Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 39/2017/QĐ-UBND | An Giang, ngày 01 tháng 8 năm 2017 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 48/2016/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 17/2017/NQ-HĐND ngày 14 tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang Quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ ngân sách trung ương và quy định về vốn đối ứng của địa phương đối với Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh An Giang;
Theo đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 158/TTr-SKHĐT ngày 01 tháng 8 năm 2017.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này là Quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ ngân sách trung ương và quy định về vốn đối ứng của địa phương đối với Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh An Giang.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 14 tháng 8 năm 2017 và áp dụng cho các năm ngân sách giai đoạn 2017 – 2020.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, ban ngành tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, tổ chức sử dụng vốn ngân sách nhà nước thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
NGUYÊN TẮC, TIÊU CHÍ, ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG VÀ QUY ĐỊNH VỀ VỐN ĐỐI ỨNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2016-2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 39/2017/QĐ-UBND ngày 01 tháng 8 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh:
a) Các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và quy định về vốn đối ứng của địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững (sau đây gọi là Chương trình) giai đoạn 2016-2020 là căn cứ để lập kế hoạch đầu tư trung hạn và hằng năm nguồn ngân sách nhà nước thuộc Chương trình giai đoạn 2016-2020 của tỉnh An Giang. Đồng thời, là căn cứ để quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm Chương trình giai đoạn 2016-2020.
b) Các dự án đầu tư thuộc Chương trình giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh An Giang sử dụng vốn ngân sách trung ương, vốn đối ứng ngân sách tỉnh, vốn ngân sách huyện và các vốn huy động hợp pháp khác.
2. Đối tượng áp dụng:
Các Sở, Ban, Ngành và Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố sử dụng kinh phí Chương trình giai đoạn 2016-2020. Tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến lập kế hoạch đầu tư trung hạn và hằng năm nguồn ngân sách nhà nước thuộc Chương trình giai đoạn 2016-2020.
1. Việc phân bổ phải tuân thủ các quy định của Luật đầu tư công, Luật ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan.
2. Việc phân bổ vốn kinh phí phải đảm bảo thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình giai đoạn 2016-2020. Đó là thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo; góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân, đặc biệt là ở các địa bàn nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận thuận lợi các dịch vụ xã hội cơ bản (như: Y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, điện sinh hoạt, tiếp cận thông tin), góp phần hoàn thành mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2016-2020 theo Nghị quyết Quốc hội đề ra. Cụ thể:
a) Góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo cả nước bình quân 1% - 1,5%/năm (riêng các huyện nghèo, xã nghèo giảm 4%/năm; hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm 3% - 4%/năm) theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020;
b) Cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người nghèo, bảo đảm thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo cả nước cuối năm 2020 tăng lên 1,5 lần so với cuối năm 2015 (riêng hộ nghèo ở các huyện nghèo, xã nghèo, đặc biệt khó khăn, hộ nghèo dân tộc thiểu số tăng gấp 2 lần);
c) Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả cơ chế, chính sách giảm nghèo để cải thiện điều kiện sống và tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người nghèo;
d) Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở các huyện nghèo, xã nghèo đặc biệt khó khăn được tập trung đầu tư đồng bộ theo tiêu chí nông thôn mới, trước hết là hạ tầng thiết yếu như giao thông, trường học, trạm y tế, thủy lợi nhỏ, nước sinh hoạt; tạo điều kiện để người dân tham gia thực hiện các hoạt động của Chương trình để tăng thu nhập thông qua tạo việc làm công nhằm phát huy hiệu quả các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư, góp phần giảm rủi ro thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, cải thiện tiếp cận thị trường;
đ) Quản lý sử dụng vốn ngân sách trung ương và bố trí ngân sách địa phương triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững đảm bảo đúng quy định, tập trung, trọng điểm, tránh dàn trải gây lãng phí, thất thoát nguồn lực.
3. Kết hợp lồng ghép các nguồn vốn ngân sách nhà nước khác đầu tư trên địa bàn (như: Vốn Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới, vốn Chương trình 160, vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ có mục tiêu theo nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, vốn ngân sách huyện,…), cũng như các nguồn vốn huy động hợp pháp khác để thực hiện hoàn thành các mục tiêu của Chương trình.
4. Công khai, minh bạch trong việc phân bổ kinh phí thực hiện Chương trình, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính và tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí.
Căn cứ Quyết định số 48/2016/QĐ-Tg ngày 31 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ, các dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển và kinh phí sự nghiệp trên địa tỉnh An Giang thực hiện Chương trình là:
1. Các dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển
a) Công trình giao thông nông thôn phục vụ sản xuất, kinh doanh và dân sinh;
b) Công trình cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xã;
c) Trạm chuyển tiếp phát thanh xã; nhà văn hóa, trung tâm sinh hoạt cộng đồng;
d) Cải tạo, xây mới các công trình thủy lợi nhỏ;
đ) Công trình phục vụ nước sinh hoạt cho người dân;
e) Đầu tư cơ sở vật chất các trường từ Mẫu giáo, Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông thuộc các xã biên giới, xã đặc biệt khó khăn để đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2016-2020;
g) Các loại công trình hạ tầng quy mô nhỏ khác do cộng đồng đề xuất, phù hợp với phong tục, tập quán, nhu cầu của cộng đồng, phù hợp với mục tiêu của Chương trình và quy định của pháp luật; ưu tiên công trình cho các cộng đồng nghèo, công trình có nhiều người nghèo, phụ nữ hưởng lợi;
h) Duy tu, bảo dưỡng công trình cơ sở hạ tầng trên địa bàn.
2. Các dự án thành phần sử dụng kinh phí sự nghiệp
a) Chương trình 135;
b) Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã ngoài Chương trình 30a và Chương trình 135;
c) Truyền thông và giảm nghèo về thông tin;
d) Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình;
1. Trên cơ sở quy định tại Điều 5 quy định ban hành kèm theo Quyết định số 48/2016/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ, tiêu chí phân bổ vốn đối với nguồn vốn đầu tư phát triển và kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình 135 trên địa tỉnh An Giang, gồm 04 tiêu chí như sau:
a) Tiêu chí về xã (xã khu vực III, khu vực II, khu vực I, xã biên giới);
b) Tiêu chí về ấp đặc biệt khó khăn;
c) Tiêu chí về tỷ lệ hộ nghèo;
d) Tiêu chí về tỷ lệ người dân tộc thiểu số.
2. Đối với các dự án thành phần còn lại, tiêu chí để phân bổ vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình trên cơ sở tỷ lệ hộ nghèo và quy mô hộ nghèo (tỷ lệ hộ nghèo và quy mô hộ nghèo trên địa bàn xã theo kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt hằng năm).
3. Cách tính hệ số từng tiêu chí đối với Chương trình 135
Tiêu chí về xã: Căn cứ vào danh sách xã khu vực III, II, I, xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt mà xác định hệ số cho từng đối tượng như sau:
Đối với xã | Hệ số (H1) |
Cứ mỗi xã khu vực III (kể cả là biên giới) được tính | 10 |
Cứ mỗi xã khu vực II biên giới được tính | 9,5 |
Cứ mỗi xã khu vực I, xã không thuộc vùng dân tộc và miền núi là xã biên giới được tính | 8,5 |
Tiêu chí về ấp đặc biệt khó khăn: Căn cứ vào danh sách ấp đặc biệt khó khăn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt mà xác định hệ số như sau:
Số ấp đặc biệt khó khăn | Hệ số (H2) |
Cứ 01 ấp đặc biệt khó khăn thuộc diện đầu tư được tính | 1,8 |
Tiêu chí về tỷ lệ hộ nghèo:
Tỷ lệ hộ nghèo | Hệ số (H3) |
Thấp hơn tỷ lệ chung của cả nước | 0 |
Nhỏ hơn hoặc bằng 1,5 lần tỷ lệ chung của cả nước | 0,02 |
Nhỏ hơn hoặc bằng 2 lần tỷ lệ chung của cả nước | 0,03 |
Nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 lần tỷ lệ chung của cả nước | 0,04 |
Cao hơn 2,5 lần tỷ lệ chung của cả nước | 0,05 |
Ghi chú: Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh để tính toán hệ số được xác định căn cứ vào số liệu công bố Tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2015 theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Tiêu chí về tỷ lệ người dân tộc thiểu số:
Tỷ lệ dân tộc thiểu số | Hệ số (H4) |
Dưới 20% | 0,03 |
Từ 20% đến 30% | 0,04 |
Trên 30% | 0,05 |
4. Phương pháp tính mức vốn phân bổ thực hiện Chương trình 135
Tổng hệ số của 01 địa phương (cấp xã): Căn cứ vào các tiêu chí trên để tính ra số Hệ số của từng địa phương. Tổng hệ số của 01 địa phương (cấp xã) được tính như sau:
Y = (H1 + H2) x (1+H3+H4)
Trong đó:
Y: Tổng hệ số của 01 địa phương (cấp xã);
H1: Hệ số về tiêu chí xã;
H2: Hệ số về tiêu chí ấp đặc biệt khó khăn;
H3: Hệ số về tiêu chí tỷ lệ hộ nghèo;
H4: Hệ số về tiêu chí tỷ lệ dân tộc thiểu số;
Mức vốn phân bổ cho 01 địa phương (cấp xã):
X = (M/N) x Y
Trong đó:
X: Mức vốn bình quân phân bổ cho 01 địa phương;
M: Tổng mức vốn đầu tư phát triển thực hiện Chương trình 135 phân bổ cho tỉnh;
N: Tổng hệ số của các địa phương (cấp xã) trên địa bàn tỉnh thuộc diện đầu tư theo Chương trình 135;
Y: Tổng hệ số của 01 địa phương (cấp xã).
NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ TỶ LỆ VỐN ĐỐI ỨNG NGÂN SÁCH TỈNH
Nguồn vốn ngân sách trình ương hỗ trợ có mục tiêu, vốn đối ứng ngân sách tỉnh, vốn ngân sách huyện và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác bao gồm công lao động được quy ra bằng tiền.
Điều 6. Tỷ lệ vốn đối ứng ngân sách tỉnh
Trên cơ sở quy định tại Điều 6 của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 48/2016/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ, hằng năm ngân sách tỉnh (vốn đầu tư và vốn sự nghiệp) đối ứng tối thiểu bằng 10% tổng ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình.
Điều 7. Trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư
1. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và Sở Lao động Thương binh và Xã hội và các cơ quan, tổ chức có liên quan đề xuất phương án cân đối, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước trung hạn và hằng năm trong giai đoạn 2016 - 2020 cho Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững theo đúng nguyên tắc, tiêu chí và định mức quy định tại Quyết định này.
2. Chủ trì, tổng hợp phương án cân đối, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt vốn đầu tư phát triển và kinh phí sự nghiệp nguồn ngân sách nhà nước trung hạn và hằng năm trong giai đoạn 2016 - 2020 cho Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững theo đúng nguyên tắc, tiêu chí và định mức quy định tại Quyết định này.
Điều 8. Trách nhiệm của Sở Tài chính
1. Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước trung hạn và hằng năm giai đoạn 2016 - 2020 để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững theo đúng nguyên tắc, tiêu chí và định mức quy định tại Quyết định này.
2. Chủ trì thẩm định, tổng hợp phương án phân bổ kinh phí sự nghiệp nguồn ngân sách nhà nước trung hạn và hằng năm giai đoạn 2016 - 2020 để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững theo đúng nguyên tắc, tiêu chí và định mức quy định tại Quyết định này.
Điều 9. Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
1. Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng phương án phân bổ kế hoạch kinh phí sự nghiệp nguồn ngân sách nhà nước trung hạn và hằng năm thực hiện các dự án thành phần (trừ Chương trình 135) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020.
2. Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán về tính chính xác các thông tin, số liệu và mức vốn phân bổ cho các dự án thành phần do Sở chủ trì thực hiện.
Điều 10. Trách nhiệm của Ban Dân tộc
1. Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng phương án phân bổ kế hoạch vốn đầu tư phát triển và kinh phí sự nghiệp nguồn ngân sách nhà nước trung hạn và hằng năm thực hiện dự án thành phần Chương trình 135 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020 theo đúng nguyên tắc, tiêu chí và định mức quy định tại Quyết định này.
2. Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán về tính chính xác các thông tin, số liệu và mức vốn phân bổ cho các dự án thành phần Chương trình 135 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020.
Điều 11. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Thông tin và Truyền thông
1. Phối hợp với Sở Lao động Thương Binh và Xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng phương án phân bổ kế hoạch kinh phí sự nghiệp nguồn ngân sách nhà nước trung hạn và hằng năm thực hiện các dự án thành phần thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020 do Sở quản lý theo đúng nguyên tắc, tiêu chí và định mức quy định tại Quyết định này.
2. Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán về tính chính xác các thông tin, số liệu và mức vốn phân bổ cho các dự án thành phần thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020 do Sở quản lý.
1. Cung cấp thông tin, số liệu thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách phục vụ cho việc xây dựng và phê duyệt phương án phân bổ vốn ngân sách nhà nước thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020 trên địa bàn tỉnh.
2. Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán về tính chính xác các thông tin, số liệu và mức vốn phân bổ cho các hoạt động trong các dự án thành phần thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 liên quan đến lĩnh vực do sở, ngành, cơ quan, tổ chức quản lý./.
- 1Nghị quyết 02/2017/NQ-HĐND Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 2Quyết định 31/2017/QĐ-UBND quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 tỉnh Quảng Bình
- 3Quyết định 48/2017/QĐ-UBND Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Long An ban hành
- 4Quyết định 2415/QĐ-UBND năm 2017 Quy định về phân cấp quản lý, điều hành thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2016-2020
- 5Quyết định 07/2023/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành thuộc lĩnh vực kế hoạch và đầu tư
- 6Quyết định 289/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh An Giang kỳ 2019-2023
- 7Quyết định 152/QĐ-UBND năm 2024 công bố Danh mục Nghị quyết, Quyết định quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong năm 2023
- 1Quyết định 07/2023/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành thuộc lĩnh vực kế hoạch và đầu tư
- 2Quyết định 289/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh An Giang kỳ 2019-2023
- 3Quyết định 152/QĐ-UBND năm 2024 công bố Danh mục Nghị quyết, Quyết định quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong năm 2023
- 1Luật Đầu tư công 2014
- 2Luật ngân sách nhà nước 2015
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 5Quyết định 48/2016/QĐ-TTg Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Nghị quyết 17/2017/NQ-HĐND Quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ ngân sách trung ương và quy định về vốn đối ứng của địa phương đối với Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh An Giang
- 7Nghị quyết 02/2017/NQ-HĐND Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 8Quyết định 31/2017/QĐ-UBND quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 tỉnh Quảng Bình
- 9Quyết định 48/2017/QĐ-UBND Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Long An ban hành
- 10Quyết định 2415/QĐ-UBND năm 2017 Quy định về phân cấp quản lý, điều hành thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2016-2020
Quyết định 39/2017/QĐ-UBND quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ ngân sách trung ương và quy định về vốn đối ứng của địa phương đối với chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh An Giang
- Số hiệu: 39/2017/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 01/08/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh An Giang
- Người ký: Lê Văn Nưng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 14/08/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra