Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 40/2003/QĐ-UB

Đồng Hới, ngày 11 tháng 09 năm 2003

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN KIÊN CỐ HOÁ TRƯỜNG, LỚP HỌC TỈNH QUẢNG BÌNH

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH

- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 21/06/1994;

- Căn cứ Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000 của Chính phủ về quy chế quản lý đầu tư và xây dựng

- Căn cứ Nghị quyết số 159/2002/QĐ-TTg ngày 15/11/2002 của Thủ tướng Chính phủ V/V phê duyệt đề án thực hiện Chương trình kiên cố hoá trường lớp học;

- Theo đề nghị của Sở giám đốc Giáo dục - Đào tạo.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này “Đề án kiên cố hoá trường, lớp học tỉnh Quảng Bình ”

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Điều 3: Chánh văn phòng UBND tỉnh. Giám đốc các sở, Kế hoạch - Đầu tư, Giáo dục và Đào tạo, Xây dựng, Tài chính - Vật giá, Tài nguyên - Môi trường, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, Thủ trưởng các Ban ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thường vụ tỉnh uỷ
- TT HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh
- Văn phòng chính trị và các ban của Đảng;
- Văn phòng HĐND, UBND tỉnh;
- Các sở, Ban, Ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã;
- Lưu NC, VX, KTTH, TCHC

TM/UBND TỈNH QUẢNG BÌNH
KT/ CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Công Thuật

 

Phần thứ nhất

ĐẶT VẤN ĐỀ

Đảng ta đã khẳng định, Giáo dục - Đào tạo là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục là nền tảng nguồn nhân lực chất lượng cao, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH - HĐH, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010 đã nêu rõ, Để đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn nhân lực là hai yếu tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời ký CNH- HĐH, cần tạo chuyển biến cơ bản toàn diện về giáo dục. Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đề ra nhiệm vụ, “Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, hệ thống trường lớp, hệ thống quản lý giáo dục, thực hiện chuẩn hoá; HĐH, XHH ”.

Sau 15 năm thực hiện công tác đổi mới, đặc biệt sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII; Giáo dục - Đào tạo Quảng Bình đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng; góp phần tích cực vào việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, quê hương đất nước. Cùng với việc phát triển quy mô, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, cơ sở vật chất trường học từng bước được tăng trưởng đáng kể.

Tuy nhiên, trước những yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH, yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông phải thực hiện một cách đồng bộ việc đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học với việc tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá.

Đề án “ Kiên cố hoá trường học, lớp học giai đoạn 2003-2005” nhằm giải quyết một bước CSVC trường học góp phần đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Phần thứ hai

CĂN CỨ - PHẠM VI CỦA ĐỀ ÁN

I. CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Nghị quyết Hội nghị BCH Trung ương 2 khoá VIII đã khẳng định đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên CBQL và tăng cường CSVC các trường học là một nhiệm vụ trọng tâm của GD - ĐT.

2. Nghị quyết Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ IX,Nghị quyết Đại Hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 13 và kết luận Hội nghị lần thứ VI BCHTW khoá IX về tiếp tục thực hiện nghị quyết TW khoá 8, phương hướng phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ từ này đến năm 2005 và đến năm 2010 khẳng định vị trí, vai trò của GD-ĐT và nêu rõ:

BCH TW chủ trương từ nay đến năm 2010 toàn Đảng, toàn dân mà nòng cốt là đội ngũ giáo viên và cán bộ QLGD cần đặc biệt tập trung vào các nhiệm vụ nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. Để thực hiện tốt các nhiệm vụ trên, cần làm tốt các việc chủ yếu là : đổi mới mạnh mẽ quản lý nhà nước về giáo dục; xây dựng và triển khai chương trình “ Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục” một cách toàn diện; tiếp tục hoàn thiện cơ cấu hệ thống GDQD và sắp xếp, củng cố, phát triển mạng lưới trường, lớp, cơ sở giáo dục, tăng cường đầu tư cho GD-ĐT đúng với yêu cầu quốc sách hàng đầu, đổi mới cơ chế, chính sách nhằm huy động mọi nguồn lực có thể huy động được để phát triển giáo dục - xoá lớp học 3 ca, thực hiện kiên cố hoá trường lớp sau 5 năm và đạt chuẩn quốc gia hầu hết các trường học sau 10 năm. Dành đủ đất cho phát triển trường học nhất là ở nông thôn.

Điều 90 Luật giáo dục nêu rõ : các cấp, các ngành, UBND các cấp có trách nhiệm đưa việc xây dựng trường học vào quy hoạch, kế hoạch; có kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất trường học và ưu tiên cho việc đầu tư xây dựng trường học;

Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 28/12/2001 đã xác định mục tiêu chung phát triển giáo dục đến 2010 là:

Tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến của thế giới, phù hợp với thực tiễn Việt Nam, phục vụ thiết thực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của từng vùng, từng địa phương, hướng một xã hội học tập, phấn đấu đưa nền giáo dục nước ta thoát khỏi tình trạng tụt hậu trên một số lĩnh vực so với các nước phát triển trong khu vực.

Ưu tiên nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, đặc biệt chú trọng nhân lực khoa học công nghệ trình độ cao, CBQL, kinh doanh giỏi và công nhân kỷ thuật lành nghề trực tiếp góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế; đẩy nhanh tiến độ thực hiện phổ cập trung học cơ sở.

Đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, chương trình các cấp bậc học vừa tăng quy mô, vừa nâng cao chất lượng, hiệu quả, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới QLGD, tạo cơ sở pháp lý và phát huy nội lực phát triển giáo dục.

Để đạt được mục tiêu trên cần tiến hành 7 nhóm giải pháp lớn, trong đó tăng cường nguồn tài chính, CSVC cho GD là nhóm giải pháp hết sức quan trọng.

Chương trình hành động của ngành giáo dục thực hiện kết luận Hội nghị BCHTW6 khoá IX đã nêu rõ: Tăng cường khai thác các nguồn lực và đầu tư tập trung cho giáo dục; trước hết ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục cần tăng thoả đáng nhằm nhanh chóng xây dựng CSVC trường học theo hướng kiên cố hoá, chuẩn hoá, hiện đại hoá, hình thành được hệ thống trường chuẩn quốc gia, trường chất lượng cao, trường trọng điểm.

Quy hoạch phát triển giáo dục đào tạo của tỉnh từ 2001-2010 đã xác định mục tiêu, chỉ tiêu phát triển sự nghiệp GD-ĐT đến 2005 và 2010 là:

Củng cố và phát triển các cơ sở giáo dục mần non, nâng tỷ lệ trẻ từ 3-5 tuổi được nuôi dưỡng chăm sóc có tổ chức lên 16-17% vào năm 2005; 19-20% vào 2010; trẻ 3-5 tuổi vào mẫu giáo 65% năm 2005 và 68-70% vào 2010; trong đó hàng năm trên 95% trẻ 5 tuổi vào mẫu giáo.

Phấn đấu đạt chuẩn phổ cập tiểu học đúng độ tuổi năm 2004, phổ cập trung học cơ sở vào năm 2005. Huy động 98% học sinh tốt nghiệp tiểu học vào trung học cơ sở; 70-75% học sinh tốt nghiệp THCS vào THPT.

Để đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu trên, một trong những nhiệm vụ quan trọng phải thực hiện là kiên cố hoá, hiện đại hoá trường học trong tỉnh, đảm bảo mọi điều kiện cho việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện theo yêu cầu đổi mới. Đủ phòng học cơ bản, các phòng thư viện, thí nghiệm theo điều lệ nhà trường, không còn phòng học tạm, phòng học không an toàn, đủ phòng cho mần non- tiểu học 2 buổi/ trên ngày ở những nơi có nhu cầu, tăng phòng học để thực hiện việc dần tổ chức học 2 buổi/ ngày ở bậc THCS.

7. Quyết định số 159/2002/QĐ-TTg ngày 15/11/2002 của Chính phủ: “ Về việc phê duyệt đề án thực hiện chương trình kiên cố hoá trường học, lớp học với mục tiêu ” Từ nay đến năm 2005 tiến hành thực hiện chương trình kiên cố hoá trường học trong cả nước bằng cách huy động mọi nguồn vốn trong và ngoài nước, của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế xây dựng trường lớp để đến năm 2003 xoá bỏ tình trạng học 3 ca và đến năm 2005 không còn lớp học tạm thời tranh, tre, nứa lá.

8. Căn cứ vào thực trạng tình hình của cơ sở vật chất trường học của các trường mần non, Tiểu học, THCS, THPT, TTKTTH-HN, TTGDTX.

II. PHẠM VI CỦA ĐỀ ÁN

Đề án được xác định xây dựng phòng học trong phạm vi các trường, mần non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm kỷ thuật tổng hợp hướng nghiệp. Trong đó tập trung chủ yếu cho tiểu học, trung học cơ sở trước hết ưu tiên tiền xây dựng cho trường các xã có điều kiện đặc biệt khó khăn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa, kết hợp từng bước xây dựng các trường theo hướng kiên cố hoá, chuẩn hoá, hiện đại hoá, khối cao đẳng, THCN không thuộc đề án này. Đề án này cũng không bao gồm việc xây dựng các phòng học chức năng của các trường MN, PT.

Phần thứ ba

THỰC TRẠNG CSVC CHẤT TRƯỜNG HỌC, MN, TH, THCS, THPT, TTKTTH-HN

I. THÀNH TỰU

Sau 15 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Giáo dục - Đào tạo Quảng Bình đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, trong đó cơ sở vật chất trường học được tăng trưởng đáng kể tạo điều kiện cho các trường học nâng cao chất lượng toàn diện.

Từ năm 1996 đến nay mạng lưới trường lớp, quy mô sinh hoá phát triển nhanh, nhất là học sinh THCS và THPT; bình quân mỗi năm học sinh tăng 6,4%; so với năm 1990 tăng 241 trường học trong đó : 77 trường Mần non, 149 trường TH&THCS và 15 trường THPT, sự tăng trọng; Được sự quan tâm chỉ đạo của tỉnh, sự tích cực phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, sự chủ động của các địa phương đã huy động được nhiều nguồn vốn vừa xây dựng thêm trường học cho quy mô phát triển vừa xây dựng, sửa chữa các phòng học xuống cấp, nên đến nay Tỉnh Quảng Bình cơ bản đủ phòng học, không có lớp học ca 3; các địa phương tích cực xây thêm lớp học để học sinh tiểu học thực hiện chương trình học 2 buổi/ngày.

Trong những năm qua, nhất là từ năm 1996 đến nay ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học ngày càng tăng; từ 3.390 triệu, năm 1996 lên 26.424 triệu, năm 2001. Trong 6 năm ( từ năm 1996 đến năm 2001) nhà nước đầu tư được 80.778 triệu đồng để xây dựng trường lớp học, bằng cách lồng ghép nhiều chương trình, huy động nhiều nguồn vốn nên liên tục những năm qua sự nghiệp giáo dục tỉnh Quảng Bình đã có bước tăng trưởng vượt bậc về cơ sở vật chất trường học tạo điều kiện vững chắc cho giáo dục tỉnh nhà đạt nhiều thành tựu đáng kể.

Đến đầu năm học 2002-2003 toàn tỉnh đã có 6.307 phòng học, trong đó 4.287 phòng từ cấp 4 trở lên còn sử dụng được. Đặc biệt có 1.830 phòng học kiên cố chiếm 29% là một thành tựu rất lớn trong xây dựng CSVC trường học.

Số trường học, phòng học được xây dựng càng về sau càng được kiên cố hoá, hiện đại hoá phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Đến hết năm 2002, tỷ lệ % các phòng học được xây dựng kiên cố ( nhà tầng cao, phòng cấp 2) như sau: Mần non 2%, Tiểu học 28%, THCS 43%, THPT 84%, Huyện có tỷ lệ phòng kiên cố cao nhất là Minh Hoá 50%, Đồng Hới 49%, đã có 129/157 xã phường có nhà lớp học cao tầng. Xây dựng được 52% trường học có thư viện đạt chuẩn 659 và 44% trường học có phòng thí nghiệm, đồ dùng dạy học đạt loại khá. Phong trào xây dựng trường “ Xanh, sạch, đẹp ”được duy trì phát triển tốt, các trường học ngày một khang trang hơn; ở các địa phương có điều kiện số phòng học đã đủ cho học sinh tiểu học học 2buổi/ngày.

Sau một thời gian tích cực xây dựng CSVC trường học, đến nay Tỷ lệ lớp/ phòng học cơ bản đáp ứng được nhu cầu của tiểu học học ( 2 buổi.ngày); đủ phòng học 2 ca cho THCS và THPT, Tỷ lệ lớp/phòng học của các ngành học như sau: MN: 1,0; TH: 1,2; THCS: 1,4; THPT: 1,35.

II. MỘT SỐ HẠN CHẾ TỒN TẠI

Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng tạo những chuyển biến đáng kể về xây dựng trường học, lớp học, đầu tư trang thiết bị dạy học nhưng nhìn chung cơ sở vật chất trường học, đặc biệt là trường học của toàn tỉnh vẫn còn trong tình trạng vừa thiếu, vừa xuống cấp nghiêm trọng, số phòng học tạm còn nhiều, trang thiết bị dạy học nghèo nàn lạc hậu.

Hiện vẫn còn 1.708 phòng tạm, phòng học xuống cấp, nghiêm trọng còn kiên cố hoá trong đó có 156 phòng học mần non là phòng mượn, 413 phòng học tạm. Địa phương còn nhiều phòng học tạm, phòng xuống cấp là Tuyên Hoá 36%; cấp học có nhiều phòng học tạm là số trường Tiểu học chưa có phòng học Nhạc, Hoạ, các phòng thiết bị, thí nghiệm, thư viện, phòng truyền thống ... vừa thiếu, vừa không đúng quy cách. Chất lượng phòng học phụ lục 1.

Phần thứ tư

MỤC TIÊU - KẾ HOẠCH - TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. MỤC TIÊU

1. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT

Xây dựng phòng học kiên cố để thay thế các phòng học tạm, phòng học cấp 4 xuống cấp nghiệm trọng, phấn đấu đến năm 2005 không còn lớp học tạm thời tranh, tre nứa lá; các phòng học mượn, phòng học cấp 4 đã xuống cấp nghiêm trọng; cao tầng hoá dần các trường lớp học, 100% số xã đều có nhà lớp học cao tầng, đưa tổng số phòng học kiên cố lên 50% -60% tổng số phòng học.

2. MỤC TIÊU CỤ THỂ

+ Từ nay đến hết năm 2005 phải xây dựng mới 1.708 phòng học trong đó:

* Mần non : 568 phòng C3-4;

* TH&THCS: 1.102 phòng cấp 2;

* THPT, TTKTTH-HN: 38 phòng;

+ Các trường, lớp học nằm trong đề án “Kiên cố hoá trường học được xây dựng theo THIẾT KẾ MẪU do Bộ xây dựng và Bộ giáo dục & Đầu tạo ban hành, Đối với phòng học ở ngành học Mần non 100% xây dựng phòng học cấp 3-4 các nhà, lớp học của TH, THCS, THPT, TTKTTH-HN xây dựng cao tầng, kiên cố...”.

+ Số phòng học cấp 4 xuống cấp, phòng học tạm, tranh tre, nứa lá cần phải xây dựng của các huyện, thị xã, trường THPT, TTKTTH-HN như sau:

ĐƠN VỊ

MẦN NON

TH&THCS

CỘNG

Minh Hoá

109

86

195

Tuyên Hoá

104

143

247

Quảng Trạch

98

263

361

Bố Trạch

73

251

324

Đồng Hới

48

82

130

Quảng Ninh

58

117

175

Lệ Thuỷ

78

160

238

TTPT, TTKTTH-HN

 

38

38

Cộng

568

1.140

1.708

II. NGUỒN KINH PHÍ CHO KIÊN CỐ HOÁ TRƯỜNG HỌC, LỚP HỌC

1. Nguồn kinh phí để kiên cố hoá:

Nguồn kinh phí để kiên cố hoá trường học chủ yếu gồm 3 nguồn:

* Nguồn hỗ trợ của trung ương từ chương trình kiên cố hoá

* Kinh phí của Tỉnh: Gồm vốn chương trình mục tiêu hàng năm, vốn xây dựng cơ bản tập trung của tỉnh, các nguồn vốn khác ...

* Kinh phí của xã, phường : Gồm tiền xây dựng trường, trích từ

ngân sách xã, ngân sách huyện, hỗ trợ các doanh nghiệp ...

* Tỷ lệ nguồn vốn như sau:

 

Vốn TW

Tỉnh ( CTMT+ XDCBTT ...

Xã, huyện

Cộng

Tỷ lệ %

60%

20%

20%

100%

Số tiền

( Triệu)

66.000

22.000

22.000

110.000

2. Mức đóng góp của các xã, phường thuộc các vùng, miến như sau:

* Thị xã : 40%

* Thị trấn : 30%

* Xã núi cao : 10%

* Miền núi : 15%

* Trung du, đồng bằng : 20%

III. KẾ HOẠCH KIÊN CỐ HOÁ

1. Nhu cầu cần xây dựng : 1.708 phòng, trong đó:

* Mấn non : 568 phòng;

* Tiểu học, THCS : 1.102 phòng;

* THPT, TTKTTH-HN : 38 phòng.

2. Trong số 1.102 phòng của tiểu học, THCS có 114 phòng ( trong đó Minh hoá có 80, Tuyên hoá 34 phòng ) thuộc các xã đặc biệt khó khăn được chương trình 135 và dự án tiểu học ( Minh hoá ) đầu tư; Do vậy:

TỔNG SỐ PHÒNG HỌC CẦN KIÊN CỐ HOÁ LÀ : 1.594

3. Với tổng nguồn kinh phí : 110.000 triệu thì giai đoạn ( năm 2003 đến 2005) của chương trình kiên cố hoá có 965 phòng học được xây, trong đó:

* 229 phòng học Mần non

* 698 phòng học tiểu học và Trung học cơ sở

* 38 phòng học THPT, TTKTTH-HN

( với giá hiện hành 1m2 xây dựng:1.350.000đ, mỗi lớp TH, THCS, THPT, có một bảng chống loá, 1 bộ bàn ghế giáo viên, 1/3 bàn ghế học sinh )

4. Số phòng học được kiên cố của các Đơn vị năm 2003, 2004, 2005 như sau:

TT

HUYỆN

SỐ PHÒNG MN

SỐ PHÒNG TH+THCS

1

MINH HOÁ

44

6

2

TUYÊN HOÁ

42

76

3

QUẢNG TRẠCH

40

184

4

BỐ TRẠCH

29

176

5

ĐỒNG HỚI

19

57

6

QUẢNG NINH

23

82

7

LỆ THUỶ

31

117

8

THPT, TTKTTH-HN

0

38

 

CỘNG

229

736

3. Kế hoạch xây dựng cụ thể:

Phụ lục 2 sắp xếp thứ tự ưu tiên, quy mô xây dựng các trường MN, TH, THCS, THPT, TTKTTH-HN tuỳ theo nguồn kinh phí để bố trí theo thứ tự ưu tiên:

4 Kết thúc giai đoạn 1 còn có 629 phòng trong diện kiên cố hoá chưa được kiên cố gồm: 339 phòng MN và 290 phòng TH&THCS sẽ được thực hiện trong giai đoạn 2: từ năm 2006-2008; số phòng học chưa được kiên cố hóa của các huyện, thị xã ở phụ lục 3

IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để các cấp, các ngành, cơ quan, địa phương và nhân dân nhận thức sâu sắc rằng kiên cố hoá trường học là một chủ trương lớn để thực hiện quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước đối với sự nghiệp GD&ĐT, đây là giải pháp quan trọng không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, góp phần xây dựng nền giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá.

2. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp, phát huy tính chủ động sáng tạo của các cấp, các ngành và toàn xã hội, chăm lo tăng trưởng cơ sở vật chất trường học. Đẩy mạnh phong trào XHH hoá giáo dục, huy động mọi nguồn lực, kết hợp ngân sách nhà nước, sự đóng góp của toàn xã hội để xây dựng phòng học kiên cố thay thế phòng học tạm, từng bước thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá CSVC trường học.

3. Các địa phương nhanh chóng quy hoạch lại mạng lưới các trường mần non, Tiểu học, Trung học cơ sở một cách hợp lý về quy mô để vừa có điều kiện nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập vừa giảm bớt đầu mối xây dựng trường để xây dựng được nhiều trường đạt chuẩn về cơ sở vật chất. Số lớp tối thiểu của một trường quy định như sau:

Mần non: 3 nhóm, lớp trở lên, Tiểu học 10 lớp trở lên, THCS 12 lớp trở lên, theo phương thức học sinh học liên thôn, liên xã, trường liên xã.

Lập quy hoạch chi tiết, cụ thể: ưu tiên quỹ đất là cấp thẻ đỏ cho các trường, đơn vị giáo dục.

4. Huy động các nguồn vốn đầu tư để phục vụ cho kiên cố hoá trường học:

+ HĐND, UBND tỉnh quy định khung đóng góp xây dựng trường, HĐND, UBND các huyện, thị xã, phường quy định mức đóng góp cụ thể trong khung đó. Tăng mức đóng góp xây dựng trường so với hiện nay.

+ Hàng năm Tỉnh trích một phần ngân sách để bố trí cho kiên cố hoá trường học.

+ Có chủ trương chung để UBND các cấp và ngành giáo dục vay tiền xây dựng trường vơi lãi suất ưu đãi, trả dần ( 5 đến 10 năm) để xây dựng phòng học và các phòng chức năng.

+ Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, kêu gọi, động viên sự đóng góp của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh ngoài nước vào xây dựng trường, lớp học.

+ Thành lập quỹ kiên cố hoá trường học, lớp học: hàng năm tiền xây dựng CSVC của các cấp học nộp 70% lên huyện ( đối với các trường trực thuộc huyện ), lên sở ( các trường trực thuộc sở) để Huyện. Tỉnh điều tiết xây dựng trường, lớp chung.

+ Tiến hành các đợt xổ số để phục vụ chương trình kiên cố hoá trường học.

+ Các trường ở Thị xã, thị trấn chủ yếu dùng quỹ đất để đầu tư trở lại xây dựng trường.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện đề án cấp tỉnh.

Trưởng ban chỉ đạo: Phó chủ tịch UBND tỉnh, Đại diện lãnh đạo Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Tài chính - vật giá, Sở Địa chính, Văn phòng UBND tỉnh, sở xây dựng; sở địa chính, sở Giáo dục-Đào tạo làm thường trực ban chỉ đạo, Sở giáo dục - Đào tạo có trách nhiệm giúp UBND tỉnh quản lý, điều hành, tổng hợp tình hình thực hiện đề án.

2. Sở giáo dục - Đào tạo là cơ quan thường trực chương trình có nhiệm vụ:

- Xây dựng kế hoạch tổng thể chương trình và kế hoạch thực hiện hàng năm cho cả tỉnh.

- Căn cứ kế hoạch thực hiện hàng năm, chủ trì phối hợp với Sở KH-ĐT, sở TC-VG để xác định nhu cầu và phương án phân bố kinh phí cụ thể cho từng huyện, thị xã và các trường trực thuộc.

- Chỉ đạo các địa phương triển khai chương trình, tổ chức kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện chương trình ở các huyện, trường trực thuộc. Định kỳ 6 tháng và hàng năm báo cáo UBND tỉnh.

3. Sở Kế hoạch - Đầu tư phối hợp với sở Tài chính - Vật giá, Sở GD - ĐT cân đối các nguồn vốn để thực hiện chương trình.

4. Sở Tài chính - Vật giá có nhiệm vụ:

- Bố trí nguồn vốn Nhà nước để thực hiện chương trình theo kế hoạch triển khai.

- Phối hợp với Sở GD - ĐT để xây dựng phương án, kế hoạch và dự kiến phân bổ kinh phí hàng năm cho các huyện và các trường trực thuộc trình Tỉnh quyết định.

- Chủ trì phối hợp với sở KH-ĐT, Sở GD-ĐT hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính về chương trình kiên cố hoá trường học, lớp học.

5. Sở Địa chính chủ trì phối hợp với sở GD - ĐT hướng dẫn các địa phương về quy hoạch đất và cấp quyền sử dụng đất để triển khai chương trình.

6. Các huyện, thị xã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện đề án kiên cố hoá trường học, lớp học - Trưởng ban: Phó chủ tịch UBND Huyện, thành viên các ngành liên quan, phòng giáo dục là thường trực của ban chỉ đạo. Căn cứ đề án kiên cố hoá trường học của Tỉnh, các huyện, thị xã, các trường trực thuộc cụ thể hoá xây dựng đề án kiên cố hoá trường lớp học của từng địa phương, đảm bảo tính thống nhất trong kế hoạch đồng thời phù hợp với đặc điểm, tình hình của từng địa phương nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Tổ chức vận động trên địa bàn tự nguyện đống góp vốn để thực hiện chương trình.

Các phòng Giáo dục có nhiệm vụ kiểm tra đôn đốc việc thực hiện của các trường MN, TH, THCS, hàng năm đánh giá kết quả thực hiện báo cáo UBND huyện và Sở Giáo dục.

Các trường PT, các TTKTTH-HN, TTGDTX có trách nhiệm quán triệt chủ trương chung và xây dựng đề án, triển khai kiên cố hoá phong học của đơn vị dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Sở GD-ĐT.

7. Thời gian thực hiện đề án: Từ tháng 5 năm 2003 đến cuối năm 2005.

8. Cơ quan chủ quản đầu tư: UBND tỉnh Quảng Bình

9. Cơ quan chủ đầu tư:

Sở Giáo dục - đào tạo, đối với các trường trực thuộc UBND xã, phường đối với các trường MN, TH, THCS.

10. Cơ quan phối hợp:

- Sở Kế hoạch - Đầu tư, Tài chính - Vật giá, Sở xây dựng, Sở Địa chính.

- Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã.

 

PHỤ LỤC 1

CHẤT LƯỢNG PHÒNG HỌC THEO CÁC ĐƠN VỊ

Đơn vị

CHẤT LƯỢNG PHÒNG HỌC

 

Kiên cố

C4 còn sử dụng được

Phòng tạm, tranh tre, C4 xuống cấp của Mần non

Phòng tạm, tranh tre, C4 xuống cấp của TH, THCS, THPT...

 

 

Minh Hoá

179

103

109

86

 

Tuyên Hoá

133

266

104

143

 

Quảng Trạch

291

643

98

263

 

Bố Trạch

220

488

73

251

 

Đồng Hới

236

216

48

82

 

Quảng Ninh

131

400

58

117

 

Lệ Thuỷ

245

607

78

160

 

Trực thuộc

395

67

 

38

 

Cộng

1830

2787

568

1.140

 

 

PHỤ LỤC 2

DANH SÁCH CÁC TRƯỜNG ĐƯỢC KIÊN CỐ HOÁ THUỘC HUYỆN MINH HOÁ

( Xếp theo thứ tự ưu tiên)

MẦN NON

TIỂU HỌC & THCS

TRƯỜNG

SỐ PHÒNG

ĐÃ BỐ TRÍ

TRƯỜNG

SỐ PHÒNG

Đã bố trí

1. MN Yên Thọ

3

1

1. TH. Trọng hoá

6

 

2. MN Yên Đức

3

2

 

 

 

3. MN Quy Hoá

5

3

 

 

 

4. MN Tiến Nhật

3

4

 

 

 

5. MN. Phong Hoá

3

5

 

 

 

6. MN Xuân Hoá

3

6

 

 

 

7. MN Thị Trấn

3

 

 

 

 

8. MN Hồng Hoá

3

 

 

 

 

9. MN Thanh Long

3

 

 

 

 

10. MN Liên Cơ

3

 

 

 

 

11. MN Kim Bảng

3

 

 

 

 

12. MN Thanh Liêm

3

 

 

 

 

13. MN Thượng Hoá

3

 

 

 

 

14. MN Tân Sum

3

 

 

 

 

15. MN Hoá Tiến

3

 

 

 

 

16. MN Hoá Thanh

3

 

 

 

 

17.MN Dân Hoá

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 2

DANH SÁCH CÁC TRƯỜNG ĐƯỢC KIÊN CỐ HOÁ THUỘC HUYỆN TUYÊN HOÁ

( Xếp theo thứ tự ưu tiên)

Mần non

TH&THCS

Trường

Số phòng

Đã bố trí

Trường

Số phòng

Đã bố trí

 

 

 

 

 

 

1. MN Văn Hoá

3

1

1. TH Nam Phong

6

1

2. MN Chây Hoá

3

2

2. TH số 1 Đồng Lê

8

2

3. MN Nam Phong

3

3

3. TH số 1 Châu Hoá

8

3

4. MN Huyền Thuỷ

3

4

4. TH Liên Sơn

6

4

5. MN Sơn Hoá

3

5

5. TH Thiết Sơn

10

5

6. MN Đức Phú

3

6

6. TH Đức Phú

8

6

7. MN Đồng Lâm

3

7

7. TH Đồng Phú

6

7

8. MN Nam Hoá

3

8

8. THCS Mai hoá

6

8

9. MN Liên cơ

3

 

9. THCS Thanh Thạch

6

9

10. MN S2 Đồng Lê

3

 

10. THCS Đồng Hoá

6

 

11. MN Minh cầm

3

 

11. THCS Thanh hoá

6

 

12. MN Đồng hoá

3

 

12. THCS Đức hoá

8

 

13. MN Thiết sơn

3

 

13. THCS Đồng lê

8

 

14. MN Tiến hoá

3

 

14. TH Minh cầm

8

 

15. MN Thanh thạch

3

 

15. TH Văn hoá

6

 

16. MN Nam Sơn

3

 

16. TH Đồng Hoá

8

 

17. MN Lê Hoá

3

 

17. TH Huyền Thuỷ

6

 

18 MN Thuận Hoá

3

 

18. THCS Tiến Hoá

8

 

19. MN Tân Thuỷ

3

 

19. THCS Nam Hoá

6

 

20. MN Kim Lũ

3

 

20. THCS Hương Hoá

6

 

21. MN Hương Hoá

3

 

21. TH Xuân Mai

6

 

22. MN Thanh Lạng

3

 

22. THS2 Châu Hoá

6

 

23. MN Bắc Sơn

3

 

23. TH Kim Lũ

8

 

 

 

 

24. THCS Thạch Hoá

6

 

 

 

 

25. THCS Sơn Hoá

6

 

 

PHỤ LỤC 2

DANH SÁCH CÁC TRƯỜNG ĐƯỢC KIÊN CỐ HOÁ THUỘC HUYỆN QUẢNG TRẠCH

( Xếp theo thư tự ưu tiên)

Mần non

Tiểu học

THCS

Trường

phòng

Đã bố trí

Trường

Phòng

Đã bố trí

Trường

Phòng

Đã bố trí

1. MN thị trấn

8

1

TH

 

 

THCS

 

 

2. MN Phù hoá

3

2

1. TH Số 1 Q.phúc

10

1

1. THCS Q.Thanh

8

1

3. MN Quảng Phương

3

3

2. TH số 1 Q. Hoà

10

2

2. THCS Quảng Hưng

8

2

4. MN. Quảng Thuận

3

4

3. TH số 1 Quảng Lưu

8

3

3. THCS Quảng Châu

8

3

5. MN. Quảng Phong

3

5

4.TH QMINH A

8

4

4. THCS Ba Đồn

10

4

6. MN. Quảng Xuân

3

6

5. TH Q.Trung

10

5

5. THCS Quảng Hải

6

5

7. MN. Cảnh Hoá

3

7

6. TH số 2 Q Văn

6

6

6. THCS Quảng Sơn

8

6

8. MN. Quảng Phú

3

8

7. TH Cảnh Hoá

8

7

7. THCS Quảng Liên

6

7

9. MN. Quảng Hoà

3

 

8. TH Q.Phương A

6

8

8. THCS Quảng Đông

6

8

10. MN. Quảng Minh

3

 

9. TH Quảng Kim

8

 

9. THCS Cảnh Dương

8

9

11. MN. Quảng Sơn

3

 

10. TH Quảng Tùng

8

 

10. THCS Quảng Hoà

10

 

12. MN. Cảnh Dương

3

 

11. TH số 2 Q.Phú

6

 

11. THCS Quảng Lưu

8

 

13. MN. Quảng Tiến

3

 

12. TH Q. Thanh

8

 

12. THCS Quảng Phúc

8

 

14. MN. Quảng Long

3

 

13. TH QHưng 1

6

 

13. THCS Quảng Thọ

6

 

15. MN. Quảng Vân

3

 

14. TH số 2 Quảng Xuân

6

 

14. THCS Cảnh Hoá

8

 

16. MN. Quảng Thuỷ

3

 

15. TH Q.Lộc

8

 

15. THCS Quảng Long

10

 

17. MN. Quảng Trung

3

 

16. TH số 1 Q. Văn

6

 

16. THCS Quảng Phong

10

 

18. MN. Quảng Tiên

3

 

17. TH số 1 Ba Đồn

10

 

17. THCS N.H.Ninh

6

 

19. MN. Quảng Đông

3

 

18. TH Quảng Tân

8

 

18. THCS Quảng Thuỷ

10

 

20. MN. Quảng Hải

3

 

19. TH Quảng Thuận

8

 

19. THCS Quảng Trung

10

 

21. MN. Quảng Phúc

3

 

20. TH số 1 Q. Phú

6

 

20.THCS Quảng Phú

8

 

22. MN. Quảng Liên

3

 

21. TH số 1 Q. Sơn

8

 

21. THCS Quảng Minh

8

 

23. MN. Quảng Hưng

3

 

22. TH số 2 Q. Châu

8

 

 

 

 

24. MN. Quảng Tân

3

 

23. TH Q. Đông

6

 

 

 

 

25. MN. Q. Thanh

3

 

24. TH số 2 Quảng Phúc

6

 

 

 

 

26. MN. Quảng Lộc

3

 

25. TH Số 1 Quảng Xuân

6

 

 

 

 

27. MN. Quảng Thọ

3

 

 

 

 

 

 

 

28. MN. Quảng Kim

3

 

 

 

 

 

 

 

29. MN. Q Trường

4

 

 

 

 

 

 

 

30. MN. Quảng Lưu

3

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 2

DANH SÁCH CÁC TRƯỜNG ĐƯỢC KIÊN CỐ HOÁ THUỘC HUYỆN BỐ TRẠCH

( Xếp theo thứ tự ưu tiên)

MẦM NON

TIỂU HỌC & THCS

Trường

số phòng

đã bố trí

Trường

số phòng

đã bố trí

1. MG Lâm Trạch

3

1

1. TH Số 1 Phúc Trạch

8

1

2. MG Thượng Trạch

3

2

2. TH số 1 Sơn trạch

8

2

3. MN Hoàn Lão

6

3

3. TH số 1 Cự Nẫm

8

3

4. MG Tây trạch

3

4

4. THCS Hạ Trạch

8

4

5. MG Phú Định3

5

5

5. THCS Vạn Trạch

10

5

6. MN Trung Trạch

3

6

6. TH số 2 Phúc Trạch

8

6

7. MG Cự Nẫm

3

7

7. TH số 1 Đại Trạch

8

7

8. MG Phúc Trạch

3

 

8. TH số 2 Sơn Trạch

8

8

9. MG Sơn Trạch

3

 

9. THS4 Hưng Trạch

6

9

10. MN Đức Trạch

3

 

10. THCS Lý Trạch

8

10

11. MG Liên Trạch

3

 

11. TH Bắc Dinh

6

11

12. MG Khương Hà

4

 

12. TH Tây Trạch

8

12

13. MG Sơn Lộc

3

 

13. PTCS Nhân Trạch

8

13

14. MG Hoàn Trạch

3

 

14. THCS Phú Định

6

14

15. MG Hoà Trạch

3

 

15. THCS Nam Trạch

6

15

16. MG Mỹ Trạch

4

 

16. THCS Phú Trạch

6

16

17. MG Bắc Trạch

3

 

17. THsố 2 Hoà Trạch

8

 

18. MG Hạ Trạch

3

 

18. TH Đồng Trạch

8

 

19. MG Thanh Trạch

4

 

19. THCS Đại Trạch

6

 

20. MG Hải Trạch

4

 

20. TH Trung Trạch

8

 

21. MN Phúc Lý

3

 

21. TH số 2 Thanh Trạch

8

 

22. MN Nam Trạch

2

 

22. THCS số 1 Nhân

8

 

23. MG Bắc Dinh

3

 

23. TH Lý Trạch

8

 

24. MG Phú Định

2

 

24. THCS Bắc Trạch

10

 

 

 

 

25. DTNT Thượng Trạch

8

 

 

 

 

26. THCS Hoàn Trạch

8

 

 

 

 

27. PTCS Hưng Trạch

8

 

 

 

 

28. TH số 2 Hạ Trạch

8

 

 

 

 

29. THCS Sơn Lộc

8

 

 

 

 

30. TH số 3 Cự Nẫm

8

 

 

 

 

31. TH số 3 Phúc Trạch

8

 

 

 

 

32. TH số 3 Sơn Trạch

6

 

 

 

 

33. TH số 2 Đại Trạch

6

 

 

 

 

34. THCS Hoà Trạch

 

 

 

PHỤ LỤC 2

DANH SÁCH CÁC TRƯỜNG ĐƯỢC KIÊN CỐ HOÁ THUỘC THỊ XÃ ĐỒNG HỚI

( Xếp theo thứ tự ưu tiên)

MẦN NON

TIỂU HỌC + THCS

Trường

số phòng

Đã bố trí

Trường

số phòng

Đã bố trí

1.MN Nghĩa Ninh

3

1

1. THCS Hải Thành

8

1

2. MN Đồng Mỹ

4

2

2. TH S1 Đức Ninh

8

2

3. MN Phú Hải

3

3

3. THCS S2 Đức Ninh

6

3

4. MN Đức Ninh

3

4

4. TH S3 Đồng Sơn

6

4

5. MN Lộc Ninh

3

5

5. TH S2 Lộc Ninh

8

5

6. MN Quang Phú

4

 

6. TH S1 Nam Lý

8

6

7. MN Đồng Sơn

4

 

7. THCS Quang Phú

6

7

8. MN Bảo Ninh

4

 

8. THCS S2 Nam Lý

10

 

9. MN Nam Lý

4

 

9. TH S2 Bảo Ninh

8

 

10. MN Bắc Lý

3

 

10. TH S2 Bắc Lý

8

 

11. MN Thuận Đức

3

 

11. TH S2 Đức Ninh

6

 

12. MN Đồng Phú

3

 

12. TH S2 Đồng Sơn

8

 

13. MN Hải Thành

3

 

13. TH S2 Nam Lý

8

 

 

 

 

14. TH S1 Bắc Lý

8

 

 

 

 

15. TH S2 Đức Ninh

8

 

 

 

 

16. TH Quang Phú

8

 

 

 

 

17. THCS S2 Đ.Sơn

6

 

 

 

 

18. THCS Lộc Ninh

6

 

 

 

 

19. THCS Thuận Đức

6

 

 

PHỤ LỤC 2

DANH SÁCH CÁC TRƯỜNG ĐƯỢC KIÊN CỐ HOÁ THUỘC HUYỆN QUẢNG NINH

( Xếp theo thứ tự ưu tiên)

MẦM NON

TIỂU HỌC & THCS

Trường

số phòng

đã bố trí

Trường

số phòng

đã bố trí

1. MN Trường Sơn

3

1

1.THCS Hàm Ninh

8

1

2. MN Trường Xuân

3

2

2. TH Hiền Ninh

8

2

3. MN Thị Trấn

5

3

3. TH Lương Ninh

8

3

4. MN An Ninh

3

4

4. TH S1 Duy Ninh

8

4

5. MN Xuân Ninh

3

5

5. TH Trường Xuân

8

5

6. MN Vĩnh Ninh

4

 

6. TH S1 An Ninh

8

7

7. MN Hàm Ninh

4

 

7. TH S1 Vạn Ninh

8

6

8. MN Hiền Ninh

4

 

8. TH S1 Võ Ninh

8

8

9. MN Hải Ninh

3

 

9. THCS Thị Trấn

10

 

10. MN Duy Ninh

4

 

10. TH S1 Vĩnh Ninh

8

 

11. MN Tân Ninh

4

 

11. TH S1 Xuân Ninh

8

 

12. MN Gia Ninh

3

 

12. THCS Hiền Ninh

8

 

13. MN Võ Ninh

4

 

13. THCS Lương Ninh

8

 

14. MN Vạn Ninh

4

 

14. TH Long Sơn

8

 

 

 

 

15. THCS Xuân Ninh

8

 

 

 

 

16. THCS An Ninh

6

 

 

 

 

17. THCS Duy Ninh

6

 

 

 

 

18. THCS Võ Ninh

6

 

 

 

 

19. THCS Tân Ninh

6

 

 

 

 

20. THCS Hải Ninh

6

 

 

PHỤ LỤC 2

DANH SÁCH CÁC TRƯỜNG ĐƯỢC KIÊN CỐ HOÁ THUỘC HUYỆN LỆ THUỶ

( Xếp theo thứ tự ưu tiên)

MẦM NON

TIỂU HỌC & THCS

 

Trường

số phòng

đã bố trí

Trường

số phòng

đã bố trí

Trường

số phòng

đã bố trí

1.MN TT Lệ Ninh

3

1

TH

 

 

THCS

 

 

2. MN Phong Thuỷ

3

2

1. TH Cam Thuỷ

8

1

1. THCS Hưng Thuỷ

8

1

3. MN Liên Thuỷ

3

3

2. TH Ngư Hoà

6

3

2. THCS Kiến Giang

6

2

4. MN Kim Thuỷ

3

4

3. TH Hưng Thuỷ

8

3

3. THCS Liên Thuỷ

6

3

5. MN Lâm Thuỷ

4

 

4. TH S2 Sen Thuỷ

6

4

4. THCS Mỹ Thuỷ

8

4

6. MN Ngân Thuỷ

4

 

5. TH S2 Tân Thuỷ

6

5

5. THCS Hồng Thuỷ

8

5

7. MN Hoa Thuỷ

4

 

6. TH Sơn Thuỷ

6

6

6. THCS TT Lệ Ninh

6

 

8. MN Xuân Thuỷ

4

 

7. TH Trường Thuỷ

6

 

7. THCS Phong Thuỷ

8

 

9. MN An Thuỷ

4

 

8. TH Đại Phong

6

 

8. THCS Xuân Thuỷ

6

 

10. MN Lộc Thuỷ

4

 

9. TH S2 Liên Thuỷ

6

 

9. THCS An Thuỷ

8

 

11. MN Văn Thuỷ

4

 

10. TH S2 Hồng Thuỷ

6

 

10. THCS Mai Thuỷ

8

 

12. MN Trường Thuỷ

4

 

11. TH S2 An Thuỷ

10

 

11. THCS Phú Thuỷ

8

 

13. MN Sơn Thuỷ

4

 

12. TH S2 TT Kiến Giang

6

 

12. THCS Hoa Thuỷ

8

 

14. MN Phú Thuỷ

4

 

13. TH S2 Phú Thuỷ

6

 

13. THCS Cam Thuỷ

8

 

15. MN Sen Thuỷ

4

 

14. TH S1 An Thuỷ

8

 

 

 

 

16.MN Hưng Thuỷ

3

 

15. TH Mai Thuỷ

8

 

 

 

 

17. MN Thanh Thuỷ

3

 

16. TH Lộc Thuỷ

6

 

 

 

 

18. MN Thị Trấn

8

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 2

DANH SÁCH CÁC TRƯỜNG ĐƯỢC KIÊN CỐ HOÁ KHỐI TRỰC THUỘC

( Xếp theo thứ tự ưu tiên)

Đơn vị

Số phòng

Đã bố trí vốn

1. THPT BC Q. Ninh

15

1

2. TTKTTH-HN ĐH

8

2

3. TTKTTH-HN Quảng Ninh

8

3

4. TTKTTH-HN Bố Trạch

8

4

5. Cấp 23 Dương Văn An

8

5

6. THPT BC Nam Q. Trị

6

6

 

PHỤ LỤC 3

SỐ PHÒNG HỌC KIÊN CỐ HOÁ GIAI ĐOẠN 2 CỦA CÁC HUYỆN, THỊ XÃ

TT

HUYỆN

SỐ PHÒNG MN

SỐ PHÒNG TH+THCS

CỘNG

1

MINH HOÁ

65

0

65

2

TUYÊN HOÁ

62

33

95

3

QUẢNG TRẠCH

58

78

136

4

BỐ TRẠCH

44

75

119

5

ĐỒNG HỚI

29

25

54

6

QUẢNG NINH

35

35

70

7

LỆ THUỶ

47

43

90

8

THPT,TTKTTH-HN

0

0

 

 

CỘNG

339

290

629

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 40/2003/QĐ-UB phê duyệt Đề án kiên cố hoá trường, lớp học tỉnh Quảng Bình

  • Số hiệu: 40/2003/QĐ-UB
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 11/09/2003
  • Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Bình
  • Người ký: Trần Công Thuật
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 11/09/2003
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản