Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 396/QĐ-UBND

Gia Lai, ngày 14 tháng 07 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH PHƯƠNG ÁN PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI GIAI ĐOẠN 2015-2020
(Có tính đến tình hung ng pvới bão mạnh, siêu bão)

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn c Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003;

Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13 ngày 19/6/2013;

Căn cứ Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04/7/2014 của Chính phủ về Quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng chống thiên tai;

Căn cứ Quyết định số 1041/QĐ-TTg ngày 24/6/2014 của Thủ tướng chính phủ v phê duyệt Đề án Quy hoạch tng th lĩnh vực ứng phó với sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 của Thng Chính phủ Quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai;

Căn cứ Quyết định số 46/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về dự báo, cnh báo và truyền tin thiên tai;

Căn c Quyết định số 224/QĐ-TTg ngày 12/02/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Quy hoạch tng thể lĩnh vực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2020;

Theo Thông báo số 410/TB-VPCP ngày 13/10/2014 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại Hội nghị trực tuyến v ứng phó với bão mạnh, siêu bão;

Theo Văn bản s 274/PCLBTW ngày 06/12/2014 của Ban Ch đạo phòng chng lụt bão Trung ương (nay là Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chng thiên tai) về rà soát, xây dựng phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh) tại Tờ trình số 80/TTr-SNN ngày 25/5/2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Phương án Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2015-2020 (có tính đến tình huống ứng phó với bão mạnh, siêu bão).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 649/QĐ-BCĐ-PCLB ngày 05/10/2011 của Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Gia Lai.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, các thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Ban chỉ đạo TW về PCTT (b/c);
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (b/c)
- Thường trực Tỉnh uỷ (b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (b/c);
- Cục Phòng chống thiên tai-Bộ NN&PTNT
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Thường trực BCH PCTT&TKCN tỉnh;
- Các Phó CVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KTTH, VHXH, CNXD, NC, NL.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CH TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đào Xuân Liên

 

PHƯƠNG ÁN

PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI GIAI ĐOẠN 2015-2020 (CÓ TÍNH ĐẾN TÌNH HUỐNG ỨNG PHÓ VỚI BÃO MẠNH, SIÊU BÃO)
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 396/QĐ-UBND ngày 14/7/2015 của UBND tỉnh Gia Lai).

Phần I

TÌNH HÌNH CHUNG

I. Đặc thêm vị trí địa lý:

Gia Lai là tỉnh nằm ở khu vực phía Bắc Tây Nguyên, có tổng diện tích tự nhiên 15.536,9 km2, độ cao trung bình so với mặt biển từ 800-900 m; phía Bắc giáp tỉnh Kon Tum, phía Nam giáp tỉnh Đăk Lăk, phía Đông giáp tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên, phía Tây giáp tỉnh Ratanakiri (Campuchia) với đường biên giới chạy dài khoảng 90 km và có Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh. Giới hạn tọa độ địa lý trong khoảng 12°58’00” đến 14°37’00 vĩ độ Bắc, 107°27’30” đến 108°35’00 độ kinh Đông.

Trên địa bàn tỉnh có 03 hệ thống sông lớn chảy qua và nằm phân bố khá đều trên toàn tỉnh (Phía Tây-Tây Bắc là hạ lưu các dòng nhánh phía tả sông Sê San; phía Tây-Tây Nam là các sông Ia Đrăng, Ia Lốp thuộc hệ thống lưu vực sông Srêpôk; phía Đông-Đông Nam của tỉnh là hệ thống sông Ba), có diện tích lưu vực 13.900 km2, trong đó 11.450 km2 thuộc, tỉnh Gia Lai. Các nhánh sông dài, mùa mưa nước sông dâng cao, lưu tốc dòng chảy lớn.

Toàn tỉnh có 150 hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện các loại, trong đó có các hồ chứa nước lớn như Ya Ly, Ayun Hạ, Sê San 4, Ia M'La, Plei Pai, Biển hồ. Các hồ chứa thủy lợi, thủy điện cấp nước phục vụ sản xuất điện, sản xuất nông nghiệp, phục vụ nhu cầu nước cho dân sinh và các ngành kinh tế khác.

Về giao thông đường bộ có đường Hồ Chí Minh chạy qua nối với các tỉnh Tây Nguyên, đường Đông Trường sơn, đường Quốc lộ 19, Quốc lộ 14, Quốc lộ 25, Quốc lộ 14C; ngoài ra còn các tỉnh lộ như: 661, 662, 663, 664, 665, 666, 667, 668, 669, 670, 670B và hệ thống đường liên xã. Về hàng không có Sân bay PleiKu đi Hà nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại.

II. Đặc điểm thời tiết, khí hậu:

Gia Lai có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng mang nhiều nét đặc thù của vùng Tây Nguyên và chia làm hai mùa rõ rệt: Khu vực phía Tây và Trung tâm tỉnh mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Khu vực phía Đông và Đông Nam tỉnh mùa mưa bắt đầu từ tháng 6 kết thúc tháng 11, mùa khô bắt đầu từ tháng 12 và kết thúc vào tháng 5 năm sau.

- Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình cả năm dao động trong khoảng 23-24°C và có sự khác biệt giữa nhiệt độ trung bình các tháng mùa hè và các tháng mùa đông (khoảng 5-6°C)

- Độ ẩm: độ ẩm không khí trung bình hàng năm dao động trong khoảng 81-82%. Đặc trưng này cũng có sự khác biệt giữa các tháng trong năm và giữa các vùng trong tỉnh.

- Lượng mưa: tổng lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1600 -1700mm; trong đó tổng lượng mưa trong mùa mưa chiếm khoảng 80% tổng lượng mưa năm. Các tháng 7, 8, 9 là những tháng mưa nhiều (chiếm trên 50% tổng lượng mưa năm) và các tháng 1, 2, 3 là những tháng ít mưa (hầu như không mưa).

- Chế độ gió: hướng gió thịnh hành ở Gia Lai thay đổi theo mùa. Mùa đông hướng gió Đông Bắc; Mùa hè hướng gió Tây và Tây Nam.

Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu, diễn biến thiên tai trên địa bàn tỉnh ngày càng phức tạp. Ảnh hưởng của thiên tai đang có chiều hướng tăng lên về cường độ, số lượng và mức độ nguy hiểm, mức độ diễn biến bất thường, có xu hướng cực đoan hơn. Tình trạng nắng nóng, khô hạn, mưa đá, lốc xoáy, gió mạnh, bão, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, v.v... bất ngờ và gây thiệt hại đến con người, tài sản của nhà nước và nhân dân.

1. Bão, áp thấp nhiệt đới và lốc xoáy:

Do đặc điểm địa hình là cao nguyên và núi cao, có dãy Trường Sơn chạy ngang qua. Hầu như trên địa bàn tỉnh không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, chủ yếu ảnh hưởng của hoàn lưu các cơn bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào khu vực Duyên hải Miền Trung gây mưa vừa, mưa to đến rất to trên địa bàn tỉnh (cá biệt năm 2009 ảnh hưởng của cơn bão số 9 đã gây gió giật cấp 10 ở khu vực Chư Sê, Đức cơ, Chư Pưh, Pleiku). Lượng mưa/ngày lớn nhất có thể lên trên 300mm (ngày 20/10/1998 mưa tại khu vực thị xã An khê đo được 318,6mm).

2. Lũ và ngp úng:

Lũ là loại hình thiên tai thường xuyên xảy ra nhất ở tỉnh Gia Lai, Tình trạng ngập úng có xảy ra cục bộ một số nơi vùng trũng nhưng không kéo dài, hầu như năm nào cùng xảy ra ở khu vực các huyện Ia Pa, Kông Chro, Chư Prông, Krông Pa và thị xã Ayun Pa. Những năm có lũ là 1998, 2009, 2013 và thời gian ngập kéo dài, gây thiệt hại lớn đến sản xuất nông nghiệp.

3. Lũ quét và sạt l đất:

Những năm gần đây, sự thay đổi của thảm phủ bề mặt lưu vực, nhất là sự thu hẹp nhanh chóng diện tích và mật độ cây rừng, việc đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng như giao thông, thủy lợi, thủy điện, các khu dân cư, phát triển nông nghiệp, v.v... và sự tác động của biến đổi khí hậu đã dẫn đến cường độ mưa tăng mạnh (hiện tượng này đã xuất hiện nhiều so với những năm trước đây). Lũ quét và sạt lở đất xảy ra với xu hướng ngày càng tăng về số lượng và cường độ đã cướp đi sinh mạng của nhiều người, phá hủy tài sản nhà nước, nhân dân và các công trình cơ sở hạ tầng, gây xói mòn, rửa trôi hàng triệu mét khối đất đai, gây hiểm họa thực sự đối với nhân dân, nhất là đối với các các khu dân cư, khu sản xuất ven các sông, suối, sườn dốc, sườn đồi.

4. Bão mạnh, siêu bão:

Tác động của Biến đổi khí hậu dẫn đến xuất hiện bão mạnh, siêu bão với tốc độ gió cấp 14-15 đổ bộ vào các tỉnh ven biển Miền Trung và đi sâu vào đất liền ảnh hưởng đến tỉnh Gia Lai. Đặc biệt cơn bão Ketsana năm 2009, tỉnh Gia Lai có mưa rất to lượng mưa đo được từ 301mm, trên các sông suối đã xuất hiện lũ lịch sử; tại Ayun Pa mực nước đỉnh lũ vượt báo động III 3,63m xuất hiện lúc 15 giờ ngày 3/11/2009 cao hơn lũ lớn nhất trong chuỗi số liệu thực đo (năm 1988) là 0,66m đã gây tình trạng ngập lụt cực kỳ nghiêm trọng ở các địa phương ven sông Ba nhất là huyện Ia Pa, Kông Chro, Phú thiện, Krông Pa từ ngày 02 - 4/11/2009.

Với cường độ mưa rất lớn, gió giật mạnh cấp 12, cấp 13, lũ trên các sông suối vượt trên báo động cấp 3, bão mạnh, siêu bão sẽ gây thiệt hại nặng nề về người, nhà cửa, phá hủy công trình cơ sở hạ tầng và sản xuất của nhân dân.

III. Một số khu vực xung yếu trên địa bàn tỉnh thường xảy ra ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất:

Qua kiểm tra hiện trạng các khu dân cư, hệ thống công trình giao thông, thủy lợi, các khu vực xung yếu, trọng điểm trên địa bàn tỉnh thường xảy ra lũ lụt, sạt lở đất (cụ thể có Phụ lục 01 chi tiết kèm theo).

Phần II

PHƯƠNG ÁN PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN

(Có tính đến tình huống ứng phó với bão mạnh, siêu bão)

I. Mục đích, yêu cầu:

1. Mục đích:

Chủ động ứng phó với mọi diễn biến của thiên tai. Hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản, các công trình hạ tầng do thiên tai gây ra. Kịp thời di dời, sơ tán dân, tài sản ở khu vực xung yếu (vùng có nguy cơ cao về thiên tai) đến nơi an toàn, bảo đảm tính mạng người dân đến nơi sơ tán.

2. Yêu cầu:

- Chuẩn bị tốt và chu đáo theo phương châm “4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư, phương tiện, kinh phí tại chỗ; hậu cần tại chỗ); và “3 sẵn sàng" (chủ động phòng tránh; đối phó kịp thời; khắc phục khẩn trương và có hiệu quả).

- Các cấp, các ngành, đoàn thể và các đơn vị liên quan cần phải phát huy cao tinh thần trách nhiệm: Quán triệt phòng tránh thiên tai là chính với tinh thần chủ động, linh hoạt sáng tạo trong việc xây dựng phương án, kế hoạch và tổ chức thực hiện ứng phó với thiên tai.

- Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo thường xuyên, định kỳ về Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh (theo Quyết định số 516/QĐ-UBND ngày 04/9/2014 của UBND tỉnh về việc thành lập Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Gia Lai).

- Người dân nghiêm chỉnh chấp hành các mệnh lệnh, hướng dẫn, cảnh báo của chính quyền, cơ quan chức năng trong suốt thời gian từ trước, trong và sau khi xảy ra thiên tai; đồng thời chủ động, tự giác tham gia cùng chính quyền địa phương trong công tác phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.

- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức về các loại hình thiên tai để chủ động ứng phó với thiên tai.

- Đối với bão mạnh, siêu bão: Ngoài những yêu cầu trên, cần phải triển khai các nội dung sau:

+ Thành lập đoàn tổ chức kiểm tra phương án “4 tại chỗ”"3 sẵn sàng" tại các huyện, thị xã, thành phố, các công trình trọng điểm, khu vực xung yếu.

+ Các sở, ban ngành, chính quyền các cấp tổ chức trực 24/24 giờ triển khai công tác ứng phó với bão mạnh, siêu bão theo phương án đã phê duyệt.

+ Duy trì chế độ thông tin, thường xuyên, liên tục giữa Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh với Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp và chính quyền địa phương.

+ Tăng cường công tác thông tin và truyền thông liên tục bằng các phương tiện thông tin đại chúng tới nhân dân các vùng dễ bị ảnh hưởng được biết, để chủ động phòng chống, ứng phó bão mạnh, siêu bão theo quy định.

II. Phương án ứng phó thiên tai:

1. Xử lý thông tin thiên tai:

- Khi nhận được thông tin dự báo và cảnh báo về thiên tai từ các cơ quan chức năng, UBND tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh ra văn bản chỉ đạo kịp thời hoặc-tổ chức cuộc họp khẩn cấp bàn triển khai Phương án phòng chống, ứng phó với thiên tai, đặc biệt là bão, lũ.

- Phân công các thành viên Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh phụ trách từng địa bàn, chủ động phối hợp với UBND và Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các huyện, thị xã, thành phố để kịp thời chỉ đạo ứng phó với các tình huống thiên tai, bão, lũ xảy ra.

- Tổ chức trực ban 24/24 giờ, thường xuyên theo dõi tình hình, diễn biến thiên tai. Tiếp nhận các văn bản chỉ đạo (Công điện, Chỉ thị, mệnh lệnh, thông báo...) của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, Chi cục Phòng chống thiên tai Khu vực Miền Trung và Tây Nguyên; nắm bắt chặt chẽ diễn biến thiên tai, mực nước các hồ chứa thủy điện, thuỷ lợi trên sông Ba, sông Sê San, Sêrêpôk để truyền đạt và thông tin kịp thời những diễn biến thiên tai, các văn bản chỉ đạo điều hành đến các địa phương, cơ quan, đơn vị và nhân dân biết để chủ động phòng tránh.

- Các thành viên Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp (tỉnh, huyện, xã) và các sở, ban, ngành liên quan thường xuyên cập nhật vào trang điện tử www.gialai.gov.vn (3 giờ/lần) để nắm bắt tình hình và thực hiện các văn bản chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, đồng thời gửi báo cáo nhanh về diễn biến tình hình thiên tai của các địa phương, đơn vị qua địa chỉ email: ccthuyloitsgialai@gmail.com, máy fax: 0593.826173; 0593.872749.

- Chỉ đạo các cấp, các ngành bố trí lực lượng kiểm soát chặt chẽ, đồng thời cắm các biển báo tại các khu vực nguy hiểm như: các ngầm qua sông suối, tuyến đường thường bị ngập sâu, nguy cơ sạt lở..., tổ chức phân luồng, hướng dẫn giao thông, quản lý chặt chẽ phương tiện qua lại các điểm xung yếu nêu trên; đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người và các phương tiện giao thông qua lại khi có thiên tai xảy ra.

- Đảm bảo giữ vững thông tin liên lạc giữa Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh với Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các huyện, thị xã, thành phố và các sở, ban, ngành đặc biệt là các đơn vị ứng trực ở các khu vực bị ảnh hưởng thiên tai để phục vụ tốt công tác chỉ đạo, điều hành phòng, chống và ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

- Thực hiện cơ chế chỉ huy tập trung, trong đó Trưởng ban là Chủ tịch UBND các cấp và các thành viên Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp; hàng năm phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên Ban Chỉ huy phụ trách từng địa bàn trọng điểm thường bị ảnh hưởng nhằm nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành của Ban Chỉ huy trong công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

- Hàng năm, rà soát, thống kê số lượng các hộ dân nằm trong vùng nguy hiểm (vùng thấp trũng, vùng ven sông suối, vùng có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, vùng hạ lưu các hồ chứa thủy điện, thủy lợi lớn đã được xác định trong phương án, v.v...) cần phải sơ tán di dời, bố trí địa điểm di dời đến nơi an toàn (các trường học, trụ sở làm việc, nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng kiên cố...). Kiên quyết di dời các hộ dân nằm trong các khu vực nguy hiểm cố tình không chịu di dời, áp dụng biện pháp cưỡng chế khi thiên tai nguy hiểm đe dọa đến tính mạng người dân.

- Chỉ đạo vận chuyển vật tư (rọ thép, đá hộc, nhà bạt, xuồng cứu nạn, phao cứu sinh...), phương tiện, máy móc túc trực tại các điểm thường xuyên xảy ra thiên tai, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất... để triển khai ngay công tác ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.

- Huy động các lực lượng (Quân đội, Công an, Dân quân tự vệ, Thanh niên...) khẩn cấp sơ tán người, tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm không để xảy ra thương vong trong thiên tai; hướng dẫn, hỗ trợ người dân chằng, chống nhà cửa, dự trữ lương thực, thực phẩm, nước uống (đặc biệt đối với các vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi lũ quét, sạt lở đất, chia cắt khi có lũ, bão).

- Lực lượng Công an, Dân quân tự vệ, Thanh niên xung kích phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức bảo vệ tốt an ninh trật tự và an toàn xã hội trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố, vùng bị ảnh hưởng bởi thiên tai.

- Đối với bão mạnh, siêu bão ngoài thực hiện theo các nội dung trên cần thực hiện các nội dung sau:

+ Tăng thời lượng phát sóng, đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng về tình hình diễn biến của bão mạnh, siêu bão và công tác chỉ đạo, ứng phó của Trung ương và của tỉnh để các địa phương, nhân dân biết, chủ động phòng, tránh.

+ UBND tỉnh, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh tổ chức cuộc họp khẩn cấp để bàn triển khai phương án phòng chống, ứng phó với bão mạnh, siêu bão (thời gian thực hiện trước 24 giờ trước khi bão ảnh hưởng đến đất liền).

+ Toàn bộ lực lượng vũ trang, xung kích, dân sự trên địa bàn tỉnh có phương án đảm bảo an toàn cho bản thân lực lượng và sẵn sàng nhận lệnh huy động ứng cứu khi có yêu cầu.

+ Các cấp, các ngành triển khai tổ chức triển khai phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Dự kiến tình huống thiên tai và biện pháp xử lý:

a) Tình huống ngập lụt do x lũ các hồ chứa thủy lợi, thủy điện: (chuẩn bị trước khi bắt đầu vào mùa mưa lũ hàng năm, các chủ đập và chính quyền địa phương xây dựng phương án cụ thể để thực hiện).

- Tình huống: xảy ra mưa to đến rất to, xuất hiện lũ, lũ lớn, lũ lịch sử, các hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện đồng loạt xả lũ hồ chứa và có khả năng gây ra ngập lũ, ngập lụt cho vùng hạ du đập thủy lợi, thủy điện hoặc sự cố vỡ đập.

- Dự kiến địa điểm sơ tán, đường ứng cứu, đường sơ tán, công tác chuẩn bị vật chất, trang thiết bị, phương tiện sơ tán:

+ Xác định khu vực có khả năng ngập lũ, lụt cần sơ tán; thống kê số lượng người cần sơ tán;

+ Chuẩn bị đường ứng cứu, đường sơ tán, trang thiết bị, phương tiện sơ tán (Phương tiện sơ tán chủ yếu do người dân tự túc như xe máy, xe đạp, công nông; huy động của các đơn vị lực lượng vũ trang trên địa bàn hoặc xe tải, xe khách của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân; phương tiện của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và TKCN các cấp như áo phao, phao cứu sinh, xuồng, canô....);

+ Chuẩn bị địa điểm sơ tán, di dời dân đến nơi an toàn: tận dụng cơ sở vật chất hiện có như trường học, cơ quan, nhà văn hóa, v.v... ở những nơi khô ráo, an toàn;

+ Chuẩn bị vật tư, lương thực, thực phẩm, nước uống, chăn màn, máy phát điện, đèn thắp sáng, thuốc y tế để đảm bảo phục vụ tốt nhất cho nhân dân (tuyệt đối không để nhân dân đói, rét, bệnh).

- Phương tiện thông tin: Còi báo động, hệ thống loa truyền thanh, điện thoại bàn, điện thoại di động, máy fax; hệ thống thông tin liên lạc hữu tuyến của Quân đội, Công an, đơn vị chủ đập; mạng Internet; Đài phát thanh và Truyền hình: đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt trong quá trình ứng phó (trước, trong khi thiên tai, sự cố xảy ra).

- Thẩm quyền quyết định sơ tán: Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN các cấp (Chủ tịch UBND các cấp) ra lệnh sơ tán, di dời dân theo thẩm quyền.

- Quy định hiệu lệnh báo động: Thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

- Lực lượng tham gia ứng phó với tình huống ngập lụt do xả lũ các hồ chứa thủy lợi, thủy điện; Từng chủ đập thủy điện, thủy lợi và chính quyền địa phương có phương án cụ thể, chuẩn bị sẵn sàng ứng phó khi có tình huống xảy ra.

b) Tình huống xảy ra s cố các tuyến đường giao thông:

- Tình huống: Mưa to, đến rất to kéo dài (với lượng mưa trên 100 mm) mực nước các sông suối trên mức báo động cấp 3, nước lũ về nhanh cuốn theo cây cối, bùn đất gây ngập lụt, tắc nghẽn làm giảm khả năng thoát lũ của các cầu, cống; làm sạt lở taluy âm, dương tại các điểm xung yếu; các cống, ngầm, tràn bị sạt lở, cuốn trôi, chia cắt giao thông.

- Biện pháp xử lý: Sở Giao thông vận tải chủ trì phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các đơn vị quản lý, bảo trì đường bộ trên địa bàn tỉnh:

+ Bố trí cán bộ quản lý và lực lượng tuần đường ứng trực 24/24 giờ tại công trình và đoạn đường có khả năng xảy ra sự cố, thường xuyên liên lạc báo cáo sự cố xảy ra với cán bộ lãnh đạo trực tiếp xử lý thông tin, báo cáo UBND tỉnh và Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và TKCN tỉnh về diễn biến tình hình do thiên tai gây ra để chỉ đạo ứng phó.

- Để đảm bảo an toàn cho người và các phương tiện giao thông trong khu vực xảy ra thiên tai, các cơ quan chức năng địa phương tổ chức cán bộ, công nhân túc trực thường xuyên tại các điểm xảy ra sự cố, lắp đặt các biển cảnh báo; phối hợp với chính quyền địa phương, lực lượng Công an thành lập các tổ, đội túc trực phân luồng, hướng dẫn xe lưu thông để tránh xảy ra tai nạn tại các điểm trên; nghiêm cấm không cho người và phương tiện qua lại nếu không đảm bảo an toàn.

- Huy động vật tư, nhân lực tại chỗ (các Hạt quản lý đường bộ), xe vận chuyển, máy đào, máy ủi và các thiết bị phòng hộ, nhà bạt, phao cứu sinh các loại, cùng với vật tư hiện có như dầm cầu thép dự phòng, rọ thép, đá hộc, cây, cọc, bao đất, vải bạt... để xử lý gia cố các điểm bị xói lở, thu dọn đất, đá giải phóng lòng đường; làm đường tránh mới, lắp dựng cầu tạm (nếu cần thiết) để đảm bảo cho người và các phương tiện lưu thông trong thời gian sớm nhất.

- Trường hợp sự cố vượt quá khả năng xử lý của đơn vị, phải có văn bản báo cáo nhanh hoặc điện thoại trực tiếp cho Lãnh đạo UBND tỉnh, Trưởng ban Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN tỉnh để huy động cán bộ, chiến sỹ từ các đơn vị đóng quân gần khu vực đến ứng cứu tại các vị trí xảy ra sự cố.

- Khi xảy ra trường hợp bão mạnh, siêu bão phá hủy hàng loạt cây xanh đường phố, nhiều tuyến đường giao thông bị chia cắt thì chính quyền địa phương, Sở Giao thông Vận tải, các đơn vị quản lý, bảo trì đường bộ trên địa bàn tỉnh huy động ngay toàn bộ lực lượng tại Hạt quản lý đường bộ cùng vật tư, phương tiện, máy móc để phối hợp với các địa phương, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão mạnh, siêu bão gây ra. Đồng thời báo cáo trực tiếp Lãnh đạo UBND tỉnh, Trưởng ban Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN tỉnh để huy động cán bộ, chiến sỹ đóng trên địa bàn tỉnh tham gia phân luồng, hướng dẫn xe lưu thông, giữ vững an ninh trật tự nơi xảy ra sự cố. Khẩn trương khắc phục tạm các tuyến đường (làm cầu tạm, đường tránh, thu dọn cây xanh đổ ngã, đất bồi lắp, lắp đặt biển cảnh báo nguy hiểm …..) để đảm bảo giao thông thông suốt trong thời gian sớm nhất.

c) Tình huống xảy ra ngập lũ, cô lập, chia ct các khu vực dân cư:

- Tình huống: Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, bão, bão mạnh, siêu bão gây mưa to đến rất to kéo dài, mực nước các sông suối trên mức báo động 2, các hồ thủy lợi, thủy điện xả lũ đồng loạt gây ngập lũ trên diện rộng.

- Biện pháp xử lý: UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức trực ban 24/24 giờ, thường xuyên theo dõi tình hình, diễn biến thời tiết và kịp thời thông tin hướng dẫn nhân dân chủ động ứng phó; chỉ đạo các phòng ban chức năng của địa phương bố trí lực lượng kiểm soát chặt chẽ, đồng thời cắm các biển báo tại các khu vực nguy hiểm có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất để nhân dân biết, phòng tránh; tổ chức sơ tán các hộ dân nằm trong vùng nguy hiểm (vùng thấp trũng, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất) và di dời đến nơi an toàn (các trường học, trụ sở làm việc, nhà văn hóa kiên cố...); kiên quyết di dời các hộ dân nằm trong các khu vực nguy hiểm cố tình không chịu di dời, áp dụng biện pháp cưỡng chế khi có thiên tai nguy hiểm đang đe dọa đến tính mạng người dân; tập kết vật tư dự phòng (rọ thép, đá hộc, nhà bạt, phao cứu sinh các loại...) tại các địa bàn trọng điểm, khu vực xung yếu, huy động lực lượng thanh niên xung kích, dân quân địa phương..., cùng với phương tiện máy móc túc trực tại các điểm thường xuyên xảy ra lũ quét, sạt lở đất để triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ. Tập trung cho công tác cứu người trong các nhà bị sập, khu vực bị sạt lở...; khi mức độ thiệt hại do thiên tai gây ra vượt quá khả năng của địa phương thì UBND hoặc Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và TKCN các huyện, thị xã, thành phố báo cáo nhanh về UBND tỉnh, Trưởng ban Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN tỉnh đê điều động phương tiện, lực lượng tham gia ứng phó, cứu hộ, cứu nạn.

- Khi có bão mạnh, siêu bão: Các huyện, thị xã, thành phố triển khai ngay phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão tại các địa phương. Trường hợp bão mạnh, siêu bão gây ra ngập lũ, lũ quét, sạt lở đất ở nhiều khu vực, nhiều khu dân cư sinh sống trên địa bàn các xã (chú ý: Huyện Chư Prông, Đăk Đoa; các xã ven sông Ba và các sông suối lớn thuộc các huyện Phú Thiện, Ia Pa, Kông Chro, Krông Pa...) thì UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động sơ tán dân cư các khu vực không đảm bảo an toàn trước khi có bão mạnh, siêu bão xảy ra. Đồng thời báo cáo trực tiếp Lãnh đạo UBND tỉnh, Trưởng ban Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN tỉnh để huy động cán bộ, chiến sỹ đóng trên địa bàn tỉnh tham gia cứu hộ người, tài sản, công trình, đảm bảo an ninh trật tự xã hội, khắc phục các sự cố do bão mạnh, siêu bão gây ra, viện trợ lương thực, thực phẩm, hàng cứu trợ cho các xã bị cô lập, chia cắt... đảm bảo không để người dân bị đói, rét.

d) Tình huống xảy ra mưa lũ sau bão:

- Tình huống: Ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, bão gây mưa lớn, nhiều sông suối có độ dốc lớn, nhiều công trình hồ đập thủy lợi, thủy điện vừa và nhỏ, các tuyến đường giao thông đặc biệt là đường liên xã, giao thông nông thôn chưa được đầu tư xây dựng kiên cố, qua sóng, suối bằng các công trình như ngầm, tràn, cầu treo dân sinh...

- Biện pháp xử lý: Chính quyền địa phương, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN cấp huyện, xã chủ động triển khai biện pháp ứng phó, hướng dẫn, không để người dân tự ý đi qua những khu vực sạt lở đất, qua sông suối, ngầm tràn có nguy cư lũ, lũ quét cuốn trôi. Tuyên truyền, hướng dẫn người dân về nguy cơ và cách phòng chống. Tổ chức lực lượng kiểm soát chặt chẽ tại các khu vực bị ngập, ngầm, tràn qua đường để hướng dẫn, cảnh báo người dân, cấm các phương tiện qua lại khi nước lũ dâng cao.

e) Các loại hình thiên tai khác: Các cấp, các ngành chủ động xây dựng phương án cụ thể, chuẩn bị đầy đủ vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhân lực và dự phòng kinh phí với phương châm “4 tại chỗ” để triển khai ứng phó kịp thời, có hiệu quả, tránh để xảy ra thiệt hại về người, giảm thiểu thiệt hại về tài sản của nhà nước và nhân dân do thiên tai gây ra.

3. Công tác khắc phục hu quả thiên tai:

- Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN các cấp (tỉnh, huyện, xã) chủ động triển khai cấp bách các biện pháp khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra như sau:

+ Huy động các đơn vị lực lượng vũ trang, đoàn viên thanh niên, dân quân và các đơn vị liên quan cùng vật tư, phương tiện tại chỗ để kịp thời triển khai công tác khắc phục, cứu hộ, cứu nạn (cụ thể có các phụ lục 3, 4, 5 kèm theo).

+ Tổ chức tìm kiếm người mất tích, cứu chữa người bị thương, mai táng người chết, bố trí nơi ở tạm cho người dân bị mất nhà cửa.

+ Trợ giúp hàng hóa, lương thực, thực phẩm thiết yếu, nước uống, chăm sóc y tế... nhằm đảm bảo điều kiện sinh hoạt, đời sống cho nhân dân.

+ Trong thời gian ngắn nhất phải tổ chức thu dọn cây xanh, cột điện, công trình, thiết bị đổ ngã; sửa chữa trường học, bệnh viện, các công trình bị hư hỏng; đảm bảo giao thông, điện sinh hoạt, viễn thông thông suốt; tiêu độc, khử trùng, vệ sinh môi trường, phòng dịch tại vùng bị ảnh hưởng của thiên tai.

+ Tổ chức lực lượng xung kích, tình nguyện giúp nhân dân khắc phục hậu quả, sửa chữa, xây dựng lại nhà ở trong vùng bị ảnh hưởng của bão, lũ.

+ Tổ chức kiểm tra, thống kê, đánh giá xác định thiệt hại theo quy định và báo cáo cho Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn.

+ Chính quyền địa phương chủ động sử dụng dự phòng ngân sách địa phương để khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra, đồng thời báo cáo lên cấp trên để xem xét, hỗ trợ theo quy định.

4. Nguồn lực ứng phó thiên tai:

- Dự kiến điều động các lực lượng tham gia ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn:

+ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh 4.370 người;

+ Quân khu 5: Lữ 280 là 50 người, Trung đoàn 38 là 300 người, Lữ 368 là 100 người;

+ Binh đoàn 15 là 90 người;

+ Quân đoàn 3: Sư 320 là 200 người, Lữ 273 là 150 người, Lữ 234 là 100 người, Lữ 7 là 50 người;

+ Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh: 80 người;

+ Công an tỉnh 26 người;

+ Các Sở, ban, ngành: Bố trí lực lượng tham gia cứu hộ, cứu nạn khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.

- Đối với bão mạnh, siêu bão: tăng cường thêm các lực lượng (từ các nơi không có bão mạnh, siêu bão; huy động các lực lượng Quân đội đóng quân trên địa bàn tham gia công tác phòng chống, ứng phó và khắc phục hậu quả do bão mạnh, siêu bão gây ra.

(Cụ thể có Phụ lục 3 kèm theo).

5- Dự trữ nhu yếu phẩm, phương tiện, vật tư, trang thiết bị:

- Nhu yếu phẩm cần thiết như lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, xăng, dầu...được dự trữ tại các cửa hàng, trung tâm thương mại, đồng thời vận động nhân dân dự trữ lương thực gạo, mì tôm, nước uống,... tại gia đình đảm bảo dùng trong thời gian từ 3-7 ngày khi có thiên tai xảy ra gây chia cắt, cô lập.

- Số vật tư, phương tiện, trang thiết bị sẵn sàng làm nhiệm vụ phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của tỉnh gồm: 5 ô tô các loại, 31 ca nô các loại, 1.541 phao các loại, 154 bộ nhà bạt, 02 máy bơm, 02 máy phát điện, 03 phao bè, cuốc xẻng 500 cái của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Ngoài ra huy động thêm các phương tiện, trang thiết bị của các đơn vị quân đội đóng chân trên địa bàn tỉnh và các sở, ban, ngành cụ thể: Máy phát điện 59 cái, nhà bạt các loại 48 bộ, Ca nô 21 cái, ô tô các loại 74 chiếc, xe đặc chủng 01 chiếc (Lữ 280) và trưng dụng xe tải, xe cứu thương, máy xúc, máy đào... từ các doanh nghiệp trên địa bàn sẵn sàng tham gia công tác cứu hộ, cứu nạn.

III. Phân công nhiệm vụ các sở, ban, ngành và các đơn vị liên quan:

1. Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh:

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN tỉnh giúp UBND tỉnh chỉ đạo, điều hành công tác phòng ngừa, ứng phó, tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả thiên tai, gồm:

- Chỉ đạo thực hiện phương án phòng chống và giảm nhẹ thiên tai trên địa bàn tỉnh.

- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các cấp, các ngành và nhân dân thực hiện các biện pháp phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai; đôn đốc, kiểm tra việc vận hành các hồ chứa thủy lợi, thủy điện theo quy trình được phê duyệt để đảm bảo an toàn.

- Huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để thực hiện công tác phòng, chống thiên tai và tổ chức sơ tán, di dời dân ở khu vực xung yếu, vùng ngập lụt, nguy cơ lũ quét, sạt lở... đến nơi an toàn.

- Chỉ đạo các địa phương, đơn vị có liên quan triển khai theo phương án đã được phê duyệt và khẩn trương tổ chức ứng phó, xử lý kịp thời với các diễn biến thiên tai (bão, lũ, mưa lớn, ngập lụt, sạt lở đất, v.v...) bảo vệ sản xuất, các cơ sở hạ tầng, các khu dân cư; tổ chức cứu hộ, cứu nạn khẩn cấp và khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh.

- Các thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN tỉnh thường xuyên theo dõi cập nhật tình hình, báo cáo, đề xuất cho UBND tỉnh hoặc Trưởng ban Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN tỉnh để chỉ đạo, điều hành công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh.

- Tham mưu cho UBND tỉnh chủ động sử dụng nguồn ngân sách dự phòng để xử lý ngay những tình huống cấp bách, trường hợp vượt quá khả năng xử lý cần báo cáo kịp thời lên Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai xem xét, quyết định.

- Chỉ đạo các đơn vị quản lý và khai thác các công trình thủy điện, thủy lợi tổ chức vận hành hồ chứa theo đúng quy trình vận hành đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; phối hợp với các ngành, chính quyền địa phương triển khai các Phương án: Phòng chống thiên tai; Bảo vệ đập; Phòng chống lụt bão bảo đảm an toàn đập; Phòng chống lũ lụt cho vùng hạ du đập hoặc sự cố đập do xả lũ hồ chứa.

2. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh:

- Chuẩn bị bố trí lực lượng khoảng 4.810 cán bộ, chiến sỹ (dự kiến Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh 4.370 người, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh 80 người) cùng với một số phương tiện, trang thiết bị sẵn có của đơn vị để tham gia ứng phó các tình huống thiên tai, tổ chức sơ tán, di dời dân, tìm kiếm cứu nạn khi có yêu cầu Trưởng ban Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN tỉnh.

- Chủ động tổ chức thực hiện phương án cứu hộ, cứu nạn khi bão, lũ xảy ra; có phương án phối hợp giữa tỉnh, huyện, thành phố và các đơn vị đóng trên địa bàn để triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

3. Công an tỉnh:

Chuẩn bị lực lượng khoảng 100 cán bộ, chiến sỹ phối hợp với Sở Giao thông vận tải và các đơn vị có liên quan tổ chức phân luồng, hướng dẫn lưu thông tại tại khu vực bị thiên tai, lũ cô lập, các đoạn đường ngập lũ để kiểm soát chặt chẽ phương tiện giao thông qua lại, tránh để xảy ra thiệt hại về người; phối hợp với lực lượng quân đội và chính quyền địa phương trong việc sơ tán dân, tham gia cứu hộ, cứu nạn, đảm bảo trật tự, an ninh xã hội, bảo vệ tài sản của Nhà nước và nhân dân, giúp đỡ nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai.

4. S Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Tổ chức trực ban 24/24 giờ, trực tiếp tiếp nhận và xử lý thông tin về thiên tai, bão, lũ; báo cáo và tham mưu cho Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức kiểm tra các hồ chứa thủy lợi, thủy điện trước mùa mưa lũ. Triển khai Phương án phòng chống thiên tai, bão lũ và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra, khôi phục sản xuất.

- Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn chính quyền địa phương bám sát Phương án phòng chống thiên tai, quy chế phối hợp trong việc xử lý sự cố, khắc phục hậu quả thiên tai, đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

- Đôn đốc UBND các huyện, thị xã, thành phố, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Gia Lai tập trung kiểm tra, rà soát các khu vực trọng điểm, vị trí xung yếu, phát hiện và xử lý, khắc phục kịp thời hư hỏng ở các hồ chứa thủy lợi, đặc biệt là các hồ chứa lớn phải đảm bảo an toàn, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phòng chống thiên tai, bão, lũ.

- Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan tham mưu, tổng hợp và giúp cho Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN tỉnh tổ chức thực hiện tốt Quy chế về chế độ thông tin, báo cáo, họp Ban Chỉ huy triển khai ứng phó với bão, lũ theo đúng quy định hiện hành.

- Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tham mưu đề xuất UBND tỉnh phân bổ vốn hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai theo quy định.

5. Sở Giao thông vận tải:

- Tổ chức thực hiện phương án đảm bảo giao thông thông suốt trên các tuyến đường Quốc lộ, Tỉnh lộ theo phương án đề phòng, xử lý các vị trí sạt lở gây ách tắc giao thông; tổ chức phân luồng xe lưu thông đi các tỉnh như Bình Định, Đăk Lăk, Kon Tum, Phú Yên khi có sự cố về cầu, đường bị ngập lụt, ách tắc giao thông.

- Phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các đơn vị quản lý thực hiện công tác đảm bảo giao thông khi có tình huống thiên tai, lũ, bão; tổ chức huy động lực lượng cán bộ kỹ thuật, công nhân của các Công ty, Hạt quản lý đường bộ cùng với phương tiện máy xúc, xe tải, dầm cầu thép dự phòng, vật tư rọ thép, đá hộc hiện có để đáp ứng yêu cầu ứng phó thiên tai và sơ tán nhân dân khi có yêu cầu.

6. Sở Xây dựng:

- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, giám sát các chủ đầu tư xây dựng, tổ chức thực hiện tốt phương án đảm bảo an toàn cho các công trường xây dựng, các nhà xưởng, công trình xây dựng trọng điểm; tham mưu khắc phục, xử lý sự cố các công trình xây dựng do thiên tai gây ra.

- Triển khai rà soát, kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc các tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm quy hoạch, quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế xây dựng nhà ở, công trình có khả năng chống chịu ngập lụt, lũ, sạt lở đất...

7. Công ty Điện lực Gia Lai:

Tổ chức thực hiện phương án đảm bảo nguồn điện liên tục phục vụ cho các cơ quan, đơn vị chỉ đạo, cảnh báo, dự báo, thông tin liên lạc. Bảo vệ hệ thống điện, thiết bị điện, trạm biến thế; đồng thời xử lý khắc phục nhanh chóng sự cố đường dây tải điện bị hư hỏng, chuẩn bị đầy đủ máy phát điện dự phòng khi có sự cố, thiên tai xảy ra.

8. S Y tế:

- Chỉ đạo, tăng cường các y, bác sĩ của các Bệnh viện, Trung lâm Y tế để thực hiện cứu chữa người bị thương tại các khu xảy ra thiên tai.

- Tổ chức thực hiện phương án cấp cứu, điều trị, chăm sóc sức khỏe nhân dân, vệ sinh môi trường nguồn nước sinh hoạt, phòng chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, xử lý các ổ dịch xuất hiện sau thiên tai. Có kế hoạch phân bổ cơ số thuốc phòng, chống bão, lụt và hóa chất phòng, chống dịch bệnh cho các cơ sở y tế để chủ động triển khai nhiệm vụ.

- Thực hiện phương án sơ tán, di dời cơ sở y tế khi xảy ra ngập lụt, sập đổ để nhanh chóng cấp cứu, điều trị nạn nhân trong mọi tình huống khẩn cấp, đảm bảo điều kiện cho các cơ sở y tế hoạt động, tuyệt đối không để người bệnh, nhân viên y tế bị thiệt hại do thiên tai, lũ, bão gây ra.

9. Sở Công Thương:

- Chỉ đạo việc cung ứng hàng hóa, chất đốt, lương thực, thực phẩm thiết yếu trong tỉnh như gạo, muối, nước mắm, bột ngọt, dầu ăn, nước uống, xăng, dầu cho người dân vùng thiên tai, không để người dân bị thiếu đói.

- Chỉ đạo đơn vị quản lý thị trường trên địa bàn tỉnh Gia Lai tăng cường công tác kiểm tra, quản lý giá cả đối với các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhân dân sau thiên tai, bão lũ, tránh hiện tượng lợi dụng thiên tai để giam hàng, nâng giá làm ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.

- Kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo, giám sát các chủ đập thủy điện trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm túc Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực Sông Ba, lưu vực sông Sê San, quy trình vận hành hồ chứa thuỷ điện, các phương án đảm bảo an toàn đập và hạ du đập.

10. S Giáo dục và Đào tạo:

- Phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố kiểm tra các trường học, cơ sở dạy nghề và có phương án ứng cứu kịp thời, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho giáo viên, học sinh.

- Chỉ đạo Phòng Giáo dục và đào tạo các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị trực thuộc chủ động cho học sinh nghỉ học khi xảy ra mưa bão nguy hiểm khi cần thiết.

11. Sở Thông tin và Truyền thông:

- Tổ chức thực hiện phương án đảm bảo thông tin liên lạc 24/24 giờ, kịp thời trong mọi tình huống từ tỉnh đến huyện, thị xã, thành phố và đến các xã, phường, thị trấn và các vùng thường xuyên xảy ra lũ quét, sạt lở đất, bị chia cắt, cô lập.

- Chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị Viễn thông, Bưu chính trên địa bàn tỉnh đảm bảo liên lạc, kịp thời chuyển thông tin phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành việc phòng tránh, ứng phó với thiên tai, bão, lũ.

12. STài chính:

Chủ động tham mưu UBND tỉnh về kinh phí để đáp ứng kịp thời công tác phòng chống thiên tai, bão, lũ, khắc phục hậu quả và trợ cấp khó khăn cho vùng bị ảnh hưởng thiên tai; phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh kế hoạch tu sửa các công trình, cơ sở hạ tầng bị hư hại do thiên tai gây ra.

13. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội: Phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức cứu trợ về lương thực, thực phẩm, thuốc men, hỗ trợ kinh phí cho người dân bị thiệt hại để sớm ổn định cuộc sống, nhất là các hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, khó khăn.

14. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Gia Lai:

Phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN tỉnh, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên đăng tải, đưa tin kịp thời, đúng với quy định về dự báo, cảnh báo thiên tai, bão, lũ và chủ trương, chỉ đạo, điều hành hoạt động trong công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của các cấp, ngành, địa phương trên các phương tiện thông tin đại chúng.

15. Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên:

- Cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin về dự báo thời tiết, đặc biệt là dự báo sớm khả năng xuất hiện và diễn biến của các tình huống phức tạp, khẩn cấp về mưa, bão, lũ và các hiện tượng thiên tai nguy hiểm khác để các địa phương, các đơn vị liên quan và nhân dân biết, chủ động phòng, tránh kịp thời.

- Phối hợp chặt chẽ với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh phát các bản tin thông báo, dự báo, cảnh báo về mưa, lũ, bão, áp thấp nhiệt đới trên địa bàn tỉnh theo quy định.

16. Công ty TNHH Một thành viên khai thác công trình thủy lợi Gia Lai:

- Triển khai thực hiện các công tác đảm bảo an toàn hồ chứa thủy lợi quy định, chỉ đạo của Trung ương và chỉ đạo của tỉnh.

- Lập quy trình quản lý vận hành an toàn hồ chứa theo quy định, xây dựng các phương án đảm bảo an toàn công trình khi có sự cố xảy ra và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

- Phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện việc điều tiết, vận hành các công trình thủy lợi theo đúng quy trình. Tổ chức huy động lực lượng cán bộ, công nhân của các xí nghiệp, trạm quản lý khai thác trực thuộc cùng với phương tiện máy xúc, xe tải và các vật tư dự phòng phòng chống thiên tai để ứng phó và khắc phục hậu quả do thiên tai, sự cố xảy ra.

17. Đ nghị Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức đoàn th:

- Phối hợp với các cấp chính quyền địa phương và các đơn vị có liên quan trong công tác cứu hộ, cứu nạn, không để dân bị đói, rét trong thời gian xảy ra thiên tai. Tổ chức kêu gọi sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh để phục vụ công tác phòng chống thiên tai và khắc phục hậu quả thiên tai.

- Tuyên truyền, vận động nhân dân, đoàn viên, hội viên tích cực chủ động tham gia công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; phát huy vai trò của đoàn thanh niên, thanh niên tình nguyện tham gia phòng chống thiên tai.

18. Các sở, ban, ngành liên quan:

Căn cứ chức năng nhiệm vụ của đơn vị, tham gia xây dựng và triển khai thực hiện phương án phòng chống thiên tai, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phòng chống thiên tai của ngành, đơn vị mình và nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và TKCN chung của tỉnh.

19. UBND các huyện, thành phố:

- Chủ động xây dựng và triển khai Phương án phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn với phương châm “4 tại chỗ”.

- Chủ động phối hợp với lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn và huy động lực lượng thanh niên xung kích, dân quân tự vệ địa phương tổ chức di dời dân ở các khu vực xung yếu đến nơi trú ẩn an toàn; đảm bảo cung cấp đầy đủ lương thực, thực phẩm, thuốc men, chăm sóc sức khỏe cho người dân, vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh, bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội ở địa phương và nơi ở tạm. Bảo vệ các khu vực, công trình trọng điểm, cứu hộ, cứu nạn và giúp đỡ các gia đình bị nạn.

20. Đề nghị các đơn vị Quân đội đứng chân trên địa bàn:

Sẵn sàng lực lượng cán bộ, chiến sỹ cùng với một số phương tiện, trang thiết bị sẵn có của đơn vị để tham gia ứng phó thiên tai, sơ tán, di dời dân, tìm kiếm cứu nạn khi có đề nghị của UBND tỉnh, Trưởng ban Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN tỉnh.

IV. Tổ chức thực hiện:

1. UBND các huyện, thị xã, thành phố và các sở, ban, ngành của tỉnh:

Căn cứ vào Phương án Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2015-2020 (Có tính đến tình huống ứng phó với bão mạnh, siêu bão) cập nhật, bổ sung, hoàn chỉnh Phương án Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn của địa phương, đơn vị cho sát với thực tế và chủ động triển khai có hiệu quả công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

2. Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN tỉnh (S Nông nghiệp và PTNT):

Chủ trì phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự (phụ trách về công tác cứu hộ, cứu nạn tỉnh) hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện Phương án này; tham mưu đề xuất cho Trưởng ban Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh điều chỉnh, bổ sung phương án hàng năm để thực hiện (trước ngày 10/5 hàng năm).

3. Các tổ chức, lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố:

Thực hiện sự điều động, chỉ đạo của Chủ tịch UBND, Trưởng ban Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN cấp tỉnh, cấp huyện; đảm bảo cơ chế chỉ huy tập trung, thống nhất trong công tác chuẩn bị, ứng phó và khắc phục hậu quả thiệt hại do thiên tai gây ra, đảm bảo quá trình xử lý sự cố, thiên tai được kịp thời, nhanh chóng, an toàn và hiệu quả.

4. Các thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN tỉnh:

Theo nhiệm vụ được phân công phụ trách và theo dõi từng địa phương, thường xuyên tổ chức đi kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở, hướng dẫn chính quyền địa phương tổ chức triển khai thực hiện tốt Phương án phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại địa phương.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc yêu cầu các cấp, các ngành báo cáo UBND tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN tỉnh (thông qua Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp, báo cáo, đề xuất) xem xét, điều chỉnh, bổ sung Phương án cho phù hợp.

Trên đây là Phương án Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2015-2020 (Có tính đến tình huống ứng phó với bão mạnh, siêu bão), đề nghị các đoàn thể của tỉnh, các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn tỉnh và yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố; các sở, ban, ngành của tỉnh; các đơn vị quản lí và khai thác công trình thủy lợi, thủy điện; các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện.

 

PHỤ LỤC 1:

CÁC VÙNG XUNG YẾU THƯỜNG XUYÊN XẢY RA THIÊN TAI, LŨ, LỤT

1. Huyện Ia Grai:

- Xã Ia Krai Khu vực sản xuất của làng Kăm, Tung Breng, dọc theo suối Ia Grai phía hạ lưu thủy điện Ia Grai 3; Khu vực sản xuất của làng Doăch Kue, Doăch Krot, thôn 4, thôn dọc theo suối Ia Khai, Ia O và đập Ia Klẽ; Khu vực hạ lưu các hồ của Công ty TNHH MTV cà phê 705 (hồ đội 2, hồ đội 4, hồ đội 6, hồ Thanh niên), các hồ trên đã xây dựng từ những năm 1980, sau thời gian khai thác nay đã xuống cấp.

- Xã Ia Khai: Khu vực sản xuất của làng Yom, Nú, Ếch dọc theo bờ hồ dòng sông Sê San phía hạ lưu Thủy điện Sê San 3A; Khu vực sản xuất của làng Yăng Blo dọc theo suối Ia Grai phía hạ lưu Thủy điện Ia Grai 3.

- Xã Ia O: Khu vực sản xuất của làng Klong, Bi dọc theo bờ hồ dòng sông Sê San phía hạ lưu Thủy điện Sê San 4A; Khu vực sản xuất của các làng Dăng, O, Mít Chép, Mít Kom dọc theo bờ hồ dòng sông Sê San của lòng hồ thủy điện Sê San 4.

- Xã Ia Grăng: Khu vực sản xuất của làng Mèo,Châm, Hlũ, Khớp dọc theo suối Ia Grăng phía hạ lưu Thủy điện Ia Grai 1, thủy điện Ia Hrung.

2. Huyện Đak Pơ:

- Xã Ya Hội: Khu vực cuối làng Tờ số, Khu vực Suối Bò, Suối K’Tua, làng Ghép cũ, làng Mông I.

- Xã Phú An: Khu vực suối Cái, suối Tờ Đo, khu vực dọc sông Ba.

- Xã Tân An: Trạm Bom Tân Hội, khu vực dọc sông Ba (thôn Tư Lương)

- Xã Yang Bắc: Khu vực dọc sông Ba như làng Chair, làng Jun, làng Jro Dờng, làng Klảh, làng Krông Ktu.

- Xã Hà Tam: Khu vực Suối Cái, Suối Xà Woòng.

3. Huyện Chư Prông:

- Xã Ia Lâu: Địa bàn xã là khu vực trũng thấp, nhiều suối chảy qua như suối Ia Giai (suối Dục), suối Cát, suối Lâu, suối Lốp và cũng là vùng hạ lưu của hồ chứa nước Ia Giai - Chư Sê (thông qua hệ thống suối Ia Glai ). Khi nước dâng sẽ gây ngập lụt các thôn Cao Lạng (7 hộ bị ngập), thôn Phố Hiến (20 hộ bị ngập) và thôn Đồng Tiến, làng Đút bị cô lập hoàn toàn.

- Xã Ia Piơr: Địa bàn xã có nhiều suối chảy qua như suối Ia Glai (suối Đục), suối Loai, suối Lốp và là vùng hạ lưu của hồ chứa nước Ia Glai - Chư Sê (thông qua hệ thống suối Ia Glai ). Những khu vực thường xảy ra bị ngập gồm: Thôn Yên Hưng, Yên Bình, Thanh Miện, Đoàn Kết. Những thôn này thường xảy ra ngập lụt, bị cô lập, gây khó khăn cho nhân dân đi lại, sản xuất cũng như phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Số hộ chịu ảnh hưởng khi nước dâng là 123 hộ.

- Xã Ia Drăng, xã Ia O và Ia Púch: Hệ thống suối Ia Drăng chảy qua địa bàn xã Ia Drăng, suối Ia Púch chảy qua địa bàn xã Ia Púch. Khi có bão mạnh, siêu bão, có khả năng xảy ra lũ quét gây nguy hiểm cho các hộ sinh sống, sản xuất ven suối.

4. Huyện Ia Pa:

- Tại xã Ia Broắi; Toàn xã có 6 thôn bị ngập, với 3.800 người cần sơ tán, di dời (Buôn Jứ Ma Uốk, J Ma Hoét khoảng 1.100 người; buôn Tông , buôn Roắi, buôn Ia Rniu, buôn Tul khoảng 2.700 người).

- Tại xã Ia Trốk: Toàn xã có 7 thôn bị ngập, 3.400 người cần di dời, sơ tán (Thôn Quý Đức 1.200 người; Bôn Hoái, Ama Dung, Tông Sê, Quý Tân, Chư Ma, Bôn Thăm khoảng 2.200 người).

- Tại xã la Mrơn: Ứng cứu, di dời khoảng 930 người ở thôn Ma Rin 1, Ma Rin 2, Ba Leng đến điểm trường THCS Phan Bội Châu.

5. Huyện Chư Sê:

- Vùng ảnh hưởng ngập lụt, sạt lở đất do ảnh hưởng của bão, bão mạnh, siêu bão gây mưa lớn trên địa bàn như:

+ Các làng Dlâm, Hrung Răng 1, Hrung Răng 2, Hvăk 1, Hvăk 2 xã Ayun do hồ Ayun nước dâng do mưa lớn trong thời gian ngắn.

+ Các cánh đồng xã Chư Pơng, Ia Tiêm, Dun, thị trấn, Ia Glai do hồ Ia Ring và Ia Glai xả nước để bảo vệ hồ đập.

- Các hồ đập có nguy cơ mất an toàn: Các hồ chứa trên địa bàn huyện có các hồ chứa Ia Glai, Ia Ring thuộc quyền quản lý của Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Gia Lai nếu trong tình huống mưa nhiều trong thời gian dài quá trình, xả lũ không kịp sẽ gây tràn đập dẫn đến vỡ đập.

6. Huyện Kbang:

- Thị trấn Kbang: Khu vực trọng điểm sạt lở đất: Dọc sông Ba - Làng Groi - Tổ dân phố 21, dọc suối Đăk Lốp, dọc Làng Chiêng, làng Hợp, làng Chré

- Xã Đông: Khu vực trọng điểm sạt lở đất: Đường dốc yên ngựa; Khu vực bị ngập do xả lũ: Dọc Sông Ba.

- Xã Nghĩa An: Khu vực trọng điểm sạt lở đất: Bến đò (ông Hồ); Khu vực bị ngập do xả lũ: Dọc Sông Ba.

- Xã Đăk Hlơ: Khu vực trọng điểm sạt lở đất: Dọc theo suối Lơ.

Xã Kông Bờ La: Khu vực trọng điểm sạt lở đất: Dọc theo suối Lơ làng Lợt; Khu vực cần chú ý khi có mưa to, lốc xoáy: Làng Lợk, thôn Media, thôn Tu Chrăn.

- Xã Kông Lơng Khơng: Khu vực trọng điểm sạt lở đất: Dọc theo suối Lơ.

- Xã Tơ Tung: Khu vực trọng điểm sạt lở đất: Dọc theo suối Lơ; Các khu vực cần chú ý khi có mưa to, gió lốc, bão lũ: Làng Suối Lơ; Làng Klếch; Làng Đầm; Làng Khương

- Xã Lơ Ku: Khu vực trọng điểm sạt lở đất: Dọc theo suối Tơ Kân, khu tái định cư - Làng Lợt; Các khu vực cần chú ý khi có mưa to, gió lốc, bão lũ: Làng Tăng; Làng Tơ Tưng; Làng Tơ Pơng; Làng Drang

- Xã Krong: Khu vực trọng điểm sạt lở đất: Dọc theo sông Ba, đường đi Làng Adrong, làng Klư, đường vào khu sản xuất làng La Hách; Khu vực chú ý ngập nước sông Ba, sông La Bà: Làng Pơ Drang, Làng Tơ Lăng, Làng Tung, Làng Gút, làng Sing, làng Hro; Khu vực cần chú ý khi mưa to, gió lốc: Làng Yueng, làng ĐăkTrâu, Làng Hro, làng Klếch

- Xã Đăk Smar: Khu vực trọng điểm sạt lờ đất khu tái định cư làng Krối.

- Xã Sơ Pai: Khu vực trọng điểm lũ quét, sạt lở đất là ngầm tràn Đăk Let và ven suối Đăk Lét, ngầm tràn Đăk Nhak; Hồ có nguy cơ sạt lở đất; Hồ Buôn Lưới, hồ Plei Tơ Kơn.

- Xã Sơn Lang: Khu vực chú ý mưa to, lốc xoáy: Làng Srắt, làng Đăk Asêl.

- Xã Đăk Roong: Khu vực trọng điểm sạt lở đất: Làng Hà Đừng, đập hồ C; Khu vực thường có mưa to, lốc xoáy: Làng Kon Lanh.

- Xã KonPne: Đường đèo từ xã Kon Pne đi xã Đăk Rong thường bị sạt lở; Khu vực trọng điểm lũ quét dọc sông Kon Pne; Ngầm tràn Đăk Rong, ngầm tràn Kon Kring; Các điểm dân cư tập trung, nhà đầm

7. Huyện Đak Đoa:

- Khu vực ít người, chủ yếu là dân canh tác trên nương, rẫy xa khu dân cư:

+ Khu vực thường bị ngập lụt: xã Trang, xã HNol (ít dân cư, chủ yếu là người dân canh tác trên các cánh đồng gần sông AYun).

+ Khu vực nguy hiểm có nguy cơ bị nước cuốn trôi: cầu treo tại suối Đăk Tông - xã Đăk Krong; cầu tràn KDập - xã Nam Yang.

+ Hồ có nguy cơ sạt lở: hồ thủy điện Đăk Đoa (xã Đăk Sơmei).

- Khu vực có dân cư sinh sống:

+ Khu vực có nguy cơ lũ cuốn trôi gây thiệt hại về người: suối Đăk Pơkei - làng Kon Jốt, xã Hà Đông.

- 10 hộ dân thuộc làng Đê Adroch sinh sống tại khu vực hồ thủy điện Đăk Đoa xã Đăk Sơmei.

8. Thị xã An Khê:

- Các khu vực cần chú ý khi có mưa to, bão lũ xảy ra: xã Cửu An, Tú An, Song An;

- Những khu vực gây ngập úng, sạt lỡ, bị cô lập: phường An Tân, phường An Phú.

9. Huyện Kông chro:

- Các khu vực thường xuyên xảy ra mưa lớn và gió lốc như xã Chư Krei, Đăk Tơ Pang, Đăk Kơ Ning.

- Các khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét xã Sơ Ró (làng Sơ Ró), xã ĐăkTơPang (làng Kông), xã Đăk Pling (làng Brang)

10. Huyện Phú Thiện:

- Xã Chư A Thai: Bao gồm một số hộ thuộc làng Plei A Thai sinh sống ven khu vực sông Ayun.

- Xã Ia Ake: Các làng Plei Glung A + B, Plei Tăng A + B và một số hộ người kinh đang sinh sống ven sông Ayun.

- Xã Ayun Hạ: Làng Plerơi khu vực ven suối Ia Ake.

- Thị trấn phú thiện: Bao gồm làng Plei Klah và Plei Knông đang làm ăn sinh sống ven khu vực sông Ayun.

- Xã Ia Sol: Đoạn đường đi xã la Yeng (Đoạn từ cầu 42 đến QL25).

- Xã Ia Piar: Bao gồm làng Gôk A + B, Làng Plei Kram, Plei Sing.

- Xã Ia Peng: Bao gồm thôn Thanh trang, Thôn Sô Ama Rông, thôn Thanh bình.

- Xã Chrôh Pơnan: Bao gồm Bôn Sô Ama Miơng một số hộ giáp bờ sông Ayun.

- Xã Ia Hiao: Bao gồm các thôn Bôn Hoan, Bôn Hiếp, Bôn Chư K Nông giáp suối Ia Hiao.

- Xã Ia Yeng: Bao gồm một số hộ thuộc các làng Plei Kram, Kte Lớn A + B, Kte nhỏ A + B làm ăn sinh sống dọc khu vực sông Ayun.

11. Huyện KrôngPa:

- Xã IarSiơm: Buôn Ơi nu B, Thôn chợ, đường liên xã đi Uar (Ngập úng 1 phần hoặc toàn bộ buôn, ách tắc giao thông).

- Xã IarSai4: Buôn (Pan,Pú,chích,K.Tinh), Buôn Sai, Ơ Kia, Chư tê (Sạt lở ven sông Pa, ngập úng suối IarSai).

- Xã ChưRCăm: Quỳnh phụ 2, Buôn H’Lang, Quỳnh phụ 3 (Sạt lở Sông Pa, Ngập úng tại tràn suối Iaróa)

- Xã Uar: Buôn Teng, Buôn H’Ngô, Tràn suối Uar sạt lở sông Pa (Ngập úng tại tràn suối Uar)

- Xã Chư Đrăng3: buôn Uar, Bến đò cầu Bung cũ (Ngập ủng sạt lở đường vào 3 buôn, nước lớn Ca nô không qua lại được)

- Xã IarMok: Buôn Nông Sưu, Buôn Kơ Nia (Số dân canh tác thượng nguồn lòng hồ Iahdreh) Bến đò buôn Jao, Bến đò buôn B’Hă (Ngập úng 1 phần hoặc toàn bộ buôn Nông sưu, ách tắc giao thông vào khu vực lòng hồ, nước lớn, xuồng không qua lại được).

- Xã Iahdreh: Khu vực tràn suối IaDreh (Ngập úng tại tràn suối IaDreh ách tắc Giao thông)

- Xã Krông Năng: Buôn Ji A Buôn tối, Buôn Pan (Ngập úng 1 phần buôn Ji A, Ngập úng tại tràn suối Drai, ách tắc giao thông vào 2 buôn Tối, Pan)

- Xã Chư gu: Buôn Nung, Tập Đoàn 7+8 (Ngập úng 1 phần do nước cánh đồng KơJa không thoát nước kịp)

- Xã IaMlah: Buôn Ơi Jik, Ơi Dak, Chính đơn 2 và thôn Hòa mỹ (Hồ Chứa Nước Mlah lớn lượng nước về hồ lớn hơn khả năng thoát nước của tràn xả lũ, có nguy cơ ảnh hưởng đến đập phải sơ tán dân hạ du)

- Xã Phú cần: Thôn bình minh (Ngập úng 1 phần hoặc toàn bộ Thôn bình minh như lũ năm 2009)

12. Thị xã AyunPa:

- Phường Cheo Reo: dọc suối IaHiao và sông Ayun).

- Phường Hoà Bình: dọc sông Ayun và một số hộ dân tổ dân phố 4 ÷ 9 khu lò gạch, vùng bãi bồi).

- Phường Đoàn Kết: Bôn Ma Djương, Ma Hing, khu lò gạch, dọc sông Ayun).

- Phường Sông Bờ: vùng ngập lụt dọc sông Ayun, sông Ba, vùng hạ lưu suối IaRBol từ Quốc lộ 25 đến giáp sông Ba.

- Xã Ia Rbol: khu vực gần quốc lộ 25

- Xã IaSao: khu vực gần quốc lộ 25, đoạn từ Km 121-122 (Đối diện UBND xã IaSao) bị ngập khoảng 680, diện tích ngập phía trong Quốc lộ 25 khoảng 15 ha. Trên quốc lộ 25 đoạn từ cầu bản đến trạm xá xã IaRtô bị ngập khoảng 600m, diện tích vùng ngập phía trong khoảng 20 ha.

- Xã IaRtô: là xã có nguy cơ ngập lụt lớn, vùng ngập cả phía trong lẫn phía ngoài Quốc lộ 25

13. Huyện Mang Yang:

Các thôn làng ven sông Ayun; các công trình thủy lợi, đặc biệt hồ thủy lợi Hà Ra Bắc, Hà Ra Nam; các công trình thủy điện AYun thượng, xã Lơ Pang. H’Chan, H’Mun xã Đê Ar; cầu tràn Đê Gơl, cầu treo Đăk Yă đi Alao, cầu treo dân sinh tại làng Tar, làng Toak xã Kon Chiêng; các cầu cống nằm trên trục đường vào xã AYun, các cầu cống nằm trên trục đường tỉnh lộ 666; các phòng học đã xuống cấp.

14. Huyện Chư Păh:

- Khu vực thường bị ngập nước và ảnh hưởng của gió mạnh: Tại các cánh đồng của các xã: Cánh đồng Ia Nâm-xã Chư Jôr, cánh đồng Ia Ôn-xã Hòa Phú, cánh đồng làng Yăh-thị trấn Ia Ly.

- Khu vực dân cư có khả năng bị ảnh hưởng do gió mạnh và lốc xoáy: Tại các thôn, làng: Thôn 2,7-xã Nghĩa Hòa; thôn Đoàn Kết-xã Chư Jôr; thôn 2-xã Ia Nhin; làng Rơ Wa, làng Tơ Vơn 1 -xã Ia Khươl; làng Bui-xã Nghĩa Hưng; làng Hreng-xã Hòa Phú; làng Kon Kơ Mõ, làng Kon Măh, làng Kon Sơ lăng-xã Hà Tây; làng Doch 2-xã Ia Kreng, thôn 4-thị trấn Phú Hòa; làng Bloi, làng Vân-thị trấn Ia Ly; làng Yăng 2-xã Ia Phí.

- Khu vực có nguy cơ sạt lở, lũ cuốn trôi gây thiệt hại về người: Suối Ia Ôn-xã Hòa Phú; suối Ia Nui, suối Ia Ai - xã Ia Phí; suối Đăk Ong, suối Ia Gun- xã Ia Khươl.

- Các công trình xung yếu: Các cầu, cống; công trình thủy lợi; các điểm khai thác cát trên địa bàn.

15. Huyện Chư Pưh: Có 05 khu vực ở 03 xã gồm:

- Xã Chư Don: (02 khu vực)

+ Khu vực Làng Plei Ngăng: Làng Ngăng có 30 hộ dân với 109 nhân khẩu là người đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống bằng nghề nông. Đây là khu vực gần suối trong mùa mưa bão dễ bị xảy ra ngập lụt ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản của nhân dân. Vị trí: Tọa độ X là 1491082, tọa độ Y: 0444673.

+ Khu vực Làng Plei HLốp: Làng Plei HLốp có 61 hộ dân với 289 nhân khẩu là người đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống bằng nghề nông. Đây là khu vực gần núi, trong mùa mưa bão có nguy cơ bị sạt lở đất đá làm ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản của nhân dân. Vị trí: Tọa độ X là 1494098, tọa độ Y là: 0448974.

- Xã Ia Le: (03 khu vực)

+ Khu vực thôn 6: Thôn 6 có 182 hộ dân với 765 nhân khẩu sinh sống bằng nghề nông là chủ yếu, trong đó có khoảng 24 hộ với 100 nhân khẩu ở khu vực gần suối dễ bị xảy ra ngập lụt. Vị trí: Tọa độ X là 1483359, tọa độ Y là 0455702.

+ Khu vực làng Ia Jô: Làng Ia Jô có 91 hộ với 415 nhân khẩu là người đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống bằng nghề nông. Đây là khu vực xa trung tâm xã, trong mùa mưa bão đường giao thông đi lại khó khăn dễ bị cô lập. Vị trí: Tọa độ X là 1483216, tọa độ Y là 0460799.

Khu vực làng Ia Brêl: Làng Ia Brêl có 107 hộ với 447 nhân khẩu là người đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống bằng nghề nông. Đây là khu vực xa trung tâm xã, trong mùa mưa bão đường giao thông đi lại khó khăn dễ bị cô lập. Vị trí: Tọa độ X là 1482622, tọa độ Y là 0461840.

- Xã Ia Phang: 01 khu vực Khu vực Dự án Công ty TNHH Xây dựng Thương Mại 289: Đây là khu vực vào mùa mưa bão có nguy cơ sạt lở, đường giao thông đi lại khó khăn, dễ bị cô lập. Vị trí: Tọa độ X là 1493291, tọa độ Y là 0462463.