Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3828/QĐ-BTNMT | Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2024 |
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Quyết định số 33/2017/QĐ-TTg ngày 25 tháng 7 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế tiếp nhận, giải quyết và trả lời kiến nghị của cử tri do Quốc hội chuyển đến;
Căn cứ Nghị định số 68/2022/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ và cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| BỘ TRƯỞNG |
TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT, TRẢ LỜI KIẾN NGHỊ CỦA CỬ TRI VÀ CHẤT VẤN CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI GỬI ĐẾN BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3828/QĐ-BTNMT ngày 29 tháng 11 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định việc tiếp nhận, giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Bộ và chất vấn của đại biểu Quốc hội gửi đến Bộ trưởng; trách nhiệm của đơn vị, cá nhân có liên quan trong việc tiếp nhận, giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri và chất vấn của đại biểu Quốc hội.
Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân không thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chế này.
2. Quy chế này áp dụng đối với Bộ trưởng, các Thứ trưởng, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ và đơn vị, cá nhân có liên quan trong việc tiếp nhận, giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri, chất vấn của đại biểu Quốc hội gửi đến Bộ.
Điều 2. Nguyên tắc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri và chất vấn của đại biểu Quốc hội
1. Việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri và chất vấn của đại biểu Quốc hội là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của Bộ, phải được tiếp nhận, giải quyết và trả lời trên tinh thần lắng nghe, cầu thị và trách nhiệm cao nhất để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, giải quyết các vấn đề đặt ra từ thực tiễn.
2. Kiến nghị của cử tri và chất vấn của đại biểu Quốc hội phải được tiếp nhận, giải quyết, trả lời kịp thời, đúng thời hạn với chất lượng cao nhất; nội dung trả lời kiến nghị của cử tri, chất vấn của đại biểu Quốc hội phải bảo đảm đầy đủ, rõ ràng, thông tin số liệu chính xác, chặt chẽ và đúng trọng tâm, nội dung của kiến nghị, chất vấn.
3. Việc tiếp nhận, giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri và chất vấn của đại biểu Quốc hội phải theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và phân công của Bộ; có sự phối hợp chặt chẽ, trách nhiệm giữa các đơn vị trong quá trình giải quyết, trả lời; chất lượng, tiến độ, kết quả giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri và chất vấn của đại biểu Quốc hội là một trong những tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của Thủ trưởng đơn vị hàng năm.
4. Bộ trưởng chỉ đạo toàn diện, trực tiếp việc trả lời kiến nghị của cử tri, chất vấn của đại biểu Quốc hội; các Thứ trưởng giúp Bộ trưởng chỉ đạo và có ý kiến cuối cùng về nội dung trả lời kiến nghị của cử tri, chất vấn của đại biểu Quốc hội theo lĩnh vực được phân công phụ trách, trước khi trình Bộ trưởng quyết định.
5. Thủ trưởng các đơn vị được phân công chịu trách nhiệm toàn diện trước Bộ trưởng về chất lượng, tiến độ, nội dung tham mưu; trực tiếp ký văn bản trình Bộ trưởng, Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực trả lời kiến nghị của cử tri và chất vấn của đại biểu Quốc hội; trực tiếp ký văn bản, báo cáo về kết quả giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri và chất vấn của đại biểu Quốc hội gửi Vụ Pháp chế tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng.
6. Kiến nghị của cử tri, chất vấn của đại biểu Quốc hội có nội dung liên quan đến nhiều đơn vị thì Bộ phân công một đơn vị chủ trì và các đơn vị khác phối hợp giải quyết, trả lời.
TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT, TRẢ LỜI KIẾN NGHỊ CỦA CỬ TRI
Điều 3. Tiếp nhận, phân loại và phân công giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri
1. Văn phòng Bộ có trách nhiệm tiếp nhận kiến nghị của cử tri do cơ quan có thẩm quyền chuyển đến; trong thời hạn 1/2 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền, Văn phòng Bộ có trách nhiệm chuyển đến Vụ Pháp chế để phân loại, phân công các đơn vị giải quyết, trả lời.
2. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền, Vụ Pháp chế có trách nhiệm rà soát, phân loại kiến nghị của cử tri và phân công các đơn vị giải quyết, trả lời theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Vụ trưởng Vụ Pháp chế thừa lệnh Bộ trưởng ký văn bản của Bộ phân công đơn vị giải quyết, trả lời.
Trường hợp có yêu cầu phối hợp giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri do các bộ, ngành khác chủ trì thì phân công đơn vị có chức năng, nhiệm vụ liên quan đến nội dung kiến nghị của cử tri làm đầu mối phối hợp với bộ, ngành yêu cầu.
3. Trường hợp kiến nghị của cử tri không thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ hoặc nội dung kiến nghị của cử tri chưa rõ ràng thì trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản phân công của Bộ, đơn vị được phân công chủ trì phải báo cáo, trình Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực ký văn bản gửi cơ quan có thẩm quyền đề nghị chuyển cho bộ, ngành khác hoặc để làm rõ nội dung kiến nghị của cử tri; văn bản phát hành phải gửi báo cáo Bộ trưởng và gửi Vụ Pháp chế để tổng hợp, theo dõi.
Trường hợp nội dung kiến nghị của cử tri thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ nhưng không thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị thì trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản phân công của Bộ, đơn vị được phân công chủ trì phải có văn bản gửi Vụ Pháp chế để chuyển cho đơn vị khác trong Bộ chủ trì giải quyết, trả lời; văn bản gửi Vụ Pháp chế phải được đồng thời gửi Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực để biết, chỉ đạo.
Hết thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản phân công của Bộ mà đơn vị được phân công chủ trì không có văn bản báo cáo Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực hoặc không có văn bản gửi đến Vụ Pháp chế thì đơn vị được phân công chủ trì phải thực hiện giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri.
Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của đơn vị, Vụ Pháp chế thừa lệnh Bộ trưởng ký văn bản của Bộ phân công lại đơn vị khác trong Bộ chủ trì giải quyết, trả lời.
4. Trường hợp kiến nghị của cử tri đã được giải quyết, trả lời theo đúng quy định của pháp luật thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản phân công của Bộ, đơn vị được phân công chủ trì có trách nhiệm phối hợp Vụ Pháp chế báo cáo, trình Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực ký văn bản thông báo kèm theo văn bản giải quyết, trả lời trước đó đến Ban Dân nguyện, Văn phòng Chính phủ, Đoàn đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có kiến nghị của cử tri và cơ quan có liên quan biết để trả lời cử tri; văn bản phát hành phải gửi báo cáo Bộ trưởng và Vụ Pháp chế để tổng hợp, theo dõi.
Điều 4. Giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri
1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiếp nhận kiến nghị của cử tri do cơ quan có thẩm quyền chuyển đến, Bộ có trách nhiệm hoàn thành giải quyết, trả lời. Việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri được quy định như sau:
a) Trong thời hạn không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản phân công của Bộ, đơn vị được phân công chủ trì phải gửi dự thảo văn bản giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri để lấy ý kiến của Vụ Pháp chế và trình Lãnh đạo Bộ theo Mẫu Phiếu trình tại Phụ lục kèm theo;
b) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Phiếu trình của đơn vị chủ trì, Vụ Pháp chế có trách nhiệm rà soát và có ý kiến về tính hợp hiến, hợp pháp, đầy đủ của nội dung trả lời kiến nghị của cử tri trong Phiếu trình và trình Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực;
c) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày Vụ Pháp chế có ý kiến, Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực có ý kiến về nội dung giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri và trình Bộ trưởng xem xét, ký văn bản giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri.
Trường hợp Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực có ý kiến thì trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến, đơn vị chủ trì có trách nhiệm tiếp thu, giải trình và trình lại Phiếu trình;
d) Văn bản giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri phải được gửi đến từng Đoàn đại biểu Quốc hội nơi có kiến nghị của cử tri, Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Chính phủ đồng thời gửi đến Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố nơi có kiến nghị của cử tri, đồng thời gửi Vụ Pháp chế để tổng hợp, theo dõi;
đ) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày ban hành văn bản trả lời kiến nghị của cử tri, Văn phòng Bộ có trách nhiệm gửi đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử của Chính phủ; đăng tải văn bản trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ.
2. Trường hợp kiến nghị của cử tri liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị khác trong Bộ hoặc bộ, ngành khác thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản phân công của Bộ, đơn vị được phân công chủ trì phải có văn bản gửi đến các đơn vị khác trong Bộ hoặc báo cáo Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực có văn bản gửi đến bộ, ngành có liên quan đề nghị phối hợp.
3. Trường hợp kiến nghị của cử tri có nội dung phức tạp hoặc có liên quan đến nhiều vấn đề phải giải quyết cần có thêm thời gian để nghiên cứu, kiểm tra, xác minh, xử lý thì đơn vị được phân công chủ trì phải kịp thời báo cáo, trình Bộ trưởng có văn bản đề nghị gia hạn thời gian giải quyết, trả lời; thời gian đề nghị gia hạn không quá 15 ngày. Văn bản đề nghị gia hạn phải được gửi tới Ban Dân nguyện, Văn phòng Chính phủ, Đoàn đại biểu Quốc hội nơi có kiến nghị của cử tri và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
4. Các đơn vị được phân công phối hợp có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với đơn vị chủ trì; trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị phối hợp của đơn vị chủ trì, đơn vị được đề nghị phối hợp phải có văn bản trả lời gửi đến đơn vị chủ trì giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri theo đúng quy định của pháp luật và của Quy chế này.
5. Trường hợp kiến nghị của cử tri liên quan đến việc ban hành, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ quy định của pháp luật cần có nhiều thời gian để nghiên cứu, tổng kết, đánh giá, tuân thủ các quy trình, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật hoặc kiến nghị khi thực hiện giải quyết cần phải có nguồn lực lớn, chưa xác định được thời gian giải quyết thì phải giải trình cụ thể về tình hình khó khăn, điều kiện và nguồn lực để thực hiện, xác định rõ lộ trình, phương hướng giải quyết để cử tri biết.
6. Trường hợp đơn vị được giao làm đầu mối phối hợp giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri do các bộ ngành khác chủ trì, đơn vị đầu mối phải trình Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực ký văn bản tham gia giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi bộ ngành chủ trì theo đúng thời hạn quy định.
Điều 5. Báo cáo tổng hợp kết quả giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri
1. Văn phòng Bộ có trách nhiệm tiếp nhận văn bản yêu cầu báo cáo tổng hợp kết quả giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri do cơ quan có thẩm quyền chuyển đến; trong thời hạn 1/2 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền, Văn phòng Bộ có trách nhiệm chuyển đến Vụ Pháp chế để phân công các đơn vị thực hiện.
2. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, Vụ trưởng Vụ Pháp chế thừa lệnh Bộ trưởng ký văn bản của Bộ phân công các đơn vị báo cáo kết quả giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản phân công của Bộ, đơn vị được phân công chủ trì có trách nhiệm xây dựng Báo cáo tổng hợp kết quả giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri thuộc trách nhiệm theo đúng yêu cầu; xin ý kiến của Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực; trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Phiếu trình của đơn vị chủ trì, Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực có ý kiến về nội dung Báo cáo.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày có ý kiến của Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực, đơn vị có trách nhiệm tiếp thu, hoàn thiện và gửi Báo cáo về Vụ Pháp chế để tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng.
4. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn gửi Báo cáo của các đơn vị có liên quan theo quy định tại khoản 3 Điều này, Vụ Pháp chế có trách nhiệm tổng hợp, xây dựng dự thảo Báo cáo tổng hợp kết quả giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri của Bộ, trình Bộ trưởng phê duyệt, ký Báo cáo gửi cơ quan có thẩm quyền.
5. Nội dung Báo cáo tổng hợp kết quả giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Quy chế tiếp nhận, giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri do Quốc hội chuyển đến ban hành kèm theo Quyết định số 33/2017/QĐ-TTg ngày 25 tháng 7 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ; trường hợp văn bản của cơ quan có thẩm quyền có yêu cầu khác về báo cáo tổng hợp kết quả giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri thì thực hiện theo văn bản đó.
1. Văn phòng Bộ có trách nhiệm tiếp nhận văn bản yêu cầu báo cáo từ cơ quan có thẩm quyền chuyển đến; trong thời hạn 1/2 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền, Văn phòng Bộ có trách nhiệm chuyển đến Vụ Pháp chế để phân loại, phân công các đơn vị thực hiện.
2. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, Vụ trưởng Vụ Pháp chế thừa lệnh Bộ trưởng ký văn bản của Bộ phân công các đơn vị báo cáo theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản phân công của Bộ, đơn vị được phân công có trách nhiệm xây dựng Báo cáo theo đúng yêu cầu và xin ý kiến của Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực; trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Phiếu trình của đơn vị chủ trì, Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực có ý kiến về nội dung Báo cáo.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày có ý kiến của Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực, đơn vị có trách nhiệm tiếp thu, hoàn thiện, gửi Báo cáo về Vụ Pháp chế để tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng.
Hết thời hạn quy định tại khoản này mà đơn vị chưa gửi Báo cáo về Vụ Pháp chế thì Thủ trưởng đơn vị phải phối hợp Vụ Pháp chế trình Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực cho ý kiến và trình Bộ trưởng phê duyệt, ký Báo cáo bổ sung (báo cáo riêng) gửi cơ quan có thẩm quyền (trong Phiếu trình phải báo cáo giải trình rõ với Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực và Bộ trưởng việc chậm gửi Báo cáo).
4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn gửi Báo cáo của các đơn vị có liên quan theo quy định tại khoản 3 Điều này, Vụ Pháp chế có trách nhiệm tổng hợp, xây dựng dự thảo Báo cáo trình Bộ trưởng phê duyệt, ký Báo cáo gửi cơ quan có thẩm quyền.
TIẾP NHẬN, TRẢ LỜI CHẤT VẤN CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI
Điều 7. Tiếp nhận, trả lời chất vấn bằng văn bản của đại biểu Quốc hội
1. Văn phòng Bộ có trách nhiệm tiếp nhận chất vấn bằng văn bản của đại biểu Quốc hội hoặc do cơ quan có thẩm quyền chuyển đến; trong thời hạn 1/2 ngày kể từ ngày nhận được chất vấn của đại biểu Quốc hội, Văn phòng Bộ có trách nhiệm báo cáo Bộ trưởng để phân công 01 Thứ trưởng chỉ đạo và giao đơn vị chủ trì chuẩn bị nội dung trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.
Trường hợp có nhiều vấn đề chất vấn thuộc các lĩnh vực, đơn vị khác nhau; trong thời hạn 1/2 ngày kể từ ngày nhận được chất vấn của đại biểu Quốc hội, Văn phòng Bộ có trách nhiệm chuyển cho Vụ Pháp chế; trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được chất vấn của đại biểu Quốc hội, Vụ Pháp chế có trách nhiệm rà soát, phân loại và phân công các đơn vị trả lời chất vấn theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Vụ trưởng Vụ Pháp chế thừa lệnh Bộ trưởng ký văn bản của Bộ phân công đơn vị trả lời.
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận chất vấn của đại biểu Quốc hội, Bộ có trách nhiệm hoàn thành việc trả lời. Việc giải quyết, trả lời chất vấn được quy định như sau:
a) Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản phân công của Bộ, đơn vị được phân công chủ trì phải gửi dự thảo văn bản trả lời chất vấn để lấy ý kiến của Vụ Pháp chế và trình Lãnh đạo Bộ theo Mẫu Phiếu trình tại Phụ lục kèm theo;
b) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Phiếu trình Lãnh đạo Bộ của đơn vị chủ trì, Vụ Pháp chế có trách nhiệm rà soát và có ý kiến về tính hợp hiến, hợp pháp, đầy đủ của nội dung trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội trong Phiếu trình và trình Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực;
c) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày Vụ Pháp chế có ý kiến, Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực có ý kiến về nội dung trả lời chất vấn và trình Bộ trưởng xem xét, ký văn bản trả lời chất vấn.
Trường hợp Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực có ý kiến thì trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến, đơn vị chủ trì có trách nhiệm tiếp thu, giải trình và trình lại Phiếu trình;
d) Văn bản trả lời chất vấn phải được gửi đến đại biểu Quốc hội đã chất vấn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội nơi có đại biểu Quốc hội chất vấn, Cổng Thông tin điện tử của Quốc hội, đồng thời gửi Vụ Pháp chế để tổng hợp, theo dõi;
đ) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày ban hành văn bản trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội, Văn phòng Bộ có trách nhiệm đăng tải văn bản trả lời chất vấn trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ.
3. Trường hợp nội dung chất vấn của đại biểu Quốc hội liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị khác trong Bộ hoặc bộ, ngành khác thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản phân công của Bộ, đơn vị được phân công chủ trì phải có văn bản gửi đến các đơn vị khác trong Bộ hoặc báo cáo Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực có văn bản gửi đến bộ, ngành có liên quan đề nghị phối hợp.
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị phối hợp, đơn vị được đề nghị phối hợp phải có văn bản tham gia gửi đến đơn vị được phân công chủ trì trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.
5. Trường hợp nội dung chất vấn của đại biểu Quốc hội không thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao thì trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chất vấn của đại biểu Quốc hội, đơn vị được phân công chủ trì phối hợp Vụ Pháp chế báo cáo, trình Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực và Bộ trưởng ký văn bản gửi cơ quan có thẩm quyền và đại biểu Quốc hội có chất vấn đề nghị chuyển cho bộ, ngành khác hoặc có văn bản gửi Vụ Pháp chế để chuyển cho đơn vị khác trong Bộ để trả lời.
1. Theo kế hoạch chất vấn của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Vụ trưởng Vụ Pháp chế thừa lệnh Bộ trưởng ký văn bản của Bộ phân công các đơn vị có liên quan xây dựng báo cáo về nội dung, lĩnh vực dự kiến chất vấn Bộ trưởng và dự kiến các vấn đề cụ thể được đại biểu Quốc hội quan tâm (kèm theo thông tin có liên quan).
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản phân công của Bộ, đơn vị được phân công có trách nhiệm xây dựng báo cáo về nội dung, lĩnh vực dự kiến chất vấn Bộ trưởng, trình Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực cho ý kiến; trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Phiếu trình, Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực có ý kiến về nội dung Báo cáo.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày có ý kiến của Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực, đơn vị được phân công có trách nhiệm tiếp thu, hoàn thiện, gửi báo cáo đến Vụ Pháp chế để tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng.
3. Trong thời hạn 15 ngày trước phiên chất vấn hoặc phiên thảo luận kinh tế- xã hội của kỳ họp Quốc hội hoặc phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đơn vị được phân công có trách nhiệm chuẩn bị nội dung dự kiến các vấn đề cụ thể được Đại biểu Quốc hội quan tâm, xin ý kiến của Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực; trong thời hạn 02 ngày làm việc, Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực có ý kiến về nội dung dự kiến các vấn đề cụ thể được đại biểu Quốc hội quan tâm.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực, đơn vị chủ trì có trách nhiệm tiếp thu, hoàn thiện, gửi nội dung dự kiến các vấn đề cụ thể được đại biểu Quốc hội quan tâm đến Vụ Pháp chế để tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng.
1. Việc thực hiện Nghị quyết chất vấn của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội được quy định như sau:
a) Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết chất vấn của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày ban hành Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
b) Các đơn vị có trách nhiệm tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về việc thực hiện Kế hoạch thực hiện Nghị quyết chất vấn của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sau khi được Bộ trưởng ban hành; kịp thời báo cáo Bộ trưởng, Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực khi có khó khăn, vướng mắc để được xử lý.
2. Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết chất vấn của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội phải được gửi đến Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và cơ quan có liên quan chậm nhất là 20 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội hoặc chậm nhất là 05 ngày trước ngày bắt đầu phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Việc báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết chất vấn được quy định như sau:
a) Trước kỳ họp Quốc hội hoặc phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội (nếu có yêu cầu), Vụ trưởng Vụ Pháp chế thừa lệnh Bộ trưởng ký văn bản của Bộ phân công đơn vị có liên quan báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết chất vấn của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản phân công của Bộ, đơn vị được phân công chủ trì có trách nhiệm xây dựng Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết chất vấn của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thuộc lĩnh vực, nội dung được phân công, xin ý kiến của Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực; trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Phiếu trình của đơn vị, Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực có ý kiến về nội dung Báo cáo của đơn vị.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày có ý kiến của Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực, đơn vị có trách nhiệm tiếp thu, hoàn thiện và gửi Báo cáo về Vụ Pháp chế để tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng.
Hết thời hạn quy định tại khoản này mà đơn vị chưa gửi Báo cáo về Vụ Pháp chế thì Thủ trưởng đơn vị phải phối hợp Vụ Pháp chế trình Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực cho ý kiến và trình Bộ trưởng phê duyệt, ký Báo cáo bổ sung (Báo cáo riêng) gửi cơ quan có thẩm quyền (trong Phiếu trình phải báo cáo giải trình rõ với Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực và Bộ trưởng việc chậm gửi Báo cáo).
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn gửi Báo cáo của các đơn vị có liên quan quy định điểm b khoản này, Vụ Pháp chế có trách nhiệm tổng hợp, xây dựng dự thảo Báo cáo trình Bộ trưởng phê duyệt, ký Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chất vấn gửi cơ quan có thẩm quyền;
d) Nội dung Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết chất vấn của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thực hiện theo văn bản yêu cầu báo cáo của cơ quan có thẩm quyền.
Điều 10. Xử lý một số trường hợp cụ thể
1. Kiến nghị của cử tri và chất vấn của đại biểu Quốc hội có nội dung liên quan bí mật nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước; nếu có thông tin không được tiếp cận theo quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin và pháp luật có liên quan thì đơn vị được phân công trả lời kiến nghị của cử tri, chất vấn của đại biểu Quốc hội từ chối trả lời hoặc trả lời nhưng phải tuân thủ quy trình giải quyết, quản lý và phát hành văn bản theo chế độ mật hoặc theo quy định của pháp luật.
2. Kiến nghị của cử tri, chất vấn của đại biểu Quốc hội có nội dung, thông tin được tiếp cận có điều kiện theo quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin và pháp luật có liên quan khác thì đơn vị được phân công trả lời phải nghiên cứu, giải quyết, trả lời cử tri bảo đảm mức độ phù hợp theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền hoặc Bộ trưởng yêu cầu giải quyết, trả lời hoặc báo cáo gấp liên quan kiến nghị của cử tri, chất vấn của đại biểu Quốc hội mà thời hạn ngắn hơn thời hạn quy định tại Quy chế này thì không áp dụng thời hạn theo Quy chế này.
Thời hạn giải quyết, trả lời hoặc báo cáo trong trường hợp này được điều chỉnh để đáp ứng thời hạn yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền và thời hạn được nêu chi tiết trong văn bản phân công của Bộ gửi đến các đơn vị.
4. Trường hợp văn bản, báo cáo về giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri và chất vấn của đại biểu Quốc hội chưa chính xác, chưa phù hợp hoặc số liệu chưa nhất quán thì đơn vị chủ trì có trách nhiệm phối hợp Vụ Pháp chế báo cáo, trình Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực và Bộ trưởng có văn bản đính chính, bổ sung cho phù hợp.
Điều 11. Cơ sở dữ liệu về giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri và chất vấn của đại biểu Quốc hội
1. Kết quả giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội phải được tổng hợp, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu về giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội của Bộ và được chia sẻ với các đơn vị có liên quan.
2. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày phát hành văn bản giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri, chất vấn của đại biểu Quốc hội, Văn phòng Bộ có trách nhiệm cập nhật văn bản, nội dung giải quyết, trả lời trên Cơ sở dữ liệu về giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri và chất vấn của đại biểu Quốc hội của Bộ khi Cơ sở dữ liệu được vận hành chính thức.
3. Cục Chuyển đổi số và Thông tin dữ liệu tài nguyên môi trường chủ trì, phối hợp Văn phòng Bộ, Vụ Pháp chế xây dựng, vận hành Cơ sở dữ liệu về giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri và chất vấn của đại biểu Quốc hội chậm nhất tháng 4 năm 2025.
1. Cá nhân, đơn vị thuộc Bộ có thành tích xuất sắc trong công tác giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri và công tác trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội của Bộ được xét khen thưởng theo Quy chế thi đua, khen thưởng của Bộ.
2. Trước ngày 15 tháng 01 hằng năm, các đơn vị gửi đề xuất khen thưởng đối với cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện công tác giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri và chất vấn của đại biểu Quốc hội thuộc phạm vi quản lý của đơn vị về Vụ Pháp chế để tổng hợp.
3. Vụ Pháp chế phối hợp Vụ Tổ chức cán bộ báo cáo Bộ trưởng xem xét, khen thưởng các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác giải quyết kiến nghị của cử tri và chất vấn của đại biểu Quốc hội.
4. Cá nhân, đơn vị thuộc Bộ thiếu tinh thần trách nhiệm, không thực hiện theo Quy chế này thì tùy theo nguyên nhân, tính chất, mức độ sẽ bị xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật và các Quy chế có liên quan của Bộ.
Điều 13. Trách nhiệm của các đơn vị
1. Thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm thực hiện đúng, đầy đủ Quy chế này và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về kết quả thực hiện Quy chế này; kịp thời đề xuất Bộ trưởng, Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực các giải pháp để xử lý, giải quyết ngay các vướng mắc, khó khăn từ thực tiễn được phát hiện thông qua công tác giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri và chất vấn của đại biểu Quốc hội.
2. Vụ Pháp chế có trách nhiệm giúp Bộ trưởng hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện Quy chế này; tổng hợp, theo dõi và định kỳ báo cáo Bộ trưởng việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri và chất vấn của đại biểu Quốc hội./.
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /PT-…. | Hà Nội, ngày … tháng … năm … |
PHIẾU TRÌNH
Về việc trả lời kiến nghị của cử tri…/
Về việc trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội …
Kính gửi: | - Bộ trưởng ………..; |
I. PHẦN GHI DÀNH CHO ĐƠN VỊ TRÌNH | |
A. NỘI DUNG VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT: ………………………………………………………………………………….…. …………………………………………………………………………………...... B. HỒ SƠ KÈM THEO: ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. | |
CHUYÊN VIÊN XỬ LÝ (ký, ghi rõ họ tên) | THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (ký, ghi rõ họ tên) |
II. Ý KIẾN CỦA VỤ PHÁP CHẾ | |
..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... Ngày … tháng … năm … | |
II. Ý KIẾN CỦA THỨ TRƯỞNG PHỤ TRÁCH LĨNH VỰC | |
................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... Ngày … tháng … năm … | |
III. Ý KIẾN PHÊ DUYỆT CỦA BỘ TRƯỞNG | |
................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... Ngày … tháng … năm … |
- 1Quyết định 267/QĐ-LĐTBXH năm 2018 về quy chế tiếp nhận, xử lý và trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ thuộc trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Cổng Thông tin điện tử của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- 2Quyết định 452/QĐ-BTC năm 2018 về Quy chế tiếp nhận, xử lý và trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp về quy định hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính trên Hệ thống thông tin Chính phủ
- 3Quyết định 852/QĐ-BNV năm 2018 về Quy chế tiếp nhận, xử lý và trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp trên Cổng thông tin điện tử Bộ Nội vụ
Quyết định 3828/QĐ-BTNMT về Quy chế tiếp nhận, giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri và chất vấn của đại biểu Quốc hội gửi đến Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Số hiệu: 3828/QĐ-BTNMT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 29/11/2024
- Nơi ban hành: Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Người ký: Đỗ Đức Duy
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra