Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------------

Số: 3999/QĐ-UBND

TP. Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 08 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ BỘ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 30/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007 – 2010;
Căn cứ Quyết định số 07/QĐ-TTg ngày 04 tháng 01 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án Đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007 – 2010;
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc công bố bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh tại công văn số 1071/TTg-TCCV ngày 30 tháng 6 năm 2009;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 6102/LĐTBXH-TTr ngày 10 tháng 8 năm 2009 và Tờ trình số 14/TTr-ĐA30 ngày 18 tháng 08 năm 2009 của Tổ phó Tổ công tác thực hiện Đề án 30 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh.

1. Trường hợp thủ tục hành chính nêu tại Quyết định này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ sau ngày Quyết định này có hiệu lực và các thủ tục hành chính mới được ban hành thì áp dụng đúng quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải cập nhật để công bố.

2. Trường hợp thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhưng chưa được công bố tại Quyết định này hoặc có sự khác biệt giữa nội dung thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và thủ tục hành chính được công bố tại Quyết định này thì được áp dụng theo đúng quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải cập nhật để công bố.

Điều 2. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Tổ công tác thực hiện Đề án 30 của Ủy ban nhân dân thành phố thường xuyên cập nhật để trình Ủy ban nhân dân thành phố công bố những thủ tục hành chính nêu tại khoản 1 Điều 1 Quyết định này. Thời hạn cập nhật hoặc loại bộ thủ tục hành chính này chậm nhất không quá 10 ngày, kể từ ngày văn bản quy định thủ tục hành chính có hiệu lực thi hành.

Đối với các thủ tục hành chính nêu tại khoản 2 Điều 1 Quyết định này, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Tổ công tác thực hiện Đề án 30 trình Ủy ban nhân dân thành phố công bố trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày phát hiện có sự khác biệt giữa nội dung thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và thủ tục hành chính được công bố tại Quyết định này hoặc thủ tục hành chính chưa được công bố.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Thủ trưởng các sở, ban, ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Tổ công tác chuyên trách của TTgCP;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND TP;
- UBNDTP: các thành viên;
- UBMTTQVN, các đoàn thể thành phố;
- VPUB: VPCP;
- Thành viên Tổ công tác thực hiện Đề án 30 TP;
- Các phòng chuyên viên;
- Trung tâm Công báo thành phố;
- Lưu: VT, (VX/nh)

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC  




Nguyễn Thành Tài

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3999/QĐ-UBND ngày 27 tháng 8 năm 2009 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh)

Phần 1.

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

STT

Tên thủ tục hành chính

I. LĨNH VỰC LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG, TIỀN CÔNG

1

Thủ tục Khai trình sử dụng lao động

2

Thủ tục Khai trình sử dụng lao động (đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nhà hàng, cửa hàng ăn uống, vũ trường, massage, karaoke, khách sạn, nhà trọ)

3

Thủ tục Báo cáo tăng lao động

4

Thủ tục Báo cáo tăng lao động (đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nhà hàng, cửa hàng ăn uống, vũ trường, massage, karaoke, khách sạn, nhà trọ)

5

Thủ tục Báo cáo giảm lao động

6

Thủ tục Báo cáo giảm lao động (đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nhà hàng, cửa hàng ăn uống, vũ trường, massage, karaoke, khách sạn, nhà trọ)

7

Thủ tục Đăng ký cấp sổ lao động

8

Thủ tục Báo cáo danh sách trích ngang về người nước ngoài

9

Thủ tục Báo cáo tình hình sử dụng lao động nước ngoài

10

Thủ tục Cấp mới giấy phép hoạt động lao động đối với trường hợp người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam để cung cấp dịch vụ theo hợp đồng

11

Thủ tục Cấp lại giấy phép lao động

12

Thủ tục Cấp thêm giấy phép lao động

13

Thủ tục Cấp mới giấy phép hoạt động lao động đối với trường hợp người nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp nước ngoài có hiện diện thương mại tại Việt Nam

14

Thủ tục Báo cáo danh sách trích ngang người nước ngoài đối với người nước ngoài là học sinh, sinh viên; phu quân, phu nhân của người nước ngoài làm việc tại các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế thuộc hệ thống liên hiệp quốc, các tổ chức khu vực, tiểu khu vực; người giúp việc gia đình của người nước ngoài; người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam không theo các hình thức thực hiện hợp đồng lao động, di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp có hiện diện thương mại tại Việt Nam, thực hiện các loại hợp đồng về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, y tế, thực hiện cung cấp dịch vụ theo hợp đồng, chào bán dịch vụ, người nước ngoài đại diện cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam có nhu cầu làm việc cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam

15

Thủ tục Gia hạn giấp phép lao động

16

Thủ tục Cấp mới giấy phép hoạt động lao động cho người nước ngoài được tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam tuyển dụng theo hình thức hợp đồng lao động

17

Thủ tục Cấp mới giấy phép hoạt động lao động đối với trường hợp người nước ngoài đại diện cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam

18

Thủ tục Cấp mới giấy phép hoạt động lao động đối với trường hợp người nước ngoài vào Việt Nam thực hiện các các loại hợp đồng (không phải hợp đồng lao động)

19

Thủ tục Cấp giấy phép giới thiệu việc làm cho doanh nghiệp

20

Thủ tục Cấp giấy phép giới thiệu việc làm cho chi nhánh của doanh nghiệp

21

Thủ tục Gia hạn giấy phép giới thiệu việc làm

22

Thủ tục Thành lập mới trung tâm giới thiệu việc làm của thành phố

23

Thủ tục Thành lập lại trung tâm giới thiệu việc làm của thành phố

24

Thủ tục Thỏa thuận thành lập trung tâm giới thiệu việc làm

25

Thủ tục Đăng ký Thỏa ước lao động tập thể

26

Thủ tục Đăng ký Nội quy lao động.

27

Thủ tục Đăng ký cá nhân đi lao động ở nước ngoài

28

Thủ tục Đăng ký làm thêm giờ từ trên 200 đến 300 giờ trong 1 năm

29

Thủ tục Xác nhận doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ.

30

Thủ tục Đăng ký tiêu chuẩn viên chức chuyên môn, nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước

31

Thủ tục Thẩm định danh sách lao động của doanh nghiệp nghỉ việc sau cổ phần hóa

32

Thủ tục Thẩm định phương án lao động dôi dư

33

Thủ tục Chứng nhận Cơ sở dạy nghề dành riêng cho người tàn tật

34

Thủ tục Duyệt cấp vốn hỗ trợ hoặc dự án vay vốn cho cơ sở dạy nghề dành riêng cho người tàn tật

35

Thủ tục Chứng nhận Cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật

36

Thủ tục Duyệt cấp vốn hỗ trợ hoặc dự án vay vốn cho Cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật

37

Thủ tục Chứng nhận Doanh nghiệp có người tàn tật tham gia cao hơn tỷ lệ quy định

38

Thủ tục Duyệt cấp vốn hỗ trợ hoặc dự án vay vốn cho Doanh nghiệp có người tàn tật tham gia cao hơn tỷ lệ quy định

39

Thủ tục Đăng ký thang lương, bảng lương

II. LĨNH VỰC DẠY NGHỀ

1

Thủ tục Cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề đối với cơ sở giáo dục có hoạt động dạy nghề; doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có hoạt động dạy nghề trình độ sơ cấp 

2

Thủ tục Cấp giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề đối với cơ sở giáo dục có hoạt động dạy nghề; doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có hoạt động dạy nghề trình độ sơ cấp 

3

Thủ tục Cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề đối với trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề công lập

4

Thủ tục Cấp giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề đối với trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề công lập

5

Thủ tục Cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề đối với trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài

6

Thủ tục Cấp giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề đối với trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài

7

Thủ tục Cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề đối với trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề tư thục

8

Thủ tục Cấp giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề đối với trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề tư thục

9

Thủ tục Thành lập trường trung cấp nghề (đối với trường trung cấp nghề công lập thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập lại trên cơ sở nâng cấp từ trung tâm dạy nghề hoặc các cơ sở giáo dục khác)

10

Thủ tục Thành lập mới trường trung cấp nghề (đối với trường trung cấp nghề công lập thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập)

11

Thủ tục Thành lập trường trung cấp nghề (đối với trường trung cấp nghề tư thục có 1 thành viên góp vốn trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập lại trên cơ sở nâng cấp từ trung tâm dạy nghề hoặc các cơ sở giáo dục khác)

12

Thủ tục Thành lập mới trường trung cấp nghề (đối với trường trung cấp nghề tư thục do 1 thành viên góp vốn thành lập mới trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương)

13

Thủ tục Thành lập trường trung cấp nghề (đối với trường trung cấp nghề tư thục có 2 thành viên góp vốn trở lên trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập trên cơ sở nâng cấp từ trung tâm dạy nghề hoặc các cơ sở giáo dục khác)

14

Thủ tục Thành lập mới trường trung cấp nghề (đối với trường trung cấp nghề tư thục có 2 thành viên góp vốn trở lên trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương)

15

Thủ tục Thành lập trung tâm dạy nghề tư thục do 1 thành viên góp vốn

16

Thủ tục Thành lập trung tâm dạy nghề tư thục có từ 2 thành viên góp vốn trở lên

17

Thủ tục Thành lập trung tâm dạy nghề công lập

III. LĨNH VỰC NGƯỜI CÓ CÔNG

1

Thủ tục Lập hồ sơ thực hiện chế độ đối với Anh hùng Lực lượng vũ trang và Anh hùng Lao động trong kháng chiến

2

Thủ tục Lập hồ sơ thực hiện chế độ Bảo hiểm y tế

3

Thủ tục Thực hiện chế độ hưởng mai táng phí đối với người có công với cách mạng từ trần

4

Thủ tục Thực hiện chế độ hưởng mai táng phí và trợ cấp một lần đối với người có công với cách mạng từ trần

5

Thủ tục Lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng từ trần

6

Thủ tục Lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi đối với người có công giúp đỡ cách mạng

7

Thủ tục Lập hồ sơ cấp tiền mua phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình

8

Thủ tục Lập hồ sơ ưu đãi giáo dục, đào tạo

9

Thủ tục Lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học

10

Thủ tục Lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi đối với người hoạt động cách mạng, người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày, người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc chết trước ngày 1/1/1995

11

Thủ tục Lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi đối với người hoạt động người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc

12

Thủ tục Lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi đối với người hoạt động người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày

13

Thủ tục Lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh

14

Thủ tục Lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi đối với bệnh binh

15

Thủ tục Lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi đối với người được phong tặng, truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”

16

Thủ tục Lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi đối với người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945 (cán bộ thuộc bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương)

17

Thủ tục Lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi đối với cán bộ hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 (thoát ly)

18

Thủ tục Lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi đối với cán bộ hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 (không thoát ly)

19

Thủ tục Lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi đối với liệt sỹ và thân nhân liệt sỹ

20

Thủ tục Giới thiệu di chuyển hồ sơ người có công

21

Thủ tục Thực hiện chế độ trợ cấp 1 lần đối với quân nhân, công an nhân dân, cán bộ, công nhân viên chức Nhà nước, công nhân viên chức quốc phòng, công an trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở chiến trường B, C, K trong khoảng thời gian từ ngày 20/7/1954 đến 30/4/1975, về gia đình từ ngày 31/12/1976 trở về trước, chưa được hưởng một trong các chế độ phục viên, xuất ngũ, thôi việc, bệnh binh, mất sức lao động hàng tháng và chế độ hưu trí hàng tháng.

22

Thủ tục Thực hiện chế độ trợ cấp 1 lần đối với thân nhân của quân nhân, công an nhân dân, cán bộ, công nhân viên chức Nhà nước, công nhân viên chức quốc phòng, công an trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở chiến trường B, C, K trong khoảng thời gian từ ngày 20/7/1954 đến 30/4/1975, về gia đình từ ngày 31/12/1976 trở về trước, chưa được hưởng một trong các chế độ phục viên, xuất ngũ, thôi việc, bệnh binh, mất sức lao động hàng tháng và chế độ hưu trí hàng tháng.

23

Thủ tục Thực hiện chế độ trợ cấp 1 lần đối với Cán bộ dân chính đảng ở miền Nam thoát ly hoạt động cách mạng tại các chiến trường B, C, K trong khoảng thời gian từ tháng 7/1954 đến 30/4/1975 do các tổ chức Đảng, chính quyền cách mạng từ cấp huyện (quận) trở lên quản lý, không có thân nhân chủ yếu (vợ hoặc chồng; bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi; con đẻ, con nuôi hợp pháp) phải trực tiếp nuôi dưỡng ở miền Bắc để nhận trợ cấp B, C, K đã về gia đình (không phải đang công tác).

24

Thủ tục Thực hiện chế độ trợ cấp 1 lần đối với Hạ sỹ quan, chiến sỹ quân đội nhân dân, công an nhân dân tham gia chiến đấu, hoạt động ở các chiến trường B, C, K sau đó trở thành người hưởng lương từ ngày 30/4/1975 trở về trước, không có thân nhân chủ yếu (vợ hoặc chồng; bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi; con đẻ, con nuôi hợp pháp) phải trực tiếp nuôi dưỡng ở miền Bắc để nhận trợ cấp B, C, K đã về gia đình (không phải đang công tác).

25

Thủ tục Thực hiện chế độ trợ cấp 1 lần đối với Thanh niên xung phong hưởng lương từ ngân sách Nhà nước được cử vào chiến trường B, C, K hoặc khi đi chiến trường hưởng sinh hoạt phí sau đó trở thành người hưởng lương trong chiến trường từ ngày 30/4/1975 trở về trước, không có thân nhân chủ yếu (vợ hoặc chồng; bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi; con đẻ, con nuôi hợp pháp) phải trực tiếp nuôi dưỡng ở miền Bắc để nhận trợ cấp B, C, K đã về gia đình (không phải đang công tác).

26

Thủ tục Thực hiện chế độ trợ cấp 1 lần đối với Cán bộ dân chính đảng ở miền Nam thoát ly hoạt động cách mạng tại các chiến trường B, C, K trong khoảng thời gian từ tháng 7/1954 đến 30/4/1975 do các tổ chức Đảng, chính quyền cách mạng từ cấp huyện (quận) trở lên quản lý, không có thân nhân chủ yếu (vợ hoặc chồng; bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi; con đẻ, con nuôi hợp pháp) phải trực tiếp nuôi dưỡng ở miền Bắc để nhận trợ cấp B, C, K đang công tác

27

Thủ tục Thực hiện chế độ trợ cấp 1 lần đối với Hạ sỹ quan, chiến sỹ quân đội nhân dân, công an nhân dân tham gia chiến đấu, hoạt động ở các chiến trường B, C, K sau đó trở thành người hưởng lương từ ngày 30/4/1975 trở về trước, không có thân nhân chủ yếu (vợ hoặc chồng; bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi; con đẻ, con nuôi hợp pháp) phải trực tiếp nuôi dưỡng ở miền Bắc để nhận trợ cấp B, C, K đang công tác.

28

Thủ tục Thực hiện chế độ trợ cấp 1 lần đối với Thanh niên xung phong hưởng lương từ ngân sách Nhà nước được cử vào chiến trường B, C, K hoặc khi đi chiến trường hưởng sinh hoạt phí sau đó trở thành người hưởng lương trong chiến trường từ ngày 30/4/1975 trở về trước, không có thân nhân chủ yếu (vợ hoặc chồng; bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi; con đẻ, con nuôi hợp pháp) phải trực tiếp nuôi dưỡng ở miền Bắc để nhận trợ cấp B, C, K đang công tác

29

Thủ tục Thực hiện bổ sung chế độ trợ cấp 1 lần đối với người có thời gian công tác là hạ sỹ quan, chiến sĩ quân đội, công an tham gia chiến đấu, hoạt động ở các chiến trường B, C, K trong khoảng thời gian từ tháng 7/1954 đến 30/4/1975 nhưng không có thân nhân phải trực tiếp nuôi dưỡng ở miền Bắc đã về gia đình (không phải đang công tác) đã được hưởng chế độ hoặc đã lập hồ sơ để hưởng chế độ theo quy định tại Nghị định số 23/1999/NĐ-CP hoặc Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg

30

Thủ tục Thực hiện bổ sung chế độ trợ cấp 1 lần đối với người có thời gian công tác là hạ sỹ quan, chiến sĩ quân đội, công an tham gia chiến đấu, hoạt động ở các chiến trường B, C, K trong khoảng thời gian từ tháng 7/1954 đến 30/4/1975 nhưng không có thân nhân phải trực tiếp nuôi dưỡng ở miền Bắc đã về gia đình (không phải đang công tác) đã được hưởng chế độ hoặc đã lập hồ sơ để hưởng chế độ theo quy định tại Nghị định số 23/1999/NĐ-CP hoặc Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg

31

Thủ tục Thực hiện bổ sung chế độ trợ cấp 1 lần đối với người có thời gian công tác là cán bộ xã (phường) hoạt động ở miền Nam, trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ tháng 7/1954 đến 30/4/1975 hiện đang công tác

32

Thủ tục Thực hiện bổ sung chế độ trợ cấp 1 lần đối với người có thời gian công tác là cán bộ xã (phường) hoạt động ở miền Nam, trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ tháng 7/1954 đến 30/4/1975 đã về gia đình (hiện không đang công tác)

33

Thủ tục Thực hiện bổ sung chế độ trợ cấp 1 lần đối với thân nhân người có thời gian công tác là hạ sỹ quan, chiến sĩ quân đội, công an tham gia chiến đấu, hoạt động ở các chiến trường B, C, K trong khoảng thời gian từ tháng 7/1954 đến 30/4/1975 nhưng không có thân nhân phải trực tiếp nuôi dưỡng ở miền Bắc đã về gia đình (không phải đang công tác) đã được hưởng chế độ hoặc đã lập hồ sơ để hưởng chế độ theo quy định tại Nghị định số 23/1999/NĐ-CP hoặc Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg

34

Thủ tục Thực hiện bổ sung chế độ trợ cấp 1 lần đối với thân nhân người có thời gian công tác là cán bộ xã (phường) hoạt động ở miền Nam, trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ tháng 7/1954 đến 30/4/1975 đã về gia đình (hiện không đang công tác)

35

Thủ tục Thực hiện chế độ trợ cấp 1 lần đối với người có thời gian công tác là Du kích thôn, ấp ở miền Nam trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước trong khoảng thời gian từ tháng 7/1954 đến 30/4/1975

36

Thủ tục Thực hiện chế độ trợ cấp 1 lần đối với thân nhân người có thời gian công tác là Du kích thôn, ấp ở miền Nam trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước trong khoảng thời gian từ tháng 7/1954 đến 30/4/1975

37

Thủ tục Thực hiện chế độ bảo hiểm y tế đối với quân nhân, công an nhân dân, cán bộ, công nhân viên chức, công nhân viên chức quốc phòng, công an, cán bộ dân chính đảng, thanh niên xung phong, dân quân, du kích tập trung, người nghỉ việc hưởng chế độ mất sức lao động tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ ngày 30/4/1975 trở về trước

38

Thủ tục Thực hiện chế độ mai táng phí đối với quân nhân, công an nhân dân, cán bộ, công nhân viên chức, công nhân viên chức quốc phòng, công an, cán bộ dân chính đảng, thanh niên xung phong, dân quân, du kích tập trung, người nghỉ việc hưởng chế độ mất sức lao động từ trần không thuộc đối tượng hưởng chế độ mai táng phí theo quy định của pháp luật hiện hành về bảo hiểm xã hội và chính sách người có công

39

Thủ tục Thực hiện chế độ trợ cấp 1 lần đối với

a. Dân quân ở miền Bắc được tổ chức thành đơn vị tập trung, thường xuyên, trực tiếp làm nhiệm vụ chiến đấu, phục vụ chiến đấu do cấp huyện, tỉnh tổ chức, quản lý hoặc giao cho cấp xã quản lý nhưng được tổ chức theo yêu cầu tác chiến của huyện, tỉnh trong khoảng thời gian từ tháng 8/1964 đến tháng 01/1973.

b. Du kích ở miền Nam được tổ chức thành đơn vị tập trung, thường xuyên làm nhiệm vụ chiến đấu, phục vụ chiến đấu, công tác do cấp ủy đảng xã, liên xã trở lên tổ chức, quản lý (bao gồm cả du kích mật) trong khoảng thời gian từ tháng 7/1954 đến tháng 4/1975.

c. Lực lượng mật do các tổ chức đảng, quân sự, công an có thẩm quyền tổ chức, giao nhiệm vụ hoạt động trong khoảng thời gian từ tháng 7/1954 đến tháng 4/1975 ở chiến trường B, C, K

40

Thủ tục Thực hiện chế độ trợ cấp 1 lần đối với thân nhân của

a. Dân quân ở miền Bắc được tổ chức thành đơn vị tập trung, thường xuyên, trực tiếp làm nhiệm vụ chiến đấu, phục vụ chiến đấu do cấp huyện, tỉnh tổ chức, quản lý hoặc giao cho cấp xã quản lý nhưng được tổ chức theo yêu cầu tác chiến của huyện, tỉnh trong khoảng thời gian từ tháng 8/1964 đến tháng 01/1973.

b. Du kích ở miền Nam được tổ chức thành đơn vị tập trung, thường xuyên làm nhiệm vụ chiến đấu, phục vụ chiến đấu, công tác do cấp ủy đảng xã, liên xã trở lên tổ chức, quản lý (bao gồm cả du kích mật) trong khoảng thời gian từ tháng 7/1954 đến tháng 4/1975.

c. Lực lượng mật do các tổ chức đảng, quân sự, công an có thẩm quyền tổ chức, giao nhiệm vụ hoạt động trong khoảng thời gian từ tháng 7/1954 đến tháng 4/1975 ở chiến trường B, C, K

41

Thủ tục Thực hiện chế độ trợ cấp 1 lần đối với Dân quân tập trung trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước thuộc 07 xã giáp ranh bên bờ Bắc sông Bến Hải trên vĩ tuyến 17 (gồm các xã Vĩnh Giang, Vĩnh Quang, Vĩnh Thành, Vĩnh Lâm, Vĩnh Sơn, Vĩnh Ô, Vĩnh Hà) và 05 xã nằm trong khu phi quân sự (gồm các xã Vĩnh Tân, Vĩnh Thạch, Vĩnh Hòa, Vĩnh Hiền, Vĩnh Thủy) của huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị trong khoảng thời gian từ tháng 7/1954 cho đến khi giải thể về gia đình

42

Thủ tục Thực hiện chế độ trợ cấp 1 lần đối với thân nhân của Dân quân tập trung trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước thuộc 07 xã giáp ranh bên bờ Bắc sông Bến Hải trên vĩ tuyến 17 (gồm các xã Vĩnh Giang, Vĩnh Quang, Vĩnh Thành, Vĩnh Lâm, Vĩnh Sơn, Vĩnh Ô, Vĩnh Hà) và 05 xã nằm trong khu phi quân sự (gồm các xã Vĩnh Tân, Vĩnh Thạch, Vĩnh Hòa, Vĩnh Hiền, Vĩnh Thủy) của huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị trong khoảng thời gian từ tháng 7/1954 cho đến khi giải thể về gia đình

43

Thủ tục Thực hiện chế độ ưu đãi đối với người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945 (cán bộ thoát ly thuộc tỉnh, thành phố)

44

Thủ tục Thực hiện chế độ ưu đãi đối với người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945 (cán bộ cơ sở thuộc tỉnh, thành phố)

IV. LĨNH VỰC BẢO TRỢ XÃ HỘI

1

Thủ tục Thành lập cơ sở bảo trợ xã hội

2

Thủ tục Thành lập cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập của tổ chức, đoàn thể, tôn giáo thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân Thành phố

3

Thủ tục Thành lập cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập khác thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân Thành phố

4

Thủ tục Giải thể cơ sở bảo trợ xã hội

5

Thủ tục Tiếp nhận người vào cơ sở bảo trợ xã hội

6

Thủ tục Thanh toán học phí và tiền cơ sở vật chất cho trường tiểu học, trường phổ thông cơ sở, trung tâm giáo dục thường xuyên thuộc phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện và trường tiểu học, trường phổ thông cơ sở ngoài công lập có học sinh thuộc diện hộ có đất bị thu hồi để thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố

7

Thủ tục Thanh toán học phí và tiền cơ sở vật chất cho trường phổ thông trung học, trung tâm giáo dục thường xuyên thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố; trường phổ thông trung học ngoài công lập có học sinh thuộc diện hộ có đất bị thu hồi để thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố

8

Thủ tục Thanh toán học phí cho trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố có sinh viên thuộc diện hộ có đất bị thu hồi để thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố.

9

Thủ tục Thanh toán học phí cho trường đại học, cao đẳng không thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố có sinh viên thuộc diện hộ có đất bị thu hồi để thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố.

10

Thủ tục Thanh toán học phí cho trường đại học, cao đẳng có đào tạo nghề hệ sơ cấp, trung cấp chuyên nghiệp không thuộc hệ thống cơ sở dạy nghề do Hội đồng quản lý quỹ 156 chỉ định có người lao động thuộc diện hộ có đất bị thu hồi để thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố học nghề

11

Thủ tục Thanh toán học phí cho cơ sở dạy nghề do Hội đồng quản lý quỹ 156 thành phố chỉ định, cơ sở dạy nghề sơ cấp có người lao động thuộc diện hộ có đất bị thu hồi để thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố học nghề

12

Thủ tục Thanh toán học phí cho doanh nghiệp dạy nghề nhận dạy nghề cho người lao động thuộc diện hộ có đất bị thu hồi để thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố

13

Thủ tục Thanh toán sinh hoạt phí cho người học nghề thuộc diện hộ có đất bị thu hồi để thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 3999/QĐ-UBND năm 2009 công bố bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành

  • Số hiệu: 3999/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 27/08/2009
  • Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
  • Người ký: Nguyễn Thành Tài
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 146 đến số 147
  • Ngày hiệu lực: 27/08/2009
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản