- 1Luật Quy hoạch đô thị 2009
- 2Quyết định 801/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh An Giang đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 1659/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Nghị định 11/2013/NĐ-CP về quản lý đầu tư phát triển đô thị
- 5Quyết định 2623/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án "Phát triển đô thị Việt Nam ứng phó biến đổi khí hậu giai đoạn 2013-2020" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Luật Xây dựng 2014
- 7Thông tư 12/2014/TT-BXD hướng dẫn lập, thẩm định và phê duyệt Chương trình phát triển đô thị do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 8Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 9Quyết định 968/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề cương Chương trình phát triển đô thị thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025
- 10Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13 về phân loại đô thị do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3950/QĐ-UBND | An Giang, ngày 29 tháng 12 năm 2017 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị Quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị;
Căn cứ Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị;
Căn cứ Quyết định số 801/QĐ-TTg ngày 12 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - Xã hội tỉnh An Giang đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 2623/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 tháng 2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án Phát triển đô thị Việt Nam ứng phó với Biến đổi khí hậu giai đoạn 2013 - 2020.
Căn cư Thông tư số 12/2014/TT-BXD ngày 25 tháng 8 năm 2014 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn lập, thẩm định và phê duyệt Chương trình phát triển đô thị;
Căn cứ Quyết định số 3777/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc phê duyệt Chương trình phát triển đô thị tỉnh An Giang giai đoạn 2017-2020 và định hướng đến năm 2030.
Căn cứ Quyết định số 968/QĐ-UBND ngày 07 tháng 4 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề cương và dự toán lập Chương trình phát triển đô thị thành phố Long Xuyên giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025;
Xét đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ Trình số 145/TTr-SXD ngày 14/12/2017 về việc phê duyệt Chương trình phát triển đô thị thành phố Long Xuyên giai đoạn 2017-2020 định hướng đến năm 2035,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chương trình phát triển đô thị thành phố Long Xuyên giai đoạn 2017 - 2020 định hướng đến năm 2035 với nội dung chính như sau:
I. Quan điểm, mục tiêu phát triển đô thị trên địa bàn:
1. Quan điểm:
Việc xây dựng triển khai thực hiện chương trình bám sát chủ trương đường lối Đảng, quán triệt quan điểm phát triển đô thị trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế; cụ thể hóa được các yêu cầu nhiệm vụ về phát triển đô thị đã được Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;
Xây dựng các chương trình, dự án và kế hoạch phân bổ vốn trên địa bàn thành phố phù hợp quy hoạch kinh tế - xã hội, quy hoạch vùng tỉnh, quy hoạch chung thành phố và các quy hoạch khác để phát triển kinh tế - xã hội, phát triển hạ tầng như: Giao thông, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, sử dụng đất, …;
Đảm bảo tính đồng bộ thống nhất về xây dựng cơ chế, chính sách và triển khai thực hiện Chương trình từ trung ương, phân cấp đến địa phương. Nâng cao nhận thức về quản lý xây dựng và phát triển đô thị đối với chính quyền đô thị, các cơ quan chuyên môn cũng như đối với cộng đồng dân cư, đẩy mạnh quản lý khai thác, sử dụng một cách hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên đất, nước, ...;
Lồng ghép, phối hợp có hiệu quả với các chương trình, kế hoạch, dự án, đang hoạt động hoặc đã được phê duyệt liên quan đến phát triển đô thị trên phạm vi thành phố. Các chương trình kế hoạch phát triển đô thị phải được tích hợp các yêu cầu về phát triển bền vững, phát triển đô thị xanh, tiết kiệm năng lượng, ứng phó với biến đổi khí hậu;
Huy động nguồn lực và phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và cộng đồng xã hội tham gia vào công tác phát triển đô thị. Kết hợp hiệu quả nguồn lực của nhà nước với thu hút các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp hỗ trợ tài chính cho các hoạt động xây dựng, phát triển đô thị;
Phát huy thế mạnh của khoa học công nghệ trong nghiên cứu ứng dụng phục vụ quản lý và phát triển đô thị;
Ưu tiên các chương trình, dự án đang triển khai chuyển tiếp; các dự án, chương trình nhằm khắc phục những vấn đề bức xúc của xã hội, tăng cường tiêu chuẩn về chức năng cho các đô thị và thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của vùng trong tỉnh;
Xây dựng các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư các công trình mang ý nghĩa kinh tế - xã hội lớn, làm thay đổi diện mạo thành phố. Góp phần tiết kiệm chi phí đầu tư, mang lại hiệu quả cao.
2. Mục tiêu phát triển đô thị:
Xác định danh mục lộ trình triển khai xây dựng các khu vực phát triển đô thị bao gồm các khu vực phát triển đô thị mới, khu đô thị mới, mở rộng, cải tạo, bảo tồn, tái thiết hoặc đô thị có chức năng chuyên biệt cho giai đoạn 2016 - 2020 và từng năm, định hướng đến năm 2025 phù hợp với quy hoạch chung được phê duyệt theo quyết định số 505/QĐ-UBND ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang;
Trên cơ sở Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016, cụ thể hóa các chỉ tiêu phát triển đô thị cần đạt được giai đoạn 2016 - 2020 theo định hướng phát triển thành phố đạt chuẩn đô thị loại I trực thuộc tỉnh;
Xây dựng danh mục ưu dự án hạ tầng kỹ thuật khung, công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ưu tiên đầu tư nhằm kết nối các khu vực phát triển đô thị với hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung của đô thị;
Xác định kế hoạch vốn cho các công trình hạ tầng kỹ thuật khung và công trình đầu mối ưu tiên đầu tư phù hợp với điều kiện phát triển thực tế của địa phương;
Xây dựng các giải pháp về cơ chế, chính sách huy động các nguồn vốn hợp pháp trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển đô thị.
II. Các chỉ tiêu chính của Chương trình phát triển đô thị:
Trên cơ sở hiện trạng hệ thống hạ tầng đô thị của thành phố Long Xuyên và các quy định của Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đề xuất các nhóm giải pháp và lộ trình để xây dựng đô thị Long Xuyên cơ bản đạt các tiêu chí của đô thị loại I vào trước năm 2020 cụ thể như sau:
Tiếp tục xây dựng hệ thống hạ tầng đô thị của thành phố theo tiêu chí đô thị loại I. Về chất lượng đô thị:
- Diện tích sàn nhà ở bình quân đạt 29 m2/người; tỷ lệ nhà kiên cố đạt 75%;
- Tỷ lệ đất giao thông so với diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 20 - 25% trở lên; Tỷ lệ vận tải hành khách công cộng đáp ứng nhu cầu đạt từ 20 - 30% trở lên;
- Tỷ lệ dân cư đô thị được cấp nước sạch đạt > 90%, tiêu chuẩn cấp nước đạt 120 lít/người/ngày-đêm;
- Tỷ lệ bao phủ của hệ thống thoát nước đạt 80 - 90% diện tích lưu vực thoát nước trong các đô thị và 60% lượng nước thải sinh hoạt được thu gom và xử lý; 100% các cơ sở sản xuất mới áp dụng công nghệ sạch hoặc trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm. Các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý đạt 95%. Tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch dưới 18%;
- Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt của đô thị, khu công nghiệp được thu gom và xử lý đạt 90%; 100% chất thải rắn y tế nguy hại được thu gom và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường;
- Tỷ lệ chiếu sáng đường phố chính và khu nhà ở, ngõ xóm đạt 100%;
- Đất cây xanh đô thị đạt 10m2/ người. Đất cây xanh công cộng khu vực nội thị đạt từ 4 - 6 m2/người.
- Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật diện rộng; Xây dựng hoàn chỉnh các công trình hạ tầng chính cho đô thị;
- Đầu tư cải tạo chỉnh trang khu dân cư hiện hữu và hoàn thiện hạ tầng dân cư trong đô thị mới, đặc biệt là các Khu đô thị Sao Mai, Khu dân cư Tây Đại học An Giang, ...;
- Tiếp tục mở rộng quy mô, không gian đô thị để đáp ứng yêu cầu; phát triển mạnh công nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái;
- Di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ra khỏi nội thành;
- Về chất lượng đô thị: Hoàn thiện hệ thống hạ tầng đô thị theo tiêu chí đô thị loại I; Đầu tư các công trình công cộng, tạo những khoảng không gian như: công viên, tượng đài, hệ thống cây xanh, vườn hoa …; giữ gìn và không ngừng phát huy nếp sống văn hóa, văn minh đô thị; đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đô thị loại I.
III. Danh mục và lộ trình thực hiện các khu vực phát triển đô thị:
1. Danh mục khu vực phát triển đô thị theo ý tưởng quy hoạch chung có tổng diện tích 10.180 ha, được định hình thành 7 khu cụ thể như sau:
- Khu đô thị trung tâm lịch sử với quy mô khoảng 506ha;
- Các khu vực cải tạo nâng cấp với quy mô khoảng 974ha;
- Khu vực phát triển mới - khu đô thị khoa học công nghệ và nông nghiệp công nghệ cao với quy mô khoảng 1.040 ha;
- Khu vực phát triển công nghiệp – logistic xanh với quy mô khoảng 1.000ha;
- Khu đô thị mới thích ứng với biến đổi khí hậu với quy mô khoảng 2.600ha;
- Khu du lịch sinh thái và trải nghiệm nông nghiệp với quy mô khoảng 560ha;
- Khu phát triển nông nghiệp đô thị và dự trữ phát triển với quy mô khoảng 3.500ha.
2. Lộ trình thực hiện các khu vực phát triển đô thị:
- Giai đoạn đến năm 2020: Tập trung thực hiện việc cải tạo, bổ sung xây dựng các khu vực phát triển đô thị thuộc Khu trung tâm lịch sử hiện hữu và các khu vực cải tạo, nâng cấp. Song song với đó thực hiện hình thành một số khu vực phát triển đô thị thuộc Khu đô thị mới thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Giai đoạn 2021-2035: Thực hiện xây dựng các khu vực phát triển đô thị còn lại theo quy hoạch chung được duyệt.
IV. Nội dung kế hoạch phát triển đô thị:
1. Giai đoạn đến năm 2020: Tập trung đầu tư xây dựng nâng cấp, chỉnh trang đô thị theo hướng văn minh, hiện đại, có bản sắc, thân thiện môi trường đạt chuẩn thành phố Long Xuyên là đô thị loại I, nhằm đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế cao, phát triển toàn diện và tạo sự liên kết chặt chẽ giữa thành phố Long Xuyên với các huyện, thị trong tỉnh cũng như toàn vùng kinh tế trọng điểm Vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
1.1. Về phát triển kinh tế xã hội:
1.1.1. Mục tiêu:
- Duy trì tăng trưởng kinh tế, tăng thu ngân sách, cân đối thu chi dư;
- Duy trì ổn định tỷ lệ hộ nghèo;
- Duy trì tỷ lệ sinh tự nhiên dưới 1%, tăng tỷ lệ tăng dân số cơ học.
1.1.2. Nội dung công việc:
- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế, đẩy mạnh cải cách hành chính và hiện đại hóa công tác quản lý thuế. Tập trung các biện pháp quản lý nguồn thu, đẩy mạnh khai thác tăng thu, tổ chức tốt công tác đôn đốc thu nộp, đảm bảo huy động kịp thời số thu vào ngân sách. Tập trung thanh lý nợ đọng, thực hiện tốt công tác thu hồi nợ tiền sử dụng đất, phấn đấu giảm nợ xuống mức thấp nhất. Khai thác tốt nguồn thu từ quỹ đất;
- Về thương mại – dịch vụ: Đầu tư xây dựng hoàn chỉnh chợ Long Xuyên, chợ Đông An, chợ Mỹ Hòa, nâng cấp chợ Lộ Xã, triển khai đầu tư xây dựng chợ Tây Khánh 5, nậng cấp – cải tạo chợ Trà Ôn, chợ Trà Mơn. Xây dựng hoàn chỉnh các dự án Trung tâm thương mại Lottle Long Xuyên, Trung tâm thương mại Vincom Long Xuyên, Trung tâm thương mại Mỹ Xuyên, Siêu thị Coopmart Bình Khánh, Chợ đầu mối thủy hải sản, Chợ đầu mối nông sản, phát triển làng nghề lưỡi câu gắn với du lịch sinh thái cặp rạch Long Xuyên. Tiếp tục đầu tư nâng cấp, mở rộng các chợ phường, xã; đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái – sông nước Mỹ Hòa Hưng;
- Về công nghiệp: Triển khai thực hiện các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, đầu tư cải tạo hệ thống mạng lưới điện;
- Về nông nghiệp: Tập trung chuyển dịch 1.000 ha trồng lúa vụ hè - thu sang trồng rau màu nông nghiệp. Triển khai có hiệu quả Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Thực hiện đầu tư 43 danh mục công trình, gia cố và duy tu nạo vét hệ thống thủy lợi từng bước nâng cao chất lượng phục vụ của hệ thống thủy lợi trên địa bàn;
- Thực hiện công tác kế hoạch hóa gia đình.
1.2. Quy mô dân số:
1.2.1. Mục tiêu:
- Thu hút lực lượng lao động, tăng dân số cơ học;
- Mở rộng không gian xây dựng đô thị (các khu đô thị, khu dân cư mới).
1.2.2. Nội dung công việc:
- Giữ nguyên địa giới hành chính toàn đô thị. Chú trọng xây dựng không gian đô thị của các phường Bình Đức, Bình Khánh, Mỹ Hòa, Mỹ Thới, Mỹ Quý, Mỹ Thạnh do hiện nay tại các phường này phần lớn vẫn là đất nông nghiệp (5.271,86/7.562,72 ha = 69,71%);
- Chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thu hút gia tăng dân số cơ học cho toàn đô thị;
- Thu hút các nhà đầu tư phát triển các khu đô thị – khu dân cư mới, các khu thương mại – dịch vụ; tăng cường xây dựng nhà ở xã hội.
1.3. Về phát triển hạ tầng xã hội của đô thị:
1.3.1. Mục tiêu:
- Xóa nhà tạm, nhà thiếu kiên cố. Xây dựng thêm quỹ nhà cho số dân cư dịch chuyển cơ học tới thành phố;
- Xây dựng các khu đô thị mới mang tính đồng bộ và cải tạo, chỉnh trang các khu dân cư hiện hữu;
- Nâng cấp quy mô và chất lượng các công trình hạ tầng xã hội đảm bảo phục vụ nhu cầu của cư dân (khu hành chính thành phố Long Xuyên, trụ sở làm việc của các phường – xã, các cơ sở y tế…).
1.3.2. Nội dung công việc:
- Triển khai các nội dung của Chương trình phát triển nhà ở tỉnh An Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt theo Quyết định số 02/QĐ-UBND ngày 05 tháng 01 năm 2016;
- Nâng cấp Bệnh viện đa khoa thành phố Long Xuyên;
- Xây dựng hoàn chỉnh Khu hành chính thành phố Long Xuyên; trụ sở làm việc của các phường, xã, khóm …;
- Phát triển Khu du lịch sinh thái Mỹ Hòa Hưng kết hợp với Khu di tích Chủ tịch Tôn Đức Thắng đạt chuẩn du lịch quốc gia;
- Xây dựng nhà tang lễ và kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang.
1.4. Về phát triển hạ tầng kỹ thuật của đô thị:
1.4.1 Mục tiêu:
- Triển khai xây dựng các dự án công trình giao thông trọng điểm, cải tạo – nâng cấp hệ thống đường nội thị để đạt tiêu chí mật độ đường nội thị theo quy định. Nâng cấp, trải nhựa các tuyến đường đảm bảo chiều rộng mặt đường 2 làn xe đảm bảo quy định. Tranh thủ các nguồn vốn WB, vốn trung ương, vốn tỉnh để triển khai các dự án hạ tầng khung của đô thị (xử lý chất thải, thoát nước, công viên cây xanh…);
- Xây dựng, hoàn thiện các công trình đầu mối giao thông: Bến xe, bến tàu,…
1.4.2. Nội dung công việc:
- Huy động các nguồn lực, tranh thủ các nguồn vốn xây dựng các công trình trọng điểm, hạ tầng khung của đô thị như đường tránh Long Xuyên, đường vành đai trong, đường Hàm Nghi, đường Lý Thái Tổ, đường Nguyễn Văn Linh, đường Phạm Cự Lượng, đường Trần Quang Khải, đường Cái Sao, đường Ung Văn Khiêm, đường Lý Thái Tổ nối dài, đường Triệu Quang Phục, …;
- Triển khai đấu nối hạ tầng kỹ thuật giữa các khu đô thị, khu dân cư cũng như hoàn thiện hệ thống cấp điện, cấp nước, thoát nước;
- Triển khai thực hiện Dự án Mở rộng nâng cấp đô thị Việt Nam – tiểu dự án thành phố Long Xuyên, vay vốn WB;
- Hoàn thiện xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống thu gom và xử lý nước thải của thành phố;
- Hoàn thiện Khu liên hợp xử lý chất thải rắn tại huyện Châu Thành;
- Đầu tư xây dựng hệ thống công viên, cây xanh tập trung: Mở rộng công viên Mỹ Thới; kêu gọi đầu tư xây dựng, đẩy mạnh du lịch sinh thái – sông nước Mỹ Hòa Hưng;
- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường đô thị; vận động nhân dân ủng hộ và chia sẻ trách nhiệm với Nhà nước trong đầu tư và phát triển hệ thống hạ tầng đô thị.
1.5. Về kiến trúc, cảnh quan đô thị:
1.5.1. Mục tiêu:
- Hoàn thiện các đồ án quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị để làm cơ sở quản lý và phát triển đô thị;
- Điều chỉnh các quy hoạch không còn phù hợp với tình hình mới;
- Quản lý đô thị theo quy hoạch và quy chế được duyệt;
- Cải tạo, chỉnh trang, xây dựng tiêu chuẩn và bộ mặt đô thị văn minh, hiện đại.
1.5.2. Nội dung công việc:
- Nghiên cứu triển khai thực hiện điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Long Xuyên;
- Xây dựng và phê duyệt quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị;
- Xây dựng quy chế, tiêu chuẩn tuyến phố văn minh đô thị đưa vào áp dụng;
- Xây dựng, mở rộng các công viên cây xanh tập trung: Kêu gọi đầu tư mở rộng công viên Mỹ Thới, phát triển du lịch sinh thái – sông nước Mỹ Hòa Hưng;
- Thiết kế đô thị các trục đường chính trên địa bàn phường Mỹ Bình, Mỹ Long và Mỹ Xuyên, quản lý và chỉnh trang theo đồ án được duyệt;
- Vận dụng, kêu gọi các nguồn lực nhất là nguồn vốn xã hội hóa cải tạo, chỉnh trang bộ mặt đô thị.
2. Giai đoạn 2021-2035: Đầu tư xây dựng các khu đô thị mới theo quy hoạch chung, gắn với việc mở rộng và phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng đô thị, thu hút đầu tư phát triển theo định hướng được duyệt.
1. Danh mục dự án ưu tiên giai đoạn 2017 - 2020 và 2021 - 2035:
Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển hệ thống đô thị trên địa bàn thành phố, trên cơ sở định hướng phát triển hệ thống đô thị theo điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Long Xuyên, xem xét những chỉ tiêu đánh giá còn thấp, chưa đạt so với quy định phân loại đô thị, xây dựng danh mục dự án ưu tiên đầu tư phát triển giai đoạn 2017 - 2020 và 2021 - 2035, cụ thể như sau: (đính kèm phụ lục 1 và phụ lục 2).
2. Nguồn vốn thực hiện
Căn cứ vào Chương trình nâng cấp đô thị quốc gia giai đoạn 2009 đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 758/QĐ-TTg ngày 08 tháng 6 năm 2009, định hướng nguồn lực thực hiện dự án ưu tiên đầu tư như sau:
- Nguồn vốn hỗ trợ ODA, Trung ương, tỉnh và một phần nguồn vốn của các thành phố cho các đô thị loại I và loại II;
- Nguồn vốn kêu gọi đầu tư để thực hiện các công trình có khả năng khai thác để thu hồi vốn.
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân thành phố Long Xuyên chủ trì phối hợp với Sở Xây dựng, đơn vị tư vấn và các sở, ngành liên quan, tổ chức công bố và triển khai thực hiện Chương trình phát triển đô thị thành phố Long Xuyên giai đoạn 2017 - 2020 định hướng đến năm 2035 theo đúng quy định pháp luật.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở: Xây dựng, Tài chính; Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Long Xuyên và Thủ trưởng các ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
1 | - Dự án Đường tránh thành phố Long Xuyên (ODA+TW); |
2 | - Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố; Lập Chương trình phát triển đô thị; Hoàn thiện các quy chế quản lý thành phố và lập đề án nâng loại đô thị; |
3 | - Đầu tư xây dựng các tuyến đường nhánh nối QL.91 với Đường tránh thành phố; |
4 | - Hệ thống cảng thủy nội địa: Nâng loại mở rộng cảng Mỹ Thới; |
5 | - Dự án nâng loại mở rộng thành phố Long Xuyên, bao gồm: Các khu LIA, hạ tầng kỹ thuật cấp II; rạo vét kênh rạch, kè chống sạt lỡ (vốn WB); |
6 | - Nâng cấp cải tạo và xây dựng một số tuyến phố văn minh đô thị trong khu vực nội thị; |
7 | - Nâng cấp công suất nhà máy nước Bình Đức lên 70.000m3/ngđ; |
8 | - Xây dựng mới nhà máy nước Vàm Cống công suất 15.000m3/ngđ; |
9 | - Dự án chống sạt lỡ bờ sông Hậu thành phố (vốn TW); |
10 | - Nhà thi đấu 3.000 chỗ trong khuôn viên trường ĐH An Giang. |
11 | - Trung tâm huấn luyện TDTT thành phố. |
12 | - Tu bổ tôn tạo khu lưu niệm Bác Tôn; |
13 | - Bệnh viện Mắt - Tai Mũi Họng - Răng Hàm Mặt (150 giường); |
14 | - Bệnh viện Sản Nhi (500 giường); |
15 | - Bệnh viện Lao Phổi (100 giường); |
16 | - Xây dựng mới và cải tạo một số chợ phường, xã; |
17 | - Cải tạo nâng cấp một số trường học trong khu vực nội thành; |
18 | - Nâng cấp cải tạo hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong khu vực nội thành (cấp nước, cấp điện, giao thông, thoát nước). |
19 | - Khu liên hợp xử lý chất thải Bình Hòa (NS tỉnh đầu tư cơ sở hạ tầng, Vốn Doanh nghiệp đầu tư nhà máy xử lý + trang thiết bị); |
DANH MỤC DỰ ÁN HẠ TẦNG KHUNG
STT | Danh mục dự án | Chủ đầu tư | Nguồn vốn |
Giai đoạn 2017-2020 | |||
1 | Nâng cấp và phát triển đô thị thành phố Long Xuyên thích ứng với biến đổi khí hậu (xây dựng 07 cụm đô thị thuộc danh mục nêu tại mục III-1) | UBND thành phố Long Xuyên | TW + Vốn khác |
2 | Xây dựng các KCN, CCN | Ban Quản lý khu kinh tế, UBND thành phố Long Xuyên | NS TW + Tỉnh + kêu gọi đầu tư |
Giai đoạn 2021-2035 | |||
1 | Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Cần Thơ – An Giang | Bộ Giao thông vận tải | NS TW |
- 1Quyết định 787/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Chương trình phát triển đô thị thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2016-2025, định hướng đến năm 2030
- 2Quyết định 2173/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Chương trình phát triển đô thị thành phố Cần Thơ giai đoạn 2015-2020
- 3Quyết định 2095/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Chương trình phát triển đô thị thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030
- 4Quyết định 487/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Đề án thí điểm phát triển đô thị thông minh tỉnh Lào Cai giai đoạn 2018-2025
- 5Kế hoạch 638/KH-UBND năm 2018 về phát triển đô thị tăng trưởng xanh trên địa bàn tỉnh Điện Biên đến năm 2030
- 6Quyết định 412/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Chương trình phát triển đô thị thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025
- 7Quyết định 82/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Chương trình phát triển đô thị Trung tâm huyện lỵ huyện Sơn Tịnh (mới) giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025 do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 8Quyết định 83/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Chương trình phát triển đô thị thị trấn Ba Tơ, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025
- 1Quyết định 758/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt Chương trình nâng cấp đô thị quốc gia giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật Quy hoạch đô thị 2009
- 3Quyết định 801/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh An Giang đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 1659/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Nghị định 11/2013/NĐ-CP về quản lý đầu tư phát triển đô thị
- 6Quyết định 2623/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án "Phát triển đô thị Việt Nam ứng phó biến đổi khí hậu giai đoạn 2013-2020" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Luật Xây dựng 2014
- 8Thông tư 12/2014/TT-BXD hướng dẫn lập, thẩm định và phê duyệt Chương trình phát triển đô thị do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 9Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 10Quyết định 968/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề cương Chương trình phát triển đô thị thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025
- 11Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13 về phân loại đô thị do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 12Quyết định 02/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở tỉnh An Giang đến năm 2020 định hướng đến năm 2030
- 13Quyết định 787/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Chương trình phát triển đô thị thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2016-2025, định hướng đến năm 2030
- 14Quyết định 2173/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Chương trình phát triển đô thị thành phố Cần Thơ giai đoạn 2015-2020
- 15Quyết định 2095/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Chương trình phát triển đô thị thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030
- 16Quyết định 487/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Đề án thí điểm phát triển đô thị thông minh tỉnh Lào Cai giai đoạn 2018-2025
- 17Kế hoạch 638/KH-UBND năm 2018 về phát triển đô thị tăng trưởng xanh trên địa bàn tỉnh Điện Biên đến năm 2030
- 18Quyết định 412/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Chương trình phát triển đô thị thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025
- 19Quyết định 82/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Chương trình phát triển đô thị Trung tâm huyện lỵ huyện Sơn Tịnh (mới) giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025 do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 20Quyết định 83/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Chương trình phát triển đô thị thị trấn Ba Tơ, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025
Quyết định 3950/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Chương trình phát triển đô thị thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang giai đoạn 2017-2020 định hướng đến năm 2035
- Số hiệu: 3950/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 29/12/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh An Giang
- Người ký: Lê Văn Nưng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 29/12/2017
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết