Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 39/2008/QĐ-UBND | Lai Châu, ngày 31 tháng 12 năm 2008 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số: 09/2006/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng;
Căn cứ Thông tư số 62/2005/TTLT-BTC-BNN&PTNT ngày 04/8/2005 về việc: Hướng dẫn lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí cho công tác phòng cháy chữa cháy rừng;
Căn cứ Thông tư số 61/2007/TTLT-BTC-BNN&PTNT ngày 22/6/2007 về việc: Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước cấp cho các tổ chức, cá nhân được huy động để ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái phép, phòng cháy chữa cháy rừng;
Căn cứ Quyết định số 1590/QĐ-UBND ngày 22/10/2008 của UBND tỉnh Lai Châu về việc: Điều chỉnh, bổ sung Ban chỉ đạo bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng tỉnh Lai Châu.
Xét đề nghị của liên ngành: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Sở Tài chính tại Tờ trình số: 460/TTrLN–SNN-STC ngày 01 tháng 12 năm 2008,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm Quyết định này Quy định về hệ thống chỉ huy điều hành và cơ chế quản lý thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 05/2008/QĐ-UBND ngày 05/02/2008 của UBND tỉnh Lai Châu.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp & PTNT, Tài chính, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và Thủ trưởng các Sở, ban, ngành liên quan, chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
HỆ THỐNG CHỈ HUY ĐIỀU HÀNH VÀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU
(Ban hành kèm theo Quyết định số : 39/2008/QĐ-UBND, ngày 31 tháng 12 năm 2008 của UBND tỉnh Lai Châu)
Chương I
Điều 1. Quy định này quy định về tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ, cơ chế điều hành hệ thống phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) và nội dung, cơ chế quản lý, nguồn kinh phí đảm bảo cho công tác PCCCR trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
Phạm vi áp dụng cho hệ thống chỉ huy điều hành công tác PCCCR từ cấp tỉnh, huyện, thị (sau đây gọi chung là huyện), xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã) và tổ xung kích PCCCR thôn (bản) của tỉnh Lai Châu.
Điều 2. Những nội dung về quản lý, cơ chế thực hiện công tác PCCCR không quy định trong bản quy định này được thực hiện theo các quy định hiện hành.
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3. Tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ hệ thống PCCCR tỉnh Lai Châu
1. Ban chỉ đạo PCCCR các cấp
1.1. Cấp tỉnh.
a/ Tổ chức bộ máy
Ban chỉ đạo PCCCR cấp tỉnh, gồm:
- Trưởng ban, Phó ban và các thành viên ban chỉ đạo thực hiện theo Quyết định số 1590/QĐ-UBND ngày 22/10/2008 của UBND tỉnh Lai Châu;
- Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo: Chi cục Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp & PTNT)
- Tổ công tác giúp việc Ban chỉ đạo: Thành phần, phạm vi hoạt động, nhiệm vụ thực hiện theo quyết định của Ban chỉ đạo.
b/ Chức năng, nhiệm vụ
- Tham mưu giúp Chủ tịch UBND tỉnh ban hành các quy định, phương án, kế hoạch về bảo vệ rừng và PCCCR;
- Tổ chức kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCCCR;
- Tổ chức phối hợp các lực lượng triển khai thực hiện các biện pháp PCCCR trên địa bàn tỉnh theo phương án và kế hoạch đã được phê duyệt; báo cáo kết quả thực hiện công tác bảo vệ rừng và PCCCR với UBND tỉnh và Ban chỉ đạo PCCCR Trung ương.
1.2. Cấp huyện.
a/ Tổ chức bộ máy
Ban chỉ đạo PCCCR cấp huyện, gồm:
- Trưởng ban, phó ban, các thành viên và quy chế hoạt động do Chủ tịch UBND huyện Quyết định.
- Cơ quan thường trực: Hạt Kiểm lâm huyện
- Tổ công tác giúp việc Ban chỉ đạo cấp huyện: Do Ban chỉ đạo của huyện, thị thành lập và phân công nhiệm vụ, phụ trách từng địa bàn cụ thể.
b/ Chức năng, nhiệm vụ
- Tham mưu giúp Chủ tịch UBND huyện ban hành kế hoạch và phương án, tổ chức phối hợp lực lượng bảo vệ rừng và PCCCR trên địa bàn theo phương châm 4 tại chỗ (Lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, hậu cần tại chỗ).
- Chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể ở huyện; tuyên truyền, vận động, giáo dục nhân dân về thực hiện các quy định của Nhà nước về bảo vệ rừng và PCCCR;
- Tổ chức kiểm tra các phòng ban chuyên môn và chính quyền cơ sở về trách nhiệm thực hiện các biện pháp PCCCR theo quy định tại Nghị định số: 09/2006/NĐ-CP ngày 16/01/2006 của Chính phủ; tổ chức phối hợp với các cơ quan chức năng xác minh, điều tra nguyên nhân, thủ phạm gây cháy rừng chuyển hồ sơ cho cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật;
- Kịp thời thống kê báo cáo Ban chỉ đạo PCCCR tỉnh và Chủ tịch UBND huyện về tình hình cháy rừng, phá rừng xảy ra trong địa bàn đồng thời đề xuất các biện pháp khắc phục.
1.3. Cấp xã.
a/ Tổ chức bộ máy
Ban chỉ đạo PCCCR cấp xã, gồm:
- Trưởng ban, phó ban, các thành viên và quy chế hoạt động do Chủ tịch UBND xã quyết định;
- Cơ quan thường trực: Văn phòng UBND xã, Kiểm lâm địa bàn, Bảo lâm
- Tổ công tác giúp việc Ban chỉ đạo: Do Ban chỉ đạo cấp xã thành lập và phân công nhiệm vụ, phụ trách từng địa bàn thôn (bản) cụ thể.
b/ Chức năng, nhiệm vụ
- Tham mưu giúp Chủ tịch UBND xã ban hành phương án PCCCR, tổ chức phối hợp lực lượng PCCCR trên địa bàn theo phương châm 4 tại chỗ;
- Chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể ở xã, phối hợp với Kiểm lâm địa bàn, Bảo lâm và các Trưởng thôn (bản) tuyên truyền, vận động, giáo dục nhân dân thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về bảo vệ rừng và PCCCR; quản lý giám sát chặt chẽ việc sản xuất trên nương rẫy của nhân dân, hướng dẫn kỹ thuật đốt dọn không để cháy lan vào rừng;
- Chỉ đạo các thôn (bản) xây dựng và tổ chức thực hiện quy ước, tiến hành ký cam kết bảo vệ rừng và PCCCR tới từng hộ gia đình;
- Trong thời gian cao điểm mùa khô hanh phải phân công thành viên thường trực 24/24 giờ trong ngày; tổ chức lực lượng tuần tra, canh gác nghiêm ngặt tại các khu rừng dễ cháy; phát hiện kịp thời đám cháy, huy động mọi lực lượng, phương tiện tại địa phương để tham gia chữa cháy và trực tiếp chỉ huy chữa cháy rừng;
- Tổ chức xác minh nguyên nhân và thủ phạm gây cháy, chuyển hồ sơ cho cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật;
- Kịp thời thống kê báo cáo Ban chỉ đạo PCCCR huyện, Chủ tịch UBND xã về tình hình cháy rừng, phá rừng xảy ra trên địa bàn và đề xuất các biện pháp khắc phục hậu quả vụ cháy.
2. Tổ xung kích PCCCR thôn (bản)
2.1. Tổ chức
- Mỗi thôn (bản) trên địa bàn các xã, phường, thị trấn thuộc vùng có nguy cơ cháy rừng cao (Có danh sách kèm theo) được thành lập một tổ xung kích PCCCR, số lượng từ 10 đến 15 người tuỳ theo diện tích rừng và mức độ phức tạp của công tác bảo vệ rừng ở từng thôn (bản), do Trưởng thôn đề nghị, Chủ tịch UBND xã quyết định thành lập.
- Thành phần của tổ xung kích PCCCR: Trưởng thôn làm tổ trưởng, Công an viên làm tổ phó, các thành viên: Là những người trong độ tuổi lao động, có đủ sức khoẻ, nhiệt tình với bảo vệ rừng và PCCCR, là đoàn viên thanh niên, dân quân.
2.2. Chức năng, nhiệm vụ
- Tuyên truyền vận động nhân dân trong thôn (bản) thực hiện các quy định về bảo vệ rừng và PCCCR trên địa bàn;
- Xây dựng kế hoạch và giám sát việc thực hiện quy ước bảo vệ rừng của nhân dân trong thôn (bản);
- Xây dựng kế hoạch và đăng ký về thời gian đốt nương, tiến hành ký cam kết với từng hộ gia đình đảm bảo an toàn khi đốt nương;
- Tổ chức lực lượng canh gác và thường trực khi nhân dân đốt nương, tuần tra báo cháy rừng 24/24h trong thời gian cao điểm;
- Trực tiếp chữa cháy và huy động lực lượng, phương tiện tại thôn (bản) chữa cháy khi có cháy rừng và cháy thảm cỏ xảy ra.
3. Chức năng, nhiệm vụ cơ quan thường trực ban chỉ đạo PCCCR các cấp
- Theo dõi, quản lý công tác dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng trên phạm vi toàn tỉnh;
- Tham mưu củng cố kiện toàn tổ chức, xây dựng quy chế hoạt động của các ban chỉ đạo PCCCR các cấp, phối hợp với các ban ngành xây dựng và tổ chức thực hiện phương án, kế hoạch PCCCR đã được phê duyệt;
- Tham mưu cho chính quyền các cấp huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ để chống chặt phá rừng, PCCCR;
- Chuẩn bị nội dung cho Ban chỉ đạo tổ chức họp định kỳ, đột xuất, sơ kết, tổng kết công tác PCCCR;
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát các chủ rừng trong việc xây dựng và thực hiện phương án PCCCR;
- Tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ và tuyên truyền, giáo dục về PCCCR, hướng dẫn xây dựng và thực hiện quy ước bảo vệ rừng;
- Lập kế hoạch kinh phí hoặc phối hợp với cơ quan Tài chính lập kế hoạch kinh phí hoạt động của Ban chỉ đạo và kinh phí PCCCR hàng năm để trình duyệt.
Điều 4. Mối quan hệ và cơ chế điều hành hệ thống PCCCR.
1. Trưởng ban chỉ đạo PCCCR các cấp chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động và tổ chức thực hiện công tác PCCCR trên địa bàn trước Chủ tịch UBND cùng cấp và Ban chỉ đạo PCCCR cấp trên.
2. Ban chỉ đạo PCCCR cấp dưới phải chấp hành nghiêm chỉnh sự chỉ đạo, điều hành của Ban chỉ đạo PCCCR cấp trên.
3. Xây dựng hệ thống thông tin, báo cáo hai chiều giữa Ban chỉ huy PCCCR cấp xã với Ban chỉ đạo PCCCR cấp huyện, Ban chỉ đạo PCCCR cấp huyện với Ban chỉ đạo PCCCR cấp tỉnh, Ban chỉ đạo PCCCR cấp tỉnh với Ban chỉ đạo PCCCR Trung ương. Hệ thống thông tin báo cáo phải được duy trì thông suốt và hoạt động đều đặn trong mùa khô hanh.
4. Khi xảy ra cháy rừng Chủ tịch UBND tỉnh huy động lực lượng, phương tiện của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn và Chi cục Trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh huy động lực lượng, phương tiện của các cơ quan kiểm lâm địa phương. Chủ tịch UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp xã ra lệnh huy động lực lượng, phương tiện chữa cháy, theo phương châm 4 tại chỗ khi được Chủ tịch UBND tỉnh uỷ quyền.
5. Trường hợp cháy lớn quá tầm kiểm soát của cấp mình thì báo cáo khẩn cấp cho Ban chỉ đạo PCCCR cấp trên biết, để tham mưu cho Chủ tịch UBND cấp đó phát lệnh huy động lực lượng và phương tiện ứng cứu.
Điều 5. Nội dung, cơ chế quản lý kinh phí đảm bảo cho công tác Phòng cháy, chữa cháy rừng
1. Nội dung chi
1.1. Chi cho hoạt động của Ban chỉ đạo PCCCR các cấp
a/ Đối với Ban chỉ đạo PCCCR tỉnh.
- Chi cho công tác tuyên truyền, tập huấn, huấn luyện về PCCCR
- Chi văn phòng phẩm phục vụ hoạt động của Ban chỉ đạo
- Chi họp Ban chỉ đạo và hội nghị sơ kết, tổng kết công tác PCCCR hàng năm của tỉnh.
b/ Đối với Ban chỉ đạo PCCCR cấp huyện
- Chi cho công tác tuyên truyền, tập huấn, huấn luyện về PCCCR
- Chi văn phòng phẩm phục vụ cho hoạt động của Ban chỉ đạo;
- Chi họp Ban chỉ đạo và hội nghị sơ kết, tổng kết công tác PCCCR hàng năm của huyện.
c/ Đối với Ban chỉ đạo PCCCR cấp xã
- Chi văn phòng phẩm phục vụ cho hoạt động của Ban chỉ đạo;
- Chi họp Ban chỉ đạo và hội nghị sơ kết, tổng kết công tác PCCCR hàng năm của xã.
d/ Đối với Tổ xung kích PCCCR thôn (bản)
Tổ xung kích PCCCR thôn (bản) thuộc vùng có nguy cơ cháy rừng cao được hỗ trợ kinh phí cho hoạt động, nội dung chi theo quy chế chi tiêu nội bộ của tổ được UBND xã phê duyệt nhưng phải đảm bảo nguyên tắc chi đúng chế độ quy định, đúng mục đích bảo vệ rừng và PCCCR và phải công khai, minh bạch.
1.2. Chi cho công tác chữa cháy rừng
- Chi trực PCCCR thực hiện theo quy định tại điểm d mục 1 phần II Thông tư liên tịch số: 62/2005/TTLT-BTC-BNN&PTNT.
- Chi bồi dưỡng cho những người được huy động để chữa cháy rừng (bao gồm cả lực lượng Công an, Quân đội, cán bộ, công nhân, viên chức); mức chi 40.000đ/người/ngày.
- Chi về nhiên liệu (xăng, dầu), sửa chữa, bồi thường thiệt hại khi phương tiện, thiết bị được huy động để chữa cháy rừng;
- Các chế độ khác và trình tự, thủ tục thanh toán phục vụ cho công tác PCCCR thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 62/2005/ TTLT-BTC-BNN&PTNT ngày 04/8/2005 và Thông tư liên tịch số 61/2007/ TTLT-BTC-BNN&PTNT ngày 22/6/2007, của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và Bộ Tài chính.
2. Định mức dự toán chi cho hoạt động PCCCR
- Cấp tỉnh: Căn cứ tình hình thực tế và khả năng cân đối ngân sách bố trí dự toán kinh phí hàng năm cho Chi cục Kiểm lâm tỉnh.
- Cấp huyện: 25.000.000 đồng/năm
- Cấp xã: 2.000.000 đồng/năm
- Tổ xung kích thôn (bản): 1.500.000 đồng/năm.
3. Cơ chế quản lý
3.1. Lập dự toán kinh phí
a/ Cấp tỉnh
Hàng năm, Chi cục Kiểm lâm lập dự toán kinh phí hoạt động của Ban chỉ đạo PCCCR, chi công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, gửi Sở Nông nghiệp & PTNT tổng hợp gửi Sở Tài chính trình UBND tỉnh giao dự toán theo quy định.
b/ Cấp huyện, xã, thôn bản
Hàng năm, Hạt Kiểm lâm tổng hợp nhu cầu kinh phí chi cho hoạt động của Ban chỉ đạo PCCCR cấp huyện, Ban chỉ đạo PCCCR cấp xã và kinh phí hỗ trợ hoạt động của tổ xung kích PCCCR thôn (bản) gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện tổng hợp, trình UBND cấp huyện;
3.2. Quản lý và sử dụng kinh phí
a/ Kinh phí hoạt động của Ban chỉ đạo cấp tỉnh và chi cho PCCCR
Căn cứ vào dự toán được giao, Chi cục Kiểm lâm triển khai thực hiện và thanh quyết toán kinh phí theo Thông tư liên tịch số 61/2007/TTLT-BNN-BTC ngày 22/6/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn-Bộ Tài chính và Thông tư liên tịch số 62/2005/TTLT-BTC-BNN&PTNT ngày 04/8/2005 của Bộ Tài chính-Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các chính sách, chế độ quy định hiện hành.
b/ Kinh phí hoạt động của Ban chỉ đạo PCCCR cấp huyện
Căn cứ vào dự toán được giao, UBND huyện quyết định việc giao cho các phòng chức năng thuộc huyện quản lý, tham mưu việc sử dụng và chịu trách nhiệm thanh, quyết toán theo các quy định hiện hành.
c/ Kinh phí hoạt động của Ban chỉ đạo cấp xã và kinh phí hỗ trợ Tổ xung kích PCCCR thôn (bản)
Được bố trí trong dự toán ngân sách xã hàng năm; UBND xã chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng theo quy định và được tổng hợp vào quyết toán hàng năm của huyện.
Các đơn vị được giao dự toán hàng năm có trách nhiệm quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí được giao theo đúng quy định hiện hành.
Điều 6. Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ, UBND các huyện, các sở, ban, ngành liên quan có trách nhiệm thực hiện những nội dung của quy định này.
Điều 7. UBND các huyện chỉ đạo cơ quan chuyên môn và các xã quản lý, sử dụng nguồn kinh phí cho hoạt động PCCCR đảm bảo đúng chế độ, chính sách theo quy định hiện hành.
Điều 8. Tổ chức, cá nhân thực hiện tốt quy định này được khen thưởng theo quy định; tổ chức, cá nhân vi phạm tuỳ theo mức độ sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc các đơn vị kịp thời báo cáo UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo.
TỔ XUNG KÍCH PCCCR THÔN (BẢN) ĐƯỢC HỖ TRỢ KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG
(Kèm theo Quyết định số 39/2008/QĐ-UBND, ngày 31/12/2008 của UBND tỉnh Lai Châu)
TT | Huyện, thị xã/ | Số xã/TT | Số tổ xung kích PCCCR | Ghi chú |
Tổng cộng | 68 | 705 |
| |
I | Tam Đường | 14 | 142 |
|
1 | Xã Sơn Bình |
| Gồm: Chu Va 6; Chu Va 8; Chu Va 12; Bản 46; Bản Huổi Ke; Cò Lạt Thái; Hua Bó 2. |
|
2 | Xã Bản Bo |
| Gồm: Hưng Phong; Nậm Tàng; Nà Sảng; Cốc Phung; Nà Ly; Nà Van; Cốc Phát; Bản Bo; Phiêng Pẳng; Nà út, Nà Khuy; Nà Khương; Nà Can; Phiêng Hoi, Cò Nọt Mông; Phiêng Tiên |
|
3 | Xã Bản Hon |
| Gồm: Bản Hon 1; Bản Hon 2; Nà Khum; Bãi Trâu; Bản Thẳm; Bản Đông Pao 1; Đông Pao 2; Chăn Nuôi; Hoa Dì Hồ. |
|
4 | Xã Nà Tăm |
| Gồm: Coóc Noọc; Nà Riềng; Nà Tăm; Nà Vàn; Nà ít; Phiêng Giẳng; Coóc Cuông; Nà Kiêng; Nà Luồng |
|
5 | Xã Nùng Nàng |
| Gồm: Phan Chu Hoa; Nùng Nàng; Sáy San 1; Sáy San 2; Sáy San 3; Lao Tỷ Phùng; Chin Chu Chải; Sỳ Mìn Khan |
|
6 | TT Tam Đường |
| Gồm: Nà Đa; Tiên Bình; Tắc Tình; Nậm Tường; Mường Cấu; Mường Mớ; Máy Đường; Hô Ta; Cò Lá; Tắc Cạn; Sân Bay. |
|
7 | Xã Tả Lèng |
| Gồm: Thèn Pả; Tả Lèng; Lao Chải; Lùng Than Trung Chải; Phìn Ngan Lao Chải; Phìn Ngan Sin Chải; Pho Sin Chải; San Cha Mán; San Cha Mông; Lùng Chù Hồ Pên; Pho Lao Chải. |
|
8 | Xã Hồ Thầu |
| Gồm: Chu Lìn; Nhi êu Sáng; Rừng ổi; Bản Phô; Hồ Thầu, Gia Khâu; Kèo Thầu; Tả Chải; Sì Thâu Chải; Tế Suối Ngài; Đội 4. |
|
9 | Xã Giang Ma |
| Mào Phô; Giang Ma; Ngài Trù; Sin Chải; Sử Thàng; Sin Câu; Bãi Bằng; Phìn Chải. |
|
10 | Xã Bình Lư |
| Gồm: Thèn Thầu; Hoa Lư; Vân Bình; Tùng Pẳn; Nà Đon; Nà Cà; Nà Hum; Tân Bình; Hưng Bình; Pa Pe; Nà Khan; Nà Phát; Nà San; Noong Luống. |
|
11 | Xã Sùng Phài |
| Gồm: Sin Páo Chải; Tả Chải; Cư Nhà La; Làng Giảng; Suối Thầu; Sùng Phài; Căn Câu; Trung Chải. |
|
12 | Xã Bản Giang |
| Gồm: Nà Bỏ; Hà Giang; Bản Giang; Nà Sài; Nà Cơ; Cốc Pa; Suối Thầu; Sin Chải; Tẩn Phù Nhiêu. |
|
13 | Xã Khun Há |
| Gồm: Lao Chải; Ngài Thầu Cao; Ngài Thầu Thấp; Nậm Đích; Thèn Thầu; Can Hồ; Sàn Phàng Thấp; Sàn Phàng Cao; Chu Khèn Thấp; Chu Khèn Cao; Sin Chải; Ma Seo Phìn Cao; Ma Seo Phìn Thấp. |
|
14 | Xã Thèn Sin |
| Gồm: Thèn Sin 1; Thèn Sin 2; Đông Phong; Lở Thàng 1; Lở Thàng 2; Na Đông; Sin Câu; Pan Khèo |
|
II | Thị xã Lai Châu | 5 | 19 |
|
1 | Xã Nậm Loỏng |
| Gồm: Bản Gia Khâu 1; Gia Khâu 2 |
|
2 | San Thàng: |
| Gồm: Bản Mới; Thành Công; San Thàng 1; San Thàng 2, Séo Sin Chải; Tả Sin Chải; Chin Chu Chải; Lò Suối Tủng; Phan Lìn; Nùng Than. |
|
3 | P. Đoàn Kết |
| Gồm: Đoàn Kết 1; Đoàn Kết 2; Bản Thành Lập. |
|
4 | P. Quyết Thắng |
| Gồm: Quyết Thắng 1; Quyết Thắng 4. |
|
5 | P. Tân Phong |
| Gồm: Tân Phong 3; Đoàn Kết 3. |
|
III | Phong Thổ | 5 | 50 |
|
1 | TT Phong Thổ |
| Gồm: Pa So; Thẩm Bú; Thôn 41; Thèn Na; Nậm Pậy; Vàng Bó; Vàng Khon; Thèn Na; Chiềng Na. |
|
2 | Xã Lản Nhì Thàng |
| Gồm: Lản Nhì Thàng; Chiêu Sả Phìn; Cung Mù Phìn; Séo Chiên Pho; Hồng Thu Mán; Hông Thu Mông; Sin Chải; Lồng Cú Seo Phả; Tô Y Phìn; Sỳ Lèng Chải. |
|
3 | Xã Hoang Thèn |
| Gồm: Nậm Cáy; Mồ Sin Câu; Tả Lèng; Séo Lẻng; Nậm Và; Sin Chải; Huổi Luông; Lèng Suối Chin; Hoang Thèn. |
|
4 | Xã Khổng Lào |
| Gồm: Huổi Co Muông; Huổi Lả; Bản Cang; Chi Bú; Bản Đớ; Khổng Lào; Huổi Loỏng; Ho Sao Chải; Nậm Khay; Phong Cát 1; Phong Cát 2; Huổi Pặc 1; Huổi Pặc 2 |
|
5 | Xã Mường So |
| Gồm: Phiêng Đanh; Nà Củng; Huổi én; Vàng Bâu; Tây An; Tây Sơn; Huổi Bảo; Vàng Khon; Huổi Sen; Nậm Cung |
|
IV | Than Uyên | 12 | 156 |
|
1 | TT Than Uyên |
| Gồm: Khu 6; Khu 7a; Khu 7b; Khu 8; Khu 9; Khu 10; Khu 11. |
|
2 | Xã Phúc Than |
| Gồm: Sân Bay; Che Bó; Noong Thăng; Nậm Vai; Sắp Ngựa 1; Sắp Ngựa 2; Sam Sẩu; Nà Rắt; Nà Phát; Sang Ngà; Xa Bó; Sam Sấu; Nà Phái; Nậm Sáng; Đội 9; Đội 11. |
|
3 | Xã Muờng Than |
| Gồm: Xuân én; Bản Đông; Sen Đông 1; Sen Đông 2; Cẩm Trung 1; Cẩm Trung 2; Cẩm Trung 3, Cẩm Trung 4; Hô Than; Bản Ngà; Phương Quang; én Nọi; én Luông; Bản Giẳng; Bản Lằn 1; Bản Lằn 2; Mường 2; Mường 3 |
|
4 | Hua Nà |
| Gồm: Đán Đăm; Nà Ban; Hua Nà; Pá Chằm; Bản Phường; Pú Cáy; Bản Đắc; Nà Má; Lọng Ban. |
|
5 | Mường Cang |
| Gồm: Lọng Co Phay; Pom Bó; Pom Búi, Bản Mé; Bản Mạ; Bản Muông; Phương Cẩm A; Phương Cẩm B; Mường Cang; Huổi Co Nọi; Cang Cai; Nà Mường; Cang Mường; Nà Chằm; Nà Khiết; Giao Thông; Lán Khoen; Xóm Mới; Huổi Hằm; Huổi San. |
|
6 | Xã Mường Kim |
| Gồm: Chiềng Ban 1; Chiềng Ban 2; Chiềng Ban 3; Bản Lướt; Bản Mường 1; Bản Mường 2; Bản Khiết; Nà é 1; Nà é 2; Nà Ban; Nà Dân 1; Nà Dân 2; Nà Khương; Nà Phạ; Nà Cay; Bản Chát; Thẩm Phé; Bản Hàng; Nà Then; Nà Hày; Bản Vi; Ngã 3; Nà Đình; Bản Là 1; Bản Là 2. |
|
7 | Xã Mường Mít |
| Gồm: Bản Vè; Bản Mường; Bản Hát Nam; Bản Khoang; Bản Lào; Bản Xanh; Bản Xi; Bản ít. |
|
8 | Xã Tà Mung |
| Gồm: Lun 1; Lun 2; Pá Liềng ; H« Ta; Tµ Mung; Tu San; §¸n Tä; NËm Më |
|
9 | Xã Ta Gia |
| Gồm: Bản Củng, Bản Gia, Bản Hỷ, Bản Khem, Bản Mè, Bản Mỳ, Bản Nam, Hua Mỳ, Huổi Cày, Noong Quài |
|
10 | Xã Khoen On |
| Gồm: Bản Đốc; Bản Mở; Bản Mùi 1; Bản Mùi 2; Bản On; Bản Sàng; Chế Hạng; Hố Đán; Noong Quang; Tà Lồm. |
|
11 | Xã Pha Mu |
| Gồm: Bản Chít; Bản Khá; Bản Mớ; Bản Xoong; Nà Bó; Nà ít; Nậm Pắt; Pá Lầu; Pá Mít; Pá Pằng; Pá Luồng; ít Pơi; Nậm Ngùa; Nà Bó. |
|
12 | Xã Tà Hừa |
| Gồm: Noong ỏ; Noong Ma, Khì Trên; Khì Dưới; Pá Chi Tờu; Huổi Bắc; Cáp Na 1; Cáp Na 2; Tà Vải; Pá Khoang; Hô Chít |
|
V | Tân Uyên | 10 | 118 |
|
1 | Hố Mít |
| Mít Nọi; Thào (A,B,C); Tà Hử; Bản Lầu; Suối Lĩnh A; Suối Lĩnh B; Hô Pù; Khau Giềng. |
|
2 | Xã Nậm Cần |
| Gồm: Bằng Mai; Hua Cần; Hua Puông; Nà Phát; Phiêng áng; Phiêng Đúc; Phiêng Bay; Phiêng Tòng; Nậm Cần Mới; Phiêng Ly. |
|
3 | Xã Nậm Sỏ |
| Gồm: Cọ Tói; Nậm Nanh; Hô Ngò; Hô Sỏ; Hô ít; Hua Cả; Khăn Nọi; Khau Hỏm; Lán Tiển; Nà Lào; Nà Ngò; Nà Phát; Nà Ui; Nậm Sỏ 1; Nậm Sỏ 2; Ngam Ca; Phiêng Sỏ; Thó Ló; Ui Dạo; Ui Thái; ít Luông |
|
4 | Xã Tà Mít |
| Gồm: Lọng Thàng; Nà Kè; Nậm Khăn; Pá Muôn; Pá Ngùa; Pá Pha; Pá Pu; Pá Sỏ A; Pá Sỏ B; Phiêng Dường; Sài Lương; Tà Mít; ít Chom Dưới; ít Chom Trên. |
|
5 | Xã Mường Khoa |
| Gồm: Nà Pè; Hô Cha; Mường 1; Mường 2; Nậm Pha; Nà An 1; Nà An 2; Nà Cại; Nà Còi; Phiêng Cúm; Phiêng Khon; Phiêng Hào; Phiêng Sản; Phiêng Xe; Nà Nghè; Nậm Cung 1; Nậm Cung 2. |
|
6 | Xã Phúc Khoa |
| Gồm: Ngọc Lại; Nậm Bon 1; Nậm Bon 2, Hô Ta+K2; Nà Lại; Hô Be; Hô Bon; Nà Khoang; Phúc Khoa; Nậm Be. |
|
7 | Trung Đồng |
| Gồm: Bút Dưới; Bút Trên; Hua Cưởm 1; Hua Cưởm 2; Noong Kim; Phiêng Phát 1; Phiêng Phát 2; Phiêng 3; Tát Xôm 1; Tát Xôm 2; |
|
8 | Thân Thuộc |
| Gồm: Nà Pầu; Nà Ban; Nà Hoi; Nà Pắt; Chom Chăng; Tản Đán; Nà Bảo; Nậm Sát |
|
9 | TT Tân uyên |
| Gồm: Trạm Cả; Hua Chăng; Hua Pầu; Huổi Luồng; Nà Cóc; Nà Giàng; Nà Nọi Thái; Nà Nọi Mông. |
|
10 | Xã Pắc Ta |
| Gồm: Bó Lun; Cang A; K II; Mít Dạo; Mít Thái; Nà ún; Nà Sẳng; Pắc Lý; Pắc Ta; Chiêng Ban; Thanh Sơn; Hoàng Hà. |
|
VI | Sìn Hồ | 13 | 130 |
|
1 | Xã Phìn Hồ |
| Gồm: Tà Ghênh; Seo Lèng 1; Seo Lèng 2; Ngài Chồ; Phìn Hồ; Pa Phang 1; Pa Phang 2. |
|
2 | Xã Ma Quai |
| Gồm: Can Tỷ 1; Can Tỷ 2; Can Tỷ 3; Co Coóc; Vàng Bon; Nậm Bó; Can Hồ; Lùng Thàng; Ma Quai Thàng; Lùng Cù; Soong Cón; Đinh Đanh; Phìn Hồ; Nậm Mạ Thái; Nậm Mạ Dạo; Pá Pao. |
|
3 | Xã Tả Phìn |
| Gồm: Sèng Lảng; Sìn Thàng; Xà Choong; Tả Phìn; Gàng Lân; Bành Pán; Tầm Choong; Trị Xoang; Liều Chải; Nậm Hái; Suối Sù Tổng. |
|
4 | TT Sìn Hồ |
| Gồm: Khu 1; Khu 4; Khu 5; Sìn Hồ Vây; Sìn Hồ Dao. |
|
5 | Xã Tả Ngảo |
| Gồm: Lùng Sử Phìn; Seo Sáng; Thà Giàng Chải; Giềng Thàng; Hải Hồ; Nậm Chản; Sáng Tùng; Háng Lìa 1; Háng Lìa 2; Ca Sin Chải; Chang Pa Phòng; Lao Lử Đề; Nậm Khăm 1; Nậm Khăm 2. |
|
6 | Xã Làng Mô |
| Gồm: Tả Cù Nhè; Làng Mô; Sang Song Hồ; Tủa Cà Phìn; Nhiêu Sáng 1; Nhiêu Sáng 2; Pê Sử Ngài; Tả San 1; Tả San 2; Lù Suối Tủng. |
|
7 | Xã Chăn Nưa |
| Gồm: Chiềng Chăn 1; Chiềng Chăn 2; Chiềng Chăn 3; Pề Ngài 1; Pề Ngài 2; Chiêng Na 1; Chiêng Na 2; Nậm Cày; Pá Bon; Pá Sặp; Pá Đởn; Nậm Sập; Nậm Vời; Nậm Pì; Bản Cại; Ma Sang. |
|
8 | Xã Xà Dề Phìn |
| Gồm: Xà Dề Phìn; Chang; Mao Sao Phìn; Sảng Phìn; Hắt Hơ; Can Hồ; Tè Qua Y. |
|
9 | Xã Nậm Mạ |
| Gồm: Huổi Ca; Co Đớ; Co Lẹ |
|
10 | Xã Pú Đao |
| Gồm: Hồng Ngài; Nậm Đoong; Nậm Đắc; Nậm Pỳ |
|
11 | Xã Lê Lợi |
| Gồm: Trang; Lai Hà; Phiêng Ban; Huổi Sáng; Chiêng Lề; Nậm Na; Pa Cuổi; Bản Chợ |
|
12 | Xã Hồng Thu |
| Gồm: Pa Chi Hô; Chin Chải; Làng Sảng; Phong Ngảo; Tả Thàng; Hồng Thu; Hồng Thu Chồ 1; Hồng Thu Chồ 2; Phìn Thang; Nà Kế 1; Nà Kế 2; Nà Kế 3; Than Chi Hồ; Sà Chải; Trung Chải; Pê Cờ. |
|
13 | Xã Nậm Cha |
| Gồm: Nậm Cha 1; Nậm Cha 2; Hồng Quản 1; Hồng Quản 2; Nậm Ngập; Seo Phìn; Nậm Chăng1; Nậm Chăng 2; Nậm Pe; Ngài Chồ; Lùng Khoai; Giềng Thàng; Nậm Pẻ |
|
VII | Mường Tè | 9 | 90 |
|
1 | Xã Nậm Hằng |
| Gồm:, Nậm Nhùn; Nậm Hằng; Nậm Cày; Huổi Pết; Nậm Ty 1; Nậm Ty 2; Nậm Dòn; Huổi Van 1; Huổi Van 2; Huổi Đanh. |
|
2 | Nậm Manh |
| Gồm: Huổi Chát; Nậm Manh; Nậm Pù, Nậm Nàn, Huổi Héo |
|
3 | Xã Mường Mô |
| Gồm: Tắc Ngá; Phiêng Lằn; Nậm Chà; Pá Mô; Huổi Lĩnh; Hát Mé; Huổi Mắn; Huổi Xó; Huổi Dạo; Nậm Hài; Bản Cang; Toòng Pịt; Mường Mô; Bản Giẳng; Bản Km41; Nậm Khao. |
|
4 | Xã Kan Hồ |
| Gồm: Nậm Hạ A; Nậm Hạ B; Nậm Thú; Sỳ Seo Chải; Bản Seo 2; Nậm Luồng; Pô Lếch; Nậm Lọ A; Nậm Lọ B. |
|
5 | Xã Bum Tở |
| Gồm: Nậm Cấu; Nậm Sả; Huổi Han; Ta Pán; Phìn Khò; Tả Phìn; Đầu Nậm Xả; Chà Dì |
|
6 | Xã Bum Nưa |
| Gồm: Bum Nưa; Nà Lang; Nà Hẻ; Nà Hừ 1; Nà Hừ 2; Phiềng Kham; Vàng Xan; Nà Phầy; Pắc Pạ; Đán Đón; Sang Sui; Nậm Xẻ; Nậm Xuổng; Huổi Cuổng; Nậm Củm. |
|
7 | Thị trấn huyện |
| Gồm: Khu 5; Khu 9; Tổ 1; Tổ 2; Khối Cơ Quan. |
|
8 | Xã Tà Tổng |
| Gồm: Bản Tà Tổng; Giàng Ly Cha; Ngài Chồ; Cố Lô Hồ; A Mé; Nậm Dính; Nậm Ngà; U Ma; Pa Tết; Tê Mà Mủ. |
|
9 | Xã Nậm Khao |
| Gồm: Nậm Pục; Nậm Khao; Huổi Tát; Nậm Phìn |
|
10 | Xã Mường Tè |
| Gồm: Nậm Củm; Mường Tè; Đon Lạt; Bản Giẳng; Pắc Ma; Bản Bó; Nậm Pặm; Nậm Hản. |
|
- 1Quyết định 01/2013/QĐ-UBND về Quy định phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 2Quyết định 564/QĐ-UBND về Kế hoạch phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2014
- 3Quyết định 11/2014/QĐ-UBND về phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 4Quyết định 05/2008/QĐ-UBND Quy định hệ thống chỉ huy điều hành và cơ chế quản lý, thực hiện phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2008 do tỉnh Lai Châu ban hành
- 5Kế hoạch 52/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chương trình hành động 01-CTr/TU thực hiện Chỉ thị 47-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chữa cháy do tỉnh Lai Châu ban hành
- 6Quyết định 02/2021/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu ban hành
- 7Quyết định 49/QĐ-UBND năm 2022 công bố các Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu hết hiệu lực toàn bộ và hết hiệu lực một phần trong năm 2021
- 8Quyết định 50/QĐ-UBND năm 2022 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu hết hiệu lực toàn bộ và hết hiệu lực một phần trong năm 2021
- 9Quyết định 171/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu trong kỳ hệ thống hóa năm 2019-2023
- 1Quyết định 36/2010/QĐ-UBND sửa đổi Quy định hệ thống chỉ huy điều hành và cơ chế quản lý thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Lai Châu kèm theo Quyết định 39/2008/QĐ-UBND
- 2Quyết định 05/2008/QĐ-UBND Quy định hệ thống chỉ huy điều hành và cơ chế quản lý, thực hiện phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2008 do tỉnh Lai Châu ban hành
- 3Quyết định 02/2021/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu ban hành
- 4Quyết định 49/QĐ-UBND năm 2022 công bố các Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu hết hiệu lực toàn bộ và hết hiệu lực một phần trong năm 2021
- 5Quyết định 50/QĐ-UBND năm 2022 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu hết hiệu lực toàn bộ và hết hiệu lực một phần trong năm 2021
- 6Quyết định 171/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu trong kỳ hệ thống hóa năm 2019-2023
- 1Thông tư liên tịch 62 /2005/TTLT-BTC-BNN&PTNT về việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng do Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Nghị định 09/2006/NĐ-CP về phòng cháy và chữa cháy rừng
- 3Thông tư liên tịch 61/2007/TTLT-BNN-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước cấp cho hoạt động cơ quan Kiểm lâm các cấp; thanh toán chi phí cho các tổ chức, cá nhân được huy động để ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái phép, phòng cháy, chữa cháy rừng do Liên bộ Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Quyết định 01/2013/QĐ-UBND về Quy định phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 6Quyết định 564/QĐ-UBND về Kế hoạch phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2014
- 7Quyết định 11/2014/QĐ-UBND về phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 8Kế hoạch 52/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chương trình hành động 01-CTr/TU thực hiện Chỉ thị 47-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chữa cháy do tỉnh Lai Châu ban hành
Quyết định 39/2008/QĐ-UBND ban hành Quy định về hệ thống chỉ huy điều hành và cơ chế quản lý thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- Số hiệu: 39/2008/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 31/12/2008
- Nơi ban hành: Tỉnh Lai Châu
- Người ký: Lê Trọng Quảng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra