Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3815/QĐ-UBND | An Giang, ngày 25 tháng 12 năm 2017 |
PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC TƯ PHÁP NĂM 2018
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 14/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh về nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2018;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 142/TTr-STP ngày 12 tháng 12 năm 2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chương trình công tác Tư pháp năm 2018 của Sở Tư pháp tỉnh An Giang (Chương trình số 02/CTr-STP ngày 12 tháng 12 năm 2017 của Sở Tư pháp tỉnh An Giang).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Giao Giám đốc Sở Tư pháp chịu trách nhiệm phối hợp với các Sở, Ban, Ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Chương trình công tác Tư pháp năm 2018 đã được phê duyệt.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
UBND TỈNH AN GIANG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/CTr-STP | An Giang, ngày 12 tháng 12 năm 2017 |
CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC TƯ PHÁP NĂM 2018
Năm 2018 là năm thứ ba thực hiện kế hoạch 5 năm 2016 - 2020, có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo đà tăng trưởng cao và bền vững cho cả giai đoạn 2016 - 2020. Với chức năng, nhiệm vụ được giao, Ngành Tư pháp tỉnh An Giang xác định nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp năm 2018 như sau:
Cải thiện hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin.
II. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ CÔNG TÁC TƯ PHÁP NĂM 2018
1. Quán triệt, thực hiện văn bản của Tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Công tác xây dựng và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật
2.1. Thực hiện hiệu quả Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015; Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/05/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Công văn số 1362/TTg-PL ngày 08/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc nâng cao chất lượng xây dựng, ban hành văn bản QPPL. Chỉ thị số 3382/CT-UBND ngày 28/11/2016 của UBND tỉnh về việc thực hiện Kế hoạch số 12-KH/TU thực hiện Kết luận số 01-KL/TW ngày 04-4-2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24-5-2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đến năm 2020”.
2.2. Tiếp tục thực hiện có chất lượng công tác góp ý, thẩm định dự thảo văn bản QPPL. Thẩm định qua việc thẩm định đồng thời dự thảo nghị quyết của HĐND với việc góp ý dự thảo quyết định của UBND để thực thi nghị quyết nhằm rút ngắn thời gian và chủ động nguồn lực. Gắn công tác này với việc thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính.
2.3. Thực hiện tốt công tác rà soát, kiểm tra, xử lý văn bản QPPL, nhất là công tác kiểm tra theo thẩm quyền; những văn bản có tác động trực tiếp, rộng rãi đến người dân và doanh nghiệp. Đảm bảo tiến độ, chất lượng công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL. Thực hiện tổng rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật từ năm 2014 - 2018.
2.4. Xây dựng, quản lý và khai thác có hiệu quả cơ sở dữ liệu về pháp luật trên địa bàn tỉnh theo Nghị định số 52/2015/NĐ-CP ngày 28/5/2015 của Chính phủ về cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.
2.5. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 2000/QĐ-UBND ngày 15/7/2016 của UBND tỉnh về việc ban hành Chương trình hành động nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) tỉnh An Giang giai đoạn 2016 - 2020, cụ thể là chỉ số tính minh bạch và tiếp cận thông tin. Đưa hoạt động tư vấn pháp lý từng bước phát huy hiệu quả; lựa chọn đối tượng và địa bàn hỗ trợ, trong đó quan tâm tới các doanh nghiệp khởi nghiệp và các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; chú trọng tăng cường năng lực cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận pháp luật, làm cho doanh nghiệp am hiểu sâu hơn về pháp luật.
3. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở
3.1. Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021. Tập trung phổ biến giáo dục pháp luật, nhất là các bộ luật, luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua trong năm 2017, có hiệu lực trong năm 2018, các đạo luật liên quan đến lĩnh vực tư pháp. Chú trọng đối tượng tiếp cận pháp luật là người dân và đối tượng đặc thù, yếu thế.
3.2. Triển khai thực hiện Thông tư quy định Bộ Tiêu chí và quy trình đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; Đề án đổi mới, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (sau khi các văn bản được ban hành). Tổ chức thành công Hội thi “Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn với kiến thức pháp luật và năng lực điều hành công việc”. Cải tiến về nội dung, hình thức Bản tin tư pháp An Giang.
3.3. Tiếp tục triển khai thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành; Triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước (sau khi các văn bản được ban hành).
3.4. Thực hiện nhiệm vụ xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật gắn với triển khai thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả tiêu chí tiếp cận pháp luật trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới và nhiệm vụ xây dựng, đánh giá cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020.
4. Công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính, theo dõi thi hành pháp luật
4.1. Tiếp tục thực hiện hiệu quả Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật. Phát huy vai trò tham mưu UBND tỉnh trong việc kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính có tính chất phức tạp trước khi trình Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định xử phạt phạm hành chính; Phòng Tư pháp cấp huyện kiểm tra tính pháp lý đối với hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
4.2. Tiếp tục chú trọng công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật, gắn với công tác xây dựng, kiểm tra văn bản QPPL, tập trung vào các lĩnh vực thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận; xác định lĩnh vực trọng tâm theo dõi tình hình thi hành pháp luật đảm bảo đồng bộ với trọng tâm trong lĩnh vực kiểm soát thủ tục hành chính và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của tỉnh trong năm 2018.
5. Công tác hành chính tư pháp
5.1. Tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả Luật Hộ tịch và các văn bản hướng dẫn thi hành, các văn bản QPPL về quốc tịch, chứng thực; tiếp tục thực hiện tốt Chương trình hành động quốc gia về đăng ký và thống kê hộ tịch của Việt Nam giai đoạn 2017 - 2024. Ứng dụng phần mềm đăng ký hộ tịch dùng chung của Bộ Tư pháp gắn với cấp số định danh cá nhân cho trẻ em khi thực hiện đăng ký khai sinh. Tổ chức thực hiện có hiệu quả Thông tư liên tịch số 05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYT ngày 15/5/2015 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện liên thông các thủ tục hành chính về đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi.
5.2. Thực hiện các giải pháp để giải quyết vấn đề hộ tịch, quốc tịch cũng như thực hiện chính sách an sinh xã hội để đảm bảo quyền của trẻ em cho nhóm trẻ em là con của công dân Việt Nam với người nước ngoài đang cư trú trên địa bàn tỉnh; tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch thực hiện Tiểu đề án “Giải quyết các vấn đề quốc tịch, hộ tịch, hộ khẩu và các giấy tờ tùy thân khác cho người di cư tự do từ Campuchia về nước”.
5.3. Triển khai thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Lý lịch tư pháp; xây dựng, quản lý và khai thác hiệu quả cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp tại địa phương. Thực hiện Quyết định số 1461/2016/QĐ-TTg ngày 22/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án triển khai thực hiện tha tù trước thời hạn có điều kiện.
5.4. Triển khai thực hiện Nghị định số 102/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đăng ký biện pháp bảo đảm; xây dựng Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước về đăng ký giao dịch bảo đảm trên địa bàn tỉnh.
5.5. Tiếp tục triển khai thực hiện Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành; Tăng cường công tác giải quyết việc nuôi con nuôi đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt sống ở cơ sở trợ giúp xã hội.
5.6. Triển khai thực hiện các giai đoạn tiếp theo của Dự án đầu tư trang bị máy vi tính cho công chức hộ tịch và thực hiện chuyển đổi dữ liệu hộ tịch để xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về hộ tịch. Tiếp tục triển khai thực hiện việc cung ứng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 lĩnh vực hành chính tư pháp.
6. Công tác bổ trợ tư pháp; trợ giúp pháp lý
6.1. Tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình trọng tâm công tác cải cách tư pháp giai đoạn 2016 - 2020 theo Kế hoạch số 593/KH-UBND ngày 09/11/2016 của UBND tỉnh. Nâng cao chất lượng các dịch vụ công trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; thực hiện xã hội hóa các lĩnh vực này với bước đi, lộ trình phù hợp theo tinh thần Chiến lược cải cách tư pháp gắn với thực hiện Đề án “Thực trạng và giải pháp phòng, chống tiêu cực trong các hoạt động tư pháp và bổ trợ tư pháp của Bộ Tư pháp” theo Quyết định số 29-QĐ/BCSĐ ngày 02/8/2017 của Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp.
6.2. Tiếp tục thực hiện Kế hoạch “Phát triển các tổ chức hành nghề Luật sư từ năm 2010 đến năm 2020” và Kế hoạch “Phát triển đội ngũ luật sư phục vụ cho hội nhập kinh tế quốc tế từ năm 2010 đến năm 2020”. Đề cao trách nhiệm và ý thức đạo đức nghề nghiệp của luật sư; tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với hoạt động luật sư và phát huy vai trò tự quản của Đoàn Luật sư tỉnh.
6.3. Tiếp tục triển khai có hiệu quả Luật Công chứng năm 2014 và “Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2020”1 tại địa phương. Tổ chức đào tạo nguồn công chứng viên. Quan tâm, tạo điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất cho Hội công chứng viên tỉnh. Thực hiện đầu tư Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu hợp đồng giao dịch công chứng về nhà đất và cơ sở dữ liệu ngăn chặn.
6.4. Tiếp tục triển khai có hiệu quả Luật Giám định tư pháp năm 2012; Quyết định số 2235/QĐ-UBND ngày 26/11/2010 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp” trên địa bàn tỉnh An Giang. Củng cố, kiện toàn tổ chức và phát triển nguồn nhân lực giám định tư pháp, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, đột phá về chất lượng và hiệu quả hoạt động giám định tư pháp, đáp ứng tốt yêu cầu ngày càng cao của hoạt động tố tụng.
6.5. Triển khai thi hành hiệu quả Luật Đấu giá tài sản. Phát triển và tăng cường năng lực đội ngũ đấu giá viên trên địa bàn tỉnh2. Củng cố, kiện toàn và nhân rộng các tổ chức đấu giá chuyên nghiệp.
6.6. Triển khai thực hiện Đề án chế định Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch số 310/KH-UBND ngày 10/7/2015 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Nghị định số 22/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phá sản về Quản tài viên và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trên địa bàn tỉnh; Nghị định số 22/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ về hòa giải thương mại.
6.7. Tiếp tục triển khai thi hành có hiệu quả Luật Trợ giúp pháp lý. Triển khai thực hiện Văn bản thay thế Thông tư liên tịch số 11/2013/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC. Củng cố, kiện toàn Trung tâm Trợ giúp pháp lý và các Chi nhánh Trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh. Tổ chức sơ kết Kế hoạch thực hiện Đề án đổi mới công tác trợ giúp pháp lý giai đoạn 2015 - 2025 trên địa bàn tỉnh.
7. Công tác thanh tra, kiểm tra
Tổ chức thực hiện tốt công tác tiếp công dân và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật. Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra, kiểm tra. Tập trung vào kiểm tra các lĩnh vực hành chính tư pháp, nhất là công tác hộ tịch có yếu tố nước ngoài; thanh tra chuyên ngành lĩnh vực bổ trợ tư pháp; tăng cường thanh tra đột xuất.
8. Công tác xây dựng Ngành; thi đua, khen thưởng
8.1. Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Đề án “Kiện toàn cơ cấu tổ chức, biên chế của cơ quan Tư pháp trên địa bàn tỉnh An Giang”. Triển khai thực hiện Văn bản thay thế Thông tư liên tịch số 23/2014/TTLT-BTP-BNV. Có bước đột phá trong sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy.
8.2. Kiện toàn và tăng cường chất lượng hoạt động của tổ chức pháp chế các cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh; khuyến khích thành lập bộ phận pháp chế trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh để đáp ứng yêu cầu hội nhập.
8.3. Làm tốt công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của Ngành; công tác đánh giá, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển cán bộ theo quy định. Thực hiện tốt công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, tập huấn cho đội ngũ cán bộ Tư pháp, nhất là cán bộ pháp chế và tư pháp ở cơ sở.
8.4. Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo quy định của pháp luật, Kế hoạch số 72-KH/TU của BTV Tỉnh ủy và chỉ đạo của Ban cán sự Đảng UBND tỉnh.
8.5. Tích cực hưởng ứng và tổ chức phát động phong trào thi đua của Ngành gắn với gắn phong trào thi đua với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, phong trào thi đua yêu nước lập thành tích chào mừng kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng.
III. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CÔNG TÁC TƯ PHÁP NĂM 2018
1. Quán triệt, thực hiện văn bản của Tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Tập trung triển khai thực hiện hiệu quả Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015; Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/05/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Công văn số 1362/TTg-PL ngày 08/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc nâng cao chất lượng xây dựng, ban hành văn bản QPPL. Thực hiện tổng rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật từ năm 2014 - 2018.
3. Triển khai Thông tư quy định Bộ Tiêu chí và quy trình đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; Quyết định về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước; Đề án đổi mới, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021. Tổ chức thành công Hội thi “Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn với kiến thức pháp luật và năng lực điều hành công việc”.
4. Tổ chức triển khai các văn bản pháp luật mới: Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Lý lịch tư pháp; thực hiện Chương trình hành động quốc gia của Việt Nam về đăng ký và thống kê hộ tịch trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2017-2024; Tiểu Đề án 2 “Giải quyết các vấn đề quốc tịch, hộ tịch, hộ khẩu và các giấy tờ tùy thân khác cho người dân di cư tự do từ Campuchia về nước”.
5. Tiếp tục triển khai thực hiện Luật Đấu giá tài sản; Luật Trợ giúp pháp lý; Đề án chế định Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh; thực hiện Văn bản thay thế Thông tư liên tịch số 11/2013/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC. Nâng cao chất lượng các dịch vụ công trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp. Tổ chức sơ kết Kế hoạch thực hiện Đề án đổi mới công tác trợ giúp pháp lý giai đoạn 2015 - 2025 trên địa bàn tỉnh.
6. Tập trung vào kiểm tra các lĩnh vực hành chính tư pháp, nhất là công tác hộ tịch có yếu tố nước ngoài; thanh tra chuyên ngành lĩnh vực bổ trợ tư pháp; tăng cường thanh tra đột xuất.
1. Chủ động bám sát kế hoạch, nhiệm vụ chính trị của Ngành và địa phương để xác định đúng công việc trọng tâm cần triển khai thực hiện, ưu tiên thực hiện nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 của địa phương.
2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chỉ đạo, điều hành công việc, chú ý năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Triển khai thực hiện Đề án đơn giản hóa chế độ báo cáo trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước.
3. Tiếp tục kiện toàn bộ máy, nhân lực, tập trung nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức, viên chức của Ngành, nhất là bộ máy, công chức làm công tác pháp chế của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã và công chức tư pháp ở những lĩnh vực mới quản lý của Ngành, bảo đảm phát huy hiệu quả công tác tư pháp trong thời gian tới nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.
4. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, sự quan tâm, ủng hộ của các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp trong chỉ đạo, điều hành công tác tư pháp từ tỉnh đến cơ sở. Phối hợp chặt chẽ với các Sở, ngành liên quan và địa phương trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ, nhất việc kiện toàn tổ chức, biên chế của Ngành và các nguồn lực khác phục vụ công tác tư pháp.
5. Đổi mới phương thức quản lý, chỉ đạo, điều hành, vừa bảo đảm sâu sát, quyết liệt, bám sát kế hoạch, đồng thời sử dụng đầy đủ các công cụ quản lý kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm bảo đảm phản ứng linh hoạt, kịp thời trong giải quyết các vấn đề phát sinh.
6. Thường xuyên theo dõi, đôn đốc, giám sát, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của các phòng, đơn vị thuộc Sở, Phòng Tư pháp cấp huyện và công tác tư pháp của UBND cấp xã; tiếp tục đổi mới và phát huy hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng, kịp thời động viên, khuyến khích toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm pháp luật, vi phạm hành chính, đạo đức nghề nghiệp.
1. Trưởng Phòng Tư pháp các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm xây dựng Kế hoạch công tác tư pháp trình UBND cấp huyện phê duyệt trong tháng 01/2018; Thủ trưởng các phòng, đơn vị thuộc Sở có trách nhiệm xây dựng Kế hoạch công tác của phòng, đơn vị mình, trình Giám đốc Sở phê duyệt và triển khai tổ chức thực hiện.
Mỗi phòng, đơn vị thuộc Sở, Phòng Tư pháp cấp huyện cần xác định trọng tâm, trọng điểm, lộ trình, trách nhiệm thực hiện, các giải pháp áp dụng để tạo chuyển biến mạnh trong các lĩnh vực công tác được giao.
Đối với những nhiệm vụ chưa được quy định trong Chương trình công tác năm 2018, các phòng, đơn vị cần tiếp tục thực hiện tốt theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Chánh Văn phòng Sở chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng các phòng, đơn vị theo dõi, đôn đốc và kiểm tra việc tổ chức thực hiện Chương trình này; định kỳ báo cáo với Giám đốc Sở các biện pháp cần thiết để đảm bảo Chương trình công tác năm 2018 được thực hiện đầy đủ, hiệu quả, đồng bộ và đúng tiến độ./.
| GIÁM ĐỐC |
- 1Quyết định 53/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình công tác tư pháp trên địa bàn năm 2017 do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 2Kế hoạch 57/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chương trình trọng tâm công tác cải cách tư pháp giai đoạn 2017-2021 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 3Kế hoạch 3248/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Chương trình trọng tâm công tác cải cách tư pháp giai đoạn 2017-2021 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 4Quyết định 71/QĐ-UBND về phê duyệt Chương trình công tác tư pháp tỉnh Cà Mau năm 2018
- 5Quyết định 85/QĐ-UBND về phê duyệt Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ công tác tư pháp năm 2018 do tỉnh Bắc Giang ban hành
- 6Quyết định 3341/QĐ-UBND năm 2017 về Chương trình công tác Tư pháp năm 2018 do tỉnh Sơn La ban hành
- 7Quyết định 282/QĐ-UBND về Chương trình công tác Tư pháp năm 2018 do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 1Luật giám định tư pháp 2012
- 2Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
- 3Quyết định 2235/QĐ-UBND năm 2010 về kế hoạch triển khai thực hiện Đề án "Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp" trên địa bàn tỉnh An Giang
- 4Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013
- 5Thông tư liên tịch 11/2013/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn thực hiện quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng do Bộ Tư pháp - Bộ Công an - Bộ Quốc phòng - Bộ Tài chính - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao - Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 6Luật Công chứng 2014
- 7Luật Hộ tịch 2014
- 8Thông tư liên tịch 23/2014/TTLT-BTP-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh do Bộ trưởng Bộ Tư pháp - Bộ Nội vụ ban hành
- 9Thông tư liên tịch 05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYT thực hiện liên thông thủ tục hành chính về đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi do Bộ trưởng Bộ Tư pháp - Bộ Công An - Bộ Y tế ban hành
- 10Nghị định 52/2015/NĐ-CP về Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật
- 11Nghị định 22/2017/NĐ-CP về hòa giải thương mại
- 12Luật đấu giá tài sản 2016
- 13Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 14Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 15Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
- 16Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017
- 17Quyết định 1461/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Đề án thực hiện tha tù trước thời hạn có điều kiện do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 18Luật Trợ giúp pháp lý 2017
- 19Kế hoạch 593/KH-UBND năm 2016 thực hiện nhiệm vụ trọng tâm cải cách tư pháp giai đoạn 2016-2021 do tỉnh An Giang ban hành
- 20Nghị định 102/2017/NÐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm
- 21Chỉ thị 3382/CT-UBND năm 2016 thực hiện Kế hoạch 12-KH/TU thực hiện Kết luận 01-KL/TW tiếp tục thực hiện Nghị quyết 48-NQ/TW về “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đến năm 2020" do tỉnh An Giang ban hành
- 22Quyết định 53/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình công tác tư pháp trên địa bàn năm 2017 do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 23Quyết định 705/QĐ-TTg năm 2017 Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 24Kế hoạch 57/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chương trình trọng tâm công tác cải cách tư pháp giai đoạn 2017-2021 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 25Công văn 1362/TTg-PL năm 2017 về nâng cao chất lượng xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ
- 26Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2017 về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 27Nghị quyết 19-NQ/TW năm 2017 về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 28Kế hoạch 3248/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Chương trình trọng tâm công tác cải cách tư pháp giai đoạn 2017-2021 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 29Quyết định 71/QĐ-UBND về phê duyệt Chương trình công tác tư pháp tỉnh Cà Mau năm 2018
- 30Quyết định 85/QĐ-UBND về phê duyệt Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ công tác tư pháp năm 2018 do tỉnh Bắc Giang ban hành
- 31Quyết định 3341/QĐ-UBND năm 2017 về Chương trình công tác Tư pháp năm 2018 do tỉnh Sơn La ban hành
- 32Quyết định 282/QĐ-UBND về Chương trình công tác Tư pháp năm 2018 do tỉnh Thanh Hóa ban hành
Quyết định 3815/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Chương trình công tác Tư pháp năm 2018 do tỉnh An Giang ban hành
- Số hiệu: 3815/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 25/12/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh An Giang
- Người ký: Vương Bình Thạnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra