Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 39/2007/QĐ-UBND | Quy Nhơn, ngày 26 tháng 11 năm 2007 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH ĐẤU NỐI NƯỚC THẢI VÀO HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ QUY NHƠN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28/5/2007 của Chính phủ về thoát nước đô thị và khu công nghiệp;
Căn cứ Hiệp định tín dụng phát triển dự án Vệ sinh môi trường các thành phố duyên hải, khoản Tín dụng số 4253-VN ký ngày 19/03/2007 giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hiệp hội Phát triển Quốc tế;
Theo Quyết định số 1136/QĐ-CTUBND ngày 16/5/2006 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình Tiểu dự án Vệ sinh môi trường thành phố Quy Nhơn (giai đoạn 1);
Xét đề nghị của Sở Xây dựng tại Văn bản số 720/SXD-QLXD ngày 06/11/2007; ý kiến của Sở Tư pháp tại Văn bản số 84/BC-STP ngày 31/10/2007,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
VỀ ĐẤU NỐI NƯỚC THẢI VÀO HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ QUY NHƠN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 39/2007/QĐ-UBND ngày 26/11/2007 của UBND tỉnh)
Quy định này quy định việc đấu nối nước thải của hộ thoát nước vào hệ thống cống thoát nước chung của thành phố Quy Nhơn, dẫn về nhà máy xử lý nước thải để tiến hành xử lý đạt tiêu chuẩn quy định trước khi xả ra môi trường. Hạn chế đến mức thấp nhất lượng nước thải thấm vào lòng đất hoặc chảy vào nguồn tiếp nhận khác, nhằm ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước ngầm và nguy cơ phát tán mầm bệnh từ nước thải.
Quy định này áp dụng bắt buộc đối với tất cả các hộ thoát nước thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Quy Nhơn nằm trong phạm vi có khoảng cách 25m từ hàng rào khuôn viên công trình, nhà ở đến hệ thống cống thoát nước của thành phố và áp dụng bắt buộc đối với tất cả các hộ thoát nước thải khác.
1. Đối tượng đấu nối là các hộ thoát nước có sử dụng nước và xả nước đã qua sử dụng ra hệ thống thoát nước hoặc môi trường.
2. Hộ thoát nước bao gồm các hộ gia đình, cơ quan hành chính sự nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ xả nước mưa, nước thải vào hệ thống thoát nước thành phố.
3. Đấu nối nước thải là việc đấu nối hệ thống thoát nước thải bên trong mỗi hộ thoát nước vào điểm đấu nối nằm trên các tuyến cống thu gom của hệ thống thoát nước thành phố.
4. Hệ thống thoát nước bao gồm mạng lưới cống, kênh mương thu gom và chuyển tải, hồ điều hòa và các công trình đầu mối (trạm bơm, nhà máy xử lý, cửa xả) và phụ trợ khác nhằm mục đích thu gom, vận chuyển, tiêu thoát nước mưa, nước thải và xử lý nước thải. Hệ thống thoát nước được chia làm các loại sau đây:
a. Hệ thống thoát nước chung là hệ thống trong đó tất cả mọi loại nước thải, nước mưa được thu gom trong cùng một hệ thống.
b. Hệ thống thoát nước riêng là hệ thống thoát nước mưa và nước thải riêng biệt.
c. Hệ thống thoát nước nửa riêng là hệ thống thoát nước chung có tuyến cống bao để tách nước thải đưa về nhà máy xử lý.
5. Điểm đấu nối là điểm xả nước của các hộ thoát nước vào hệ thống thoát nước thành phố, là ranh giới tiếp giáp giữa hệ thống thoát nước của hộ thoát nước với hệ thống thoát nước thành phố.
6. Hệ thống cống thoát nước bao gồm các tuyến cống, mương thoát nước, hố ga.
7. Tuyến cống bao là tuyến cống chính có các giếng tách nước thải để thu gom toàn bộ nước thải khi không có mưa và một phần nước thải đã được hòa trộn khi có mưa trong hệ thống thoát nước chung từ các lưu vực khác nhau và vận chuyển đến trạm bơm hoặc nhà máy xử lý nước thải.
8. Nguồn tiếp nhận là một bộ phận của môi trường bao gồm các nguồn nước chảy thường xuyên hoặc định kỳ như ao, hồ, sông suối, kênh mương, nước ngầm, biển.
9. Thỏa thuận đấu nối là văn bản thỏa thuận giữa đơn vị thoát nước và hộ thoát nước về vị trí điểm đấu nối, các yêu cầu kỹ thuật của điểm đấu nối, thời điểm đấu nối, chất lượng, lưu lượng nước xả vào điểm đấu nối.
10. Nước thải là nước đã bị thay đổi đặc điểm, tính chất do sử dụng hoặc do các hoạt động của con người xả vào hệ thống thoát nước hoặc ra môi trường. Bao gồm:
a. Nước thải sinh hoạt là nước thải ra từ các hoạt động sinh hoạt của con người như ăn uống, tắm giặt, vệ sinh cá nhân, kể cả nước thải từ hầm tự hoại của nhà vệ sinh.
b. Nước thải khác là nước đã qua sử dụng mà không phải là nước thải sinh hoạt.
11. Đơn vị thoát nước là đơn vị cung ứng dịch vụ thoát nước theo hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước.
12. Miễn trừ đấu nối được thực hiện cho các trường hợp sau:
a. Gần nguồn tiếp nhận mà chất lượng nước thải bảo đảm yêu cầu vệ sinh môi trường và việc đấu nối vào hệ thống thoát nước thành phố có thể gây những gánh nặng bất hợp lý về kinh tế cho hộ thoát nước.
b. Tại địa bàn chưa có mạng lưới thu gom của hệ thống thoát nước thành phố.
Điều 4. Quy định về xả nước thải tại điểm đấu nối
1. Đối với nước thải sinh hoạt:
Các hộ thoát nước được phép xả nước thải sinh hoạt vào cống thoát nước của thành phố tại điểm đấu nối.
2. Đối với các loại nước thải khác:
Các hộ thoát nước phải thu gom và có hệ thống xử lý nước thải cục bộ bảo đảm quy chuẩn cho phép trước khi xả vào điểm đấu nối.
Điều 5. Các yêu cầu kỹ thuật về đấu nối
1. Khi đấu nối nước thải từ hầm tự hoại của nhà vệ sinh vào hệ thống cống thoát nước của thành phố, các hộ thoát nước phải bịt đáy bể thấm hoặc phá bỏ bể thấm của hầm tự hoại không cho nước thải thấm xuống đất.
2. Nước mưa từ bên trong hộ thoát nước (nếu có) mà không có điều kiện chảy tràn thì được thu gom bằng đường ống riêng và được xả vào điểm đấu nối theo thỏa thuận với đơn vị thoát nước.
3. Việc lắp đặt hệ thống cấp nước sạch và hệ thống thoát nước thải trong công trình, nhà ở phải tuân thủ theo Quy chuẩn hiện hành về Hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình.
4. Các yêu cầu kỹ thuật khác
a. Sử dụng vật liệu thoát nước đạt tiêu chuẩn, đảm bảo độ bền;
b. Kết cấu các đầu thu phải có bộ phận ngăn mùi;
c. Đường kính và độ dốc của ống thoát nước chính trong nhà phải đạt mức tối thiểu để đảm bảo không bị tắt nghẽn;
d. Đối với hộ thoát nước đang sử dụng hệ thống thoát nước hiện trạng thì tùy theo mức độ đáp ứng kỹ thuật của từng bộ phận hệ thống này mà quyết định đầu tư bổ sung hoặc cải tạo cho phù hợp với điểm đấu nối nhằm tránh lãng phí.
Điều 6. Trình tự thủ tục đấu nối nước thải
Bước 1: Đơn vị thoát nước thông báo kế hoạch đấu nối nước thải tới các hộ thoát nước theo từng khu vực, cụm dân cư.
Bước 2: Đơn vị thoát nước thỏa thuận với hộ thoát nước về việc khảo sát, lập thiết kế hệ thống đấu nối nước thải; Trường hợp hộ thoát nước tự thiết kế hệ thống đấu nối thì thiết kế phải được đơn vị thoát nước chấp nhận. (Thời gian thực hiện là 30 ngày)
Bước 3: Đơn vị thoát nước ký Thỏa thuận đấu nối với hộ thoát nước. (Thời gian thực hiện là 10 ngày)
Bước 4: Hộ thoát nước tự chịu trách nhiệm tổ chức thi công công trình xử lý cục bộ đến điểm đấu nối và hệ thống đấu nối nước thải theo đúng thiết kế được lập tại bước 2 và phù hợp với các quy định của văn bản Thỏa thuận đấu nối. (Thời gian thực hiện là 50 ngày).
- Hộ thoát nước tự chịu kinh phí đầu tư xây dựng công trình thoát nước thải trong phạm vi công trình, nhà ở của mình đến điểm đấu nối.
- Đơn vị thoát nước có trách nhiệm thiết lập và xây dựng các điểm đấu nối cho hộ thoát nước xả nước vào điểm đấu nối.
- Bước 1: Tổ chức tuyên truyền, vận động và hướng dẫn nhân dân thực hiện đấu nối.
- Bước 2: Lập và thông báo kế hoạch thực hiện đấu nối cho từng khu vực, cụm dân cư.
- Bước 3: Họp các hộ thoát nước triển khai kế hoạch đấu nối các hộ dân triển khai kế hoạch đấu nối.
- Bước 4: Hướng dẫn và ký Thỏa thuận đấu nối.
- Bước 5: Thực hiện công tác thi công đấu nối.
1. Bắt buộc thực hiện đấu nối sau khi các tuyến cống bao và Trạm bơm nước thải thuộc Dự án vệ sinh môi trường thành phố Quy Nhơn (giai đoạn 1) được xây dựng xong và đưa vào sử dụng.
2. Trước thời điểm bắt buộc đấu nối nếu hộ thoát nước có nhu cầu đấu nối thì liên hệ với Đơn vị thoát nước để thực hiện đấu nối.
Điều 10. Trách nhiệm các đơn vị liên quan
1. UBND thành phố Quy Nhơn
a. Chỉ đạo UBND các phường (xã) thực hiện chương trình đấu nối nước thải hộ gia đình, đến trực tiếp các khu vực, các tổ dân phố. Đưa kết quả công tác vận động nhân dân thực hiện đấu nối nước thải vào tiêu chí đánh giá “Gia đình văn hóa”, “Khu phố văn hóa”.
b. Chỉ đạo các đơn vị của thành phố phối hợp với Ban Quản lý dự án Vệ sinh môi trường thành phố Quy Nhơn, Đơn vị thoát nước tổ chức hội thảo nâng cao nhận thức cộng đồng, chương trình truyền thông, chương trình giáo dục cộng đồng, nâng cao ý thức tự giác của nhân dân trong công tác đấu nối nước thải hộ gia đình để bảo vệ môi trường.
c. Khi cấp Giấy phép xây dựng công trình, nhà ở thuộc phạm vi thành phố quản lý đối với những khu vực quy định tại Khoản 2 - Điều 2, yêu cầu hộ thoát nước phải đấu nối với hệ thống thu gom nước thải theo đúng quy định của Luật Bảo vệ Môi trường (Điều 53 – Luật Bảo vệ Môi trường).
2. UBND các phường (xã) thành phố Quy Nhơn
a. Thông qua các hội đoàn thể của địa phương tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện việc đấu nối nước thải.
b. Phối hợp với đơn vị thoát nước để xác định nhu cầu về đấu nối nước thải và theo dõi kết quả đấu nối của địa phương.
3. Sở Xây Dựng
a. Chủ trì phối hợp với Ban Quản lý dự án Vệ sinh môi trường thành phố Quy Nhơn, Đơn vị thoát nước ban hành hướng dẫn kỹ thuật về đấu nối nước thải vào hệ thống thoát nước.
b. Khi cấp Giấy phép xây dựng công trình, nhà ở thuộc phạm vi Sở Xây dựng quản lý, đối với những khu vực quy định tại Khoản 2 - Điều 2, yêu cầu hộ thoát nước phải đấu nối với hệ thống thu gom nước thải theo đúng quy định của Luật Bảo vệ Môi trường (Điều 53 - Luật Bảo vệ Môi trường).
4. Sở Tài nguyên và Môi trường
a. Giám sát và đánh giá mức độ ô nhiễm nguồn nước tại các điểm xả của hệ thống thoát nước thành phố Quy Nhơn; đề xuất với UBND tỉnh biện pháp xử lý khắc phục nếu việc xả tạm gây ô nhiễm vượt quá quy chuẩn nước thải xả ra nguồn tiếp nhận.
b. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thanh tra, kiểm tra, xử lý về môi trường đối với các hộ thoát nước có nguồn nước thải vượt quá quy định cho phép mà không đấu nối hoặc đấu nối chưa qua xử lý cục bộ theo quy định.
5. Đơn vị thoát nước
a. Khảo sát, thiết kế thi công (nếu hộ thoát nước yêu cầu).
b. Giám sát việc xây dựng các công trình thu gom và xử lý nước thải cục bộ của các hộ thoát nước theo thỏa thuận đấu nối đã ký.
c. Tổ chức kiểm soát việc xả nước thải của các hộ thoát nước vào hệ thống thoát nước do đơn vị quản lý, bảo đảm quy chuẩn hiện hành, tự tổ chức lấy mẫu, xét nghiệm khi thấy cần thiết.
d. Hàng năm xây dựng kế hoạch đấu nối nước thải cho các các hộ thoát nước.
6. Hộ thoát nước
a. Tổ chức đầu tư xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải nội bộ và cống dẫn đến điểm đấu nối. Bản vẽ thiết kế phải thông qua đơn vị thoát nước trước khi thực hiện.
b. Có trách nhiệm liên hệ với cơ quan chức năng để xin giấy phép đào vỉa hè, nền đường (nếu có) và hoàn trả nguyên trạng mặt bằng sử dụng thi công đấu nối nước thải.
c. Có nghĩa vụ thông báo thời điểm thi công đấu nối nước thải để đơn vị thoát nước kiểm tra, hướng dẫn và giám sát việc xây dựng bảo đảm đấu nối đúng quy định.
d. Các hộ thoát nước có xả nước thải khác (không phải là nước thải sinh hoạt) phải có trách nhiệm ký hợp đồng với một phòng thí nghiệm hợp chuẩn tiến hành phân tích chất lượng nước thải trước khi xả vào điểm đấu nối 02 tháng một lần. Kết quả xét nghiệm phải được gửi đến cơ quan quản lý nhà nước về thoát nước trên địa bàn (được quy định sau) và đơn vị thoát nước.
e. Tích cực tham gia và hưởng ứng chương trình giáo dục truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc đấu nối nước thải vào hệ thống thoát nước thành phố.
7. Ban QLDA Vệ sinh Môi trường thành phố Quy Nhơn
a. Chủ trì các công tác hội thảo nâng cao nhận thức cộng đồng, phối hợp với các địa phương thực hiện chương trình truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng trong công tác đấu nối nước thải.
b. Tổ chức thực hiện việc xây dựng hệ thống thu gom nước mưa, nước thải, điểm đấu nối, theo khối lượng và tiến độ Tiểu dự án vệ sinh môi trường thành phố Quy Nhơn để phục vụ việc đấu nối nước thải.
c. Phối hợp với đơn vị thoát nước cùng tư vấn và giám sát việc đấu nối nước thải của các hộ thoát nước.
d. Phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp triển khai thực hiện việc cho các hộ gia đình vay vốn từ quỹ quay vòng vệ sinh hộ gia đình để xây dựng cải tạo nhà vệ sinh, hầm tự hoại và đấu nối nước thải phù hợp với yêu cầu của Dự án.
Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện quy định này, trường hợp những vấn đề gì cần thay đổi, bổ sung hoặc có những hộ thoát nước không chấp hành đấu nối, cố tình trì hoãn, gây khó khăn cản trở thì đơn vị thoát nước chủ động thống nhất với các ngành chức năng của tỉnh, thành phố để trình UBND tỉnh xem xét xử lý./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
- 1Luật Bảo vệ môi trường 2005
- 2Nghị định 88/2007/NĐ-CP về thoát nước đô thị và khu công nghiệp
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Quyết định 02/2014/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 38/2008/QĐ-UBND Quy định đấu nối nước thải vào hệ thống thoát nước thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
- 5Quyết định 38/2008/QĐ-UBND về đấu nối nước thải vào hệ thống thoát nước trên địa bàn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
Quyết định 39/2007/QĐ-UBND Quy định đấu nối nước thải vào hệ thống thoát nước trên địa bàn thành phố Quy Nhơn do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định ban hành
- Số hiệu: 39/2007/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 26/11/2007
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định
- Người ký: Vũ Hoàng Hà
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra