Hệ thống pháp luật

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
******

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
******

Số: 39/2007/QĐ-UBND

Tam Kỳ, ngày 13 tháng 9 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

V/v Ban hành Quy định lập dự toán kiên cố hoá kênh mương loại III trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 66/2000/QĐ-TTg ngày 13/6/2000 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách và cơ chế tài chính thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương;
Căn cứ Nghị quyết số 54/2006/NQ-HĐND ngày 04/5/2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam về việc tiếp tục phát triển thuỷ lợi nhỏ, thuỷ lợi đất màu và kiên cố hoá kênh mương trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2006 - 2010;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số: 948 /TTr-NN & PTNT ngày 21 tháng 8 năm 2007 về việc ban hành Quy định lập dự toán kiên cố hoá kênh mương loại III trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này Quy định lập dự toán kiên cố kênh mương loại III trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp & PTNT chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn kịp thời cho UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan trong quá trình triển khai thực hiện quy định này.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này thay thế Quyết định số 31/2002/QĐ-UB, ngày 27/5/2002 của UBND tỉnh Quảng Nam và có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.

 


Nơi nhận
:
- Như Điều 3;
- TTTU, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh;
- Các Sở, Ban, ngành, đoàn thể  thuộc tỉnh;
- CPVP;
- Lưu VT, KTTH, KTN, TH.


TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Ngọc Quang

 

QUY ĐỊNH

VỀ VIỆC LẬP DỰ TOÁN KIÊN CỐ KÊNH MƯƠNG LOẠI III TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 39/2007/QĐ-UBND ngày 13/9/2007).

Kiên cố hoá kênh mương loại III là công trình được đầu tư theo phương châm “Dân làm, Nhà nước hỗ trợ” nhằm khuyến khích các địa phương, đơn vị huy động mọi nguồn lực tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng kiên cố hoá kênh mương, thực hiện chủ trương xã hội hoá đầu tư trong lĩnh vực Nông nghiệp và PTNT.

Ngày 27/5/2002 UBND tỉnh đã có Quyết định số 31/2002/QĐ-UB về việc ban hành Quy định lập dự toán kiên cố hoá kênh mương loại III trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Tuy nhiên, một số nội dung của Quyết định này hiện nay không còn phù hợp do một số chế độ chính sách có liên quan đã được điều chỉnh hoặc thay đổi.

Để tiếp tục thực hiện tốt Nghị Quyết 54/2006/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam, khoá VII, kỳ họp thứ 8, ngày 04 tháng 5 năm 2006 về tiếp tục phát triển thuỷ lợi nhỏ, thuỷ lợi đất màu và kiên cố hoá kênh mương trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2006-2010; nhằm đơn giản hoá thủ tục trong công tác lập, thẩm định, thẩm tra, phê duyệt, đẩy nhanh tiến độ thực chương trình kiên cố kênh mương loại III, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành một số quy định như sau:

I. VỀ TÍNH TOÁN KHỐI LƯỢNG:

1. Đối với các tuyến kênh loại III áp dụng thiết kế mẫu:

- Căn cứ vào độ dốc đáy kênh và diện tích tưới để chọn mặt cắt mẫu phù hợp: Tra bảng (5-1); (5-2); (6-1); (6-2) (theo bảng đính chính) và các bảng (7-1); (7-2); (7-3) trong thiết kế mẫu ban hành tại QĐ số 19/2001/QĐ-UB và QĐ số 29/2006/QĐ-UB để tính khối lượng kiên cố kênh mương như bê tông, đá xây... và các loại vật liệu như đá hộc, đá chẻ, đá 1x2, đá 4x6, sỏi 1x2, cát xây, cát tô, gạch xây, thép, ván cốt pha ...

- Phần khối lượng bê tông và cốt thép các thanh giằng hoặc một số chi tiết nhỏ không có trong các bảng trên được bổ sung theo yêu cầu và kích thước thực tế.

- Khối lượng đất đào, đất đắp căn cứ vào tài liệu địa hình hiện trạng và mặt cắt mẫu để tính toán.

2. Đối với các tuyến kênh không áp dụng thiết kế mẫu:

Căn cứ khối lượng theo hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công đã được UBND huyện, thị xã, thành phố phê duyệt để lập dự toán.

II. VỀ CHẾ ĐỘ LẬP DỰ TOÁN:

1. Các chi phí khác: (Áp dụng cho cả thiết kế mẫu và không thiết kế mẫu)

1.1. Các chi phí khác không được tính:

            - Thuế thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng đầu ra.

            - Chi phí Ban quản lý công trình.

            - Chi phí thẩm định, chi phí quyết toán, nghiệm thu, khởi công.

            - Chi phí bảo hiểm công trình.

            - Chi phí lán trại, chuyển quân, phát tuyến...

1.2. Các chi phí được tính vào giá trị dự toán:

            - Chi phí khảo sát tính bằng 57% mức quy định hiện hành.

            - Chi phí thiết kế đối với kênh mương loại III áp dụng thiết kế mẫu tính bằng 25% mức chi phí lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, nhưng tối thiểu là 500.000 đồng và tối đa không quá 3.500.000 đồng với một hồ sơ thiết kế để hỗ trợ cho công tác thiết kế như: chi phí phôtô, in ấn, máy móc...

           

- Chi phí thiết kế đối với kênh mương loại III không áp dụng thiết kế mẫu:

+ Nếu có tính thuỷ lực và kết cấu kênh thì áp dụng theo mức quy định hiện hành của Nhà nước.

+ Nếu có tính thuỷ lực nhưng không tính kết cấu thì tính bằng 50% mức chi phí lập báo cáo kinh tế kỹ thuật.

- Chi phí giám sát tính bằng 30% mức quy định hiện hành của Nhà nước để bồi dưỡng cho cán bộ của các phòng chuyên môn hoặc cán bộ xã, địa phương thực hiện giám sát.

2. Đơn giá đào đắp đất, vận chuyển bộ: (chỉ áp dụng đối với thiết kế mẫu)

2.1. Tiền công đào đắp đất, đá:

a) Công đào đất móng công trình trên kênh, đào kênh mương được tính như sau:

- Đào đất cấp I  :

22.700đồng/1m3

- Đào đất cấp II :

33.900đồng/1m3

- Đào đất cấp III:

50.300đồng/1m3

- Đào đất cấp IV:

76.800đồng/1m3

                       

           

b) Công đào đất để đắp tính như sau:

- Đào đất cấp I  :

16.800đồng/1m3

- Đào đất cấp II :

23.100đồng/1m3

- Đào đất cấp III:

29.100đồng/1m3

            Ghi chú:

           

            Đất cấp I  : Đất dùng xẻng đạp bình thường đã ngập xẻng.

                        Đất cấp II : Đất dùng cuốc bàn mới cuốc được.

                        Đất cấp III: Cuốc bàn không đào được, phải dùng cuốc chim.

Đất cấp IV: Dùng xà beng mới đào được.         

ơ

c) Công phá đá mặt bằng dày <=0,5m được tính như sau:

- Đào đá cấp I  :

216.100đồng/1m3

- Đào đá cấp II :

167.700đồng/1m3

- Đào đá cấp III:

145.300đồng/1m3

- Đào đá cấp IV:

130.400đồng/1m3

Ghi chú:

           

Đá cấp I       : Đá rất cứng, có cường độ chịu nén > 1000kg/cm2.

            Đất cấp II   : Đá cứng, có cường độ chịu nén > 800kg/cm2.

            Đất cấp III  : Đá cứng trung bình, có cường độ chịu nén > 600kg/cm2.

Đất cấp IV: Đá tương đối mềm, giòn dễ đập, có cường độ chịu nén ≤ 600kg/cm2.

d) Vận chuyển tiếp 1m3 đất cứ 10m tới được tính 1.200đồng (không phân cấp đất).

e) Đất đắp bờ kênh và công trình được tính 21.200đồng/1m3 (không phân cấp đất).

f) Công tác xây lắp: Để thuận lợi tra bảng trong thiết kế mẫu và dễ sử dụng đối với những người không có chuyên môn, tiền công cho các công tác xây lắp như: Xây gạch, xây đá, trát vữa, đóng cốt pha, đỗ bê tông, gia công thép được tính 54.000đồng/1công.

2.2 Chi phí vận chuyển bộ:

            Chi phí vận chuyển bộ được tính như bảng sau:

ĐVT: đồng

Số

TT

Tên vật liệu

 

Đơn vị

Loại phương tiện vận chuyển

Gánh bộ

Xe cút kít

(xe rùa)

Xe bánh lốp

 (xe bò)

10m đầu (cả xúc vào)

10m tiếp

10m đầu (cả xúc vào)

10m tiếp

10m đầu (cả xúc vào)

100m tiếp

    1

 Ximăng

 tấn

    7.700

1.200

    7.600

 800

  10.100

3.000

    2

 Cát vàng

 m3

    4.700

1.200

    6.800

   700

    7.500

3.000

    3

 Sỏi các loại

 m3

  11.400

 1.500

    9.300

   800

    9.300

800

    4

 Đá hộc

 m3

  12.600

 1.500

  10.400

    800

  10.900

3.000

    5

 Dăm các loại

 m3

  10.600

 1.400

  10.900

 800

  12.100

3.000

    6

 Thép thanh

 tấn

  15.400

2.500

  15.400

2.500

  15.900

2.800

    7

 Ván khuôn

 m3

    8.300

1.100

    8.300

1.100

    7.800

2.000

    8

 Gạch

 1.000v

  17.300

 3.000

  11.500

  3.200

  17.300

3.000

           

Ghi chú:

            Trường hợp vận chuyển trên những đoạn đường dốc, đường gồ ghề, lởm chởm, đường trơn, lầy lún thì chi phí vận chuyển được nhân với các hệ số như bảng sau:

Phương tiện vận chuyển

Độ dốc

5%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

Lên dốc

Xe bánh lốp

1,00

1,28

2,64

3,92

5,57

5,57

5,57

Xe cút kít

1,00

1,20

1,68

2,40

3,28

4,24

5,09

Gánh bộ

1,00

1,12

1,54

2,15

3,17

3,90

5,26

Xuống dốc

Xe bánh lốp

1,00

1,00

1,30

1,23

3,10

4,50

6,22

Xe cút kít

1,00

1,00

1,14

1,79

2,78

2,50

5,74

Gánh bộ

1,00

1,00

1,02

1,55

2,46

3,70

5,26

Cho tất cả 3 loại phương tiện vận chuyển

Đường gồ ghề lởm chởm

1,20

Đường trơn, lầy lún

2,40

            * Trường hợp độ dốc khác với các giá trị trong bảng trên thì dùng phương pháp nội suy để tính các hệ số tương ứng.

Ví dụ: Vận chuyển cát vàng từ A đến E bằng xe cút kít. Trong đó; đoạn AB = 20m đường bằng phẳng, đoạn BC lên dốc 20% dài 30m, đoạn CD xuống dốc 30% dài 40m, đoạn DE dài 50m bằng phẳng.

Với cách tính như trên ta có chi phí vận chuyển bộ là:

1 x 6.800 + x 700  + x 1,68 x 700 +  x 1,79 x 700 + x 700 =

1 x 6.800 + 1 x 700 + 3 x 1,68 x 700 + 4 x 1,79 x 700 +  5x 700 =19.540 đồng.

2.3 Chi phí vận chuyển bằng ôtô:

            Chi phí vận chuyển ôtô được tính chung cho tất cả các loại vật liệu, cụ thể như bảng sau:                         

   ĐVT: đồng/tấn/1km

                      Loại đường

Cự ly (km)

Đường loại 1

Đường loại 2

Đường loại 3

1

      4.200

      6.300

    10.500

2 - 5

      3.000

      4.500

      7.500

6 - 10

      2.400

      3.600

      6.000

11 - 30

      2.000

      3.100

      5.100

30 trở lên

      1.800

      2.700

      4.500

           

Ghi chú:

            Đường loại 1: Mặt đường rải bê tông nhựa, đá dăm nhựa, đá dăm, cấp phối... có ổ gà nhỏ, tỷ lệ ổ gà không quá 8%. Nền đường rộng tối thiểu 9m, xe tránh nhau không phải giảm tốc độ; (gồm các loại sau: A1,2,3,B1,2,C1)

 Đường loại 2: Mặt đường rải bê tông nhựa, đá dăm nhựa, đá dăm, cấp phối... tỷ lệ ổ gà từ (8-20)%, hư hỏng nhiều hoặc tỷ lệ ổ gà sâu 15cm không quá 15%. Mặt đường rộng tối thiểu 6m, xe tránh nhau phải giảm tốc độ; (gồm các loại sau: B3,C2,3,D1,2)

Đường loại 3: các loại đường còn lại.(gồm các loại sau: D3, E và các loại đường xấu hơn bậc 3)

(Cấp đường và bậc đường phân theo Quyết định 32/2005/QĐ-BGTVT ngày 17/6/2005 của Bộ Giao thông vận tải)

III. TRÌNH TỰ LẬP DỰ TOÁN:

1. Đối với các tuyến kênh áp dụng thiết kế mẫu:

Bước 1: Tổng hợp khối lượng công việc thực hiện: (bảng 1)

TT

Công việc

Đơn vị

Khối lượng

1

Đào đất

m3

 

2

Đắp đất

m3

 

3

Đắp đất

m3

 

4

....

...

 

5

Đào đá phong hoá

m3

 

6

Đá xây M75

m3

 

7

Bê tông tấm đanh M150

m3

 

8

Gạch xây

m3

 

9

Bê tông M200

m3

 

10

Bê tông lót M100

m3

 

11

Ván cốt pha

m3

 

12

Vữa trát M100

m3

 

...

...

...

 

Bước 2: Lập kinh phí vật liệu, nhân công: (bảng 2)

TT

Công việc

Đơn vị

Khối lượng

Tiền vật liệu

Tiền công

Thành tiền vật liệu

Thành tiền công

A

B

C

D

E

F

G

H

1

Đào đất

m3

 

 

 

 

 

2

Đắp đất

m3

 

 

 

 

 

3

Đắp đất

m3

 

 

 

 

 

4

....

...

 

 

 

 

 

5

Đào đá phong hoá

m3

 

 

 

 

 

6

Công đổ bê tông + cốt pha

công

 

 

 

 

 

7

Công xây đá + trát vữa

công

 

 

 

 

 

8

Công xây gạch + trát vữa

m3

 

 

 

 

 

9

Đá hộc

m3

 

 

 

 

 

10

Gạch thẻ

m3

 

 

 

 

 

11

Gạch ống

m3

 

 

 

 

 

12

Đá  1x2

m3

 

 

 

 

 

13

Sỏi 1x2

m3

 

 

 

 

 

14

Cát

m3

 

 

 

 

 

15

Xi măng

Tấn

 

 

 

 

 

16

Gỗ cốt pha

m3

 

 

 

 

 

17

Thép

Tấn

 

 

 

 

 

18

Đinh

Kg

 

 

 

 

 

19

Thép buộc

Kg

 

 

 

 

 

...

...

...

 

 

 

 

 

Tổng chi phí phí vật liệu, nhân công

X

Y

 

* Ghi chú:

Cột E: Giá vật liệu áp theo giá Liên Sở Tài chính Vật giá - Xây dựng tại thời điểm xây dựng của từng địa phương.

            Cột G = Cột D nhân cột E.

Cột H = Cột D nhân cột F.

X: Cộng tổng cột G là tổng chi phí mua vật liệu.

            Y: Cộng tổng cột H là tổng chi phí nhân công.

Bước 3: Lập kinh phí vận chuyển: (bảng 3)

Số TT

Tên vật liệu

 

Loại đường

Đơn vị

Khối lượng

Vận chuyển ôtô

Vận chuyển bộ

Tổng cộng

Cự ly (km)

Đơn giá

Thành tiền

Loại phương tiện

Đơn giá

Thành tiền

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

1

 Ximăng

 Loại 1

tấn

 

 

 

 

Gánh bộ

 

 

 

 Loại 2

tấn

 

 

 

 

Cút kít

 

 

 

 Loại 3

tấn

 

 

 

 

Bánh lốp

 

 

 

2

 Cát 

 Loại 1

m3

 

 

 

 

Gánh bộ

 

 

 

 Loại 2

m3

 

 

 

 

Cút kít

 

 

 

 Loại 3

m3

 

 

 

 

Bánh lốp

 

 

 

3

 ...

 Loại 1

...

 

 

 

 

Gánh bộ

 

 

 

 Loại 2

...

 

 

 

 

Cút kít

 

 

 

 Loại 3

...

 

 

 

 

Bánh lốp

 

 

 

Tổng tiền công vận chuyển

Z

 

* Ghi chú:

- Loại đường (cột 5) và đơn giá (cột 7) tra theo mục III.2.3.

            - Cột (8) = Cột (4) nhân cột (6) nhân cột (7).

- Đơn giá vận chuyển bộ cột (10) được tính như mục III.2.2.

- Cột (11) = Cột (4) nhân cột (10).

- Cột (12) = Cột (8) nhân cột (11).

- Z:  Cộng tổng cột (12) là tổng chi phí vận chuyển vật liệu.

(Quy đổi từ 1m3 ra trọng lượng một số loại vật liệu như sau: Đá hộc bằng 1,50 tấn; đá 1x2 bằng 1,56 tấn; đá dăm bằng 1,55 tấn; cát bằng 1,40 tấn; ván khuôn bằng 0,70 tấn ...)   

Bước 4: Tổng hợp giá thành công trình: (bảng 4)

TT

Nội dung công việc

Cách tính

Thành tiền

1

Chi phí vật liệu

 

X

2

Chi phí nhân công

 

Y

3

Chi phí vận chuyển

 

Z

 

Cộng

 

G

4

Chi phí khảo sát

57% quy định nhà nước

0,57x[KS]

5

Chi phí thiết kế

25% quy định nhà nước

0,25x[TK]xG

6

Chi phí giám sát

30% quy định nhà nước

0,3x[GS]xG

 

Tổng cộng

 

K

 

2. Công trình trên kênh:

Do khối lượng và kinh phí của các công trình trên kênh khá nhỏ so với khối lượng công trình kênh vì vậy trong quá trình thực hiện, các địa phương, đơn vị căn cứ vào thực tế của các công trình tương tự đã có trên địa bàn để xác định khối lượng và lập dự toán tương tự như đối với các tuyến kênh áp dụng thiết kế mẫu.

3. Đối với các tuyến kênh không thực hiện thiết kế mẫu:

- Lập dự toán theo quy định hiện hành.

- Các chi phí khác áp dụng theo điểm 1 mục III của quy định này.

IV. THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT HỒ SƠ THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG - DỰ TOÁN VÀ HỒ SƠ QUYẾT TOÁN CÔNG TRÌNH:

Giao UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo Phòng Kinh tế phối hợp với các phòng, ban liên quan tổ chức thẩm tra hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và dự toán kênh mương loại III; chỉ đạo Phòng Tài chính - KH chủ trì phối hợp với Phòng Kinh tế, Chủ đầu tư thẩm tra hồ sơ quyết toán, trình UBND huyện, thị xã, thành phố phê duyệt.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

- Giao Sở Nông nghiệp & PTNT chủ trì phối hợp với Sở tài chính, Sở Kế hoạch - Đầu tư tổ chức kiểm tra, đôn đốc thực hiện quy định này.

- Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm chỉ đạo các phòng Kinh tế, Tài chính-KH, UBND các xã, phường triển khai thực hiện đúng những nội dung quy định; chỉ đạo các phòng chuyên môn có trách nhiệm báo cáo kế hoạch thực hiện từng quý, 6 tháng, năm (kể cả vốn ngoài chương trình) gởi về Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp & PTNT để tổng hợp báo cáo HĐND, UBND tỉnh.

- Trong quá trình triển khai thực hiện Quy định có vướng mắc hoặc chưa phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương, yêu cầu các ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan phản ánh kịp thời với Sở Nông nghiệp & PTNT Quảng Nam để tổng hợp đề xuất UBND tỉnh xem xét bổ sung, sửa đổi./.

 

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 39/2007/QĐ-UBND Quy định lập dự toán kiên cố hóa kênh mương loại III trên địa bàn tỉnh Quảng Nam do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành

  • Số hiệu: 39/2007/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 13/09/2007
  • Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam
  • Người ký: Nguyễn Ngọc Quang
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/09/2007
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản