Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3820/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 12 tháng 10 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN XÂY DỰNG NÉT ĐẸP VĂN HÓA GIAO TIẾP ỨNG XỬ CHO THIẾU NHI THỦ ĐÔ GIAI ĐOẠN 2022 - 2025

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21/6/2017;

Căn cứ Nghị quyết liên tịch số 01/NQLT-CP-BCHTWĐ ngày 29/12/2017 ban hành quy chế phối hợp công tác của Chính phủ và Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2017 - 2022;

Căn cứ Quyết định số 1331/QĐ-TTg ngày 24/07/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2021-2030;

Căn cứ Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025

Căn cứ Kế hoạch số 176/KH-UBND ngày 30/7/2021 của UBND Thành phố về việc triển khai thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII nhiệm kỳ 2020 - 2025 về “Phát triển văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025”;

Theo đề nghị của Ban Thường vụ Thành đoàn Hà Nội tại Tờ trình số 396-TTr/TĐTN-TNTH ngày 05 tháng 9 năm 2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án Xây dựng nét đẹp văn hóa giao tiếp ứng xử cho thiếu nhi Thủ đô giai đoạn 2022 - 2025.

Điều 2. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố; Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành; Bí thư Thành đoàn Hà Nội; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã; các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Thường trực Thành ủy (để b/cáo);
- Thường trực HĐNDTP (để b/cáo);
- Chủ tịch UBND TP (để b/cáo);
- Đ/c Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình 06-CTr/TU của Thành ủy;
- Các Phó Chủ tịch UBND TP;
- Các Sở, ngành Thành phố (để p/hợp);
- Thành Đoàn Hà Nội (để thực hiện);
- Các Quận ủy, Huyện ủy, Thị ủy;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- Báo: Hà Nội Mới, Kinh tế - Đô thị; Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội;
- VPUB: CVP, PCVP Phạm Thị Thu Huyền, Các Phòng: KGVX, NC, TH;
- Lưu: VT, KGVX (nh.hg).

T/M ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Chử Xuân Dũng

 

ĐỀ ÁN

XÂY DỰNG NÉT ĐẸP VĂN HÓA GIAO TIẾP ỨNG XỬ CHO THIẾU NHI THỦ ĐÔ, GIAI ĐOẠN 2022 - 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3820/QĐ-UBND, ngày 12 tháng 10 năm 2022 của UBND Thành phố Hà Nội)

Thực hiện Chương trình số 06/CTr-TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về việc phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025; nhằm giúp thiếu nhi Thủ đô kế thừa và phát huy truyền thống thanh lịch, văn minh trong giao tiếp ứng xử của người Hà Nội, UBND thành phố Hà Nội ban hành Đề án “Xây dựng nét đẹp văn hóa giao tiếp ứng xử cho thiếu nhi Thủ đô giai đoạn 2022 - 2025”, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tuyên truyền, giáo dục cho thiếu nhi Thủ đô về lòng hiếu thảo, lễ phép với ông, bà, bố mẹ; kính trọng, lễ phép đối với thầy cô giáo; chia sẻ, giúp đỡ bạn bè, qua đó kế thừa, bồi đắp những giá trị tốt đẹp trong văn hóa giao tiếp ứng xử của người Hà Nội.

- Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc giáo dục văn hóa ứng xử cho thiếu nhi Thủ đô trong giai đoạn hiện nay, qua đó tạo sự quan tâm của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc nắm bắt, định hướng thiếu nhi về kiến thức, kỹ năng phòng chống bạo lực có thể xảy ra đối với thiếu nhi.

2. Yêu cầu

Kế hoạch được triển khai sâu rộng tới các quận, huyện, thị xã; đảm bảo tính giáo dục, thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm.

II. CÁC CHỈ TIÊU GIAI ĐOẠN

1. 100% thiếu nhi được tuyên truyền, phổ biến các nội dung liên quan đến văn hóa giao tiếp ứng xử trong gia đình, nhà trường và xã hội.

2. 90% thiếu nhi được tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực văn hóa giao tiếp ứng xử trong gia đình, nhà trường và xã hội.

3. 80% thiếu nhi được trao tặng danh hiệu “Cháu ngoan Bác Hồ - Chủ nhân Thăng Long - Hà Nội”.

4. 100% các liên đội có mô hình nắm bắt, hỗ trợ tư vấn tâm lý thiếu nhi và phối hợp với nhóm cộng đồng dân cư tại 579 xã, phường, thị trấn trên mạng xã hội nắm bắt, hỗ trợ tư vấn tâm lý, pháp lý cho thiếu nhi.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Xây dựng nét đẹp văn hóa giao tiếp ứng xử cho thiếu nhi trong gia đình

- Tuyên truyền cho thiếu nhi hiểu lòng hiếu thảo, lễ phép đối với ông bà, cha mẹ; sự chia sẻ, hòa thuận đối với anh, chị em; từ đó lan tỏa nét đẹp văn hóa giao tiếp ứng xử trong gia đình cho mỗi thiếu nhi Thủ đô.

- Tuyên truyền phổ biến, nâng cao nhận thức cho các thành viên trong gia đình về văn hóa giao tiếp ứng xử truyền thống gia đình Việt Nam.

- Khơi dậy tình yêu thương, chia sẻ trách nhiệm giữa các thành viên trong gia đình về xây dựng gia đình tiến bộ, hạnh phúc, văn minh, làm nền tảng xây dựng cộng đồng, quốc gia phồn vinh, hạnh phúc.

- Tổ chức liên hoan “Người con hiếu thảo”, tuyên dương thiếu nhi có hành động đẹp, việc làm tốt thể hiện sự lễ phép, hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ và anh chị em trong gia đình.

- Tổ chức cuộc thi “Gia đình văn hóa”, “Gia đình hạnh phúc”, tuyên dương “Gia đình trẻ tiêu biểu” trong việc giữ gìn truyền thống tốt đẹp văn hóa giao tiếp ứng xử trong gia đình.

2. Xây dựng nét đẹp văn hóa giao tiếp ứng xử cho thiếu nhi trong trường học

- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho thiếu nhi về văn hóa giao tiếp ứng xử trong trường học như: kính trọng, lễ phép với thây cô giáo; về tình đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ, sẻ chia đối với bạn bè; về giá trị tốt đẹp trong việc xây dựng tình thầy trò, tình bạn và xây dựng môi trường học tập thân thiện.

- Phát động các đợt thi đua thực hiện phong trào “Trường học thân thiện - Học sinh tích cực” thông qua các hoạt động như: Diễn đàn “Xây dựng tình bạn đẹp - Nói không với bạo lực học đường”; Diễn đàn “Lời nói hay - Việc làm tốt - Ứng xử văn minh”; chương trình “Thiếu nhi Thủ đô thanh lịch, văn minh”; các cuộc thi viết, thi vẽ tranh... với chủ đề “Thiếu nhi Thủ đô ứng xử văn minh”.

- Thành lập và duy trì sinh hoạt Câu lạc bộ “Lời nói hay - Việc làm tốt - ứng xử văn minh”, Đội Tuyên truyền Măng non trong các trường học.

- Tích cực tham tham gia nhóm cộng đồng tại 579 xã, phường, thị trấn của Thành phố trên không gian mạng mà nòng cốt là giáo viên làm Tổng phụ trách Đội, nhằm nắm bắt, hỗ trợ tư vấn tâm lý, pháp lý cho thiếu nhi.

- Tổ chức hoạt động tham quan các khu di tích lịch sử, danh lam, thắng cảnh... gắn với việc giáo dục truyền thống từ đó xây dựng nét đẹp văn hóa ứng xử cho thiếu nhi.

- Khuyến khích thiếu nhi tuyên truyền về các tấm gương tiêu biểu ứng xử đẹp, văn minh trong giao tiếp ứng xử.

- Triển khai mô hình nắm bắt ý kiến thiếu nhi, hỗ trợ tâm lý cho thiếu nhi như: mô hình Hòm thư góp ý; Ban tư vấn, hỗ trợ học sinh... nhằm kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, những mâu thuẫn, xung đột mà thiếu nhi đang gặp phải, qua đó kịp thời hỗ trợ, giải quyết.

- Triển khai có hiệu quả chương trình “Rèn luyện đội viên”, “Dự bị đội viên” gắn với chương trình “Em làm việc tốt mỗi ngày”. Định kỳ tổ chức Tuyên dương các gương thiếu nhi đạt danh hiệu “Cháu ngoan Bác Hồ - Chủ nhân Thăng Long”, “Thiếu nhi thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy”, “Người bạn tốt”, “Học trò ngoan”.

3. Xây dựng nét đẹp văn hóa giao tiếp ứng xử cho thiếu nhi ngoài cộng đồng

- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, kỹ năng cho thiếu nhi Thủ đô về văn hóa giao tiếp ứng xử nơi công cộng và trên không gian mạng qua đó góp phần xây dựng thiếu nhi Thủ đô thanh lịch, văn minh.

- Xây dựng các ấn phẩm truyền thông, tài liệu tuyên truyền về văn hóa giao tiếp ứng xử cho thiếu nhi; đẩy mạnh công tác truyền thông thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí, truyền hình, mạng internet...

- Thành lập, phát triển mạng lưới hỗ trợ trẻ em “Làm bạn cùng em” của Đoàn Thanh niên các quận, huyện, thị xã nhằm nắm bắt, hỗ trợ tâm lý, ngăn chặn nguy cơ xảy ra các vụ việc vi phạm văn hóa giao tiếp ứng xử dẫn tới bạo lực trong thiếu nhi.

- Triển khai chiến dịch “Người bạn tốt” với mục đích mỗi đồng chí cán bộ đoàn, hội, đội sẽ là bạn của thiếu nhi nhằm chia sẻ, giúp đỡ, hỗ trợ tâm lý cho thiếu nhi.

- Tổ chức hoạt động định hướng cho thiếu nhi sử dụng hiệu quả công nghệ thông tin, mạng xã hội trong học tập, rèn luyện, giải trí lành mạnh và thể hiện văn hóa giao tiếp ứng xử trên không gian mạng.

- Tổ chức các buổi sinh hoạt theo chủ đề, chủ điểm về văn hóa giao tiếp ứng xử cho thiếu nhi; cuộc vận động “Mỗi ngày một tin tốt, mỗi tuần một câu chuyện đẹp; các cuộc thi, hội thi, diễn đàn, buổi gặp gỡ, trao đổi về chủ đề “Văn hóa giao tiếp ứng xử cho thiếu nhi Thủ đô”, tư vấn, hướng dẫn cho thiếu nhi kỹ năng giao tiếp ứng xử phù hợp trong các tình huống; Tổ chức các hoạt động tạo môi trường giao tiếp ứng xử giả định (gần đúng với thực tế của cuộc sống) giúp rèn luyện kỹ năng thích ứng với các tình huống trong giao tiếp xã hội.

- Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ gắn với chủ đề về văn hóa giao tiếp ứng xử của người Hà Nội, của thiếu nhi Thủ đô trong cuộc sống.

- Tuyên truyền, nhân rộng các mô hình hay cách làm sáng tạo, hiệu quả và khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong công tác xây dựng văn hóa giao tiếp ứng xử cho thiếu nhi.

4. Tăng cường sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong xây dựng văn hóa giao tiếp ứng xử cho thiếu nhi.

4.1. Gia đình

- Giáo dục văn hóa giao tiếp ứng xử, nêu gương cho thiếu nhi trong sinh hoạt gia đình.

- Phối hợp với nhà trường cập nhật, trao đổi, thông tin; tạo điều kiện để thiếu nhi tham gia các hoạt động giáo dục văn hóa giao tiếp ứng xử do nhà trường, tổ chức Đoàn, Đội tổ chức.

- Quan tâm tới tâm tư, nhu cầu, nguyện vọng của thiếu nhi để ứng xử, giáo dục phù hợp, đúng chuẩn mực, không sử dụng bạo lực trong giáo dục thiếu nhi.

4.2. Nhà trường

- Xây dựng văn hóa giao tiếp ứng xử cho thiếu nhi trong nhà trường, tạo môi trường học tập an toàn, thân thiện, lành mạnh và phòng chống bạo lực học đường hiệu quả.

- Tổ chức các hoạt động nâng cao văn hóa giao tiếp ứng xử cho thiếu nhi thông qua các tiết sinh hoạt, hoạt động ngoại khóa.

- Phối hợp với gia đình trong việc nắm bắt thông tin, xử lý kịp thời các trường hợp thiếu nhi vi phạm văn hóa giao tiếp ứng xử.

- Xây dựng các mô hình tiếp nhận thông tin, để xử lý kịp thời, đạt hiệu quả các dấu hiệu, nguy cơ xảy ra bạo lực học đường, vi phạm quy tắc giao tiếp ứng xử cần xử lý.

- Tổ chức tuyên dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác xây dựng văn hóa giao tiếp ứng xử.

4.3. Chính quyền địa phương

- Chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường tổ chức giáo dục văn hóa giao tiếp ứng xử trong trường học theo thẩm quyền.

- Phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tổ chức các hoạt động xây dựng văn hóa giao tiếp ứng xử cho thiếu nhi tại cộng đồng.

- Huy động và sử dụng hiệu quả các thiết chế văn hóa tại địa phương để tổ chức các hoạt động giáo dục văn hóa giao tiếp ứng xử cho thiếu nhi.

- Tổ chức kiểm tra việc thực hiện văn hóa giao tiếp ứng xử trong nhà trường, địa bàn dân cư; có hình thức động viên khen thưởng các đơn vị làm tốt; xử lý đối với các đơn vị để xảy ra các vấn đề về bạo lực học đường, ứng xử thiếu văn hóa.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG TRỌNG TÂM

(có Phụ lục hoạt động gửi kèm)

V. NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phí thực hiện Kế hoạch được lấy nguồn ngân sách cấp thực hiện Chương trình số 06 của Thành ủy Hà Nội về việc phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2022 - 2025.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thành đoàn, Hội đồng Đội Thành phố

Là đơn vị thường trực xây dựng, triển khai Kế hoạch, có trách nhiệm:

- Tham mưu triển khai Kế hoạch đến các quận, huyện, thị xã.

- Chủ trì, phối hợp tổ chức các hoạt động trọng tâm của Kế hoạch; triển khai hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào lớn của Đội TNTP Hồ Chí Minh trong trường học, tổ chức hiệu quả chương trình “Thiếu nhi Thủ đô thanh lịch, văn minh”.

- Phát hiện, nhân rộng và đề xuất tuyên dương, khen thưởng các tấm gương điển hình trong việc xây dựng văn hóa giao tiếp ứng xử.

- Chỉ đạo các cơ sở Đoàn, Đội; phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch; tổ chức sơ kết, tổng kết thực hiện Kế hoạch “Xây dựng văn hóa giao tiếp ứng xử cho thiếu nhi Thủ đô giai đoạn 2022 - 2025”.

- Phối hợp với các Sở, ngành và các đơn vị liên quan triển khai Kế hoạch hiệu quả, chất lượng.

2. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Phối hợp với Thành đoàn Hà Nội triển khai thực hiện Kế hoạch, đặc biệt là các nhiệm vụ trọng tâm trong xây dựng nét đẹp văn hóa giao tiếp ứng xử cho thiếu nhi trong trường học.

- Phối hợp với Thành đoàn Hà Nội tổ chức Diễn đàn trẻ em với chủ đề “Xây dựng tình bạn đẹp, nói không với bạo lực học đường”; Diễn đàn trẻ em với chủ đề: “Lời nói hay - Việc làm tốt - Ứng xử văn minh”.

- Phối hợp với Thành đoàn, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống, hành trình “Về nguồn tại các địa chỉ đỏ” cho thiếu nhi.

- Phối hợp với Thành đoàn Hà Nội tổ chức cuộc thi “Văn hóa giao tiếp ứng xử của thiếu nhi Thủ đô”.

- Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, giảng dạy có hiệu quả Bộ tài liệu chuyên đề “Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội” phù hợp với từng cấp học, lứa tuổi trong nhà trường.

- Chỉ đạo phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường học dành các tiết học, quỹ thời gian cố định để triển khai sinh hoạt Chi đội, Liên đội và các hoạt động giáo dục nét đẹp văn hóa giao tiếp ứng xử cho thiếu nhi.

- Chỉ đạo tổ chức tuyên dương danh hiệu “Người bạn tốt”, “Học trò ngoan” các cấp theo năm học.

- Chỉ đạo phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện, thị xã hướng dẫn các trường học tổ chức thực hiện đảm bảo nội dung của Kế hoạch.

3. Sở Văn hóa và Thể thao

- Phối hợp với Thành đoàn, Hội đồng Đội thành phố Hà Nội triển khai thực hiện Kế hoạch, đặc biệt là các nhiệm vụ trọng tâm trong xây dựng nét đẹp văn hóa giao tiếp ứng xử cho thiếu nhi ngoài cộng đồng.

- Phối hợp với Thành đoàn, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống, hành trình “Về nguồn tại các địa chỉ đỏ” cho thiếu nhi.

- Phối hợp với Thành đoàn, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức tuyên dương danh hiệu “Người con hiếu thảo”.

- Phối hợp với Thành đoàn Hà Nội xây dựng các ấn phẩm truyền thông, tài liệu tập huấn về giáo dục văn hóa giao tiếp ứng xử trong thiếu nhi Thủ đô.

- Chỉ đạo phòng, ban, ngành, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện đảm bảo nội dung của Kế hoạch.

4. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội

- Phối hợp với Thành đoàn, Hội đồng Đội thành phố Hà Nội triển khai thực hiện Kế hoạch, đặc biệt là các nhiệm vụ trọng tâm trong xây dựng nét đẹp văn hóa giao tiếp ứng xử cho thiếu nhi trong gia đình và cộng đồng.

- Phối hợp với Thành đoàn, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức Diễn đàn trẻ em với chủ đề “Xây dựng tình bạn đẹp, nói không với bạo lực học đường; Diễn đàn trẻ em với chủ đề: “Lời nói hay - Việc làm tốt - Ứng xử văn minh”.

- Xây dựng các ấn phẩm truyền thông, tài liệu tập huấn về giáo dục văn hóa giao tiếp ứng xử trong thiếu nhi Thủ đô.

- Chỉ đạo phòng, ban, ngành, đơn vị liên quan xây dựng văn bản, triển khai tổ chức thực hiện đảm bảo nội dung của Kế hoạch.

5. Sở Tài chính

Bố trí kinh phí triển khai thực hiện Đề án theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

6. Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố

- Phối hợp với Thành đoàn Hà Nội triển khai thực hiện Kế hoạch, đặc biệt là các nhiệm vụ trọng tâm trong xây dựng nét đẹp văn hóa giao tiếp ứng xử cho thiếu nhi trong gia đình và xã hội.

- Phối hợp với Thành đoàn, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức tuyên dương danh hiệu “Người con hiếu thảo”.

- Phối hợp với tổ chức Đoàn, Đội triển khai tuyên truyền về văn hóa giao tiếp ứng xử trong gia đình và xã hội; sử dụng hiệu quả các thiết chế văn hóa tổ chức các hoạt động giáo dục văn hóa giao tiếp ứng xử cho thiếu niên, nhi đồng tại địa phương.

- Chỉ đạo phòng, ban, ngành, đơn vị liên quan xây dựng văn bản, triển khai tổ chức thực hiện đảm bảo nội dung của Kế hoạch.

- Tuyên truyền, tuyên dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân điển hình trong văn hóa giao tiếp ứng xử lên hệ thống thông tin cơ sở.

- Tổ chức các cuộc thi “Gia đình văn hóa”, “Gia đình hạnh phúc”.

7. UBND các quận, huyện, thị xã

- Phối hợp với Thành đoàn Hà Nội triển khai thực hiện Kế hoạch, đặc biệt là các nhiệm vụ trọng tâm trong xây dựng nét đẹp văn hóa giao tiếp ứng xử cho thiếu nhi trong gia đình và xã hội.

- Phối hợp với tổ chức Đoàn, Đội triển khai tuyên truyền về văn hóa giao tiếp ứng xử trong gia đình và xã hội; sử dụng hiệu quả các thiết chế văn hóa tổ chức các hoạt động giáo dục văn hóa giao tiếp ứng xử cho thiếu niên, nhi đồng tại địa phương.

- Tuyên truyền, tuyên dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân điển hình trong văn hóa giao tiếp ứng xử lên hệ thống thông tin cơ sở.

- Chỉ đạo các đơn vị liên quan xây dựng văn bản, triển khai tổ chức thực hiện đảm bảo nội dung của Kế hoạch.

VII. CHẾ ĐỘ THÔNG TIN, BÁO CÁO

Hàng năm, các đơn vị gửi báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ nêu tại mục VI của Kế hoạch này về Thành Đoàn Hà Nội (địa chỉ: 14 Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm) đồng thời gửi file văn bản về địa chỉ email: banthieunhitdhn2017@gmail.com trước ngày 10/12 để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố và Ban Chỉ đạo Chương trình 06 của Thành ủy Hà Nội./.

 

PHỤ LỤC:

DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG TẬP TRUNG CẤP THÀNH PHỐ
(Ban hành kèm theo Đề án Xây dựng nét đẹp văn hóa giao tiếp ứng xử cho thiếu nhi Thủ đô giai đoạn 2022 - 2025)

TT

TÊN NỘI DUNG THỰC HIỆN

CƠ QUAN CHỦ TRÌ

CƠ QUAN PHỐI HỢP

CHI CHO NỘI DUNG THEO CÁC NĂM (đơn vị: triệu đồng)

2022

2023

2024

2025

Tổng số

 

Tổ chức Diễn đàn trẻ em với chủ đề “Xây dựng tình bạn đẹp, nói không với bạo lực học đường”

Thành đoàn Hà Nội

* Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính Hà Nội.

* Các đơn vị có liên quan khác

100

100

100

100

400

 

Tổ chức hoạt động giáo dục truyền thống, hành trình “Về nguồn tại các địa chỉ đỏ”

Thành đoàn Hà Nội

* Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính Hà Nội.

100

100

100

100

400

 

Diễn đàn trẻ em với chủ đề: “Lời nói hay - Việc làm tốt - Ứng xử văn minh”

Thành đoàn Hà Nội

* Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính Hà Nội.

* Các đơn vị có liên quan khác

100

100

100

100

400

 

Tổ chức lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực văn hóa giao tiếp ứng xử cho thiếu nhi

Thành đoàn Hà Nội

* Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính Hà Nội.

* Các đơn vị có liên quan khác

100

100

100

100

400

 

Cuộc thi “Văn hóa giao tiếp ứng xứ của thiếu nhi Thủ đô”

Thành đoàn Hà Nội

* Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính Hà Nội.

* Các đơn vị có liên quan khác

200

200

200

200

800

 

Xây dựng các ấn phẩm truyền thông giáo dục văn hóa giao tiếp ứng xử trong thiếu nhi Thủ đô

Thành đoàn Hà Nội

Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Tài chính Hà Nội.

50

0

50

0

100

 

Tổ chức liên hoan “Người con hiếu thảo”

Thành đoàn Hà Nội

* Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính Hà Nội.

* Các đơn vị có liên quan khác

300

300

300

300

280

 

Tổ chức cuộc thi “Gia đình văn hóa, gia đình hạnh phúc” và tuyên dương “Gia đình trẻ tiêu biểu” hằng năm

Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội

* Thành đoàn Hà Nội, Sở Tài chính Hà Nội

* Các đơn vị có liên quan khác

100

100

100

100

400

 

Tổ chức Hội nghị Sơ kết, tổng kết thực hiện “Đề án Xây dựng nét đẹp văn hóa giao tiếp ứng xử cho thiếu nhi Thủ đô giai đoạn 2021 -2025”

Thành đoàn Hà Nội

* Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính Hà Nội, Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội.

* Các đơn vị có liên quan khác

0

50

0

100

150

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 3820/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án Xây dựng nét đẹp văn hóa giao tiếp ứng xử cho thiếu nhi Thủ đô giai đoạn 2022-2025 do thành phố Hà Nội ban hành

  • Số hiệu: 3820/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 12/10/2022
  • Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
  • Người ký: Chử Xuân Dũng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 12/10/2022
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản