Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 394/QĐ-UBND | Ninh Thuận, ngày 09 tháng 11 năm 2018 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2025
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14 tháng 02 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025;
Căn cứ Quyết định số 1222/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020;
Thực hiện Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 18 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh triển khai các giải pháp nhằm giảm chi phí Logistics;
Xét đề nghị của Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 1703/TTr-SGTVT ngày 24 tháng 10 năm 2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này kế hoạch phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đến năm 2025.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISCTICS TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 394/QĐ-UBND ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)
Thực hiện Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14 tháng 02 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025; thực hiện Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 18 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh triển khai các giải pháp nhằm giảm chi phí Logistics, UBND tỉnh Ninh Thuận ban hành Kế hoạch phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đến năm 2025 với những nội dung chủ yếu sau:
1. Quan điểm:
- Logistics là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng như từng địa phương, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam nói chung và Ninh Thuận nói riêng.
- Phát triển dịch vụ logistics thành một ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao, gắn dịch vụ logistics với phát triển sản xuất hàng hóa, xuất nhập khẩu và thương mại nội địa, phát triển hạ tầng giao thông vận tải và công nghệ thông tin;
- Tập trung đầu tư và phát triển hạ tầng logistics nhằm phát huy tối đa lợi thế, vị trí địa lý chiến lược của tỉnh trên tuyến hành lang kinh tế trong khu vực để phấn đấu xây dựng tỉnh trở thành một đầu mối quan trọng trong hệ thống dịch vụ logistics của khu vực duyên hải Miền Trung và Tây Nguyên.
- Phát triển thị trường dịch vụ logistics lành mạnh, tạo cơ hội bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, khuyến khích thu hút đầu tư trong và ngoài nước phù hợp với các quy định của pháp luật và tiềm năng, lợi thế của tỉnh, đảm bảo mục tiêu phát triển thị trường dịch vụ logistics một cách bền vững.
- Hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp logistics về số lượng, chất lượng, quy mô, trình độ nhân lực theo hướng chuyên nghiệp, ứng dụng công nghệ kỹ thuật cao trong quản lý - kinh doanh, đủ năng lực cạnh tranh ở thị trường trong nước và khu vực.
2. Mục tiêu:
- Thu hút đầu tư vào phát triển hạ tầng logistics trên địa bàn tỉnh, tập trung xây dựng tại khu vực thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, Khu kinh tế phía Nam, các Khu công nghiệp, Cảng biển tổng hợp Cà Ná nhằm nâng cao hiệu quả kết nối giữa tỉnh Ninh Thuận với các vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam bộ và các tỉnh khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên.
- Hình thành các doanh nghiệp dịch vụ logistics đầu tàu, có đủ sức cạnh tranh trong và ngoài nước, đồng thời hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp dịch vụ logistics theo phương châm hiện đại, chuyên nghiệp.
- Doanh nghiệp sản xuất, thương mại quản lý tốt chuỗi cung ứng, tiết kiệm nguyên vật liệu và chi phí sản xuất, rút ngắn thời gian lưu chuyển hàng hóa.
- Ứng dụng công nghệ mới trong logistics, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ, chuyên nghiệp về logistics, góp phần thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại, tái cấu trúc hoạt động sản xuất, thương mại của doanh nghiệp.
- Hoàn thiện các cơ chế quản lý nhà nước ở địa phương, bao gồm: các chính sách hỗ trợ phát triển dịch vụ logistics, chính sách đầu tư, cải cách hành chính, cơ chế phối hợp quản lý của các Sở, Ban, ngành trong chuỗi dịch vụ logistics,... đảm bảo phù hợp vơi trình độ phát triển của dịch vụ logistics trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
1. Triển khai các chính sách, pháp luật về dịch vụ logistics:
- Nghiên cứu, áp dụng có hiệu quả các chính sách, pháp luật quy định về phát triển dịch vụ logistics; thực hiện có hiệu quả công tác kiểm soát thủ tục hành chính, rà soát loại bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết, cản trở quá trình hội nhập quốc tế và phát triển dịch vụ logistic.
- Tăng cường triển khai, thực hiện các giải pháp hỗ trợ phát triển dịch vụ logistics tại địa phương, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà.
- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về các cam kết quốc tế của Việt Nam liên quan đến dịch vụ logistics.
2. Đầu tư hạ tầng logistics:
- Tập trung thu hút đầu tư vào phát triển hạ tầng logistics, nhất là hạ tầng giao thông vận tải, hạ tầng kho bãi và ứng dụng công nghệ mới trong logistics; đảm bảo các quy hoạch, kế hoạch về giao thông, vận tải phù hợp với các chiến lược, kết nối giữa các khu công nghiệp, nhà máy với các hệ thống cảng biển (Quy hoạch hệ thống giao thông kết nối các phương thức vận tải hàng hải với đường sắt, đường bộ và đường thủy nội địa).
- Nâng cao năng lực vận chuyển hàng hải, phát triển dịch vụ vận tải hàng hóa bằng đường thủy; quy hoạch hệ thống cảng biển theo hướng tập trung phát triển lợi thế kinh tế của tỉnh.
- Hệ thống hạ tầng cảng biển: Hoàn thiện và phát triển hệ thống kho bãi cảng cạn/cảng khô/cảng nội địa, thu gom hàng lẻ, được tập trung lại để đóng hàng vào container, xuất khẩu bằng đường biển, bãi container và các trang thiết bị xếp dỡ, đảm bảo tính thuận tiện khi kết nối với mạng lưới hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông.
- Hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông: Hoàn thiện cơ sở hạ tầng thông tin phục vụ cho phát triển dịch vụ logistics, bao gồm mạng lưới thông tin phục vụ sản xuất kinh doanh, trao đổi dữ liệu điện tử, hệ thống internet.
- Rà soát đầu tư, nâng cấp hạ tầng giao thông, xây dựng hệ thống kho ngoại quan, kho hàng, bến bãi, phát triển phương tiện vận tải nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng xuất khẩu trong giai đoạn trước mắt, cũng như về lâu dài.
- Khuyến khích các doanh nghiệp phát triển hạ tầng kỹ thuật cho dịch vụ logistics và thực hiện các dịch vụ này (dịch vụ lưu kho, lưu bãi, giao nhận, vận chuyển, thông tin, giao dịch, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì,...).
- Chuẩn hóa các quy trình dịch vụ và chất lượng nguồn nhân lực; chú trọng việc ứng dụng hải quan điện tử như: Chương trình quản lý và điều hành qua mạng, hệ thống khai báo hải quan từ xa, chữ ký số trong thông quan điện tử, ... để giải quyết thủ tục hải quan xuất nhập khẩu hàng hóa cho doanh nghiệp được nhanh chóng, thuận lợi.
- Xúc tiến, kêu gọi nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào các Trung tâm logistics của tỉnh thông qua các Hội nghị xúc tiến đầu tư, các phương tiện thông tin đại chúng.
3. Nâng cao năng lực doanh nghiệp và chất lượng dịch vụ:
- Khuyến khích, hướng dẫn doanh nghiệp trong một số ngành chủ lực của tỉnh áp dụng mô hình quản trị chuỗi cung ứng tiên tiến như: Công nghiệp phụ trợ, năng lượng, dệt may, đồ gỗ, chế biến nông sản - thực phẩm, dược liệu,...
- Từng bước tích hợp sâu dịch vụ logistics với các ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, hoạt động xuất nhập khẩu của tỉnh, lưu thông hàng hóa trong nước và các ngành dịch vụ khác.
- Đẩy mạnh phối hợp, hỗ trợ hình thành các doanh nghiệp dịch vụ logistics đầu tàu, có đủ năng lực đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng, xử lý tranh chấp liên quan đến hoạt động logistics trong và ngoài nước.
4. Phát triển thị trường dịch vụ logistics:
- Đẩy mạnh xúc tiến thương mại dịch vụ logistics; thu hút nguồn hàng từ các tỉnh thông qua các cảng biển và ngược lại.
- Khuyến khích sự liên doanh, liên kết, cộng tác giữa các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, trên cơ sở khai thác, sử dụng thế mạnh hiện có của các doanh nghiệp (cơ sở vật chất, trang thiết bị, hệ thống thông tin,...) để triển khai, phát triển dịch vụ logistics và mở rộng tầm hoạt động của các doanh nghiệp.
5. Đào tạo, nâng cao nhận thức và chất lượng nguồn nhân lực:
- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức và chất lượng nguồn nhân lực cho đội ngũ cán bộ, quản lý và người lao động trong các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp về lĩnh vực logistics nhằm đáp ứng nhu cầu trong quản lý điều hành hoạt động của doanh nghiệp.
- Có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, trường dạy nghề để đẩy mạnh công tác đào tạo với nhiều hình thức linh hoạt, cung cấp nhân lực đáp ứng cho ngành.
6. Các nhiệm vụ khác:
- Đầu tư trang thiết bị kiểm tra, đo lường và kiểm định phương tiện phục vụ hoạt động logistics.
- Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê và thu thập dữ liệu thống kê về logistics.
- Bố trí kinh phí hàng năm cho các đơn vị triển khai thực hiện.
(Các nhiệm vụ cụ thể về phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đến năm 2025 tại Phụ lục kèm theo Quyết định này).
Kinh phí thực hiện Kế hoạch này được huy động từ các nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn doanh nghiệp, vốn vay từ các tổ chức tín dụng, tài trợ quốc tế và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
1. Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban ngành và UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện Kế hoạch này; đề xuất giải pháp huy động các nguồn lực xã hội để triển khai thực hiện các nhiệm vụ cụ thể trong Kế hoạch; tổ chức kiểm tra, đôn đốc, giám sát quá trình thực hiện Kế hoạch và tổng hợp báo cáo về UBND tỉnh để theo dõi, chỉ đạo.
2. Các Sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ được giao tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện các nhiệm vụ đã được nêu trong Kế hoạch và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về kết quả thực hiện của đơn vị, địa phương mình. Định kỳ hàng năm (trước ngày 30 tháng 11 hàng năm) hoặc đột xuất theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân tỉnh, gửi báo cáo đánh giá kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Công Thương) để tổng hợp báo cáo.
Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, khó khăn, giao Sở Công Thương chủ trì phối hợp với các Sở, Ban ngành và UBND huyện, thành phố và các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ logistics báo cáo tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh để có hướng chỉ đạo, giải quyết kịp thời./.
NHIỆM VỤ CỤ THỂ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 394/QĐ-UBND ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)
Stt | Nhiệm vụ | Kết quả đạt được | Cơ quan chủ trì | Đơn vị phối hợp | Thời gian thực hiện |
I | Hoàn thiện chính sách, pháp luật về dịch vụ logistics | ||||
1 | Nghiên cứu, áp dụng có hiệu quả các chính sách, pháp luật quy định về phát triển dịch vụ logistics; kiểm tra, rà soát và ban hành các văn bản triển khai phát triển dịch vụ logistics cho phù hợp với tình hình thực tế và điều kiện của tỉnh. | Tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động logistics | Sở Công Thương | Các Sở, Ban ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố, thị trấn, Ban quản lý Khu công nghiệp tỉnh, các doanh nghiệp. | 2018-2025 |
2 | Phổ biến, tuyên truyền về các cam kết quốc tế của Việt Nam liên quan đến dịch vụ logistics | Nâng cao hiểu biết của doanh nghiệp về các cam kết quốc tế liên quan đến logistics để áp dụng đúng các cam kết này | Sở Công Thương | Các cơ quan Báo, Đài, Hiệp Hội doanh nghiệp tỉnh | 2018-2025 |
3 | Triển khai các giải pháp hỗ trợ phát triển dịch vụ logistics tại địa phương | Các chương trình kế hoạch hỗ trợ phát triển dịch vụ logistics phù hợp tại địa phương. | Sở Công Thương | Các Sở, Đan ngành liên quan, Ban quản lý Khu công nghiệp tỉnh. | 2020 |
II | Đầu tư hạ tầng logistics | ||||
1 | Rà soát các quy hoạch, kế hoạch, đảm bảo tính đồng bộ của hạ tầng giao thông và dịch vụ vận tải với mục tiêu phát triển dịch vụ logistics | Đảm bảo các quy hoạch, kế hoạch về giao thông vận tải phù hợp với các chiến lược, quy hoạch về sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xuất nhập khẩu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, gắn kết quy hoạch về trung tâm logistics, kho ngoại quan trong một tổng thể thống nhất | Sở Giao thông Vận tải | Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Công Thương | 2018-2020 |
2 | Xây dựng các chính sách ưu đãi, đẩy mạnh công tác kêu gọi, thu hút đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng logistics | Ban hành chính sách ưu đãi nhằm thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ logistics và phát triển kết cấu hạ tầng logistics | Sở Kế hoạch và Đầu tư | Các Sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố, Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh | 2019 |
3 | Tăng cường hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước để phát triển, mở rộng kết nối hạ tầng logistics | Phát triển, mở rộng kết nối hạ tầng logistics với các nước trong khu vực miền Trung, Tây Nguyên và phía Nam nhằm phát triển vận tải đa phương thức, vận tải xuyên biên giới và quá cảnh | Sở Giao thông vận tải | Các Sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố, Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh | 2018-2025 |
4 | Xây dựng đường cao tốc Cam Ranh - Phan Rang - Vĩnh Hảo (Cam Lâm- Vĩnh Hảo) | Kế hoạch thông xe vào hăm 2020 theo tiến độ của Bộ Giao thông vận tải | Sở Giao thông vận tải | Các sở, ban, ngành, địa phương | 2017-2020 |
5 | Xây dựng Cảng tổng hợp Cà Ná đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa tổng hợp, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận và các tỉnh thuộc khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên | Kế hoạch triển khai giai đoạn 1 trước năm 2020 theo tiến độ của Bộ Giao thông vận tải | Sở Giao thông vận tải và Công ty Cổ phần tập đoàn Hoa Sen | Các sở, ban, ngành, địa phương | 2018 - 2025 |
6 | Đẩy mạnh phát triển loại hình vận tải đa phương thức; khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia và phát triển Sàn giao dịch vận tải, Sàn giao dịch logistics | Tăng khối lượng hàng hóa vận chuyển theo hình thức vận tải đa phương thức, vận tải xuyên biên giới, quá cảnh | Sở Giao thông Vận tải | Các doanh nghiệp | 2018-2025 |
7 | Cải thiện cơ sở hạ tầng logistics gắn với thương mại điện tử | Phát triển hệ thống vận chuyển nhằm đáp ứng xu thế phát triển của thương mại điện tử | Sở Công Thương; Sở Giao thông Vận tải. | UBND các huyện, thành phố và Ban quản lý Khu công nghiệp tỉnh | 2019-2020 |
III | Nâng cao năng lực doanh nghiệp và chất lượng dịch vụ. | ||||
1 | Khuyến khích, hướng dẫn doanh nghiệp một số ngành áp dụng mô hình quản trị chuỗi cung ứng tiên tiến | Doanh nghiệp một số ngành áp dụng mô hình quản trị chuỗi cung ứng tiên tiến trong quá trình sản xuất, kinh doanh, trong đó chú trọng triển khai các hoạt động logistics trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin và các công nghệ mới trong logistics | Sở Công Thương | Các doanh nghiệp | 2021 |
2 | Ưu tiên ngân sách hỗ trợ nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ và tiến bộ kỹ thuật phục vụ phát triển dịch vụ logistics và xã hội hóa nguồn lực phát triển dịch vụ logistics | Nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ mới, tiến bộ kỹ thuật trong quản lý, vận hành, đào tạo về chuỗi cung ứng và dịch vụ logistics. | Sở Khoa học và Công nghệ | Sở Tài chính; Sở kế hoạch và Đầu tư; Sở Nội vụ; Sở Lao động, Thương binh và Xã hội | 2018-2025 |
3 | Tích hợp sâu dịch vụ logistics với các ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, hoạt động xuất nhập khẩu, lưu thông hàng hóa trong nước và các ngành dịch vụ khác | Nâng cao số lượng doanh nghiệp sản xuất, thương mại có sử dụng dịch vụ logistics để nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị mình | Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh | Các Sở, ban ngành, Doanh nghiệp | 2018-2025 |
4 | Tổ chức các lớp tập huấn, phổ biến kiến thức về đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng; giải quyết tranh chấp hợp đồng dịch vụ logistics | Doanh nghiệp nâng cao trình độ, năng lực đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng, xử lý tranh chấp liên quan đến hoạt động logistics | Sở Công Thương | Sở Ngoại vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các doanh nghiệp | 2020-2025 |
IV | Phát triển thị trường dịch vụ logistics. | ||||
1 | Đẩy mạnh xúc tiến thương mại cho dịch vụ logistics | Triển khai thông tin, tổ chức doanh nghiệp tham gia hội chợ, triển lãm, hội nghị kết nối, hợp tác đầu tư về hoạt động dịch vụ logistics | Sở Công Thương | Sở Kế hoạch và Đầu tư và các Sở, Ban ngành liên quan; các doanh nghiệp | 2020-2025 |
2 | Thúc đẩy phát triển thuê ngoài dịch vụ logistics | Đẩy mạnh tuyên truyền cho các doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu và thương mại nội địa về việc sử dụng dịch vụ logistics thuê ngoài theo hướng chuyên môn hóa, phân công lao động hợp lý trong chuỗi cung ứng. | Sở Công Thương | Các Sở, ban ngành/ Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh/ các Doanh nghiệp | 2019-2025 |
3 | Khuyến khích sự liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm tạo nên sức mạnh triển khai, phát triển dịch vụ logistics và mở rộng tầm hoạt động của các doanh nghiệp | Nâng cao vai trò của các doanh nghiệp trong hoạt động đẩy mạnh phát triển dịch vụ logistics | Sở Giao thông vận tải | Các sở, ban, ngành, địa phương | 2018 - 2025 |
4 | Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về logistics | Tăng cường liên kết với các Hiệp hội và Doanh nghiệp dịch vụ logistics trong khu vực; thu hút doanh nghiệp logistics trong và ngoài nước đến đầu tư, hợp tác với các doanh nghiệp của tỉnh Ninh Thuận | Sở Kế hoạch và Đầu tư | Sở Công thương, các sở, ban, ngành, địa phương | 2018-2025 |
V | Đào tạo, nâng cao nhận thức và chất lượng nguồn nhân lực | ||||
1 | Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về logistics cho cán bộ, công chức ở các sở, ngành và UBND các huyện,thị trấn, thành phố. | Phối hợp xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức hàng năm của tỉnh. | Sở Công Thương, Sở Giao thông vận tải, Sở Kế hoạch và Đầu tư | Sở Nội vụ, Các Sở, Ban ngành và UBND các huyện, thành phố, Doanh nghiệp | 2019-2025 |
VI | Các nhiệm vụ khác | ||||
1 | Đầu tư trang thiết bị kiểm tra, đo lường và kiểm định phương tiện đo lường phục vụ hoạt động logistics | Đảo đảm trang thiết bị kiểm tra, đo lường và kiểm định phương tiện đo đảm bảo tính chính xác, trung thực trong giao nhận hàng hóa | Sở Khoa học và Công nghệ | Sở Tài chính, Sở Công Thương | 2019-2022 |
2 | Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê và thu thập dữ liệu thống kê về logistics. | Hình thành hệ thống chỉ tiêu thống kê và tiến hành thu thập dữ liệu thống kê về logistics. | Cục Thống kê | Các Sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố, các Doanh nghiệp | 2019 |
- 1Quyết định 328/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 2Quyết định 1177/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Kế hoạch nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 3Quyết định 1018/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Kế hoạch phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đến năm 2025
- 4Chỉ thị 18/CT-UBND năm 2018 về đẩy mạnh triển khai giải pháp nhằm giảm chi phí logistics, kết nối hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 5Kế hoạch 4486/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chỉ thị 21/CT-TTg về đẩy mạnh triển khai giải pháp nhằm giảm chi phí logistics kết nối hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thông do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 6Kế hoạch 172/KH-UBND năm 2019 về nâng cao năng lực cung ứng và chất lượng dịch vụ Logistics trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 7Quyết định 339/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Kế hoạch nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 1Quyết định 1222/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Quyết định 200/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 328/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 5Quyết định 1177/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Kế hoạch nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 6Chỉ thị 21/CT-TTg năm 2018 về đẩy mạnh triển khai giải pháp nhằm giảm chi phí logistics, kết nối hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thông do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 1018/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Kế hoạch phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đến năm 2025
- 8Chỉ thị 18/CT-UBND năm 2018 về đẩy mạnh triển khai giải pháp nhằm giảm chi phí logistics, kết nối hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 9Kế hoạch 4486/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chỉ thị 21/CT-TTg về đẩy mạnh triển khai giải pháp nhằm giảm chi phí logistics kết nối hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thông do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 10Kế hoạch 172/KH-UBND năm 2019 về nâng cao năng lực cung ứng và chất lượng dịch vụ Logistics trên địa bàn tỉnh Sơn La
Quyết định 394/QĐ-UBND năm 2018 về kế hoạch phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đến năm 2025
- Số hiệu: 394/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 09/11/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Thuận
- Người ký: Trần Quốc Nam
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 09/11/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra