- 1Quyết định 581/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 1270/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Đề án Bảo tồn, phát triển văn hóa dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Nghị định 76/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3965/QĐ-BVHTTDL | Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2015 |
BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
Căn cứ Nghị định số 76/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Căn cứ Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 1270/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020”;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Dự án “Chương trình hoạt động lễ hội và biểu diễn văn hóa nghệ thuật các dân tộc cấp tỉnh, vùng và quốc gia giai đoạn 2015-2020” thuộc Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020” theo Quyết định số 1270/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ với những nội dung sau:
1. Tên Dự án: “Chương trình hoạt động lễ hội và biểu diễn văn hóa nghệ thuật các dân tộc cấp tỉnh, vùng và quốc gia giai đoạn 2015-2020”.
2. Cơ quan chủ quản Dự án: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
3. Các cơ quan phối hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ủy ban Dân tộc, Bộ Ngoại giao, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan thông tấn, báo chí, các địa phương có đồng bào dân tộc thiểu số.
4. Thời gian thực hiện Dự án: Từ năm 2015 đến năm 2020 chia làm 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Từ năm 2015 đến năm 2017;
Giai đoạn 2: Từ năm 2018 đến năm 2020.
5. Đối tượng, địa bàn thực hiện Dự án:
- Đối tượng: 16 dân tộc thiểu số có số dân dưới 10.000 người là: Si La, Pu Péo, Rơ Măm, Brâu, Ơ Đu, Lô Lô, Mảng, Cơ Lao, Bố Y, Cống, Ngái, La Hủ, La Ha, Pà Thẻn, Chứt, Lự
- Địa bàn: Các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Sơn La, Quảng Bình, Nghệ An, Kon Tum.
6.1. Mục tiêu tổng quát:
- Hướng tới xây dựng chương trình hoạt động lễ hội hấp dẫn, phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức;
- Bảo tồn, phát huy những lễ hội truyền thống đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số phù hợp với tình hình thực tế, đặc biệt chú ý những địa bàn dân tộc có nguy cơ bị biến dạng văn hóa.
- Phát huy vai trò làm chủ về văn hóa của đồng bào, đặc biệt trong chương trình, hoạt động lễ hội và biểu diễn văn hóa nghệ thuật truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số.
- Tôn vinh, quảng bá những lễ hội có sức hấp dẫn.
- Tăng cường, hỗ trợ đầu tư từ nhà nước, đẩy mạnh cộng tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa, huy động mọi nguồn lực cho bảo tồn và phát triển văn hóa đồng bào các dân tộc thiểu số.
- Gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế-văn hóa, đặc biệt khai thác những tiềm năng từ du lịch; lấy văn hóa làm nền tảng, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội.
- Đẩy mạnh công tác phối hợp giữa các ngành chức năng trong công tác bảo tồn, tổ chức lễ hội, biểu diễn văn hóa nghệ thuật.
- Tạo điều kiện để đồng bào 16 dân tộc thiểu số được giao lưu, học hỏi, đồng thời phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, khơi dậy, bảo tồn và phát huy trong đời sống cộng đồng.
6.2. Mục tiêu cụ thể:
6.2.1. Giai đoạn 1 (2015 -2017):
a) Về xây dựng chương trình hoạt động lễ hội
- Đảm bảo các lễ hội tổ chức đúng quy chế tổ chức lễ hội.
- 100% các lễ hội của đồng bào dân tộc thiểu số được nghiên cứu, hướng dẫn cụ thể về nội dung, chương trình, kịch bản (nếu có).
- 100% Các lễ hội trên địa bàn được thống kê đầy đủ, lập quy hoạch theo hướng dẫn;
- Phục dựng lại có chọn lọc các lễ hội, trò chơi, trò diễn dân gian truyền thống tốt đẹp đã thất truyền;
- Bảo tồn có chọn lọc các lễ hội truyền thống có nguy cơ thất truyền;
- Có 50% cán bộ làm công tác văn hóa cơ sở là người dân tộc thiểu số; 70% cán bộ làm công tác văn hóa được tập huấn về công tác quản lý và tổ chức lễ hội ít nhất 01 năm/01 lần.
b) Về chương trình biểu diễn văn hóa nghệ thuật các dân tộc cấp tỉnh, vùng, quốc gia:
- Tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ cấp địa phương, cấp vùng, miền và quốc gia.
- Mỗi huyện, vùng dân tộc thiểu số được hỗ trợ ít nhất 01 loại hình dân ca, dân vũ đặc trưng của dân tộc để bảo tồn, phát triển.
- Cấp tỉnh, vùng: Định kỳ tổ chức giao lưu văn hóa, văn nghệ các cấp: Cấp tỉnh định kỳ 02 năm/01 lần; cấp vùng: Trên cơ sở lựa chọn tiếp tục đầu tư nâng tầm cả về chất và lượng để tham dự chương trình cấp khu vực định kỳ 04 năm/01 lần.
- Cấp Quốc gia: Định kỳ 5 năm/01 lần tổ chức liên hoan văn hóa văn nghệ đồng bào các dân tộc thiểu số với những chương trình đặc sắc nhất.
6.2.2. Giai đoạn 2 (2018-2020):
a) Chương trình hoạt động, lễ hội
- Về cơ bản 100% các lễ hội hoạt động đảm bảo đúng quy định về tổ chức lễ hội.
- Có 60% cán bộ làm công tác văn hóa cơ sở là người dân tộc thiểu số; 80% cán bộ làm công tác văn hóa được tập huấn về công tác quản lý và tổ chức lễ hội ít nhất 01 năm/01 lần.
b) Chương trình hoạt động văn hóa nghệ thuật cấp tỉnh, vùng, quốc gia:
+ Mỗi huyện, vùng dân tộc thiểu số được hỗ trợ ít nhất 02 loại hình dân ca, dân vũ đặc trưng của dân tộc để bảo tồn, phát triển.
+ Về cơ bản các chương trình văn hóa nghệ thuật đặc sắc của đồng bào dân tộc được bảo tồn.
7. Nhiệm vụ trọng tâm của Dự án:
- Khu vực đồng bào dân tộc thiểu số có dân số dưới 10.000 người, đặc biệt là khu vực tái định cư cần được tập trung đầu tư theo Quyết định phê duyệt Đề án số 1270/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2011 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt.
- Các chương trình hoạt động lễ hội, biểu diễn văn hóa nghệ thuật gắn kết chặt chẽ với phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo phù hợp từng dân tộc, từng vùng, khai thác và bảo tồn các nét đặc trưng của lễ hội văn hóa dân tộc truyền thống, hạn chế tối đa tính hình thức.
- Đặc biệt ưu tiên các loại hình biểu diễn văn hóa nghệ thuật truyền thống đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số của từng vùng, miền có nguy cơ bị thất truyền.
- Từng bước nâng cao chất lượng các chương trình hoạt động: lễ hội và biểu diễn văn hóa nghệ thuật đặc sắc các dân tộc, gắn kết chặt chẽ với du lịch để phát triển kinh tế - xã hội.
- Xây dựng đồng bộ và phát huy tốt vai trò của các thiết chế văn hóa cơ sở nhằm phục vụ hiệu quả cho hoạt động biểu diễn văn hóa nghệ thuật các dân tộc.
a) Về chính sách
- Xây dựng cơ chế chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo tồn và phát triển các giá trị của di tích, lễ hội và hoạt động văn hóa nghệ thuật truyền thống, phù hợp với chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước, phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng của người dân.
b) Về tổ chức quản lý
- Thực hiện tốt công tác kiểm kê, lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể tại địa phương một cách khoa học và có hệ thống thông qua việc tư liệu hóa, vật thể hóa hệ thống di sản văn hóa nhằm nhận diện và xác định mức độ tồn tại, giá trị và sức sống của từng loại di sản văn hóa trong cộng đồng trên cơ sở đó đề xuất phương án bảo tồn, phát huy một cách hiệu quả.
- Nâng cao vai trò quản lý, định hướng của nhà nước, đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nhân dân tham gia bảo vệ di sản văn hóa, gắn hoạt động văn hóa dân tộc trong công tác, xây dựng đời sống văn hóa. Trong đó cần chú trọng đến nguyên tắc “bảo tồn sống” tức là bảo tồn các loại hình văn hóa phi vật thể ngay chính trong đời sống cộng đồng. Có chính sách, chế độ thích đáng cho các nghệ nhân tài giỏi, những cá nhân và gia đình có công sức giữ gìn tài sản văn hóa dân tộc.
- Nghiên cứu, sưu tầm, phục hội nâng cao các làn điệu dân ca, dân vũ của đồng bào các dân tộc để đáp ứng nhu cầu thực tế; xây dựng các tổ, đội văn nghệ truyền thống, nhân rộng các mô hình điểm và tiến tới hướng dẫn con em người dân tộc biết sử dụng các nhạc cụ cổ truyền dân tộc. Phát động việc sáng tác các bài hát, điệu múa cho đồng bào sử dụng trong các buổi lễ, ngày hội, mừng được mùa nhằm từng bước thay thế những phong tục tập quán lạc hậu.
- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ ở địa phương, có kế hoạch sử dụng các học sinh, sinh viên dân tộc được đào tạo cơ bản ở các trường chuyên nghiệp đã tốt nghiệp ra trường để họ được về phục địa phương và dân tộc mình.
- Ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, giao lưu, hợp tác với các địa phương trong và ngoài nước trong hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc.
c) Nghiên cứu khoa học, tư liệu hóa, xuất bản ấn phẩm
- Nghiên cứu khoa học để bổ sung tư liệu, sưu tầm những tư liệu quý hiếm về lễ hội, các làn điệu dân ca, dân vũ hiện đang còn nằm trong đời sống nhân dân các dân tộc và đang đứng trước nguy cơ mai một, thất truyền, những tư liệu này cần được bảo tồn.
d) Giải pháp về tài chính
- Sử dụng ngân sách nhà nước:
Thứ nhất, đầu tư kinh phí tu bổ cải tạo quần thể khu di tích cả về không gian thiêng của khu di tích, khu trung tâm lễ hội, đường hành lễ, các Đền thờ, chùa và nội tự các đồ thờ tự bên trong của khu di tích và khu dịch vụ phục vụ du khách.
Thứ hai, đầu tư kinh phí phục dựng bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của lễ hội. Đầu tư bảo tồn nghi thức trình thức tổ chức lễ hội như lễ dâng hương tưởng niệm, đầu tư phục dựng và bảo tồn những tín ngưỡng dân gian gắn với nhân vật thờ tự...các lễ hội và các trò chơi, trò diễn dân gian liên quan đến giá trị văn hóa truyền thống cả về nội dung và hình thức tạo thêm kho tàng phong phú cho lễ hội.
Thứ ba, đầu tư các cơ sở hạ tầng du lịch phục vụ du khách trong và ngoài nước thăm quan lễ hội, biểu diễn văn hóa, văn nghệ.
Thứ tư, đầu tư khôi phục các hoạt động văn hóa nghệ thuật truyền thống; có chính sách đối với nghệ nhân để truyền dạy cho các thế hệ trẻ.
- Ngân sách từ nguồn xã hội hóa:
Phát huy vai trò chủ thể của nhân dân trong tổ chức lễ hội, khuyến khích sự tham gia đóng góp về vật chất cũng như những sáng tạo văn hóa, văn nghệ quần chúng trở thành nguồn lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi địa phương, của từng vùng miền và của cả nước.
- Tạo nguồn thu về phát triển du lịch:
Giải quyết tốt mối quan hệ giữa văn hóa và kinh tế trong tổ chức lễ hội, không vì khai thác nguồn lợi kinh tế mà làm sai lệch bản chất và nội dung của lễ hội.
- Nâng cao đời sống kinh tế cho cộng đồng cư dân vùng có lễ hội:
Đảm bảo lợi ích cá nhân gắn với lợi ích cộng đồng trong việc tham gia các hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa tại lễ hội.
đ) Về cơ sở vật chất phục vụ lễ hội
Bảo tồn, tôn tạo các nơi thờ tự, khu di tích danh thắng tương xứng với quy mô phù hợp sự phát triển của mỗi lễ hội.
Mở rộng không gian lễ hội, xây dựng những công trình gắn với niềm tin và truyền thuyết của cộng đồng. Các công trình phải có kiến trúc hài hòa, tôn nghiêm, bề thế, không manh mún, lạc lõng với không gian thiêng của lễ hội.
Đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ khách du lịch trong nước và Quốc tế, cải tạo nâng cấp các công trình đã có, xây mới những công trình đáp ứng nhu cầu dịch vụ chất lượng cao và lượng du khách ngày càng tăng.
e) Khai thác các trò chơi, trò diễn, văn hóa nghệ thuật truyền thống kết hợp bổ sung các hoạt động văn hóa mới, hình thành tập quán mới làm phong phú nội dung
- Tập trung nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa nghệ thuật theo định hướng: Bảo tồn có chọn lọc các giá trị văn hóa truyền thống, loại bỏ dần các yếu tố lạc hậu, xây dựng bổ sung thêm các yếu tố mới phù hợp. Nghiên cứu đưa vào lễ hội một số trò chơi, trò diễn dân gian phù hợp nhằm tạo nên sức sống mới cho các hoạt động văn hóa nghệ thuật.
Tùy thuộc vào không gian khu vực tổ chức và điều kiện kinh phí và nhu cầu của nhân dân địa phương tổ chức một số chương trình hoạt động như: Biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp và nghệ thuật quần chúng, tổ chức các hoạt động thể dục thể thao truyền thống và hiện đại, tổ chức các hội thi, hội diễn, hội trại... Trong phần hội nên chú trọng tổ chức các hoạt động văn hóa dân gian truyền thống đặc trưng, chú trọng khai thác các hoạt động dân gian, trò diễn và các hoạt động văn hóa truyền thống đặc trưng mang đậm bản sắc văn hóa của từng địa phương, vùng miền, khu vực, qua đó truyền dạy cho các thế hệ trẻ hôm nay niềm tự hào, lòng biết ơn đối với những lớp người đi trước. Các hoạt động văn hóa tham gia lễ hội phải được chuẩn bị chu đáo, nội dung chương trình hấp dẫn, văn minh lịch sự, lành mạnh có khả năng thu hút công chúng.
g) Nâng cao năng lực tổ chức hoạt động biểu diễn văn hóa, nghệ thuật cho cán bộ làm công tác văn hóa ở cơ sở
- Kỹ năng xây dựng chương trình biểu diễn văn nghệ.
Tổ chức hội thi, hội diễn dân ca các dân tộc thiểu số cấp tỉnh, vùng miền và cấp quốc gia.
- Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước và có chuyên môn, có kinh nghiệm thực tiễn, hiểu về quản lý tổ chức hoạt động lễ hội, dần tạo phong cách chuyên nghiệp trong trình diễn các sinh hoạt văn hóa dân gian cho các chuyên gia và cán bộ chuyên môn nghiệp vụ. Có kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về các văn bản luật, pháp lệnh và văn bản dưới luật về hoạt động lễ hội và nâng cao trình độ tổ chức quản lý điều hành tổ chức lễ hội cho đội ngũ cán bộ văn hóa cơ sở đặc biệt là cán bộ trực tiếp quản lý di tích và tổ chức lễ hội.
Nguồn vốn thực hiện Dự án thực hiện theo Quyết định số 1270/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27 tháng 7 năm 2011 về bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020.
Điều 2. Giao Cục Văn hóa cơ sở, Vụ Văn hóa Dân tộc, Vụ Kế hoạch, Tài chính chủ trì phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan triển khai thực hiện Dự án.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính, Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở, Thủ thưởng các đơn vị và Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Quyết định 3508/QĐ-BVHTTDL năm 2013 phê duyệt Dự án Bảo tồn khẩn cấp và hỗ trợ, tăng cường năng lực bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc, bài trừ hủ tục ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (thuộc Đề án "Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020" theo Quyết định 1270/QĐ-TTg) do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 2Kế hoạch 2318/KH-BVHTTDL năm 2015 xây dựng Dự án “Bảo tồn, phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số có số dân dưới 1000 người: Si La, Pu Péo, Rơ Măm, B’ râu, Ơ Đu” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 3Chỉ thị 04/CT-BVHTTDL về tăng cường công tác quản lý, tổ chức và thực hiện nếp sống văn minh trong hoạt động lễ hội năm 2016 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 4Quyết định 2723/QĐ-BVHTTDL năm 2016 phê duyệt Dự án “Gắn kết phát triển kinh tế và bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số” do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 5Thông tư 17/2016/TT-BKHCN quy định quản lý thực hiện Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 6Công văn 4383/BVHTTDL-VHDT năm 2016 phối hợp khảo sát, điều tra thực trạng văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 7Quyết định 3694/QĐ-BVHTTDL năm 2016 về giao nhiệm vụ xây dựng Đề án tổ chức hoạt động biểu diễn nghệ thuật do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 8Kế hoạch 4282/KH-BVHTTDL năm 2016 khảo sát, điều tra thực trạng văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam do Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch ban hành
- 9Công văn 5865/VPCP-KGVX năm 2017 về thời hạn giấy phép cấp cho chương trình ca, múa, nhạc và chương trình sân khấu do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 1Quyết định 581/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 1270/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Đề án Bảo tồn, phát triển văn hóa dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Nghị định 76/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- 4Quyết định 3508/QĐ-BVHTTDL năm 2013 phê duyệt Dự án Bảo tồn khẩn cấp và hỗ trợ, tăng cường năng lực bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc, bài trừ hủ tục ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (thuộc Đề án "Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020" theo Quyết định 1270/QĐ-TTg) do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 5Kế hoạch 2318/KH-BVHTTDL năm 2015 xây dựng Dự án “Bảo tồn, phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số có số dân dưới 1000 người: Si La, Pu Péo, Rơ Măm, B’ râu, Ơ Đu” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 6Chỉ thị 04/CT-BVHTTDL về tăng cường công tác quản lý, tổ chức và thực hiện nếp sống văn minh trong hoạt động lễ hội năm 2016 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 7Quyết định 2723/QĐ-BVHTTDL năm 2016 phê duyệt Dự án “Gắn kết phát triển kinh tế và bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số” do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 8Thông tư 17/2016/TT-BKHCN quy định quản lý thực hiện Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 9Công văn 4383/BVHTTDL-VHDT năm 2016 phối hợp khảo sát, điều tra thực trạng văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 10Quyết định 3694/QĐ-BVHTTDL năm 2016 về giao nhiệm vụ xây dựng Đề án tổ chức hoạt động biểu diễn nghệ thuật do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 11Kế hoạch 4282/KH-BVHTTDL năm 2016 khảo sát, điều tra thực trạng văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam do Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch ban hành
- 12Công văn 5865/VPCP-KGVX năm 2017 về thời hạn giấy phép cấp cho chương trình ca, múa, nhạc và chương trình sân khấu do Văn phòng Chính phủ ban hành
Quyết định 3965/QĐ-BVHTTDL năm 2015 phê duyệt Dự án Chương trình hoạt động lễ hội và biểu diễn văn hóa nghệ thuật các dân tộc cấp tỉnh, vùng và quốc gia giai đoạn 2015-2020 (thuộc Đề án Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020 theo Quyết định 1270/QĐ-TTg) do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- Số hiệu: 3965/QĐ-BVHTTDL
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 16/11/2015
- Nơi ban hành: Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch
- Người ký: Huỳnh Vĩnh Ái
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 16/11/2015
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực