tập, học viên có thể nghiên cứu trước các vấn đề cần quan tâm, gửi phiếu câu hỏi để giảng viên chuẩn bị nội dung phù hợp với nhu cầu.

IV. THỜI GIAN: 01 ngày (Tổng 08 tiết: lý thuyết: 03 tiết; Thảo luận, thực hành: 04 tiết; Kiểm tra: 01 tiết).

V. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

Bồi dưỡng giáo viên các trung tâm GDNN - GDTX về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và đánh giá kết quả giáo dục môn Lịch sử lớp 11 chương trình giáo dục phổ thông 2018.

1

Chương trình môn Lịch sử lớp 11: mục tiêu; phương pháp; kiểm tra, đánh giá kết quả và xây dựng kế hoạch giáo dục cho lớp 11; các chuyên đề học tập; hướng dẫn thực hiện chương trình.

02

2

Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 11

01

3

Thực hành

04

4

Làm bài kiểm tra

01

 

Tổng

08 tiết

 

CHƯƠNG TRÌNH 22

“BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN CÁC TRUNG TÂM GDNN - GDTX VỀ NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC VÀ ĐÁNH GIÁ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC MÔN ĐỊA LÍ LỚP 11 CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018”

(Kèm theo Quyết định số: 4010/QĐ-UBND, ngày 10 tháng 8 năm 2023 của UBND thành phố Hà Nội)

I. MỤC ĐÍCH

- Nêu ra được những vấn đề, nội dung chính của chương trình và sách giáo khoa Địa lí lớp 11 theo chương trình GDPT 2018.

- Phân tích được những điểm khác biệt giữa chương trình mới và chương trình hiện hành, nắm vững và vận dụng hiệu quả những điểm mới và tính mở của chương trình.

- Thiết kế được các bài dạy, các chủ đề trong chương trình phù hợp với các hoạt động dạy và học nhằm phát triển một số năng lực được thể hiện ở mục tiêu của chương trình.

- Biết sử dụng nhiều công cụ kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh mà trọng tâm đánh giá kết quả học tập môn Địa lí là năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, năng lực sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, năng lực sử dụng ảnh, hình vẽ, video, giải quyết vấn đề... và các kĩ năng thực hành, học tập ngoài thực địa thuộc các lĩnh vực Địa lí ứng dụng.

- Giúp được học sinh hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực chung đã quy định trong chương trình tổng thể và đạt được việc phát triển năng lực thông qua môn Địa lí như mục tiêu của chương trình bộ môn.

- Vận dụng có hiệu quả chuyên đề vào thực tiễn công tác.

II. ĐỐI TƯỢNG: Giáo viên dạy môn Địa lí các Trung tâm GDNN - GDTX thành phố Hà Nội.

III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP

- Áp dụng phương pháp giảng dạy và học tập tích cực, lý thuyết kết hợp thực hành, trao đổi thảo luận.

- Thực hành theo nhóm và cá nhân nhằm nâng cao năng lực giao tiếp và năng lực tự chủ và tự học.

- Tổ chức trao đổi chia sẻ kinh nghiệm về nội dung chương trình phương pháp tổ chức hoạt động của thầy và trò, các phương thức sử dụng các công cụ kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực người học nhằm thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông 2018.

- Quá trình học tập, học viên có thể nghiên cứu trước các vấn đề cần quan tâm, gửi phiếu câu hỏi để giảng viên chuẩn bị nội dung phù hợp với nhu cầu.

IV. THỜI GIAN: 01 ngày (Tổng 08 tiết: lý thuyết: 03 tiết; Thảo luận, thực hành: 04 tiết; Kiểm tra: 01 tiết).

V. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

Bồi dưỡng giáo viên các trung tâm GDNN - GDTX về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và đánh giá kết quả giáo dục môn Địa lý lớp 11 chương trình giáo dục phổ thông 2018.

1

Chương trình môn Địa lí lớp 11: mục tiêu; phương pháp; kiểm tra, đánh giá kết quả và xây dựng kế hoạch giáo dục cho lớp 11; các chuyên đề học tập; hướng dẫn thực hiện chương trình.

02

2

Sách giáo khoa môn Địa lí lớp 11.

01

3

Thực hành.

04

4

Làm bài kiểm tra.

01

 

Tổng

08 tiết

 

CHƯƠNG TRÌNH 23

“BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN CÁC TRUNG TÂM GDNN - GDTX VỀ NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC MÔN GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT LỚP 11 CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018”

(Kèm theo Quyết định số: 4010/QĐ-UBND, ngày 10 tháng 8 năm 2023 của UBND thành phố Hà Nội)

I. MỤC ĐÍCH

- Nêu ra được những vấn đề, nội dung chính của chương trình và sách giáo khoa Giáo dục kinh tế và pháp luật lớp 11 theo chương trình GDPT 2018.

- Đưa ra được những nội dung cơ bản về chương trình môn Giáo dục kinh tế và pháp luật lớp 11 và hiểu được đặc thù của bộ môn trong việc phát triển phẩm chất và năng lực người học.

- Thiết kế được các bài dạy, các chủ đề trong chương trình phù hợp với các hoạt động dạy và học nhằm phát triển một số năng lực được thể hiện ở mục tiêu của chương trình.

- Có kĩ năng và phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh mà trọng tâm đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục kinh tế và pháp luật lớp 11 theo định hướng cụ thể của Bộ GD&ĐT.

- Thông qua các bài dạy về nội dung giáo dục giúp học sinh hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực chung đã quy định trong chương trình tổng thể và đạt được việc phát triển năng lực thông qua môn Giáo dục kinh tế và pháp luật lớp 11 như mục tiêu của chương trình bộ môn.

- Vận dụng có hiệu quả chuyên đề vào thực tiễn công tác.

II. ĐỐI TƯỢNG: Giáo viên dạy môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật các Trung tâm GDNN - GDTX thành phố Hà Nội.

III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP

- Áp dụng phương pháp giảng dạy và học tập tích cực, lý thuyết kết hợp thực hành, trao đổi thảo luận.

- Thực hành theo nhóm và cá nhân nhằm nâng cao năng lực giao tiếp và năng lực tự chủ và tự học.

- Tổ chức trao đổi chia sẻ kinh nghiệm về nội dung chương trình phương pháp tổ chức hoạt động của thầy và trò, các phương thức sử dụng các công cụ kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực người học nhằm thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông 2018.

- Quá trình học tập, học viên có thể nghiên cứu trước các vấn đề cần quan tâm, gửi phiếu câu hỏi để giảng viên chuẩn bị nội dung phù hợp với nhu cầu.

IV. THỜI GIAN: 01 ngày (Tổng 08 tiết: lý thuyết: 03 tiết; Thảo luận, thực hành: 04 tiết; Kiểm tra: 01 tiết).

V. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

Bồi dưỡng giáo viên các trung tâm GDNN - GDTX về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và đánh giá kết quả giáo dục môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 11 chương trình giáo giáo dục phổ thông 2018.

1

Chương trình môn Giáo dục kinh tế và pháp luật 11: mục tiêu; phương pháp; kiểm tra, đánh giá kết quả và xây dựng kế hoạch giáo dục cho lớp 11; các chuyên đề học tập; hướng dẫn thực hiện chương trình.

02

2

Sách giáo khoa môn Giáo dục kinh tế và pháp luật lớp 11.

01

3

Thực hành.

04

4

Làm bài kiểm tra.

01

 

Tổng

08 tiết

 

CHƯƠNG TRÌNH 24

“BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN CÁC TRUNG TÂM GDNN - GDTX VỀ NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC MÔN VẬT LÍ LỚP 11 CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018”

(Kèm theo Quyết định số: 4010/QĐ-UBND, ngày 10 tháng 8 năm 2023 của UBND thành phố Hà Nội)

I. MỤC ĐÍCH

- Nêu được những vấn đề, nội dung cốt lõi của chương trình và sách giáo khoa Vật lý lớp 11 theo chương trình GDPT 2018.

- Chỉ ra được những điểm khác biệt giữa chương trình mới và chương trình cũ, những điểm mới và tính mở trong chương trình mới.

- Thiết kế được các bài dạy, các chủ đề trong chương trình phù hợp với các hoạt động dạy và học nhằm phát triển một số năng lực được thể hiện ở mục tiêu của chương trình.

- Biết sử dụng nhiều công cụ kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh mà trọng tâm đánh giá kết quả học tập môn Vật lý là năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lý, năng lực quan sát và thực nghiệm, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,... các kĩ năng thực hành, thí nghiệm thuộc các lĩnh vực Vật lý ứng dụng.

- Thông qua các bài dạy về nội dung giáo dục giúp học sinh hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực chung đã quy định trong chương trình tổng thể và đạt được việc phát triển năng lực Vật lý như mục tiêu của chương trình bộ môn.

- Vận dụng có hiệu quả chuyên đề vào thực tiễn công tác.

II. ĐỐI TƯỢNG: Giáo viên dạy môn Vật lý các Trung tâm GDNN - GDTX thành phố Hà Nội.

III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP

- Áp dụng phương pháp giảng dạy và học tập tích cực, lý thuyết kết hợp thực hành, trao đổi thảo luận.

- Thực hành theo nhóm và cá nhân nhằm nâng cao năng lực giao tiếp và năng lực tự chủ và tự học.

- Tổ chức trao đổi chia sẻ kinh nghiệm về nội dung chương trình phương pháp tổ chức hoạt động của thầy và trò, các phương thức sử dụng các công cụ kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực người học nhằm thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông 2018.

- Quá trình học tập, học viên có thể nghiên cứu trước các vấn đề cần quan tâm, gửi phiếu câu hỏi để giảng viên chuẩn bị nội dung phù hợp với nhu cầu.

IV. THỜI GIAN: 01 ngày (Tổng 08 tiết: lý thuyết: 03 tiết; Thảo luận, thực hành: 04 tiết; Kiểm tra: 01 tiết).

V. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

Bồi dưỡng giáo viên các trung tâm GDNN - GDTX về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và đánh giá kết quả giáo dục môn Vật lý lớp 11 chương trình giáo dục phổ thông 2018.

1

Chương trình môn Vật lý lớp 11: mục tiêu; phương pháp; kiểm tra, đánh giá kết quả và xây dựng kế hoạch giáo dục cho lớp 11; các chuyên đề học tập; hướng dẫn thực hiện chương trình.

02

2

Sách giáo khoa môn Vật lý lớp 11.

01

3

Thực hành.

04

4

Làm bài kiểm tra.

01

 

Tổng

08 tiết

 

CHƯƠNG TRÌNH 25

“BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN CÁC TRUNG TÂM GDNN - GDTX VỀ NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC MÔN HÓA HỌC LỚP 11 CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI 2018”

(Kèm theo Quyết định số: 4010/QĐ-UBND, ngày 10 tháng 8 năm 2023 của UBND thành phố Hà Nội)

I. MỤC ĐÍCH

- Nêu được những vấn đề, những nội dung chính của chương trình và sách giáo khoa môn Hóa lớp 11 theo chương trình GDPT 2018.

- Đưa ra được những điểm khác biệt giữa chương trình mới và chương trình hiện cũ, những điểm mới và tính mở trong chương trình mới.

- Thiết kế được các bài dạy, các chủ đề trong chương trình phù hợp với các hoạt động dạy và học nhằm phát triển một số năng lực được thể hiện ở mục tiêu của chương trình.

- Biết sử dụng nhiều công cụ kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh mà trọng tâm đánh giá kết quả học tập môn Hóa học là năng lực sử dụng ngôn ngữ Hóa học, năng lực tính toán, giải quyết vấn đề... và các kĩ năng thực hành, thí nghiệm thuộc các lĩnh vực Hóa học ứng dụng.

- Thông qua các bài dạy về nội dung giáo dục giúp học sinh hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực chung đã quy định trong chương trình tổng thể và đạt được việc phát triển năng lực Hóa học như mục tiêu của chương trình bộ môn.

- Vận dụng có hiệu quả chuyên đề vào thực tiễn công tác.

II. ĐỐI TƯỢNG: Giáo viên dạy môn Hóa học các Trung tâm GDNN - GDTX thành phố Hà Nội.

III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP

- Áp dụng phương pháp giảng dạy và học tập tích cực, lý thuyết kết hợp thực hành, trao đổi thảo luận.

- Thực hành theo nhóm và cá nhân nhằm nâng cao năng lực giao tiếp và năng lực tự chủ và tự học.

- Tổ chức trao đổi chia sẻ kinh nghiệm về nội dung chương trình phương pháp tổ chức hoạt động của thầy và trò, các phương thức sử dụng các công cụ kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực người học nhằm thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông 2018.

- Quá trình học tập, học viên có thể nghiên cứu trước các vấn đề cần quan tâm, gửi phiếu câu hỏi để giảng viên chuẩn bị nội dung phù hợp với nhu cầu.

IV. THỜI GIAN: 01 ngày (Tổng 08 tiết: lý thuyết: 03 tiết; Thảo luận, thực hành: 04 tiết; Kiểm tra: 01 tiết).

V. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

Bồi dưỡng giáo viên các trung tâm GDNN - GDTX về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và đánh giá kết quả giáo dục môn Hóa học lớp 11 chương trình giáo dục phổ thông 2018.

1

Chương trình môn Hóa học lớp 11: mục tiêu; phương pháp; kiểm tra, đánh giá kết quả và xây dựng kế hoạch giáo dục cho lớp 11; các chuyên đề học tập; hướng dẫn thực hiện chương trình.

02

2

Sách giáo khoa môn Hóa học lớp 11.

01

3

Thực hành.

04

4

Làm bài kiểm tra.

01

 

Tổng

08 tiết

 

CHƯƠNG TRÌNH 26

“BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN CÁC TRUNG TÂM GDNN - GDTX VỀ NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC MÔN SINH HỌC LỚP 11 CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018”

(Kèm theo Quyết định số: 4010/QĐ-UBND, ngày 10 tháng 8 năm 2023 của UBND thành phố Hà Nội)

I. MỤC ĐÍCH

- Nêu được những vấn đề, nội dung cốt lõi của chương trình và sách giáo khoa môn Sinh lớp 11 theo chương trình GDPT 2018.

- Phân tích được những điểm khác biệt giữa chương trình mới và chương trình hiện hành, nắm vững và vận dụng hiệu quả những nội dung mới và tính mở của chương trình.

- Thiết kế được các bài dạy, các chủ đề trong chương trình phù hợp với các hoạt động dạy và học nhằm phát triển một số năng lực được thể hiện ở mục tiêu của chương trình.

- Biết sử dụng nhiều công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh mà trọng tâm đánh giá kết quả học tập môn Sinh học là năng lực nhận thức Sinh học, tìm hiểu và khám phá thế giới sống... năng lực giải quyết vấn đề và các kĩ năng thực hành, thí nghiệm thuộc các lĩnh vực Sinh học ứng dụng.

- Thông qua các bài dạy về nội dung giáo dục giúp học sinh hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực chung đã quy định trong chương trình tổng thể và đạt được việc phát triển năng lực thông qua môn Sinh học như mục tiêu của chương trình bộ môn.

- Vận dụng có hiệu quả chuyên đề vào thực tiễn công tác.

II. ĐỐI TƯỢNG: Giáo viên dạy môn Sinh học các Trung tâm GDNN - GDTX thành phố Hà Nội.

III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP

- Áp dụng phương pháp giảng dạy và học tập tích cực, lý thuyết kết hợp thực hành, trao đổi thảo luận.

- Thực hành theo nhóm và cá nhân nhằm nâng cao năng lực giao tiếp và năng lực tự chủ và tự học.

- Tổ chức trao đổi chia sẻ kinh nghiệm về nội dung chương trình phương pháp tổ chức hoạt động của thầy và trò, các phương thức sử dụng các công cụ kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực người học nhằm thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông 2018.

- Quá trình học tập, học viên có thể nghiên cứu trước các vấn đề cần quan tâm, gửi phiếu câu hỏi để giảng viên chuẩn bị nội dung phù hợp với nhu cầu.

IV. THỜI GIAN: 01 ngày (Tổng 08 tiết: lý thuyết: 03 tiết; Thảo luận, thực hành: 04 tiết; Kiểm tra: 01 tiết).

V. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

Bồi dưỡng giáo viên các trung tâm GDNN - GDTX về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và đánh giá kết quả giáo dục môn Sinh học lớp 11 chương trình giáo dục phổ thông 2018.

1

Chương trình môn Sinh học lớp 11: mục tiêu; phương pháp; kiểm tra, đánh giá kết quả và xây dựng kế hoạch giáo dục cho lớp 11; các chuyên đề học tập; hướng dẫn thực hiện chương trình.

02

2

Sách giáo khoa môn Sinh lớp 11.

01

3

Thực hành.

04

4

Làm bài kiểm tra.

01

 

Tổng

08 tiết

 

CHƯƠNG TRÌNH 27

“BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN CÁC TRUNG TÂM GDNN - GDTX VỀ NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC MÔN CÔNG NGHỆ LỚP 11 CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018”

(Kèm theo Quyết định số: 4010/QĐ-UBND, ngày 10 tháng 8 năm 2023 của UBND thành phố Hà Nội)

I. MỤC ĐÍCH

- Nêu được những vấn đề, nội dung cốt lõi của chương trình và sách giáo khoa môn Công nghệ lớp 11 theo chương trình GDPT 2018.

- Phân tích được những điểm khác biệt giữa chương trình mới và chương trình hiện hành, nắm vững và vận dụng hiệu quả những nội dung mới và tính mở của chương trình.

- Thiết kế được các bài dạy, các chủ đề trong chương trình phù hợp với các hoạt động dạy và học nhằm phát triển một số năng lực được thể hiện ở mục tiêu của chương trình.

- Nắm vững các kĩ năng kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh mà trọng tâm đánh giá kết quả học tập môn Công nghệ là năng lực nhận thức Công nghệ, tìm hiểu và khám phá khoa học kĩ thuật trong đời sống... năng lực giải quyết vấn đề và các kĩ năng thực hành, thí nghiệm thuộc các lĩnh vực Công nghệ ứng dụng.

- Thông qua các bài dạy về nội dung giáo dục giúp học sinh hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực chung đã quy định trong chương trình tổng thể và đạt được việc phát triển năng lực thông qua môn Công nghệ như mục tiêu của chương trình bộ môn.

- Vận dụng có hiệu quả chuyên đề vào thực tiễn công tác.

II. ĐỐI TƯỢNG: Giáo viên dạy môn Công nghệ các Trung tâm GDNN - GDTX thành phố Hà Nội.

III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP

- Áp dụng phương pháp giảng dạy và học tập tích cực, lý thuyết kết hợp thực hành, trao đổi thảo luận.

- Thực hành theo nhóm và cá nhân nhằm nâng cao năng lực giao tiếp và năng lực tự chủ và tự học.

- Tổ chức trao đổi chia sẻ kinh nghiệm về nội dung chương trình phương pháp tổ chức hoạt động của thầy và trò, các phương thức sử dụng các công cụ kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực người học nhằm thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông 2018.

- Quá trình học tập, học viên có thể nghiên cứu trước các vấn đề cần quan tâm, gửi phiếu câu hỏi để giảng viên chuẩn bị nội dung phù hợp với nhu cầu.

IV. THỜI GIAN: 01 ngày (Tổng 08 tiết: lý thuyết: 03 tiết; Thảo luận, thực hành: 04 tiết; Kiểm tra: 01 tiết).

V. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

Bồi dưỡng giáo viên các trung tâm GDNN - GDTX về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và đánh giá kết quả giáo dục môn Công nghệ lớp 11 chương trình giáo dục phổ thông 2018.

1

Chương trình môn Công nghệ lớp 11: mục tiêu; phương pháp; kiểm tra, đánh giá kết quả và xây dựng kế hoạch giáo dục cho lớp 11; các chuyên đề học tập; hướng dẫn thực hiện chương trình.

02

2

Sách giáo khoa môn Công nghệ lớp 11.

01

3

Thực hành.

04

4

Làm bài kiểm tra.

01

 

Tổng

08 tiết

 

CHƯƠNG TRÌNH 28

“BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN CÁC TRUNG TÂM GDNN - GDTX VỀ NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC MÔN TIN HỌC LỚP 11 CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018”

(Kèm theo Quyết định số: 4010/QĐ-UBND, ngày 10 tháng 8 năm 2023 của UBND thành phố Hà Nội)

I. MỤC ĐÍCH

- Nêu được những vấn đề, những nội dung chính của chương trình và sách giáo khoa môn Tin học lớp 11 theo chương trình GDPT 2018.

- Đưa ra được những điểm khác biệt giữa chương trình mới và chương trình hiện cũ, những điểm mới và tính mở trong chương trình mới.

- Thiết kế được các bài dạy, các chủ đề trong chương trình phù hợp với các hoạt động dạy và học nhằm phát triển một số năng lực được thể hiện ở mục tiêu của chương trình.

- Biết sử dụng nhiều công cụ kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh mà trọng tâm đánh giá kết quả học tập môn Tin học là năng lực sử dụng ngôn ngữ Tin học, năng lực sử dụng CNTT, quản lý các công cụ, giải quyết vấn đề... và các kĩ năng thực nghiệm thuộc các lĩnh vực Tin học ứng dụng.

- Thông qua các bài dạy về nội dung giáo dục giúp học sinh hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực chung đã quy định trong chương trình tổng thể và đạt được việc phát triển năng lực Tin học như mục tiêu của chương trình bộ môn.

- Vận dụng có hiệu quả chuyên đề vào thực tiễn công tác.

II. ĐỐI TƯỢNG: Giáo viên dạy môn Tin học các Trung tâm GDNN - GDTX thành phố Hà Nội.

III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP

- Áp dụng phương pháp giảng dạy và học tập tích cực, lý thuyết kết hợp thực hành, trao đổi thảo luận.

- Thực hành theo nhóm và cá nhân nhằm nâng cao năng lực giao tiếp và năng lực tự chủ và tự học.

- Tổ chức trao đổi chia sẻ kinh nghiệm về nội dung chương trình phương pháp tổ chức hoạt động của thầy và trò, các phương thức sử dụng các công cụ kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực người học nhằm thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông 2018.

- Quá trình học tập, học viên có thể nghiên cứu trước các vấn đề cần quan tâm, gửi phiếu câu hỏi để giảng viên chuẩn bị nội dung phù hợp với nhu cầu.

IV. THỜI GIAN: 01 ngày (Tổng 08 tiết: lý thuyết: 03 tiết; Thảo luận, thực hành: 04 tiết; Kiểm tra: 01 tiết).

V. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

Bồi dưỡng giáo viên các trung tâm GDNN - GDTX về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và đánh giá kết quả giáo dục môn Tin học lớp 11 chương trình giáo dục phổ thông 2018.

1

Chương trình môn Tin học lớp 11: mục tiêu; phương pháp; kiểm tra, đánh giá kết quả và xây dựng kế hoạch giáo dục cho lớp 11; các chuyên đề học tập; hướng dẫn thực hiện chương trình.

02

2

Sách giáo khoa môn Tin học lớp 11.

01

3

Thực hành.

04

4

Làm bài kiểm tra.

01

 

Tổng

08 tiết

 

CHƯƠNG TRÌNH 29

“BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN CÁC TRUNG TÂM GDNN - GDTX VỀ NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC MÔN TIẾNG ANH LỚP 11 CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018”

(Kèm theo Quyết định số: 4010/QĐ-UBND ngày 10 tháng 8 năm 2023 của UBND thành phố Hà Nội)

I. MỤC ĐÍCH

- Nêu được những vấn đề, nội dung chính của chương trình và sách giáo khoa môn Tiếng Anh lớp 11 theo chương trình GDPT 2018.

- Chỉ ra được những điểm khác biệt giữa chương trình mới và chương trình hiện hành, tính mới, tính mở của chương trình mới so với chương trình cũ.

- Thiết kế được các bài dạy, các chủ đề trong chương trình phù hợp với các hoạt động dạy và học nhằm phát triển một số năng lực được thể hiện ở mục tiêu của chương trình.

- Biết đánh giá kết quả giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh mà trọng tâm đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Anh là năng lực sử dụng ngôn ngữ, các kĩ năng đọc, nghe, nói, viết, năng lực giao tiếp tiếng Anh...

- Thông qua các bài dạy về nội dung giáo dục giúp học sinh hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực chung đã quy định trong chương trình chung và đạt được việc phát triển năng lực Tiếng Anh như mục tiêu của chương trình bộ môn.

- Vận dụng có hiệu quả chuyên đề vào thực tiễn công tác.

II. ĐỐI TƯỢNG: Giáo viên dạy môn Tiếng Anh các Trung tâm GDNN - GDTX thành phố Hà Nội.

III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP

- Áp dụng phương pháp giảng dạy và học tập tích cực, lý thuyết kết hợp thực hành, trao đổi thảo luận.

- Thực hành theo nhóm và cá nhân nhằm nâng cao năng lực giao tiếp và năng lực tự chủ và tự học.

- Tổ chức trao đổi chia sẻ kinh nghiệm về nội dung chương trình phương pháp tổ chức hoạt động của thầy và trò, các phương thức sử dụng các công cụ kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực người học nhằm thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông 2018.

- Quá trình học tập, học viên có thể nghiên cứu trước các vấn đề cần quan tâm, gửi phiếu câu hỏi để giảng viên chuẩn bị nội dung phù hợp với nhu cầu.

IV. THỜI GIAN: 01 ngày (Tổng 08 tiết: lý thuyết: 03 tiết; Thảo luận, thực hành: 04 tiết; Kiểm tra: 01 tiết).

V. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

Bồi dưỡng giáo viên các trung tâm GDNN - GDTX về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và đánh giá kết quả giáo dục môn Tiếng Anh lớp 11 chương trình giáo dục phổ thông 2018.

1

Chương trình môn Tiếng Anh lớp 11: mục tiêu; phương pháp; kiểm tra, đánh giá kết quả và xây dựng kế hoạch giáo dục cho lớp 11; các chuyên đề học tập; hướng dẫn thực hiện chương trình.

02

2

Sách giáo khoa môn Tiếng Anh lớp 11.

01

3

Thực hành.

04

4

Làm bài kiểm tra.

01

 

Tổng

08 tiết

 

CHƯƠNG TRÌNH 30

“BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG PHỔ THÔNG VỀ KỸ NĂNG “TIẾP CÔNG DÂN; XỬ LÝ ĐƠN THƯ”

(Kèm theo Quyết định số: 4010/QĐ-UBND, ngày 10 tháng 8 năm 2023 của UBND thành phố Hà Nội)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Học viên nắm vững một số quy định pháp luật kỹ năng tiếp công dân và xử lý đơn thư trong lĩnh vực giáo dục.

- Học viên có các kỹ năng cần thiết để tiếp công dân và xử đơn thư trong lĩnh vực giáo dục.

- Nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật, ý thức trách nhiệm về vai trò của việc tiếp công dân và xử lý đơn thư trong giáo dục.

- Nâng cao năng lực thu thập, xử lý thông tin, năng lực phân tích và tổng hợp, năng lực hợp tác, tự chủ, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

II. ĐỐI TƯỢNG: CBQL các trường phổ thông công lập thành phố Hà Nội.

III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP

- Áp dụng phương pháp giảng dạy và học tập tích cực, lý thuyết kết hợp với trao đổi thảo luận theo nhóm nhằm phát huy tư duy sáng tạo của người học.

- Tổ chức trao đổi kinh nghiệm về Công tác tiếp công dân và xử lý đơn thư trong các trường học.

- Quá trình học tập, học viên có thể nghiên cứu trước các vấn đề cần quan tâm, gửi phiếu câu hỏi để giảng viên chuẩn bị nội dung phù hợp với nhu cầu.

IV. THỜI GIAN: 01 ngày (Tổng 08 tiết: lý thuyết: 04 tiết; thảo luận, thực hành: 03 tiết; kiểm tra: 01 tiết).

V. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

Bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông về kỹ năng “Tiếp công dân; xử lý đơn thư”.

1

Kỹ năng tiếp công dân.

02

2

Xử lý đơn thư: Phân loại và xử lý đơn thư.

02

3

Thực hành, thảo luận: Làm việc theo nhóm, giải đáp một số thắc mắc về những vấn đề còn vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tại các đơn vị cơ sở.

03

4

Làm bài kiểm tra.

01

 

Tổng

08 tiết

 

CHƯƠNG TRÌNH 31

“BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG PHỔ THÔNG VỀ KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO”

(Kèm theo Quyết định số: 4010/QĐ-UBND, ngày 10 tháng 8 năm 2023 của UBND thành phố Hà Nội)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Học viên nắm vững một số quy định pháp luật kỹ năng giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực giáo dục.

- Học viên có các kỹ năng cần thiết để tiếp giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực giáo dục.

- Nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật, ý thức trách nhiệm về vai trò của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong giáo dục.

- Nâng cao năng lực thu thập, xử lý thông tin, năng lực phân tích và tổng hợp, năng lực hợp tác, tự chủ, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

II. ĐỐI TƯỢNG: CBQL các trường phổ thông công lập thành phố Hà Nội.

III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP

- Áp dụng phương pháp giảng dạy và học tập tích cực, lý thuyết kết hợp với trao đổi thảo luận theo nhóm nhằm phát huy tư duy sáng tạo của người học.

- Tổ chức trao đổi kinh nghiệm về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.

- Quá trình học tập, học viên có thể nghiên cứu trước các vấn đề cần quan tâm, gửi phiếu câu hỏi để giảng viên chuẩn bị nội dung phù hợp với nhu cầu.

IV. THỜI GIAN: 01 ngày (Tổng 08 tiết: lý thuyết: 04 tiết; thảo luận, thực hành: 03 tiết; kiểm tra: 01 tiết).

V. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

Bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông về kỹ năng giải quyết khiếu nại, tố cáo.

1

Tiếp nhận đơn, kiểm tra điều kiện thụ lý và đề xuất với thủ trưởng cơ quan phương án giải quyết.

02

2

Giải quyết khiếu nại, tố cáo.

02

3

Thảo luận: Làm việc theo nhóm, giải đáp một số thắc mắc về những vấn đề còn vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tại các đơn vị cơ sở.

03

4

Làm bài kiểm tra.

01

 

Tổng

08 tiết

 

CHƯƠNG TRÌNH 32

“BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG MẦM NON VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA NỘI BỘ CỦA CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON”

(Kèm theo Quyết định số: 4010/QĐ-UBND, ngày 10 tháng 8 năm 2023 của UBND thành phố Hà Nội)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Học viên nắm được nội dung kiểm tra nội bộ trường mầm non, nêu được các công việc và yêu cầu của các nhiệm vụ kiểm tra đối với từng nội dung kiểm tra cụ thể.

- Học viên nắm được các phương pháp và hình thức kiểm tra, qui trình kiểm tra và các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động kiểm tra nội bộ trường mầm non.

- Học viên biết tổ chức công tác kiểm tra nội bộ theo đúng qui trình và có ý thức cải tiến hoạt động kiểm tra nội bộ, thực hiện tốt công tác quản lý tại đơn vị trường học, GV thực hiện tốt chức năng khi được phân công tham gia.

- Có nhận thức và quan điểm đúng về sự cần thiết, lợi ích của việc tổ chức, chỉ đạo và thực hiện kiểm tra nội bộ trường mầm non.

- Nâng cao năng lực thu thập, xử lý thông tin, năng lực phân tích và tổng hợp, năng lực hợp tác, tự chủ, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

II. ĐỐI TƯỢNG: CBQL các trường mầm non công lập thành phố Hà Nội.

III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP

- Áp dụng phương pháp giảng dạy và học tập tích cực, lý thuyết kết hợp với trao đổi thảo luận theo nhóm nhằm phát huy tư duy sáng tạo của người học.

- Tổ chức trao đổi kinh nghiệm về công tác kiểm tra nội bộ trong các trường mầm non.

- Quá trình học tập, học viên có thể nghiên cứu trước các vấn đề cần quan tâm, gửi phiếu câu hỏi để giảng viên chuẩn bị nội dung phù hợp với nhu cầu.

IV. THỜI GIAN: 01 ngày (Tổng 08 tiết: lý thuyết: 04 tiết; thảo luận, thực hành: 03 tiết; kiểm tra: 01 tiết).

V. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

Bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầm non về công tác kiểm tra nội bộ của cơ sở giáo dục mầm non.

1

Thẩm quyền, đối tượng, phương pháp, hình thức kiểm tra nội bộ.

01

2

Nội dung kiểm tra nội bộ: Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ được giao của lãnh đạo, viên chức, người lao động; kiểm tra hoạt động của các tổ, khối chuyên môn, các bộ phận; kiểm tra công tác quản lý của người đứng đầu cơ sở giáo dục.

01

3

Kiểm tra nội bộ theo quy trình: Thành lập Ban kiểm tra nội bộ; quy chế kiểm tra nội bộ; xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ năm học; quy trình kiểm tra; thực hiện xử lý sau kiểm tra; lưu trữ hồ sơ.

02

4

Thảo luận: Làm việc theo nhóm, giải đáp một số thắc mắc về những vấn đề còn vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tại các đơn vị cơ sở.

03

5

Làm bài kiểm tra.

01

 

Tổng

08 tiết

 

CHƯƠNG TRÌNH 33

“BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG PHỔ THÔNG VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA NỘI BỘ CỦA CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG”

(Kèm theo Quyết định số: 4010/QĐ-UBND, ngày 10 tháng 8 năm 2023 của UBND thành phố Hà Nội)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Học viên nắm được nội dung kiểm tra nội bộ trường phổ thông, nêu được các công việc và yêu cầu của các nhiệm vụ kiểm tra đối với từng nội dung kiểm tra cụ thể.

- Học viên nắm được các phương pháp và hình thức kiểm tra, qui trình kiểm tra và các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động kiểm tra nội bộ trường phổ thông.

- Học viên biết tổ chức công tác kiểm tra nội bộ theo đúng qui trình và có ý thức cải tiến hoạt động kiểm tra nội bộ, thực hiện tốt công tác quản lý tại đơn vị trường học, GV thực hiện tốt chức năng khi được phân công tham gia.

- Có nhận thức và quan điểm đúng về sự cần thiết, lợi ích của việc tổ chức, chỉ đạo và thực hiện kiểm tra nội bộ trường phổ thông.

- Nâng cao năng lực thu thập, xử lý thông tin, năng lực phân tích và tổng hợp, năng lực hợp tác, tự chủ, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

II. ĐỐI TƯỢNG: CBQL các trường phổ thông công lập thành phố Hà Nội.

III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP

- Áp dụng phương pháp giảng dạy và học tập tích cực, lý thuyết kết hợp với trao đổi thảo luận theo nhóm nhằm phát huy tư duy sáng tạo của người học.

- Tổ chức trao đổi kinh nghiệm về công tác kiểm tra nội bộ trong các trường phổ thông.

- Quá trình học tập, học viên có thể nghiên cứu trước các vấn đề cần quan tâm, gửi phiếu câu hỏi để giảng viên chuẩn bị nội dung phù hợp với nhu cầu.

IV. THỜI GIAN: 01 ngày (Tổng 08 tiết: lý thuyết: 04 tiết; thảo luận, thực hành: 03 tiết; kiểm tra: 01 tiết).

V. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

Bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông về công tác kiểm tra nội bộ của cơ sở giáo dục phổ thông.

1

Thẩm quyền, đối tượng, phương pháp, hình thức kiểm tra nội bộ.

01

2

Nội dung kiểm tra nội bộ: Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ được giao của lãnh đạo, viên chức, người lao động; kiểm tra hoạt động của các tổ, khối chuyên môn, các bộ phận; kiểm tra công tác quản lý của người đứng đầu cơ sở giáo dục.

01

3

Kiểm tra nội bộ theo quy trình: Thành lập Ban kiểm tra nội bộ; quy chế kiểm tra nội bộ; xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ năm học; quy trình kiểm tra; thực hiện xử lý sau kiểm tra; lưu trữ hồ sơ.

02

4

Thảo luận: Làm việc theo giải đáp một số thắc mắc về những vấn đề còn vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tại các đơn vị cơ sở.

03

5

Làm bài kiểm tra.

01

 

Tổng

08 tiết

 

CHƯƠNG TRÌNH 34

“BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC TRUNG TÂM GDNN - GDTX VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA NỘI BỘ CỦA CƠ SỞ GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN”

(Kèm theo Quyết định số: 4010/QĐ-UBND, ngày 10 tháng 8 năm 2023 của UBND thành phố Hà Nội)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Học viên nắm được nội dung kiểm tra nội bộ Trung tâm GDNN - GDTX, nêu được các công việc và yêu cầu của các nhiệm vụ kiểm tra đối với từng nội dung kiểm tra cụ thể.

- Học viên nắm được các phương pháp và hình thức kiểm tra, qui trình kiểm tra và các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động kiểm tra nội bộ Trung tâm GDNN - GDTX

- Học viên biết tổ chức công tác kiểm tra nội bộ theo đúng qui trình và có ý thức cải tiến hoạt động kiểm tra nội bộ, thực hiện tốt công tác quản lý tại đơn vị trường học, giáo viên thực hiện tốt chức năng khi được phân công tham gia.

- Có nhận thức và quan điểm đúng về sự cần thiết, lợi ích của việc tổ chức, chỉ đạo và thực hiện kiểm tra nội bộ Trung tâm GDNN - GDTX

- Nâng cao năng lực thu thập, xử lý thông tin, năng lực phân tích và tổng hợp, năng lực hợp tác, tự chủ, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

II. ĐỐI TƯỢNG: Cán bộ quản lý các TT GDNN - GDTX thành phố Hà Nội.

III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP

- Áp dụng phương pháp giảng dạy và học tập tích cực, lý thuyết kết hợp với trao đổi thảo luận theo nhóm nhằm phát huy tư duy sáng tạo của người học.

- Tổ chức trao đổi kinh nghiệm về Công tác kiểm tra nội bộ trong các Trung tâm GDNN - GDTX.

- Quá trình học tập, học viên có thể nghiên cứu trước các vấn đề cần quan tâm, gửi phiếu câu hỏi để giảng viên chuẩn bị nội dung phù hợp với nhu cầu.

IV. THỜI GIAN: 01 ngày (Tổng 08 tiết: lý thuyết: 04 tiết; thảo luận, thực hành: 03 tiết; kiểm tra: 01 tiết).

V. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

Bồi dưỡng cán bộ quản lý các trung tâm GDNN - GDTX về công tác kiểm tra nội bộ của cơ sở giáo dục thường xuyên.

1

Thẩm quyền, đối tượng, phương pháp, hình thức kiểm tra nội bộ.

01

2

Nội dung kiểm tra nội bộ: Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ được giao của lãnh đạo, viên chức, người lao động; kiểm tra hoạt động của các tổ, khối chuyên môn, các bộ phận; kiểm tra công tác quản lý của người đứng đầu cơ sở giáo dục.

01

3

Kiểm tra nội bộ theo quy trình: Thành lập Ban kiểm tra nội bộ; quy chế kiểm tra nội bộ; xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ năm học; quy trình kiểm tra; thực hiện xử lý sau kiểm tra; lưu trữ hồ sơ.

02

4

Thảo luận: Làm việc theo, giải đáp một số thắc mắc về những vấn đề còn vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tại các đơn vị cơ sở.

03

5

Làm bài kiểm tra.

01

 

Tổng

08 tiết

 

CHƯƠNG TRÌNH 35

“BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG THPT, PHỔ THÔNG CHUYÊN BIỆT VÀ MẦM NON TRỰC THUỘC SỞ GD&ĐT VỀ KỸ NĂNG XỬ LÝ “KHỦNG HOẢNG TRUYỀN THÔNG” Ở CƠ SỞ GIÁO DỤC”

(Kèm theo Quyết định số: 4010/QĐ-UBND, ngày 10 tháng 8 năm 2023 của UBND thành phố Hà Nội)

I. MỤC ĐÍCH

- Bồi dưỡng kiến thức, những kỹ năng cần thiết về truyền thông cho học viên; qua đó giúp học viên có điều kiện được trao đổi kinh nghiệm, nâng cao kiến thức, kỹ năng trong triển khai công tác truyền thông.

- Học viên nắm được kiến thức, kỹ năng cần thiết trong việc phát ngôn và cung cấp thông tin giáo dục và đào tạo cho báo chí; đặc biệt là kỹ năng dự báo và xử lý “khủng hoảng truyền thông” trong môi trường giáo dục.

II. ĐỐI TƯỢNG: CBQL các trường THPT công lập, phổ thông chuyên biệt và mầm non trực thuộc Sở GD&ĐT Hà Nội.

III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP

- Áp dụng phương pháp giảng dạy và học tập tích cực, lý thuyết kết hợp với thực tiễn, trao đổi thảo luận theo nhóm nhằm phát huy tư duy sáng tạo của người học.

- Tổ chức trao đổi kinh nghiệm về kỹ năng xử lý “khủng hoảng truyền thông” trong các cơ sở giáo dục.

- Quá trình học tập, học viên có thể nghiên cứu trước vấn đề cần quan tâm, gửi phiếu câu hỏi để giảng viên chuẩn bị nội dung phù hợp với nhu cầu.

- Thực hành.

IV. THỜI GIAN: 01 ngày (Tổng 08 tiết: lý thuyết: 04 tiết; thực hành: 03 tiết, kiểm tra: 01 tiết).

V. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

Bồi dưỡng cán bộ quản lý trường THPT, phổ thông chuyên biệt và mầm non trực thuộc Sở GD&ĐT về kỹ năng xử lý “khủng hoảng truyền thông” ở cơ sở giáo dục.

1

Tổng quan về xử lý khủng hoảng truyền thông.

01

2

Quy trình xử lý khủng hoảng truyền thông

02

3

Những vấn đề cần lưu ý trong xử lý khủng hoảng truyền thông.

01

4

Thực hành, thảo luận: Thảo luận, làm bài tập tình huống; Giải đáp một số thắc mắc về xử lý khủng hoảng truyền thông xảy ra tại các cơ sở giáo dục.

03

5

Làm bài kiểm tra.

01

 

Tổng

08 tiết

 

CHƯƠNG TRÌNH 36

“BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ GIÁO VIÊN CÁC TRUNG TÂM GDNN - GDTX VỀ KỸ NĂNG XỬ LÝ “KHỦNG HOẢNG TRUYỀN THÔNG” CỦA CƠ SỞ GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN”

(Kèm theo Quyết định số: 4010/QĐ-UBND, ngày 10 tháng 8 năm 2023 của UBND thành phố Hà Nội)

I. MỤC ĐÍCH

- Bồi dưỡng kiến thức, những kỹ năng cần thiết về truyền thông cho học viên; qua đó giúp học viên có điều kiện được trao đổi kinh nghiệm, nâng cao kiến thức, kỹ năng trong triển khai công tác truyền thông.

- Học viên nắm được kiến thức, kỹ năng cần thiết trong việc phát ngôn và cung cấp thông tin giáo dục và đào tạo cho báo chí; đặc biệt là kỹ năng dự báo và xử lý “khủng hoảng truyền thông” trong môi trường giáo dục.

II. ĐỐI TƯỢNG: CBQL, GV Trung tâm GDNN - GDTX thành phố Hà Nội.

III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP

- Áp dụng phương pháp giảng dạy và học tập tích cực, lý thuyết kết hợp với thực tiễn, trao đổi thảo luận theo nhóm nhằm phát huy tư duy sáng tạo của người học.

- Tổ chức trao đổi kinh nghiệm về kỹ năng xử lý “khủng hoảng truyền thông” trong các cơ sở giáo dục.

- Quá trình học tập, học viên có thể nghiên cứu trước vấn đề cần quan tâm, gửi phiếu câu hỏi để giảng viên chuẩn bị nội dung phù hợp với nhu cầu.

- Thực hành.

IV. THỜI GIAN: 01 ngày (Tổng 08 tiết: lý thuyết: 04 tiết; thực hành: 03 tiết, kiểm tra: 01 tiết).

V. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

Bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên các trung tâm GDNN - GDTX về kỹ năng xử lý “khủng hoảng truyền thông” của cơ sở giáo dục thường xuyên.

1

Tổng quan về xử lý khủng hoảng truyền thông.

01

2

Quy trình xử lý khủng hoảng truyền thông

02

3

Những vấn đề cần lưu ý trong xử lý khủng hoảng truyền thông.

01

4

Thực hành, thảo luận: Thảo luận, làm bài tập tình huống; Giải đáp một số thắc mắc về xử lý khủng hoảng truyền thông xảy ra tại các cơ sở giáo dục.

03

5

Làm bài kiểm tra.

01

 

Tổng

08 tiết

 

CHƯƠNG TRÌNH 37

“BỒI DƯỠNG CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ, NHÂN VIÊN CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC TRỰC THUỘC VỀ NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC VĂN THƯ - LƯU TRỮ”

(Kèm theo Quyết định số: 4010/QĐ-UBND, ngày 10 tháng 8 năm 2023 của UBND thành phố Hà Nội)

I. MỤC ĐÍCH

- Nâng cao, thống nhất nhận thức của cán bộ quản lý, nhân viên văn thư, lưu trữ về tầm quan trọng, sự cần thiết cũng như lợi ích của công tác văn thư, lưu trữ và việc tạo lập, quản lý, sử dụng hồ sơ lưu trữ đối với các cơ sở giáo dục trực thuộc.

- Hướng dẫn (thông qua thực hành, trao đổi tình huống thực tế) về trách nhiệm và quy trình, phương pháp lập, quản lý, lưu trữ và sử dụng hồ sơ phục vụ hoạt động quản lý, điều hành; hoạt động kiểm định và các hoạt động khác của cơ sở giáo dục.

II. ĐỐI TƯỢNG: Cán bộ quản lý, nhân viên các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội.

III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP

- Giảng viên thuyết trình kết hợp với trình chiếu slide, hình ảnh.

- Tập trung thời gian cho hoạt động trao đổi, thảo luận, thực hành.

- Các học viên được khuyến khích để nêu tình huống và đề xuất cách giải quyết tình huống.

- Thực hành một số nghiệp vụ lập hồ sơ tại lớp.

IV. THỜI GIAN: 01 ngày (Tổng 08 tiết: lý thuyết: 04 tiết; thực hành: 03 tiết, kiểm tra: 01 tiết).

V. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

Bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, nhân viên các cơ sở giáo dục trực thuộc về nghiệp vụ công tác văn thư - lưu trữ

1

Tổng quan về công tác văn thư, lưu trữ

01

2

Tổ chức lập, quản lý, sử dụng hồ sơ lưu trữ

02

3

Hướng dẫn phần mềm quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp của Thành phố

01

4

Thực hành về lập hồ sơ

03

5

Làm bài kiểm tra.

01

 

Tổng

08 tiết

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 4010/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Chương trình bồi dưỡng đối với đội ngũ công chức, viên chức ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội

  • Số hiệu: 4010/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 10/08/2023
  • Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
  • Người ký: Lê Hồng Sơn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản