- 1Quyết định 246/2005/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 94/2006/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2006 - 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Nghị định 29/2004/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thương mại
BỘ THƯƠNG MẠI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 40/2006/QĐ-BTM
| Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2006 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH TỔNG THỂ ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NGÀNH THƯƠNG MẠI ĐẾN NĂM 2010
BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI
Căn cứ Nghị định số 29/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thương mại;
Căn cứ Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 được phê duyệt tại Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2006 – 2010 được phê duyệt tại Quyết định số 94/2006/QĐ-TTg ngày 27 tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thương mại điện tử,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch tổng thể ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ngành thương mại đến năm 2010.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Thương mại điện tử, thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ và Giám đốc các Sở Thương mại, Sở Thương mại và Du lịch chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
BỘ THƯƠNG MẠI _________ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
TỔNG THỂ ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂNCÔNG NGHỆ THÔNG TIN NGÀNH THƯƠNG MẠI
ĐẾN NĂM 2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số 40/2006/QĐ-BTM ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Thương mại)
Đến năm 2010, hình thành chính phủ điện tử trong ngành thương mại thông qua việc xây dựng và phát triển hành chính điện tử tại các cơ quan thương mại từ Trung ương tới địa phương, ứng dụng công nghệ thông tin ở mức cao trong các hoạt động nghiệp vụ thương mại, cung cấp trực tuyến nhiều dịch vụ thương mại công.
II. CÁC GIẢI PHÁP VÀ LỘ TRÌNH TRIỂN KHAI
1. Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại
Đến năm 2010, hình thành hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại của ngành thương mại.
a) Tại Bộ Thương mại: Hoàn thành việc xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu của Bộ Thương mại và mạng nội bộ của ngành thương mại (Intranet). Phần lớn công chức được trang bị máy tính cá nhân kết nối với mạng cục bộ (LAN) hay mạng diện rộng (WAN), mạng nội bộ của ngành thương mại và Internet.
Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về thương mại, phát triển các phần mềm đáp ứng nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động chuyên môn thuộc chức năng, nhiệm vụ của Bộ Thương mại.
Thiết lập các công nghệ bảo đảm an ninh, an toàn mạng và bí mật thông tin thương mại ở mức cao, đẩy nhanh việc triển khai hệ thống chữ ký số và chứng thực chữ ký số chuyên dùng của ngành thương mại.
b) Tại các Sở Thương mại, Sở Thương mại và Du lịch (gọi tắt là Sở Thương mại): Phần lớn công chức được trang bị máy tính cá nhân kết nối với mạng cục bộ (LAN) của sở, mạng cục bộ kết nối Internet bằng đường truyền băng thông rộng. Các chi cục quản lý thị trường trang bị máy tính cá nhân đến các đội quản lý thị trường và các máy tính này có thể kết nối với mạng của Cục Quản lý thị trường thuộc Bộ Thương mại.
2. Xây dựng và ban hành các chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử của ngành thương mại
Đến năm 2010, hoàn thành về cơ bản việc xây dựng và ban hành các chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử của ngành thương mại dựa trên công nghệ EDI/ebXML, bao gồm chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử trong nội bộ các đơn vị Bộ Thương mại, chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử giữa các Sở Thương mại với Bộ Thương mại và giữa các Sở Thương mại với nhau.
Những chuẩn này phải tuân thủ mọi quy định liên quan tới các chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử thuộc các chương trình xây dựng chính phủ điện tử của Chính phủ.
3. Xây dựng và phát triển hành chính điện tử
Đến năm 2010, hình thành về cơ bản hành chính điện tử trong ngành thương mại.
a) Giai đoạn 2006 – 2008: tập trung xây dựng mạng nội bộ kết nối các cơ quan thuộc Bộ Thương mại dựa trên công nghệ mạng riêng ảo (VPN), bao gồm cả các cơ quan thương mại Việt Nam ở nước ngoài, bảo đảm phần lớn mọi thủ tục hành chính trong nội bộ cơ quan Bộ được triển khai trên mạng nội bộ (eMOT); ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý nội bộ, bao gồm quản lý cán bộ, tài chính, mua sắm công.
b) Giai đoạn 2009 – 2010: mở rộng mạng nội bộ eMOT tới các Sở Thương mại và các đơn vị liên quan khác, bảo đảm phần lớn mọi thủ tục hành chính trong ngành thương mại được triển khai trên mạng nội bộ này và eMOT trở thành mạng nội bộ của ngành thương mại.
4. Phát triển vững chắc theo từng giai đoạn việc tin học hoá các hoạt động nghiệp vụ thương mại
Đến năm 2010, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong các hoạt động nghiệp vụ thương mại.
a) Giai đoạn 2006 – 2008: tập trung tin học hoá các hoạt động nghiệp vụ thuộc lĩnh vực quản lý thị trường, xuất nhập khẩu, xúc tiến thương mại và thống kê thương mại.
b) Giai đoạn 2009 – 2010: mở rộng tới các hoạt động nghiệp vụ thuộc lĩnh vực quản lý cạnh tranh, thực thi pháp luật thương mại và đặc biệt là xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ việc ra quyết định của lãnh đạo Bộ Thương mại.
5. Cung cấp trực tuyến các dịch vụ thương mại công
a) Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong công tác thu thập, phân tích, xử lý, cung cấp thông tin thương mại và dự báo thị trường trong nước và thế giới tới mọi doanh nghiệp, công dân và mọi đối tượng có nhu cầu, chú trọng tới việc cung cấp thông tin thương mại công khai trên Internet.
b) Đến năm 2010, cung cấp trực tuyến trên 60% các dịch vụ thương mại công liên quan trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
6. Đào tạo nguồn nhân lực thương mại có kỹ năng cao về công nghệ thông tin
Trong toàn bộ giai đoạn 2006 - 2010, cần phải đẩy mạnh hoạt động đào tạo về công nghệ thông tin.
a) Hàng năm, tiến hành đào tạo và đào tạo lại cho các công chức ngành thương mại kỹ năng ứng dụng và những thành tựu mới của công nghệ thông tin liên quan tới lĩnh vực thương mại, kỹ năng sử dụng và khai thác những tiện ích mới của các phần mềm ứng dụng trong ngành. Chú trọng đào tạo công nghệ thông tin cho các cán bộ lãnh đạo tương đương cấp vụ trở lên, lãnh đạo các Sở Thương mại và các tham tán thương mại.
b) Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý về công nghệ thông tin, vừa nắm vững các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn của ngành thương mại, vừa am hiểu về công nghệ thông tin và có khả năng tổ chức các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin của ngành.
c) Cán bộ tuyển dụng mới phải đạt mức tiêu chuẩn của ngành về kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin.
1. Đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án Cung cấp thông tin thương mại theo Quyết định số 1888/QĐ-BTM ngày 01/7/2005;
2. Nhanh chóng triển khai dự án Cung cấp trực tuyến các dịch vụ thương mại công theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 222/2005/QĐ-TTg ngày 15/9/2005 phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006 – 2010;
3. Xây dựng và triển khai dự án Hành chính điện tử ngành thương mại theo đúng tiến độ Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 94/2006/QĐ-TTg ngày 27/4/2006 về Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2006 – 2010;
4. Xây dựng và triển khai dự án Đào tạo công nghệ thông tin cho công chức ngành thương mại./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Quyết định 952/2006/QĐ-BYT về việc thành lập Bao Chỉ đạo triển khai ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ngành Y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 2Quyết định 75/2007/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp điện tử Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính Phủ ban hành
- 3Quyết định 2360/QĐ-BYT năm 2011 phê duyệt Kế hoạch tổng thể ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin của Bộ Y tế giai đoạn 2011-2015
- 4Quyết định 2565/QĐ-BYT năm 2013 thay đổi và kiện toàn Ban chỉ đạo triển khai ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ngành y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 5Quyết định 8257/QĐ-BCT năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2013
- 1Quyết định 246/2005/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 952/2006/QĐ-BYT về việc thành lập Bao Chỉ đạo triển khai ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ngành Y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 3Quyết định 94/2006/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2006 - 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 75/2007/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp điện tử Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính Phủ ban hành
- 5Nghị định 29/2004/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thương mại
- 6Quyết định 2360/QĐ-BYT năm 2011 phê duyệt Kế hoạch tổng thể ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin của Bộ Y tế giai đoạn 2011-2015
- 7Quyết định 2565/QĐ-BYT năm 2013 thay đổi và kiện toàn Ban chỉ đạo triển khai ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ngành y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
Quyết định 40/2006/QĐ-BTM Ban hành Kế hoạch tổng thể ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ngành thương mại đến năm 2010 do Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành
- Số hiệu: 40/2006/QĐ-BTM
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 29/12/2006
- Nơi ban hành: Bộ Thương mại
- Người ký: Lê Danh Vĩnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 33 đến số 34
- Ngày hiệu lực: 30/01/2007
- Ngày hết hiệu lực: 01/01/2011
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực