Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3927/QĐ-UBND

Hà Tĩnh, ngày 09 tháng 10 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CHUNG ĐÔ THỊ MỚI KỲ ĐỒNG GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2035, TỶ LỆ 1/10.000

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18/06/2014; Luật Quy hoạch đô thị ngày 17/6/2009;

Căn cứ Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ về Phân loại đô thị; Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về Lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị; Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về Quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị; Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 về việc quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng; Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28/5/2007 của Chính phủ về Thoát nước đô thị và khu công nghiệp;

Căn cứ Quyết định 445/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 07/4/2009 về việc Phê duyệt điều chỉnh định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định 1659/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 07/11/2012 về việc Phê duyệt Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012-2020; Quyết định số 1786/QĐ-TTg ngày 27/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định 830/QĐ-TTg ngày 02/6/2014 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng vùng Nam Hà Tĩnh- Bắc Quảng Bình đến năm 2030;

Căn cứ Thông tư số 10/2010/TT-BXD ngày 11/8/2010 của Bộ Xây dựng Quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị;

Căn cứ Quyết định số 03/2008/QĐ-BXD ngày 31/3/2008 của Bộ Xây dựng quy định nội dung thể hiện bản vẽ trong nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng; Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008 của Bộ Xây dựng về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng;

Căn cứ Văn bản số 1941/BXD-QHKT ngày 31/8/2015 của Bộ Xây dựng về việc Quy hoạch chung đô thị mới Kỳ Đồng, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.

Căn cứ Văn bản số 439/HĐND ngày 29/9/2015 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh về việc cho ý kiến Quy hoạch chung Đô thị mới Kỳ Đồng, huyện Kỳ Anh;

Căn cứ Quyết định 1138/QĐ-UBND ngày 06/4/2015 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch chung Đô thị mới Kỳ Đồng giai đoạn đến năm 2035, tỷ lệ 1/10.000;

Xét đề nghị của UBND huyện Kỳ Anh tại Tờ trình số 84/TTr-UBND ngày 10/9/2015 về việc thẩm định, phê duyệt Đồ án quy hoạch chung đô thị mới Kỳ Đồng, huyện Kỳ Anh giai đoạn đến năm 2035, tỷ lệ 1/10.000; Thẩm định của Sở Xây dựng tại Văn bản số 440/BC-SXD ngày 10/9/2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đồ án Quy hoạch chung đô thị mới Kỳ Đồng giai đoạn đến năm 2035, tỷ lệ 1/10.000. Với các nội dung sau:

1. Tên đồ án: Quy hoạch chung đô thị mới Kỳ Đồng giai đoạn đến năm 2035, tỷ lệ 1/10.000.

2. Chủ đầu tư: UBND huyện Kỳ Anh.

3. Nhà thầu khảo sát và lập quy hoạch: Viện Quy hoạch - Kiến trúc xây dựng Hà Tĩnh.

4. Vị trí, quy mô, ranh giới quy hoạch.

a) Vị trí: Bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên xã Kỳ Đồng, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.

b) Quy mô:

- Tổng dân số toàn khu vực: 5.593 người (tính đến 31/12/2014).

- Dự báo đến năm 2025 là 11.000÷13.000 người; đến năm 2035 là 18.000÷20.000 người.

- Diện tích quy hoạch: 1.423,16ha.

- Diện tích nghiên cứu ngoài ranh giới quy hoạch: 1.804,30ha.

- Diện tích đất xây dựng đô thị đến năm 2035: 180 ÷ 240ha.

c) Phạm vi ranh giới:

+ Phía Bắc giáp: Xã Kỳ Phú, huyện Kỳ Anh;

+ Phía Nam giáp: Xã Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh;

+ Phía Đông giáp: Xã Kỳ Phú và xã Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh;

+ Phía Tây giáp: Xã Kỳ Giang, huyện Kỳ Anh.

5. Tính chất, mục tiêu quy hoạch.

a) Tính chất:

- Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội và là đầu mối giao thông, giao thương của huyện Kỳ Anh; có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

- Là một điểm kết nối trong chuỗi đô thị toàn tỉnh, nơi liên kết các điểm dân cư nông thôn và đô thị trong huyện.

- Có vai trò trong đảm bảo An ninh, Quốc phòng và bảo vệ môi trường.

b) Mục tiêu:

- Cụ thể hóa Quyết định 1786/QĐ-TTg ngày 27/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn 2050.

- Quy hoạch, định hướng đô thị mới Kỳ Đồng, huyện Kỳ Anh phát triển đạt tiêu chí đô thị loại loại IV, trong tương lai hướng tới đạt tiêu chí loại III, đồng bộ từ không gian cảnh quan đến hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; Đảm bảo tính chất của từng khu vực được phát huy, làm cơ sở để lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết và các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật khung trong đô thị mới.

- Định hướng phát triển không gian tổng thể đô thị và các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo các giai đoạn 05 năm, 10 năm và dự báo hướng phát triển đến 35 năm; được đầu tư xây dựng từng bước đạt các tiêu chí của đô thị theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức không gian, hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở cho một đô thị phù hợp với sự phát triển kinh tế-xã hội của đô thị, bảo đảm quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững.

- Làm cơ sở lập các kế hoạch, quản lý quy hoạch và thu hút đầu tư xây dựng trên toàn đô thị; quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý các công trình xây dựng.

6. Quy hoạch phân khu chức năng

a) Khu trung tâm Hành chính - Chính trị huyện với quy mô 41,3ha: Quy hoạch tại phía Tây Bắc chân núi Hương. Bao gồm các công trình: Cơ quan cấp huyện, an ninh quốc phòng, các đơn vị trung ương đóng trên địa bàn.

b) Trung tâm hành chính thị trấn với quy mô 15ha: Quy hoạch, bố trí trên cơ sở nâng cấp trung tâm xã Kỳ Đồng hiện nay. Bao gồm các công trình: Trụ sở, trường học, khu dân cư hiện hữu.

c) Khu trung tâm thương mại, dịch vụ

- Quy hoạch các công trình thương mại - dịch vụ nằm dọc Quốc lộ 1 và hai bên tuyến đường có mặt cắt 70m; quy hoạch chợ cấp huyện trên cơ sở mở rộng nâng cấp chợ xã Kỳ Đồng hiện nay với quy mô 110ha.

- Quy hoạch khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng phía Nam núi Hương với các dịch vụ ven chân núi quy mô 54,8ha.

d) Khu công viên cây xanh, TDTT, quảng trường và các công trình thương mại dịch vụ quy mô nhỏ với quy mô 154ha: Quy hoạch bám theo sông Nhà Lê. Bao gồm các công trình: Công viên, Quảng trường nhỏ, hệ thống đường dạo ven sông, mặt nước, vườn hoa, sân chơi khu vực, sân thể thao và hệ thống công viên chuyên đề.

e) Khu Tiểu thủ công nghiệp (11,9ha): Quy hoạch phía Nam đô thị. Bao gồm các công trình tiểu thủ công nghiệp hoạt động các lĩnh vực như: Tiểu thủ công nghiệp làng nghề truyền thống, tiểu thủ công nghiệp phụ trợ, các công trình dịch vụ trong khu vực.

g) Khu dân cư và các công trình dịch vụ trong khu dân cư quy mô 531,9ha: Bao gồm khu dân cư hiện trạng và dân cư quy hoạch mới. Quy hoạch trải đều trên khu vực lập quy hoạch: Bao gồm các công trình: Nhà ở liền kề, nhà ở biệt thự, nhà vườn, nhà hiện trạng, nhà ở hiện trạng chỉnh trang.

h) Khu vực đất đồi núi, nghĩa trang, xử lý rác thải với quy mô 335 ha: bao gồm diện tích đất còn lại của núi Hương và hệ thống núi phía Tây Nam; gồm đất rừng phòng hộ, đất lâm nghiệp, đất nghĩa trang, bãi xử lý rác thải, hành lang đường điện.

k) Khu vực dự trữ phát triển quy mô 169,3ha: Quy hoạch phía Đông Bắc và Đông Nam. Là khu vực đất sản xuất nông nghiệp sẽ khai thác sử dụng khi đô thị phát triển mở rộng.

7. Định hướng không gian kiến trúc cảnh quan

- Trục không gian chủ đạo gồm: Trục đường 70,0m chạy từ Quốc lộ 1 đến biển Kỳ Phú; Trục đường 45,0m chạy từ xã Kỳ Giang sang xã Kỳ Khang đi qua trung tâm đô thị; Trục không gian cảnh quan theo sông Nhà Lê, kết hợp khai thác quỹ đất hai bên tạo hành lang xanh bao quanh trung tâm đô thị

- Khu trung tâm đô thị: Bao gồm khu trung tâm hành chính huyện và trung tâm thị trấn; các trung tâm này quy hoạch, xây dựng theo mô hình không gian kiến trúc hiện đại, kết hợp với quảng trường, mặt nước và các công trình văn hóa, TDTT, siêu thị.

- Khu vực núi Hương quy hoạch, bố trí công viên núi, ngắm cảnh, nghỉ ngơi, các hoạt động dã ngoại, leo núi,...

- Các khu ở cũ quy hoạch, cải tạo, chỉnh trang, tăng mật độ xây dựng, bố trí hệ thống sân chơi, vườn hoa, từng bước nâng cấp cải tạo đồng bộ hệ thống hạ tầng và tiện nghi đô thị.

- Các khu ở xây dựng mới quy hoạch theo dạng nhà ở phân lô, có kiến trúc hiện đại và đồng bộ.

- Khu tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống gắn kết với hệ thống cây xanh cách ly, đảm bảo vệ sinh môi trường.

- Sử dụng cây xanh, mặt nước, đồi núi hiện có gắn kết các khu chức năng đô thị và khai thác dịch vụ du lịch.

- Không gian ven khu trung tâm: Quy hoạch, bố trí các làng xóm truyền thống, các khu nhà vườn. Các không gian này được gắn kết với địa hình tự nhiên, hệ thống không gian cây xanh và các trục đường chính trung tâm, tạo thành không gian kiến trúc tầng bậc, có chiều sâu.

8. Cơ cấu sử dụng đất

Quy hoạch sử dụng đất bao gồm các loại chức năng sau:

TT

Hạng mục

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

Mật độ XD (%)

Tầng cao

A

Đất trong ranh giới lập quy hoạch

1

Đất công trình công cộng, TMDV

118,95

8,36

25÷35

≤15

2

Đất cơ quan, trụ sở

19,50

1,37

25÷35

≤5

3

Đất trường học

2,80

0,20

25÷30

≤3

4

Đất ở hiện trạng

263,42

18,51

25÷60

≤5

5

Đất ở mới

156,93

11,03

25÷60

≤5

6

Đất tiểu thủ công nghiệp

11,94

0,84

30÷50

≤2

7

Đất HTKT

3,50

0,25

25÷35

≤2

8

Đất nghĩa trang

13,97

0,98

≤30

≤2

9

Diện tích mặt nước

54,59

3,84

 

 

10

Đất cây xanh, công viên TDTT

81,00

5,68

 

 

11

Đất trồng lúa (Dự trữ phát triển)

169,32

11,90

 

 

12

Đất dịch vụ sinh thái ven núi

54,79

3,85

20÷30

≤15

14

Đất đồi núi

248,67

17,47

 

 

15

Đất hành lang đường điện

23,33

1,64

 

 

16

Đất giao thông

200,45

14,08

 

 

 

Tổng

1.423,16

100,00

 

 

B

Đất ngoài ranh giới lập quy hoạch (vùng phụ cận)

1

Đất CTCC đô thị

49,75

2,76

 

 

2

Đất ở hiện trạng

292,63

16,22

 

 

3

Đất ở mới

69,21

3,84

 

 

4

Đất cây xanh, TDTT

75,02

4,16

 

 

5

Đất trồng lúa (Dự trữ phát triển)

971,39

53,84

 

 

6

Đất trường học

3,66

0,20

 

 

7

Diện tích mặt nước

22,50

1,25

 

 

8

Đất tiểu thủ công nghiệp

26,10

1,45

 

 

9

Đất dịch vụ du lịch ven biển

107,83

5,97

 

 

10

Đất đồi núi

20,19

1,11

 

 

11

Đất giao thông

166,02

9,20

 

 

 

Tổng

1.804,30

100,00

 

 

9. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật

a) Chuẩn bị kỹ thuật

* San nền:

- Cao độ san nền khu dân cư khống chế ≥+3,5m; khu tiểu thủ công nghiệp ≥+3,8m.

- Đối với các khu vực dân cư hiện trạng khống chế >+3,5m san nền cục bộ phù hợp với cao độ hiện trạng và đảm bảo thoát nước tự chảy.

* Định hướng thoát nước mưa:

- Hệ thống thoát nước tách riêng hoàn toàn, sử dụng kết cấu mương xây trong các đường ngõ nhỏ, cống hộp ở các đường lớn hoặc cống tròn bê tông tại các trục đường phố chính.

- Đối với các tuyến cống thoát nước chính sử dụng loại cống hộp có khẩu độ 1000x1000mm 1200x1200mm và 1500x1500mm hoặc cống tròn bê tông D1000÷D1500mm; các tuyến thoát nước nhánh sử dụng loại mương kín có khẩu độ 600x800mm và 800x1000mm.

- Mạng lưới thoát nước mưa quy hoạch, bố trí phân tán theo từng lưu vực nhỏ tập trung về các tuyến thoát nước chính. Toàn bộ mạng lưới thu gom nước mưa được thoát ra tuyến kênh chính và sông Nhà Lê.

- Toàn khu vực phân ra 5 lưu vực thoát nước chính:

+ Lưu vực 1: Khu vực hai bên Quốc Lộ 1 và khu vực đồi núi phía Tây thoát theo tuyến kênh, mương chính rồi ra thượng lưu sông Nhà Lê.

+ Lưu vực 2: Khu vực trung tâm đô thị và một phần của núi Hương thoát ra thượng lưu sông Nhà Lê.

+ Lưu vực 3: Khu vực phía Bắc của đô thị ven sông Nhà Lê thoát ra sông Nhà Lê.

+ Lưu vực 4: Khu vực phía Đông đô thị bao gồm một phần núi Hương và khu vực ven sông Nhà Lê thoát ra hạ lưu sông Nhà Lê;

+ Lưu vực 5: Khu vực phía Đông Nam đô thị thoát ra hạ lưu sông Nhà Lê.

b) Giao thông

* Giao thông đối ngoại

- Quy hoạch tuyến Quốc Lộ 1 nằm trong phạm vi nghiên cứu có quy mô mặt cắt 41m.

- Quy hoạch tuyến đường 45,0m chạy từ xã Kỳ Giang sang xã Kỳ Khang đi qua trung tâm đô thị.

- Quy hoạch tuyến đường kinh tế quốc phòng đi qua khu vực nghiên cứu với quy mô mặt cắt 25m.

- Quy hoạch Huyện lộ 03 nằm trong phạm vi nghiên cứu với quy mô mặt cắt 22m.

* Giao thông nội thị.

- Quy hoạch tuyến đường 70m nối từ quốc lộ 1A về phía biển, tạo thành trục trung tâm đô thị.

- Mạng lưới giao thông thiết kế theo dạng lưới đường hỗn hợp theo địa hình hiện trạng của khu vực.

- Xây dựng tuyến đường trục chính đi qua trung tâm đô thị kết hợp các tuyến trục dọc trục ngang tạo thành mạng trục chính hoàn chỉnh.

* Công trình đầu mối.

+ Xây dựng mới bến xe tại khu vực cửa ngõ phía Nam của đô thị với quy mô 4,6 ha.

+ Quy hoạch các bãi đỗ xe tập trung tại các khu vực công cộng, công viên và các khu vực tập trung đông dân cư.

+ Quy hoạch xây dựng mới các tuyến cầu qua hệ thống sông Nhà Lê.

+ Các điểm nút giao thông giữa các tuyến phố chính tổ chức các đảo giao thông đảm bảo an toàn giao thông, tạo điểm nhấn cho đô thị.

Bảng tổng hợp quy hoạch giao thông

TT

Tên đường

Mặt cắt

Bề rộng (m)

Lộ giới (m)

Khoảng lùi (m)

Mặt đường

Hè đường

Phân cách

I

Giao thông đối ngoại

 

 

 

 

 

 

1

Quốc Lộ 1

1 - 1

10,50x2

9,00x2

2,00

41,00

≥6

2

Kinh tế quốc phòng

6 - 6

7,00x2

5,50x2

-

25,00

≥6

3

Huyện lộ 3

7 - 7

6,00x2

5,00x2

-

22,00

≥6

II

Giao thông nội thị

 

 

 

 

 

 

1

Đường trục chính đô thị

2 - 2

15,00x2

12,00x2

16,00

70,00

≥6

2

Đường chính đô thị

3 - 3

10,50x2

9,50x2

5,00

45,00

≥6

3

Đường liên khu vực

4 - 4

10,50x2

6,00x2

2,00

35,00

≥6

4

Đường liên khu vực

5 - 5

7,50x2

7,50x2

-

30,00

≥6

5

Đường chính khu vực

6* - 6*

7,00x2

5,50x2

-

25,00

≥4

6

Đường chính khu vực

7* - 7*

6,00x2

5,00x2

-

22,00

≥4

Cao độ khống chế mạng lưới đường theo bản vẽ quy hoạch.

c) Cấp điện

- Nguồn điện: Lấy từ trạm biến áp 110/22kV Kỳ Đồng; trạm biến áp được xây mới với công suất 15MVA đấu nối từ đường dây 110kV chạy qua khu vực phía Tây Nam đô thị.

- Lưới điện cao áp, trung áp: Xây dựng lưới điện 110kV đấu nối vào trạm biến áp 110/22kV Kỳ Đồng, xây dựng mới lưới điện 22kV đi ngầm được đấu nối từ trạm biến áp 110/22kV Kỳ Đồng đến các trạm biến áp 22/0,4kV cấp cho các khu vực sử dụng điện.

- Trạm biến áp: Bố trí các trạm biến áp 22/0,4kV cấp cho các khu vực có nhu cầu sử dụng điện; công suất từ 400÷630kVA.

d) Cấp nước

* Nguồn nước: Xây dựng nhà máy lấy nguồn từ hồ Mạc Khê có công suất đến 2025 là 5.600m3/ngđ, đến năm 2035 nâng cấp lên 8.750m3/ngđ.

* Mạng lưới cấp nước:

- Sử dụng mạng mạch vòng và mạch cụt kết hợp. Sử dụng đường ống cấp I, cấp II để dẫn nước từ nhà máy nước đến các khu vực có nhu cầu sử dụng nước. Đường ống cấp I có đường kính từ D110 ÷ D300mm và đường ống cấp II có đường kính từ D50 ÷ D90mm.

- Ống phân phối đặt trong hào kỹ thuật. Tại vị trí không bố trí hào kỹ thuật thì đặt dưới vỉa hè độ sâu đặt ống từ 0,8 ÷ 1,0m tính từ đỉnh ống đối với tuyến ống phân phối và 0,3 ÷ 0,5m đối với tuyến ống dịch vụ.

- Phòng cháy chữa cháy: Hệ thống cấp nước chữa cháy dùng chung với cấp nước sinh hoạt. Các họng cứu hỏa được đấu nối vào mạng lưới cấp nước phân phối có đường kính D≥100mm. Trụ chữa cháy D100÷D140mm (loại 2 họng, 3 họng), khoảng cách giữa các họng cứu hỏa trên mạng lưới từ 100m ÷ 150m.

e) Thoát nước thải và vệ sinh môi trường

* Quy hoạch thoát nước thải

- Quy hoạch xây dựng hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn. Mạng lưới thoát nước thải sử dụng cống tròn thoát nước uPVC D200÷H3600. Cống thoát nước thải được đặt hai bên vỉa hè đường giao thông, chiều sâu chôn ống tối thiểu 0,7m. Các hố ga bố trí trên mạng tại vị trí thay đổi hướng, thay đổi đường kính, độ dốc. Tùy theo kích cỡ đường kính ống thoát nước để bố trí hố ga hợp lý. Khoảng cách bố trí giữa các hố ga là 40m.

- Hướng thoát nước: Thu gom tự chảy theo độ dốc đọc cống.

- Độ dốc cống tối thiểu: i = 0,25%.

- Quy hoạch xây dựng 02 trạm xử lý nước thải sinh hoạt tại các khu cây xanh ở khu vực phía Bắc và phía Nam của đô thị với tổng công suất 2.900m3/ng.đ, để xử lý đạt tiêu chuẩn loại B theo TCVN 5945 - 2005 trước khi thải vào nguồn tiếp nhận.

- Trạm xử lý nước thải được đặt tại khu vực cây xanh khu vực phía Bắc và phía Nam của đô thị.

- Nước thải công nghiệp: Nước thải công nghiệp phải được xử lý đạt giới hạn của quy chuẩn Việt Nam QCVN 08/2008/BTNMT trước khi xả ra môi trường.

* Xử lý chất thải rắn và môi trường

- CTR vô cơ: kim loại, thủy tinh, chai nhựa, bao nilon...được thu gom để tái chế nhằm thu hồi phế liệu và giảm tải cho các khu xử lý CTR.

- CTR hữu cơ: thực phẩm, rau quả củ phế thải, lá cây...được thu gom hàng ngày và được vận chuyển đến nơi xử lý tập trung.

- CTR y tế: Được xếp vào loại chất thải nguy hại, phải được xử lý bằng lò đốt đạt tiêu chuẩn.

- CTR công nghiệp: Phần chất thải rắn không sử dụng được sẽ vận chuyển đến khu xử lý tập trung với rác thải sinh hoạt. Chất thải rắn độc hại các nhà máy phải có phương án xử lý riêng.

- Xây dựng nhà máy xử lý rác tại khu vực phía Tây của đô thị với quy mô 3,5ha, công suất dự kiến 25 tấn/ng.đêm.

* Nghĩa trang

- Khuôn viên nghĩa trang, nghĩa địa trong khu vực được trồng hệ thống cây xanh cách ly, không cho phép chôn mở rộng diện tích. Nghĩa trang chung của đô thị bố trí tại khu vực phía Tây với quy mô 5,36ha.

g) Thông tin liên lạc

- Hệ thống chuyển mạch: Xây dựng 01 trạm chuyển mạch mới đặt tại các khu vực trung tâm để đảm bảo nhu cầu sử dụng thông tin trong đô thị.

- Hệ thống truyền dẫn: Đảm bảo các đường trung kế giữa các tổng đài là cáp quang tạo thành mạch vòng để đáp ứng nhu cầu thông tin, tạo điều kiện mở rộng các loại hình dịch vụ.

- Mạng ngoại vi: Xây dựng các tuyến cáp ngầm; các loại cáp trên các tuyến đường chính để đảm bảo chất lượng thông tin và mỹ quan cho đô thị và đồng bộ với các cơ sở hạ tầng khác

- Mạng di động: Trong tương lai nâng cao chất lượng các dịch vụ trên toàn đô thị.

- Mạng ADSL: Mạng Internet khai thác triệt để dịch vụ mạng internet băng thông rộng ADSL vào phục vụ đời sống nhân dân.

- Bưu chính: Dành quỹ đất cho nhu cầu xây dựng và mở rộng đài trạm, bưu cục, điểm văn hóa.

Điều 2. Giao trách nhiệm cho các cơ quan liên quan.

1. Ủy ban nhân dân huyện Kỳ Anh chủ trì phối hợp với Sở Xây dựng, thống nhất ban hành quy chế quản lý quy hoạch theo đồ án quy hoạch phân khu được duyệt.

2. Ủy ban nhân dân huyện Kỳ Anh phối hợp với chính quyền các địa phương liên quan tổ chức giới thiệu rộng rãi quy hoạch này trên các phương tiện thông tin đại chúng, tại các nơi công cộng để Nhân dân được biết và theo dõi việc thực hiện. Triển khai cắm mốc chỉ giới quy hoạch theo đồ án được duyệt, đồng thời thực hiện quản lý quy hoạch, quản lý đất đai theo phân khu chức năng, quản lý các mốc giới xây dựng theo đúng quy định hiện hành, tập trung huy động mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật theo đúng đồ án quy hoạch đã được duyệt.

3. Sở Xây dựng chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra triển khai thực hiện quản lý quy hoạch xây dựng theo quy định pháp luật hiện hành.

Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Xây dựng; Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Đ/c Bí thư Tỉnh ủy; (để b/c)
- Các đ/c Phó Bí thư Tỉnh ủy; (để b/c)
- Thường trực HĐND tỉnh; (để b/c)
- Chủ tịch UBND tỉnh; (để b/c)
- Các PCTUBND tỉnh;
- CVP, các PVP UBND tỉnh;
- Lưu; VT, XD.
Gửi: VB giấy (25b) và điện từ.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đặng Quốc Khánh

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 3927/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt quy hoạch chung đô thị mới Kỳ Đồng giai đoạn đến năm 2035, tỷ lệ 1/10.000 do tỉnh Hà Tĩnh ban hành

  • Số hiệu: 3927/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 09/10/2015
  • Nơi ban hành: Tỉnh Hà Tĩnh
  • Người ký: Đặng Quốc Khánh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản