- 1Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 2Nghị định 48/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 3Thông tư 05/2014/TT-BTP hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 4Nghị định 96/2017/NĐ-CP về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp
- 5Nghị định 92/2017/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 6Thông tư 02/2017/TT-VPCP hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính do Văn phòng Chính phủ ban hành
BỘ TƯ PHÁP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 40/QĐ-BTP | Hà Nội, ngày 08 tháng 01 năm 2018 |
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Căn cứ Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07 tháng 02 năm 2014 của Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật và Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này các thủ tục hành chính được thay thế trong lĩnh vực phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp.
Điều 2. Bãi bỏ các thủ tục hành chính trong lĩnh vực phổ biến, giáo dục pháp luật quy định tại Quyết định số 1021/QĐ-BTP ngày 05/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính được thay thế trong lĩnh vực phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này
| KT. BỘ TRƯỞNG |
CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC THAY THẾ, THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BỊ BÃI BỎ TRONG LĨNH VỰC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT THUỘC PHẠM VI, CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ TƯ PHÁP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 40/QĐ-BTP ngày 08 tháng 01 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Danh mục thủ tục hành chính được thay thế thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp
STT | Số hồ sơ TTHC | Tên thủ tục hành chính được thay thế | Tên thủ tục hành chính thay thế | Tên VBQPPL quy định nội dung thay thế | Lĩnh vực | Cơ quan thực hiện |
A. Thủ tục hành chính cấp Trung ương | ||||||
1 | B-BTP- 258939-TT | Thủ tục công nhận báo cáo viên pháp luật (cấp Trung ương) | Thủ tục công nhận báo cáo viên pháp luật Trung ương | Thông tư số 10/2016/TT-BTP ngày 22/7/2016 của Bộ Tư pháp quy định về báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật | Phổ biến, giáo dục pháp luật | Bộ Tư pháp |
2 | B-BTP- 258943-TT | Thủ tục miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật (cấp Trung ương) | Thủ tục miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật Trung ương | Thông tư số 10/2016/TT-BTP ngày 22/7/2016 của Bộ Tư pháp quy định về báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật | Phổ biến, giáo dục pháp luật | Bộ Tư pháp |
B. Thủ tục hành chính cấp tỉnh | ||||||
1 | B-BTP- 258945-TT | Thủ tục công nhận báo cáo viên pháp luật (cấp tỉnh) | Thủ tục công nhận báo cáo viên pháp luật tỉnh | Thông tư số 10/2016/TT-BTP ngày 22/7/2016 của Bộ Tư pháp quy định về báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật | Phổ biến, giáo dục pháp luật | Sở Tư pháp |
2 | B-BTP- 258946-TT | Thủ tục miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật (cấp tỉnh) | Thủ tục miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật tỉnh | Thông tư số 10/2016/TT-BTP ngày 22/7/2016 của Bộ Tư pháp quy định về báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật | Phổ biến, giáo dục pháp luật | Sở Tư pháp |
C. Thủ tục hành chính cấp huyện | ||||||
1 | B-BTP- 258947-TT | Thủ tục công nhận báo cáo viên pháp luật (cấp huyện) | Thủ tục công nhận báo cáo viên pháp luật huyện | Thông tư số 10/2016/TT-BTP ngày 22/7/2016 của Bộ Tư pháp quy định về báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật | Phổ biến, giáo dục pháp luật | Phòng Tư pháp |
2 | B-BTP- 258952-TT | Thủ tục miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật (cấp huyện) | Thủ tục miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật huyện | Thông tư số 10/2016/TT-BTP ngày 22/7/2016 của Bộ Tư pháp quy định về báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật | Phổ biến, giáo dục pháp luật | Phòng Tư pháp |
D. Thủ tục hành chính cấp xã | ||||||
1 | B-BTP-258955-TT | Thủ tục công nhận tuyên truyền viên pháp luật | Thủ tục công nhận tuyên truyền viên pháp luật | Thông tư số 10/2016/TT-BTP ngày 22/7/2016 của Bộ Tư pháp quy định về báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật | Phổ biến, giáo dục pháp luật | UBND cấp xã |
2 | B-BTP-258956-TT | Thủ tục cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật | Thủ tục cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật | Thông tư số 10/2016/TT-BTP ngày 22/7/2016 của Bộ Tư pháp quy định về báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật | Phổ biến, giáo dục pháp luật | UBND cấp xã |
2. Danh mục thủ tục hành chính bị bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp
STT | Số hồ sơ TTHC | Tên thủ tục hành chính | Tên VBQPPL quy định việc bãi bỏ, hủy bỏ TTHC | Lĩnh vực | Cơ quan thực hiện |
A. Thủ tục hành chính cấp Trung ương | |||||
1 | B-BTP-258939-TT | Thủ tục công nhận báo cáo viên pháp luật (cấp Trung ương) | Thông tư số 10/2016/TT-BTP ngày 22/7/2016 quy định về báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật | Phổ biến, giáo dục pháp luật | Bộ Tư pháp |
2 | B-BTP-258943-TT | Thủ tục miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật (cấp Trung ương) | Thông tư số 10/2016/TT-BTP ngày 22/7/2016 quy định về báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật | Phổ biến, giáo dục pháp luật | Bộ Tư pháp |
B. Thủ tục hành chính cấp tỉnh | |||||
1 | B-BTP-258945-TT | Thủ tục công nhận báo cáo viên pháp luật (cấp tỉnh) | Thông tư số 10/2016/TT-BTP ngày 22/7/2016 quy định về báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật | Phổ biến, giáo dục pháp luật | Sở Tư pháp |
2 | B-BTP-258946-TT | Thủ tục miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật (cấp tỉnh) | Thông tư số 10/2016/TT-BTP ngày 22/7/2016 quy định về báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật | Phổ biến, giáo dục pháp luật | Sở Tư pháp |
C. Thủ tục hành chính cấp huyện | |||||
1 | B-BTP-258947-TT | Thủ tục công nhận báo cáo viên pháp luật (cấp huyện) | Thông tư số 10/2016/TT-BTP ngày 22/7/2016 quy định về báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật | Phổ biến, giáo dục pháp luật | Phòng Tư pháp |
2 | B-BTP-258952-TT | Thủ tục miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật (cấp huyện) | Thông tư số 10/2016/TT-BTP ngày 22/7/2016 quy định về báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật | Phổ biến, giáo dục pháp luật | Phòng Tư pháp |
D. Thủ tục hành chính cấp xã | |||||
1 | B-BTP-258955-TT | Thủ tục công nhận tuyên truyền viên pháp luật | Thông tư số 10/2016/TT-BTP ngày 22/7/2016 quy định về báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật | Phổ biến, giáo dục pháp luật | UBND cấp xã |
2 | B-BTP-258956-TT | Thủ tục cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật | Thông tư số 10/2016/TT-BTP ngày 22/7/2016 quy định về báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật | Phổ biến, giáo dục pháp luật | UBND cấp xã |
PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ TƯ PHÁP
I. Thủ tục hành chính cấp Trung ương
1. Thủ tục công nhận báo cáo viên pháp luật Trung ương
- Trình tự thực hiện:
Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan Trung ương của tổ chức thành viên của Mặt trận (sau đây gọi là Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương) căn cứ vào yêu cầu công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và điều kiện thực tế chỉ đạo tổ chức pháp chế, đơn vị được giao phụ trách công tác pháp chế, phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ, ngành, đoàn thể mình lựa chọn cán bộ, công chức, viên chức và sỹ quan trong lực lượng vũ trang nhân dân có đủ tiêu chuẩn quy định tại Khoản 2 Điều 35 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật để Thủ trưởng Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật Trung ương.
- Cách thức thực hiện: Không quy định.
- Thành phần hồ sơ: Văn bản đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật Trung ương của cơ quan, tổ chức phải có đầy đủ các thông tin sau đây của người được đề nghị công nhận:
+ Họ và tên;
+ Chức vụ, chức danh (nếu có) và cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác;
+ Trình độ chuyên môn;
+ Lĩnh vực pháp luật chuyên môn sâu dự kiến kiêm nhiệm thực hiện hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật có đầy đủ thông tin theo quy định.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức pháp chế, đơn vị được giao phụ trách công tác pháp chế, phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Tư pháp.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật Trung ương.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Cán bộ, công chức, viên chức và sỹ quan trong lực lượng vũ trang nhân dân được đề nghị công nhận làm báo cáo viên pháp luật phải có đủ các tiêu chuẩn sau:
+ Có phẩm chất đạo đức tốt, lập trường tư tưởng vững vàng, có uy tín trong công tác;
+ Có khả năng truyền đạt;
+ Có bằng tốt nghiệp đại học luật và thời gian công tác trong lĩnh vực pháp luật ít nhất là 02 năm; trường hợp không có bằng tốt nghiệp đại học luật, nhưng có bằng tốt nghiệp đại học khác thì phải có thời gian công tác liên quan đến pháp luật ít nhất là 03 năm.
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Tư pháp.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Luật phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012;
+ Nghị định số 28/2013/NĐ-CP ngày 04/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phổ biến, giáo dục pháp luật;
+ Thông tư số 10/2016/TT-BTP ngày 22/7/2016 của Bộ Tư pháp quy định về báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật.
2. Thủ tục miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật Trung ương
- Trình tự thực hiện: Thủ trưởng Bộ, ngành, đoàn thể, cơ quan, tổ chức đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật Trung ương có văn bản đề nghị miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật Trung ương gửi Bộ Tư pháp để ra quyết định miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật Trung ương.
- Cách thức thực hiện: Không quy định.
- Thành phần hồ sơ: Văn bản đề nghị miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật Trung ương của cơ quan, tổ chức phải có đầy đủ các thông tin sau đây của báo cáo viên pháp luật Trung ương được đề nghị miễn nhiệm:
+ Họ và tên;
+ Chức vụ, chức danh (nếu có) và cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác;
+ Số, ngày, tháng, năm của Quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật;
+ Lý do của việc đề nghị miễn nhiệm.
- Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị miễn nhiệm.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức pháp chế, đơn vị được giao phụ trách công tác pháp chế, phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Tư pháp.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật Trung ương.
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Tư pháp
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Việc miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật Trung ương được thực hiện khi báo cáo viên pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Tự nguyện xin thôi làm báo cáo viên pháp luật vì lý do sức khỏe, hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do chính đáng khác;
+ Không còn là cán bộ, công chức, viên chức, sỹ quan trong lực lượng vũ trang nhân dân hoặc chuyển công tác khỏi cơ quan, tổ chức đã đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật;
+ Không còn đủ tiêu chuẩn quy định tại Khoản 2 Điều 35 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật;
+ Từ chối không thực hiện hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật theo sự phân công của cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý trực tiếp mà không có lý do chính đáng từ 03 lần trở lên;
+ Thực hiện một trong các hành vi bị cấm quy định tại Điều 9 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật;
+ Bị Tòa án kết án và bản án đã có hiệu lực pháp luật;
+ Mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Luật phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012;
+ Nghị định số 28/2013/NĐ-CP ngày 04/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phổ biến, giáo dục pháp luật;
+ Thông tư số 10/2016/TT-BTP ngày 22/7/2016 của Bộ Tư pháp quy định về báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật.
II. Thủ tục hành chính cấp tỉnh
1. Thủ tục công nhận báo cáo viên pháp luật tỉnh
- Trình tự thực hiện:
Cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận cấp tỉnh, Công an, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh, Bộ Tư lệnh Thủ đô, Bộ chỉ huy quân sự, Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng và cơ quan nhà nước cấp tỉnh khác (sau đây gọi là cơ quan, tổ chức cấp tỉnh) căn cứ vào yêu cầu công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và điều kiện thực tế chỉ đạo tổ chức pháp chế, đơn vị được giao phụ trách công tác pháp chế, phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ quan, tổ chức mình lựa chọn cán bộ, công chức, viên chức và sỹ quan trong lực lượng vũ trang nhân dân có đủ tiêu chuẩn quy định tại Khoản 2 Điều 35 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật để Thủ trưởng cơ quan, tổ chức cấp tỉnh có văn bản đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật gửi Sở Tư pháp tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật tỉnh.
- Cách thức thực hiện: Không quy định.
- Thành phần hồ sơ: Văn bản đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật tỉnh của cơ quan, tổ chức phải có đầy đủ các thông tin sau đây của người được đề nghị công nhận:
+ Họ và tên;
+ Chức vụ, chức danh (nếu có) và cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác;
+ Trình độ chuyên môn;
+ Lĩnh vực pháp luật chuyên môn sâu dự kiến kiêm nhiệm thực hiện hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật có đầy đủ thông tin theo quy định.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức pháp chế, đơn vị được giao phụ trách công tác pháp chế, phổ biến, giáo dục pháp luật của sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Cán bộ, công chức, viên chức và sỹ quan trong lực lượng vũ trang nhân dân được đề nghị công nhận làm Báo cáo viên pháp luật tỉnh phải có đủ các tiêu chuẩn sau:
+ Có phẩm chất đạo đức tốt, lập trường tư tưởng vững vàng, có uy tín trong công tác;
+ Có khả năng truyền đạt;
+ Có bằng tốt nghiệp đại học luật và thời gian công tác trong lĩnh vực pháp luật ít nhất là 02 năm; trường hợp không có bằng tốt nghiệp đại học luật, nhưng có bằng tốt nghiệp đại học khác thì phải có thời gian công tác liên quan đến pháp luật ít nhất là 03 năm.
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Luật phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012;
+ Nghị định số 28/2013/NĐ-CP ngày 04/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phổ biến, giáo dục pháp luật;
+ Thông tư số 10/2016/TT-BTP ngày 22/7/2016 của Bộ Tư pháp quy định về báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật.
2. Thủ tục miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật tỉnh
- Trình tự thực hiện:
Thủ trưởng cơ quan, tổ chức cấp tỉnh đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật tỉnh có văn bản đề nghị miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật tỉnh gửi Sở Tư pháp tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ra quyết định miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật tỉnh.
- Cách thức thực hiện: Không quy định.
- Thành phần hồ sơ: Văn bản đề nghị miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật tỉnh của cơ quan, tổ chức phải có đầy đủ các thông tin sau đây của báo cáo viên pháp luật tỉnh được đề nghị miễn nhiệm:
+ Họ và tên;
+ Chức vụ, chức danh (nếu có) và cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác;
+ Số, ngày, tháng, năm của Quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật;
+ Lý do của việc đề nghị miễn nhiệm.
- Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị miễn nhiệm.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức pháp chế, đơn vị được giao phụ trách công tác pháp chế, phổ biến, giáo dục pháp luật của sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật tỉnh.
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Việc miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật được thực hiện khi báo cáo viên pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Tự nguyện xin thôi làm báo cáo viên pháp luật vì lý do sức khỏe, hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do chính đáng khác;
+ Không còn là cán bộ, công chức, viên chức, sỹ quan trong lực lượng vũ trang nhân dân hoặc chuyển công tác khỏi cơ quan, tổ chức đã đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật;
+ Không còn đủ tiêu chuẩn quy định tại Khoản 2 Điều 35 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật;
+ Từ chối không thực hiện hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật theo sự phân công của cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý trực tiếp mà không có lý do chính đáng từ 03 lần trở lên;
+ Thực hiện một trong các hành vi bị cấm quy định tại Điều 9 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật;
+ Bị Tòa án kết án và bản án đã có hiệu lực pháp luật;
+ Mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Luật phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012;
+ Nghị định số 28/2013/NĐ-CP ngày 04/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phổ biến, giáo dục pháp luật;
+ Thông tư số 10/2016/TT-BTP ngày 22/7/2016 của Bộ Tư pháp quy định về báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật.
III. Thủ tục hành chính cấp huyện
1. Thủ tục công nhận báo cáo viên pháp luật huyện
- Trình tự thực hiện:
Cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận cấp huyện, Công an, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện, Ban chỉ huy quân sự và cơ quan nhà nước cấp huyện khác (sau đây gọi là cơ quan, tổ chức cấp huyện) căn cứ vào yêu cầu công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và điều kiện thực tế lựa chọn cán bộ, công chức, viên chức và sỹ quan trong lực lượng vũ trang nhân dân có đủ tiêu chuẩn quy định tại Khoản 2 Điều 35 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật và có văn bản đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật gửi Phòng Tư pháp tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật huyện.
- Cách thức thực hiện: Không quy định.
- Thành phần hồ sơ: Văn bản đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật huyện của cơ quan, tổ chức phải có đầy đủ các thông tin sau đây của người được đề nghị công nhận:
+ Họ và tên;
+ Chức vụ, chức danh (nếu có) và cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác;
+ Trình độ chuyên môn;
+ Lĩnh vực pháp luật chuyên môn sâu dự kiến kiêm nhiệm thực hiện hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật có đầy đủ thông tin theo quy định.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân và các cơ quan, tổ chức cấp huyện.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Tư pháp.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật huyện.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Cán bộ, công chức, viên chức và sỹ quan trong lực lượng vũ trang nhân dân được đề nghị công nhận làm Báo cáo viên pháp luật huyện phải có đủ các tiêu chuẩn sau:
+ Có phẩm chất đạo đức tốt, lập trường tư tưởng vững vàng, có uy tín trong công tác;
+ Có khả năng truyền đạt;
+ Có bằng tốt nghiệp đại học luật và thời gian công tác trong lĩnh vực pháp luật ít nhất là 02 năm; trường hợp không có bằng tốt nghiệp đại học luật, nhưng có bằng tốt nghiệp đại học khác thì phải có thời gian công tác liên quan đến pháp luật ít nhất là 03 năm.
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Luật phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012;
+ Nghị định số 28/2013/NĐ-CP ngày 04/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phổ biến, giáo dục pháp luật;
+ Thông tư số 10/2016/TT-BTP ngày 22/7/2016 của Bộ Tư pháp quy định về báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật
2. Thủ tục miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật huyện
- Trình tự thực hiện:
Thủ trưởng cơ quan, tổ chức cấp huyện đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật huyện có văn bản đề nghị miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật huyện gửi đến Phòng Tư pháp tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ra quyết định miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật huyện.
- Cách thức thực hiện: Không quy định.
- Thành phần hồ sơ: Văn bản đề nghị miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật huyện của cơ quan, tổ chức phải có đầy đủ các thông tin sau đây của báo cáo viên pháp luật huyện được đề nghị miễn nhiệm:
+ Họ và tên;
+ Chức vụ, chức danh (nếu có) và cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác;
+ Số, ngày, tháng, năm của Quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật;
+ Lý do của việc đề nghị miễn nhiệm.
- Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị miễn nhiệm.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân và các cơ quan, tổ chức cấp huyện.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Tư pháp.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật huyện.
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Việc miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật được thực hiện khi báo cáo viên pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Tự nguyện xin thôi làm báo cáo viên pháp luật vì lý do sức khỏe, hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do chính đáng khác;
+ Không còn là cán bộ, công chức, viên chức, sỹ quan trong lực lượng vũ trang nhân dân hoặc chuyển công tác khỏi cơ quan, tổ chức đã đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật;
+ Không còn đủ tiêu chuẩn quy định tại Khoản 2 Điều 35 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật;
+ Từ chối không thực hiện hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật theo sự phân công của cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý trực tiếp mà không có lý do chính đáng từ 03 lần trở lên;
+ Thực hiện một trong các hành vi bị cấm quy định tại Điều 9 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật;
+ Bị Tòa án kết án và bản án đã có hiệu lực pháp luật;
+ Mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Luật phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012;
+ Nghị định số 28/2013/NĐ-CP ngày 04/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phổ biến, giáo dục pháp luật;
+ Thông tư số 10/2016/TT-BTP ngày 22/7/2016 của Bộ Tư pháp quy định về báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật.
1. Thủ tục công nhận tuyên truyền viên pháp luật
- Trình tự thực hiện:
Định kỳ tháng 9 hàng năm, công chức tư pháp - hộ tịch chủ trì, phối hợp với Trưởng Ban công tác Mặt trận, Trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố và cộng đồng dân cư khác và người đứng đầu các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn cấp xã thông báo công khai tiêu chuẩn tuyên truyền viên pháp luật; các quy định về công nhận tuyên truyền viên pháp luật tới cơ quan, đơn vị và người dân trên địa bàn cơ sở để tự nguyện đăng ký tham gia làm tuyên truyền viên pháp luật.
Căn cứ danh sách tự nguyện đăng ký tham gia làm tuyên truyền viên pháp luật từ địa bàn cơ sở, thực trạng đội ngũ công chức của Ủy ban nhân dân cấp xã và nhu cầu xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật, công chức tư pháp - hộ tịch rà soát, lập danh sách người đủ tiêu chuẩn trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, công nhận tuyên truyền viên pháp luật.
- Cách thức thực hiện: Không quy định.
- Thành phần hồ sơ: Danh sách đề nghị công nhận tuyên truyền viên pháp luật của công chức tư pháp - hộ tịch.
- Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được danh sách đề nghị công nhận tuyên truyền viên pháp luật của công chức tư pháp - hộ tịch.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan, đơn vị và người dân tại địa bàn cơ sở.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định công nhận tuyên truyền viên pháp luật.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Cá nhân được đề nghị công nhận làm tuyên truyền viên pháp luật phải là người có uy tín, kiến thức, am hiểu về pháp luật.
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Luật phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012;
+ Nghị định số 28/2013/NĐ-CP ngày 04/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phổ biến, giáo dục pháp luật;
+ Thông tư số 10/2016/TT-BTP ngày 22/7/2016 của Bộ Tư pháp quy định về báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật.
2. Thủ tục cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật
- Trình tự thực hiện:
Khi tuyên truyền viên pháp luật thuộc một trong các trường hợp cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật theo quy định, công chức tư pháp - hộ tịch trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, ra quyết định cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật.
- Cách thức thực hiện: Không quy định.
- Thành phần, số lượng hồ sơ: Không quy định.
- Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của công chức tư pháp - hộ tịch, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan, đơn vị và người dân tại địa bàn cơ sở.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật.
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Việc cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật được thực hiện khi tuyên truyền viên pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Tự nguyện xin thôi làm tuyên truyền viên pháp luật vì lý do sức khỏe, hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do chính đáng khác;
+ Thực hiện một trong các hành vi bị cấm theo quy định tại Điều 9 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật;
+ Bị Tòa án kết án và bản án đã có hiệu lực pháp luật;
+ Mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012;
+ Nghị định số 28/2013/NĐ-CP ngày 04/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phổ biến, giáo dục pháp luật;
+ Thông tư số 10/2016/TT-BTP ngày 22/7/2016 của Bộ Tư pháp quy định về báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật.
- 1Quyết định 1021/QĐ-BTP năm 2014 công bố thủ tục hành chính mới, được thay thế trong lĩnh vực phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp
- 2Quyết định 2007/QĐ-BTP năm 2016 về công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực: Luật sư, tư vấn pháp luật, Công chứng, giám định tư pháp, bán đấu giá tài sản, trọng tài thương mại, Quản tài viên và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp
- 3Quyết định 86/QĐ-BTP năm 2017 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp năm 2016
- 4Quyết định 2571/QĐ-BTP năm 2017 về công bố thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu giá tài sản thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp
- 5Quyết định 495/QĐ-BTP năm 2018 sửa đổi Quyết định 2571/QĐ-BTP công bố thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu giá tài sản thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp
- 6Quyết định 1540/QĐ-BTP năm 2018 công bố thủ tục hành chính mới và được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp
- 7Quyết định 537/QĐ-BTP năm 2019 công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực luật sư thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp
- 1Quyết định 1021/QĐ-BTP năm 2014 công bố thủ tục hành chính mới, được thay thế trong lĩnh vực phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp
- 2Quyết định 1472/QĐ-BTP năm 2020 bãi bỏ thủ tục hành chính trong lĩnh vực phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp
- 1Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 2Nghị định 48/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 3Thông tư 05/2014/TT-BTP hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 4Nghị định 96/2017/NĐ-CP về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp
- 5Quyết định 2007/QĐ-BTP năm 2016 về công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực: Luật sư, tư vấn pháp luật, Công chứng, giám định tư pháp, bán đấu giá tài sản, trọng tài thương mại, Quản tài viên và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp
- 6Quyết định 86/QĐ-BTP năm 2017 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp năm 2016
- 7Nghị định 92/2017/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 8Thông tư 02/2017/TT-VPCP hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 2571/QĐ-BTP năm 2017 về công bố thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu giá tài sản thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp
- 10Quyết định 495/QĐ-BTP năm 2018 sửa đổi Quyết định 2571/QĐ-BTP công bố thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu giá tài sản thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp
- 11Quyết định 1540/QĐ-BTP năm 2018 công bố thủ tục hành chính mới và được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp
- 12Quyết định 537/QĐ-BTP năm 2019 công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực luật sư thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp
Quyết định 40/QĐ-BTP năm 2018 về công bố thủ tục hành chính được thay thế, bị bãi bỏ trong lĩnh vực phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp
- Số hiệu: 40/QĐ-BTP
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 08/01/2018
- Nơi ban hành: Bộ Tư pháp
- Người ký: Phan Chí Hiếu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 08/01/2018
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực